Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai

Trang Chính   Bản đồ

Cổng thông tin Chiến tranh thế giới thứ hai

Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng MinhTrục (phát-xít). Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.

Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông ÁĐông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan. [ Đọc tiếp ]

Bài viết chọn lọc

Hàng không mẫu hạm USS Enterprise đang sử dụng hỏa lực phòng không chống lại cuộc tấn công của các oanh tạc cơ bổ nhào Nhật Bản vào ngày 24 tháng 8, 1942 (góc nhìn từ tuần dương hạm USS Portland).
Trận chiến Đông Solomon diễn ra từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 25 tháng 8 năm 1942, là trận hải chiến hàng không mẫu hạm thứ ba trên mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai và là trận hải chiến lớn thứ hai giữa Hải quân Hoa KỳHải quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến dịch Guadalcanal. Giống như trong các trận chiến tại biển San hôMidway, các chiến hạm của cả hai bên đã không nhìn thấy nhau và các đợt tấn công của cả hai bên đều được tiến hành bằng các máy bay xuất phát từ hàng không mẫu hạm hay các căn cứ trên đất liền.

Với mục tiêu tái chiếm sân bay Henderson và đẩy lùi quân Đồng Minh khỏi Guadalcanal, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã quyết định đưa thêm quân đổ bộ lên Guadalcanal. Để yểm trợ cho cuộc đổ bộ này cũng như để tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đô đốc Isoroku Yamamoto đã quyết định gửi đến vùng quần đảo Solomon một lực lượng lớn thuộc Hạm đội Liên hợp bao gồm ba hàng không mẫu hạm và nhiều chiến hạm khác do phó đô đốc Nagumo Chūichi chỉ huy. Cùng lúc đó, nhận được tin hạm đội Nhật tiến về phía quần đảo Solomon, ba Lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm Mỹ của Đô đốc Frank Jack Fletcher cũng tiến đến Guadalcanal để đối phó các nỗ lực tấn công của quân Nhật.

Kết thúc trận đánh, cả hai hạm đội Nhật và Hoa Kỳ đều lần lượt rút lui sau khi chịu một số thiệt hại mặc dù cả hai đều không đạt được một thắng lợi rõ ràng. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các đồng minh đã giành được một lợi thế lớn hơn cả về chiến thuật lẫn chiến lược trong trận đánh này vì phía Đồng Minh tổn thất ít hơn phía Nhật, đặc biệt là việc hải quân Nhật đã mất một số lượng đáng kể các máy bay và phi hành đoàn có kinh nghiệm. Ngoài ra người Nhật còn phải đình chỉ việc tăng quân cho Guadalcanal và từ đó trở đi buộc phải dùng các khu trục hạm thay thế các chuyển vận hạm vào nhiệm vụ chở quân, giúp cho Đồng Minh có thêm thời gian chuẩn bị chống lại các cuộc phản công của quân Nhật và ngăn chặn người Nhật đổ bộ được pháo hạng nặng, cung cấp đạn dược và hàng tiếp liệu cho lính Nhật đang chiến đấu ở trên đảo.

Khí tài quân sự

North American P-51D Mustang Tika IV thuộc Liên đội Tiêm kích 361, sơn ký hiệu tấn công trong Trận Normandie.
North American P-51 Mustang là một kiểu máy bay tiêm kích Hoa Kỳ một chỗ ngồi tầm xa được đưa vào sử dụng trong không lực các nước Đồng Minh vào các năm giữa của Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiếc P-51 trở nên một trong những kiểu máy bay nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trong cuộc chiến tranh.

Được thiết kế, chế tạo và bay thử chỉ trong vòng 117 ngày, P-51 thoạt tiên phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh như một máy bay tiêm kích-ném bom và trinh sát, trước khi chuyển sang vai trò máy bay tiêm kích hộ tống ném bom bên trên lãnh thổ Đức, giúp duy trì ưu thế trên không của phe Đồng Minh từ đầu năm 1944. Nó cũng tham gia ở mức độ hạn chế chống lại Đế quốc Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương. Mustang bắt đầu tham gia Chiến tranh Triều Tiên như là máy bay tiêm kích chủ yếu của lực lượng Liên Hợp Quốc, nhưng nhanh chóng được bố trí lại trong vai trò tấn công mặt đất sau khi bị vượt qua bởi những máy bay tiêm kích phản lực đời đầu. Tuy vậy, nó vẫn được giữ lại phục vụ trong một số lực lượng không quân cho đến đầu những năm 1980.

Cho dù là một máy bay có giá thành chế tạo thấp, Mustang lại là một kiểu máy bay nhanh, được chế tạo tốt và rất bền bỉ. Phiên bản cuối cùng P-51D của chiếc tiêm kích một chỗ ngồi này được trang bị động cơ 12 xy-lanh Packard V-1650-3, có siêu tăng áp hai tầng hai tốc độ, một phiên bản do Packard chế tạo của kiểu động cơ Rolls-Royce Merlin huyền thoại, và trang bị sáu súng máy M2 Browning 12,7 mm (0,50 in).

Sau Thế Chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, nhiều chiếc Mustang được chuyển sang sử dụng dân sự, đặc biệt là trong các cuộc đua hàng không. Danh tiếng Mustang đạt đến mức mà, vào giữa những năm 1960, nhà thiết kế John Najjar của hãng xe Ford đã đề nghị cái tên máy bay tiêm kích đó cho mẫu xe thể thao Ford Mustang.

Bài viết tiêu biểu

Tổng thống Eisenhower vào tháng 5 năm 1959.
Dwight David "Ike" Eisenhower (14 tháng 10 năm 189028 tháng 3 năm 1969) là một vị tướng 5-sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Trong thời Đệ nhị Thế chiến, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước PhápĐức năm 1944–45 từ mặt trận phía Tây. Năm 1951, ông trở thành tư lệnh tối cao đầu tiên của NATO.

Eisenhower, tên khai sinh là David Dwight Eisenhower, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1890 tại số 208 Đường Day, khu đông thành phố Denison, tiểu bang Texas. Ông là con trai thứ ba trong gia đình có 7 anh em, có cha là David Jacob Eisenhower và mẹ Ida Elizabeth Stover, gốc Đức, Anh, và Thụy Sĩ. Ông được đặt tên là David Dwight và được mọi người gọi là Dwight; ông chọn giữ thứ tự tên gọi của mình là Dwight thay vì David khi đăng vào Học viện Quân sự Hoa Kỳ.

Là một đảng viên Cộng hòa, Eisenhower bước vào cuộc đua tranh chức tổng thống năm 1952 đối đầu với chủ nghĩa cô lập của thượng nghị sĩ Robert A. Taft, và cái mà ông muốn đi đầu để đối phó là "chủ nghĩa cộng sản, Triều Tiên và tham nhũng". Ông thắng lớn, kết thúc hai thập niên kiểm soát Tòa Bạch Ốc của nhóm chính trị New Deal. Là tổng thống, Eisenhower đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để buộc Trung Quốc đồng ý ngưng bắn trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Ông luôn gây sức ép với Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh, cho phép ưu tiên phát triển các loại vũ khí hạt nhân không tốn nhiều kinh phí và tài giảm các lực lượng khác để tiết kiệm tiền bạc. Ông đã phải chơi trò đuổi bắt trong cuộc chạy đua không gian sau khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik năm 1957. Về mặt trận trong nước, ông giúp loại Joe McCarthy khỏi quyền lực nhưng mặc khác bỏ đa số các vấn đề chính trị cho phó tổng thống của mình là Richard Nixon đối phó. Ông từ chối hủy bỏ chương trình New Deal nhưng thay vào đó lại mở rộng chương trình An sinh Xã hội và khởi sự Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang. Ông là tổng thống đầu tiên bị giới hạn nhiệm kỳ theo tu chính án 22, Hiến pháp Hoa Kỳ. Hai nhiệm kỳ của ông là thời bình yên và nói chung là thịnh vượng, trừ một lần kinh tế trì trệ trong năm 1958-59. Các sử gia thường xếp hạng Eisenhower trong số 10 tổng thống hàng đầu của Hoa Kỳ.


Hình ảnh chọn lọc

Hạm đội Cờ đỏ Sông Amur ăn mừng sau chiến thắng.

Chiến dịch Mãn Châu hay Chiến dịch Mãn Châu Lí (tiếng Nga: Манчжурская стратегическая наступательная операция, lit. Manchzurkaya Strategicheskaya Nastupatelnaya Operaciya), hay còn có một tên khác là Cuộc tấn công của Liên Xô vào Mãn Châu, là một chiến dịch quân sự của Quân đội Liên Xô nhằm vào đạo quân Quan Đông của Nhật tại khu vực Mãn Châu. Đây cũng là chiến dịch lớn nhất trong Chiến tranh Xô-Nhật.

Nhân vật lịch sử

G. K. Zhukov năm 1916.
Georgi Konstantinovich Zhukov (tiếng Nga: Георгий Константинович Жуков, đọc là Ghê-oóc-ghi Can-xtan-chi-nô-vích Giu-cốp; 1 tháng 12 năm 1896 – 18 tháng 6 năm 1974) là danh tướng trong quân đội Liên Xô. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai, G.K. Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới.

Theo A. M. Vasilevsky, G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Đại tướng Pháp Charles de Gaulle, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-OderChiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội.

Bạn có biết...

Bạn có biết...
Bạn có biết...

Thể loại

Không có thể loại con

Diễn biến chiến sự

Châu Âu

Chiến trường châu Âu (1939-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Châu Á-Thái Bình Dương

Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương (1937-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Danh mục

Chiến tranh thế giới thứ hai
Mặt trận Sự kiện chính Khía cạnh khác Thành phần

Mở đầu

Mặt trận chính

Tổng quát

1939

1940

1941

1942

1943

1944

1945

xem thêm...

Ảnh hưởng dân thường và tội ác chiến tranh

Hậu quả

Đồng Minh

xem thêm...

Phe Trục

xem thêm...

Các tài liệu khác

Thể loại  · Chủ đề · Dự án
 Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·   Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức

Tham gia

Chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Chủ đề liên quan

Cổng thông tin Wikipedia