Thảo luận:Liên Xô
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Liên Xô. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Liên Xô | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các tiểu dự án Wikipedia sau đây: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Một sự kiện có trong bài viết Liên Xô đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào các ngày 30 tháng 12 năm 2014, 30 tháng 12 năm 2016. Nội dung như sau:
|
“Liên Xô”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ cho thời gian 13 tháng 5 – 19 tháng 3 năm 2006. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Đừng đổi hướng
sửaTôi nghĩ không nên đổi hướng đến Nga, bởi vì có thể viết bài về Liên Xô thời ngày xưa. Phiên bản tiếng Anh đã có bài Soviet Union rồi. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 03:36, 13 tháng 4 2005 (UTC)
Quốc hiệu
sửaCó phải quốc hiệu của Liên Xô trong tiếng Việt là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết [1] hay Liên Bang Xô Viết? DHN 04:27, 13 tháng 4 2005 (UTC)
Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa xã hội
sửaUser:203.210.231.155 đã sửa từ "cộng sản" thành "xã hội chủ nghĩa". Tôi đã sửa thành "chủ nghĩa cộng sản". "Chủ nghĩa cộng sản" là communism trong khi "chủ nghĩa xã hội" là socialism; hai từ này hay được dùng lẫn lộn nhưng là hai ý niệm khác nhau. Mekong Bluesman 09:21, ngày 25 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Thiên lệch
sửaPhần ý nghĩa của bài học Liên Xô sao giống những bài học tuyên truyền mà tôi hay đọc được trong các sách ở Việt Nam quá. 210.245.31.17 08:41, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Những phần được viết thêm vào ngày hôm nay, đặc biệt là phần Ý nghĩa và bài học của Liên Xô là ý kiến chủ quan của người viết. Nếu các người viết không cho thêm thông tin để đúng theo tinh thần của Wikipedia, tôi sẽ xóa phần đó. Mekong Bluesman 09:06, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Không chỉ phần ý nghĩa và bài học, mà phần tóm lược từ Lenin đến Gorbachov cũng rất thiên lệch, điển hình như ca ngợi Stalin, một nhân vật mà công và tội đều rất nhiều. Tôi đã cắt bỏ hết. Thay vào đó, tôi dịch bài này từ Wikipedia tiếng Nga, sau đó sẽ bổ sung thêm dựa vào Wiki tiếng Anh và những tài liệu tôi có, cố gắng phản ảnh các quan điểm khác nhau. Avia (thảo luận) 01:52, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Đồng ý với Avia (thảo luận), cần phải có một đánh giá khách quan và trung thực về Stalin, một nhân vật rất đáng được bàn cãi. linhbach 01:54, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Xin biên tập lại
sửaTôi xin biên tập lại mục bài này trong khoảng 1- 2 tuầnTô Linh Giang 05:32, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi đã sửa cách dùng không chính xác: "trong thành phần LX là 15 nước cộng hòa", "trong thành phần khu có các tỉnh tự trị", ...
- Thành phần nằm trong tổng thể to hơn, "trong thành phần" sẽ là thành phần cấp ba nằm trong thành phần cấp 2. "V sostave" (tiếng Nga) phải hiểu là "trong tổng thể" chứ không phải trong thành phần.
- --Nguyễn Việt Long 09:28, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Vận động viên
sửaTrong phần các nhân vật nổi tiếng có vận động viên Vladislav Aleksandrovich Trechiak. Đây có phải thủ môn khúc côn cầu trên băng của đội tuyển LX không? Nếu đúng thì nếu tôi không nhớ nhầm thì tên của vđv này là Viacheslav (Вячеслав)? Bạn nào giải đáp được không?!Tô Linh Giang 22:28, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi không thể nào quên được Vladislav Aleksandrovich Tretiak (Владислав Александрович Третьяк). Năm 1972, nếu không có người giữ goal này của đội Liên Xô thì đội của Canada đã làm nát lưới của Liên Xô rồi. Tretiak làm mọi người tại Canada không ăn, ngủ, học, làm việc... và gắn họ vào với cái TV. Tretiak là một trong các thủ môn "vĩ đại" của thế giới trong môn khúc côn cầu trên băng (ice hockey)! Mekong Bluesman 23:27, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Thank You Mekong! Ngày xưa tôi cũng mê xem đội tuyển LX của Третьяк "đánh nhau" với các ngôi sao Canadian lắm.Tô Linh Giang 08:06, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Cosmopolitism (Космополитизм)
sửaMekong hay các bạn nào có thể giúp tôi dịch ra tiếng Việt một cách chuẩn mực tên của cái chủ nghĩa này không?Tô Linh Giang 08:06, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Một người cosmopolitan là một citizen of the world, ở đâu hay thành phố nào cũng được, không có hay từ chối các thành kiến (hẹp và nhỏ) của cái gọi là "quốc gia" (và đôi khi của cái gọi là "nhà nước"). Nói một cách khác, một người như tôi. Mekong Bluesman 08:23, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Giải thích của Mekong thì tôi cũng đã biết rồi nhưng cần đưa vào bài là cái tên (thuật ngữ) bằng tiếng Việt cơ.--Tô Linh Giang 08:37, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Chủ nghĩa thế giới? Chủ nghĩa đại thế giới? Mekong Bluesman 08:41, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
OK! Tôi thấy chủ nghĩa đại thế giới chấp nhận được.Trước mắt sẽ là như vậy.--Tô Linh Giang 10:53, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Thuật ngữ tương đối chính thức trong các từ điển tiếng Việt là Chủ nghĩa thế giới, không chính thức là chủ nghĩa đại đồng.--Nguyễn Việt Long 11:13, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Chủ nghĩa thế giới. Avia (thảo luận) 07:25, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Bản đồ
sửaTrong bài này của tiếng Nga (Hình như phần phân chia lãnh thổ Liên Xô) có bản đồ LX có đánh số các nước Cộng hoà. Tôi thấy rất nên đưa vào bài tiếng Việt này (vào phần các nước cộng hoà hoặc phần phân chia lãnh thổ cũng được) nhưng trình độ của tôi có hạn không đưa về được (chỉ có bản đồ mà mất các đánh số của các nước Cộng hoà). Có bạn nào có thể giúp được không?--Tô Linh Giang 14:18, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Nghe "tây" quá
sửaMekong ơi! mấy sửa đổi gần đây của Mekong ở phần Lịch sử: trước chiến tranh tôi nghe "tây" quá không phải cách nói của người Việt, hồi trước tôi cũng hay bị người ta phê phán như vậy: Trong nhiều tiếng châu Âu (Anh, Pháp, Nga...) danh từ, động từ là phân biệt viết đọc khác nhau và điều nay đã tạo thành thói quen rạch ròi các loại từ, còn trong tiếng Việt thì người Việt hay dùng không rạch ròi như vậy: Người Việt không nói "Sự công nghiệp hóa gây ra các hậu quả...", mà chỉ đơn giản là "Công nghiệp hóa gây ra các hậu quả..." Tô Linh Giang 02:28, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- OK. Đây không phải là lần đầu tiên tôi làm lỗi, và sẽ không phải là lần cuối! Nếu "giọng văn" của tôi không "Việt" thì Tô Linh Giang sửa giúp để cho tôi biết thêm.
- Tôi nghĩ, và có thể sai, là "XYZ hóa" là động từ và "sự XYZ hóa" là danh từ nên tôi thêm "sự" như vậy.
Các nhân vật nổi tiếng
sửaTôi muốn đưa thêm vài người Xô viết mà tôi cho rằng rất nổi tiếng ở nước ngoài như Mr. AK (Kalashnikov), nguyên soái Ustinov, Ulanova (nữ nghệ sỹ Balê), nhà vật lý Kapitsha (giải Nobel) mà không biết được tên họ đầy đủ của các vị này--Tô Linh Giang 07:26, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Mikhail Timofeevich Kalashnikov - Михаи́л Тимофе́евич Кала́шников
- Dimitri Fyodorovich Ustinov - Дмитрий Фёдорович Устинов
- Galina Sergeyevna Ulanova - Галина Сергеевна Уланова
- Pyotr Leonidovich Kapitsa - Пётр Леонидович Капица
Văn hoá Liên Xô
sửaTrong phần Wiki tiếng anh có bài "Culture of the Soviet Union" tôi thấy là khá chất lượng đủ thông tin để đưa vào bài này nhưng hiện nay tôi chưa có điều kiện để biên tập lại nó và văn hoá nghệ thuật không phải là điểm mạnh của tôi vậy xin các bạn có khả năng văn hoá văn nghệ thêm cho phần "Văn hoá Xô viết" và biên tập phần này.--Tô Linh Giang 02:55, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Thêm phần thành tựu khoa học của Liên Xô nữa. Ngoài ra Văn học Liên Xô. 193.52.24.125 14:37, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)
GULAG
sửaTôi biết GULAG là viết tắt dùng các ký tự đầu của một cụm từ (và do đó phải được viết hoa) nhưng "Gulag" đã quá thông dụng để trở thành một từ không cần viết hoa trong nhiều tiếng. Tiếng Việt thì sao? Mekong Bluesman 21:52, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- GULAG chưa thông dụng đối với người Việt Nam nên vẫn nên để là GULAG.Tô Linh Giang 00:52, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Chiến tranh lạnh
sửaMọi người viết nên phân biệt "chiến tranh lạnh" với "Chiến tranh Lạnh". Trong lịch sử có rất nhiều chiến tranh lạnh (xem bài chiến tranh lạnh), nhưng cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản (dẫn đầu bởi Liên Xô) và chủ nghĩa tư bản (dẫn đầu bởi Hoa Kỳ) từ sau Thế chiến thứ hai đến gần đây có tên là "Chiến tranh Lạnh" -- được viết hoa. Mekong Bluesman 22:17, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Chỉnh lại kích thước cái tiêu bản
sửaMekong ơi! có chỉnh được kích thước chiều rộng của cái tiêu bản cho nhỏ lại được không? nó làm cho nội dung phần giới thiệu bên ngoài tiêu bản chỉ có 2-3 từ đã phải xuống dòng trông không cân đối và làm khi đọc hơi mất tập trung nhất là đây là phần tóm tắt quan trọng nhất.
Trong tiêu bản tôi sửa lại câu "Công nhân toàn thế giới, đoàn kết lại!" thành "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại" nghĩa như nhau nhưng câu tôi vừa viết đã thành khẩu hiệu cố định chính thống trong tiếng Việt rồi (Khẩu hiệu chính thống của mọi Đảng Cộng sản)
--Tô Linh Giang 01:28, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
"Vô sản toàn thế giới", đúng rồi, nhưng phải là "đoàn kết lại" chứ không phải "liên hiệp lại", anh Tô ơi! Avia (thảo luận) 03:58, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Phiên âm thế nào cho đúng (Khrushov vs Khrushchev...)
sửaBí thư thứ nhất Trung ương ĐCS LX phiên âm là Khrushov hay Khrushchev? (Tiếng Nga Хрущёв)Khrushov phiên âm gần đúng cách đọc hơn và chuyển ký tự sát tiếng Nga hơn sao không dùng? Khrushchev lấy từ các văn bản tiếng Anh khi viết Khrushchev có khi nhiều người Việt không biết đấy là ông Khơ-rút-xốp còn viết Khrushov thì chắc mọi người nhận ra ngay.Tô Linh Giang 03:01, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Có lý, chúng ta sẽ phiên các ký tự ё ra o, vd: Khrushchov, Gorbachov... Avia (thảo luận) 03:56, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Không riêng ký tự ё ra o mà trong tên Khrushchev tôi thấy thừa chữ ch.--Tô Linh Giang 06:49, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
1.Tôi nghĩ đã viết liền thì phiên theo tiếng Anh cho nhất quán với mọi tên riêng khác, còn phiên sát tiếng Nga hơn thì nên gạch nối (Khơ-rút-sốp) như trường hợp Mát-xcơ-va đã dùng trong chính bài này.
2.shch dùng cho chữ щ, còn sh dùng cho chữ ш, không thừa đâu.
3. Tôi đã xếp lại thứ tự tên họ danh nhân theo đúng thông lệ quốc tế dùng trong tất cả các từ điển bách khoa: Gorbachov Mikhail chứ không phải Mikhail Gorbachov, bị revert lại. Khi tìm kiếm mục từ, người ta thường đánh Gorbachov hoặc Gorbachov Mikhail chứ có ai tìm Mikhail đâu, hoặc ít khi đánh Mikhail Gorbachov.
--Nguyễn Việt Long 08:17, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Vấn đề nên phiên sát tên gốc theo tôi khó thực hiện và dễ không nhất quán, do đó nên theo 1 thứ tiếng thôi, tốt nhất là dùng tiếng Anh, khi cần có thể mở ngoặc chú thêm tên gốc hoặc tên quen gọi. Chẳng hạn Albania, Hungary, Gruzia đâu có sát tên gốc, thậm chí còn không có 1 chút gì giống tên gốc. Nếu giữ Mát-xcơ-va thì Siberia cũng phải đổi là Sibir. Hôm trước tôi thấy trong bài có 2 cách phiên: Sibir và Siberi, tôi đổi hết thành Sibir, nhưng bây giờ lại là Siberia.
Trong bài này còn có Warsava, không là tiếng Anh, chẳng phải tiếng Pháp hay tiếng Nga, lại càng không phải tiếng Ba Lan hay tiếng Việt.
--Nguyễn Việt Long 09:04, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Trong tiếng Anh chữ "ё" thường bị phiên thành "e" là vì tiếng Nga thông thường trên sách báo người ta không đánh dấu trên chữ e, do đó bị quy về "e" (vì không biết hoặc cho tiện).--Nguyễn Việt Long 09:15, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Trong từ điển bách khoa người ta dùng họ, tên (có dấu phẩy để chia). Ở đây ta theo tục lệ ở Wikipedia tiếng Anh và dùng tên theo thứ tự của nền văn hóa đó. Tôi nghĩ Warsava nên đổi thành Warszawa. Nguyễn Hữu Dụng 09:08, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Có nhiều vấn đề trong tiểu mục này quá! Tôi nghĩ là chúng ta nên giải quyết từng cái cho mỗi lần.
- -ov hay -ev? Cái này thì tiếng nào cũng phải gặp (tiếng Anh công nhận cả hai dạng). Tôi nghĩ là chúng ta nên dùng dạng -ov và redirect dạng -ev về bài chính.
- Tiếng Anh hay tiếng gốc? Tôi nghĩ là chúng ta nên theo càng sát tiếng gốc càng tốt vì: 1. tôn trọng văn hóa của họ và 2. bộc lộ (express) tính trung lập không thiên vị (bias) của Wikipedia. Dĩ nhiên là trong lĩnh vực ngôn ngữ chúng ta không thể đưa ra một (hay một vài) luật và nghĩ là có thể giải đáp cho 100% trường hợp.
- (Tên, họ) hay (Họ, tên)? Một lần nữa, vấn đề tôn trọng văn hóa, theo ý tôi, rất quan trọng. Đa số các văn hóa Tây phương dùng (tên, họ) và các văn hóa Đông phương dùng (họ, tên). Chúng ta nên theo. Trong các tài liệu khoa học, như Nguyễn Hữu Dụng viết bên trên, người ta có dấu phẩy. Những người nổi tiếng thường có các tên khác hay chỉ dùng hoặc họ hoặc tên (ví dụ, Tito, Newton, Pele...), trong các trường hợp này chúng ta đã có giải đáp dùng redirection.
- Tên Khrushchov/Khrushchev, theo tôi, là đúng -- không có thừa "ch".
- Tên Warsava là lỗi gõ sai của tôi (bài này dài, khi sửa đổi tôi chắc chắn không sửa hết!). Nên đổi thành Warszawa cho gần tiếng Ba Lan.
- Dùng Mátxcơva hay Moskva, Siberia hay Sibir,... là các vấn đề thuộc ngoại lệ, do đó nên được thảo luận riêng. Ví dụ, Sibir gần gốc nhưng Siberia thông dụng hơn? Deutsch gần gốc nhưng chúng ta dùng Đức...
Mekong Bluesman 19:09, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Ít nhất cũng không nên phiên theo kiểu "đọc âm" như Mátxcơva mà hãy phiên tự (Moskva) vừa khoa học vừa nhất quán với các tên khác trong Wikipedia, chẳng hạn Sankt-Peterburg chứ không phải Xanh Pêtecbua.--Nguyễn Việt Long 09:26, ngày 08 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Cái này thì tôi hoàn toàn đồng ý. Mekong Bluesman 14:11, ngày 08 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Đau đầu vì phiên âm
sửaMới đọc qua 2 bài Liên Xô và Nga đã thấy bao nhiêu khác biệt trong phiên âm: Siberia & Siberi, Gruzia & Grudia, Gorbachov & Gorbachev, Caucasus & Kavkaz, Saint-Petersburg & Sankt-Petersburg, Moskva & Mat-xcơ-va, Joseph Stalin & Iosif Stalin...--Nguyễn Việt Long 15:21, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Bây giờ có lẽ Nguyễn Việt Long hiểu tôi?! Tôi chỉ muốn nói ... với thời gian và một chút kiên nhẫn thì chúng ta có thể làm nhiều điều ngạc nhiên lắm. (Tuy nhiên, tôi nghĩ là tôi vẫn có quyền kêu la, than thở ... thỉnh thoảng.) Mekong Bluesman 20:27, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Nước đầu tiên từ bỏ chủ nghĩa cộng sản?
sửaNếu tôi nhớ không lầm, hầu hết chế độ cộng sản ở Đông Âu đã bị sụp đổ trước 1990, trong khi mãi đến cuối năm 1991 thì Liên Xô mới sụp đổ. Nguyễn Hữu Dụng 08:52, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Đúng vậy!--Nguyễn Việt Long 09:17, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- "Liên Xô là nước đầu tiên tiến hành xây dựng CNCS và là nước XHCN (CS) đầu tiên từ bỏ chủ nghĩa CS" Đúng là chưa chính xác cần phải làm lại câu này, ý câu này là để nói lên cái vai trò đầu đàn của LX cả trong việc xây dựng CNCS và cả trong việc bỏ CNCS. Đúng là Liên Xô sụp đổ sau, nhưng các nước Đông Âu bỏ CNCS là do có các biến động xa rời CNCS tại Liên Xô của Gorbachov bật đèn xanh. Trong việc này LX cũng vẫn đi đầu.Tô Linh Giang 16:00, ngày 08 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Không thể nói LX đi đầu trong việc từ bỏ chủ nghĩa CS được. Chẳng qua do sức mạnh quân sự kiềm tỏa nên chỉ khi LX bật đèn xanh thì các nước Đông Âu mới bỏ được CNCS. Trước kia những mưu toan như vậy đã bị đàn áp thẳng tay (Hungary 1956, Tiệp Khắc 1968,...)--Nguyễn Việt Long 17:27, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Khủng hoảng tại Cuba
sửaNên gọi việc hiện hữu của vũ khí hạt nhân Liên Xô tại Cuba vào năm 1962 là "Khủng hoảng vũ khí tại Cuba" hay chỉ là "Khủng hoảng tại Cuba"? Mekong Bluesman 19:44, ngày 08 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Trong bài hiện nay là "Khủng hoảng tại Cuba về vũ khí hạt nhân" theo tôi thế là đủ ý rồi--Tô Linh Giang 00:43, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Xin lỗi, tôi đã không viết rõ. Tôi muốn hỏi là khi tôi viết bài cho sự kiện đó thì tôi nên gọi nó là "Khủng hoảng tại Cuba" hay là "Khủng hoảng vũ khí hạt nhân tại Cuba"; vì "Khủng hoảng tại Cuba" có thể là bất cứ khủng hoảng nào. Tại Việt Nam, sự kiện đó có tên gì? Mekong Bluesman 02:54, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Trong thông tin đại chúng Việt Nam người ít viết về chủ đề này và nó không thật phổ biến nhưng theo tôi nhớ người ta vẫn gọi là "khủng hoảng vùng vịnh Caribe 1962" hoặc "khủng hoảng tên lửa tại Cuba 1962"--Tô Linh Giang 09:44, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Lịch sử
sửaTôi nghĩ phần lịch sử có thể thành bài riêng tại Lịch sử Liên Xô. Chúng ta nên cô đọng phần này lại tại đây. Nguyễn Hữu Dụng 08:07, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Nguyên nhân Liên Xô tan rã
sửaBài đang thiếu mục nguyên nhân tan rã của Liên Xô. Có người cho rằng đó là do những người Cộng sản Liên Xô sai lầm, không cứng rắn, buông lỏng lãnh đạo... (đăng trên báo Nhân Dân). Mới đây tivi kỷ niệm CMT10 lại cho rằng do không giải quyết được khủng hoảng nảy sinh mà tan vỡ mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô dẫn đến tan vỡ nước Liên Xô, cần phân biệt mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội với lý tưởng chủ nghĩa xã hội Mác - Lê... song khủng hoảng nảy sinh là khủng hoảng gì? Vì sao cải tổ chính trị trước lại dẫn đến sụp đổ chế độ? Bánh Ướt 02:03, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Từ bên trong
- Song, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nguyên nhân chủ quan là chính, vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, Liên Xô đã tan vỡ Những bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Cập nhật 12:11 ngày 03-11-2007 VŨ HỮU NGOẠN Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Từ bên ngoài hay còn gọi là Diễn biến hòa bình
Bánh Ướt 04:38, ngày 5 tháng 11 năm 2007
- Cả ngoài lẫn trong
Khi Liên Xô mới sụp đổ Ðảng ta đã sớm rút ra hai loại nguyên nhân: nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp.
Nguyên nhân sâu xa là trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu vĩ đại, đã có những nhược điểm và khuyết điểm to lớn về mô hình xây dựng và phát triển chậm được phát hiện và khắc phục, gây ra tình trạng trì trệ kinh tế - xã hội, dẫn tới khủng hoảng. Ðồng thời, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp là, trong cải tổ, Ðảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ðó là đường lối xét lại, phản bội chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở một số người lãnh đạo cao nhất.
Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế vốn không lúc nào ngừng chiến lược chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội, lợi dụng những khó khăn và đường lối sai lầm của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, họ đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình" cực kỳ thâm độc, can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa.
Cuối cùng chủ nghĩa đế quốc đã đạt mục đích xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Ðông Âu mà không cần chiến tranh. Dĩ nhiên, chúng không thể làm được điều này, nếu cải tổ có đường lối đúng đắn, nếu 20 triệu đảng viên cộng sản có tinh thần cảnh giác cách mạng và sức chiến đấu cao, không để cho bọn xét lại và phản bội thao túng cơ quan lãnh đạo của Ðảng; nếu có sự thống nhất cao giữa Ðảng, Nhà nước và nhân dân.
Theo GS Nguyễn Đức Bình nguyên Chủ tịch hội đồng lý luận trung ương, đăng báo Nhân Dânngày 5/9/2007 Tiếp tục một cách kiên định và sáng tạo con đường xã hội chủ nghĩa. Nghilevuong 09:54, ngày 6 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Bài học về sự tan rã của LX
sửaNhững người cộng sản còn lại trên thế giới như TQ, VN, BTT, CB rút ra bài học gì về sự tan rã của LX? Bài học có giống nhau hay không? Bánh Ướt 02:03, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Cải tổ là tất yếu, nhưng để xảy ra đổ vỡ Liên Xô là bài học đắt giá cho sự xa rời chủ nghĩa Mác- Lê-nin và lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga Theo Vũ Hữu Ngoạn.
Bánh Ướt 04:38, ngày 5 tháng 11 năm 2007.
- "Trong thời kỳ rất phức tạp hiện nay của tiến trình lịch sử thế giới, người cộng sản kiên định vẫn khẳng định thế giới đổi thay nhưng thời đại không thay đổi tính chất là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917."[2]. Nghilevuong 09:59, ngày 6 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Những quan điểm về việc Liên Xô tan rã
sửa- Tôi định viết thêm phần này nhưng không biết có cần thiết hay không?. Nếu cần thì tôi sẽ viết thử và đem ra thảo luận bởi nó sẽ đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm như dân chủ, đa nguyên... và những ảnh hưởng của việc Liên Xô tan rã đối với thế giới với nhiều cách hiểu khác nhau (mong các thành viên cho ý kiến). Behe1234 ngày 23 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Wikipedia không cho phép viết các nhận định, quan điểm, suy đoán. Tuy nhiên, Behe1234 có thể trích dẫn các nhận định, quan điển từ các nghiên cứu đã được công bố hay được xuất bản. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:02, ngày 23 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Còn thiếu nhiều
sửaỞ đây vẫn thiếu nhiều thứ về 1 quốc gia đầy đủ như quan hệ giữa các dân tộc trong 1 quốc gia,thành phần dân tộc,văn hóa,thể thao,xă hội dinhanhbachDinhanhbach (thảo luận) 12:19, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Mời bạn bổ sung những gì bạn biết. 118.71.181.152 (thảo luận) 01:24, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Xếp hạng
sửaMặc dù trong tiêu bản nói LX được xếp hạng 1, nhưng trong Danh sách quốc gia theo diện tích thì lại không có mặt. 118.71.181.152 (thảo luận) 01:24, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Phải chăng vì danh sách đó chỉ xếp hạng các quốc gia hiện tại chứ không xếp cựu quốc gia?Tran Quoc123 (thảo luận) 01:42, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Republik
sửaRepublik là tiếng Anh hay tiếng Nga?--117.1.221.5 (thảo luận) 03:12, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Phá hoại
sửaBài này bị rối sửa đổi làm loạn quá nặng nề. Hết tài khoản này thay thế tài khoản khác vào sửa đổi.Hugopako (thảo luận) 08:15, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Phá hoại là bị ban đó bạn. Siut (thảo luận) 08:22, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Không liên quan nhưng sao tự dưng bài này bị lùi sửa một đoạn to vậy?Kalindora (thảo luận) 09:18, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Lùi sửa không có lý do chính đáng. Vậy là phá hoại rồi. Hay là bạn ghét Liên Xô nên những mặt tốt của Liên Xô làm bạn khó chịu, phải xóa cho hết? Siut (thảo luận) 09:20, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Sao xóa nội dung ở bài Dân chủ vậy. Những nội dung đó làm bạn cắn rứt hả ? Rõ ràng là sửa bài để định hướng người đọc mà.Siut (thảo luận) 09:23, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Coat of arms
sửaPlease replace "Coat of arms of the Soviet Union.svg" with "State Emblem of the Soviet Union.svg": the other file is superseded. Cherkash (thảo luận) 18:17, ngày 17 tháng 9 năm 2017 (UTC)
Khôi phục thông tin
sửaTôi sẽ khôi phục thông tin bị Hugopako xóa trong bài này. Ý các bạn thế nào ? Humonia (thảo luận) 13:46, ngày 24 tháng 9 năm 2017 (UTC)
Trung lập
sửaĐề nghị không dùng những từ như "cơ hội", "ủng hộ phương Tây" trong bài để đảm bảo trung lập. Lumiraty (thảo luận) 09:30, ngày 6 tháng 11 năm 2017 (UTC)
Bài này sử dụng quá nhiều nguồn báo chí. Ngay cả các số liệu cũng lấy từ báo chí. Điều này làm giảm giá trị của bài. Các bạn nên bổ sung nguồn hàn lâm. Rondano (thảo luận) 18:10, ngày 19 tháng 11 năm 2017 (UTC)
Hiện giờ tôi thấy trong bài có khá nhiều thông tin đúng nhưng thiếu nguồn. Các bạn cứ đánh [cần dẫn nguồn] chứ đừng bút chiến. Rondano (thảo luận) 08:34, ngày 3 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Bạn nào đó đưa những mặt trái của xã hội Xô Viết vào bài thật có giá trị. Để người Việt hết ấu trĩ. Hồi xưa xem Liên Xô như thần thánh, giờ lại có nhiều anh chửi Liên Xô. Toàn là nhảy từ thái cực này sang thái cực khác. Lumiraty (thảo luận) 15:50, ngày 9 tháng 5 năm 2018 (UTC)
@Lumiraty (thảo luận) Xã hội Liên Xô thời ấy còn rất nhiều những hạn chế và tiêu cực, nhưng tôi cũng ngại đưa vào bởi những thông tin ấy chắc chắn sẽ "động chạm" tới các bác 47 trên này :))) 2001:EE0:45C9:30E0:A977:B754:A45D:FE33 (thảo luận) 09:38, ngày 10 tháng 5 năm 2018 (UTC)
Cứ đưa vào đi. Đừng dùng IP. Xã hội nào chẳng có mặt trái. Ngại cái gì chứ. Tôi sống ở VN viết toàn chủ đề nhạy cảm cả chục năm nay có ai làm gì đâu. Lumiraty (thảo luận) 09:46, ngày 10 tháng 5 năm 2018 (UTC)
Nguồn
sửaCó 1 IP hiện đang sử dụng trò bịp nguồn, cụ thể:
IP thêm vào nguồn này: http://www.ivanstat.com/en/gdp/su.html - đây rõ ràng là nguồn tự xuất bản của 1 cá nhân, hoàn toàn không có trích dẫn nguồn của số liệu (lấy thống kê đó từ đâu, tổ chức nào) nên không thể đưa vào bài.
Nguồn khác của IP dẫn ra: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?end=2016&locations=VN-US&start=1978&year_low_desc=false - nguồn này hoàn toàn không có số liệu về GDP đầu người của Liên Xô (chỉ có Mỹ), rõ ràng là IP đã dẫn nguồn giả
Chưa kể IP này hoàn toàn không nắm được sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế theo sức mua tương đương mà cứ thích sửa lung tung các số liệu. Đề nghị các BQV giám sát kỹ bài nàyUoat365 (thảo luận) 03:24, ngày 7 tháng 6 năm 2018 (UTC)
Người Việt không sùng Mỹ thì sùng Liên Xô nhưng không hiểu rõ 2 nước này. Bắt chước hệ thống của người khác thì chỉ có hậu quả như Việt Nam thôi. Nô lệ có ngồi lên ngai vàng thì bản chất vẫn là nô lệ. Liên Xô và Mỹ bản chất đều là đế quốc. Rút cuộc người Việt chỉ là tay sai của đế quốc. Nô lệ thì vẫn là nô lệ.Ninanon (thảo luận) 07:57, ngày 1 tháng 8 năm 2018 (UTC)
- @Ninanon: Hình như thảo luận của bạn có phần động chạm đối với một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam, những người Việt đã từng sống ở Liên Xô/Nga và Mỹ đó.Hoà Hảo (thảo luận) 11:33, ngày 7 tháng 8 năm 2018 (UTC)
Đừng có chiến đấu để bảo vệ thế giới tự do hay chiến đấu để bảo vệ khối xã hội chủ nghĩa thì tôi đâu có nói thế. Đừng có xem Mỹ với Liên Xô như thiên đường tôi đâu có nói thế. Chỉ có những tên nô lệ mới sùng bái người khác, tự nguyện đổ máu vì người khác. Tôi viết Wiki là để óc nô lệ của người Việt giảm bớt đi.Ninanon (thảo luận) 12:02, ngày 7 tháng 8 năm 2018 (UTC)
Cần đưa thêm mặt trái của Liên Xô vào bài, đưa thêm so sánh giữa Liên Xô và Mỹ, Liên Xô và Tây Âu để người đọc hình dung Liên Xô có thật sự là ưu việt hay không. Ninanon (thảo luận) 16:24, ngày 8 tháng 8 năm 2018 (UTC)
- @Ninanon: Bạn có nguồn trích dẫn không?Hoà Hảo (thảo luận) 03:27, ngày 18 tháng 8 năm 2018 (UTC)
Thì ra bạn là người yêu thích Liên bang Xô Viết. Để bữa nào tôi đưa vào bài các bằng chứng cho thấy Liên Xô không tốt đẹp như người ta tuyên truyền để bạn sáng mắt ra. Các bạn ấu trĩ quá. Mỹ, Liên Xô, chủ nghĩa cộng sản hay dân chủ đều không tốt đẹp đáng để người Việt phải cắn xé nhau vì chúng. Khi nào người Việt nhận thức được điều này thì mới khá lên được. Latato (thảo luận) 08:34, ngày 19 tháng 8 năm 2018 (UTC)
Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 5 tháng 9 năm 2018
sửaYêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
george marie edward 14:18, ngày 5 tháng 9 năm 2018 (UTC)
Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 17 tháng 9 năm 2018
sửaYêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
Mở trang lên vì còn rất nhiều yếu tố cần chữa Monquabatngo (thảo luận) 06:49, ngày 17 tháng 9 năm 2018 (UTC)
Nên mở trang này, không thể khóa mãi như vậy. Aifart (thảo luận) 03:54, ngày 19 tháng 9 năm 2018 (UTC)
Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 25 tháng 10 năm 2018
sửaYêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
Vì trang này còn nhiều thiếu xót nên hãy mở trang Marie Gulleya (thảo luận) 09:41, ngày 25 tháng 10 năm 2018 (UTC)
Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 5 tháng 11 năm 2018
sửaYêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
Mở đi. Bách khoa toàn thư mở mà
Hoa Anh Tử (thảo luận) 11:23, ngày 5 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Nội dung hay
sửaSau này vào tháng 5/1993, Gorbachev thăm Pháp đã trả lời phỏng vấn báo "Le Figaro" về khả năng “hỗ trợ bên ngoài” trong việc xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô, Gorbachev lần đầu tiên công nhận rằng trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tại Reykjavik, ông đã "trao Liên Xô vào tay Mỹ" (trong hồi ký của mình, Reagan nói rằng ông ta đã bị sốc vì vui mừng khi biết một bộ phận trong giới chính trị cấp cao Liên Xô lại có tư tưởng chống Cộng). Sau này, năm 1999, tại trường đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Gorbachev tự thú nhận: "Mục tiêu của toàn bộ đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Chính vì để đạt được mục tiêu này tôi đã sử dụng địa vị của mình trong Đảng và trong Nhà nước... Và để đạt được nó, tôi đã phải thay đổi toàn bộ Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô và Xô viết Tối cao cũng như Ban lãnh đạo ở tất cả các nước Cộng hoà. Tôi đã tìm kiếm những người ủng hộ để hiện thực hoá mục tiêu đó, trong số này đặc biệt có A. Yakovlev, Shevardnadze..."[1].
Tuy nhiên, một số người khác cho rằng Gorbachev là một chính khách yếu kém nên các chính sách của ông ta mới dẫn tới sự tan rã của Liên Xô. Nikolai Ryzhkov nhận xét "Nhưng dù không kính trọng Gorbachev, tôi vẫn phải nói lại là ông ta không muốn làm tan rã đất nước, không muốn. Chỉ đơn giản là bằng những hành động ngu ngốc của mình, ông ta đã đưa đất nước đến thảm cảnh đó... Sai lầm của Gorbachev là: bao giờ cũng bắt đầu từ kinh tế, không quan tâm gì đến vấn đề Đảng và Nhà nước.". Còn Lý Quang Diệu cho rằng "Cái ngày ông Gorbachev nói với quần chúng tại Moskva: không việc gì phải sợ KGB, tôi đã hít một hơi thật sâu. Tôi nghĩ con người này là một thiên tài thật sự... Ông ấy ngồi trên đỉnh của một bộ máy khủng bố và tuyên bố: không có gì phải sợ. Chắc chắn ông ấy phải có một kế hoạch dân chủ hóa rất ghê gớm. Cho tới khi tôi gặp ông ấy và tôi thấy ông ấy hoàn toàn lúng túng trước những gì đang xảy ra quanh mình. Ông ấy đã nhảy xuống phần rất sâu của bể nước mà không hề biết cách bơi.". Lý Quang Diệu nhận xét Gorbachev kém xa Đặng Tiểu Bình, người đã cải cách dần dần mà không hề làm Trung Quốc tan rã.[2] Đến năm 2016, trả lời phỏng vấn của đài BBC, Gorbachev cho rằng "Những gì xảy ra cho Liên Xô là tấn kịch đời tôi. Và là tấn bi kịch cho mọi người sống ở Liên Xô". Ông cho rằng các các lãnh đạo Cộng hòa Xô viết Nga, Belorussia và Ukraina, những người đã ký văn bản giải thể Liên Xô đã "Phản bội ngay sau lưng tôi... Họ đốt cả ngôi nhà chỉ để châm điếu thuốc. Chỉ để có quyền lực... Họ không thể làm thông qua biện pháp dân chủ (vì trưng cầu dân ý cho thấy 76% cử tri vẫn ủng hộ duy trì Liên Xô). Thế là họ phạm tội. Đó là đảo chính." và quyết định từ chức Tổng thống Liên Xô là vì "Chúng tôi đang đi tới nội chiến và tôi muốn tránh nó. Tôi không thể để điều đó xảy ra chỉ để bám níu quyền lực. Từ chức là thắng lợi của tôi.".[3]
Nội dung trên hay như vậy mà bạn nào xóa mất. Khi nào bài viết hết hạn khóa tôi sẽ bổ sung vào. Tunityl (thảo luận) 10:33, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Tôi sẽ đưa những nội dung trên vào bài. Bạn nào không đồng tình thì thảo luận chứ không bút chiến hoặc lùi sửa rồi khóa bài. Hy vọng các bạn hành xử văn minh lịch sự. Xin cảm ơn. Roteyu (thảo luận) 07:54, ngày 4 tháng 12 năm 2018 (UTC)
Tham khảo
- ^ Vì sao Liên Xô sụp đổ I. Đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev, 01/10/2015, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
- ^ Lee Kuan Yew: The Grand Master's Insights on China, the United States, and the World, The Future of Democracy, Kuan Yew Lee, Graham Allison, Robert D. Blackwill, Ali Wyne, MIT Press, 2012
- ^ Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô?, BBC, 13 tháng 12 năm 2016
Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 19 tháng 11 năm 2018
sửaYêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
Hãy mở trang trang này rất còn nhiều thiếu xót cần phải sửa đổi, bảo quản viên này khóa quá lâu rồi đấy. Mở nhanh đi. Đừng khóa vĩnh viễn! Marie Gulleya (thảo luận) 12:28, ngày 19 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Việt Nam cần một nhà độc tài cứng rắn và sáng suốt như Stalin thì mới khá nổi chứ dân chủ chỉ có loạn. Dân trí và dân đức chưa cao mà cho dân quyền quyết định là hại họ.Roteyu (thảo luận) 15:45, ngày 13 tháng 12 năm 2018 (UTC)
Khóa bài
sửaKhông có bút chiến sao lại khóa bài hả Tuấn Minh ?
Rotire (thảo luận) 05:05, ngày 23 tháng 7 năm 2019 (UTC)
Bài viết này rất tốt nên mình đề xuất là nên khóa bài này lại No Everybody Here (thảo luận) 09:12, ngày 11 tháng 2 năm 2022 (UTC)
Lỗi diễn đạt
sửaCần sửa lại cái bảng đầu bài viết. Nó to quá (2001:EE0:498F:D790:661C:B0FF:FEF0:A880 (thảo luận) 17:54, ngày 30 tháng 10 năm 2019 (UTC))
Dạo đầu
sửaViết loằng ngoằng đủ thứ hầm bà lằng mà ko đạt được mục đích gì.
Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:48, ngày 12 tháng 1 năm 2020 (UTC)
Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hoặc Liên bang Các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (tiếng Nga: Союз Советских Социалистических Республик, chuyển tự. Soyuz Sovietskikh Sotsialisticheskikh Respublik Phát âm tiếng Nga: [sɐˈjus sɐˈvʲetskʲɪx sətsɨəlʲɪˈstʲitɕɪskʲɪx rʲɪsˈpublʲɪk] ( nghe), viết tắt: СССР; tiếng Anh: Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.
Chào các bạn, tôi sẽ sửa lại bài này cho tương xứng với vị thế của nó, hiện tại phần dạo đầu yếu quá. Ta nên viết lại. Hi vọng các bạn sẽ support cho tôi.
Mục đích của Thông tin là để dễ đọc, dễ hiểu, các cách viết như tôi trích ở trên là nó xa rời người đọc, rối rắm khó hiểu. Và ta cũng ko nên nói là nó tan rã vào ngày cụ thể, nó chỉ là ngày được ước định chung chung vậy thôi, thay vào, ta nên nói là nó tồn tại từ 1922 tới 1991, chung chung vậy thôi.
Tôi vẫn dịch từ en wiki chấp nhận quan điểm của họ, cái gì mà thiên lệch quá ta bỏ.
Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 09:13, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC) Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 09:15, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC)
Chỗ sửa
sửaĐây là chỗ mình muốn sửa
Liên Xô có nguồn gốc từ trong Cách mạng tháng 10 năm 1917, khi Đảng Bolsheviks được lãnh đạo bởi Vladimir Lenin, đã lật đổ Chính quyền lâm thời Nga, chính quyền thay thế chế độ chuyên chế của Sa hoàng Nicholas II trong Thế chiến I. Trong năm 1922, sau cuộc nội chiến kết thúc trong sự chiến thắng của Bolsheviks, Liên Xô được thành lập bởi hiệp ước thống nhất những quốc gia cộng hòa bao gồm Nga, Transcaucasian, Ukrainian và Byelorussian,... Sau khi Lenin qua đời, xảy ra một cuộc tranh chấp quyền lực cai trị Liên Xô, Joseph Stalin lên nắm quyền trong giữa những năm thập niên 1920. Stalin đã chính thức hóa hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô là Chủ nghĩa Marx–Lenin và thay thế nền kinh tế thị trường bằng nền kinh tế mệnh lệnh điều mà dẫn tới một thời kỳ nhanh chóng công nghiệp hóa và tập trung hóa. Trong suốt thời kỳ này, kinh tế nhanh chóng phát triển đã dẫn tới sự tiến bộ ấn tượng trong mức sống trung bình; đặc biệt trong những khu vực đô thị. Mặc dù có những tiến bộ này, những bi kịch lớn cũng đã xảy ra. Ngoài hạn hán ra, nạn đói thường xuyên xảy ra trong khu vực, tập trung hóa nông nghiệp góp phần dẫn tới một nạn đói lớn trong năm 1932-33, khiến hàng triệu người chết đói. Những hoài nghi về tư tưởng chính trị bắt đầu sôi sục, đặc biệt sau sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít tại nước Đức năm 1933, gây ra cuộc Đại thanh trừng, với hàng trăm nghìn người đã bị buộc tội gian điệp hoặc phản động đã bị bắt giữ và hành hình không thông qua tòa án.[7]
Vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, sau những nỗ lực không thành công để thành lập một liên minh chống phát xít với các cường quốc phương Tây, [8] Liên Xô đã ký thỏa thuận không xâm lược với Đức Quốc xã . [9] Sau khi bắt đầu Thế chiến II, Liên Xô đã xâm chiếm và sáp nhập các lãnh thổ của một số quốc gia Đông Âu, bao gồm miền đông Ba Lan và các quốc gia Baltic. Tháng 6 năm 1941, Đức xâm chiếm Liên Xô, mở màn Mặt trận phía đông đẫm máu. Thương vong của Liên Xô chiếm tỷ lệ cao nhất trong cuộc chiến trong nỗ lực giành thế thượng phong trước lực lượng phe Trục trong các trận chiến khốc liệt như ở Stalingrad và Kursk. Trong hầu hết các vùng lãnh thổ bị Hồng quân chiếm đóng sau khi tiến về phía tây, những người cộng sản địa phương đã lên nắm quyền và thành lập các chính phủ liên minh với Liên Xô. Sau Thế chiến 2, châu Âu bị phân chia thành hai vùng có hệ tư tưởng khác nhau: tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và cộng sản chủ nghĩa ở Đông Âu đã dẫn đến sự căng thẳng gia tăng với Khối phương Tây do Hoa Kỳ đứng dấu, được gọi là Chiến tranh Lạnh. Stalin qua đời năm 1953 và Nikita Khrushchev kế nhiệm. Đến năm 1956, Khruschev đã tố cáo Stalin và bắt đầu một thời kỳ cải cách tự do được gọi là phi Stalin hóa. Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra trong thời gian cai trị của Khrushchev, một trong nhiều yếu tố dẫn đến việc ông bị miễn nhiệm vào năm 1964. Trong những năm 1970, có một giai đoạn hòa dịu ngắn ngủi trong quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng những căng thẳng tiếp tục trở lại với chiến tranh Xô-Afghanistan vào năm 1979. Sau năm 1985, Thủ tướng cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cố gắng cải tổ lại đất nước, tự do hóa đời sống chính trị và nền kinh tế thông qua các chính sách mới của glasnost (cởi mở) và perestroika (tái cấu trúc). Những chính sách này tiếp tục gây ra sự bất ổn chính trị phát sinh từ các phong trào dân tộc và ly khai. Năm 1989, các quốc gia đồng minh của Liên Xô ở Đông Âu đã bị lật đổ trong một làn sóng các cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của Đảng cộng sản.
Là một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của đất nước, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào tháng 3 năm 1991, bị ba nước cộng hòa tẩy chay, dẫn đến đa số ủng hộ việc giữ gìn liên minh như một liên bang các quốc gia. Cuối năm 1991, Gorbachev từ chức, Liên Xô chính thức tan rã. 12 nước cộng hòa còn lại trở thành các quốc gia hậu Xô viết độc lập. Liên bang Nga trước đây là Nga Xô viết đã thừa nhận các quyền và nghĩa vụ của Liên Xô và được công nhận là quốc gia kế thừa trên thực tế của nước này. Đồng thời, Ukraine theo luật pháp tuyên bố rằng họ là một người kế thừa nhà nước của cả Cộng hòa xô viết Ukraina và Liên Xô. [10] Ngày nay, Nga và Ukraine có tranh chấp đang diễn ra đối với tài sản để lại của Liên Xô trước đây. [11]
Liên Xô đã tạo ra nhiều thành tựu công nghệ và đổi mới quan trọng của thế kỷ 20, bao gồm vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, người đầu tiên bay vào vũ trụ và tàu thăm dò đầu tiên đáp xuống hành tinh Venus. Đất nước này có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quân đội thường trực lớn nhất thế giới. [12] [13] [14] Liên Xô được công nhận là một trong năm quốc gia có vũ khí hạt nhân. Quốc gia này từng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đồng thời là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Liên đoàn Công đoàn Thế giới (WFTU) và là thành viên hàng đầu của Hội đồng Tương hỗ Hỗ trợ kinh tế (CMEA) và Hiệp ước Warsaw. Hongkytran (thảo luận) 03:44, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- @Hongkytran: Tôi thấy nội dung này có chất lượng thấp hơn nội dung hiện tại: cần được viết theo văn phong Wiki (liên kết đến bài khác, chú thích, v.v.). Bạn cũng nên nêu ra đoạn muốn thay đổi và lý do thay đổi. NHD (thảo luận) 03:54, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- @DHN: Rất tiếc nhưng mình không có nhiều thời gian để làm như bạn nói được. Hay là vậy đi, bạn chỉ cần dựa vào phần sửa đổi trên rồi sửa đổi lại mục mà mình yêu cầu trong bài viết Liên Xô, không cần phải sao chép lại tất cả, giữ nguyên gần như toàn bộ bài viết chỉ sửa lại câu cú như trên thôi. Bạn thấy ý kiến của mình như thế nào? Hongkytran (thảo luận) 10:39, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- @Hongkytran: Việc này thì người sửa dễ làm hơn - bạn chỉ mở vào chế độ xem mã của bài, copy đoạn muốn sửa, rồi sửa đoạn đó vào đây. Nếu có thể, tô đậm đoạn sửa để các thành viên khác có thể thấy sửa như thế nào. NHD (thảo luận) 17:03, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- @DHN: Rất tiếc nhưng mình không có nhiều thời gian để làm như bạn nói được. Hay là vậy đi, bạn chỉ cần dựa vào phần sửa đổi trên rồi sửa đổi lại mục mà mình yêu cầu trong bài viết Liên Xô, không cần phải sao chép lại tất cả, giữ nguyên gần như toàn bộ bài viết chỉ sửa lại câu cú như trên thôi. Bạn thấy ý kiến của mình như thế nào? Hongkytran (thảo luận) 10:39, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- @DHN: Mình đã làm giống như bạn yêu cầu. Bạn xem thử nó có ổn chưa rồi bắt đầu sửa nhé!
“ |
Liên bang Xô Viết' hay được gọi là Liên Xô, với tên gọi chính thức là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Nga: Союз Советских Социалистических Республик, chuyển tự. Soyuz Sovietskikh Sotsialisticheskikh Respublik phát âm tiếng Nga: [sɐˈjus sɐˈvʲetskʲɪx sətsɨəlʲɪˈstʲitɕɪskʲɪx rʲɪsˈpublʲɪk] ⓘ, viết tắt: СССР; tiếng Anh: Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một quốc gia nằm ở phía Bắc lục địa Á-Âu, tồn tại từ năm 1922 đến năm 1991. Đây là một quốc gia độc đảng, do Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo, thủ đô đặt tại Moscow. Những thành phố lớn khác là Leningrad, Kiev, Minsk, Tashkent, Alma-Ata và Novosibirsk. Đất nước trải rộng trên 10,000 km từ đông sang tây qua 11 múi giờ, và trên 7,200 km từ Bắc đến Nam. Lãnh thổ bao gồm phần lớn Đông Âu, một phần của Bắc Âu và tất cả phía Bắc Á và Trung Á. Về khí hậu thì quốc gia này có 5 khu vực là: lãnh nguyên, taiga, thảo nguyên, hoàng mạc và núi non.[1] Liên Xô có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917, khi Đảng Bolsheviks lãnh đạo bởi Vladimir Lenin đã lật đổ Chính quyền lâm thời Nga, chính quyền đã thay thế chế độ chuyên chế của Sa hoàng Nicholas II trong Thế chiến I. Trong năm 1922, sau cuộc nội chiến kết thúc trong sự chiến thắng của Bolsheviks, Liên Xô đã được thành lập bởi một hiệp ước thứ đã thống nhất những quốc gia cộng hòa Nga, Transcaucasian, Ukrainian and Byelorussian. Sau khi Lenin qua đời năm 1924, xảy ra một cuộc tranh chấp quyền lực, Joseph Stalin lên nắm quyền trong giữa những năm thập niên 1920. Stalin đã chính thức hóa hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô là Chủ nghĩa Marx–Lenin và thay thế nền kinh tế thị trường bằng nền kinh tế mệnh lệnh điều mà dẫn tới một thời kỳ nhanh chóng công nghiệp hóa và tập trung hóa. Trong suốt thời kỳ này, kinh tế nhanh chóng phát triển đã dẫn tới sự tiến bộ ấn tượng trong mức sống trung bình; đặc biệt trong những khu vực đô thị. Mặc dù có những tiến bộ này, những bi kịch lớn cũng đã xảy ra. Ngoài hạn hán ra, nạn đói liên tục xảy ra trong khu vực, tập trung hóa nông nghiệp góp phần dẫn tới một nạn đói lớn trong năm 1932-33, nguyên nhân gây ra hàng triệu người chết. Những hoài nghi chính trị sôi sục, đặc biệt sau sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít tại nước Đức năm 1933, đã gây ra Đại thanh trừng, với hàng trăm nghìn người đã bị buộc tội gián điệp hoặc phản động đã bị bắt giữ và hành hình không thông qua tòa án.[2] Ngày 23 tháng 8 năm 1939, sau những nỗ lực không thành công để thành lập một liên minh chống phát xít với các cường quốc phương Tây, [3] Liên Xô đã ký thỏa thuận không xâm lược với Đức Quốc xã. [4] Sau khi bắt đầu Thế chiến II, Liên Xô đã xâm chiếm và sáp nhập các lãnh thổ của một số quốc gia Đông Âu, bao gồm miền đông Ba Lan và các quốc gia Baltic. Tháng 6 năm 1941, Đức xâm chiếm Liên Xô, mở màn Mặt trận phía đông đẫm máu. Thương vong của Liên Xô chiếm tỷ lệ cao nhất trong cuộc chiến với nỗ lực giành thế thượng phong trước lực lượng phe Trục tại những trận chiến khốc liệt như Stalingrad và Kursk. Trong hầu hết các vùng lãnh thổ bị Hồng quân chiếm đóng sau khi tiến về phía tây, những người cộng sản địa phương đã lên nắm quyền lực và thành lập các chính phủ liên minh với Liên Xô. Sau Thế chiến 2, châu Âu bị phân chia thành hai vùng có hệ tư tưởng khác nhau: tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và cộng sản chủ nghĩa ở Đông Âu đã dẫn đến căng thẳng gia tăng với Khối phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo, được gọi là Chiến tranh Lạnh . Stalin qua đời năm 1953 và Nikita Khrushchev kế nhiệm. Đến năm 1956 Khruschev đã lên tiếng tố cáo Stalin và bắt đầu một thời kỳ cải cách tự do được gọi là phi Stalin hóa . Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra trong thời cai trị của Khrushchev, một trong nhiều yếu tố dẫn đến việc ông bị miễn nhiệm vào năm 1964 . Trong những năm 1970, có một giai đoạn ngắn gọn hòa dịu trong quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng những căng thẳng tiếp tục diễn ra với Chiến tranh Xô-Afghanistan vào năm 1979. Sau năm 1985, thủ tướng cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cố gắng cải tổ đất nước, tự do hóa đời sống chính trị và nền kinh tế thông qua các chính sách mới của glasnost (cởi mở) và perestroika (tái cấu trúc). Những chính sách này tiếp tục gây ra sự bất ổn chính trị phát sinh từ các phong trào dân tộc và ly khai. Năm 1989, các quốc gia đồng minh của Liên Xô ở Đông Âu đã bị lật đổ trong một làn sóng các cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của Đảng cộng sản. Là một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của đất nước, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào tháng 3 năm 1991, bị ba nước cộng hòa tẩy chay. Quyền lực của Gorbachev đã bị giảm sút đáng kể sau khi Tổng thống đầu tiên của của Nga Vladimir Yeltsin, trong việc đối mặt với một cuộc đảo chính của những người cứng rắn trong đảng. Cuối năm 1991, Gorbachev từ chức, và Xô viết Tối cao Liên Xô đã gặp gỡ và chính thức tan rã. Mười hai nước cộng hòa còn lại nổi lên như các quốc gia hậu Xô viết độc lập. Liên bang Nga trước đây là Liên bang Nga Xô viết đã thừa nhận các quyền và nghĩa vụ của Liên Xô và được công nhận là quốc gia kế thừa trên thực tế của nước này. Đồng thời, Ukraine theo luật pháp tuyên bố rằng họ là một người kế thừa nhà nước của cả Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina và Liên Xô. [5] Ngày nay, Nga và Ukraine có tranh chấp đang diễn ra đối với tài sản để lại của Liên Xô trước đây. [6] Liên Xô đã tạo ra nhiều thành tựu công nghệ và đổi mới quan trọng của thế kỷ 20, bao gồm cả vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, người đầu tiên bay vào vũ trụ và tàu thăm dò đầu tiên đáp xuống hành tinh khác, Sao Kim. Đất nước này có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quân đội thường trực lớn nhất thế giới. [7] [8] [9] Liên Xô được công nhận là một trong năm quốc gia có vũ khí hạt nhân. Quốc gia này từng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đồng thời là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Liên hiệp Công đoàn Thế giới (WFTU) và là thành viên hàng đầu của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CMEA) và Hiệp ước Warsaw. |
” |
- @Hongkytran: Đã sửa đổi theo yêu cầu, và sửa các tên gọi để viết theo tiếng Nga. NHD (thảo luận) 17:13, ngày 8 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Tham khảo
- ^ Encyclopedia Britannica: Union of Soviet Socialist Republics
- ^ Thurston, Robert W. (1998). Life and Terror in Stalin's Russia, 1934–1941. Yale University Press. tr. 139. ISBN 978-0-300-07442-0.
- ^ Michael Jabara Carley. End of the 'Low, Dishonest Decade': Failure of the Anglo-Franco-Soviet Alliance in 1939. Europe-Asia Studies, Vol. 45, No. 2 (1993), pp. 303–341. Stable URL:
- ^ Watson, Derek (2000). “Molotov's Apprenticeship in Foreign Policy: The Triple Alliance Negotiations in 1939”. Europe-Asia Studies. 52 (4): 695–722. doi:10.1080/713663077. JSTOR 153322.
- ^ ЗАКОН УКРАЇНИ Про правонаступництво України
- ^ РФ обсудит "нулевой вариант" долгов СССР, если Украина компенсирует $20 млрд долга
- ^ GDP – Million 1990. CIA Factbook. 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
- ^ Scott and Scott (1979) p. 305
- ^ “October 30, 1961 – The Tsar Bomba: CTBTO Preparatory Commission”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2018.
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 2 tháng 4 năm 2020
sửaYêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
Những bảo quản viên hãy mở khóa cho trang này và hãy lùi sửa đổi ở phần đầu tiên vì nó dịch ra từ wikipedia tiếng Anh như vậy là ăn cắp thông tin nên cần phải bảo trì sửa chữa trang này như cũ, hãy quay về phiên bản của Marie Gulleya trước đây. Vì những mục đó tôi không hề ăn cắp từ các wikipedia khác mà do ý tưởng tôi tự nghĩ ra, tự sưu tập thông tin. Hãy để trang Liên Xô không bị trùng lặp thông tin, từ ngữ với khác wikipedia ngôn ngữ khác. Marie Gulleya (thảo luận) 12:45, ngày 2 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Phá hoại
sửaBạn nào đó xóa "giết cảnh sát toà án ủy ban đểu" trong bài dùm. Hahahihihuhu (thảo luận) 03:54, ngày 22 tháng 3 năm 2021 (UTC)