Lã hậu

Vợ cả của Lưu Bang, hoàng hậu và hoàng thái hậu nhà Hán.
(Đổi hướng từ Lã Hậu)

Lã hậu (chữ Hán: 呂后, 241180 TCN[1]), có âm khác Lữ hậu, thường gọi Lã Thái hậu (呂太后)[2] hay Hán Cao hậu (漢高后)[3], là vị Hoàng hậu duy nhất của Hán Cao Tổ Lưu Bang - Hoàng đế sáng lập nên triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Bà là Hoàng hậu đầu tiên của nhà Hán, cũng là hoàng hậu chính thức đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi Hán Cao Tổ băng hà, bà tiếp tục đăng ngôi vị Hoàng thái hậu, từng can dự triều chính dưới triều đại Hán Huệ Đế Lưu Doanh, cuối cùng là Lâm triều xưng chế dưới thời hai Thiếu Đế là Lưu CungLưu Hồng (194 TCN - 180 TCN), tổng cộng nắm quyền 15 năm.

Lã hậu
呂后
Hán Cao Đế Hoàng hậu
Nhiếp chính nhà Hán
Cai trị23 tháng 6 năm 195 TCN18 tháng 8 năm 180 TCN
(15 năm, 56 ngày)
Quân chủHán Huệ Đế
Lưu Cung
Lưu Hoằng
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị202 TCN195 TCN
Tiền nhiệmHoàng hậu đầu tiên
Kế nhiệmHiếu Huệ Trương hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị23 tháng 6 năm 195 TCN – 18 tháng 8 năm 180 TCN
(15 năm, 56 ngày)
Tiền nhiệmHoàng thái hậu đầu tiên
Kế nhiệmVăn Đế Bạc Thái hậu
Vương hậu Hán
Tại vị206 TCN - 202 TCN
Thông tin chung
Sinh241 TCN
Bái huyện, Sơn Đông
Mất18 tháng 8, -180(-180-08-18) (60–61 tuổi)
Trường An, nhà Hán
An tángTrường lăng (長陵)[note 1]
Phối ngẫuHán Cao Tổ
Lưu Bang
Hậu duệLỗ Nguyên Công chúa
Hán Huệ Đế
Tên đầy đủ
Lã Trĩ (呂雉)
Tự: Nga Hủ (娥姁)
Thụy hiệu
Cao Hoàng hậu
(高皇后)[note 2]
Thân phụLã Văn

Tuy là Hoàng tổ mẫu đầu tiên trong lịch sử, nhưng Lã Thái hậu chưa hề nhận danh vị Thái hoàng thái hậu, mà vẫn chỉ dùng danh tôn Hoàng thái hậu. Với quy cách và quyền hành ngang với một Hoàng đế, gọi là "Lâm triều xưng chế", Lã hậu khống chế triều đình chính thức suốt 8 năm[4]. Thời kỳ trị vì của bà được liệt kê riêng biệt thành một giai đoạn trong lịch sử nhà Hán, được ghi chép sử sách thành một Bản Kỷ (本纪) trong bộ Sử ký Tư Mã Thiên, vốn chỉ để chép truyện về các Hoàng đế. Từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung hoa, lập nên Đế quốc tại Trung Nguyên, bà là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ quyền lực tối cao, ngang ngửa với các Hoàng đế. Thời kỳ bà nắm quyền, đã sử dụng thuật Hoàng lão làm chính sách, phế bỏ Hiệp thư luật (挟书律), lại tìm trong dân gian các điển sách, thư tịch cổ nào cũng đều đem về cất giữ trong tàng thư các. Đoạn kết "Lã hậu bản kỷ" trong Sử Ký ghi nhận: "Thời Lã hậu cầm quyền tuy có làm đảo lộn cung đình nhà Hán, giết hại các hoàng tử nhà Hán nhưng không làm xáo trộn đời sống xã hội, ít dùng hình phạt với dân chúng, thiên hạ được yên, nhân dân lo cày cấy, ăn mặc no đủ"[5].

Đối với văn hóa Trung Hoa, Lã hậu cùng Võ Tắc ThiênTừ Hi thái hậu là những người phụ nữ chuyên chính nổi bật nhất lịch sử Trung Quốc. Đặc biệt bà cùng Võ Tắc Thiên, hợp xưng [Lã Võ; 呂武], trở thành hình tượng lớn cho 2 người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử, bà cùng Võ Tắc Thiên cũng là 2 người phụ nữ hiếm hoi có thời gian trị vì được biên thành ["Kỷ"] trong các sách lịch sử chính thống.

Thời trẻ sửa

Thân thế sửa

Lã hậu có tên thật là Lã Trĩ (呂雉), biểu tựNga Hủ (娥姁)[6][7]. Cha Lã Trĩ là Lã Văn (呂文, cũng gọi [Lã Công; 呂公])[note 3], nguyên quán ở Đan Phụ (單父; nay là huyện Thiền tỉnh Sơn Đông). Trong nhà bà còn 2 anh trai là Lã Trạch (吕泽) và Lã Thích Chi (吕释之); ngoài ra còn 2 chị em gái Lã Trường Hủ (吕長姁) và Lã Tu (吕媭).

Thời nhà Tần, Lã Công dời nhà đến Bái huyện (沛县; nay huyện Bái, tỉnh Giang Tô) để tránh bị trả thù[8]. Tại đây, Lã Công với Huyện lệnh của Bái huyện là bạn bè nhiều năm, nay toàn gia dời nhà đến đây thì tụ tập chúc mừng, trong đó có nhiều hào kiệt thân hữu của huyện lệnh cũng đến. Trong buổi tiệc đó, Lã Công gặp Lưu Bang – lúc đó mới làm chức Đình trưởng (亭長). Nguyên là theo lệ, Chưởng lại Tiêu Hà sắp xếp ai mừng tiền nhiều trên 1.000 đồng thì để ra bên ngoài khách đường, Lưu Bang dù không mang một văn tiền nào, cũng ghi vào trong bái tiếp mình góp 10.000 đồng tiền. Khi xem bái thiếp, Lã Công rất giật mình, bèn thân ra cửa đón tiếp, có ý yêu mến Lưu Bang[9][10][11]. Với tâm lý đó, Lã Công dòm xem tướng số, cho rằng Lưu Bang sẽ làm nên nghiệp lớn, bèn gả Lã Trĩ cho Lưu Bang. Bà kém Lưu Bang chừng 15 tuổi.

Bà Lã nghe chồng mình như vậy, bèn vội xen vào:「"Ông vốn coi trọng con gái chúng ta, quả quyết sẽ gả cho quý nhân. Bái huyện lệnh đối đãi rất tốt, còn có ý thông gia, ông còn chưa từng đồng ý, thế mà vì sao lại gả cho loại người như Lưu Quý?"[note 4]. Dù vậy, Lã Công vẫn kiên trì đem Lã Trĩ gả cho Lưu Bang[12]. Trong thời gian này, Lã Trĩ sinh cho Lưu Bang một trai một gái, về sau chính là Hán Huệ Đế Lưu Doanh và Lỗ Nguyên công chúa. Khi Lưu Bang đảm nhiệm Đình trưởng , thường xuyên xin nghỉ về nhà. Có một lần, Lã Trĩ cùng hai đứa nhỏ ở đồng ruộng làm cỏ, có một ông lão đi ngang qua, muốn chút nước uống, Lã Trĩ bèn mời ông lão ăn cơm. Ông lão nhìn Lã Trĩ, bèn nói:「"Bà là người đại quý khắp thiên hạ"」. Sau đó, Lã Trĩ mời ông lão xem tướng cho hai đứa nhỏ, ông lão nhìn Lưu Doanh mà nói:「"Đức bà sở dĩ hiển quý, chính là nhờ vào đứa bé trai này!"」, ông lão nhìn sang con gái, cũng nói đây là quý tướng. Khi ông lão đi rồi, Lã Trĩ đem chuyện đó nói với Lưu Bang, thì Lưu Bang hồ hởi đuổi theo ông lão xem cho mình, ông lão nói cả ba người kia đều là quý tướng, thì ắt hẳn ông cũng là đại hiển đại quý. Lưu bang cảm tạ, nói rằng về sau có hiển quý, sẽ không quên ơn ông lão. Tuy nhiên về sau cả Lưu bang cũng không tìm ra ông lão ấy đi đâu về đâu[13].

Lúc này, trong thiên hạ có lời đồn “Đông Nam có Thiên tử khí” (東南有天子氣), nên Tần Thủy Hoàng thường sang Đông Nam du tuần, cốt là để trấn áp khí của Thiên tử âm mưu tạo phản. Lưu Bang cho rằng có liên hệ với mình, bèn thường trốn lên vùng núi Nãng San. Lã Trĩ cùng những người khác chia nhau ra tìm kiếm, lần nào cũng tìm ra được chỗ chính xác của Lưu Bang. Nhiều lần như vậy, Lưu Bang cảm thấy kì quái nên hỏi, Lã Trĩ bèn nói cứ hễ Lưu Bang đi đến đâu thì trên trời đều có mây tụ đến đó, nên lúc nào cũng dễ dàng tìm ra. Tin đồn truyền ra, nhiều người cho rằng Lưu Bang có đại hiển đại quý, tụ họp về rất đông[14].

Con tin ở Tây Sở sửa

Lưu Bang khởi nghĩa chống nhà Tần, sau đó cùng Hạng Vũ tranh giành thiên hạ. Năm Hán nguyên niên (206 TCN), Lưu Bang mệnh quân đón Lã Trĩ, Lưu Thái Công cùng thân quyến. Quân Sở nhân đó đánh vào thủ phủ của Hán là thành Dương Hạ (nay là Thái Khang, Chu Khẩu). Cùng năm, cha của Lã Trĩ là Lã Công được Lưu Bang phong Lâm Tứ hầu (臨泗侯). Hai người anh bà là Lã Trạch, Lã Thích đều làm tướng dưới quyền Lưu Bang, theo Lưu Bang đi đánh dẹp. Anh cả bà là Lã Trạch tử trận, hai người con là Lã Đài, Lã Sản đều được phong tước Hầu.

Năm Hán thứ 2 (205 TCN), tháng 4, Lưu Bang nhân Hạng Vũ sa lầy chiến tranh ở đất Tề, bèn cùng các chư hầu tiến vào đánh chiếm kinh đô Tây Sở là Bành Thành. Do có nhiều chư hầu quy phục, thanh thế rất lớn nên Lưu Bang chủ quan, bị Hạng Vũ mang 3 vạn quân về đánh cho đại bại. Lưu Bang vội vã bỏ chạy, riêng Lã Trĩ cùng cha chồng là Lưu Thái Công bị quân Tây Sở bắt được. Hạng Vũ bắt được hai người, sai giam lại làm con tin. Lúc đó Lã Trĩ vẫn có người xá nhân của Lưu Bang bị lạc lại là Thẩm Tự Cơ theo hầu hạ[15]. Lã Trĩ và cha chồng bị giữ ở Tây Sở 2 năm.

Năm Hán thứ 4 (203 TCN), tháng 9, Lưu Bang và Hạng Vũ giảng hòa, giao ước lấy Hồng Câu làm ranh giới, Hạng Vũ bèn tha cho Lưu Công và Lã Trĩ về với Hán vương Lưu Bang. Lã Trĩ được phong là Vương hậu, cha bà Lã Công cùng năm ấy qua đời. Năm sau (202 TCN), Lưu Bang hợp sức với các chư hầu diệt được Hạng Vũ, làm chủ cả thiên hạ.

Hoàng hậu nhà Hán sửa

Giết hại công thần sửa

Tuy đánh bại Hạng Vũ và lên ngôi Hoàng đế, nhưng trong quốc gia lúc đó nhiều nơi không khuất phục triều đình khiến Lưu Bang phải cầm quân đánh dẹp liên miên. Lưu Bang lập Lã Trĩ làm Hoàng hậu, Lưu Doanh con bà được lập làm Hoàng thái tử, cùng với Thừa tướng Tiêu Hà và các đại thần trông coi triều chính tại Trường An.

Lã hậu mau chóng thể hiện tài trí một nhà cai trị khôn ngoan, có tài năng và cứng rắn, cũng mau chóng bà có giao tình tốt với các mệnh quan triều đình. Tất cả một phần đều kính bà, một phần đều sợ sự tàn nhẫn, cứng rắn trong hành vi cai trị của bà. Trong số nhiều công thần bị Hán Cao Tổ trừ khử để phong cho các con mình thay thế làm chư hầu, Lã Hậu tham gia trực tiếp vào 2 vụ. Đó là cái chết của Hàn TínBành Việt.

Năm Cao Tổ thứ 10 (197 TCN), Trần Hy làm phản ở đất Cự Lộc[note 5]. Lưu Bang triệu tập Lương vương Bành Việt đến hội quân để đánh Hy, nhưng Bành Việt cáo ốm không đi, chỉ cho bộ tướng đi thay. Lưu Bang bèn sai sứ bất ngờ đến bắt Việt giải về Lạc Dương. Lưu Bang nghĩ Việt có công lao nên không giết mà chỉ đày vào huyện Thanh Y (青衣縣)[note 6], đất Thục. Đúng lúc này, Lã hậu từ Trường An ra Lạc Dương thì gặp Bành Việt ở đất Trịnh. Bành Việt đến xin gặp Lã hậu để kêu oan, nhờ bà nói với Hán Cao Tổ tha tội, xin được về quê Xương Ấp[note 7]. Lã hậu nhận lời, nhưng khi trở về Lạc Dương bà lại khuyên Lưu Bang rằng:"Bành Việt là dũng tướng, nếu thả vào đất Thục mà dấy quân làm phản thì để ẩn hoạ cho mình, chi bằng giết luôn để trừ hậu hoạ". Lưu Bang nghe theo. Lã hậu bèn sai một môn khách của Bành Việt đứng ra tố cáo rằng: "Bành Việt muốn xin về Xương Ấp, thực chất là để làm phản"[16]. Lưu Bang và Lã hậu cứ theo đó, sai Đình uý Điền Khai làm án, lệnh giết cả họ Bành Việt.

Sang năm sau (196 TCN), đại tướng Hàn Tín có công lao lớn nhất trong các công thần mà Lưu Bang rất đề phòng trong nhiều năm, đã bị lừa bắt về kinh đô. Cùng trong vụ Trần Hy làm phản, trong khi Lưu Bang mang quân đi dẹp thì Lã hậu cầm quyền ở kinh đô sai thừa tướng Tiêu Hà đến gặp Hàn Tín dụ rằng:「"Trần Hy đã chết, các chư hầu, các quan đều đến mừng. Tuy ngài ốm, cũng xin cố gắng vào mừng"」. Hàn Tín theo Tiêu Hà vào cung, Lã Hậu lập tức sai võ sĩ trói lại, kết tội Hàn Tín đồng mưu với Trần Hy làm phản và mang chém ở nhà treo chuông trong cung Trường Lạc. Sau đó bà giết cả ba họ nhà Hàn Tín. Sau này Lưu Bang đã dẹp xong quân của Trần Hy trở về kinh đô, nghe tin Hàn Tín chết vừa mừng vừa thương.

Giúp con giữ ngôi Thái tử sửa

Ngoài Lã hậu, Lưu Bang còn nhiều phi tần khác, trong đó có Thích phu nhân xinh đẹp nên rất được sủng ái, sinh được Lưu Như Ý. Lưu Doanh làm Thái tử, có Thúc Tôn Thông (叔孫通)[note 8] làm Thái phó, Trương Lương làm Thiếu phó giúp. Nhưng Lưu Bang sau thấy Lưu Như Ý thông minh, nói rằng "Như Ý giống ta", lại thêm Thích phu nhân luôn ve vãng lời ra tiếng vào, điều này khiến Cao Tổ muốn bỏ Doanh để lập Như Ý.

Năm thứ 12 (195 TCN), Cao Tổ bình định phản loạn Anh Bố, lúc này ông đã bị thương rất nghiêm trọng, Thích phu nhân theo hầu, càng khiến cho ông có ý định phế Lưu Doanh mà lập Như Ý lên thay. Trương Lương can gián không thành, bèn cáo bệnh không vào triều, còn Thúc Tôn Thông lấy chết can gián, Cao Tổ vờ chịu theo, nhưng ý chí đã quyết[17].

Lã hậu lo sợ, không biết làm thế nào, có người bẩm tấu Lã hậu nên hỏi Trương Lương, và Lã hậu bèn sai anh trai là Lã Trạch đến nhờ. Ban đầu Trương Lương định từ chối, nhưng Lã Trạch cố nài nên Lương đành nhận lời. Nhờ Trương Lương giúp, Lưu Doanh mời được 4 hiền sĩ Thương Sơn tứ hạo (商山四皓); là Đông Viên công (東園公), Lộc Lý (甪里), Ỷ Lý Quý (綺里季) và Hạ Hoàng công (夏黃公) mà trước đó chính Cao Tổ không sao mời nổi[18]. Một hôm khi dự yến tiệc, Thái tử Lưu Doanh rót rượu đứng chầu. Bốn người theo Thái tử tuổi đều ngoài tám mươi, mày râu bạc phơ, áo mũ rất đẹp. Cao Tổ lấy làm lạ hỏi, bốn người tiến đến thưa, kể họ tên. Cao Tổ hoàng đế kinh ngạc, hỏi ra mới biết là các hiền sĩ mà bấy lâu mình mời không được. Bốn người nói với Cao Tổ:「"Bệ hạ khinh kẻ sĩ, hay mắng người, bọn thần nghĩa khí không chịu nhục, cho nên sợ mà trốn tránh. Nay trộm nghe thái tử là người nhân đức hiếu thảo, cung kính, thương yêu kẻ sĩ, trong thiên hạ không ai không vươn cổ muốn vì Thái tử mà chết, vì vậy chúng tôi đến đây"」. Cao Tổ nói:「"Phiền các ông nhờ giúp đỡ Thái tử cho trót"[19]

Bốn người chúc thọ xong, đứng dậy đi ra. Cao Tổ cho gọi Thích phu nhân vào, chỉ bốn người kia bảo rằng:「"Ta muốn đổi nó, nhưng bốn người kia đã giúp nó. Lông cánh nó đã thành, khó mà lay chuyển được. Lã hậu là chủ của ngươi rồi đấy!"」. Thích phu nhân thống khổ không thôi, bèn múa hát ca thán[20]. Do đó, Lưu Doanh giữ được ngôi Thái tử không bị truất. Về sau, Cao Tổ phong Lưu Như Ý làm Triệu vương (趙王)[note 9].

Bên giường bệnh hỏi di huấn sửa

Cũng vào năm thứ 12 (195 TCN), Hán Cao Tổ Lưu Bang sau khi không phế Thái tử nữa, đã trở bệnh rất nặng. Lã hậu lo lắng, bèn mời danh y thiên hạ vào cung trị liệu, nhưng Cao Tổ biết mình không thể qua khỏi, bèn không cho chữa bệnh, thưởng 50 lạng vàng rồi cho lui.

Lã hậu ở bên giường bệnh, trực tiếp hỏi ông:「"Bệ hạ trăm tuổi rồi và tướng quốc Tiêu Hà cũng mất thì lấy ai thay?"」. Cao Tổ bèn đáp là Tào Tham, Lã hậu lại hỏi tiếp thì Cao Tổ đáp:「"Vương Lăng có thể được, nhưng Vương Lăng hơi gàn. Trần Bình có thể giúp ông ta. Trần Bình thì trí khôn có thừa, nhưng khó mà làm một mình. Chu Bột là người trung hậu, ít văn hoá nhưng người làm họ Lưu được an chính là Chu Bột đấy, có thể cho ông ta là Thái úy"[21]. Sau đó, Cao Tổ giá băng, Lã hậu đợi 4 ngày vẫn chưa phát tang. Vì Thái tử Lưu Doanh còn nhỏ, Lã hậu sợ các tướng không phục sẽ làm loạn, do đó bàn mưu với Thẩm Tự Cơ định giết chết các công thần. Tướng Lịch Thương ở kinh thành biết mưu đó, khuyên Thẩm Tự Cơ nên can Lã hậu không thực hiện ý định này, vì sẽ kích động các tướng đang cầm quân ở ngoài làm phản. Thẩm Tự Cơ vội đi nói với Lã hậu, bà bèn báo tang Hán Cao Tổ, vì vậy không xảy ra biến cố nào.

Thái tử Lưu Doanh thuận lợi lên nối ngôi, tức là Hán Huệ Đế, Lã hậu được tôn làm Hoàng thái hậu.

Hoàng thái hậu nhà Hán sửa

Nhân trư sự kiện sửa

Lã Thái hậu không hãm hại đại đa số các phi tần của Hán Cao Tổ, ngược lại còn hậu đãi và đối xử theo như luật đề ra. Những phi tần nào sinh được con trai đều được phong tước Vương thái hậu (王太后) và cùng con trai trở về đất phong cư ngụ, như trường hợp của Bạc phu nhân, mẹ của Đại vương Lưu Hằng. Chỉ trừ duy nhất trường hợp của Thích phu nhân, vị phi tần đã cậy sủng kiêu ngạo muốn con trai mình Triệu vương Lưu Như Ý thay thế ngôi Thái tử của Lưu Doanh. Lưu Như Ý lúc đó đang ở đất phong nước Triệu, nên Lã Thái hậu đã trừng phạt Thích phu nhân.

Năm Hiếu Huệ nguyên niên (195 TCN), tháng 12, Lã Thái hậu sai bắt giam Thích phu nhân ở Vĩnh Hạng cung[22]. Oán hận Thái hậu, Thích phu nhân ngâm nga câu:「"Con là Vương, mà mẹ già đây phải là nô bộc, suốt ngày giã gạo đến sắp tối, thường thường bầu bạn với cái chết! Mẹ con phân ly ba nghìn dặm, làm sao có thể báo cho con biết tin?"[23]. Lã Thái hậu tức giận, bèn gọi Triệu vương Như Ý đến Trường An, âm mưu hạ độc Triệu vương. Sứ giả của Lã Thái hậu triệu tập, Tướng quốc nước Triệu là Chu Xương cự tuyệt không nghe lệnh. Lã Thái hậu cả giận, bèn sai người gọi Chu Xương về. Chu Xương về đến Trường An, Thái hậu lại sai người mời Triệu vương lần nữa, đành phải ra đi. Hán Huệ Đế thương em, biết Thái hậu giận, nên thân hành đón Như Ý ở Bá Thượng, rồi luôn luôn kèm lúc Như Ý đi đứng, ăn uống. Lã Thái hậu muốn giết Như Ý nhưng không có dịp. Một hôm, Huệ đế buổi sớm ra đi săn bắn, Như Ý không theo do còn sớm tham ngủ. Thái hậu nghe tin Như Ý ở một mình, bèn sai người mang thuốc độc đến cho Như Ý uống. Như Ý uống xong thì chết.

Năm Hiếu Huệ thứ 2 (194 TCN), mùa đông, Lã Thái hậu bắt đầu trả thù Thích phu nhân. Lã Thái hậu bèn sai chặt chân tay Thích phu nhân, móc mắt, đốt tai, bắt uống thuốc thành câm, cho ở trong nhà tiêu gọi đó là Nhân trư (人彘), nghĩa là con người lợn. Sau mấy hôm, Thái hậu cho gọi Huệ Đế vào để xem "Nhân trư". Hán Huệ Đế thấy, ngạc nhiên bèn hỏi, biết đó là Thích phu nhân, liền khóc rống lên, do quá ám ảnh mà ông mắc bệnh, sai người nói với Thái hậu:「"Việc đó không phải là việc con người làm! Ta là con của thái hậu, không thể nào trị thiên hạ được"![24]. Huệ Đế bất lực trước sự độc ác của Thái hậu, không có cách nào ngăn cản được, vì thế ngày đêm uống rượu chơi bời dâm dật, không nghe chính sự, cho nên mắc bệnh. Vì thế, Lã Thái hậu nắm quyền chuyên chánh[25].

Chủ trì chính sự sửa

Sau khi Huệ Đế lâm bệnh, triều chính đều do Lã Thái hậu tạm quản. Mùa đông năm Huệ Đế thứ 2 (194 TCN), những người anh em là Nguyên vương nước Sở, Điệu vương nước Tề (Lưu Phì) đến chầu. Hán Huệ Đế cùng ăn tiệc và uống rượu với Tề vương Lưu Phì trước mặt Lã Thái hậu, vì ông cho rằng Lưu Phì là anh nên để ngồi ghế trên theo lễ những người trong nhà. Thái hậu nổi giận, bèn sai rót hai chén thuốc độc đặt trước mặt mình, sai Lưu Phì chúc thọ. Khi Lưu Phì đứng dậy, Huệ Đế cũng đứng dậy nâng chén muốn cùng chúc thọ với Lưu Phì. Thái hậu sợ quá, thân hành đứng dậy hắt chén rượu của Huệ Đế.

Thấy hành động của Thái hậu, Lưu Phì lấy làm lạ, do đó không dám uống, giả vờ say đi ra. Khi hỏi, Lưu Phì biết đó là thuốc độc nên sợ hãi, tự cho rằng không thể ra khỏi Trường An nên rất lo lắng. Quan nội sử của Lưu Phì tên là Sĩ nói:「"Thái hậu chỉ có một mình Hoàng đế và Lỗ Nguyên công chúa. Nay Đại vương có hơn 70 thành, mà Công chúa[note 10] chỉ có vài thành, nếu Đại vương quả thực đem một quận dâng cho Thái hậu để làm ấp tắm gội của Công chúa, thì Thái hậu thế nào cũng mừng rỡ và Đại vương cũng không lo ngại gì"」. Tề vương Lưu Phì bèn dâng quận Thành Dương, tôn Lỗ Nguyên công chúa làm Vương thái hậu. Lã Thái hậu mừng rỡ bằng lòng, bèn đặt tiệc rượu ở cung riêng của Tề vương, sau khi uống chén rượu vui vẻ, Thái hậu cho Tề vương trở về nước mình[26].

Năm Huệ Đế thứ 3 (192 TCN), Lã Thái hậu cho người xây dựng lại quy mô thành Trường An. Sang năm (191 TCN), Thái hậu bãi bỏ Hiệp thư luật (挾書律). Đây là một luật lệ từ thời Tần Thủy Hoàng, nằm trong khuôn khổ đốt sách chôn Nho, không cho dân gian tàng trữ kiến thức sách vở. Thái hậu bỏ lệnh này, hạ chiếu cho dân gian tiếp tục tìm kiếm và dâng sách, khôi phục cựu điển đã bị hủy hoại thời Tần Thủy Hoàng.

Bức thư của Mặc Đốn sửa

Hung Nô ở phương bắc khi đó thế lực rất mạnh và hay khiêu chiến với nhà Hán. Cao Tổ hoàng đế Lưu Bang khi còn sống từng giao chiến với Hung Nô và đã gặp nguy khốn ở Bình Thành. Sang thời Lã thái hậu cầm quyền, Hung Nô tiếp tục quấy rối biên giới.

Năm Hán Huệ Đế thứ 4 (192 TCN), lúc đó Thiền vu của Hung NôMặc Đốn thiền vu chết vợ, nghe tin Lã Thái hậu thay Huệ Đế nhiếp chính, là một góa phụ, bèn viết thư tỏ tình với lời lẽ trăng gió. Sách Hán thư đã ghi lại đoạn thư của Mặc Đốn mà Tư Mã Thiên nhận xét trong Sử ký"lời lẽ bậy bạ" như sau[27]:

Lã Thái hậu đọc thư rất tức giận, định điều binh đánh Mặc Đốn. Các tướng can rằng:"Giỏi và vũ dũng như Cao Đế mà còn bị nguy khốn ở Bình Thành". Thế rồi Thái hậu đành nén giận, lấy tông thất nữ quyến phong làm Công chúa gả cho Mặc Đốn, tiếp tục giữ chính sách giảng hòa với Hung Nô để yên bờ cõi[28][29][30][31].

Lâm triều xưng chế sửa

Nữ chủ đầu tiên sửa

 
Ấn ngọc của Lã hậu, hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây.

Do bị mẹ áp chế không thể chống lại được, Huệ Đế buồn rầu sinh bệnh rồi mất sớm năm 188 TCN, khi mới 22 tuổi.

Con trai duy nhất qua đời, Lã Thái hậu tuy có khóc nhưng lại không chảy nước mắt. Người con của Trương LươngTrương Tích Cương (张辟彊) khi ấy làm Thị trung, mới 15 tuổi, nói với thừa tướng Trần Bình rằng:「"Thái hậu chỉ có một mình hoàng đế. Nay Hoàng đế mất, Thái hậu khóc lại không đau xót, ngài có biết tại sao không?"」. Trần Bình hỏi vì sao, Tích Cương nói:「"Hoàng đế không có con lớn tuổi để kế nghiệp. Thái hậu sợ bọn các ông nổi loạn. Nay ông xin cho Lã Đài, Lã Sản, Lã Lộc[note 12] làm Tướng, cầm quân giữ các đạo quân trong phía nam và phía bắc, cho những người con họ Lã vào giữ các chức vụ trong cung. Làm như thế thì thái hậu sẽ yên tâm và bọn các ông may mà tránh khỏi tai họa"」.

Thừa tướng Trần Bình bèn làm theo kế của Tích Cương. Lã Thái hậu mừng rỡ, lúc ấy khóc mới thảm thiết. Khi ấy, Trương Hoàng hậu của Hán Huệ Đế không có con. Theo Sử ký, Lã hậu đã giết chết một phi tần vừa mới sinh con cho Huệ Đế là Mỗ thị, sau đó mang đứa trẻ đến chỗ Trương hậu, giả là Hoàng hậu vừa sinh long tử[32]. Khi Hán Huệ Đế mất, đứa trẻ được đưa lên ngôi, sử gọi là Hán Tiền Thiếu Đế. Dù thân là "Hoàng tổ mẫu" của Hoàng đế, nhưng Lã Thái hậu không nhận tôn hiệu Thái hoàng thái hậu mà vẫn giữ là Hoàng thái hậu, bà công khai đăng triều thay Hoàng đế trẻ nắm quyền điều hành triều chính, gọi là [Lâm triều xưng chế; 臨朝稱制][chú thích 1].

Bằng việc này, Lã hậu trở thành "Nữ chủ nhân" đầu tiên của một chính quyền hoàng triều trong lịch sử Trung Quốc kể từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất, cũng là Nữ chủ nhân đầu tiên công khai nắm quyền mà không cần kiêng dè Hoàng đế, thực tế đã không khác gì một Nữ hoàng. Trong thời gian xưng Chế, quy cách của Lã hậu đều y hệt Hoàng đế, trong chiếu thư toàn tự xưng [Trẫm; 朕]. Bắt đầu giai đoạn này, Sử ký đều gọi từng năm là "Năm Hán Cao hậu thứ [bao nhiêu]" chứ không theo lệ là "[Thụy hiệu của Hoàng đế] năm thứ [bao nhiêu]", cho thấy rất rõ vị trí ngang hàng Hoàng đế của Lã Thái hậu[34].

Phong Vương cho ngoại thích sửa

Để củng cố quyền lực, Lã Thái hậu muốn phong cho con cháu họ Lã tước Vương, một việc cấm kị khi đó vì chỉ có hoàng tộc họ Lưu mới có quyền phong Vương, do đó Lã Thái hậu bèn dò hỏi tướng Vương Lăng. Lăng thẳng thắn nói không được, vì điều đó trái ý của Hán Cao Tổ, đấy là dựa vào câu di huấn:「"Không phải họ Lưu mà phong Vương, thiên hạ cùng vào đánh nó"[note 13]. Thái hậu bèn bãi chức Vương Lăng, cho làm Thái phó. Trần BìnhChu Bột phải lựa ý bà, tỏ ra đồng tình việc phong vương họ Lã, lúc này bà mới bằng lòng, mà họ Trần cùng họ Chu tiếp tục duy trì vị trí trong triều.

Thái hậu khi xưng Chế vừa xong, bèn phong cho các cháu và thân thích, cháu cả Lã Đài được phong làm Lã vương (呂王), đứng đầu các Vương hầu họ Lã. Kế thứ là Lã Lộc làm Triệu vương (趙王), Lã Thông làm Yên vương (燕王). Cha của Lã Thái hậu là Lã Công được truy tôn Lã Tuyên vương (呂宣王), cho con gái Lã Lộc lấy Thành Dương Cảnh vương Lưu Chương, cùng một số con em họ Lã khác. Ngoài ra, bà còn cất nhắc tình nhân Thẩm Tự Cơ từng theo hầu hạ bà trước kia lên làm Tả thừa tướng. Tư Mã Thiên đã kín đáo chép về việc này trong Sử ký rằng:「"Tả thừa tướng không làm việc, thường lo việc ở trong cung"」. Tự Cơ được tin dùng, nhiều quan viên muốn được việc phải nhờ cậy[15][35].

Năm Cao hậu thứ 2 (186 TCN), Lã Đài qua đời, con là Lã Gia (呂嘉) thừa tước. Năm thứ 4 (184 TCN), em gái bà là Lã Tu được phong Lâm Quang hầu (臨光侯), là phụ nữ đầu tiên được thụ phong tước vị dành cho nam giới. Cùng năm ấy, một cháu trai khác của Thái hậu là Lã Tha (呂他) được thụ phong Du hầu (俞侯), Lã Canh Thủy (呂更始) làm Chuế Kỳ hầu (贅其侯), Lã Phẫn (呂忿) làm Lã Thành hầu (呂城侯); năm đó thụ phong rất nhiều người trong các nhánh nhỏ gia tộc họ Lã, vị chi hơn 10 người đều thụ phong.

Tàn sát họ Lưu sửa

Năm thứ 4 (184 TCN), Lã Thái hậu chuyên chế được 4 năm, vị Thiếu Đế Lưu Cung dần trưởng thành và hiểu chuyện.

Thiếu Đế nghe nói mẹ mình bị Lã Thái hậu giết, còn mình không phải là con của Hiếu Huệ Hoàng hậu, bèn nói:「"Hoàng thái hậu làm sao có thể giết mẹ ta mà gọi ta là con? Giờ ta còn bé, nếu ta trưởng thành thì sẽ thay đổi"[36]. Thái hậu nghe nói rất tức giận, sợ Thiếu đế chống lại mình, bèn giam Thiếu đế ở Vĩnh Hạng cung, nói rằng hoàng đế bị mắc bệnh nặng không thể gặp người ngoài được. Bà loan tin Thiếu đế bị bệnh nặng không làm hoàng đế được, nên lập người khác. Không ai dám ngăn cản, bà bèn sai giết Thiếu đế và lập một người con khác của Huệ đế là Thường Sơn vương Lưu Nghĩa làm Hoàng đế, cải danh gọi Lưu Hồng. Lã Thái hậu vẫn tiếp tục cầm quyền chính trong triều.

Sau khi giết Triệu vương Lưu Như Ý, Lã Thái hậu lập Hoài Dương vương Lưu Hữa lên thay làm Triệu vương. Lã Thái hậu gả một người con gái họ Lã cho Lưu Hữu nhưng không được Lưu Hữu sủng ái, Lã thị bèn tìm cách vu cáo với Lã thái hậu rằng Lưu Hữu bắt bình việc bà ta phong Vương cho họ Lã. Năm Cao hậu thứ 7 (181 TCN), Lã Thái hậu triệu Lưu Hữu vào chầu rồi bắt giam ông lại, bỏ đói cho đến chết. Sau khi Lưu Hữu qua đời, Thái hậu cho an táng ông theo lễ của dân thường rồi lập anh ông là Lương vương Lưu Khôi làm Triệu vương[37]. Sau khi phong Lưu Khôi đến đất Triệu, Lã Thái hậu ép ông lấy con gái của Lã Sản em mình, và giết sủng phi của ông. Tháng 6 năm đó, Lưu Khôi vì thương tiếc người sủng phi bèn tự tử chết theo. Ông làm Triệu vương chưa đấy một năm. Lã Thái hậu lấy cớ Lưu Khôi tự sát, phế con ông, lập Lã Lộc làm Triệu vương.

Qua đời sửa

Năm Cao hậu thứ 8 (180 TCN), tháng 7, Lã Thái hậu mắc bệnh nặng. Biết mình không qua khỏi, bà phong cháu Lã Lộc làm Thượng tướng quân thống lĩnh Bắc quân, cho Lã vương Sản làm Tướng quốc thống lĩnh Nam quân, khống chế lực lượng hộ vệ trong hoàng cung. Bà nói với con em họ Lã: 「"Sau khi bình định thiên hạ, Cao Tổ có giao ước với các quan đại thần: 'Ai không phải họ Lưu mà làm Vương thì thiên hạ cùng đánh nó'. Nay họ Lã làm Vương thì các quan đại thần không chịu. Nếu ta chết đi, Hoàng đế còn ít tuổi, sợ các đại thần gây biến loạn. Hai ngươi phải cầm quân giữ lấy cung, chớ có đi theo đám tang, đừng để cho người nào áp chế mình"[38][39].

 
Trường lăng, nơi an táng Lã hậu, địa phận tại Hàm Dương, Thiểm Tây ngày nay.

Ngày 30 tháng 7 (tức ngày 18 tháng 8 dương lịch) năm đó, Lã Thái hậu băng hà, chung niên thọ chừng 61 tuổi. Thụy hiệu của bà án theo thụy của Cao Tổ, là Cao Hoàng hậu (高皇后), nên sử gia thường gọi là [Cao hậu] hay [Hán Cao hậu]. Bà được hợp táng tại Trường lăng (長陵) cùng Hán Cao Tổ.

Sau khi Lã Thái hậu qua đời, triều đình nhà Hán bắt đầu đại loạn, gọi là Loạn chư Lã. Trong từng bước gầy dựng thế lực của họ Lã, Lã Thái hậu đã đụng chạm không ít các hoàng thân của nhà họ Lưu, khiến họ Lưu và họ Lã xích mích nhau, nên trước khi qua đời Lã Thái hậu đã cố gắng dàn xếp bằng cách ban hoàng kim ngàn cân cho các chư hầu toàn quốc, lại cho Lã Lộc và Lã Sản tước vị Tướng quốc, cho con gái Lã Lộc làm Hoàng hậu, cốt là để làm chỗ dựa cho họ Lã. Tuy nhiên, hai người cháu của Lã Thái hậu, cũng là đứng đầu khi ấy của dòng họ là Lã Lộc và Lã Sản không phải là đối thủ của các đại thần khai quốc nhà Hán như Trần Bình, Chu Bột. Bên ngoài có Tề vương Lưu Tương khởi binh, bên trong có hai người Trần, Chu đã làm binh biến, đã tiến hành thành công giết hết các tướng họ Lã mà Lã Thái hậu dựng lên để lấy lại thiên hạ cho họ Lưu.

Vì không muốn hình ảnh Lã Thái hậu tiếp tục tồn tại, các giai cấp thống trị họ Lưu đồng lòng cho rằng Hậu Hán Thiếu Đế, cùng hai con thứ xuất của Hán Huệ Đế Lưu Doanh đều là giả mạo, bèn tiến hành phế bỏ và giết hại. Sau khi tiến hành tàn sát Hoàng đế do Lã Thái hậu lập nên, các thế lực họ Lưu kiên quyết chọn một người không có nhà mẹ mạnh để lên ngôi, sau khi cân nhắc cháu đích tôn của Cao Tổ là Tề vương Lưu Tương không được vì nhà mẹ quá ác độc, thì họ bàn ra rằng: "Nhà họ Bạc, mẹ Đại vương Hằng, con thứ tư của Cao Tổ, là người hiền đức, nên lập lên ngôi". Do đó, Đại vương Lưu Hằng được lập làm người kế vị, tức là Hán Văn Đế[40].

Gần cuối đời nhà Tân của Vương Mãng (9 SCN – 23 SCN), thi hài của Lã hậu bị phiến quân khởi nghĩa Xích Mi mạo phạm khi cướp phá Trường lăng. Thời Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú - người đã lật đổ Vương Mãng, khôi phục nhà Hán, Bạc phu nhân được tôn làm ["Cao Hoàng hậu"] thay thế và được hợp táng cùng Hán Cao Tổ. Còn Lã hậu thì bị truy phế, phần mộ bị dời ra khỏi Trường lăng.

Gia quyến sửa


  1. Hán Huệ Đế Lưu Doanh.
  2. Lỗ Nguyên công chúa (魯元公主), không rõ tên thật.
  • Anh chị em và cháu họ:
    • Lã Trường Hủ (呂長姁), chị gái trưởng.
      • Lã Bình (呂平), con trai Trường Hủ, phong Phù Liễu hầu (扶柳侯).
    • Lã Trạch (呂澤), anh trai, thụy phong Điệu Vũ vương (呂悼武王).
      • Lã Đài (呂台), con trai Lã Trạch, phong Lã vương (呂王). Mất, thụy là Túc vương (肅王).
        • Lã Gia (呂嘉), con trai Lã Đài, kế tước Lã vương.
        • Lã Thông (呂通), con trai Lã Đài, phong Yên vương (燕王) năm 181 TCN.
        • Lã Phỉ (呂庀), con trai Lã Đài, phong Đông Bình hầu (東平侯).
      • Lã Sản (呂產), con trai Lã Trạch, phong Lương vương (梁王) năm 181 TCN.
    • Lã Thích Chi (呂釋之), anh trai, thụy phong Triệu Chiêu vương (趙昭王).
      • Lã Tắc (呂則), con trai Lã Thích Chi, phong Kiến Thành hầu (建成侯).
      • Lã Chủng (呂種), con trai Lã Thích Chi, phong Phái hầu (沛侯).
      • Lã Lộc (呂祿), con trai Lã Thích Chi, kế nhiệm chức Triệu vương (趙王) năm 181 TCN.
    • Lã Tu (呂嬃), em gái, vợ của danh tướng Phàn Khoái, được phong làm Lâm Quang hầu (臨光侯) năm 184 TCN.

Trong văn hóa đại chúng sửa

Năm Phim truyền hình Diễn viên thủ vai
1985 Sở hà Hán giới Thương Thiên Nga
1986 Chân mệnh thiên tử Âu Dương Bội San
1994 Tây Sở bá vương Củng Lợi
2002 Thần y hiệp lữ Lưu Tuyết Hoa
2003 Đại Hán phong Ngô Thiến Liên
2004 Sở Hán kiêu hùng Trương Khả Di
2010 Mỹ nhân tâm kế Đới Xuân Vinh
2011 Đại phong ca Vương Cơ
2012 Vương đích nữ nhân Trần Kiều Ân
2012 Sở Hán truyền kì Tần Lam
2012 Vương đích thịnh yến Tần Lam
2015 Lã hậu truyền kỳ Xa Thi Mạn (hủy vai diễn)

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Cách nói xưng Chế (稱制) là hành động "thay Hoàng đế quyết định", thế thức "Chế" là một pháp lệnh chính thức của Hoàng đế mà Tần Thủy Hoàng khởi đầu[33]. Lúc này quyền hành cai trị của người "xưng Chế" đã được xem là Hoàng đế thực sự.
  1. ^ Thời Hán Quang Vũ Đế, bà bị trục xuất khỏi Trường lăng, phế trừ tư cách Hoàng hậu.
  2. ^ Thời Hán Quang Vũ Đế, bà bị trục xuất khỏi Trường lăng, phế trừ tư cách Hoàng hậu.
  3. ^ Không rõ tên gì, cách gọi này mang nghĩa "Người đàn ông họ Lã".
  4. ^ Lưu Quý là hiệu của Lưu Bang, Quý có chữ Hán [季], nghĩa là út, vì ông là con trai út trong nhà.
  5. ^ Ngày nay là Hình Đài, Hà Bắc, Trung Quốc
  6. ^ Nay là Nhã An, Tứ Xuyên
  7. ^ Nay là Kim Hương, Sơn Đông
  8. ^ Danh sĩ từ thời nhà Tần, theo nhà Hán.
  9. ^ Triệu vương cũ là Trương Ngao, con của Trương Nhĩ, bị phế truất để ngôi đó thuộc về họ Lưu.
  10. ^ Lúc này Lỗ Nguyên công chúa đã đứng ngôi mẹ vợ của Hán Huệ Đế.
  11. ^ Chỉ Lã Hậu, vì Lã Hậu xưng chế cầm quyền điều hành
  12. ^ Là những người cháu trong họ của Lã Trĩ.
  13. ^ Nguyên văn:「非劉氏而王,天下共擊之。」

Tham khảo sửa

  1. ^ Theo sách "Các đời đế vương Trung Hoa" của Nguyễn Khắc Thuần, tr 48
  2. ^ 按《武英殿二十四史》本《史記·吕太后本纪》载:“吕太后者,高祖微时妃也,生孝惠帝、女鲁元太后。”
  3. ^ 《史記·吕太后本纪》载:“三月中,吕后祓,还过轵道,见物如苍犬,据高后掖,忽弗复见。卜之,云赵王如意为祟。高后遂病掖伤。”注:因其同一句话中前后称呼不一,疑其后改。<吕太后本纪>一卷,称“太后”57次,从始至文中,并时见于其他各卷;称“高后”仅10次,集中于吕后死前及死后三段之内,且终《史記》一书不再提及此称谓。
  4. ^ 《汉书·高后纪第三》载:“惠帝崩,太子立为皇帝,年幼,太后临朝称制,大赦天下。……四年夏,少帝自知非皇后子,出怨言,皇太后幽之永巷。诏曰:‘凡有天下治万民者,盖之如天,容之如地;上有欢心以使百姓,百姓欣然以事其上,欢欣交通而天下治。今皇帝疾久不已,乃失惑昏乱,不能继嗣奉宗庙,守祭祀,不可属天下。其议代之。’群臣皆曰:‘皇太后为天下计,所以安宗庙社稷甚深。顿首奉诏。’五月丙辰,立恒山王弘为皇帝。……八年春,封中谒者张释卿为列侯。……秋七月辛巳,皇太后崩于未央宫。遗诏赐诸侯王各千金,将相列侯下至郎吏各有差。大赦天下。”
  5. ^ 《史記索引·呂太后本紀》: 政不出户,天下晏然;刑罚罕用,罪人是希;民务稼穑,衣食滋殖
  6. ^ 《史記索引·呂太后本紀》:諱雉,字娥姁也。
  7. ^ 《漢書注·高后紀》:師古曰:「呂后名雉,字娥姁,故臣下諱雉也。姁音許於反。」
  8. ^ 《史記·高祖本紀第八》:“单父人吕公,善沛令,避仇从之客,因家沛焉。”
  9. ^ 《史記·高祖本紀第八》:“萧何为主吏,令诸大夫曰:“进不满千钱,坐之堂下。”
  10. ^ 《史記·高祖本紀第八》:“高祖为亭长,素易诸吏,乃绐为谒曰,“贺钱万”,实不持一钱。”
  11. ^ 《史記·高祖本紀第八》:“吕公大惊,起,迎之门。吕公者,好相人,见高祖状貌,因重敬之,引入坐。”
  12. ^ 《史記·高祖本紀第八》:“吕公因目固留高祖。高祖竟酒,後。吕公曰:“臣少好相人,相人多矣,无如季相,原季自爱。臣有息女,愿为季箕帚妾。”酒罢,吕媪怒吕公曰:“公始常欲奇此女,与贵人。沛令善公,求之不与,何自妄许与刘季?”吕公曰:“此非兒女子所知也。”卒与刘季。
  13. ^ 《史記·高祖本紀第八》:高祖为亭长时,常告归之田。吕后与两子居田中耨,有一老父过请饮,吕后因餔之。老父相吕后曰:“夫人天下贵人。”令相两子,见孝惠,曰:“夫人所以贵者,乃此男也。”相鲁元,亦皆贵。老父已去,高祖適从旁舍来,吕后具言客有过,相我子母皆大贵。高祖问,曰:“未远。”乃追及,问老父。老父曰:“乡者夫人婴兒皆似君,君相贵不可言。”高祖乃谢曰:“诚如父言,不敢忘德。”及高祖贵,遂不知老父处。
  14. ^ 《史記·高祖本紀第八》:秦始皇帝常曰“东南有天子气”,於是因东游以厌之。高祖即自疑,亡匿,隐於芒、砀山泽岩石之间。吕后与人俱求,常得之。高祖怪问之。吕后曰:“季所居上常有云气,故吕后望云气而得之。故从往常得季。”高祖心喜。沛中子弟或闻之,多欲附者矣。
  15. ^ a b Sử ký, Trần thừa tướng thế gia
  16. ^ Chu Mục, Trần Thâm, sách đã dẫn, tr 568
  17. ^ 《史記·留侯世家第二十五》載:漢十二年,上從擊破布軍歸,疾益甚,愈欲易太子。留侯諫,不聽,因疾不視事。叔孫太傅稱說引古今,以死爭太子。上詳許之,猶欲易之。
  18. ^ 《史記·留侯世家》:上欲废太子,立戚夫人子赵王如意。大臣多谏争,未能得坚决者也。吕后恐,不知所为。人或谓吕后曰:“留侯善画计筴,上信用之。”吕后乃使建成侯吕泽劫留侯,曰:“君常为上谋臣,今上欲易太子,君安得高枕而卧乎?”留侯曰:“始上数在困急之中,幸用臣筴。今天下安定,以爱欲易太子,骨肉之间,虽臣等百馀人何益。”吕泽彊要曰:“为我画计。”留侯曰:“此难以口舌争也。顾上有不能致者,天下有四人。四人者年老矣,皆以为上慢侮人,故逃匿山中,义不为汉臣。然上高此四人。今公诚能无爱金玉璧帛,令太子为书,卑辞安车,因使辩士固请,宜来。来,以为客,时时从入朝,令上见之,则必异而问之。问之,上知此四人贤,则一助也。”於是吕后令吕泽使人奉太子书,卑辞厚礼,迎此四人。四人至,客建成侯所。
  19. ^ 《史記·留侯世家》:谏汉十二年,上从击破布军归,疾益甚,愈欲易太子。留侯谏,不听,因疾不视事。叔孙太傅称说引古今,以死争太子。上详许之,犹欲易之。及燕,置酒,太子侍。四人从太子,年皆八十有馀,须眉皓白,衣冠甚伟。上怪之,问曰:“彼何为者?”四人前对,各言名姓,曰东园公,角里先生,绮里季,夏黄公。上乃大惊,曰:“吾求公数岁,公辟逃我,今公何自从吾儿游乎?”四人皆曰:“陛下轻士善骂,臣等义不受辱,故恐而亡匿。窃闻太子为人仁孝,恭敬爱士,天下莫不延颈欲为太子死者,故臣等来耳。”上曰:“烦公幸卒调护太子。”
  20. ^ 《史記·留侯世家》:四人为寿已毕,趋去。上目送之,召戚夫人指示四人者曰:“我欲易之,彼四人辅之,羽翼已成,难动矣。吕后真而主矣。”戚夫人泣,上曰:“为我楚舞,吾为若楚歌。”歌曰:“鸿鹄高飞,一举千里。羽翮已就,横绝四海。横绝四海,当可柰何!虽有矰缴,尚安所施!”歌数阕,戚夫人嘘唏流涕,上起去,罢酒。竟不易太子者,留侯本招此四人之力也。
  21. ^ Sử ký, Cao Tổ bản kỷ: 已而呂后問:「陛下百歲後,蕭相國即死,令誰代之?」上曰:「曹參可。」問其次,上曰:「王陵可。然陵少憨,陳平可以助之。陳平智有馀,然難以獨任。周勃重厚少文,然安劉氏者必勃也,可令為太尉。」呂后復問其次,上曰:「此後亦非而所知也。」
  22. ^ 《史記》:“吕后最怨戚夫人及其子赵王,乃令永巷囚戚夫人,而召赵王。”
  23. ^ 《漢書·外戚列傳》:「子為王,母為虜,終日舂薄幕,常與死為伍!相離三千里,當誰使告汝?」
  24. ^ 《史記·呂太后本紀》:「此非人所為。臣為太后子,終不能治天下。」
  25. ^ 《史記·吕太后本纪》:吕后最怨戚夫人及其子赵王,乃令永巷囚戚夫人,而召赵王。使者三反,赵相建平侯周昌谓使者曰:“高帝属臣赵王,赵王年少。窃闻太后怨戚夫人,欲召赵王并诛之,臣不敢遣王。王且亦病,不能奉诏。”吕后大怒,乃使人召赵相。赵相徵至长安,乃使人复召赵王。王来,未到。孝惠帝慈仁,知太后怒,自迎赵王霸上,与入宫,自挟与赵王起居饮食。太后欲杀之,不得间。孝惠元年十二月,帝晨出射。赵王少,不能蚤起。太后闻其独居,使人持酖饮之。赵王已死。於是乃徙淮阳王友为赵王。夏,诏赐郦侯父追谥为令武侯。太后遂断戚夫人手足,去眼,煇耳,饮瘖药,使居厕中,命曰“人彘”。居数日,乃召孝惠帝观人彘。孝惠见,问,乃知其戚夫人,乃大哭,因病,岁馀不能起。使人请太后曰:“此非人所为。臣为太后子,终不能治天下。”孝惠以此日饮为淫乐,不听政,故有病也。
  26. ^ 《史記·吕太后本纪》:二年,楚元王、齐悼惠王皆来朝。十月,孝惠与齐王燕饮太后前,孝惠以为齐王兄,置上坐,如家人之礼。太后怒,乃令酌两卮酖,置前,令齐王起为寿。齐王起,孝惠亦起,取卮欲俱为寿。太后乃恐,自起泛孝惠卮。齐王怪之,因不敢饮,详醉去。问,知其酖,齐王恐,自以为不得脱长安,忧。齐内史士说王曰:“太后独有孝惠与鲁元公主。今王有七十馀城,而公主乃食数城。王诚以一郡上太后,为公主汤沐邑,太后必喜,王必无忧。”於是齐王乃上城阳之郡,尊公主为王太后。吕后喜,许之。乃置酒齐邸,乐饮,罢,归齐王。
  27. ^ Sử ký Tư Mã Thiên, Hung Nô liệt truyện, tr 863
  28. ^ 《史記》卷一一〇<匈奴列传>:高祖崩,孝惠、吕太后时,汉初定,故匈奴以骄。冒顿乃为书遗高后,妄言。高后欲击之,诸将曰:“以高帝贤武,然尚困于平城。”于是高后乃止,复与匈奴和亲。
  29. ^ 《史記》卷一〇〇<季布栾布列传>:孝惠时,为中郎将。单于尝为书嫚吕后,不逊,吕后大怒,召诸将议之。上将军樊哙曰:“臣愿得十万众,横行匈奴中。”诸将皆阿吕后意,曰:“然”。季布曰:“樊哙可斩也!夫高帝将兵四十余万众,困于平城,今哙奈何以十万众横行匈奴中,面欺!且秦以事于胡,陈胜等起。于今创痍未瘳,哙又面谀,欲摇动天下。”是时殿上皆恐,太后罢朝,遂不复议击匈奴事。
  30. ^ 《汉书》卷九十四<匈奴传>:孝惠、高后时,冒顿浸骄,乃为书,使使遗高后曰:“孤偾之君,生于沮泽之中,长于平野牛马之域,数至边境,愿游中国。陛下独立,孤偾独居。两主不乐,无以自虞(娱),愿以所有,易其所无。”高后大怒,召丞相平及樊哙、季布等,议斩其使者,发兵而击之。樊哙曰:“臣愿得十万众,横行匈奴中。”问季布、布曰:“哙可斩也!前陈豨反于代,汉兵三十二万,哈为上将军,时匈奴围高帝于平城,哙不能解围。天下歌之曰:‘平城之下亦诚苦!七日不食,不能彀弩。’今歌吟之声未绝,伤痍者甫起,而哙欲摇动天下,妄言以十万众横行,是面谩也。且夷狄譬如禽兽,得其善言不足喜,恶言不足怒也。”高后曰:“善。”令大谒者张泽报书曰:“单于不忘弊邑,赐之以书,弊邑恐惧。退日自图,年老气衰,发齿堕落,行步失度,单于过听,不足以自汙。弊邑无罪,宜在见赦。窃有御车二乘,马二驷,以奉常驾。”冒顿得书。复使使来谢曰:“未尝闻中国礼义,陛下幸而赦之。”因献马,遂和亲。
  31. ^ 《汉书》卷二<惠帝纪>:三年春,发长安六百里内男女十四万六千人城长安,三十日罢。以宗室女为公主,嫁匈奴单于。
  32. ^ 《史记》卷四十九<外戚世家>:吕太后以重亲故,欲其生子万方,终无子,诈取后宫人子炎子。
  33. ^ 《史記·秦始皇本紀》: 臣等謹與博士議曰:『古有天皇,有地皇,有泰皇,泰皇最貴。』臣等昧死上尊號,王為『泰皇』。命為『制』,令為『詔』,天子自稱曰『朕』。」
  34. ^ 《史記·吕太后本纪》:七年秋八月戊寅,孝惠帝崩。发丧,太后哭,泣不下。留侯子张辟彊为侍中,年十五,谓丞相曰:“太后独有孝惠,今崩,哭不悲,君知其解乎?”丞相曰:“何解?”辟彊曰:“帝毋壮子,太后畏君等。君今请拜吕台、吕产、吕禄为将,将兵居南北军,及诸吕皆入宫,居中用事,如此则太后心安,君等幸得脱祸矣。”丞相乃如辟彊计。太后说,其哭乃哀。吕氏权由此起。乃大赦天下。九月辛丑,葬。太子即位为帝,谒高庙。元年,号令一出太后。
  35. ^ Chu Mục, Trần Thâm, sách đã dẫn, tr 70
  36. ^ 《史記·吕太后本纪》:帝废位,太后幽杀之。五月丙辰,立常山王义为帝,更名曰弘。不称元年者,以太后制天下事也。
  37. ^ Sử ký, Lã hậu bản kỉ
  38. ^ 《史記·呂太后本紀》:七月中,高后病甚,乃令趙王呂祿為上將軍,軍北軍;呂王產居南軍。呂太后誡產、祿曰:「高帝已定天下,與大臣約,曰『非劉氏王者,天下共擊之』。今呂氏王,大臣弗平。我即崩,帝年少,大臣恐為變。必據兵衛宮,慎毋送喪,毋為人所制。」
  39. ^ 《卷九十七上·外戚傳·第六十七上》: 太后持天下八年,病犬禍而崩,語在五行志。病困,以趙王祿為上將軍居北軍,梁王產為相國居南軍,戒產、祿曰:「高祖與大臣約,非劉氏王者天下共擊之,今王呂氏,大臣不平。我即崩,恐其為變,必據兵衛宮,慎毋送喪,為人所制。」
  40. ^ 《史記·呂太后本紀》: 諸大臣相與陰謀曰:「少帝及梁、淮陽、常山王,皆非真孝惠子也。呂后以計詐名他人子,殺其母,養後宮,令孝惠子之,立以為後,及諸王,以彊呂氏。今皆已夷滅諸呂,而置所立,即長用事,吾屬無類矣。不如視諸王最賢者立之。」或言「齊悼惠王高帝長子,今其適子為齊王,推本言之,高帝適長孫,可立也」。大臣皆曰:「呂氏以外家惡而幾危宗廟,亂功臣今齊王母家駟(鈞),駟鈞,惡人也。即立齊王,則復為呂氏。」欲立淮南王,以為少,母家又惡。乃曰:「代王方今高帝見子,最長,仁孝寬厚。太后家薄氏謹良。且立長故順,以仁孝聞於天下,便。」乃相與共陰使人召代王。代王使人辭謝。再反,然後乘六乘傳。後九月晦日己酉,至長安,舍代邸。大臣皆往謁,奉天子璽上代王,共尊立為天子。代王數讓,群臣固請,然後聽。

Nguồn sửa

  • Sử ký Tư Mã Thiên, bản dịch của Phan Ngọc, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2003, các thiên:
    • Cao Tổ bản kỷ
    • Lã hậu bản kỷ
    • Trần thừa tướng thế gia
    • Hung Nô liệt truyện
  • Chu Mục, Trần Thâm chủ biên (2003), 365 truyện cổ sử chọn lọc Trung Quốc, tập 3, Nhà xuất bản Thanh niên
  • Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục