Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc

Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Bài viết chọn lọc Tiêu chuẩn Đề cử (5) Rút sao (2) Giáng sao (0) Thảo luận Thống kê
Tuần tới: Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét      
Quy trình đề cử
  • Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết chọn lọc và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
  • Đặt {{UCVCL}} (viết tắt của "Ứng cử viên chọn lọc") vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
  • Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
    1. Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
    2. Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên ("tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử).
    3. Để đảm bảo chất lượng bài viết chọn lọc, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
  • Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết chọn lọc|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
Các hình thức nhận xét
Ý nghĩa
 Đồng ý {{Đồng ý}} Đồng ý chọn lọc
 Chưa đồng ý {{Chưa đồng ý}} Bài viết còn vấn đề
 Ý kiến {{Ý kiến}} Bình luận, ý kiến
Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
  • Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
    • Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
    • Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
  • Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
  • Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã  *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
  • Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã  *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
  • Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
  • Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
  • Một bài để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
  1. Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ
  2. Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
  3. Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao chọn lọc.[4] (Riêng đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
  • Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
  • Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
  • Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
  • Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVCL, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
    3. Thêm bản mẫu {{Sao chọn lọc}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao chọn lọc để biết cách điền các tham số.
    4. Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm {{Chọn lọc}} vào trang thảo luận của bài. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Chọn lọc để biết cách điền các tham số.
    5. Ở trang thảo luận bài, cập nhật tham số |chất lượng=... của các hộp dự án thành |chất lượng=CL. Sau đó, đến các trang dự án của bài viết và thực hiện công việc cập nhật, bổ sung tương tự.
    6. Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết chọn lọccổng thông tin nội dung chọn lọc.
    7. Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2024/Các tựa.
    8. Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2024/Tuần được đưa lên".
    9. Đề cử bài vào cuộc thi "Bài viết của năm" tại Wikipedia:Bài viết của năm/Cuộc bình chọn bài viết của năm 2024.
    10. Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
    11. Cuối cùng, thông báo đến các thành viên khởi tạo hoặc mở rộng bài đáng kể bằng cách viết đoạn mã {{thế:Thông báo Bài viết chọn lọc|Tên bài}} tại trang thảo luận của họ.
  • Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang biểu quyết bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
    3. Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm bản mẫu {{UCVTB}} vào trang thảo luận của bài.
Ghi chú

Gợi ý

Đề cử hiện hành

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

  • Nhận xét: Tôi xin mạnh dạn đề cử bài tự viết về một album nổi bật ở Việt Nam: Dreamee. Đây là album phòng thu đầu tay của ca sĩ giới trẻ Amee do ê kíp từ công ty giải trí St.319 Entertainment đứng ra sản xuất. Bài được tham khảo từ nhiều nguồn báo uy tín và sử dụng nguồn video chấp nhận được. Nội dung nghiên cứu chi tiết thì không được nhiều, do hạn chế về nguồn tham khảo ở mảng âm nhạc Việt Nam. Rất mong được cộng đồng tham gia bình duyệt và nhận xét để cải thiện chất lượng bài.
  • Người nhận xét: Squirrel (talk) 04:11, ngày 28 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

  • Nhận xét: Sau gần một tháng kể từ khi cuộc bầu cử hai vị trí lãnh đạo tại Việt Nam kết thúc thì tôi quyết định đưa nó để mọi người để đánh giá và biểu quyết ở mức độ Bài viết chọn lọc. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 14Chiến dịch đốt lò căng thẳng tại Việt Nam. Bài viết được mình tổng hợp đa chiều từ trong và ngoài nước, cũng như các góc nhìn khác nhau để mang đến sự trung lập và đa chiều nhất. Trước đó, bài viết đã gặp một số vấn đề nhưng sau đó đã được giải quyết ổn thỏa. Hy vọng sẽ nhận được những đánh giá khách quan nhất để mình có thể sửa đổi và rút kinh nghiệm nhằm đưa đến mọi người những bài viết có chất lượng tốt hơn.
  • Người nhận xét:  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 10:35, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.   Đồng ý Bài viết theo mình không còn vấn đề gì nữa! Hongkytran (thảo luận) 14:36, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Đồng ý

  1.   Đồng ý Bài có chất lượng dịch tốt, dịch nguyên vẹn từ bài gốc tiếng Anh mới được chọn lọc trong thời gian gần đây (2021). Nhìn tổng thể bài trình bày đẹp, nội dung cô đọng, bách khoa, đây là xu hướng Wikipedia nên tiếp tục hướng tới. Tôi cũng đánh giá cao việc người dịch chuyển một số câu từ dạng bị động (phổ biến trong tiếng Anh) sang chủ động (đọc thuần Việt hơn). Một điểm lưu ý là liên quan tới động cơ, cả từ "fired" và "burn" đều đang được dịch là đốt cháy, theo tôi nên đổi "fire" thành khởi động/vận hành (fire the engine - khởi động động cơ là một động từ thông dụng). GV (thảo luận) 09:52, ngày 24 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Grenouille vert:  YXong cảm ơn bạn. Trong bản tiếng Anh chỉ có 2 từ "fire" ở đề mục Objectives là không mang nghĩa hỏa hoạn hay vụ cháy. Tôi đã điều chỉnh lại theo góp ý của bạn – Hồng Vũ Đế (thảo luận) 14:06, ngày 24 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.   Đồng ý Bài viết rất xuất sắc. Mong bạn Ctdbsclvn tiếp tục đóng góp những bài viết như vậy để làm phong phú thêm viwiki! Hongkytran (thảo luận) 05:08, ngày 25 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.   Đồng ý Biheo2812 (thảo luận) 02:09, ngày 29 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

  • Nhận xét: 1989 là album phòng thu thứ năm của Taylor Swift đã góp phần đưa cô ca sĩ này từ công chúa nhạc đồng quê thành nữ hoàng nhạc pop. Đây là một album nổi bật của thập niên 2010 với những bản hit hàng tỷ view/stream như "Shake It Off", "Blank Space", "Style", "Bad Blood" và "Wildest Dreams". Chân thành cảm ơn bạn Damian Vo đã bỏ công nghiên cứu album này lên BVT cực kỳ công phu, nay tôi đã phụ giúp cập nhật bổ sung thêm một số nội dung mới bên enwiki rồi hiệu đính để đề cử bài lên mức BVCL. Thân mời cộng đồng tham gia nhận xét và biểu quyết.
  • Người nhận xét: Squirrel (talk) 18:26, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.   Đồng ý Bài viết xuất sắc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:42, ngày 24 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.   Đồng ý Biheo2812 (thảo luận) 04:49, ngày 28 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.   Đồng ý Hệ thống chú thích cẩn thận và chu đáo. Văn phong tốt, khai thác đầy đủ đề mục các phần có thể tạo ra từ một album (cảm hứng, quá trình sản xuất, phong cách nhạc, nội dung album - các bài hát, phát hành và quảng bá, phê bình, giải thưởng và bảng xếp hạng, tầm ảnh hưởng). Có thể làm bài viết mẫu cho các bài viết về album khác. Chúc mừng bạn — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 10:16, ngày 1 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

  1.   Ý kiến @SecretSquirrel1432: Mình thấy bạn có tạo note cho chủ nghĩa nhạc pop lạc quan (poptimism) ở ghi chú 7, vì vậy nếu được thì mong bạn tạo luôn note cho chủ nghĩa nhạc rock (rockism) cho đủ combo. Đương nhiên đây là ý kiến góp ý của mình, bạn có quyền đồng ý hay không, song mình vẫn mong bạn có thể thực hiện được nó! Hongkytran (thảo luận) 04:10, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Bạn đừng hô biến nó thành tiêu chuẩn rằng bài nào 'không hiểu' cũng note không? Tôi cũng phản đối bạn đưa ra yêu cầu này cho những thành viên khác, vì một lần nữa Wikipedia không phải là nơi chứa bừa bãi thông tin. Nếu như tôi mà dịch bài tầm cỡ như Vũ trụ lên BVCL thì chắc phải vì bạn note dày 400 cái thuật ngữ thì may ra mới hiểu một chút. Bạn thử qua bên enwiki và tạo note xem, coi người ta có lùi lại sửa đổi của bạn vì lý do tôi đưa không? – Squirrel (talk) 04:17, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@SecretSquirrel1432: Bạn đừng hiểu lầm! Mình không hề comment tạo note cho tất cả. Một số thuật ngữ ít phổ biến ở Việt Nam (ví dụ như chính poptimismrockism) thì theo mình nên tạo note nhằm giải thích 1 cách sơ lược và ngắn gọn cho độc giả dễ hiểu thôi. Tại sao một việc vốn bình thường mà bạn lại sửng cồ lên vậy! Hongkytran (thảo luận) 04:33, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran: Một số thuật ngữ ít phổ biến ở Việt Nam: Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam. – Squirrel (talk) 04:35, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@SecretSquirrel1432: Tùy bạn! Nếu bạn không muốn tạo thì chịu vậy! Mình cũng chỉ muốn tốt cho độc giả phổ thông mà thôi! Hongkytran (thảo luận) 04:44, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran: Những lỗi nhỏ như câu cú hành văn thì bạn cứ vào bài sửa giúp tôi nhé, sau đó để lại tóm lược. Tôi sẽ xem qua rồi phản biện lại là được, không cần góp ý lên đây nhiều trừ khi lỗi lớn cần phải biên tập toàn bài. – Squirrel (talk) 04:48, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  1.   Ý kiến @SecretSquirrel1432: Không rõ tại sao note 1 và note 2 ở bên enwiki mà bạn lại xóa chúng khỏi viwiki? Hongkytran (thảo luận) 13:11, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Những cái note đó không liên quan đến 1989 nên tôi xóa. Đơn giản. Squirrel (talk) 13:16, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Note 1989 trở lại nền tảng trực tuyến thì trong bài đã có, tôi không đưa vào để lặp lại lần thứ hai. – Squirrel (talk) 13:18, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.   Ý kiến @SecretSquirrel1432: Mình thấy bạn lùi sửa của mình với lý do "Đổi cách gọi đô la Mỹ không thảo luận". Ok hai chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề này! Bạn thử search những bài viết tiếng Việt, ví dụ như bài báo 1 (VnExpress), bài báo 2 (VnEconomy), bài báo 3 (VTV), v.v.. bạn thấy rõ họ sử dụng USD chứ không phải là đô la Mỹ nhé! Mình chỉ theo cách dùng từ phổ thông mà thôi. Nếu bạn có lý lẽ thuyết phục nào phản bác luận điểm của mình như trên thì cứ thoải mái. Mình sẽ khôi phục lại sửa đổi mình! Hongkytran (thảo luận) 10:13, ngày 14 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Thế tại sao không thảo luận đổi tên bài đô la Mỹ thành USD vì phổ thông hơn? Tiền tệ có tên gọi tiếng Việt chính thức mà đi đổi thành ký hiệu viết tắt tiếng Anh? Phổ thông như thế nào mà ra đường toàn là "bán cho em 10 ngàn đồng trà tắc" mà không ai nói "bán cho em 10 ngàn vi-en-đi (VND) trà tắc". – Squirrel (talk) 10:36, ngày 14 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Viết USD cũng được, nhưng tôi chọn thống nhất là gọi thẳng tên tiền tệ là đô la Mỹ cho đồng nhất với cách gọi tiền tệ khác. Nhiều tiền tệ được gọi thẳng tên như Euro, won, yên, Nhân dân tệ,... chứ không ghi ra EUR, KRW, JPY, CNY,.. trừ khi bạn đang viết báo cáo tài chính, hóa đơn hay tỷ giá hối đoái thì mới sử dụng đến mã tiền tệ. Squirrel (talk) 11:25, ngày 14 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đề cử đã qua