Wikipedia:Chủ nghĩa đếch quan tâm

(Đổi hướng từ Wikipedia:DGAF)

Chủ nghĩa đếch quan tâm (Don't give a fuckism) là một chủ nghĩa chủ yếu liên quan đến việc đếch quan tâm. Đây không phải là trò đùa mà là một nỗ lực nghiêm túc như bất kỳ điều gì khác.

Một ví dụ điển hình cho chủ nghĩa này nằm ở en:User:Antandrus/observations on Wikipedia behavior:

Cách hay nhất để tiếp tục viết bài ở Wikipedia trong nhiều năm là 'lãnh đạm với mọi lời khen tiếng chê'. Lãnh đạm với lời khen là điều khó đối với con người thông thường, nhưng hàng triệu độc giả vô danh tiềm năng mong đợi điều đó từ bạn, bởi vì nếu bạn đòi hỏi sự ngợi khen thì bạn sẽ tự vắt kiệt bản thân...

Đau đầu (vì xung đột và căng thẳng) là do quan tâm chìm đắm trong sự việc mà ra, điều này có thể được giải thoát bằng cách chuyển sang trạng thái đếch quan tâm. Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn là hãy tránh xa những chỗ ruồi bu nơi người ta mặc sức chỉ trích và công kích lẫn nhau để chuyên tâm làm việc mình muốn làm.

Đếch quan tâm cải thiện chất lượng đời sống của bạn một cách đáng kể bằng cách giảm khả năng quan tâm của bạn.

Các biến thể sửa

 
Đây là con lửng mật. Con lửng mật đếch quan tâm.

Ban đầu, trước khi dùng "Đếch quan tâm", người ta có thể dùng những cụm từ biểu đạt nhẹ nhàng hơn như "Chẳng mảy may bận tâm". Chung quy thì, đếch quan tâm là một giải pháp giảm căng thẳng hiệu quả ngoài mong đợi.

Các biến thể gián tiếp bao gồm "Nhìn tôi có giống đang quan tâm không?, "Bạn cứ ăn vạ thoải mái đi", "Cứ xả hết cỡ đi", "Tìm ai quan tâm mà nói nhé" hoặc "Nghe mà đau tim quá cỡ". Về cơ bản, những câu này có nghĩa chấp nhận sao cũng được. Một cách nói khác là "Tôi nghĩ bạn đang nhầm tôi với ai đó mà trên mặt có chữ Quan Tâm". Cụm từ này hơi khó để sử dụng trong giao tiếp thông thường, nhưng nói ra được rồi là bạn sẽ thấy hết sức hài lòng.

Có thể hiểu theo một cách khác là cụm từ này khuyên bạn nên bất cứ thứ gì ngoại trừ tiếp tục quan tâm. Jimbo Wales từng nói rằng: "Tôi sẽ dùng thời gian mà tôi có thể phải tiêu tốn cho việc này để làm những việc khác hữu ích hơn và mang tính tiêu khiển hơn, ví dụ như là lấy nĩa tự móc mắt mình ra". Đây là đỉnh cao của chủ nghĩa đếch quan tâm.

Wikipedia và đếch quan tâm sửa

 
Một ví dụ về dân chơi Wikipedia đếch quan tâm khi thảo luận.

Những người đóng góp không quan tâm sẽ giúp cả Wikipedia và chính họ theo nhiều cách:

  • Bằng cách không quan tâm, họ ít có khả năng hành động theo cảm xúc bộc phát và vô tâm làm ra điều gì đó ngu ngốc.
  • Có thể quay lưng với các chiến trường này có nghĩa là họ không phải nô lệ cho những quan điểm cứng nhắc mà họ có trước đó.
  • Sự tự do thoát khỏi những định kiến có sẵn giúp họ dễ dàng nhìn thấy được những gì đang thực sự xảy ra trước mặt mình.
  • Việc tách khỏi các quan điểm cứng nhắc dẫn đến tính trung lập và tính trung lập là điều rất quan trọng tại Wikipedia.
  • Không quan tâm đến bài viết sau khi bạn đã lưu phiên bản chỉnh sửa của mình nghĩa là nếu có ai đó lùi sửa lại, việc bạn đếch thể quan tâm đến nó được sẽ giúp tránh nguy cơ bút chiến nổi dậy.
  • Không quan tâm làm giảm sự sợ hãi và ức chế, đồng thời cho phép bản thân phớt lờ mọi quy tắctrở nên táo bạo.

Những sai lầm trong việc đếch quan tâm sửa

 
Ngoài đời trông chúng đáng sợ hơn nhiều.

Sử dụng chủ nghĩa đếch quan tâm để hợp lý hóa cho một hành động tinh ranh là lạm dụng đặc tính sống chết mặc bay của chủ nghĩa này. Việc hành vi như một loài thú săn mồi khát máu trong cơn giận dữ có lẽ xuất phát từ cảm giác chiếm hữu thái quá đối với một bài viết mà bạn đã tạo hoặc chỉnh sửa. Đây là triệu chứng của việc quan tâm quá mức. Hít một hơi thở sâu. Đếm tới mười. Cân nhắc hướng đi tiếp theo. Nếu vẫn chưa cảm thấy khá hơn, hãy đếm ngược từ 10 — sau khi tự hứa với bản thân rằng khi nào đếm đến 0, bạn sẽ lại tiếp tục.

Đừng nhầm lẫn chủ nghĩa đếch quan tâm với thuyết hư vô. Bạn phải thật sự quan tâm thì mới bước tới được quan điểm sống phủ nhận. Tương tự như vậy, cố tình cẩu thả trong quá trình biên tập và dẫn nguồn là hành vi sai phạm ở Wikipedia và không liên quan gì đến chủ nghĩa đếch quan tâm.