Wikipedia:Làm gì nếu bài viết của tôi bị gán thẻ đề nghị xoá nhanh?

Ôi không, bài của tôi bị gắn thẻ đề nghị xóa nhanh!

sửa

Nếu bạn đang đọc bài viết này, có thể do trang bạn vừa tạo đã bị gắn thẻ đề nghị xóa nhanh, dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia đúng không?

Thẻ đề nghị xóa nhanh trông như thế nào?

sửa

Một thẻ đề nghị xóa nhanh sẽ trông như thế này:

Nội dung bên trong thẻ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện mà đề nghị này được đưa ra.

Tôi không hiểu tại sao bài của tôi bị đề nghị xóa nhanh?

sửa

Có bốn lý do chính dẫn tới điều này, bao gồm: Không bách khoa, vi phạm bản quyền, quảng cáo/spam hoặc công kích, bôi nhọ hoặc bất cứ hình thức nào tương tự.

Không bách khoa

sửa

Tiêu chí cơ bản nhất của Wikipedia là sự nổi bật - điều này phụ thuộc vào việc chủ thể có nhận được nhiều sự chú ý từ các nguồn tin cậy hay không. Wikipedia KHÔNG phải nơi để đăng tải sự nổi bật dựa trên quan điểm của một cá nhân duy nhất, nên những thứ như ban nhạc mà bạn sáng lập với những người bạn của bạn (kể cả nếu chúng có gần với việc được chú ý), quán phở trên phố có đông khách qua lại, một ai đó thu hút ngồi gần bạn trong thư viện, một người bạn thân có trái tim ấm áp hay bất cứ thứ gì kiểu như vậy, xin đừng đem lên Wikipedia. (tất nhiên là trừ khi những đối tượng đó đã được nhắc tới ở các nguồn tin cậy rồi)

Nếu như chủ đề bạn đang muốn viết đã được nhắc tới ở đâu đó khác, bạn cũng hãy giải thích tại sao chủ đề đó nên xuất hiện tại đây. Tạo ra một bài viết mà ở đó chỉ nói "Cô Nishiyama này chơi cờ rất hay" chẳng giúp gì cho các biên tập viên khác trong việc xác định điểm khởi đầu. Cô Nishiyama này là ai? Ai đã khẳng định việc cô ấy chơi cờ tốt? Làm thế nào để chúng tôi có thể tìm thêm thông tin về cô ấy? - và bạn sẽ trả lời những câu hỏi này như thế nào? Tuy nhiên, nếu như bài viết đó nói rằng "Nishiyama Tomoka là một Nữ Lưu kì sĩ sở hữu danh dự Vĩnh thế Nữ Vương nhờ có đủ 5 lần sở hữu danh hiệu này"... điều đó sẽ giúp các biên tập viên và người đọc dễ chịu hơn nhiều!

Và nhớ rằng, một bài viết mà chỉ có mấy dòng chữ linh tinh, hoặc chẳng có gì - Wikipedia không cần điều đó.

Các tiêu chí xóa nhanh liên quan tới việc bài viết không bách khoa
C1 (vô nghĩa rõ ràng) - BV2 (không nội dung)

BV1 (không ngữ cảnh) - BV4 (chủ thể không nổi bật)

Các bài viết về độ nổi bật
Độ nổi bật (nói chung) - Độ nổi bật (người) - Độ nổi bật (âm nhạc)

Độ nổi bật (tổ chức và công ty) - Độ nổi bật (web)

Vi phạm bản quyền

sửa

Đáng buồn thay, tất cả những điều nổi bật trên thế giới không phải cái gì cũng miễn phí. Wikipedia là một bách khoa toàn thư mở, chúng tôi phải chứa những nội dung mở và miễn phí, tự do trong việc sử dụng (trừ trường hợp đạt được thỏa thuận với những nội dung không tự do). Nếu bạn sao chép phần lớn bài viết của bạn từ một trang web khác mà bạn không phải tác giả, chắc chắn 100% nó sẽ bị xóa. Bạn có thể viết các bài mà ở đó website sẽ đóng vai trò là nguồn tham khảo, nhưng tuyệt đối KHÔNG phải là sao chép nguyên văn.

Các tiêu chí xóa nhanh liên quan tới việc vi phạm bản quyền
C13 (vi phạm bản quyền) - BV3 (sao chép)
Các bài viết về bản quyền
Quyền tác giả - Vi phạm bản quyền - Nội dung không tự do

Quảng cáo - spam

sửa

Wikipedia KHÔNG phải là một dịch vụ quảng cáo, và cộng đồng của chúng tôi không hề thích việc bị đánh đồng như vậy. Nếu bạn viết một bài viết mà có nội dung quảng cáo - tâng bốc chất lượng sản phẩm của bạn, sử dụng những từ ngữ mang tính marketing như "SỐC!", "TỐT NHẤT!" để diễn tả chủ đề của bạn - chắc chắn nó sẽ bị xóa đi.

Điều này bao gồm cả việc nội dung quảng cáo này có thể... không phải là việc làm của bạn. Chẳng khó khăn gì trong thời đại này để làm giả, đánh bóng, "trang điểm" những số liệu, hình ảnh của một điều gì đó - nó có thể là marketing. Nếu trường hợp này xảy ra, chúng tôi mong rằng sau khi bị xóa bài, hãy hạ giọng văn của mình xuống - tuân theo thái độ trung lập.

Các tiêu chí xóa nhanh liên quan tới việc quảng cáo/spam
C9 (quảng cáo)
Các bài viết về sự quảng cáo
Spam - Wikipedia không phải là nơi để quảng cáo

Công kích, bôi nhọ, phá hoại

sửa

Viết một bài viết chửi rủa ai đó là đồ tồi tệ không giúp ích gì cả, và chắc chắc sẽ bị xóa. Viết một bài viết phàn nàn về bất cứ thứ gì cũng vậy. Wikipedia KHÔNG DUNG TÚNG cho những hành động công kích. Chúng tôi biết rằng nhu cầu được giải tỏa những điều đó, nhưng Wikipedia KHÔNG phải là cái bao cát hay bia tập bắn của bạn. Dĩ nhiên, điều này cũng được áp dụng với những trang được tạo ra với mục đích công kích bản thân Wikipedia.

Các tiêu chí xóa nhanh liên quan tới việc công kích
C11 (tấn công cá nhân)
Các bài viết về sự công kích
Trang tấn công - Phá hoại

Nó có nghĩa là gì?

sửa

Trước khi bạn muốn chống lại quyết định xóa nhanh, hãy dừng lại và suy nghĩ. Tại sao bài viết của tôi không nên bị xóa? Nếu có cho mình một lý do chính đáng, hãy nhấn vào nút "Nhấn vào đây để phản đối yêu cầu xóa nhanh.". Sau đó, điền lý do vào và lưu nó lại. Nếu một bảo quản viên cho rằng lý do của bạn đủ thuyết phục, họ sẽ không xóa bài viết đó - tuy nhiên cho bạn thời gian để chỉnh sửa lại - và đây chính là cơ hội của bạn! Ngược lại, nếu lý do không đủ tin cậy, hoặc là bài viết đó sẽ không bao giờ đạt đủ điều kiện, bảo quản viên sẽ xóa nó ngay lập tức.

Nhưng, xin đừng thất vọng!

Bài viết của tôi đã bị xóa nhanh, điều đó là gì?

sửa

Nếu bạn muốn bài viết của mình được phục hồi, điều đó có thể xảy ra. Đọc được đến những dòng này có nghĩa bạn rất nghiêm túc trong vấn đề này (mong không phải do bạn lướt qua). Hãy giữ suy nghĩ này trong đầu: "tham khảo ý kiến của một bảo quản viên bằng một thái độ văn minh.", và nhớ rằng họ có quyền chấp thuận hoặc không việc khôi phục bài, tùy thuộc vào tiêu chí đã vi phạm (ví dụ: một bài không đủ độ nổi bật sẽ dễ và nên khôi phục hơn là một bài công kích ai đó, hoặc là vi phạm bản quyền). Hãy đưa họ một lý do chính đáng! Nếu họ vẫn không chấp thuận và tin rằng bài viết đó phải bị xóa đi do vi phạm tiêu chí nào đó, hãy tham gia biểu quyết phục hồi trang, và cũng hãy nhớ rằng bạn luôn có thời gian để cải thiện chất lượng bài viết.

Xem thêm

sửa