Danh sách hoàng đế nhà Hán

bài viết danh sách Wikimedia
(Đổi hướng từ Danh sách Hoàng đế Nhà Hán)

Nhà Hánhoàng triều thứ hai của Trung Quốc kế tục Nhà Tần (221-207 TCN) và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220 – 265). Kéo dài hơn 4 thế kỷ, Nhà Hán được xem là một trong các triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Lịch sử Nhà Hán được chia thành hai giai đoạn khác nhau là Tây Hán (202 TCN – 9 CN) với kinh đô ở Trường AnĐông Hán (25 – 220) với kinh đô ở Lạc Dương.

Bộ bình gốm thu nhỏ bộ binh và kỵ binh Tây Hán, được khai quật năm 1990 ở lăng mộ Hán Cảnh Đế (trị vì 157 – 141 TCN) và Vương hoàng hậu (? – 126 TCN), tại phía Bắc Dương Lăng, Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây. Có hơn 40.000 bộ bình gốm được tìm thấy và bảo quản. Các bộ bình gốm này gồm một số có độ lớn bằng đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Hầu hết đều có kích thước nhỏ, độ cao trung bình 60 cm, cũng là dạng vật phẩm được tìm thấy trong lăng mộ nhiều Hoàng đế Nhà Hán khác, với vai trò phong tục là cận vệ Hoàng đế ở bên kia thế giới.[1]

Nhà Hán được thành lập bởi Lưu Bang, tức Hán Cao Tổ (cai trị 202 – 195 TCN), một lãnh tụ khởi nghĩa nông dân nổi dậy chống lại sự cai trị hà khắc của Nhà Tần, và sau khi Nhà Tần sụp đổ ông đánh bại Sở vương Hạng Vũ vào năm 202 TCN. Trong số các vị Hoàng đế Nhà Hán, tại vị lâu nhất là Hán Vũ Đế (cai trị 141 – 87 TCN) với 54 năm. Triều đại của họ Lưu bị gián đoạn khi Vương Mãng – một ngoại thích Nhà Hán – soán ngôi và kiến lập Nhà Tân (9 – 23). Vương Mãng bị đánh bại và bị giết vào ngày 6 tháng 10 năm 23 trong cuộc khởi nghĩa Lục Lâm.[2] Sau đó, hoàng thân Lưu Tú, tức Hán Quang Vũ Đế (cai trị 25 – 57) đã tức vị vào ngày 5 tháng 8 năm 25, khôi phục lại chính quyền Nhà Hán, tiếp tục sự thịnh trị.[3][4] Hoàng đế cuối cùng của triều đại này là Hán Hiến Đế (cai trị 189 – 220), đã được quyền thần Đổng Trác đưa lên làm vua bù nhìn. Sau khi Đổng Trác bị tiêu diệt, ông vẫn bị một quyền thần khác là Tào Tháo (155 – 220) thao túng. Tào Tháo chuyên quyền lấn át thiên tử, ép buộc Hiến Đế phải phong mình làm Ngụy Vương.[5] Vào năm 220, con Tào Tháo là Tào Phi ép buộc Hán Hiến Đế phải thiện nhượng ngai vị Hoàng đế cho mình, sử gọi là Ngụy Văn Đế (cai trị 220 – 226), qua đó chấm dứt cơ nghiệp Nhà Hán kéo dài hơn 400 năm. Ngay sau khi Tào Phi cướp ngôi, một hoàng thân họ Lưu là Lưu Bị đã xưng đế ở đất Thục, lập nên Nhà Thục Hán, tuy nhiên do Thục Hán chỉ cai trị đất ở phía Tây Nam Trung Quốc chứ không cai trị Trung Nguyên, nên không được tính là một phần của Nhà Hán.

Trong chính quyền nhà Hán, hoàng đế là thẩm phán kiêm nhà lập pháp tối cao, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và là người duy nhất có quyền bổ nhiệm quan chức cấp cao ở trung ương và địa phương, những người hưởng mức lương từ 600 thạch trở lên. Như vậy, trên lý thuyết, hoàng đế nắm quyền lực vô song.

Quy ước đặt tên sửa

Tên gọi Hoàng đế sửa

 
Hán Cao Tổ Lưu Bang (256 TCN195 TCN), lãnh đạo thống nhất Trung Quốc, thành lập Nhà Hán.

Thời cổ Trung Quốc hay còn gọi là thời Vương quốc, với Nhà Hạ (thế kỷ 21 – thế kỷ 16 TCN), Nhà Thương (thế kỷ 17 – thế kỷ 11 TCN), Nhà Chu (thế kỷ 11 – 256 TCN), khi mà các vị vua dùng tước hiệu Vương (王. Wáng).[6] Từ thời Nhà Chu, các vị vua bắt đầu được gọi là Thiên tử (天子. Tiānzǐ).[6] Đến năm 221 TCN, Tần Vương Doanh Chính đã chinh phục và thống nhất tất cả các nước chư hầu Chiến Quốc, lập nên Đại Tần (221 TCN – 206 TCN). Để nâng mình lên trên các vị vua cũ của Nhà Thương và Nhà Chu, Doanh Chính đã quyết định đặt ra tước hiệu mới: Hoàng đế (皇帝. Huángdì) và trở thành Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, tức Tần Thủy Hoàng. Tước hiệu Hoàng đế đã được tạo ra bằng cách kết hợp tước hiệu Tam Hoàng Ngũ Đế (三皇五帝), nguồn gốc từ thần thoại Trung Quốc.[7] Tước hiệu này từ đó về sau được các nhà cai trị Trung Quốc sử dụng liên tiếp theo các triều đại cho đến khi triều đại Nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911.[8]

Thụy hiệu, miếu hiệu và niên hiệu sửa

Từ thời Nhà Thương (thế kỷ 17 – thế kỷ 11 TCN) cho đến Nhà Tùy (581 – 618), các nhà cai trị triều đình Trung ương được gọi bằng tên thụy hiệu, ghi chép trong lịch sử và các bản viết như Nhị thập tứ sử.[8] Đối với miếu hiệu, dòng tên này được sử dụng lần đầu tiên dưới thời trị vì của Hoàng đế Hán Cảnh Đế (trị vì 157 – 141 TCN), về sau bắt đầu được sử dụng riêng trong các ghi chép và văn bản lịch sử khi đề cập đến các Hoàng đế trị vì trong thời Đường (618 – 907), Nhà Tống (960 – 1279) và Nhà Nguyên (1271 – 1368). Trong triều đại Nhà Minh (1368 – 1644) và sau đó là Nhà Thanh (1644 – 1911), niên hiệu trở thành dòng tên ưa thích để chỉ các vị Hoàng đế Nhà Minh và Nhà Thanh trong các văn bản lịch sử, cũng như trở thành dòng tên được các Hoàng đế thường xuyên sử dụng.[9]

Niên hiệu đầu tiên xuất hiện vào thời Tây Hán Vũ Đế, là Kiến Nguyên (140 TCN135 TCN). Các vua Trung Quốc đặt niên hiệu thường là những người có danh hiệu cao nhất: Hoàng đế. Tuy nhiên, có một số vị vua chỉ có tước Vương cũng đặt niên hiệu riêng (như trong các thời loạn Ngũ Hồ thập lục quốcNgũ đại Thập quốc). Vua Trung Quốc sau khi lên ngôi thường cải nguyên niên hiệu, với hàm ý mở ra một kỉ nguyên mới. Ban đầu, khi một Hoàng đế qua đời, năm đầu tiên của thời kỳ trị vì mới sẽ được đặt niên hiệu mới.

Thời Tây Hán, con số sáu được coi là một con số may mắn, Hán Cảnh ĐếHán Vũ Đế bắt đầu thay đổi niên hiệu sau khoảng sáu năm trị vì.[10] Vì mỗi giai đoạn sáu năm được đánh dấu liên tiếp là nguyên niên (元年), nhị nguyên (二元), tam nguyên (三元), vân vân. Cách thức đánh dấu này được xem là cồng kềnh vào thời điểm nó đạt đến chu kỳ thứ năm: ngũ nguyên tam niên (五元 三年) vào năm 114 TCN. Sau đó, Hán Vũ Đế đã thay đổi cách đặt niên hiệu và thời hiệu niên hiệu, mở đầu thời mới niên hiệu Thái Sơ (太初. Tàichū) vào năm 104 TCN. Từ đó cho này cho đến khi kết thúc Tây Hán, niên hiệu được thay đổi sau khoảng bốn năm trị vì của một vị Hoàng đế. Đến thời Đông Hán, khoảng thời gian đặt niên hiệu được hủy bỏ, đặt lại theo quyết định của từng vị Hoàng đế riêng.[11]

Nhiếp chính và Hoàng thái hậu sửa

 
Tay cầm thếp vàng, biểu tượng quyền lực các Hoàng đế Nhà Hán.

Trong các thời kỳ, đôi khi xuất hiện những trường hợp đặc biệt. Khi một Hoàng đế lĩnh kế vị lúc đang là trẻ sơ sinh thì một nhiếp chính, thường là Hoàng thái hậu hoặc một trong các thân vương hoàng tộc sẽ đảm nhận nhiệm vụ thay mặt Hoàng đế cai trị cho đến khi Hoàng đế trưởng thành. Thậm chí, các cuộc đảo chính, cướp quyền bởi ngoại thích có thể diễn ra. Đầu thời Tây Hán, sau khi Cao Tổ Lưu Bang qua đời, vợ của ông là Lã hậu (? – 180 TCN) trở thành nhà cai trị tối cao của Tây Hán suốt 15 năm (195 – 180 TCN), chọn Tiền Thiếu Đế (188 – 184 TCN), Hậu Thiếu Đế (184 – 180 TCN), những người cháu nội của mình làm vua bù nhìn. Phe cánh của Lã hậu bị lật đổ trong thời kỳ loạn chư Lã năm 180 TCN và Lưu Hằng giành quyền trở thành Hán Văn Đế (180 – 157 TCN).[12]

Những năm 90 TCN, trước khi Hán Vũ Đế qua đời năm 87 TCN, ông đã bổ nhiệm Hoắc Quang (mất năm 68 TCN), Kim Mật Đê (mất năm 86 TCN) và Thượng Quan Kiệt (mất năm 80 TCN) làm các phụ chính đại thần hỗ trợ Chiêu Đế (cai trị 87 – 74 TCN). Các vị phụ chính mà chủ yếu lãnh đạo bởi Hoắc Quang đã phụ tá Chiêu Đế, lập rồi phế Xương Ấp Vương và cuối cùng là Tuyên Đế, trải qua nhiều biến cố nhưng vẫn giữ được hoàng tộc họ Lưu Nhà Tây Hán. Về sau, gia tộc của Hoắc Quang cũng bị xử tử, cho thấy sự khó khăn của chức vị Phụ chính Đại thần.[13]

Vì các nhiếp chính và Hoàng thái hậu mặc dù quyền lực tối cao nhưng không được chính thức tính là Hoàng đế của Triều đại Nhà Hán.

Hoàng đế sửa

 
Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú (5 – 57 CN; cai trị: 25 – 57). Tranh vẽ bởi họa gia Diêm Lập Bản thời Nhà Đường (600–673).

Thời kỳ Nhà Hán: 202 TCN – 220, cụ thể bao gồm Tây Hán (202 TCN – 9) và Đông Hán (25 – 220). Suốt bốn thế kỷ thống trị Trung Quốc, Nhà Hán xây dựng được nhiều hình thái đặc biệt cho lịch sử Trung Quốc. Hán Cao Tổ Lưu Bang sau khi chiến thắng Hán – Sở tranh hùng, đã lập ra Nhà Hán nối tiếp Nhà Tần. Nhà Hán cũng là thời đại bắt đầu của việc đặt tên và lan truyền cách đặt tên người Hán.[14]

Sau khi Cao Tổ qua đời, tình hình chính trị Nhà Hán trở nên phức tạp với nhiều cuộc đảo chính và quyền lực bị Lã Hậu nắm lấy.[15] Quyền lực họ Lưu cuối cùng phục hồi dưới thời Văn Cảnh chi trị (文景之治) của Hán Văn Đế Lưu Hằng,[16] Hán Cảnh Đế Lưu Khải,[17] đất nước thái bình chi trị. Nhà Hán tiếp tục đẩy mạnh và đạt đến đỉnh cao dưới thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt,[18] được xem là một trong những Hoàng đế vĩ đại của Trung Quốc. Sau Vũ Đế, Nhà Hán gặp phải biến cố về tình hình kinh tế - xã hội, được kiếm soát trong thời Chiêu Tuyên trung hưng của Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng[19] và Hán Tuyên Đế Lưu Bệnh Dĩ.[20] Tây Hán dần suy tàn và quyền lực hoàng gia bị cướp lấy bởi Vương Mãng.[21]

Vào đúng thời điểm đó, Lưu Tú,[22] một người con cháu dòng dõi họ Lưu đã lãnh đạo sự nghiệp phục hồi quyền lực dòng họ Lưu, đã đánh bại các lực lượng tiếm quyền và cát cứ, mở ra thời kỳ thịnh trị tiếp theo của Nhà Hán sau nhiều năm biến động, một lần nữa khôi phục, lập ra Đông Hán: Hán Quang Vũ Đế và Quang Vũ trung hưng (光武中興). Nhà Hán tiếp tục phát triển thời Minh Chương chi trị (明章之治) của Hán Minh Đế Lưu Dương[23] và Hán Chương Đế Lưu Đát,[24] mức độ tốt thời Vĩnh Nguyên chi trị (永元之治) của Hán Hòa Đế Lưu Triệu.[25] Trong các thời kỳ cuối, các Hoàng đế Nhà Hán dần mất đi quyền lực bởi các thế lực nổi loạn và kết thúc ở thời Tam Quốc.

Danh sách sửa

Dưới đây là danh sách đầy đủ Hoàng đế của Nhà Hán, bao gồm tên huý, thuỵ hiệuniên hiệu. Không bao gồm trong danh sách này là nhiếp chính hay Hoàng thái hậu chấp chính:

Niên biểu Nhà Hán:
  Tây Hán: 202 TCN–9
  Nhà Tân: 9–23
  Giai đoạn chuyển giao: 23–25
  Đông Hán: 25–220
 Thục Hán 221-263
202 TCN 263
Danh sách vua Nhà Hán
Tranh vẽ Thụy hiệu[note 1] - Miếu hiệu Tên thật Trị vì Niên hiệu Thời gian[note 2]
Nhà Tây Hán (202 TCN–9 CN)
  Cao Đế
Thái Tổ
高帝
太祖
Lưu Bang 劉邦 k. 206 – 195 TCN[26][27] [14]
không khung Huệ Đế 惠帝 Lưu Doanh 劉盈 195–188 TCN[28] không có[29]
Tiền Thiếu Đế 前少帝 Lưu Cung 劉恭 188–184 TCN[30] không có[31]
Hậu Thiếu Đế 後少帝 Lưu Hồng 劉弘 184–180 TCN[30] không có[32]
  Văn Đế
Thái Tông
文帝
太宗
Lưu Hằng 劉恆 180–157 TCN[33] Kiến Nguyên 前元 179–164 TCN[34]
Hậu Nguyên 後元 163–156 TCN[35]
  Cảnh Đế
không miếu hiệu
景帝 Lưu Khải 劉啟 157–141 TCN[33] Tiền Nguyên 前元 156–150 TCN[36]
Trung Nguyên 中元 149–143 TCN[37]
Hậu Nguyên 後元 143–141 TCN[38]
  Vũ Đế
Thế Tông
武帝
世宗
Lưu Triệt 劉徹 141–87 TCN[39] Kiến Nguyên 建元 141–135 TCN[40]
Nguyên Quang 元光 134–129 TCN[41]
Nguyên Sóc 元朔 128–123 TCN[42]
Nguyên Thú 元狩 122–117 TCN[43]
Nguyên Đỉnh 元鼎 116–111 TCN[44]
Nguyên Phong 元封 110–105 TCN[45]
Thái Sơ 太初 104–101 TCN[46]
Thiên Hán 天漢 100–97 TCN[47]
Thái Thủy 太始 96–93 TCN[48]
Diên Hòa 征和 92–89 TCN[49]
Hậu Nguyên 後元 88–87 TCN[50]
  Chiêu Đế
không miếu hiệu
昭帝 Lưu Phất Lăng 劉弗陵 87–74 TCN[51] Thủy Nguyên 始元 86–80 TCN[52]
Nguyên Phượng 元鳳 80–75 TCN[53]
Nguyên Bình 元平 74 TCN[54]
Xương Ấp Vương 昌邑王 hoặc 海昏侯 Lưu Hạ 劉賀 74 TCN[30] Nguyên Bình 元平 74 TCN[54]
  Tuyên Đế
Trung Tông
宣帝
中宗
Lưu Bệnh Dĩ 劉病已 74–49 TCN[51] Bản Thủy 本始 73–70 TCN[55]
Địa Tiết 地節 69–66 TCN[56]
Nguyên Khang 元康 65–61 TCN[57]
Thần Tước 神爵 61–58 TCN[58]
Ngũ Phượng 五鳳 57–54 TCN[59]
Cam Lộ 甘露 53–50 TCN[60]
Hoàng Long 黃龍 49 TCN[61]
Nguyên Đế
Cao Tông
元帝
高宗
Lưu Thích 劉奭 49–33 TCN[62] Sơ Nguyên 初元 48–44 TCN[63]
Vĩnh Quang 永光 43–39 TCN[64]
Kiến Chiêu 建昭 38–34 TCN[65]
Cánh Ninh 竟寧 33 TCN[66]
  Thành Đế
Thống Tông
成帝
統宗
Lưu Ngao 劉驁 33–7 TCN[62] Kiến Thủy 建始 32–28 TCN[67]
Hà Bình 河平 28–25 TCN[68]
Dương Sóc 陽朔 24–21 TCN[69]
Hồng Gia 鴻嘉 20–17 TCN[70]
Vĩnh Thủy 永始 16–13 TCN[71]
Nguyên Đình 元延 12–9 TCN[72]
Tuy Hòa 綏和 8–7 TCN[72]
  Ai Đế
không miếu hiệu
哀帝 Lưu Hân 劉欣 7–1 TCN[62] Kiến Bình 建平 6–3 TCN[73]
Nguyên Thọ 元壽 2–1 TCN[73]
Bình Đế
Nguyên Tông
平帝
元宗
Lưu Khản 劉衎 1–6[62] Nguyên Thủy 元始 1–5[74]
Nhũ Tử Anh1 孺子 Lưu Anh 劉嬰 6–9[62] Cử Nhiếp 居攝 6–8[75]
Sơ Thủy 初始 8–9[76]
Nhà Tân (9–23 CN)
  Nhà Tân của Vương Mãng (王莽)
Tân Thái Tổ
9–23 CN[77] Thủy Kiến Quốc 始建國 9–13 CN[78]
Thiên Phượng 天鳳 14–19[79]
Địa Hoàng 地皇 20–23[80]
Giai đoạn chuyển giao
Canh Thủy Đế
Diên Tông
更始帝
延宗
Lưu Huyền 劉玄 23–25[81] Canh Thủy 更始 23–25[82]
Nhà Đông Hán (25–220)
  Quang Vũ Đế
Thế Tổ
光武帝
世祖
Lưu Tú 劉秀 25–57 CN[83] Kiến Vũ 建武 25–56[84]
Kiến Vũ Trung Nguyên 建武中元 56–57[85]
Minh Đế
Hiển Tông
明帝
顯宗
Lưu Dương 劉陽 57–75[86] Vĩnh Bình 永平 57–75[87]
  Chương Đế
Túc Tông
章帝
肃宗
Lưu Đát 劉炟 75–88[88] Kiến Sơ 建初 76–84[89]
Nguyên Hoà 元和 84–87[90]
Chương Hoà 章和 87–88[91]
không khung Hòa Đế
Mục Tông
和帝
穆宗
Lưu Triệu 劉肇 88–106[92] Vĩnh Nguyên 永元 89–105[93]
Nguyên Hưng 元興 105[94]
Thương Đế
không miếu hiệu
殤帝 Lưu Long 劉隆 106[95] Duyên Bình 延平 9 tháng năm 106[96]
  An Đế
Cung Tông
安帝
恭宗
Lưu Hỗ 劉祜 106–125[97] Vĩnh Sơ 永初 107–113[98]
Nguyên Sơ 元初 114–120[99]
Vĩnh Ninh 永寧 120–121[100]
Kiến Quang 建光 121–122[100]
Diên Quang 延光 122–125[101]
Thiếu Đế

(Bắc Hương hầu)

少帝 hoặc 北鄉侯 Lưu Ý 劉懿 125 [102] Diên Quang 延光 125[101]
Thuận Đế
Kính Tông
順帝
敬宗
Lưu Bảo 劉保 125–144[103] Vĩnh Kiến 永建 126–132[104]
Dương Gia 陽嘉 132–135[105]
Vĩnh Hòa 永和 136–141[106]
Hán An 漢安 142–144[107]
Kiến Khang 建康 144[107]
Xung Đế
không miếu hiệu
沖帝 Lưu Bỉnh 劉炳 144–145[108] Vĩnh Hi 永熹 145[109]
Chất Đế
không miếu hiệu
質帝 Lưu Toản 劉纘 145–146[108] Bản Sơ 本初 146[109]
Tập tin:Huan.jpg Hoàn Đế
Uy Tông
桓帝
威宗
Lưu Chí 劉志 146–168[110] Kiến Hòa 建和 147–149[111]
Hòa Bình 和平 150[112]
Nguyên Gia 元嘉 151–153[112]
Vĩnh Hưng 永興 153–154[112]
Vĩnh Thọ 永壽 155–158[113]
Diên Hi 延熹 158–167[114]
Vĩnh Khang 永康 167[115]
Tập tin:Emperor Ling of Han.jpg Linh Đế
không miếu hiệu
靈帝 Lưu Hoằng 劉宏 168–189[116] Kiến Ninh 建寧 168–172[117]
Hy Bình 熹平 172–178[118]
Quang Hòa 光和 178–184[119]
Trung Bình 中平 184–189[120]
Thiếu Đế

(Hoằng Nông vương)

少帝 hoặc 弘農王 Lưu Biện 劉辯 189[102] Quang Hi 光熹 189[121]
Chiêu Ninh 昭寧 189[121]
  Hiến Đế 獻帝 Lưu Hiệp 劉協 189–220[122] Vĩnh Hán 永漢 189[121]
Sơ Bình 初平 190–193[123]
Hưng Bình 興平 194–195[124]
Kiến An 建安 196–220[125]
Diên Khang 延康 220[126]
1 — Nhu Tử Anh là hoàng tử, chưa thực sự là Hoàng đế Nhà Hán. Chính thức ngai vàng Nhà Hán bị bỏ trống trong thời gian năm 06 đến 09 CN.

Phả hệ sửa

Dòng thời gian sửa

Hán Hiến ĐếLưu BiệnHán Linh ĐếHán Hoàn ĐếHán Chất ĐếHán Xung ĐếHán Thuận ĐếLưu ÝHán An ĐếHán Thương ĐếHán Hòa ĐếHán Chương ĐếHán Minh ĐếHán Quang Vũ ĐếHán Kiến Thế ĐếHán Canh Thủy ĐếNhũ Tử AnhHán Bình ĐếHán Ai ĐếHán Thành ĐếHán Nguyên ĐếHán Tuyên ĐếLưu HạHán Chiêu ĐếHán Vũ ĐếHán Cảnh ĐếHán Văn ĐếLưu HồngLưu CungHán Huệ ĐếHán Cao Tổ

Chú giải:

  • Cam biểu thị các vị vua Tây Hán
  • Xanh biểu thị các vị vua nhà Hán sau sự sụp đổ của nhà Tân nhưng trước nhà Đông Hán
  • Hồng biểu thị các vị vua Đông Hán

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Cách thông thường để đề cập đến các vị vua phong kiến trong tiếng Trung là tên triều đại kết hợp thụy hiệu. Ví dụ Hán Vũ Đế, Hán Cảnh Đế. Các ngoại lệ cho quy tắc này bao gồm Lưu Cung, Lưu Hồng, Nhũ Tử Anh, Xương Ấp Vương, Bắc Hương Hầu và Hoằng Nông Vương. Những người này hoặc chết trong vòng một năm sau khi lên ngôi, hoặc bị loại khỏi quyền lực trong vòng một năm, hoặc còn rất trẻ và bị nắm quyền bởi một nhiếp chính trong toàn bộ sự nghiệp của họ.
  2. ^ Những năm theo lịch âm của Trung Quốc không tương ứng chính xác với những năm được đưa ra trong cột niên hiệu. Một số năm được đưa ra trong bảng cũng thuộc về hai thời kỳ trị vì, một số tên niên hiệu đã được thông qua vào đầu năm sau.

Chú thích sửa

  1. ^ Paludan (1998), 34–36.
  2. ^ de Crespigny 2007, tr. 568.
  3. ^ Hymes 2000, tr. 36.
  4. ^ Beck 1990, tr. 21.
  5. ^ Beck (1986), 354-355.
  6. ^ a b Wilkinson (1998), Chinese History: A Manual. Trang 105.
  7. ^ Trần Liên Sơn (2012), người dịch Ngô Thị Soa, Truyền thuyết thần thoại Trung Quốc. Nhà xuất bản Văn học Bắc Kinh.
  8. ^ a b Wilkinson (1998), Chinese History: A Manual. Trang 106.
  9. ^ Wilkinson (1998), Chinese history: A Manual. Nhà xuất bản Đại học Harvard. Trang 106–107.
  10. ^ Wilkinson (1998), Chinese history: A Manual. Nhà xuất bản Đại học Harvard. Trang 177.
  11. ^ Wilkinson (1998), Chinese history: A Manual. Nhà xuất bản Đại học Harvard. Trang 178.
  12. ^ Ban Cố (32 - 92 CN), Tiền Hán thư. Quyển số 04, Văn Đế kỷ Lưu Hằng.
  13. ^ Ban Cố (32 - 92 CN), Tiền Hán thư. Quyển số 08, Tuyên Đế kỷ Lưu Tuân.
  14. ^ a b Ban Cố, Tiền Hán thư. Quyển số 01, Cao Đế bản ký.
  15. ^ Tư Mã Thiên, Sử ký Tư Mã Thiên. Bản ký Lã Hậu.
  16. ^ Ban Cố, Tiền Hán thư. Quyển số 04 Văn Đế kỷ.
  17. ^ Ban Cố, Tiền Hán thư. Quyển số 05 Cảnh Đế kỷ.
  18. ^ Ban Cố, Tiền Hán thư. Quyển số 07 Vũ Đế kỷ.
  19. ^ Ban Cố, Tiền Hán thư. Quyển số 07 Chiêu Đế kỷ.
  20. ^ Ban Cố, Tiền Hán thư. Quyển số 08 Tuyên Đế kỷ.
  21. ^ Ban Cố, Tiền Hán thư. Quyển 99 Vương Mãng truyện.
  22. ^ Phạm Diệp, Hậu Hán thư. Quyển số 01 Quang Đế.
  23. ^ Phạm Diệp, Hậu Hán thư. Quyển số 02 Hiển Tổng Minh Đế.
  24. ^ Phạm Diệp, Hậu Hán thư. Quyển số 03 Túc Tông Chương Đế.
  25. ^ Phạm Diệp, Hậu Hán thư. Quyển số 04 Hiếu Thương Đế.
  26. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range come from Paludan (1998), 28 and Loewe (2000), 253–258.
  27. ^ Hinsch,Bret. Passions of The Cut Sleeve: The Male Homosexual Tradition in China. edited by Sheila Levine, U of California P,1992, EBSCOhost, pp. 35-36.[liên kết hỏng] According to Hinsch's sources, and contrary to what Paludan writes (1998), Gaozu's reign did not begin until 206, the date that marks the beginning of the Western Han Dynasty. See Hinsch's bibliography and notes for further information on historical dates.
  28. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range come from Paludan (1998), 28, 31.
  29. ^ Bá Dương (1977), 441–442.
  30. ^ a b c Latin spelling, Chinese characters, and date range come from Twitchett and Loewe (1986), xxxix.
  31. ^ Bá Dương (1977), 442–443.
  32. ^ Bá Dương (1977), 443.
  33. ^ a b Latin spelling, Chinese characters, and date range come from Paludan (1998), 28, 33.
  34. ^ Bá Dương (1977), trang 444–446.
  35. ^ Bá Dương (1977), trang 446–447.
  36. ^ Bá Dương (1977), trang 447–448.
  37. ^ Bá Dương (1977), trang 449–452.
  38. ^ Bá Dương (1977), trang 452.
  39. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range come from Paludan (1998), 28, 36 and Loewe (2000), 273–280.
  40. ^ Bá Dương (1977), trang 452–453.
  41. ^ Bá Dương (1977), trang 454–455.
  42. ^ Bá Dương (1977), trang 456–457.
  43. ^ Bá Dương (1977), trang 457–459.
  44. ^ Bá Dương (1977), trang 459–460.
  45. ^ Bá Dương (1977), trang 460–462.
  46. ^ Bá Dương (1977), trang 463–464.
  47. ^ Bá Dương (1977), trang 467–468.
  48. ^ Bá Dương (1977), trang 468.
  49. ^ Bá Dương (1977), trang 468–470.
  50. ^ Bá Dương (1977), trang 470–471.
  51. ^ a b Latin spelling, Chinese characters, and date range come from Paludan (1998), 40.
  52. ^ Bá Dương (1977), trang 471–472.
  53. ^ Bá Dương (1977), trang 472–473.
  54. ^ a b Bá Dương (1977), trang 473.
  55. ^ Bá Dương (1977), trang 473–475.
  56. ^ Bá Dương (1977), trang 475.
  57. ^ Bá Dương (1977), trang 476.
  58. ^ Bá Dương (1977), trang 477.
  59. ^ Bá Dương (1977), trang 478–479.
  60. ^ Bá Dương (1977), trang 479–480.
  61. ^ Bá Dương (1977), trang 480.
  62. ^ a b c d e Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 40, 42.
  63. ^ Bá Dương (1977), trang 481–482.
  64. ^ Bá Dương (1977), trang 482–483.
  65. ^ Bá Dương (1977), trang 483–484.
  66. ^ Bá Dương (1977), trang 484.
  67. ^ Bá Dương (1977), trang 485–486.
  68. ^ Bá Dương (1977), trang 486–487.
  69. ^ Bá Dương (1977), trang 487.
  70. ^ Bá Dương (1977), trang 487–488.
  71. ^ Bá Dương (1977), trang 488–489.
  72. ^ a b Bá Dương (1977), trang 489.
  73. ^ a b Bá Dương (1977), trang 490.
  74. ^ Bá Dương (1977), 495. While traditional sources do not give a exact date when the Yuanshi era was announced, it was implied that the first year of Yuanshi did not start until the first month of the lunar calendar — ergo, in 1 AD. See, e.g., Ban Gu, Book of Han, vol. 12.
  75. ^ Bá Dương (1977), trang 495–496.
  76. ^ Bá Dương (1977), 496; Wang Mang became emperor in the 12th month of the era Chushi, which correlates with either January or February 9 AD.
  77. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 42–43.
  78. ^ Bá Dương (1977), trang 496–497.
  79. ^ Bá Dương (1977), trang 498–499.
  80. ^ Bá Dương (1977), trang 499–500.
  81. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from de Crespigny (2007), 558–560.
  82. ^ Bá Dương (1977) Timeline of Chinese History. Trang 500–501.
  83. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 44 and de Crespigny (2007), 557–566.
  84. ^ Bá Dương (1977), trang 501–509.
  85. ^ Bá Dương (1977), trang 509.
  86. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 44, 49 and de Crespigny (2007), 604–609.
  87. ^ Bá Dương (1977), trang 509–513.
  88. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 44, 49 and de Crespigny (2007), 495–500.
  89. ^ Bá Dương (1977), trang 514–515.
  90. ^ Bá Dương (1977), trang 515–516.
  91. ^ Bá Dương (1977), trang 516.
  92. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 50 and de Crespigny (2007), 588–592.
  93. ^ Bá Dương (1977), trang 517–523.
  94. ^ Bá Dương (1977), trang 523.
  95. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 50 and de Crespigny (2007), 531.
  96. ^ Bá Dương (1977), trang 524.
  97. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 50 and de Crespigny (2007), 580–583.
  98. ^ Bá Dương (1977), trang 524–526.
  99. ^ Bá Dương (1977), trang 526–527.
  100. ^ a b Bá Dương (1977), trang 528.
  101. ^ a b Bá Dương (1977), trang 529.
  102. ^ a b Latin spelling, Chinese characters, and date range from Twitchett and Loewe (1986), xl.
  103. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 50–51 and de Crespigny (2007), 473–478.
  104. ^ Bá Dương (1977), trang 530–531.
  105. ^ Bá Dương (1977), trang 532.
  106. ^ Bá Dương (1977), trang 532–534.
  107. ^ a b Bá Dương (1977), trang 534.
  108. ^ a b Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 50–51.
  109. ^ a b Bá Dương (1977), trang 535.
  110. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 50–51 and de Crespigny (2007), 595–603
  111. ^ Bá Dương (1977), trang 535–536.
  112. ^ a b c Bá Dương (1977), trang 536.
  113. ^ Bá Dương (1977), trang 536–537.
  114. ^ Bá Dương (1977), trang 537–540.
  115. ^ Bá Dương (1977), trang 541.
  116. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 50, 52 and de Crespigny (2007), 511–517.
  117. ^ Bá Dương (1977), trang 541–542.
  118. ^ Bá Dương (1977), trang 542–543.
  119. ^ Bá Dương (1977), trang 543–545.
  120. ^ Bá Dương (1977), trang 545–547.
  121. ^ a b c Bá Dương (1977), trang 547.
  122. ^ Latin spelling, Chinese characters, and date range from Paludan (1998), 50, 55.
  123. ^ Bá Dương (1977), trang 547–550.
  124. ^ Bá Dương (1977), trang 551.
  125. ^ Bá Dương (1977), trang 552–564.
  126. ^ Bá Dương (1977), trang 564.

Tham khảo sửa

  • Ban Cố (32 - 92 CN), Tiền Hán thư. Bản chỉnh sửa năm 2011, The Book of Han (Chinese Edition). Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam. ISBN 7222078622, ISBN 978-7222078628.
  • Phạm Diệp (398 - 445), Hậu Hán thư. Bản chính sửa năm 2012, The Book of the Later Han (12 Volumes) (Chinese Edition). Nhà xuất bản Trung Hoa. ISBN 9787101003062, ISBN 978-7101003062.
  • Beck, Mansvelt. (1986). The Fall of Han, thuộc The Cambridge History of China: Volume I: the Ch'in and Han Empires, 221 B.C. – A.D. 220, 317-376. Chỉnh sửa bởi Denis Twitchett và Michael Loewe. Nhà xuất bản Cambridge: Cambridge University. ISBN 0-521-24327-0.
  • Beck, B. J. Mansvelt (1990). The Treatises of Later Han: Their Author, Sources, Contents, and Place in Chinese Historiography (bằng tiếng Anh). BRILL. ISBN 9789004088955.
  • Bielenstein, Hans. (1980). The Bureaucracy of Han Times. Nhà xuất bản Cambridge: Cambridge University. ISBN 0-521-22510-8.
  • Bá Dương (1977). Trung Quốc lịch sử niên biểu (中國歷史年表). Đài Bắc: Nhà xuất bản Tinh Quang
  • Ch'ü, T'ung-tsu. (1972). Han Dynasty China: Volume 1: Han Social Structure. Chỉnh sửa bởi Jack L. Dull. Seattle và London: nhà xuất bản University of Washington. ISBN 0-295-95068-4.
  • De Crespigny, Rafe. (2007). A Biographical Dictionary of Later Han to the Three Kingdoms (23–220 AD). Leiden: Koninklijke Brill. ISBN 90-04-15605-4.
  • Dubs, Homer H. (1945). “Chinese Imperial Designations”. Journal of the American Oriental Society. 65 (1): 26–33. doi:10.2307/594743. JSTOR 594743.
  • Hansen, Valerie. (2000). The Open Empire: A History of China to 1600. New York & London: W.W. Norton & Company. ISBN 0-393-97374-3.
  • Huang, Ray. (1988). China: A Macro History. Armonk & London: M.E. Sharpe Inc., an East Gate Book. ISBN 0-87332-452-8.
  • Hucker, Charles O. (1975). China's Imperial Past: An Introduction to Chinese History and Culture. Nhà xuất bản Stanford: Stanford University. ISBN 0-8047-0887-8.
  • Hymes, Robert (2000), Columbia Chronologies of Asian History and Culture, Nhà xuất bảnColumbia University, ISBN 978-0-231-11004-4.
  • Loewe, Michael. (1986). "The Former Han Dynasty," in The Cambridge History of China: Volume I: the Ch'in and Han Empires, 221 B.C. – A.D. 220, 103–222. Chỉnh sửa bởi Denis Twitchett và Michael Loewe. Nhà xuất bản Cambridge: Cambridge University. ISBN 0-521-24327-0.
  • Loewe, Michael. (2000). A Biographical Dictionary of the Qin, Former Han, and Xin Periods (221 BC - AD 24). Leiden, Boston, Koln: Koninklijke Brill NV. ISBN 90-04-10364-3.
  • Paludan, Ann. (1998). Chronicle of the Chinese Emperors: the Reign-by-Reign Record of the Rulers of Imperial China. London: Thames & Hudson Ltd. ISBN 0-500-05090-2.
  • Sato, Masayuki. "Comparative Ideas of Chronology" History and Theory, Vol. 30, No. 3 (Oct., 1991), pp. 275–301.
  • Torday, Laszlo. (1997). Mounted Archers: The Beginnings of Central Asian History. Durham: nhà xuất bản The Durham Academic. ISBN 1-900838-03-6.
  • Twitchett, Denis and Michael Loewe. (1986). "Han Emperors" tại Cambridge History of China: Volume I: the Ch'in and Han Empires, 221 B.C. – A.D. 220, XXXIX-XLI. Chỉnh sửa bởi Denis Twitchett và Michael Loewe. Nhà xuất bản Cambridge: Cambridge University. ISBN 0-521-24327-0.
  • de Visser, M.W. (2003). Dragon in China and Japan. Whitefish: Kessinger Publishing. ISBN 0-7661-5839-X.
  • Wang, Yu-ch'uan. "An Outline of the Central Government of the Former Han Dynasty," Harvard Journal of Asiatic Studies, Vol. 12, No. 1/2 (Jun., 1949): Trang. 134–187.
  • Wilkinson, Endymion. (1998). Chinese History: A Manual. Cambridge and London: nhà xuất bản Harvard University Asia Center of the Harvard University. ISBN 0-674-12378-6.

Liên kết ngoài sửa