Giải Femina
Giải Femina[1] là một giải thưởng văn học Pháp được thành lập năm 1904 bởi 22 nữ cộng sự viên của tạp chí La Vie heureuse với sự ủng hộ của tạp chí Femina, dưới sự lãnh đạo của nữ thi sĩ Anna de Noailles, nhằm tạo ra một giải thưởng khác đối lập với giải Goncourt mà trên thực tế là dành cho nam giới [2].
Giải Femina được trao hàng năm vào ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 11 ở khách sạn Crillon, Paris, cho một tác phẩm văn xuôi hoặc văn vần viết bằng ngôn ngữ Pháp, không phân biệt tác giả nam hay nữ. Ban giám khảo gồm toàn các nhà văn nữ.
Lịch sử
sửaGiải này ban đầu có tên là "Prix Vie heureuse" (Giải Cuộc sống hạnh phúc) theo tên tạp chí La Vie heureuse do nhà xuất bản Hachette phát hành. Ban giám khảo lúc đó gồm 20 nhà văn nữ (gấp đôi ban giám khảo giải Goncourt gồm 10 nhà văn nam). Giải được trao lần đầu ngày 4.12.1904[3]. Ngoài Anna de Noailles, những thành viên ban giám khảo đầu tiên còn có Caroline de Broutelles (giám đốc tạp chí), Julia Daudet (quả phụ của Alphonse Daudet), Jeanne Nette (vợ của Catulle Mendès), Lucie Faure (vợ của Georges Goyau), Séverine, Juliette Adam, Gabrielle Réval...
Trong thập niên 1920, giải đổi tên thành giải Femina - theo tên tạp chí Femina do Pierre Lafitte sáng lập – và ban giám khảo gồm 12 thành viên. Trong thời kỳ này, Edmée Frisch de Fels - nữ công tước "de La Rochefoucauld" – làm chủ tịch ban giám khảo.
Có sự tranh đua về kết quả trao giải giữa ban giám khảo của giải Femina và ban giám khảo giải Goncourt. Chẳng hạn như Antoine de Saint-Exupéry đã được trao giải Femina năm 1931 trong khi ông là người được trông đợi là sẽ đoạt giải Goncourt, đối với Marc Lambron cũng vậy, ông đã đoạt giải Femina năm 1993 thay vì giải Goncourt; trái lại Giải Goncourt đã trao cho André Schwartz-Bart năm 1959 thay vì giải Femina. Do đó đã có một thỏa hiệp giữa 2 ban giám khảo của 2 giải vào năm 2000 để có sự so le luân phiên giữa 2 giải Goncourt và Femina[4]. Ngoài ra, từ năm 1985, còn đặt ra Giải Femina cho người nước ngoài (Prix Femina étranger) và từ năm 1999 đặt thêm Giải Femina cho tác phẩm đầu tay (Prix Femina essai)
Ban giám khảo hiện nay
sửaThành phần ban giám khảo tháng 11 năm 2012:
Những người đoạt giải Femina
sửaNhững người đoạt giải Femina cho người nước ngoài
sửaNhững người đoạt giải Femina cho tác phẩm đầu tay
sửa- 1999: Michel del Castillo,tác phẩm Colette, une certaine France, (Nhà xuất bản. Gallimard)
- 2001: Elvire de Brissac, tác phẩm Ô dix-neuvième! (Nhà xuất bản. Grasset)
- 2003: Jean Hatzfeld, tác phẩm Une saison de machettes (Nhà xuất bản. Seuil)
- 2004: Roger Kempf, tác phẩm L'Indiscrétion des frères Goncourt (Nhà xuất bản. Grasset)
- 2005: Thérèse Delpech, tác phẩm L'Ensauvagement (Nhà xuất bản. Grasset)
- 2006: Claude Arnaud, tác phẩm Qui dit je en nous? Une histoire subjective de l'identité (Nhà xuất bản. Grasset)
- 2007: Gilles Lapouge, tác phẩm L'Encre du voyageur (Nhà xuất bản. Albin Michel)
- 2009: Michelle Perrot,tác phẩm Histoire de chambres (Nhà xuất bản. Seuil)
- 2010: Jean-Didier Vincent, tác phẩm Élisée Reclus: géographe, anarchiste, écologiste (Nhà xuất bản. Robert Laffont)
- 2011: Laure Murat, tác phẩm L'Homme qui se prenait pour Napoléon: Pour une histoire politique de la folie (Nhà xuất bản. Gallimard)
- 2012: Tobie Nathan, tác phẩm Ethno-roman (Nhà xuất bản. Grasset)
- 2013: Jean-Paul Enthoven và Raphaël Enthoven, tác phẩm Dictionnaire amoureux de Marcel Proust (Nhà xuất bản. Plon)
- 2014: Paul Veyne, tác phẩm Et dans l'éternité je ne m'ennuierai pas (Nhà xuất bản. Albin Michel)
Tham khảo và Ghi chú
sửa- ^ cũng viết là "giải Fémina"
- ^ “Site République des lettres”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
- ^ Discours pour les 100 ans du Femina
- ^ Jean-Paul Dubois, prix Femina[liên kết hỏng] dans Le Nouvel Observateur du 8 novembre 2004.