Sân vận động Gelora Bung Karno

(Đổi hướng từ Sân vận động Bung Karno)

Sân vận động chính Gelora Bung Karno (tiếng Indonesia: Stadion Utama Gelora Bung Karno; nghĩa đen "Sân vận động chính Khu liên hợp thể thao Bung Karno"), trước đây được gọi là Sân vận động chính SenayanSân vận động chính Gelora Senayan, là một sân vận động đa năng nằm ở trung tâm của Khu liên hợp thể thao Gelora Bung KarnoTrung Jakarta, Indonesia. Sân được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Sân vận động được đặt tên theo Sukarno, Tổng thống Indonesia lúc bấy giờ, người đã đề xuất ý tưởng xây dựng khu liên hợp thể thao.

Sân vận động chính Gelora Bung Karno
Stadion Utama Gelora Bung Karno
Sân vận động Gelora Bung Karno vào ban đêm, năm 2020
Map
Tên cũSân vận động chính Senayan (đến ngày 24 tháng 9 năm 1962)
Sân vận động chính Gelora Senayan (1969–17 tháng 1 năm 2001)
Vị tríGelora, Tanah Abang, Trung Jakarta, Indonesia
Tọa độ6°13′6,88″N 106°48′9,04″Đ / 6,21667°N 106,8°Đ / -6.21667; 106.80000
Giao thông công cộng
Chủ sở hữuChính phủ Indonesia (thông qua Bộ Văn phòng Nhà nước)
Nhà điều hànhPusat Pengelolaan Komplek Gelora Bung Karno (Trung tâm quản lý Khu liên hợp Gelora Bung Karno)
Số phòng điều hành4[7]
Sức chứa77.193[5]
Kỷ lục khán giả150.000
(Persib Bandung v PSMS Medan, 23 tháng 2 năm 1985)[6][Còn mơ hồ ]
Kích thước sân105 m × 68 m (344 ft × 223 ft)
Mặt sânZeon Zoysia[1]
Công trình xây dựng
Khởi công8 tháng 2 năm 1960 (toàn bộ khu liên hợp)
Khánh thành21 tháng 7 năm 1962
Sửa chữa lại2016–2018
Đóng cửa2016–2018
Mở cửa lại14 tháng 1 năm 2018
Chi phí xây dựng12,5 triệu USD (1958, toàn bộ khu liên hợp)
769,69 tỷ rupiah (2016–2018)[2]
Kiến trúc sưFriedrich Silaban
Bên thuê sân
Đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia (các trận đấu được lựa chọn)
Persija Jakarta (2008–2016, 2018–2020, 2021–nay)[3][4]
Trang web
GBK.id/stadion-utama/

Khi được khánh thành lần đầu tiên để tổ chức Đại hội Thể thao châu Á 1962, sân vận động có sức chứa 110.000 chỗ ngồi. Sức chứa của sân đã giảm xuống hai lần sau khi cải tạo: lần đầu tiên là xuống còn 88.306 chỗ ngồi vào năm 2006 cho Cúp bóng đá châu Á 2007 và lần thứ hai là xuống còn 77.193 chỗ ngồi sau khi sân được cải tạo cho Đại hội Thể thao châu Á 2018Đại hội Thể thao Người khuyết tật châu Á 2018. Tại hai sự kiện thể thao này, sân đã tổ chức các buổi lễ và các nội dung thi đấu môn điền kinh. Sức chứa 88.083 chỗ ngồi của sân khiến sân trở thành sân vận động bóng đá lớn thứ 7 trên thế giới. Sau lần cải tạo gần đây nhất, khi tất cả các bậc thang trên khán đài được thay thế bằng các ghế ngồi đơn, đây là sân vận động bóng đá lớn thứ 28 trên thế giới và là sân vận động bóng đá lớn thứ 8 ở châu Á.

Lịch sử sửa

 
Sân vận động đang được xây dựng, tháng 4 năm 1962

Công việc xây dựng sân vận động được bắt đầu vào ngày 8 tháng 2 năm 1960 và hoàn thành vào ngày 21 tháng 7 năm 1962,[8] để tổ chức Đại hội Thể thao châu Á 1962 vào tháng sau. Công việc xây dựng sân được tài trợ một phần thông qua một khoản vay đặc biệt từ Liên Xô (Nga ngày nay). Sân vận động có sức chứa ban đầu là 110.000 chỗ ngồi, sau đó đã giảm xuống còn 88.306 chỗ ngồi sau khi sân được cải tạo cho Cúp bóng đá châu Á 2007. Sân vận động này nổi tiếng với mái che hình chiếc nhẫn (được gọi là temu gelang, nghĩa là chiếc nhẫn khổng lồ), được thiết kế để che phủ cho khán giả và tăng vẻ hùng vĩ của sân vận động.[9]

 
Sân vận động với ghế ngồi mới, tháng 1 năm 2018

Mặc dù sân vận động này thường được biết đến với tên gọi là Sân vận động Gelora Bung Karno (Stadion Gelora Bung Karno) hoặc Sân vận động GBK, tên gọi chính thức của sân là Sân vận động chính Gelora Bung Karno (Stadion Utama Gelora Bung Karno). Các địa điểm thể thao khác trong Khu liên hợp thể thao Gelora Bung Karno cũng đều có tên gọi "Gelora Bung Karno", chẳng hạn như Cung thể thaosân vận động phụ. Sân được gọi là Sân vận động chính Senajan (EYD: Senayan) từ khi được khánh thành cho đến khi Asiad 1962 kết thúc, khi khu liên hợp thể thao được đổi tên thành Gelora Bung Karno theo Nghị định của Tổng thống ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 1962, hai mươi ngày sau khi Asiad kết thúc. Trong kỷ nguyên Trật tự Mới, khu liên hợp được đổi tên thành "Khu liên hợp Gelora Senayan" và sân vận động được đổi tên thành "Sân vận động chính Gelora Senayan" vào năm 1969 theo chính sách "phi Sukarno hóa" của Tổng thống Suharto. Sau khi chế độ độc tài sụp đổ, tên gọi "Gelora Bung Karno" của khu liên hợp đã được Tổng thống Abdurrahman Wahid phục hồi lại trong một nghị định có hiệu lực từ ngày 17 tháng 1 năm 2001.

Sân vận động này là địa điểm chính của Đại hội Thể thao châu Á 2018Đại hội Thể thao Người khuyết tật châu Á 2018. Tại hai sự kiện thể thao này, sân đã tổ chức các buổi lễ và các nội dung thi đấu môn điền kinh. Để chuẩn bị cho hai sự kiện trên, sân đã được cải tạo toàn diện; Để đáp ứng các tiêu chuẩn của FIFA, tất cả ghế ngồi hiện có của sân vận động đã được thay thế, bao gồm cả các bậc thang trên khán đài, biến sân thành một sân vận động toàn chỗ ngồi với sức chứa 77.193 chỗ ngồi. Sân được lắp đặt ghế ngồi mới với ba màu đỏ, trắng và xám – lấy cảm hứng từ quốc kỳ Indonesia. Một hệ thống chiếu sáng LED mới với độ sáng cao hơn cũng đã được lắp đặt, với 620 đèn chiếu sáng và hệ thống chiếu sáng RGB được lắp đặt bên ngoài mặt tiền của sân vận động. Các tuyến giao thông kết nối đến sân vận động cũng được cải thiện.[10][11][12][13][14][15][16]

Trận chung kết Perserikatan 1985 giữa Persib BandungPSMS Medan được tổ chức tại sân vận động đã trở thành trận đấu bóng đá nghiệp dư có số lượng khán giả dự khán cao nhất, với 150.000 khán giả đến sân. PSMS Medan đã giành chiến thắng trong trận đấu này.[6]

Các sự kiện được tổ chức sửa

Sân vận động GBK đã tổ chức trận chung kết Asian Cup 2007 giữa IraqẢ Rập Xê Út và dự kiến sẽ tổ chức trận chung kết Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2023. Các giải đấu khác được tổ chức tại đây là một số trận chung kết AFF Cup và trận chung kết cúp quốc nội.

Quốc tế sửa

Kết quả giải đấu sửa

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1979 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
22 tháng 9 năm 1979   Indonesia 3–0   Singapore Vòng bảng N/A
23 tháng 9 năm 1979   Thái Lan 1–0   Myanmar Vòng bảng N/A
23 tháng 9 năm 1979   Singapore 0–2   Malaysia Vòng bảng N/A
23 tháng 9 năm 1979   Indonesia 1–3   Thái Lan Vòng bảng N/A
25 tháng 9 năm 1979   Malaysia 0–0   Myanmar Vòng bảng N/A
25 tháng 9 năm 1979   Singapore 2–2   Thái Lan Vòng bảng N/A
26 tháng 9 năm 1979   Myanmar 1–2   Singapore Vòng bảng N/A
26 tháng 9 năm 1979   Indonesia 0–0   Malaysia Vòng bảng N/A
28 tháng 9 năm 1979   Malaysia 1–0   Thái Lan Vòng bảng N/A
28 tháng 9 năm 1979   Indonesia 2–1   Myanmar Vòng bảng N/A
29 tháng 9 năm 1979   Indonesia 0–0 (3–1 p)   Thái Lan Play-off tranh hạng hai N/A
30 tháng 9 năm 1979   Indonesia 0–1   Malaysia Tranh huy chương vàng 85.000

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1987 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
10 tháng 9 năm 1987   Singapore 0–0   Malaysia Vòng bảng N/A
10 tháng 9 năm 1987   Thái Lan 3–1   Brunei Vòng bảng N/A
12 tháng 9 năm 1987   Malaysia 2–2   Myanmar Vòng bảng N/A
12 tháng 9 năm 1987   Indonesia 2–0   Brunei Vòng bảng N/A
14 tháng 9 năm 1987   Singapore 0–0   Myanmar Vòng bảng N/A
14 tháng 9 năm 1987   Indonesia 0–0   Thái Lan Vòng bảng N/A
16 tháng 9 năm 1987   Thái Lan 0–2   Malaysia Bán kết N/A
17 tháng 9 năm 1987   Indonesia 4–1   Myanmar Bán kết 75.000
19 tháng 9 năm 1987   Thái Lan 4–0   Myanmar Tranh huy chương đồng N/A
20 tháng 9 năm 1987   Indonesia 1–0 (s.h.p.)   Malaysia Tranh huy chương vàng 120.000

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1997 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
5 tháng 10 năm 1997   Việt Nam 0–1   Malaysia Vòng bảng N/A
5 tháng 10 năm 1997   Indonesia 5–2   Lào Vòng bảng N/A
7 tháng 10 năm 1997   Malaysia 4–0   Philippines Vòng bảng N/A
7 tháng 10 năm 1997   Indonesia 2–2   Việt Nam Vòng bảng N/A
9 tháng 10 năm 1997   Lào 4–1   Philippines Vòng bảng N/A
9 tháng 10 năm 1997   Indonesia 4–0   Malaysia Vòng bảng N/A
12 tháng 10 năm 1997   Indonesia 2–0   Philippines Vòng bảng N/A
12 tháng 10 năm 1997   Việt Nam 2–1   Lào Vòng bảng N/A
14 tháng 10 năm 1997   Việt Nam 3–0   Philippines Vòng bảng N/A
14 tháng 10 năm 1997   Lào 1–0   Malaysia Vòng bảng N/A
16 tháng 10 năm 1997   Thái Lan 2–1   Việt Nam Bán kết N/A
16 tháng 10 năm 1997   Indonesia 2–1   Singapore Bán kết N/A
18 tháng 10 năm 1997   Việt Nam 1–0   Singapore Tranh huy chương đồng N/A
18 tháng 10 năm 1997   Indonesia 1–1 (s.h.p.)
(2–4 p)
  Thái Lan Tranh huy chương vàng 110.000

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2002 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
15 tháng 12 năm 2002 17:05   Indonesia 0–0   Myanmar Vòng bảng 40.000
15 tháng 12 năm 2002 19:35   Việt Nam 9–2   Campuchia Vòng bảng N/A
17 tháng 12 năm 2002 16:05   Philippines 1–6   Myanmar Vòng bảng N/A
17 tháng 12 năm 2002 18:35   Indonesia 4–2   Campuchia Vòng bảng 20.000
19 tháng 12 năm 2002 16:05   Myanmar 5–0   Campuchia Vòng bảng N/A
19 tháng 12 năm 2002 18:35   Việt Nam 4–1   Philippines Vòng bảng N/A
21 tháng 12 năm 2002 16:05   Campuchia 1–0   Philippines Vòng bảng N/A
21 tháng 12 năm 2002 18:35   Indonesia 2–2   Việt Nam Vòng bảng 30.000
23 tháng 12 năm 2002 18:35   Indonesia 13–1   Philippines Vòng bảng 50.340
27 tháng 12 năm 2002 16:00   Việt Nam 0–4   Thái Lan Bán kết N/A
27 tháng 12 năm 2002 19:00   Indonesia 1–0   Malaysia Bán kết 50.000
29 tháng 12 năm 2002 16:00   Việt Nam 2–1   Malaysia Play-off tranh hạng ba N/A
29 tháng 12 năm 2002 19:00   Indonesia 2–2 (s.h.p.)
(2–4 p)
  Thái Lan Chung kết 100.000

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2004 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
28 tháng 12 năm 2004 19:45   Indonesia 1–2   Malaysia Bán kết lượt đi N/A
8 tháng 1 năm 2005 19:45   Indonesia 1–3   Singapore Chung kết lượt đi N/A

Cúp bóng đá châu Á 2007 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
10 tháng 7 năm 2007 17:15   Indonesia 2–1   Bahrain Bảng D 60.000
11 tháng 7 năm 2007 19:30   Hàn Quốc 1–1   Ả Rập Xê Út Bảng D 15.000
14 tháng 7 năm 2007 19:30   Ả Rập Xê Út 2–1   Indonesia Bảng D 88.000
15 tháng 7 năm 2007 19:30   Bahrain 2–1   Hàn Quốc Bảng D 9.000
18 tháng 7 năm 2007 17:15   Indonesia 0–1   Hàn Quốc Bảng D 88.000
22 tháng 7 năm 2007 20:15   Ả Rập Xê Út 2–1   Uzbekistan Tứ kết 12.000
29 tháng 7 năm 2007 19:30   Iraq 1–0   Ả Rập Xê Út Chung kết 60.000

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
5 tháng 12 năm 2008 17:00   Singapore 5–0   Campuchia Vòng bảng 18.000
5 tháng 12 năm 2008 19:30   Indonesia 3–0   Myanmar Vòng bảng 40.000
7 tháng 12 năm 2008 17:00   Singapore 3–1   Myanmar Vòng bảng 21.000
7 tháng 12 năm 2008 19:30   Campuchia 0–4   Indonesia Vòng bảng 30.000
9 tháng 12 năm 2008 19:30   Indonesia 0–2   Singapore Vòng bảng 50.000
16 tháng 12 năm 2008 19:00   Indonesia 0–1   Thái Lan Bán kết lượt đi 70.000

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
1 tháng 12 năm 2010 17:00   Thái Lan 2–2   Lào Vòng bảng N/A
1 tháng 12 năm 2010 19:30   Indonesia 5–1   Malaysia Vòng bảng 62.000
4 tháng 12 năm 2010 17:00   Thái Lan 0–0   Malaysia Vòng bảng N/A
4 tháng 12 năm 2010 19:30   Lào 0–6   Indonesia Vòng bảng N/A
7 tháng 12 năm 2010 19:30   Indonesia 2–1   Thái Lan Vòng bảng 65.000
16 tháng 12 năm 2010 19:00   Philippines 0–1   Indonesia Bán kết lượt đi 70.000
19 tháng 12 năm 2010 19:00   Indonesia 1–0   Philippines Bán kết lượt về 88.000
29 tháng 12 năm 2010 19:00   Indonesia 2–1   Malaysia Chung kết lượt về 88.000

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2011 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
3 tháng 11 năm 2011 16:00   Việt Nam 3–1   Philippines Vòng bảng N/A
3 tháng 11 năm 2011 19:00   Lào 2–3   Myanmar Vòng bảng N/A
7 tháng 11 năm 2011 16:00   Singapore 0–0   Malaysia Vòng bảng N/A
7 tháng 11 năm 2011 19:00   Indonesia 6–0   Lào Vòng bảng N/A
9 tháng 11 năm 2011 16:00   Malaysia 2–1   Thái Lan Vòng bảng N/A
9 tháng 11 năm 2011 19:00   Campuchia 1–2   Singapore Vòng bảng N/A
11 tháng 11 năm 2011 14:00   Singapore 0–2   Indonesia Vòng bảng N/A
11 tháng 11 năm 2011 17:00   Thái Lan 4–0   Campuchia Vòng bảng N/A
13 tháng 11 năm 2011 16:00   Malaysia 4–1   Campuchia Vòng bảng N/A
13 tháng 11 năm 2011 19:00   Indonesia 3–1   Thái Lan Vòng bảng N/A
17 tháng 11 năm 2011 16:00   Thái Lan 0–2   Singapore Vòng bảng N/A
17 tháng 11 năm 2011 19:00   Indonesia 0–1   Malaysia Vòng bảng N/A
19 tháng 11 năm 2011 16:00   Malaysia 1–0   Myanmar Bán kết N/A
19 tháng 11 năm 2011 19:00   Việt Nam 0–2   Indonesia Bán kết N/A
21 tháng 11 năm 2011 16:00   Myanmar 4–1   Việt Nam Tranh huy chương đồng N/A
21 tháng 11 năm 2011 19:30   Malaysia 1–1 (s.h.p.)
(4–3 p)
  Indonesia Tranh huy chương vàng N/A

Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á 2018 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
18 tháng 10 năm 2018 16:00   UAE 2–1   Qatar Vòng bảng 2.124
18 tháng 10 năm 2018 19:00   Indonesia 3–1   Đài Bắc Trung Hoa Vòng bảng 17.320
21 tháng 10 năm 2018 16:00   Đài Bắc Trung Hoa 1–8   UAE Vòng bảng 4.781
21 tháng 10 năm 2018 19:00   Qatar 6–5   Indonesia Vòng bảng 38.217
24 tháng 10 năm 2018 19:00   Indonesia 1–0   UAE Vòng bảng 30.022
28 tháng 10 năm 2018 16:00   Qatar 7–3 (s.h.p.)   Thái Lan Tứ kết 16.758
28 tháng 10 năm 2018 19:30   Nhật Bản 2–0   Indonesia Tứ kết 60.154

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018 sửa

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
13 tháng 11 năm 2018 19:00   Indonesia 3–1   Đông Timor Vòng bảng 15.138
25 tháng 11 năm 2018 19:00   Indonesia 0–0   Philippines Vòng bảng 15.436

Sử dụng cho các sự kiện khác sửa

 
SMTown Live World Tour III tại Sân vận động GBK, 2012

Ngoài thể thao, sân vận động còn được sử dụng cho các sự kiện khác như nghi lễ quốc gia, hội nghị chính trị, kỳ thi tuyển sinh, sự kiện tôn giáo, buổi hòa nhạc, v.v. Các sự kiện đáng chú ý bao gồm:

  • Thánh lễ Công giáo do Giáo hoàng Gioan Phaolô II chủ trì, 9 tháng 10 năm 1989[17]
  • Kỷ niệm 100 năm Ngày thức tỉnh quốc gia Indonesia, 20 tháng 5 năm 2008[18]
  • Cuộc vận động chính trị cho cả bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống vào các năm 2004, 2009, 2014 và 2019. Chiến dịch ngày cuối cùng của cả hai ứng viên tổng thống trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2019 đã được tổ chức tại sân vận động này. Chiến dịch ngày cuối cùng của mỗi ứng viên được tổ chức lần lượt vào ngày 7 và 13 tháng 4 năm 2019. Chiến dịch ngày cuối cùng của mỗi ứng viên có sự tham gia của hơn 77.000 người ủng hộ. Chiến dịch này được coi là cuộc vận động kéo dài một ngày có số lượng người tham dự cao nhất trong lịch sử chiến dịch tranh cử tổng thống Indonesia.[19]
  • Sự kiện Giáng sinh do Nhà thờ Bethel Indonesia phối hợp tổ chức cho toàn khu từ năm 2006 đến nay (chỉ vắng mặt trong năm 2012)
  • Dịch vụ Giáng sinh của Nhà thờ Tiberias Indonesia từ năm 2000 đến nay (trừ năm 2016 và 2017)[20]
  • Kỷ niệm HKBP (lần thứ 147 vào năm 2007 và lần thứ 150 vào năm 2011)
  • Kỷ niệm 85 năm Nahdlatul Ulama (2011)[21]
  • Hội nghị Khalifah của Hizb ut-Tahrir Indonesia, 6 tháng 6 năm 2013[22]
  • Kỳ thi tuyển sinh của hàng nghìn ứng viên công chức Bộ Y tế Indonesia vào ngày 3 tháng 11 năm 2013[23]
  • Một trong những địa điểm ở Jakarta được sử dụng để tiêm vắc xin phòng COVID-19 với 60.000 liều vắc xin, 11 tháng 7 năm 2021[24]

Buổi hòa nhạc sửa

Ngày Nghệ sĩ Sự kiện Khán giả
2 tháng 4 năm 1972 Bee Gees Trafalgar Tour 60.000
4–5 tháng 12 năm 1975 Deep Purple 150.000
30 tháng 12 năm 1988 Mick Jagger 70.000
Tháng 12 năm 1993 Michael Jackson Dangerous World Tour   Đã hủy
21 tháng 9 năm 2011 Linkin Park A Thousand Suns World Tour 25.000
3 tháng 6 năm 2012 Lady Gaga Born This Way Ball   Đã hủy
22 tháng 9 năm 2012 SM Town Live World Tour III 50.000
9 tháng 3 năm 2013 Music Bank World Tour 25.000
25 tháng 8 năm 2013 Metallica Metallica Summer Tour 2013 60.000
13 tháng 12 năm 2013 Slank
23 tháng 8 năm 2014 Kỷ niệm 25 năm phát sóng RCTI
25 tháng 3 năm 2015 One Direction On the Road Again Tour 43.032
11 tháng 9 năm 2015 Bon Jovi Bon Jovi Live! 40.000
8 tháng 11 năm 2018 Guns N' Roses Not in This Lifetime... Tour 31.167
3 tháng 5 năm 2019 Ed Sheeran ÷ Tour 48.959
28 tháng 11 năm 2020 Raisa Raisa Live in Concert at Gelora Bung Karno Main Stadium   Đã hủy
11–12 tháng 3 năm 2023 Blackpink Born Pink World Tour 113.740

113.740

Giao thông sửa

 
Ga MRT Istora Mandiri, ga thuộc MRT Jakarta gần nhất với khu liên hợp thể thao

KRL Commuterline kết nối với sân vận động qua ga xe lửa Palmerah gần đó, trong khi MRT Jakarta kết nối với sân qua ga Istora Mandiri. Hai tuyến xe buýt của BRT TransJakarta cũng phục vụ khu liên hợp. Một phần mở rộng của LRT Đại Jakarta (hiện đang được xây dựng) cũng được lên kế hoạch phục vụ khu vực phía tây của khu liên hợp.

Hình ảnh sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Rindi Nuris Velarosdela (ngày 4 tháng 9 năm 2018). “Mengenal Rumput Zeon Zoysia, Jenis Rumput Terbaik yang Dipasang di Stadion GBK”. Kompas.com. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ Ahmad Fawwaz Usman (ngày 8 tháng 8 năm 2017). “Menuju Asian Games 2018, Renovasi GBK Nyaris Rampung”. Liputan6.com. Lưu trữ bản gốc 8 Tháng tám năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ “Persija Hanya Bermarkas di Senayan Hingga Jelang Bulan Ramadhan”. bola.com. ngày 13 tháng 4 năm 2016.
  4. ^ Putra, Gerry. “Hadapi Persela, Persija Kembali ke Senayan”. Bolalob - Situsnya Anak Futsal!. Bản gốc lưu trữ 17 Tháng mười một năm 2018. Truy cập 10 tháng Năm năm 2020.
  5. ^ “E-Booking Stadion Utama Gelora Bung Karno”. gbk.id. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2018.
  6. ^ a b “Jelang PSMS vs Persib, Kenangan Rekor 150.000 Penonton di Senayan”. Kompas.com (bằng tiếng Indonesia). Kompas Gramedia Group. ngày 25 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc 25 Tháng Ba năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ Zafna, Grandyos (ngày 12 tháng 1 năm 2018). “Stadion Utama GBK juga Dilengkapi Empat Sky Box”. Detik.com (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2018.
  8. ^ “Bung Karno Stadium in Jakarta, Bung Karno Stadium, Bung Karno Stadium in Jakarta, Indonesia”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  9. ^ Laksmi, Brigitta Isworo; Handayani, Primastuti (ngày 15 tháng 6 năm 2008). M.F. Siregar, matahari olahraga Indonesia. Penerbit Buku Kompas. ISBN 9789797093884 – qua Google Books.
  10. ^ Rahmat, Arby (ngày 12 tháng 1 năm 2018). “Lampu Stadion GBK Saingi San Siro Milan”. CNN Indonesia (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
  11. ^ Baskoro, Rangga (ngày 12 tháng 1 năm 2018). “SU GBK Jadi Stadion Paling Terang Di Asia”. Tribunnews.com (bằng tiếng Indonesia). Lưu trữ bản gốc 12 Tháng Một năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2018.
  12. ^ “Gelora Bung Karno Main Stadium Ready for 2018 Asian Games”. Jakarta Globe (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2018.
  13. ^ Post, The Jakarta. “GBK stadium to go dark for Earth Hour”. The Jakarta Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2018.
  14. ^ Diah, Femi (ngày 29 tháng 9 năm 2017). “Wajah Terkini Stadion Utama GBK: Rasa Baru yang Makin Merah Putih”. Detik.com (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2018.
  15. ^ Raya, Mercy (ngày 12 tháng 1 năm 2018). “Stadion Utama GBK Sudah Lebih Ramah Disabilitas”. Detik.com (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2018.
  16. ^ “Welcoming The New Face of Gelora Bung Karno Stadium”. Tempo (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2018.
  17. ^ “Tempo online: Sang Gembala Itu Telah Datang”. Bản gốc lưu trữ 4 Tháng Ba năm 2016. Truy cập 21 Tháng tám năm 2020.
  18. ^ Rangkaian Peringatan 100 Tahun Kebangkitan Nasional
  19. ^ “Rock stars turn Jokowi's final campaign rally into a free concert”. The Straits Times. ngày 14 tháng 4 năm 2019.
  20. ^ daniel.tanamal (ngày 9 tháng 12 năm 2018). “Setelah Dua Tahun, GTI Kembali Rayakan Natal di GBK”. jawaban.com (bằng tiếng Indonesia). CBN Indonesia 2014- Jawaban.com. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  21. ^ “30 Ribu Banser Amankan Harlah NU di Gelora Bung Karno”. Tempo.co (bằng tiếng Indonesia). ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
  22. ^ “Ribuan Peserta Muktamar Hizbut Tahrir Berdatangan, Senayan Macet”. Liputan6.com (bằng tiếng Indonesia). ngày 2 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2017.
  23. ^ “Ujian CPNS di Gelora Bung Karno”. Tribunnews.com.
  24. ^ Azanella, Luthfia Ayu (ngày 11 tháng 7 năm 2021). Wedhaswary, Inggried Dwi (biên tập). “Vaksin Gratis di GBK dan JIExpo untuk 60.000 Orang, Tak Harus KTP DKI” [Free Vaccine Shots at GBK and JIExpo for 60.000 people, DKI ID Card Not Required]. Kompas.com (bằng tiếng Indonesia). Kompas. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.

Thư mục sửa

  • Pour, Julius (2004), Dari Gelora Bung Karno ke Gelora Bung Karno (bằng tiếng Indonesia), Jakarta: Grasindo, ISBN 978-979-732-444-5.

Liên kết ngoài sửa

Sự kiện và đơn vị thuê sân
Tiền nhiệm:
Sân vận động Quốc gia
Tokyo
Đại hội Thể thao châu Á
Lễ khai mạc và bế mạc

1962
Kế nhiệm:
Sân vận động Quốc gia
Băng Cốc
Tiền nhiệm:
Sân vận động Quốc gia
Tokyo
Đại hội Thể thao châu Á
Các nội dung thi đấu môn điền kinh
Địa điểm chính

1962
Kế nhiệm:
Sân vận động Quốc gia
Băng Cốc
Tiền nhiệm:
Sân vận động Quốc gia
Tokyo
Đại hội Thể thao châu Á
Giải đấu môn bóng đá nam
Địa điểm trận chung kết

1962
Kế nhiệm:
Sân vận động Quốc gia
Băng Cốc
Tiền nhiệm:
Sân vận động kỷ niệm 700 năm
Chiang Mai
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Lễ khai mạc và bế mạc

1997
Kế nhiệm:
Sân vận động Quốc gia Hassanal Bolkiah
Bandar Seri Begawan
Tiền nhiệm:
Sân vận động kỷ niệm 700 năm
Chiang Mai
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Các nội dung thi đấu môn điền kinh
Địa điểm chính

1997
Kế nhiệm:
Sân vận động Quốc gia Hassanal Bolkiah
Bandar Seri Begawan
Tiền nhiệm:
Sân vận động kỷ niệm 700 năm
Chiang Mai
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Giải đấu môn bóng đá nam
Địa điểm trận chung kết

1997
Kế nhiệm:
Sân vận động Quốc gia Hassanal Bolkiah
Bandar Seri Begawan
Tiền nhiệm:
Sân vận động Công nhân
Bắc Kinh
Cúp bóng đá châu Á
Địa điểm trận chung kết

2007
Kế nhiệm:
Sân vận động Quốc tế Khalifa
Doha
Tiền nhiệm:
Sân vận động Quốc gia Lào mới
Viêng Chăn
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Giải đấu môn bóng đá nam
Địa điểm trận chung kết

2011
Kế nhiệm:
Sân vận động Zayarthiri
Naypyidaw
Tiền nhiệm:
Sân vận động chính Asiad Incheon
Incheon
Đại hội Thể thao châu Á
Lễ khai mạc và bế mạc

2018
Kế nhiệm:
Sân vận động Công viên Thể thao Hàng Châu
Hàng Châu
Tiền nhiệm:
Sân vận động chính Asiad Incheon
Incheon
Đại hội Thể thao châu Á
Các nội dung thi đấu môn điền kinh
Địa điểm chính

2018
Kế nhiệm:
Sân vận động Công viên Thể thao Hàng Châu
Hàng Châu