Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.[5][6]
Tuyên Quang
|
|||
---|---|---|---|
Tỉnh | |||
Tỉnh Tuyên Quang | |||
Biểu trưng | |||
Trên xuống dưới, trái sang phải:
Thành phố Tuyên Quang, Cây đa Tân Trào, đình Hồng Thái, thắng cảnh Cọc Vài, ruộng bậc thang Hồng Thái | |||
Tên khác | Xứ Tuyên | ||
Biệt danh | Thủ đô kháng chiến Miền gái đẹp | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Bắc Bộ | ||
Tỉnh lỵ | Thành phố Tuyên Quang | ||
Trụ sở UBND | Số 160, đường Trần Hưng Đạo, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang | ||
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 6 huyện | ||
Thành lập | 4/11/1831[1] 1991[2]: tái lập | ||
Đại biểu quốc hội | 6 đại biểu | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Văn Sơn | ||
Hội đồng nhân dân | 55 đại biểu | ||
Chủ tịch HĐND | Lê Thị Kim Dung | ||
Chủ tịch UBMTTQ | Nguyễn Hưng Vượng | ||
Chánh án TAND | Nguyễn Minh Hùng | ||
Viện trưởng VKSND | Nguyễn Xuân Hùng | ||
Bí thư Tỉnh ủy | Chẩu Văn Lâm | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 21°46′38″B 105°13′42″Đ / 21,777355°B 105,228424°Đ | |||
| |||
Diện tích | 5.867 km²[3] | ||
Dân số (2023) | |||
Tổng cộng | 812.215 người[3] | ||
Mật độ | 138 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Tày, Dao, Sán Chay, H'Mông,... | ||
Kinh tế (2020) | |||
GRDP | 31.730 tỉ đồng (1,38 tỉ USD) | ||
GRDP đầu người | 42,2 triệu đồng (1.826 USD) | ||
Khác | |||
Mã địa lý | VN-07 | ||
Mã hành chính | 08[4] | ||
Mã bưu chính | 30xxxx | ||
Mã điện thoại | 207 | ||
Biển số xe | 22 | ||
Website | tuyenquang | ||
Năm 2018, Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 53 về số dân, xếp thứ 54 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 55 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 780.100 người dân[7], GRDP đạt 28.084 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2197 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng (tương ứng với 1.564 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,04%.[8]
Địa lý
sửaTỉnh Tuyên Quang có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn
- Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Yên Bái
- Phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng.
Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Tuyên Quang, cách trung tâm Hà Nội 131 km.
Các điểm cực của tỉnh Tuyên Quang:
- Điểm cực đông tại xã Đà Vị, huyện Na Hang.
- Điểm cực tây tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên.
- Điểm cực nam tại xã Đại Phú, huyện Sơn Dương.
- Điểm cực bắc tại xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình.
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. Sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc – Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa thị trấn Yên Sơn, xã Phúc Ninh và xã Tân Long.
Hành chính
sửaTỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện với 137 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 6 thị trấn và 121 xã.[9]
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Tuyên Quang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
Lịch sử
sửaTuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Dưới đời vua Trần Hiến Tông (niên hiệu Khai Hữu, 1329-1341), châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc.
Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, ngài đặt phủ Tuyên Hóa thuộc Tây Đạo. Đời vua Lê Thánh Tông, Tuyên Quang gồm một phủ và năm huyện và trở thành tỉnh Minh Quang dưới triều vua Lê Uy Mục. Đời Lê Trang Tông, đổi Minh Quang thành doanh An Tại, cho dòng họ Vũ người Thái làm doanh trưởng.
Tuyên Quang thời nhà Nguyễn
sửaVào đầu thế kỷ 19, Tuyên Quang gồm 1 phủ là phủ Yên Bình. Phủ này quản lý 1 huyện và 5 châu[10]:
- Huyện Phúc Yên (nay là phần đất thuộc thành phố Tuyên Quang, các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang) gồm 10 tổng: Trung Môn, Yên Lũng, Yên Lĩnh, Hằng Túc, Hùng Dị, Kim Đô, Hoàng Sơn, Đồng Yên, Lăng Quán, Bình Ca.
- Châu Lục Yên (nay là phần đất thuộc huyện Lục Yên của tỉnh Yên Bái).
- Châu Thu Vật (năm 1823 đổi tên là châu Thu (Thu Châu), nay là phần đất thuộc huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái) gồm 7 tổng: Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Ẩm Phúc, Cẩm Nhân, Mông Sơn, Ngọc Chấn, Thì Ngạn.
- Châu Vị Xuyên (nay là phần đất thuộc tỉnh Hà Giang).
- Châu Bảo Lạc (nay là phần đất thuộc các huyện Mèo Vạc, Bắc Mê, Yên Minh của tỉnh Hà Giang và các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng).
- Châu Đại Man (nay là phần đất thuộc các huyện Na Hang, Lâm Bình,..
của tỉnh Tuyên Quang).
Ngày 4 tháng 11 năm 1831, thành lập tỉnh Tuyên Quang.[1][11][12][13][14][15]
Năm 1842, nhà Nguyễn chia Tuyên Quang thành 3 hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang.
Vua Gia Long lại đổi thành trấn Tuyên Quang, rồi trở thành tỉnh dưới triều Minh Mạng. Khi Pháp mới xâm chiếm Việt Nam, phủ Yên Bình là căn cứ kháng chiến chống giặc Pháp. Người Thái, Mường, Mèo, Thổ, Nùng cùng với dân quân các tỉnh lân cận đánh quân Pháp nhiều trận khốn đốn vào những năm 1884, 1885; thêm vào đó, quân Cờ Đen quấy nhiễu vùng Tuyên Quang khá lâu. Mãi tới năm 1894, Pháp mới hoàn toàn chiếm được tỉnh này.
Ngày 9 tháng 9 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định[16] về việc chia địa bàn tỉnh Tuyên Quang vào đạo Quan binh 2 và đạo Quan binh 3.
Ngày 17 tháng 9 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ban hành Quyết định số 1432 về việc chia khu quân sự thứ ba thành 3 tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang, Hà Giang.
Ngày 11 tháng 4 năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc tái thành lập tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở Phủ Yên Bình và huyện Sơn Dương của tỉnh Sơn Tây. Tỉnh lỵ đặt tại xã Ỷ La.
Năm 1916, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc:
- Chia huyện Hàm Yên thành huyện Yên Sơn và châu Hàm Yên.
- Thành lập tỉnh Hà Giang trên cơ sở cắt phủ Tương An (Yên Ninh cũ) và 3 huyện: Bảo Lạc (cũ), Vị Xuyên, Vĩnh Tuy.
- Cắt châu Lục Yên sáp nhập vào tỉnh Yên Bái.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tuyên Quang có 1 phủ Yên Bình và 4 huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Sơn Dương. Tỉnh lỵ đặt ở xã Ỷ La.
Năm 1945 – tháng 11 năm 1975, tỉnh Tuyên Quang có 6 đơn vị hành chính, bao gồm 5 huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang và 134 đơn vị hành chính cấp xã.
Ngày 4 tháng 11 năm 1949, Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 127-SL.[17] Theo đó, tỉnh Tuyên Quang thuộc Liên khu Việt Bắc mới thành lập quản lý.
Sau năm 1954, tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thị xã Tuyên Quang (tỉnh lỵ)và 6 huyện: Yên Bình, Yên Sơn, Na Hang, Hàm Yên, Sơn Dương, Chiêm Hóa.
Ngày 1 tháng 7 năm 1956, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 268-SL[18] về việc:
- Tỉnh Tuyên Quang thuộc Khu tự trị Việt Bắc mới thành lập.
- Chuyển huyện Yên Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang về tỉnh Yên Bái quản lý (khi đó nằm ở khu Lao – Hà – Yên).
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội ban hành Nghị quyết[19] về việc thành lập tỉnh Hà Tuyên trên cơ sở tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[2] về việc chia tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang.
Tỉnh Tuyên Quang có 6 đơn vị hành chính, bao gồm thị xã Tuyên Quang và 5 huyện: Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn.
Ngày 2 tháng 7 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP[20] về việc thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở toàn bộ thị xã Tuyên Quang.
Ngày 28 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP[21] về việc thành lập huyện Lâm Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa.
Tỉnh Tuyên Quang có 1 thành phố và 6 huyện như hiện nay.
Kinh tế
sửaTuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành.[22]
Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làm tinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...
Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.
Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW. Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa có công suất lắp máy 48 MW, hoàn thành tháng 3/2013.
Dân số
sửa
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, Tổng cục Thống kê |
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 6 tôn giáo khác nhau đạt 42.761 người, nhiều nhất là Công giáo có 25.626 người, tiếp theo là đạo Tin Lành đạt 10.996 người, Phật giáo có 6.116 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 13 người, Phật giáo Hòa Hảo có sáu người và đạo Cao Đài có bốn người.[23]
Tuyên Quang có diện tích 5.868 km² (đứng thứ 25 trên cả nước) và dân số 784.811 người (đứng thứ 53 trên cả nước), mật độ trung bình khoảng 124 người/km². Dân cư Tuyên Quang phát triển rất nhanh có 21,45% dân số sống ở đô thị và 78,55% dân số sống ở nông thôn (tính đến năm 2020).
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích 5.868 km²,[24][25] dân số năm 2021 là 801.700 người,[26] mật độ dân số đạt 137 người/km².[27] Dân số thành thị là 111.300 người (13,88%).[28] Dân số nông thôn là 690.400 người (86,12%).[29]
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích 5.868 km², dân số thường trú tính đến ngày 31/12/2022 là 805.782 người,[30] mật độ dân số đạt 137 người/km². Dân số thành thị là 120.543 người (chiếm 14,96%). Dân số nông thôn là 685.239 người (chiếm 85,04%).
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích 5.867,95 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2022 là 908.797 người,[15] mật độ dân số đạt 154 người/km².
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích 5.867 km², dân số thường trú năm 2023 là 812.215 người, mật độ dân số đạt 138 người/km², với 22 dân tộc anh em cùng chung sống.[3]
Văn hóa
sửaẨm thực
sửaCác đặc sản, ẩm thực Tuyên Quang như: bánh nếp nhân trứng kiến, hồng ngâm Xuân Vân, rượu ngô men lá Na Hang, chè Kia Tăng, gà đỏ Đồng Dầy, cam Hàm Yên, rau dớn, mắm cá ruộng Chiêm Hóa, bánh dày vừng đen Lâm Bình, lê nâu Khâu Tràng, cơm lam, phở chua Tuyên Quang, bánh gai Chiêm Hóa, thịt trâu Hùng Mỹ, ngô nếp Soi Lâm, chả ốc ống nứa, lạp xưởng Na Hang, gỏi cá bỗng, hoa chuối nấu chân giò, na dai Lực Hành, thịt muối chua, bánh củ chuối Yên Lập, nhộng cọ Chiêm Hóa, bánh đúc Đà Vị, xôi màu Lâm Bình, mía, bánh chuối Na Hang, rau hôi, cà gai leo Hợp Hòa, gà Tân Tạo, bưởi Soi Hà, cốm Côn Lôn, măng vầu, thịt gác bếp Lâm Bình, hoa kè nhồi thịt, chè Khau Mút, rau bò khai, cháo ỉm Sơn Dương, gạo nếp Khẩu Láng, bánh lẳng Chiêm Hóa, rêu đá, vịt bầu Minh Hương, rượu chuối Kim Bình, măng nứa, măng khô, nhãn Bình Ca, lợn đen Lăng Can, chè xanh, cọ ỏm Chiêm Hóa, lạc Thổ Bình, giảo cổ lam Lâm Bình.
Du lịch
sửaDi tích lịch sử
sửa- Di tích lịch sử Tân Trào.
- Khu di tích Kim Bình thuộc xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa.
- Khu di tích Kim Quan thuộc xã Kim Quan, huyện Yên Sơn.
- Khu di tích Đá Bàn thuộc xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn.
- Khu di tích Làng Ngòi – Đá Bàn thuộc xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn.
- Khu di tích Chiến thắng Khe Lau thuộc xã Phúc Ninh và xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn.
Danh lam, thắng cảnh
sửa- Hồ Na Hang thuộc huyện Na Hang.
- Danh thắng quốc gia Quần thể hang động ở xã Yên Phú, huyện Hàm Yên.
- Danh thắng quốc gia Động Song Long ở xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình.
- Danh thắng quốc gia Hang Phia Vài ở xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình.
- Thác Mơ - Na Hang nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang.
- Thành cổ nhà Mạc nằm ở thành phố Tuyên Quang.
- Suối nước khoáng Mỹ Lâm nằm ở địa phận phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang.
- Động Tiên thuộc huyện Hàm Yên.
- Thác Bản Ba – Chiêm Hóa.
Giao thông
sửaGiao thông vận tải gồm có: Vận tải đường bộ và vận tải đường thủy.
Đường bộ
sửaCác tuyến đường cao tốc:
- Đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang: Điểm đầu ở xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn và điểm cuối ở xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên.
- Đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ: Điểm đầu ở xã Lương Vượng, thành phố Tuyên Quang và điểm cuối ở xã Đội Bình, huyện Yên Sơn.
Các tuyến Quốc lộ trên địa bàn tỉnh:
- Quốc lộ 2: Điểm đầu tại km 115+000 (thuộc xã Đội Bình huyện Yên Sơn), điểm cuối km 205+000 (thuộc xã Yên Lâm huyện Hàm Yên), chiều dài 90 km.
- Quốc lộ 2C: Điểm đầu từ xã Sơn Nam huyện Sơn Dương, điểm cuối đến thị trấn Na Hang huyện Na Hang, chiều dài 201,24 km (không kể 6,3 km đi chung QL.37).
- Quốc lộ 3B: Điểm đầu từ xã Thái Sơn huyện Hàm Yên, điểm cuối xã Yên Lập huyện Chiêm Hóa.
- Quốc lộ 37: Điểm đầu từ đỉnh Đèo Khế xã Hợp Thành huyện Sơn Dương, điểm cuối cầu Bỗng thuộc xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn, chiều dài 64,5km (không kể 4km đi chung QL.2).
- Quốc lộ 279: Từ xã Hồng Quang huyện Chiêm Hóa đến xã Đà Vị huyện Na Hang, chiều dài 96 km.
- Quốc lộ 280: Từ xã Đà Vị huyện Na Hang đến xã Thượng Giáp huyện Na Hang.
Các tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 392,6 km trong đó:
- Tuyến ĐT.185: Điểm đầu km 211 470 (thuộc xã Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang), điểm cuối thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa dài 74,1 km.
- Tuyến ĐT.186: Điểm đầu km 55 Quốc lộ 2C (Ngã ba Sơn Nam, huyện Sơn Dương), điểm cuối km 234 400 Quốc lộ 37 (thuộc xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn), chiều dài 84 km.
- Tuyến ĐT.187: Điểm đầu đường ĐT.176 cũ (Đài Thị), điểm cuối đỉnh đèo Keo Mác huyện Chiêm Hóa, chiều dài: 17 km.
- Tuyến ĐT.188: Điểm đầu từ thị trấn huyện Chiêm Hóa và điểm cuối xã Bình An huyện Chiêm Hóa, chiều dài là 40 km (không kể 5 km đi chung QL.279).
- Tuyến ĐT.189: Điểm đầu km 5+700 thuộc xã Bình Xa, huyện Hàm Yên và điểm cuối thôn Lục Khang xã Yên Thuận huyện Hàm Yên, chiều dài: 61,5km.
Các tuyến đường huyện: Là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã. Tổng chiều dài các tuyến đường huyện trong tỉnh là 579,8 km, bao gồm:
- Huyện Na Hang có 11 tuyến với 5122,5 km.
- Huyện Chiêm Hóa có 11 tuyến với 146,0 km.
- Huyện Hàm Yên có 6 tuyến với 57,2 km.
- Huyện Yên Sơn có 14 tuyến với 129,5 km.
- Huyện Sơn Dương có 12 tuyến với 124,6 km
Các tuyến đường đô thị: Chiều dài 141,71 km là các đường giao thông nằm trong phạm vi địa giới hành chính thành phố Tuyên Quang và các thị trấn huyện lỵ và khu Di tích lịch sử Tân Trào.
Đường thủy
sửaSông khai thác vận tải được:
- Sông Lô: dài 156 km, TW quản lý: 85 km (Phan lương – N3 Lô Gâm) – Sà lan <200T hoạt động mùa nước, Tuyên Quang quản lý: 71 km (N3 Lô Gâm – Bạch xa)- Đò ngang.
- Sông Gâm: dài 109+70 km, TW quản lý: 33 km (N3 Lô Gâm – Chiêm Hóa) 33 km (tàu, thuyền <40T), Tuyên Quang quản lý: 76 km (Chiêm Hóa - Thuý Loa) 37 km (Chiêm Hóa - Na Hang) Thuyền <5T.
Bến đò: Tổng số bến 44, trong đó: có giấy phép mở bến là 28.
Kết nghĩa
sửaTỉnh Bình Thuận.[31][32]
Chú thích
sửa- ^ a b Yến Chi (4 tháng 11 năm 2024). “Kỷ niệm 192 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang (04/11/1831 - 04/11/2023)”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Thư viện Pháp luật. 12 tháng 8 năm 1991.
- ^ a b c Ban Biên tập Cổng TTĐT tỉnh Tuyên Quang (13 tháng 8 năm 2024). “Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/04/2019.
- ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
- ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
- ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Tuyên Quang năm 2018”. Báo Tuyên Quang, Đảng bộ tỉnh. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2021. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Nghị quyết số 1106/NQ-UBTVQH15 năm 2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Tuyên Quang”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 23 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
- ^ Dương Thị The (1981). Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Khoa học – xã hội. tr. 87, 88, 89.
- ^ Lâm Hiển (29 tháng 10 năm 2011). “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang (4/11/1831 – 4/11/2011) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh”. Báo Điện tử Đại biểu Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thái Văn – Viết Kiều (11 tháng 11 năm 2016). “Kỷ niệm 185 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang (4/11/1831 – 4/11/2016)”. Trang thông tin điện tử tổng hợp của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thanh Phúc: Báo Tuyên Quang (4 tháng 11 năm 2021). “Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh (4/11/1831 – 4/11/2011), 30 năm tái lập tỉnh Tuyên Quang (1991 – 2021) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
- ^ P.Hồ (29 tháng 10 năm 2011). “Kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang (4.11.1831 - 4.11.2011)”. Báo Người Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b “Đề án số 01/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023 – 2025”. Trang thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Tuyên Quang. 30 tháng 3 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2024.
- ^ Nghị định về việc thành lập 4 đạo quan binh ở Bắc Kỳ.
- ^ “Sắc lệnh số 127-SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 4-11-1949 về việc hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Văn bản Pháp luật. 4 tháng 11 năm 1949. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
- ^ Sắc lệnh số 268-SL năm 1956 về việc thành lập Khu tự trị Việt Bắc
- ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh”. Thư viện Pháp luật. 27 tháng 12 năm 1975.
- ^ Nghị quyết số 27/NQ-CP năm 2010 về việc thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang
- ^ Nghị quyết số 07/NQ-CP năm 2011 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang
- ^ “PCI 2011: Lào Cai và Bắc Ninh 'vượt vũ môn' ngoạn mục”. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
- ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
- ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
- ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 89. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 92. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 89. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 98. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 100. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (22 tháng 8 năm 2023). “Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2022”. Cổng thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Báo Tuyên Quang”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Trang chủ tỉnh Bình Thuận”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
Tham khảo
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tuyên Quang. |