Nghi ngờ khả năng chép nguồn từ nhiều nguồn khác nhau (bao gồm nguồn không đáng tin cậy) sửa

Sửa đổi có dấu hiệu chép nguồn diff=23698196&oldid=23697341. Tôi nghi ngờ những nguồn sau đây là chép trên mạng và chép từ trong sách của trong ông Tạ Chí Đại Trường cụ thể là từ hai nguồn

  1. Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
  2. Lịch sử nội chiến Việt Nam của Tạ Chí Đại Trường (bản 1973 hoặc bản tái bản lần 3 năm 2015)

Những nguồn bị nghi ngờ chép

  1. Sử Ký Đại Nam Việt, 1903, t. 57-58 (ai xuất bản, năm xuất bản?, cuốn này hiện tại phải nói là cực hiếm, kể cả trong số nhà sưu tập sách)
  2. Michel Đức Chaigneau, Souvenirs de Huế, Imprimerie Impériale, Paris, 1867, t. 110-111. (sách cực kỳ hiếm, ngay cả hiện giờ ở Pháp cũng không có nhiều thư viện có, vậy kiếm đâu ra, lại dùng bản xuất bản lần đầu mới kinh)
  3. G. Taboulet, La geste francaise, t. 270 (hoàn toàn không có nhà xuất bản, năm xuất bản ...vv, đọc lại sách ông Trường thì thấy đúng y chang )
  4. 'Les Nouvelles Lettres Edifiantes (Tân Huấn Thư), tập VIII, Paris 1823, t. 147-202. (như trên)

Đề nghị thành viên 14.161.37.174 giải thích về các nguồn này bằng hai cách: giải thích về sách Sử ký đại nam Việt và trích dẫn nguyên văn tiếng Pháp của các sách Pháp cực kỳ cổ như trên. Việc chép nguồn là một hành động ăn gian, có tính xúc phạm các thành viên đã khổ công đọc sách viết bài này và vi phạm việc điều 2 của thông tin kiểm chứng được lách luật về nguồn thứ cấp, và nguồn hạng ba.

Kính nhờ TrungdaAlphama theo dõi việc giải quyết cuộc tranh chấp này. Nếu sau 1 tuần (7 ngày) không nhận được câu trả lời, tôi sẽ lùi sửa và biên tập những đoạn có thể dùng được (những đoạn tôi có sách).--116.108.140.92 (thảo luận) 02:05, ngày 27 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Trả lời : Nghi ngờ khả năng chép nguồn từ nhiều nguồn khác nhau (bao gồm nguồn không đáng tin cậy) sửa

Ngày 26/5/2016 tôi có sửa chữa trong wiki về vua Gia Long, do chưa hiểu rõ quy tắc dẫn nguồn nên tôi cho rằng có thể dẫn nguồn mà tác giả đã đưa vào chú thích, vì tôi nghĩ như vậy nguồn sẽ càng chi tiết hơn, nhưng nhờ bạn phản ánh lại nên tôi mới biết dẫn như thế là sai, tôi thành thật xin lỗi và sẽ rút kinh nghiệm tránh sai lầm này, vì vậy tôi xin trả lời ở đây và sửa chữa lại nguồn:

1. Sử Ký Đại Nam Việt, tr.19, nxbSaigon Imprimerie de la Misson à Tan Dinh 1903 (quyển SKDNV này tuy là sách cổ nhưng đã được scan chuyển thành ebook và lưu hành khá nhiều)

2. Michel Đức Chaigneau, Souvenirs de Huế, Imprimerie Impériale, Paris, 1867, t. 110-111 (đây là bản sách cổ, tôi xin được sửa thành bản hiện đại như sau: Michel Đức Chaigneau, Souvernirs de Hué, Hồi Ký Huế, nxb Thuận Hóa 2011, tr. 131)

3.G. Taboulet, La geste francaise, t. 270 xin sửa thành Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, 2015, tr.95.

4.Les Nouvelles Lettres Edifiantes (Tân Huấn Thư), tập VIII, Paris 1823, t. 147-202 xin được sửa thành: Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long của Thụy Khuê](WP:Nguồn tự xuất bản)

14.161.37.174 (thảo luận) 11:39, ngày 30 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời


Đầu tiên tôi xin lỗi vì đã quên mất cái bài này, công việc cuối quý thật lu bu. Tôi đã chỉnh lý lại như sau:

1. Loại bỏ các nguồn kiểu như trên web của Thuy Khue vì hoàn toàn không phải nguồn academy dùng trong đoạn này.

2. Bỏ luôn các nhận định kiểu "vì ... nên" đây là mục ngoại hình và tính cách nếu muốn nhận định mời xuống dưới đã có 1 phần đủ dài.

3. Lẽ ra không được trích kiểu Giáo sĩ ABC viết vì đây là kiểu nguồn trong nguồn, theo nguyên tắc nghiên cứu thì nó vẫn là cheating nếu thiếu "theo Tạ Chí Đại Trường, giáo sĩ ABC có viết.." Nhưng tôi nghĩ nếu đây là phần ko đáng tranh cãi lắm vẫn chấp nhận được.

--116.108.152.22 (thảo luận) 05:39, ngày 4 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đoạn mở đầu sửa

Đoạn mở đầu đã được bàn thảo và thống nhất rất kỹ ở đây Thảo luận:Gia Long/Lưu 3. Yêu cầu cái tài khoản User:Gangxanh muốn sửa thì mở mục mới và thảo luận trước tại đây.42.118.145.82 (thảo luận) 13:45, ngày 13 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Phá hoại bài viết theo kiểu tinh vi? sửa

Tôi là thành viên Đặc_biệt:Đóng_góp/116.108.234.250 lúc nãy bị mất đăng nhập. Bài viết này là một bài viết thuộc dạng hàn lâm kinh điển về lịch sử, vì vậy các thể loại tạp chí của các tác giả không rõ ràng, không có uy tín yêu cầu không sử dụng trong bài viết. Chiếu theo hướng dẫn en:Wikipedia:Reliable_source_examples#History đã được dẫn chiếu trong Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy#Ví dụ khác. Như sau: "published scholarly sources from academic presses should be used." (cần sử dụng các nguồn hàn lâm từ các ấn phẩm hàn lâm [trong bài viết về lịch sử]).

Ngoài ra yêu cầu Gangxanh không chép nguồn mà không biết nó đang viết về cái gì, như Nguyễn Thế Anh đang viết về cả thời nhà Nguyễn thì người này chép cho thời Gia Long? Hay vụ chở gạo giúp quân Thanh ở giai đoạn ổn định Nam Hà thì chép vào giai đoạn Nguyễn Ánh về nước? Đây là hành vi phá hoại chất lượng bài viết vi phạm WP:NPOV theo kiểu cực kỳ tinh vi.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 15:30, ngày 13 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị các bác Trungda, Alphama vào cho ý kiến với việc này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 15:32, ngày 13 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời bạn Gangxanh (thảo luận · đóng góp) tham gia thảo luận vì sao chèn nội dung đó, nếu không phần nội dung không liên quan trực tiếp đến Gia Long sẽ bị gỡ ra khỏi bài.  A l p h a m a  Talk 15:52, ngày 13 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời
Phần về kinh tế, tôi công nhận là mình đã vội vàng trích toàn bộ đoạn về nhà Nguyễn trong khi đây lại là bài về Gia Long, vậy nên bỏ đi cũng được. Đoạn chở gạo thì tôi không biết là đã bị lặp ở dưới, bỏ cũng được. Nhưng còn đoạn nhận xét của Trần Cao Sơn tại Tạp chí sông Hương, theo tôi thấy, nếu lấy lý do đây là 1 tạp chí nên không được dùng, vậy tại sao trong bài lại dẫn rất nhiều nguồn từ "Tạp chí Xưa và Nay", báo đà nẵng, vietnamnet? Tôi đề nghị giữ đoạn đó trong bàiGangxanh (thảo luận) 16:00, ngày 13 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời
Xin trả lời: Tạp chí Xưa và Nay là một nguồn uy tín trong lĩnh vực lịch sử. Tôi chỉ cần Google đơn giản sẽ thấy nó được trích dẫn lại nhiều đến như thế nào [1]. Còn Báo Đà Nẵng đã tồn tại từ năm 2008 (trước khi bài này được chọn lọc) và được giữ lại là do tác giả của nó, ông Nguyễn Quang Trung Tiến là một tác giả uy tín trong lĩnh vực lịch sử và được trích dẫn nhiều, đặc biệt là chủ đề lịch sử Tây Sơn-triều Nguyễn. Còn Vietnamnet là do Phan Huy Lê viết, tôi không cần giải thích gì thêm về tác giả này. Tất cả là dựa vào cái câu "published scholarly sources from academic presses should be used.". Còn cái tapchisonghuong, ông Trần Cao Sơn không hề tìm thấy bài viết nào của ổng được trích dẫn (trừ khi ổng dùng nặc danh để viết), dù có là tiến sĩ nhưng mà vậy không hề phù hợp với tiêu chí học giả đáng tin cậy, chính vì vậy tôi mới kết luận nó là một dạng nguồn diễn đàn online và không được sử dụng trong bài viết này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:21, ngày 13 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời
Ngoài ra tôi cũng tranh chấp phần nguồn từ Tapchisonghuong và Tiến sĩ Trần Cao Sơn. Tôi có nhờ thành viên Trungda chuyên viết về lịch sử xác định giúp. Tôi sẽ chờ cho tới khi có kết quả trước khi lùi sửa gì thêm (kể cả với bài Nguyễn Huệ). Thành thật xin lỗi Tuanminh01 vì hơi thiếu kiềm chế.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 15:57, ngày 13 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời
đây là lý lịch ông Sơn (http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c173/n3198/Chum-tho-Tran-Cao-Son.html), chắc chắn ông ấy đủ uy tín để viết về LS rồiGangxanh (thảo luận) 16:02, ngày 13 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời
Yêu cầu Gangxanh đưa ra nguồn uy tín trích dẫn ông Sơn trong lĩnh vực lịch sử để xác định rằng đây là nguồn học thuật có uy tín. Một điều rõ ràng khi coi (http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c173/n3198/Chum-tho-Tran-Cao-Son.html) tôi chỉ thấy ông này có chút hoạt động trong lĩnh vực văn học chứ không hề là tác giả có uy tín trong lĩnh vực lịch sử. Vì vậy tôi chưa thông với lời giải thích của bạn.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:24, ngày 13 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn này, P Huy Lê, N Q Trung Tiến theo bạn là UY TÍN, vậy làm ơn thử trích ra 1 cuốn sách những người này viết được không ? Tức là sách có giá trị khoa học về lịch sử, kiểu như sách Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh ấy.113.188.184.4 (thảo luận) 22:49, ngày 20 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Sửa liên kết ngoài sửa

Vì bài bị khóa nên đề nghị các BQV sửa liên kết ngoài Gia Long thành Gia Long trên Từ điển bách khoa Việt Nam. Én bạc (thảo luận) 10:24, ngày 15 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

 Y Đã giải quyết. Việt Hà (thảo luận) 14:43, ngày 15 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Sửa đổi của Gangxanh sửa

Tôi xin nêu mấy ý kiến như sau:

  1. Về ông Trần Cao Sơn và ý kiến của ông đối với 2 bài Gia LongNguyễn Huệ: Trần Cao Sơn là tiến sĩ sử học. Khách quan mà nói, ý kiến của tiến sĩ chuyên ngành (hoặc chuyên gia, như Dương Trung Quốc chỉ là cử nhân) có thể đưa vào bài viết (dù rằng, có thể chúng ta chưa thấy ông xuất bản một công trình nào đó ra ngoài - hãy xem trường hợp trọng tài Sandor Puhl người Hungary: ông này được bắt trận chung kết WC 1994 giữa Ý và Brazil dù thời điểm đó môi trường làm việc chính của ông là bóng đá Hungary ngập chìm ở hạng trung châu Âu và rất lâu sau như vừa rồi, chúng ta mới thấy đội Hungary vươn lên đủ tầm được dự EURO 2016). Hơn nữa, luồng ý kiến mà ông Sơn đưa ra toàn thuộc loại "chỉ nói đúng", không có gì quá ư trái nghịch, đối trọng với những ý kiến phổ cập xưa nay. Nói gọn lại, ông Sơn là người tổng kết mà thôi, không đưa ra vấn đề gì mới đột phá. Vì thế đưa vào một cách có biên soạn thì không có vấn đề gì.
  2. Tạp chí sông Hương là nơi hội tụ nhiều tác giả uy tín về Huế, Tây Sơn và nhà Nguyễn mà điển hình là Nguyễn Đắc Xuân. Tôi thấy tạp chí này đủ tin cậy.
  3. Đối với cách sửa đổi của Gangxanh: Nhưng cách Gangxanh đưa thông tin vào bài thì có vấn đề:
    1. Đoạn nói về hoạt động thương mại không phù hợp, đúng như Lão Ngoan Đồng nêu: đó là về nhà Nguyễn chứ không riêng Nguyễn Ánh
    2. Đối với đoạn nói về 2 đối thủ Quang Trung và Gia Long: cả 2 bài đều không được biên tập nên bị lạc đề. Những đoạn đưa vào cả 2 bài về nhận định này đều cần sửa chữa: bài ai thì trích phần nói nhiều cho người đó, không lan man sang người khác.--Trungda (thảo luận) 18:49, ngày 16 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ý kiến của Berberin10 sửa

 
Trungda đã xóa thảo luận này của Berberin10 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc --Trungda (07:53, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Đề nghị bạn thảo luận nội dung, tuyệt đối không lái sang các vấn đề không liên quan. Và xin vui lòng ngắn gọn trong thảo luận của mình, chỉ 1-2 câu, những thảo luận dông dài không liên quan sau lời góp ý sẽ bị xóa mà không cần báo trước. Cảm ơn.  A l p h a m a  Talk 14:57, ngày 20 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tôi đã xóa bỏ những ý kiến mang tính diễn đàn của người quen mới bị khóa mấy tài khoản, giờ mở tài khoản mới để quay lại.--Trungda (thảo luận) 07:53, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đoạn dạo đầu viết láo sửa

Wikipedia là tập hợp các CỨ LIỆU LỊCH SỬ có nguồn, chứ không phải là những NHẬN ĐỊNH TÀO LAO, CHỦ QUAN theo ý người viết. Đoạn dạo đầu khi giới thiệu về 1 nhân vật, thì tài liệu hàn lâm nào, chép ông sinh, làm gì, cứ thế mà viết, sao các ông lại thêm các NHẬN ĐỊNH CÁ NHÂN VÀO ?

Ví dụ:

Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Đoạn này viết làm người đọc sẽ hiểu, à, N Ánh chỉ việc cầu viện Xiêm La, Pháp, mà được làm vua. Như thế đơn giản quá. Hoặc làm như vậy, người ta sẽ hiểu 1 vị quân chủ VN phải mắc nợ Xiêm, Pháp. Sự thật là Xiêm La tương trợ N Ánh là do N Ánh từng giúp họ, còn Pháp thì chẳng làm gì cả.

Triều đại của Gia Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ thống nhất rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa[1]; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn với chính sách điều hành xã hội và nền giáo dục bám chặt vào các giá trị Nho giáo vốn bị suy thoái bởi các triều đại trước, nhằm củng cố xây dựng sự ổn định đất nước; và việc định đô tại Phú Xuân.

Viết như thế này là thóa mạ chế độ quân chủ, nhưng như chúng ta thấy, giá trị Nho giáo đâu có thoái hóa, mà nhà Nguyễn đã có những thành tựu vượt bậc, đất đai được mở rộng, dân số tăng nhanh, diện tích đất canh tác tăng. Nếu so sánh ngày nay, thì chế độ quân chủ, các giá trị phong kiến còn vượt trội hơn, giỏi hơn.

Đấy là tôi nói sự thật, chứ không phải cạnh khóe gì. Các ông đang tự làm tổn hại âm đức của mình, bằng việc bôi nhọ các vĩ nhân, các thế lực siêu nhiên, được thờ phụng và được coi là linh thiêng ở VN. Vô cùng tai hại.

Berberin10 (thảo luận) 07:22, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Điều bạn hỏi đã được trả lời ở bên trên: thảo luận:Gia Long#Đoạn mở đầu. Nó được viết qua thẩm định của nhiều người. Bạn đừng tranh thủ lấy đây làm chỗ viết diễn đàn, người quen ạ.--Trungda (thảo luận) 08:07, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Sửa mở đầu một chút sửa

"thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn với chính sách điều hành xã hội và nền giáo dục bám chặt vào các giá trị Nho giáo vốn bị suy thoái bởi các triều đại trước"

Tôi muốn được sửa thành.

"bãi bỏ các cải cách của triều Tây Sơn và thay thế bằng với chính sách điều hành xã hội và nền giáo dục bám chặt vào các giá trị Nho giáo truyền thống từ các triều đại trước"

Giải thích lý do

Chữ có xu hướng tự do có có lẽ được dịch sai từ chữ 'liberal reform' mà các học giả hay dùng (ví dụ:" The Tay Son reign, which the new king began with a far-reaching, liberal land reform that made property owners of many landless peasants, was short-lived. " trong sách Dragon Ascending của Henry Kamn. Chữ liberal chính ra dịch là cấp tiến mới là đúng. Những người viết hồi trước có dùng khá nhiều tài liệu tiếng Anh, nên tôi phỏng đoán việc này. Sử liệu Việt tôi chỉ thấy dùng chữ tiến bộ [1] và Nguyễn Ánh là hà khắc [2], lỗi thời [3] hay phản động [4] (không có trung lập nên sẽ không dùng)

Thứ hai, Nguyễn Ánh áp dụng chính sách nho giáo theo lề lối cũ, việc nói nó suy thoái hay không cũng rất mơ hồ. Bằng chứng là thời gian đầu nó cũng ổn định được xã hội cho tới khi người Pháp can dự vào ngày càng mạnh vậy. Ngoài ra, tôi thường thấy giới viết sử đề là Gia Long theo nho giáo hà khắc (dẫn chứng như trên), thậm chí một số người như Vũ Ngọc Phan chỉ ghi nhận ông này tìm cách chấn hưng chứ không có nhận xét gì về các chính sách [5].

Thứ ba, việc đưa các tính từ "nhận xét" nên để đoạn nhận định lo, đoạn mở đầu chỉ nên nêu vắn tắt các việc diễn ra, nếu cần dẫn chứng thì người đọc có thể tìm kiếm trong thân bài.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 08:19, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ chờ ý kiến khác của mọi người trong ba ngày. Từ ngày hôm nay trước khi sửa những chữ nghĩa đã nêu trên.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 08:21, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

 Y Đã sửa.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 07:13, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ý kiến gì đó của 113.188.184.4 sửa

Ông bạn này, đã gọi là Lịch sử, là các sự kiện được chép lại, chứ không phải là BÌNH PHẨM, BÌNH LUẬN. Giả sử bạn đưa lời BÌNH LUẬN của ai đó vào, thì sẽ có BÌNH LUẬN của người khác, như ông cha ta nói: 5 người 10 ý.

Tại sao không kể vắn tắt những việc ông ấy làm, và cắt đứt với việc so sánh với thời Tây Sơn. N Huệ cả đời, tôi đọc các sử liệu, chưa có tài liệu nào, mà nhân vật này làm điều Nhân, khai khẩn đất đai, mở trường học, chiêu tập dân ly tán, ban bố luật lệ mới cả. Chỉ thấy có BẮT LÍNH, NỘP THUẾ, ĐÁNH NHAU, chiếm Bắc Hà mà chẳng cai trị nổi, chẳng thu phục được nhân tâm.

Như thế có gì mà gọi là cải cách ? Ông giỏi thử kể ra cải cách của Q Trung tôi xem nào ? N Ánh đã có chính sách phát triển nông nghiệp ở miền Nam, thậm chí cả việc cưỡng bức dân chúng khai hoang, tôi cho đó mới là đỉnh cao của 1 ông vua. Q Trung làm sao so sánh được.113.188.184.4 (thảo luận) 00:47, ngày 23 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

N Ánh không dùng Nho giáo thì dùng cái gì để trị thiên hạ ? cứ chê chế độ quân chủ, nhưng thật ra chế độ quân chủ Vn giỏi lắm. Bắc chống Tàu, Nam mở đất, mở rất rất nhiều đất, thời nay làm sao so sánh được. Còn đổ cho thời thế thì tôi bó tay.113.188.184.4 (thảo luận) 00:52, ngày 23 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ganhxanh không hiểu sử liệu, cố gắng làm giảm chất lượng bài sửa

Tôi vừa lùi lại cái sửa đổi này của Gangxanh. @Thành viên:Gangxanh. Lý do:

  1. Vi phạm Wikipedia:Thái độ trung lập
  2. Lặp lại thông tin đã có bên dưới phần Gia Long#Nhận Định

Xin phân tích cái thái độ trung lập thế này. Từ giết HẠI có hàm ý không tốt[2], nếu đi với từ Công thần thì mang hàm ý oan ức. Việc dùng từ này của ông Trần Trọng Kim rất dễ nhận ra là mấy ông Nho sĩ thích nói tích xưa, nên Trần Trọng Kim đã không trung lập mà tỏ ý trách móc Gia Long trong vụ Nguyễn Văn Thành và so với Hán Cao Tổ. Lý do ông Thành bị giết thì sâu xa hơn nhiều: vụ kế vị của Nguyễn Phúc Đảm, trong đó ông Thành theo phe của hoàng tôn Mỹ Đường khiến Gia Long nghi ngờ "hắn muốn vua trẻ để dễ bề khống chế". Cái nhân vụ con trai của ông Thành viết văn bố láo nên xử luôn (chi tiết này trong sách Choi Byung Wook (2004). Southern Vietnam under the reign of Minh Mạng (1820–1841): central policies and local response. SEAP Publications. ISBN 978-0-87727-138-3. mô tả rất kỹ, sách hiện cũng đã có bản dịch ở Việt Nam dưới bản dịch VÙNG ĐẤT NAM BỘ DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG do NXB Thế Giới ấn hành).

Vụ ông Đặng Trần Thường thì ổng tự mà trách ổng vì cậy công mà tự tin thái quá, từ vụ Hoàng Ngũ Phúc khiến cho Gia Long đã nghi ngờ về việc ông này có ý "phục Lê". Vô tù đợt hai vẫn còn khí khái quá độ nên nhân bị xử luôn để làm các sĩ phu còn thương nhớ tiền Triều khiếp sợ, đây là chính sách chung thời đó. Vấn đề này trong hội thảo 2008 cũng đã có nêu, mời các bạn đến thư viện quốc gia ở Hà Nội tìm cuốn KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ CHÚA NGUYỄN VÀ VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN, NXB Thuận Hóa, 2008, phần của sử gia Nguyễn Văn Kiệm (có thể tôi lầm) có nêu.

Xin nhớ là tôi không dùng cái thảo luận này biện bạch cho Gia Long, chỉ để biết vấn đề so với Hán Cao Tổ của ông Trần Trọng Kim là một kiểu nói thái quá; vì dầu sao Hàn Tín, Bành Việt hoàn toàn có đủ sức lập triều đại riêng, còn hai ông Thành với Thường thì không đời nào có thể như hai ông đại tướng kia được. Nếu đúng cỡ Hàn Tín phải giết thì lẽ ra cái mục tiêu đúng phải cỡ Lê Văn Duyệt cơ đó. Xin lưu ý Việt Nam sử lược rất xuất sắc nhưng vẫn có những điểm yếu của nó.

Chính vì vậy, vụ án ông Thành với ông Kim, về sau nhiều sách viết sử về thời Nguyễn (ví dụ Lê Thành Khôi, Nguyễn Phúc Thuần...) chẳng mấy ai viết hẳn một chương như ông Trần Trọng Kim.

Vì vậy, trước bài này cũng chép kiểu ông Kim nhưng mà về sau thống nhất đã bỏ, việc cố chép lại thực sự Gangxanh không đọc sử liệu và đang làm giảm chất lượng bài. Đề nghị một lần nữa Gangxanh lưu ý.

Tôi cũng định viết thêm nhưng bài hiện tại đã dài quá, nên thực sự không có tiện, và còn đang suy nghĩ viết thế nào cho nó đặng. Mời Thành viên:TrungdaThành viên:Alphama vào lưu ý cái nhắc nhở lần hai này, tôi tin rằng Thành viên:Gangxanh sửa rất thiếu thiện ý và không hiểu cách đọc sử, mong các bạn lưu ý để đợi đợt tiếp theo có thêm nhận định cho dễ.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 07:07, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Wiki không phải nơi trình bày cách hiểu của bản thân bạn rằng ai oan ức ai không, đây là nơi TRÌNH BÀY THÔNG TIN CÓ KIỂM CHỨNG, ở đây không ai có quyền tự nhận định thông tin là đáng hay không đáng được nêu trong bài, việc đó là của người đọc tự đánh giá. Nếu thông tin tôi dùng trong bài là có nguồn rõ ràng, được viết bởi 1 nhà sử học được công nhận thì việc xóa của bạn mới là sai quy địnhGangxanh (thảo luận) 08:02, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nhắc lại, tôi đang bàn thái độ trung lập của tác giả Trần Trọng Kim. Cái gì vi phạm thái độ trung lập cần phải được viết lại hoặc loại bỏ. Bạn bàn sang kiểm chứng được là lạc đề và tôi sẽ không bàn thêm về vấn đề này. Bạn bảo tôi vi phạm, xin mời nêu ra điều khoản nào tôi vi phạm quy định của Wikipedia ? --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 08:09, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thái độ trung lập được hiểu rằng "Không một quan điểm nào nên được nhấn mạnh quá mức hoặc được khẳng định như thể được coi là "chân lý" và "quan điểm trung lập là một quan điểm, không phải sự vắng mặt hay 'loại bỏ các quan điểm. Việc bạn loại bỏ quan điểm "chê" của 1 sử gia vì bản thân bạn thấy nó không đúng mới thực sự là vi phạm thái độ trung lậpGangxanh (thảo luận) 08:13, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Quan điểm đó đã nêu ở phần chọn lọc. Tôi đã loại bỏ quan điểm giết hại của ông này ở tiêu đề, vậy tôi vi phạm trung lập chỗ nào? Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 08:15, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thái độ trung lập được hiểu rằng "quan điểm trung lập là một quan điểm, không phải sự vắng mặt hay loại bỏ các quan điểm. Việc bạn loại bỏ quan điểm "chê" của 1 sử gia vì bản thân bạn thấy nó không đúng là vi phạm thái độ trung lập (KHÔNG ĐƯỢC CHÊ, CHỈ ĐƯỢC KHEN), bản thân bạn là ai mà cho rằng cái nhìn của bạn sáng suốt, đúng đắn hơn ông TTK? Hay là cứ phải khen Gia Long thì bạn mới thấy đáng cho vào bài? Hãy nhớ đây là bài viết mở, không phải bài viết của riêng mình bạn để bạn có quyền tự quyết định quan điểm nào đáng được viết trong bài Gangxanh (thảo luận) 08:13, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời
NHẮC LẠI LẦN THỨ 3, phần nhận định đó đã nêu ở phần Gia Long#Nhận Định vì vậy lặp lại là có tính thiên lệch WP:UNDUE hay WP:CANBANG: "Với thái độ trung lập, các quan điểm cần được nhấn mạnh theo tỷ lệ tương xứng với độ nổi bật của chúng. Tuy nhiên, khi các nguồn có uy tín mâu thuẫn nhau và có mức độ nổi bật tương đối bằng nhau" CHỨ TÔI KHÔNG LOẠI BỎ NGUỒN TRẦN TRỌNG KIM, CÁC PHẦN QUAN ĐIỂM CỦA TÁC GIẢ NÀY TÔI ĐỀU BỎ VÀO " " RẤT CẨN THẬN. Thứ hai tôi phân tích rất kỹ về vụ án ông Nguyễn Văn Thành, và có tài liệu ghi rất rõ về nguyên nhân sau xa của vụ án này nên quan điểm của ông Kim chỉ là một quan điểm. Vì để tránh 3RR, tôi sẽ treo bản {{thái độ trung lập}} và chờ BQV giải quyết việc này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 08:32, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời
Mà thôi, nhờ bạn kích thích tôi viết luôn cho rồi. Chắc cũng ý trời, kệ tôi không tìm cách thuyết phục bạn chi nữa cho mệt.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 11:15, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nói nhiều nhưng không đóng góp gì thêm đáng kể cả.14.164.86.236 (thảo luận) 02:25, ngày 27 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Sửa đoạn mở đầu (lại là Gangxanh) sửa

Điểm thứ nhất, tôi yêu cầu Gangxanh nêu rõ lý do vì sao cứ phải nêu chính sách ức thương, vốn đã được viết vắn tắt trong "các chính sách Nho giáo truyền thống từ các triều đại trước" vào trong đoạn mở đầu. Việc nêu ra tập hợp con trong khi đã có tập cha nêu trước là là vi phạm nhấn mạnh quá mức: "Bài viết cần trình bày tất cả các quan điểm quan trọng đã được xuất bản bởi một nguồn đáng tin cậy, và nên trình bày tỷ lệ với mức độ nổi trội của mỗi quan điểm. Đây là một đánh giá quan trọng: Trong những bài viết so sánh các quan điểm, các quan điểm thiểu số hơn không nên được miêu tả nhiều bằng hoặc chi tết bằng các quan điểm phổ biến hơn, và các bài này thường không nhắc đến các quan điểm quá thiểu số". Nếu theo quy định này thì nếu nêu "ức thương" thì buộc phải nêu cả "dĩ nông vi bản" và "trọng sĩ" trong đoạn mở đầu vì nó đều nằm trong chính sách trọng nho giáo.

Điểm thứ 2, câu thế lực quân sự hùng mạnh có gì sai? Tôi cũng yêu cầu giải thích vì sao bỏ từ hùng mạnh trong khi tới thời điểm đó với những cải cách kiểu quân đội Pháp thì Xiêm và Việt là hai nước mang tính thống trị ở Đông Nam Á thời kỳ này, cụm "thế lực quân sự" hoàn toàn không có ý nghĩa hoặc tối nghĩa cũng như không nói rõ được nguyên một đoạn dài bên dưới.

Điểm cuối cùng, đoạn mở đầu là đoạn đã được đồng thuận từ Thảo luận:Gia Long/Lưu 3 (2008), nếu bạn muốn sửa, tôi yêu cầu bạn nêu ra trong trang thảo luận để người khác cho ý kiến và có đồng thuận (kể cả đồng thuận kiểu không phản đối) rồi mới sửa vào (như tôi có làm bên trên).--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 05:01, ngày 26 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

"các chính sách Nho giáo truyền thống từ các triều đại trước" - Thời lê, trịnh và chúa nguyễn và cả Tây Sơn cũng theo tư tưởng nho giáo, nhưng chính sách thời đó mở cửa giao thương hơn rất nhiều, nhìn chung đây là 2 vấn đề không hẳn đi liền với nhau, việc ghi "hạn chế thương mại" thì sai à?Gangxanh (thảo luận) 07:33, ngày 26 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
Việc ghi rõ ra một chính sách con trong một hệ tư tưởng lớn là hành vi cố tình nhấn mạnh thái quá, vỉ vậy nó sai. Đề nghị Mig29VN không phá hoại bài viết bằng cách thích gì thêm đó, đoạn mở đầu này đã được thống nhất với tranh cãi nảy lửa hồi năm 2008. Nếu muốn sửa yêu cầu phải có đồng thuận. Đề nghị @Trungda:, @Ctmt:, @Tuanminh01: vào phân xử theo quy định của Wikipedia, thành viên Mig29VN cứ mỗi lần lặp tài khoản mới lại gây chiến, các anh chị để như vậy mà coi được à? 101.99.9.25 (thảo luận) 08:13, ngày 26 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Về cụm từ "hạn chế thương mại với nước ngoài" sửa

Ý kiến khác
  1.   Ý kiến Theo quan điểm cá nhân của mình thì tôi không nghĩ người đọc trung bình có khả năng hoặc xu hướng đưa ra kết luận rằng "các chính sách sùng Nho luôn luôn bao gồm "ức thương"" (như tôi chẳng hạn). Ngoài ra nguyên tắc về nhấn mạnh quá mức được áp dụng cho các quan điểm, còn việc Gia Long hạn chế thương mại nước ngoài theo tôi hiểu lại là một sự việc được trần thuật lại (bản thân nó đã trung lập)? T.H.D. (thảo luận) 14:30, ngày 26 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Gửi T.H.D.: Đoạn mở đầu có tính gói gọn, vì vậy nếu viết đầy đủ chính sách sùng Nho thì phải gồm luôn "trọng vương kinh bá" (phần chính sách xã hội), "trọng hiền đãi sĩ"" (phần chính sách xã hội), "trong nông khinh thương"" (phần quan hệ với nước ngoài) ... mới đầy đủ và trung lập, đồng thời toát lên cái ý chính Gia Long muốn dùng Nho giáo để ổn định đất nước chứ không phải là chính sách này đơn lẻ tiêu cực. Chính vì vậy tôi mới phản đối việc tách chính sách hạn chế buôn bán với nước ngoài này ra, vì nó lặp lại một ý hai lần . Ngoài ra, tôi chưa hẳn thấy chính sách "ức thương" bắt đầu từ thời Gia Long khi mà khu vực phía nam ông vẫn để Lê Văn Duyệt cho dân chúng buôn bán khá tự do, bạn nên nhớ Gia Long là tướng lĩnh, những gì mang tính thực tế và có lợi cho quân đội ông sẽ thực hiện dù về cuối đời ông chuyển hướng sang theo Nho giáo thì cũng chẳng khác đi nhiều, chính xác tới ông Minh Mạng do được học Nho từ nhỏ mới ức thương rất mạnh, và thi hành các chính sách Nho giáo còn dữ dằn hơn nữa; vì vậy tính ""nổi bật" để viết riêng thực sự không rõ ràng.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 06:07, ngày 27 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Gửi thêm cho THD trích dẫn chứng minh "ức thương" chỉ là một chính sách nằm trong chính sách bám chặt Nho giáo nói chung bắt đầu từ thời Gia Long để bạn tham khảo
    "Trước hết, về mặt chính trị, nhà Nguyễn đã xây dựng một nền chính trị phong kiến trung ương tập quyền cao độ. Ngay từ đầu nó đã phải đối đầu với nhiều vấn đề hết sức nan giải như vấn đề về tính chính thống của triều đại, vấn đề khủng hoảng kinh tế, và đặc biệt là việc thường xuyên đối phó vối nguy cơ tiềm ẩn là sự khôi phục nhà Lê ở Bắc Hà. Không còn con đường nào khác, nhà Nguyễn phải độc tôn Nho giáo để củng cố uy quyền của nhà vua và sự thống trị của vương triều. Đó là những nội dung tư tưởng duy tâm của Hán Nho và Thanh Nho. Nhà Nguyễn đã tăng cường chế độ quân chủ chuyên chế cao độ với luật pháp hà khắc, chính sách bạo lực chuyên chế. Nền chuyên chế này, được tái lập sau khủng hoảng, mang tính lỗi thời, gây cản trở cho sự phát triển xã hội. Đường lối trị nước của nhà Nguyễn về thực chất là “ngoại Nho nội Pháp” và “trọng vương khinh bá”, “trọng văn khinh võ”, chính sách “trọng nông ức thương”, “bế quan tỏa cảng”, “nội Hạ ngoại Di”, “hậu cổ bạc kim”…~'và được cụ thể hoá thành các chính sách bịt chặt con đường phát triển tự nhiên của lịch sử và gây hậu quả vô phương cứu chữa, đến thời Tự Đức càng làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc."Tạ Văn Lâm, Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn: nguyên nhân và ảnh hưởng đương thời của nó, tr. 19-20
    Hy vọng giờ đây bạn hiểu rõ tại sao tôi phản đối nêu chính sách ức thương lặp lại lần thứ 2 vì nó đã nằm trong hệ tư tưởng Nho giáo từ câu trước.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 08:19, ngày 27 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
  2.   Ý kiến Nho giáo đâu có ức thương. Ông Khổng ông Mạnh đâu có nói buôn bán là xấu. Chỉ có thấy lợi quên nghĩa mới xấu thôi. Xixaxixup (thảo luận) 14:40, ngày 26 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Gửi Xixaxixup: Nho giáo ở Việt Nam có những bước cải biên phù hợp với văn hóa dân tộc Việt Nam. Truyền thống của Việt Nam là thiên về phía nông nghiệp thiên về ổn định, khi kết hợp với Nho giáo Trung Hoa cũng có tư tưởng xem nhẹ nghề buôn và trọng "đạo" (quân tử không sợ nghèo, chỉ sợ không có "đạo") đã trở thành khinh rẻ nghề buôn làm cho đất nước trì trệ (ở Trung Quốc thì Nho giáo không cản trở nghề buôn, Khổng Tử cũng khuyến khích làm giàu nếu không trái lễ và Mạnh Tử cũng đã từng bàn đến thương mại). Tới giờ việc này vẫn còn hậu quả khi các bậc phụ huynh vẫn thích con làm kỹ sư, bác sĩ hơn là một thương gia; trong khi người Trung Quốc hay người Hoa ở Việt Nam thì buôn bán lại rất giỏi. Chính vì vậy, trong chính sách Nho giáo ở Việt Nam luôn luôn bao gồm ức thương (trừ quan thương, dùng buôn bán trao đổi quân sự với nước ngoài).--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 06:07, ngày 27 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Bạn trích dẫn kinh điển cho thấy Nho giáo ức thương đi. Xixaxixup (thảo luận) 07:07, ngày 27 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Gửi Xixaxixup: Tôi không nghiên cứu về nho giáo, vì vậy không có tài liệu sơ cấp từ gốc và rằng tôi đang nói về Nho giáo ở Việt Nam (khác nho giáo ở Trung Quốc) nên có cố sức trích từ Tứ Thư Ngũ Kinh ra rất là thừa thãi. Trích dẫn về ức thương là từ Nho gia kết hợp với văn hóa trộng nông nghiệp ở Việt Nam thì trên mạng bạn có thể tìm cũng không ít, tôi lấy ví dụ theo bài đăng của tiến sĩ Võ Thị Cẩm Vân như sau:
    ""Tâm lý khinh rẻ nghề buôn là sản phẩm truyền thống của văn hóa nông nghiệp, của tính cộng đồng và tính tự trị. Nó đã bám rễ vào mọi người, khiến cho nghề buôn trong lịch sử Việt Nam không thể phát triển được, nó còn được khái quát thành đường lối trọng nông ức thương (trong Nho giáo cũng có tư tưởng xem nhẹ nghề buôn, nhưng đó chỉ là sản phẩm của quan điểm coi trọng “đạo” và “đạo đức”. Thật ra Khổng Tử cũng khuyến khích làm giàu nếu không trái lễ. Mạnh Tử cũng đã từng bàn đến các vấn đề trao đổi hàng hóa, giá cả, chính sách thu thuế chợ, đường … Chính vì vậy mà ở Trung Hoa, Nho giáo không hề cản trở nghề buôn phát triển), “truyền thống” này, kết hợp với Nho giáo khiến cho Việt Nam nông nghiệp âm tính vốn đã thiên về ổn định, lại càng thêm trì trệ. Đến nay, ta hầu như dứt bỏ được quan niệm khinh rẻ nghề thương nghiệp, nhưng để dứt bỏ hết những hậu quả của nó còn cần phải có thời gian." Sự du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo đến giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam
    Nếu bạn có ý kiến gì thêm, xin cứ nêu ra.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 08:19, ngày 27 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đoạn văn bạn dẫn ra đâu thấy chỗ nào nói Nho giáo VN ức thương. Xixaxixup (thảo luận) 12:37, ngày 27 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

"“truyền thống” này, kết hợp với Nho giáo khiến cho Việt Nam nông nghiệp âm tính vốn đã thiên về ổn định, lại càng thêm trì trệ"". Và xin bạn click vào link trên, đọc sơ cái bài cũng khá là hay đó? Ngoài ra, theo bạn Nho giáo không ức thương thì mấy cái "Sĩ - nông - công - thương”, "dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt" nó từ cái hệ tư tưởng nào ra vậy Xixaxixup?--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:35, ngày 28 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
  1. Lão Ngoan Đồng trích dẫn chính xác, nhưng theo tôi cần có cách nhìn toàn cục.
    Thứ nhất, tôi đồng tình với THD và Xixaxixup, bài viết phục vụ bạn đọc phổ thông, mà bạn đọc phổ thông không đương nhiên hiểu "thời phong kiến đương nhiên có ức thương".
    Thứ hai, thực tế cũng đã cho thấy, có những vị vua hay triều đại phong kiến có quan điểm cởi mở với thương mại, điển hình là nhà Mạc.
    Vì thế việc chỉ rõ chính sách ức thương được thi hành thời nhà Nguyễn nói chung và Nguyễn Ánh nói riêng (ông khởi đầu) là cần thiết. Nói điều này không có gì là không trung lập, đơn giản là thông tin có tính "kể". Chỉ cần có thể dẫn nguồn tốt thì có thể đưa vào. Điều này phản ánh đúng tư tưởng cai trị của Nguyễn Ánh, không có gì là "hại" hay "lợi" cho ông.--Trungda (thảo luận) 17:01, ngày 28 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
    .Gửi Trungda: Thứ nhất, như tôi có nói, ức thương là một (1) chính sách nằm chung trong gói chính sách đề cao Nho giáo của Nguyễn Ánh vì vậy việc nêu nó riêng rẽ rất không công bằng với các chính sách khác ("dĩ nông vi bản", "nội Hạ ngoại Di", "trọng văn khinh võ""...) vốn cực kỳ rõ nét ngay từ thời Gia Long và bùng nổ thời ông Minh Mạng. Việc nêu ra một chính sách nói chung là hại, quên nói các chính sách nói chung là ổn như "trọng văn khinh võ" (giảm bớt quyền lực quân sự, khôi phục lại khoa bản), ""dĩ nông vi bản" (chú trọng phát triển nông nghiệp, ví dụ việc Gia Long đôn thúc đào kênh ở miền Nam), "trọng vương khinh bá" (đàn áp các lãnh chúa địa phương để tránh được nội chiến), hoặc chính sách vừa hại vừa lợi như "nội Hạ ngoại Di" (thuộc địa hóa các nước nhỏ yếu, đồng hóa các dân tộc nhỏ vừa dẫn đến chiến tranh gây suy yếu nhưng đồng thời cũng định hình được biên giới Việt Nam cho tới hiện tại).
    Thứ hai, việc ức thương đã được nêu rất rõ ở đoạn chính sách kinh tế, thậm chí một số đoạn hơi lang mang qua tới thời Minh Mạng. Còn đoạn đang tranh chấp là đoạn viết tắt mở đầu! Xin lưu ý chữ "viết tắt"", "viết sơ lược", "viết dẫn nhập""; nếu cứ khư khư viết vào thì cỡ nào cho xuể? Người đọc, nếu muốn biết chi tiết xin mời kéo xuống và đọc bên dưới
    Thứ ba, ví như viết tắt, ông Trần Trọng Kim trong việc này hết sức xuất sắc khi mà chỉ nói gỏn lọn "sửa sang lại từ đầu.." chứ bạn có thấy ai viết đoạn sơ lược kiểu ""sửa sang lại từ đầu, bao gồm áp dụng gói chính sách Nho giáo ("dĩ nông vi bản", "nội Hạ ngoại Di", "trọng văn khinh võ", "dĩ thương vi mạt""..).
    Tóm lại, tôi không phủ nhận nó cần thiết nhưng phản đối nó được ép vào chỗ đã gồm nó rồi.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:35, ngày 28 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
  2.   Ý kiến Thời các chúa Nguyễn, thuế xuất nhập khẩu là nguồn thu ngân sách chính của nhà nước, giao thương rất phát triển, Đàng Trong là nơi cung cấp lâm sản, nông sản, khoáng sản cho toàn Đông Á. Đàng Trong thịnh vượng nhờ thương mại. Đến thời Tây Sơn, thương mại đình trệ do chiến tranh. Thời Gia Long trở về sau, thương mại không được xem trọng.Xixaxixup (thảo luận) 16:55, ngày 29 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Chúa Nguyễn không có quá xem trọng Nho giáo, tuy rằng vẫn khoa cử (có sửa chữa thành phiên bản Đàng trong). Bằng chứng là Xixaxixup có thể tham khảo việc các Chúa Nguyễn coi trọng đạo Phật, và vẫn để các tôn giáo dân gian, đạo Lão phát triển. Vả lại rằng, bạn lưu ý thời Chúa Nguyễn là thời nội chiến, nhu cầu về vũ khí và tài chính sẽ khiến thi hành chính sách ức thương là tự cầm dao đâm vô chân mình thì có. Đến thời Gia Long, Nho giáo được xem trọng vì nó là hệ tư tưởng duy nhất đủ mạnh có thể cạnh tranh được với Công giáo khi này (tất nhiên 1 số lý do nữa là làm hài lòng tầng lớp sĩ phu Bắc Hà hay đây cũng chính là lý do vì sao Gia Long chọn hoàng tử Đảm nối ngôi vì hoàng tử Đảm được học bài bản theo Nho gia từ nhỏ) và trong Nho giáo luôn không coi trọng nhà buôn vì đúng theo tiêu chuẩn quân tử thì nhà buôn đúng là phải vô đạo ở một vài thời điểm. --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 04:25, ngày 30 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
  3.   Ý kiến Gangxanh (thảo luận · đóng góp) là con rối của thành viên bị cấm MiG29VN (thảo luận · đóng góp) hoặc Saruman (thảo luận · đóng góp) , bằng chứng ở lịch sử sửa đổi giống nhau y chang và hành vi chép nguồn với trích dẫn ồ ạt từ Internet. Thành viên này thường hay thích đi bôi bác các nhân vật và tổ chức có vấn đề nên việc anh ta/chị ta phải cố làm xấu bài này cũng không có chi lạ. Và việc phá hoại thường diễn ra từ từ trong thời gian dài, nếu cộng đồng không lưu ý cảnh giác thì bài viết dù chặt chẽ đến như bài Gia Long cũng sẽ bị phá cho không trung lập và xuất hiện rác liền.--101.99.9.197 (thảo luận) 02:41, ngày 27 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

1. Phong kiến là từ của Marx, ông ta chia ra các thời kỳ ls pk, ts, cs. Việc dùng từ nàu tôi cho cần thận trọng. Chẳng lẽ thời Lê Hoàn là pk cũng giống thời NA hay thời nay là thời gì ?

2. Từ Nho giáo các bạn chắc cũng không hiểu, không rõ rồi các bạn cũng dùng tràn lan tôi e là thiếu thận trọng.

Hãy dùng các cứ liệu ls, không tự bình luận.

Ức thương hay ko là do chính sách từng chế độ quân chủ chứ không phải là thuộc tính của chế độ quân chủ. Hà nội còn có tên là Kẻ chợ.

Tôi đọc Vn phongtuc của P K Bính, ông không hề chê nhà nước ức thương, mà nói đến việc dân ta thích khoa bảng, dân tình coi trọng khoa bảng, coi dân buôn bán thấp hơn. Đó có lẽ là nguyên nhân vậy. Đừng đổ bậy bạ. Cần hết sức thận trọng. Tứ thư Daihoc viết: Tạo ra tài phú cần có phuong phap: Khiến ngưoi làm ra tài phú đông mà kẻ tiêu hoang thì ít. Có lẽ sách của Nho giáo, trọng cả đức và việc tạo ra tài phú vậy chứ có dòng nào ức thương. Bản thân Khổng Tử khen Tử Cống phán đoán thị trường tốt và ngầm khuyên 1 học trò không nên nghèo mãi.


Tôi đọc KW Taylor và bài Một vn khác vuong quoc ho nguyen tk 17 18 của Li Tana. Họ cho rằng các chúa Nguyễn tự do ngoại thương, cho người nước ngoài làm quan. Liệu NA là con cháu., có làm khác cha ông mình ? Cần phải nghiên cứu kĩ.


Các bạn thảo luận có vẻ hay ho, tôi tuỏng là ok lắm nhưng ngẫm lại các bạn chả đọc sách vở gì cả.

Giông như các bạn đã thống trị wiki nhiều năm qua. Nay chúng tôi phải sửa đổi lại rất nhiều. Các bài đều cần phải sứa. Nhu bai macdangdung; chua nguyen trinh nha nguyen.

Trước đây các bạn bầu bài Nguyen Trai làm bài viết chọn lọc. Đây là sự quái gở nhất mà tôi từng gặp

Rồi các bạn tự nhận mình hơn phổ thông. Vô cùng nguy hiểm. Chủ đề ls chu đề quan trọng nhất, lại tồn tại nhiều bài không nguồn tự tiện bình luận cá nhân vớ vẩn vào wiki. Không một ai đc bình luận, tự kết luận, tức không nguồn vào wiki.
Ngoài việc chê ra bạn cũng không đưa ra chính xác nguồn nào, ở đâu, trang mấy hay đoạn trích để tham gia thảo luận. Bạn có kiến thức thì cứ tự nhiên chỉnh sửa đúng, nếu đúng thì ng ta sẽ Ok, sai thì lùi sửa, đơn giản vậy thôi.  A l p h a m a  Talk 01:33, ngày 7 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Wikipedia ghi như Giáo sư Phan Huy Lê tự mâu thuẫn? sửa

Năm 2006, sử gia Phan Huy Lê đánh giá: việc cầu cứu Xiêm La khiến Nguyễn Ánh đã "đi vào con đường phản bội dân tộc" và "bán nước"

Nguồn chú thích: Nhiều tác giả (2006), Quang Trung Nguyễn Huệ - Những di sản và bài học, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, tr-26-28 (đề là của giáo sư Phan Huy Lê)

Câu nói này tôi đã nghi ngờ hơn 8 năm nay nhưng không tiếp cận được sách trên nên vẫn tin nó là đúng, vì nó là một luồng quan điểm khá phổ biến. Hôm nay có dịp đọc sách này thì thấy hai câu này GS Phan Huy Lê trích từ một tác giả nhằm đưa ra nhận định ôn hòa hơn về Nguyễn Ánh. Để khoản 2008 ông chấp bút viết luôn cái tổng kết chỉ cho rằng việc cầu Xiêm và Pháp là vết đen mà thôi. Cái câu trích dẫn tồn tại hơn 8 năm, và được báo chí, diễn đàn và vài chục ngàn lượt đọc trong từng ấy năm thì thật là oan cho GS Phan Huy Lê lắm thay!

Nhớ cũng dịp 8 năm trước, có một bạn nào ghi vô là GS Nguyễn Văn Kiệm gọi việc cầu Pháp của Nguyễn Ánh là "vết đen", trong khi nguyên văn thì ông chỉ trích nhiều người làm sử của Việt Nam nghe theo cái kiểu làm sử của thực dân Pháp là đề cao hết cỡ vai trò của người Pháp trong quá trình thành lập nhà Nguyễn, còn việc ông Ánh cầu viện chỉ là vết đen trong sự nghiệp chung là khá giỏi của ông này mà thôi.

Vì vấn đề trên, tôi sẽ sửa lại (vẫn giữ câu Phản bội dân tộc và bán nước khi cầu viện Pháp) nhưng là tên tác giả khác là giáo sư Đinh Gia Khánh

Đinh Gia Khánh (2000). Tổng tập văn học Việt Nam. Khoa Học Xã Hội. tr. 173.

Nếu không có ai phản đối 3 ngày sau tôi sẽ đưa vấn đề này vào.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 05:55, ngày 5 tháng 10 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đã sửa.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 11:13, ngày 10 tháng 10 năm 2016 (UTC)Trả lời

Không hiểu p huy lê trần q vuong có tác phẩm gì ra hồn mà lắm kẻ bợ đỡ vậy, ngay cả khi trần đã chết. Những tài liệu của nhóm này vô giá trị.

Đang tồn tại 1 nhóm chuyên đi bợ đỡ nhóm này, đinh gia khánh là ai ? Sách ở vn nguoi ta chỉ mua đào duy anh tạ đại chí truong, le qui đôn. Chứ như sách Trong cõi của tqv, tôi đọc o nha sach mà chả hiểu mô tê gì cả. Sách tào lao bí đao, tu bỏ tiền in, chắc tự mua luôn quá. Lôi cái mác giáo sư ra, đào duy anh có là giáo sư đâu mà sách bán nhiều thế? Nhóm này tự khen nhau tâng bốc nhau rất vớ vẩn và Nhục nhã.

Cái thói ăn cắp không biết xấu hổ sửa

Xin lỗi nếu có làm ai cảm thấy bực bội vì cái tiêu đề này, nhưng thực sự là quá lắm rồi.

Tôi vừa lùi lại sửa đổi này của thành viên MiG29VN vì nó là một sự ăn cắp trắng trợn của bài viết này Nguyễn Ái Quốc: Người Việt Đầu Tiên Đến Mỹ?. Xin xem kết quả so sánh của Google, chép trắng trợn, không biết xấu hổ, và thẳng thừng.

Thứ hai, các chi tiết người Anh đòi buôn bán nhưng không được đã nêu cả, thuế má cũng đã nêu cả, từ nguồn xịn thứ cấp, sách in, tác giả có tên tuổi đàng hoàng; có cần thiết phải trích lại nguồn sơ cấp và đi trộm cắp từ một trang và một tác giả không rõ uy tín không?

Thứ ba, đoạn thứ 2 đưa vào là nói nguyên thời Nguyễn độc lập; không có đọc sách đừng có cố đưa vào.

Xin nhờ @Trần Nguyễn Minh Huy: giải quyết giùm vụ này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 01:50, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ cấm Duongto (thảo luận · đóng góp) vì đó là một tài khoản rối hiển nhiên của MiG29VN—người đang lãnh án cấm chỉ của Wikipedia, không phải là một phần của bất đồng biên tập ở trên. --minhhuy (thảo luận) 03:11, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tôi cũng chỉ nêu Huy ra vì Mig29VN quay lại, không có yêu cầu giúp giải quyết mâu thuẫn. Dĩ nhiên nếu Mig29VN vẫn tiếp tục quay lại, nhưng thay đổi cách tiếp cận và làm việc, tôi sẽ không báo cáo gì thêm nữa.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 03:47, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

MIG29VN đưa đoạn Tháng 7-8/1803, Đại Nam Thực Lục Chính Biên ghi: "Hồng Mao (người Âu Mỹ) sai sứ đến hiến phương vật, dâng biểu xin lập phố buôn ở Trà Sơn, dinh Quảng Nam. Vua nói rằng hải cương là nơi quan yếu sao cho người ngoài được. Không cho. Trả vật lại mà bảo về."[6] Tháng 7/1804, Gia Long ban lệnh cấm người dân không được bán các thứ gỗ cấm (gỗ tàu, gỗ lim, gỗ giáng hương) cho ngoại quốc; thuyền nước ngoài mua lậu sẽ bị tội nặng như người bán. Dân chúng cũng không được buôn bán đường biển. Ai vi phạm, thuyền và hàng hóa bị tịch thu, phạt 100 trượng, đồ [đi đày] xa 3.000 dặm. Trong khi đó, thuế cảng (nhập bến), thuế đánh trên hàng hóa và tiền “ba lễ” [dâng hoàng thái hậu, dâng vua, dâng hoàng thái tử] rất cao khiến việc buôn bán với nước ngoài rất khó khăn. Do vậy, số tàu buôn nước ngoài cập cảng ngày càng ít đi[7] vào bài thì đúng là vi phạm bản quyền nhưng nếu chúng ta đưa nó xuống phần nguồn tham khảo thì không còn là vi phạm vì nó là trích dẫn từ nguồn sơ cấp. Đó là cách hay vừa cung cấp thêm thông tin cho người đọc vừa tránh vi phạm bản quyền.Herotusvn (thảo luận) 07:57, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

Có thể đưa vào bài như sau:

Nhìn chung, Gia Long không quan tâm đến thương mại[8]. Ông đã nhiều lần từ chối người Anh khi họ đến xin được mua bán, ngay cả người Pháp khi đến mua bán cũng không được thuận lợi mấy[9][10], triều Nguyễn dưới thời ông không khuyến khích cũng như không chào mời các thuyền buôn phương Tây[11][12]. Triều đình bấy giờ không có ý đóng cửa với phương Tây nhưng theo cách nhìn của hàng ngũ Nho sĩViệt Nam, việc giao thương với phương Tây là không đáng tin cậy; cũng đồng thời với đó là sự lo ngại sự xâm lược bằng quân sựtruyền giáo của họ[13] đã dẫn đến chính sách như trên.

Tôi không phản đối nêu vào bài nếu trích dẫn được nguồn chứng tỏ người viết có đọc bài. Ví dụ như trích dẫn Thực lục, I, 3:313 tôi biết chắc chắn là xạo; vì đây là trích từ sách gốc, chưa dịch cũa DNTLCB; và ở cái Wikipedia tiếng Việt này không quá hai người đủ khả năng đọc TL bản gốc. Hay như sách của Woodside bản 1971 cũng rất hiếm ở VN, ngoại trừ bản 2000. MiG29VN muốn trích, yêu cầu đọc nguồn trước rồi viết lại, hoặc ít nhất cũng phải kiếm được nguồn để người ta kiểm chứng được.Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 12:59, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

Trong tài liệu Đại Nam Thực Lục Chính Biên do Viện sử học dịch có đoạn "Hồng Mao sai sứ đến hiến phương vật, dâng biểu xin lập phố buôn ở Trà Sơn dinh Quảng Nam. Vua nói rằng : “Hải cương là nơi quan yếu, sao lại cho người ngoài được !” Không cho. Sai trả vật lại mà bảo về." Herotusvn (thảo luận) 13:48, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nói cho vuông về cách sửa đổi bài sửa

Thôi thì tôi thấy cái bạn-mà-ai-cũng-biết cũng chỉ muốn nâng cao chất lượng bài. Tôi viết lại về vụ nguồn:

1) Thứ nhất hành vi chép nguồn là Wikipedia:Vi phạm bản quyền và thứ hai là Wikipedia:Nguồn kiểm chứng được. Vì không có ai có thể đảm bảo các ông/bà viết mấy tài liệu trên mạng không cheating là không bịa ra cái nguồn nào đó khi cần. Wikipedia chép lại, thành ra Wikipedia cũng là làm láo hay sao?

2) Khi muốn dùng quá, đề nghị kiểm tra bài viết có đáp ứng được tác giả uy tín-nhà xuất bản uy tín hay là không. Nếu không đủ xin đừng đưa vào, xin cố gắn tìm nguồn hàn lâm phù hợp. Nhân vật của bài viết này rất rất là nổi tiếng trong lịch sử, sách viết hoặc là bài đăng tạp chí khoa học nát cả đời ông này cũng không bao giờ thiếu. Nếu tự hào mình chuyên viết về lịch sử, hãy chứng minh cho người khác là bạn

3) Xin lưu ý bài này là bài chọn lọc duy nhất tự viết của Wikipedia tiếng Việt với hầu như 100% nguồn hàn lâm. Tôi sẽ quan tâm đặc biệt đến nó và đòi hỏi tiêu chuẩn sửa đổi cao nhất cũng như tham gia tranh luận nếu có vi phạm Wikipedia:Thái độ trung lập.

Vì thấy bạn cũng thay đổi cách sửa đổi, tôi chỉ sẽ theo dõi, hy vọng bạn có thay đổi thật sự để cùng nhau hợp tác phát triển bài.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:25, ngày 9 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

  1. ^ Lương Ninh (2005). Lịch sử Việt Nam giản yếu: sách tham khảo. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. p. 576.
  2. ^ Cao Thế Dung (1996). Việt Nam huyết lệ sử: từ triều Nguyễn đến thực dân Pháp, Thiên Chúa giáo, Vatican, Phật giáo, Văn thân, quốc gia, cộng sản, Cao Đài, Hòa Hảo, Mỹ, và Hoa kiều. Đồng Hương. tr. 125.
  3. ^ Nguyễn Phan Quang (2005). Theo dòng lịch sử dân tộc: sự kiện và tư liệu. Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. tr. 20.
  4. ^ Nguyễn Hữu Sơn (2004). Nghiên cứu văn - sử - địa, 1954-1959: những vấn đề lịch sử ngữ văn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.)
  5. ^ Vũ Ngọc Khánh (2008), Người có vấn đề trong lịch sử nước ta, Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông tin, tr. 145
  6. ^ Đại Nam Thực Lục Chính Biên, I, 3:134
  7. ^ Alexander B. Woodside, Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Nguyễn and Ch’ing Civil Government in the First Half of the Nineteenth Century (Cambridge, MA: Harvard Univ Press, 1971), p. 273
  8. ^ Buttinger 1958, tr. 271
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên harvnb29
  10. ^ Đại Nam Thực Lục Chính Biên, I, 3:134, trích dẫn "Hồng Mao (người Âu Mỹ) sai sứ đến hiến phương vật, dâng biểu xin lập phố buôn ở Trà Sơn, dinh Quảng Nam. Vua nói rằng hải cương là nơi quan yếu sao cho người ngoài được. Không cho. Trả vật lại mà bảo về."
  11. ^ Đặng Việt Thủy & Đặng Thành Trung 2008, tr. 284
  12. ^ Alexander B. Woodside, Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Nguyễn and Ch’ing Civil Government in the First Half of the Nineteenth Century (Cambridge, MA: Harvard Univ Press, 1971), p. 273, Trích dẫn "Tháng 7/1804, Gia Long ban lệnh cấm người dân không được bán các thứ gỗ cấm (gỗ tàu, gỗ lim, gỗ giáng hương) cho ngoại quốc; thuyền nước ngoài mua lậu sẽ bị tội nặng như người bán. Dân chúng cũng không được buôn bán đường biển. Ai vi phạm, thuyền và hàng hóa bị tịch thu, phạt 100 trượng, đồ [đi đày] xa 3.000 dặm. Trong khi đó, thuế cảng (nhập bến), thuế đánh trên hàng hóa và tiền “ba lễ” [dâng hoàng thái hậu, dâng vua, dâng hoàng thái tử] rất cao khiến việc buôn bán với nước ngoài rất khó khăn. Do vậy, số tàu buôn nước ngoài cập cảng ngày càng ít đi."
  13. ^ Nhiều tác giả 2007, tr. 37

Phần Hiệp ước Vecxai sửa

  • Cả bài người viết đã ưu ái các sách được coi là chính thống ở Vn, bao gồm những tác giả như N Khắc Thuần, N Q trung Tiến,...những tác giả mà theo tôi biết, không có độ uy tín về học thuật, sách sản xuất ra không ai mua cả, chất lượng rất kém.
  • Thứ 2, là những vấn đề như Hiệp ước Vecxai, người viết cố tình lậm lờ, né tránh việc khẳng định Hiệp ước đã không được thi hành, từ người Pháp, và nó không có tính pháp lí.

Tôi khẳng định rằng, những tay lính Pháp hay cố vấn, đã được vua Gia Long thuê, được trả lương đàng hoàng. Bá Đa Lộc cũng được vua ta trả công hậu hĩnh, tới nơi tới chốn.

Chúng ta chẳng nợ gì nước Pháp cả, việc viết cái title: Người Pháp giúp đỡ, và các thủ thuật khác, giống như việc vua ta lên ngôi là nhờ người Pháp, nhờ họ tư vấn, mua vũ khí,...là hành vi bất lương.

Đây là mưu mô rất tinh vi, tàn độc đối với 1 người được học hành, biết thế nào là lẽ phải. Những việc làm ác với cả người âm, rất tổn ại âm đức tới con cháu sau này, tôi cho là không đáng, không đáng chút nào. Chả tài giỏi, khôn ngoan gì đâu.


Awaywaraway (thảo luận) 11:45, ngày 5 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đã nêu vô cùng kỹ lưỡng và ngắn gọn ở phần Gia Long#Người Pháp giúp đỡ. Còn phân âm đức với dương phúc của bạn quá ư là lạc chủ đề, tôi cho rằng nó không đáng để bàn thảo nên không trả lời.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:47, ngày 8 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Chính phủ Pháp chỉ còn ghi nhớ hiệp ước 1787 về công cuộc trợ giúp của người Pháp đối với Nguyễn Ánh ở Việt Nam, ngoài ra không còn một bằng cớ xác đáng nào về vấn đề đó[88].

Câu này nghĩa là gì ? Tôi tin rằng 1 người có trí não loại khá cũng không hiểu là nó muốn nói lên điều gì. Các ông cứ đi lừa người ta. Ông giỏi thì mở mang kiến thức cho 1 độc giả như tôi đi, câu trên nghĩa là gì ?Awaywaraway (thảo luận) 00:56, ngày 9 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Câu này nữa

Nhưng dù như thế nào, Hiệp ước Versailles năm 1787 không thành hiện thực.

Đối với 1 Hiệp ước, nó không thành hiện thực hay không, không phải là vấn đề, mà nó có hiệu lực pháp lý hay không. N Q Trung Tiến chả biết gì cả, nên viết tào lao. Viết như Trần Trọng Kim, Tạ Đại Chí Trường người đọc mới hiểu, như bài tôi sửa.

Đằng này các ông giấu nhẹm đi. Như thế là làm ác với 1 người đã chết còn gì ? Mà làm ác với 1 hồn ma, thì đời con đời cháu các ông phải chịu khổ thôi, đấy là tôi nghe dân gian nói thế. Các ông làm ác, vì biết mình làm sai, mà vẫn làm. Làm từ năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác. Cái ông Nguyễn ánh không biết làm gì các ông, mà các ông cứ đi bêu riếu, hạ nhục người ta như thế, dù không phải. Viết sử là phải dựa theo các cứ liệu lịch sử uy tín, tài liệu Đại Nam thực lục, hay VN sử lược các ông không dùng, lại đi dùng sách của N Q T Tiến, 1 tay không có độ uy tín về học thuật.

Cứ làm đi, không thông minh, giỏi giang gì đâu. Awaywaraway (thảo luận) 01:03, ngày 9 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi không xưng tôi thông minh, giỏi giang, cũng chả màn cái âm dương tổn thọ khí bạn đang nói tới vì tôi sống thế tục, ha. Có mấy lời nói với bạn thế này:

  1. Nguyễn Quang Trung Tiến là một tác giả có uy tín, tuy rằng phạm vi nghiên cứu khá là nhỏ là khu vực miền Trung Việt Nam nói chung, vì tôi thường xuyên thấy ông Tiến sĩ này đi dự các hội thảo và có bài tham luận về đề tài Chúa Nguyễn, Triều Nguyễn. Ngoài ra thì các công trình nghiên cứu được xuất bản đã vượt qua một trăm )dẫn chứng đây ha). Vì vậy không có lý do gì để không dùng nghiên cứu của ổng.
  2. Trần Trọng Kim, là một sử gia uy tín, nhưng chưa chắc nói gì cũng phải răm rắp nghe theo; cái hạn chế của ổng là quá tuân theo tư tưởng Trung Quân trong Nho giáo, ngoài ra sách viết đúng thời Pháp thuộc thì sẽ có phần hạn chế đi, NHƯNG BÀI VIẾT cũng đã có dùng những chỗ cần thiết.
  3. Tạ Chí Đại Trường cũng vậy, cũng đã dùng những chỗ cần thiết. Như cái hiệp định Versace, ông Trường với ông Trung Tiến ý kiến gần như là như nhau, (Pháp ký nhưng soạn điều khoản là Bá Đa Lộc, Pháp lật kèo nhưng sau khi Ánh thắng vẫn muốn được cắt phế) nên dùng một ông đã đủ, hà cớ gì dùng hai ông? Những khoản bạn nêu ra đều giải thích cho việc này, chú ý người ta dùng từ ngữ là Pháp chỉ ghi nhớ có nghĩa là mơ mộng không có cơ sở gì hết. Ngoài ra đoạn khác phần chính sách ngoại giao, cũng ghi rõ Gia Long bảo Pháp không thực hiện, thì xé bỏ hiệp ước.

Cổ nhân bảo chép sử phải chép cho đúng, như gương ba anh em chép sử thời Thôi Trữ ở nước Tề, vì vậy tôi chẳng thấy đoạn này có gì quá đáng hay sai lệch để lấy làm thẹn. Chỉ có mấy bọn kiến thức nông cạn, suốt ngày cứ nghĩ ý mình đúng rồi chửi bới nguyền rủa người khác mới là thứ cần thẹn, cần chấp đầu lạy tổ tiên.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 07:47, ngày 10 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

N Q TT là tay bồi bút vớ vẩn thôi, sách không ai đánh giá cao, không ai mua, không ai đọc cả. Ông cứ giới thiệu làm gì.

Ngẫm ra, con cái nhà giàu như T Trọng Kim, Tạ...mới viết sử đc. Con cái nông dân chỉ lo kiếm ăn thôi. Sử sách wiki gì.

Tiền đâu mà các ông vào wiki viết suốt ngày ? thảo luận quên ký tên này là của Awaywaraway (thảo luận • đóng góp).

Wikipedia không cấm bồi bút hay nông dân, trừ khi ông có thể hoặc tốt nhất là có nguồn chứng minh bồi bút và nông dân viết lách không uy tín, không phải là Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy. Vì vậy vẫn không có lý do gì loại NQTT ra.
Tiền tôi làm mồ hôi nước mắt, tôi thích lên trang web nào thì kệ tôi, ông hỏi vô duyên như chính cái tên của ông vậy.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 07:35, ngày 17 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Thái độ trung lập sửa

Thể theo Wikipedia:Thái độ trung lập, tôi yêu cầu thành viên Ohchick97 (thảo luận · đóng góp) không dùng điển Lễ khi viết về các vua chúa Việt Nam do đây là một dạng kính ngữ (honorific). Ngoài ra, họ xưng chức gì thì vô chức đó, không cần phải tuân theo cách người đời sau gán ghép. Ví dụ trường hợp này ta đã có là dùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chứ không dùng Bắc Việt, hay dùng Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chứ không phải VIệt Cộng... Đề nghị không phá hoại bài viết kiểu cố gắng làm nó trang trọng lên như vậy.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 08:49, ngày 27 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có nên ghi 1 đề mục lớn là Trả thù hay không sửa

Tôi thấy 1 sử gia hiện đại, là N Khắc Thuần viết Gia Long đôi lúc rất tiểu nhân. Tiểu nhân là làm những cái khuất tất; chứ N Ánh có gì mà tiểu nhân ? Việc trừng trị voi giày, ngựa xé,...này kia là luật lệ ghi trong sách luật của các chúa Nguyễn. N Ánh là người kế thừa hợp pháp của các chúa Nguyễn, chẳng lẽ Ánh từ trên trời rơi xuống ?

Việc gia đình N Huệ tạo phản, chống lại triều đình, rồi bị trừng phạt theo Luật lệ của chúa Nguyễn, 1 triều đại được thừa nhận, có gì mà phải viết là Trả thù ?

N Phúc Ánh trừng phạt, và ông ấy không dấu giếm gì hết, chép trong Sử, bộ Đại Nam thực lục rất rõ, nêu rõ tội trạng. Thái độ tôi cho là rất đàng hoàng.

Còn như gia đình N Nhạc, Huệ,... giết tôn thất, đào mả Chúa Nguyễn, bội ước, giết người vô tội, anh hiếp dâm cả em dâu, anh em đánh nhau,...thì gia đình bị diệt, bị thiên hạ coi thường là điều hết sức bình thường; lẽ đời nó công bằng lắm.

Awaywaraway (thảo luận) 05:48, ngày 20 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn nói thế không đúng. Vấn đề Tây Sơn quật mồ mả chúa Nguyễn là có, nhưng sao lại trừng phạt cả tướng lĩnh Tây Sơn? Khi đánh nhau với Võ Tánh, Trần Quang Diệu cho phép quân Võ Tánh đầu hàng mà không xử tội ai cả, tha cho tất cả binh lính tướng tá. Rồi còn cho khâm liệm Võ Tánh tử tế. Đó là cái cái nghĩa hiệp của bậc trượng phu. Trong khi đó Nguyễn Ánh sau khi bắt được Trần Quang Diệu thì lại xử chết tàn bạo. Nói vậy để bạn hiểu 2 bên ai nghĩa hiệp, ai tiểu nhân. Còn nữa vua Quang Trung sau khi diệt chúa Trịnh ở Bắc Hà thì quy phục vua Lê, trao trả quyền hành lại cho vua Lê Hiển Tông chứ không tranh giành ngôi vương, vua Lê Hiển Tông còn gả công chúa cho ông, đó lại là cái nghĩa hiệp nữa. Sau này Lê Chiêu Thống lên thì triều Lê với Nguyễn Huệ mới bắt đầu xung khắc với nhau. Đỉnh điểm là việc Chiêu Thống mời quân Thanh vào xâm lược. Nên Nguyễn Huệ phải lật đổ nhà Lê, lên ngôi hoàng đế, đó là việc nghĩa chứ sao lại nói bội ước? Còn việc anh em Tây Sơn đánh nhau thì diễn ra ở giai đoạn đầu, sau này năm 1788 Nguyễn Nhạc đã chủ động từ bỏ đế hiệu và ngôi vị, chỉ xưng là Tây Sơn Vương, tạo điều kiện cho Nguyễn Huệ toàn quyền làm vua. Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận)

N Ánh là người kế thừa chính quyền của chúa Nguyễn, kẻ nào làm phản, thì trong bộ luật của chính thể này, phải bị xử trảm. Đấy là theo luật lệ; còn về việc N Ánh cho đào mộ N Huệ lên rồi này kia, tôi ko biết có đúng pháp luật hay ko. Nhưng đối với 1 bậc vương giả thì có quá lắm.

  • N Huệ ko làm gì nhà Lê, đúng, nhưng ông ta theo như Hoàng lê nhất thống chí, vét sạch kho tàng, tiền của của nhà Lê, thành ra để lại cho Lê Chiêu Thống 1 nước trống rỗng. Đến nỗi Lê Chiêu Thống phải kêu gọi sự ủng hộ của các thế lực địa phuơng, vì triều đình có mẹ gì đâu.
  • N Huệ kém, ko xử lý đc vấn đề ở Bắc Hà, ra mấy lần, chỉ chở tiền của về, nên cuối cùng có yên đc mặt nào đâu ? Để cho quân Thanh sang cũng là do Huệ cả. Thế nên lo nghĩ nhiều quá mà die, và cuối cùng chính dân Bắc Hà lại trói con ông ta nộp cho N Ánh. Đời nó cứ lặp lại như thế.

Lê Lợi ngày xưa cũng bị đào mả, vợ con bị bắt này kia,...nhưng mà vẫn tha cho quân Minh, các Ngụy quan bự như Lương Nhữ Hốt, hay họ Mạc ông ấy đều ko giết. Sống nhăn răng cả, sau mấy tay ngụy quan làm quá ông mới giết.

Như vậy Lê Lợi so với mấy tay này vô song lắm, thế nên dân miền Bắc vẫn theo phò nhà Lê lâu có lẽ là như vậy. Ông ta quả thật nhân từ, 2 tay này ko theo đc. Như vậy ta mới tiêu diệt được Chiêm Thành chăng ?

Khoailangvietnam (thảo luận) 02:33, ngày 1 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nguyên nhân Thái giúp N Ánh sửa

Tháng 10 năm tân sửu (1781) vua nước Tiêm La là Trịnh Quốc Anh sai tướng là Chất Tri (Chakkri) và Sô Si, hai anh em sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Vương sai quan Chưởng cơ là Nguyễn Hữu Thoại và Hồ Văn Lânđem 3000 quân sang cứu. Trong khi quân Nam và quân Tiêm La còn đangchống giữ nhau ở Chân Lạp, thì ở Vọng Các vua nước Tiêm La bắt giam cảvợ con của hai anh em Chất Tri, bởi vậy hai tướng ấy mới giao kết vớiNguyễn Hữu Thoại thề phải cứu nhau trong lúc hoạn nạn. Đoạn rồi Chất Triđem quân về Tiêm La. Ngay lúc ấy ở bênnước Tiêm có giặc nổi lên, vuanước ấy bị ngươi Phan Nha Văn Sản đuổi đi cướp mất ngôi. Chất Trí về đếnVọng Các, sai người đi tìm quốc vương là Trịnh Quốc Anh đem giết đi, và bắtgiết cả Phan Nha Văn Sả, rồi tự lập làm vua, xưng là Phật Vương, phong choem là Sô Si làm đệ nhị vương, cháu là Ma Lạc làm đệ tam vương. HọChakkri làm vua đến nay hãy còn, và các vua đều xưng là Rama

Đoạn này Trần Trọng Kim ghi vào Việt Nam sử lược, sao ko chép vào, việc Thái giúp N Ánh là do hiệp ước của họ ?

Khoailangvietnam (thảo luận) 02:27, ngày 1 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thảo luận này có thể ko ai đọc, nhưng vẫn có khả năng nào đó, 1 người như tôi viết sao hết đc lịch sử VN. Hy vọng ai đó đọc đc, sẽ thay đổi suy nghĩ, mà cùng xây dựng nên Lịch sử VN cho đúng, chân xác, chỉ cần như vậy thôi chứ ko cần văn vẻ, vẻ vang gì cả.

Mục thảo luận là Thảo luận thôi, chỗ trà nc trò chuyện, ko ảnh hưởng gì cả.Khoailangvietnam (thảo luận) 02:41, ngày 1 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thảo luận sửa

Thành viên Lão Ngoan Đồng vừa xóa 1 đoạn lớn. Tôi xin nói nằng: nhưng những đoạn tôi thêm vào chẳng hề do tôi tự viết, mà đấy đều là lấy từ những bài wiki khác. Đề nghị bạn nêu rõ lý do xóa, bởi nếu xóa thì các bài khác cũng phải xóa theo đấyMolaskt (thảo luận) 09:05, ngày 6 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thành viên này là con rối của MiG29VN (thảo luận · đóng góp); tôi TỪ CHỐI THẢO LUẬN VỚI THÀNH VIÊN NÀY. Và sẽ tiếp tục lùi sửa BẤT KỲ SỬA ĐỔI NÀO của thành viên này trong bài viết tôi đang theo dõi.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 09:14, ngày 6 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi có cảm giác cứ ai viết thông tin theo chiều hướng xấu về Idol của bạn thì bạn đều cho rằng đó là con rối? Tôi không nghĩ bất kỳ bài viết wikipedia nào là thuộc sở hữu của bạn để bạn có quyền lùi sửa bất kể thông tin nào là hợp lệ (chỉ vì bạn không thích thông tin đó)Molaskt (thảo luận) 09:21, ngày 6 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi vẫn tiếp tục TỪ CHỐI THẢO LUẬN VỚI TÀI KHOẢN CON RỐI. Vì thành viên này thực ra cũng chẳng có đọc bài mà đưa ra cái thảo luận như trên. Theo quy định về Wikipedia:Tài khoản con rối; thành viên có quyền từ chối các sửa đổi của tài khoản con rối. Xin cảm ơn.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 09:23, ngày 6 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Sau khi xem sự khác biệt giữa 2 phiên bản của Molaskt và Lão Ngoan Đồng, tôi có thấy về mặt nội dung, sửa đổi của Molaskt không sai về thông tin, nếu Lão Ngoan Đồng không ưng đôi chỗ về nguồn thì có thể thay thế nguồn tốt hơn là được. Ngoài ra, một số chỗ được Molaskt sử dụng sách có tính hàn lâm, không phải là website thiếu uy tín, vì vậy cũng không nên quy chụp Molaskt "TIẾP TỤC CÓP TỪ TRÊN MẠNG PHÁ HOẠI BÀI VIẾT".

Nội dung cụ thể từng đoạn:

  1. Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: thông tin các triều trước như Lê sơ, chúa Nguyễn và Tây Sơn đã xác lập chủ quyền là đúng, Nguyễn Ánh là người tiếp tục, không phải đầu tiên. Chỗ này tôi sẽ thay nguồn tốt hơn (thực ra nguồn kienthuc cũng không đến nỗi).
  2. Tách những cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Nguyễn Ánh riêng ra cũng hợp lý. Chỗ này Molaskt đã dẫn nguồn từ sách Lịch sử Việt Nam và một số sách đủ tính hàn lâm, có thể dùng được.--Trungda (thảo luận) 18:37, ngày 6 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phản biện sửa đổi của Trungda sửa

Tôi xin phép phản biện sửa đổi này của Trungda. Vì các lý do sau:

Bài viết đã khi rất rõ Nguyễn Ánh là người đầu tiên cho xác định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, cụ thể là hành động kéo cờ (cái này sử ghi không rõ, tuy nhiên cũng có nhiều nguồn ghi tôi đã dẫn chứng tới 3 nguồn khác nhau trong đó, nếu cần tôi chụp ảnh tài liệu cho các anh coi), các triều đại trước được ghi nhận là có khai thác TS-HS tuy nhiên thực sự không có hành động xác lập lãnh thổ. Vấn đề này tới thời Nguyễn Ánh mới làm không phải vì ông này có tầm nhìn hơn đời trước, nhưng do chính sách trọng thủy binh của ông này cũng như các kiến thức địa lý do người Pháp dạy!. Việc đưa các việc không liên quan tới đoạn vào để chứng minh Nguyễn Ánh là người tiếp nối gì đó cần có nguồn mạnh để chứng minh! Không phải cóp hai ba cái nguồn không đề cập tới Nguyễn Ánh rồi để kế bên như vậy, đó là hành vi tự tổng hợp, là một dạng nghiên cứu gốc không được phép có mặt ở Wikipedia này, đặc biệt là bài viết chọn lọc.

Thứ hai, những đoạn trích dẫn trong bài là hành vi chép nguồn không trực tiếp, do những thư của Giáo sĩ là nguồn sơ cấp. MiG29VN không hề đọc các nguồn này nhưng chỉ chép từ các sách khác, đây là hành vi CÓP NHẶT PHÁ HOẠI BÀI VIẾT. Không hiểu sao anh Trungda viết sử rất lâu lại ủng hộ MiG29VN trong việc này! Như ngay trong sách lịch sử Việt Nam, chỉ có chép là chính sách thuế khóa cao, xây dựng nhiều dẫn đến khởi nghĩa bùng nổ (TÔI CŨNG CÓ ĐỀ CẬP TỚI TRONG BÀI) rồi dùng các tài liệu trên để dẫn chứng (TÔI CÓ SÁCH NÀY, NẾU ANH CẦN TÔI CHỤP ẢNH CHO ANH COI); nhiều sách khác cũng ghi ngắn gọn như vậy, như sách của Nguyễn Phan Quang tôi cũng có dùng. Tôi rất vui nếu bài viết nhận được sự quan tâm và sửa đổi của mọi người, tuy nhiên rất phản đối kiểu sửa đổi thiên lệch, phá hoại của MiG29VN, ngươi này từ xưa tới giờ hay chơi trò cóp chép này để mưa dầm thấm đất, rồi hồi sửa nhiều lần, cuối cùng nội dung anh ta muốn làm thiên lệch (tôi ví dụ các bài Đồng tính luyến ái, Hòn ngọc Viễn Đông (Sài Gòn), Trận Ia Đrăng...) cũng được đưa vào bài.

XIN ANH Trungda (thảo luận · đóng góp) xem xét vụ này cho kỹ, 5 năm qua, tôi cố giữ bài viết được cân bằng, nên nhận ra liền từ cái việc ca ngợi tới cái việc cố gắng bôi bác của một hai thành viên cờ vàng và cờ đỏ rồi cờ trắng trên Wikipedia này!--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 04:23, ngày 7 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi có lời thế này: Thứ nhất, không ai phủ nhận việc "Nguyễn Ánh là người đầu tiên kéo cờ" cả, nhưng xác lập lãnh thổ không đồng nghĩa với "kéo cờ". Đời Lê Thánh Tông đã cho lập bản đồ cương thổ có vẽ 2 quần đảo, đó cũng là 1 cách xác lập chủ quyền vậy (nếu không coi bản đồ Hồng Đức là sự xác lập chủ quyền, thì khi tranh luận với TQ, VN sẽ thua chắc vì tôi biết vào đời Thanh trước Nguyễn Ánh, TQ cũng từng cho hải quân cắm cờ ở quần đảo này). Thứ 2: bạn có thể thôi công kích cá nhân để tập trung vào nội dung bài không vậy?Molaskt (thảo luận) 09:09, ngày 7 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi không tin vào thiện ý của MiG29VN, khi mà bạn sửa bài này lần thứ 3 tôi thấy, đều mang một phong cách "cóp và chép" rồi có vẻ hả hê khi có người khác ý kiến. Trong khi nhiều người khác phải vất vả đọc từng cuốn sách một, thậm chí đọc nguyên cuốn để viết hơn chục dòng. Xin lỗi bạn đòi hỏi tôi hơi bị nhiều hơn mức một người "làm công không" cho Wikipedia rồi đó.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 11:31, ngày 7 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bàn về các sửa đổi gần đây của MiG29VN sửa

Vì có rất nhiều vấn đề một lúc, tôi xin phép chia thành từng mục để các bạn tiện tham gia thảo luận.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:42, ngày 7 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đoạn về Trường Sa-Hoàng Sa sửa

Đoạn này ngày xưa là tôi viết, nó dựa vào câu chữ của các tài liệu tiếng Anh

  • "in 1833,in which Bishop Taberd says that Emperor Gia Long formally asserted sovereignty over the Paracel Islands .." (The South China Sea: Challenges and Promises của James Borton)
  • "the French bishop Jean Louis Taberd noted the determination of the first Nguyễn King, Gia Long, in claiming sovereignty in 1816 by solemnly planting a flag of Vietnam on one of the Paracel Islands (The South China Sea and Asian Regionalism: A Critical Realist Perspective; Thanh-Dam Truong và Knio Karim_
  • "In 1816, he [Emperor Gia Long] went with solemnity to plant his flag and take formal possession of these rocks." (International Frontiers and Boundaries: Law, Politics and Geography của Victor Prescott, Gillian D. Triggs năm 2008)

Rõ ràng một điều, tất cả các tài liệu đều ghi nhận Gia Long là vua chính thức đầu tiên thực hiện các động thái lãnh thổ chứ không phải vua Lê Thánh Tông, hay các Chúa Nguyễn; và đó hiện thời là bằng chứng mạnh nhất Việt Nam hay dùng trong các tài liệu, sách trắng trong tranh chấp TS-HS. Vậy việc cố gắng đưa thêm một đoạn không liên quan đã và đang làm bài bị lệch ra khỏi các dẫn chứng đang có trong bài, rất sai so với các tài liệu chính thống.

Đề nghị sửa bài

1.Đề nghị thứ 1: Tôi yêu cầu xóa đoạn trong ngoặc sau, vì nó không liên quan đến nguồn được dẫn, và chưa có tác giả nào đã xuất bản tài liệu khẳng định Gia Long không phải là ông vua Việt chính thức. Nếu đặt nó cạnh bên, là một sự vi phạm Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu đã công bố nhằm củng cố một luận điểm; cụ thể là ở bình luận thứ 3 ngay trong quy định, kiểu như "A là người đầu tiên mua đất ở khu B (khu B do ông C xây dựng, và ông D bỏ vốn)"
"trước đó thời Lê Thánh Tông đã khám phá hoặc biết tới nơi này ít nhất từ thế kỷ 15<ref name="ntg10">Nhiều tác giả (2009), Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, tr 112</ref>, đến thời các [[Chúa Nguyễn]] đầu thế kỷ 17 tổ chức khai thác trên các đảo<ref>Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn toàn tập, trang 119-120</ref> và [[nhà Tây Sơn]] đã cho các hải đội ra khai thác sản vật<ref>[http://tapchiqptd.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/hoang-sa-truong-sa-thoi-tay-son-1786-1802/6725.html Hoàng Sa, Trường Sa thời Tây Sơn (1786 - 1802)]</ref>"
2.Đề nghị thứ hai: tôi đề nghị sửa thành, sử dụng 1 trong hai tài liệu trích dẫn bên trên:
"Ngoài ra, dựa trên các hoạt động của các triều đại trước, Gia Long chính thức thực hiện các động thái nhằm xác định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng SaTrường Sa."

Lý do: câu này tóm gọn ý nêu trên, cách viết này cũng thường được các sách trắng Việt Nam dùng, tạm có thể chấp nhận, vì tôi không rõ phía Trung Quốc cùng mốc thời gian họ có tài liệu như thế nào. Nếu như có ý kiến khác, xin mời các bác cho ý kiến vào bên dưới. Tôi rất mong có một sự bàn thảo rõ ràng vấn đề này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:42, ngày 7 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ý kiến về hai đề nghị bên trên sửa
  1. Với đề nghị 1: Tôi thấy thông tin này có tính chất bổ sung, làm rõ hơn việc Nguyễn Ánh là người kế tục, không nên bỏ. Nếu coi đây là thông tin không liên quan, sẽ dẫn đến cách hiểu khác, rằng Nguyễn Ánh là người đầu tiên
  2. Với đề nghị 2: Nên sửa cho cân đối cả 2 quan điểm là: "Kế tục các hoạt động của các triều đại trước, Gia Long thực hiện các động thái nhằm xác định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng SaTrường Sa, và việc này được sử gia James Borton coi ông là người chính thức xác định chủ quyền đối với 2 quần đảo này."

Cách viết "theo ai nói" để tránh "khơi khơi chủ quan" là cách viết lâu nay của wikipedia, tuy hơi dài nhưng để giảm bất đồng. Quan điểm của chỉ 1 người viết sách không phải là quan điểm rộng rãi, nên cần dẫn rõ người có quan điểm.--Trungda (thảo luận) 04:00, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi không đồng ý do nó "tính chất bổ sung, làm rõ hơn việc Nguyễn Ánh là người kế tục" để giữ lại. Vì nếu chấp nhận việc giữ, thứ nhất là không tuân thủ theo quy định cấm việc tự tổng hợp; thứ hai thì ai cũng có thể cố tình biện luận cho mọi chi tiết trong bài. Tôi ví dụ:
"Sau vài tháng nghỉ ngơi ở Phú Xuân, vào ngày giáp tuất tháng 11 (7 tháng 11 năm Nhâm Tuất, nhằm ngày 1 tháng 12 năm 1802[224]) Nguyễn Ánh tiến hành làm lễ "Hiến Phù" (獻浮, nghĩa là lễ dâng tù) nhằm báo công với tổ tiên; và nhân đó tiến hành trả thù gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn một cách tàn bạo"
Có thể được viết thành:
"Sau vài tháng nghỉ ngơi ở Phú Xuân, vào ngày giáp tuất tháng 11 (7 tháng 11 năm Nhâm Tuất, nhằm ngày 1 tháng 12 năm 1802[224]) Nguyễn Ánh tiến hành làm lễ "Hiến Phù" (獻浮, nghĩa là lễ dâng tù) nhằm báo công với tổ tiên; và nhân đó tiến hành trả thù gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn một cách tàn bạo (thực ra triều đại thay đổi, việc tàn sát vương tộc và phe phái đối thủ là phổ biến, xưa từng có Trần Thủ Độ cho tàn sát toàn bộ tông thất Nhà Lý (chú thích); Lê Thánh Tông giết chết anh ruột Lê Khắc Xương và các quan lại ủng hộ ông này (chú thích)")
Lý do đơn giản: cả ba đều có mẫu số chung là vua mới diệt cỏ tận gốc vua cũ. Cho nên việc tự tổng hợp là không thể chấp nhận được trong các bài như thế này.
Ngoài ra, việc Nguyễn Ánh chính thức cho xác lập chủ quyền (dùng các từ như Solemly, offcially..) có hơn 20 chục nguồn đang nói tới; nó là một fact được công nhận rộng rãi. Anh Trungda (thảo luận · đóng góp) xin lưu ý chú ý câu chữ "chính thức" chứ không phải "đầu tiên" nên không ai đang cố giành công cho Nguyễn Ánh cả!
Vì vậy lý do của anh đưa ra là "khơi khơi chủ quan" thực sự không thuyết phục, vì hoàn toàn không có tranh cãi trong fact đó; kể cả "sách trắng ngoại giao của Việt Nam năm 1975" cũng ghi rất rõ sự "e.g. the former rights exercised by the emperors of Vietnam, the official taking of possession by Emperor Gia Long in 1816". Nếu anh nêu được một nguồn hàn lâm tranh cãi vấn đề Gia Long chính thức thực hiện các điều này, tôi sẽ cố gắng xem lại vấn đề này để cho cân bằng, còn tạm thời nếu không có, thì rất mong anh chấp nhận cho tới khi mọi việc trong giới sử học có các biến chuyển khác.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 04:17, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
"Chính thức" - có việc làm nào của Nguyễn Ánh tỏ ra là "trọng đại" hơn các triều trước đối với hải đảo không mà cần phải nhấn và bám vào 1 chữ? Cần chỉ rõ việc làm năm 1816 khác gì hơn và có gì đặc biệt hơn? Đơn cử: "Kế tiếp các triều đại Lê, Tây Sơn và chính tổ tiên của ông là các chúa Nguyễn, bằng việc abcde..., ông đã chính thức..."--Trungda (thảo luận) 03:18, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Chính vì chữ "chính thức" có thể gây hiểu lầm là đầu tiên. Tôi đã đưa ra một điểm thỏa hiệp là thêm một ghi chú vầy "nối tiếp trên cơ sở của các triều đại trước", và anh Trungda đọc kỹ thảo luận của tôi:
Thứ nhất, đưa ba cái cùng mẫu số nhưng trong nguồn không cùng đề cập trực tiếp (ở đây là việc mở ngoặc nói ra ngay sau khi nêu ý "Nguyễn Ánh chính thức xác lập") là một sự tự tổng hợp không thể được chấp nhận vì làm vậy sẽ mở đường cho rất nhiều sự liệt kê của kiểu này (tôi có ví dụ đoạn trả thù Tây Sơn ở phía trên). Vấn đề "trọng đại" hay không tôi không có bàn tới, nhưng vì việc này quan trọng ở mức thực dân Pháp dùng để cãi lý với Trung Quốc (chứ không dùng bản đồ Hồng Đức; hay thư tịch của Tây Sơn) khi Trung Quốc tranh chấp TS-HS với Liên bang Đông Dương khoảng năm 1930, sau đó Việt Nam hiện tại cũng lặp lại quan điểm thì rất cần ghi cho rõ và không được ghi kiểu tự tổng hợp.
Thứ hai, việc Nguyễn Ánh chính thức xác lập chủ quyền không chỉ có một mình John Borton ghi mà rất rất rất nhiều nguồn tiếng Anh (tôi liệt kê ra cả 4 nguồn, trong đó có nguồn của cả bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam). Về tiếng Việt cũng không ít nguồn ghi, ví dụ như trong sách "Hai quà̂n đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bộ phận lãnh thỏ̂ Việt Nam của Vũ Hoàng Phi (1988), NXB QDND" có chép vầy "năm 1816, nhà vua đã chính thức thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo ấy", trong "Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX" tác giả Trần Đức Anh Sơn có chép rằng "bản năm 1833 cho rằng hoàng đế Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816". Vì có tới hơn chục nguồn cho chữ chính thức này, tôi cho rằng việc ép tên tác giả vào là rất khó có cơ sở giải thích cho sự hợp lý. Nếu như anh Trungda muốn đưa vào, anh có thể chọn ra một lý do nào phù hợp hơn không, tôi đang rất lắng nghe.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 03:54, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đề xuất thỏa hiệp sửa

Sau khi suy nghĩ kỹ về vấn đề này. Tôi đề nghị sửa đoạn này như sau:

"Ngoài ra, tiếp nối các hoạt động của các triều đại trước[a1], Gia Long chính thức [chú thích 1][chú thích 2][chú thích 3] thực hiện các động thái nhằm xác định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa[chú thích 4][chú thích 5]."
Chú giải

:• a1) {{note_label|a1|a1|none}} Trước đó, nhà Lê thời Lê Thánh Tông đã khám phá hoặc biết tới quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ít nhất từ thế kỷ 15<ref name="ntg10">Nhiều tác giả (2009), Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, tr 112</ref> như giáo sĩ [[Jean-Louis Taberd]] thuật lại trong ''Journal of the Asiatic Society of Bengal'' in năm 1837.<ref>Republic of Vietnam. ''White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands''. Saigon: Ministry of Foreign Afairs, 1975. Tr 25</ref> Các [[Chúa Nguyễn]] từ đầu thế kỷ 17 tổ chức khai thác trên các đảo<ref>Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn toàn tập, trang 119-120</ref> và [[nhà Tây Sơn]] sau đó cũng tiếp tục các hải đội ra khai thác sản vật<ref>[http://tapchiqptd.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/hoang-sa-truong-sa-thoi-tay-son-1786-1802/6725.html Hoàng Sa, Trường Sa thời Tây Sơn (1786 - 1802)]</ref>

Giải thích về đề nghị
  • Tôi cho rằng một giải pháp trung dung mà qua đó có thể cả tôi (không chấp nhận việc tự tổng hợp) và anh Trungda cũng như MiG29VN (muốn giải thích rõ về vấn đề TS-HS là "Nguyễn Ánh không phải người đầu tiên thực hiện động thái này") có thể chấp nhận được: việc chú giải thêm cho người đọc hiểu không gây ảnh hưởng tới mạch văn, cũng như không vi phạm việc viết những điều trong nguồn không có viết nên có thể chú giải nhiều nguồn vào một câu được; đoạn đó vẫn được giữ lại vì có vai trò thích hợp, chứ không bị xóa
  • Chữ chính thức như tôi có đưa ra ở trên, tôi có thể dễ dàng tìm được ít nhất 5 nguồn Anh, Việt nói về việc Gia Long "chính thức" xác lập ("claimed", "official took possession"...) và sau này đây là bằng chứng vững nhất của Việt Nam trong việc tranh chấp TS-HS mỗi khi TQ "đòi" (thời thực dân Pháp, khi Pháp đưa ra cái bằng chứng này, TQ chống chế "do VN lúc đó là thuộc quốc của TQ, nên TS-HS VN chỉ giữ giùm cho TQ). Cụm từ "tiếp nối các hoạt động của các triều đại trước" sẽ nhấn mạnh việc Gia Long không phải là người đầu tiên.

Rất hy vọng nhận được ý kiến đóng góp của các bên liên quan, @Trungda: và MiG29VN.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 04:45, ngày 12 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn. Tôi sẽ cố kiên nhẫn để có đồng thuận lâu dài cho bài viết.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:39, ngày 15 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu như không có gì bàn thêm, tôi mạn phép đưa đề nghị sửa đổi vào bài, theo quy tắc "không có phản đối". Thời gian là sau 5 ngày nữa (là đủ hai tuần từ thảo luận cuối), tôi nghĩ chắc là đủ dài cho một thỏa hiệp tạm thời.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:27, ngày 18 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đoạn về khởi nghĩa nông dân sửa

Thái độ trung lập sửa

Từ khởi nghĩa mang ý tốt đẹp, "vì một lý do chính nghĩa gì đó để khởi binh"; vì vậy, không nên sử dụng trong đa số các bài trên Wikipedia. Từ mang tính công kích như nổi loạn, thổ phỉ theo cách của sử nhà Nguyễn lại càng không nên dùng. Chính vì vậy tôi khi dùng tài liệu của Nguyễn Phan Quang đã chuyển tất cả các từ khởi nghĩa sang từ tương đương nhưng trung lập là "nổi dậy". Ngoài ra, ngay trong đoạn viết, cũng ghi rõ một số cuộc chính thức là giặc cướp, nổi dậy để ăn cướp chứ "nghĩa" gì mà "nghĩa"

Thứ hai, khởi nghĩa/nổi dậy rõ ràng là vấn đề phần xã hội, hà cớ gì phải tách nó ra thành 1 mục riêng cứ như có sự nhấn mạnh không cần thiết khiến cứ như dân chúng không hề ủng hộ Gia Long; trong khi rõ ràng khu miền Trung và khu Nam Hà khá là "yên" ngay cả khi tôi đọc tài liệu của Nguyễn Phan Quang.

Thứ ba, cả đoạn tách ra làm cho phần xã hội bị sai ý nguyên đoạn, rõ ràng một điều Gia Long có nỗ lực chấn hưng (lời của Vũ Ngọc Khánh) mà tách ra cái làm như ông chỉ lo đàn áp, lo tăng thuế mà thành cớ sự. Việc viết gần là cần thiết.

Đề nghị

Đổi tên mục khởi nghĩa, thành nổi dậy. Đưa mục nổi dậy về phần chính sách xã hội, nếu cần có thể giảm bớt việc nêu cụ thể (tôi cũng cảm thấy nó hơi dài) mà viết ngắn gọn ra như thế nào cho đủ ý, tôi đọc lại đoạn mình viết cũng thấy nó hơi lan mang.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:42, ngày 7 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ý kiến về vấn đề thái độ trung lập sửa

Có thể thay "khởi nghĩa" bằng "nổi dậy", tùy vào quan điểm của người viết. Nhưng đây là một nội dung lớn và đủ để tách. Những cuộc nổi dậy trong các triều đại luôn là 1 vấn đề lớn (tạo phản, bạo loạn...) và nêu thành những mục riêng. Nếu muốn liền mạch, có thể dẫn 1 câu: "...dẫn đến sự bùng phát của nhiều cuộc nổi dậy (xem chi tiết phần ... bên dưới").--Trungda (thảo luận) 04:05, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Xin anh đọc kỹ lời tôi nói, phần đó không bị xóa, và tôi không hề cho nó là việc nhỏ. Chính vì vậy tôi đã rất cố gắng khi trích dẫn từ nhiều nguồn, kể cả khi nó mang tính thiên kiến khi viết về đoạn này. Tôi yêu cầu phần bạo loạn chỉ được viết lại thành một mục trong phần chính sách xã hội như rất nhiều sách lịch sử đang làm. Việc tách riêng đang khiến mục này là một nhấn mạnh quá mức không cần thiết và khiến đoạn đó rất không liền mạch. Nếu như theo anh nói, chả lẽ phải viết thêm vào nó [ nguyên nhân của việc bạo loạn có nhiều, xin mời xem ở phần chính sách xã hội ]. Vậy là người đọc phải bấm lên, rồi bấm xuống? Trong việc đảm bảo sự liền mạch của đoạn văn và trải nghiệm của người dùng, việc này là cực dở .--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 04:22, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Để minh họa cho việc bị tách rất sai này ra, tôi xin phép chụp hình hai đoạn phía trên cho mọi người được rõ. Rõ ràng một điều nguyên nhân nổi dậy có các điểm chính ở Bắc Hà là lòng trung thành của dân chúng với nhà Lê, sự khác biệt văn hóa của một nước kéo dài trên 2000km từ Bắc xuống Nam, chính sách thuế khóa, vấn đề chính quyền còn mới nên Gia Long mới phải chia quyền; việc tách ra nhấn mạnh vô mỗi cái việc nổi dậy, và không cho phía Gia Long bất cứ lời giải thích nào về các điểm này.

Vấn đề khác, ví dụ như cái Kênh Vĩnh Tế, việc cố xác ép dân chúng đào là để Chân Lạp về sau không đòi được An Giang - Long Xuyên - Hà Tiên nữa; hay cái thành Phú Xuân, vốn dĩ để hợp pháp hóa việc dời đô về đây; khi tách ra đều không được nêu luôn cho cân bằng.

Đó là lý do tôi rất mực yêu cầu đoạn này được dời về đúng mục xã hội, như tất cả các sách tôi đang cầm trong tay làm, đừng tách ra khiến rất khó để có được sự trung lập, mà không lặp lại nội dung.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 05:45, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không phải là quá mức mà là cần thiết. Các vấn đề bạo loạn quân sự luôn là vấn đề lớn phải đứng riêng (vì nếu nó thành công sẽ dẫn đến lật đổ triều đại này chứ không phải chuyện đùa). Xin khẳng định lại là phẩn chống đối của dân này không thể chập vào đâu cả mà phải đứng độc lập.--Trungda (thảo luận) 03:21, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi có nói nó không cần thiết không? Tôi chỉ muốn nó được đưa vào mục chính sách xã hội (CỤ THỂ LÀ TRỞ THÀNH MỘT MỤC CON CỦA "CHÍNH SÁCH XÃ HỘI") vì các chính sách xã hội có liên quan trực tiếp tới việc nổi dậy để không lặp lại nội dung. Việc anh cho rằng "bạo loạn quân sự luôn là vấn đề lớn phải đứng riêng" không được các sách tôi đang có đồng ý, bởi vì đặc trưng của chế độ phong kiến luôn luôn có bạo loạn, chỉ khi cuộc bạo loạn đó quá lớn, ảnh hưởng đến chế độ như là "Loạn An Lộc Sơn" chẳng hạn, nó mới xứng tách rời ra và đứng ở trong vị trí phù hợp trên timelines của chế độ đó, thời Gia Long hoàn toàn không có cuộc binh biến nào lớn tới mức như vậy (thời Minh Mạng thì có).--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 04:04, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đây là đề nghị cụ thể của tôi:
 
Minh họa vị trí muốn dời đề mục.
=== Chính sách xã hội === (mục mẹ)
ewrwerwerewr
werwerwerwerewrwer
wererewrewrewrewrewrwer
==== Các cuộc nổi dậy dưới thời Gia Long ==== (mục con)
rwerewrwerwerewr
rtertertertertretert
retretretretertertertertret
Rất mong anh đồng ý cho vấn đề này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 04:08, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
"Khởi nghĩa nông dân" hay "Các cuộc nổi dậy" là hệ quả từ chính sách xã hội, nhưng nó luôn là vấn đề đủ lớn. Nếu các chính sách xã hội chỉ vấp phải sự phản đối vừa phải (kiểu như bãi thị, biểu tình, không nộp, chậm nộp tô...) và được giải quyết ngay bằng con đường chính trị, ôn hòa, bằng chính sách điều chỉnh khác... không xảy ra chiến loạn, thì có thể gói gọn cùng nhau, không có vấn đề gì. Nhưng khi dân chúng đã phất cờ so gươm với triều đình tức là không thần phục nữa, và như tôi đã nói ở trên, nếu họ thành công thì Nguyễn Ánh không còn tồn tại để tiếp tục hay không tiếp tục cái "chính sách xã hội" của ông ta nữa. Bởi thế tôi nói rằng vấn đề này đủ lớn và đủ nghiêm trọng để tách ra. Nên có 1-2 câu thuyết minh để có sự gắn kết 2 phần này với nhau mà thôi.--Trungda (thảo luận) 08:04, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Như anh Trungda đã nói "Khởi nghĩa nông dân" hay "Các cuộc nổi dậy" là hệ quả từ chính sách xã hội, chính vì vậy việc để nó nằm trong lòng chính sách xã hội là một điều hiển nhiên nên làm. Tôi cũng đồng ý nó đủ lớn và nghiêm trọng cho nên nên có thành một mục con để người đọc tiện tham khảo. Nhưng vì sao tôi yêu cầu nó nằm trong mục xã hội thay vì tách ra thành một mục riêng nằm tuốt bên dưới:
1) Nổi dậy, khởi nghĩa là hệ quả của chính sách xã hội (thuế, đồng hóa, sự trung thành của dân chúng ...); nguyên nhân nằm kế kết quả là điều rất hiển nhiên.
2) Viết gần để tránh lặp lại nội dung, vì bài viết hiện tại đã là dài so với một bài viết chọn lọc, việc lặp lại nội dung là việc rất không nên làm.
3) Việc liên kết hai mục cách nhau rất xa là cực khó, kể cả có dùng những tiểu xảo như là để #Quick_shortcut hoặc là bài con; nếu anh làm được xin "thị phạm" cho tôi coi thử, tôi sẵn lòng tiếp thu và điều chỉnh cho phù hợp.
Một lần nữa, vẫn hy vọng anh đồng thuận cho phép để format được tinh gọn và thuận lợi cho người đọc theo những mạch văn trong các sách tôi đang có trong tay.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 09:07, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu như không có gì bàn thêm, tôi mạn phép đưa đề nghị sửa đổi vào bài, theo quy tắc "không có phản đối". Thời gian là sau 5 ngày nữa (là đủ hai tuần từ thảo luận cuối), tôi nghĩ chắc là đủ dài cho một thỏa hiệp tạm thời.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:27, ngày 18 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với Trungda rằng không thể nhập đoạn này vào "chính sách xã hội" được. Các cuộc nổi dậy chỉ có một phần xuất phát từ chính sách xã hội mà thôi, còn rất nhiều lý do khác (trung thành với triều đại cũ, tôn giáo, xung đột sắc tộc...), và mức độ nguy hiểm thì chắc chắn vượt xa các chính sách xã hội thời bình, nên không thể đưa vào mục chính sách xã hội được. Thử đảo qua các bài về Chúa Trịnh, chúa Nguyễn, các triều Trần, Lê, Hồ.. mà xem, các cuộc nổi dậy luôn được viết thành một mục riêngKrachen (thảo luận) 08:12, ngày 19 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đề nghị đọc lại thảo luận của tôi nha MiG29VN, "trung thành với triều đại cũ, tôn giáo, xung đột sắc tộc" đều thuộc về vấn đề xã hội, chính sách xã hội cho nên KHÔNG CÓ LÝ DO XÁC ĐÁNG TÁCH NÓ RA. Tôi tham khảo viết đoạn này dựa trên Nguyễn Phan Quang và hai ông tác giả Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung, phải nói viết rất thẳng thắn về Gia Long chứ tôi không có tự nghĩ ra. Nếu như vẫn không có lý do xác đáng về vấn đề này, tôi sẽ đưa nó vào theo thảo luận của tôi và Trungda trong 4 ngày nữa (bạn tạo tài khoản mới, coi như uy tín còn mới, trừ khi tôi thấy có thảo luận xác đáng hơn nên tôi không thể xem bạn là một phần của đồng thuận được).--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:02, ngày 19 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Kiểm tra các bài MiG29VN đưa ra để thuyết minh cho việc tách một đoạn "khởi nghĩa nông dân"
  • Chúa Trịnh  Y Có một đoạn nói về khởi nghĩa nông dân, tuy nhiên nó nằm trong lịch sử, ngoài ra nó đang miêu tả về một triều đại chứ không phải là một cá nhân, một chúa Trịnh nào nên việc so tôi không tìm thấy sự thuyết phục.
  • chúa Nguyễn  N KHÔNG HỀ CÓ ĐOẠN nào viết riêng về khởi nghĩa nông dân. Gần giống nhất là giai đoạn Tây Sơn nhưng nó là một phần của sự suy tàn. Giai đoạn Tây Sơn đóng một vai trò quan trọng giống như Nhà Đường#Loạn An-Sử tôi có nói ở trên (anh Trungda không phản đối ý này) nên việc viết một section riêng là hoàn toàn đúng. Ngoài ra nó đang miêu tả về một triều đại chứ không phải là một cá nhân, một chúa Nguyễn nào nên việc so tôi không tìm thấy sự thuyết phục.
  • nhà Trần  N KHÔNG HỀ CÓ ĐOẠN nào viết riêng về khởi nghĩa nông dân. Ngoài ra nó đang miêu tả về một triều đại chứ không phải một ông vua Trần nào.
  • nhà Lê  N KHÔNG HỀ CÓ ĐOẠN nào viết riêng về khởi nghĩa nông dân và như trên, cũng miêu tả chung về một triều đại.
  • nhà Hồ  N KHÔNG HỀ CÓ ĐOẠN nào viết riêng về khởi nghĩa nông dân và như trên , cũng miêu tả chung về một triều đại.

Vì vậy, tôi không thấy giá trị của thảo luận của MiG29VN trong bàn thảo này. Rất mong @Trungda: đọc vấn đề này, tôi rất hy vọng có đồng thuận lâu dài với anh như 10 năm trước anh cũng từng thảo luận rất nhiều và góp phần khiến bài viết định hình như ngày nay (về tư cách, anh cũng như là một founder của bài viết này).--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:40, ngày 19 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đấy là ví dụ thôi, tóm lại, ý kiến để đây thành 1 mục riêng có tôi và @Trungda: ủng hộ, nếu theo nguyên tắc đồng thuận thì ý kiến này là đa số. Hơn nữa, Trungda là một founder của bài viết này mà cũng ủng hộ thì Lao Ngoan Dong cứ cố phản bác làm gìKrachen (thảo luận) 03:10, ngày 20 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Krachen đừng cố phá thảo luận này ha. Khi tôi đưa ra đúng ví dụ của bạn, bạn lại bảo chỉ lá ví dụ. Trungda ủng hộ nó có một mục riêng, chưa hề phản đối về ý kiến đưa nó vào đúng mục liên quan tới nó (tôi cũng không phản đối ý kiến về khởi nghĩa có mục riêng). VìWikipedia không phải là nơi thử nghiệm dân chủ; Bạn tạo tài khoản mới nên thực ra tôi trả lời thảo luận đã vị nể lắm rồi chứ đừng ở đó mà đòi đếm phiếu, nếu không có ý kiến gì xác đáng hơn, tôi sẽ thực hiện thảo luận giữa tôi và Trungda sau 4 ngày nữa. Đừng quá đáng để mọi việc lại ầm ĩ lên một lần nữa.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 03:52, ngày 20 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Qua ý kiến của @Lão Ngoan Đồng:, tôi xem lại các bài về các triều đại, thì chợt nhận ra rằng những bài viết này cần có thêm 1 mục như vậy: "Khởi nghĩa nông dân/Đánh dẹp bạo loạn/Đánh dẹp các phong trào chống đối/Dẹp loạn...".
Với từng bài về các vị vua, thực ra cũng có những nội dung tương đương, nhưng không đặt tên đề mục giống nhau mà thôi. Ví dụ như các vua đầu triều Lý có nhiều nội dung về việc đánh dẹp các châu, về bản chất có thể khác những sự kiện được gọi là "khởi nghĩa" thời sau, nhưng trên quan điểm "khách quan trung lập" thì là một.
Tôi thử dở sách sử cũ, xem biên niên một số đời vua thì thấy: rõ ràng có sự khác nhau trong các thời cai trị, như thời Lý Nhân Tông suốt 56 năm chỉ có 1 lần nổi dậy của Lý Giác, thời Lý Thần Tông không có chống đối, đến Lý Cao Tông thì mật độ xảy ra chống đối lớn hơn nhiều. Vì vậy bài Lý Cao Tông đã lập ra 1 mục riêng về việc này.
Quay trở lại thời Gia Long, với số lượng chống đối nhiều như vậy, thì nó đủ lớn để lập thành 1 mục. Có cần thay đổi điều gì về biên soạn, thì chính là cách đặt tên đề mục, nên chỉnh "Khởi nghĩa nông dân" thành "Đánh dẹp khởi nghĩa nông dân" hoặc "Đánh dẹp các lực lượng chống đối"... vì đây là bài viết về nhân vật, cần lấy nhân vật làm chủ thể, chủ ngữ của các đề mục trong diễn biến toàn bộ sự nghiệp.
Tôi sẽ quan tâm hơn đến bài viết các triều đại để đưa thông tin tổng hợp về những cuộc khởi nghĩa hay ly khai, vì rõ ràng đây là 1 mục đang thiếu trong nhóm bài viết này. (Nhà Hồ quá ngắn, không có hoặc ít "khởi nghĩa" không khó hiểu; thời Tây Sơn phần lớn thời gian lãnh thổ chia cắt, người không theo bên này sẽ theo bên kia, do đó lực lượng chống đối trong phần đất của bên này thường nhân danh "ủng hộ 1 phe nào khác không phải cái ông đang quản lý nơi tôi sống" chứ không khởi nghĩa đơn thuần để tự tôn bản thân).
@Krachen Bạn mới đăng ký đã vào đây, tôi rất biết bạn là ai.--Trungda (thảo luận) 09:15, ngày 20 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời


Vấn đề nguồn dẫn sửa

 
Các tài liệu tôi đang dùng, tôi sẵn sàng trích dẫn theo yêu cầu của bất cứ bạn nào

Như có bàn thảo, tôi cho rằng MiG29VN không hề đọc chính các nguồn anh ta/chị ta đưa vào bài, chính vì vậy tôi chính thức yêu cầu nguồn dẫn được giải quyết theo quy tắc hai nguồn hàn lâm và quy tắc nguồn không phải tiếng Việt:

  1. Đối với các đoạn thư giáo sĩ, tôi yêu cầu hai nguồn hàn lâm và nguyên văn thư bằng tiếng Pháp để tôi có thể tham khảo sự đúng sai
  2. Đối với các đoạn trích từ Thực Lục, tôi cũng yêu cầu hai nguồn hàn lâm, nếu là nguyên văn tiếng Hán cũng cần phải được trích vào.

Bản thân tôi sẵn sàng trích dẫn bất kỳ tài liệu nào tôi đang dùng trong bài viết Rất mong nhận được sự bàn thảo nghiêm túc và cầu thị của các bên liên quan.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:42, ngày 7 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Theo quy tắc xử lý tranh chấp, nếu tôi đưa thêm 1 nguồn hàn lâm nữa vào bài (cụ thể là tôi sẽ trích từ sách "Đại cương LS Việt Nam" của GS Trương Hữu Quýnh) có ghi rõ những nội dung này (tôi sẽ ghi rõ trang nào viết như vậy) thì bạn Lão Ngoan Đồng sẽ còn lý do phản đối về vấn đề nguồn nữa. Bác Trungda có nhất trí không?Krachen (thảo luận) 08:16, ngày 19 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Xin lỗi, lý do tôi yêu cầu nguồn rất rõ: nếu như dùng nguồn sơ cấp, tôi yêu cầu trích dẫn nguyên văn đoạn bạn dùng ra, hoặc bạn chỉ được phép dùng nguồn thứ cấp (kết luận của Trương Hữu Quýnh, ví dụ "thời Gia Long nhiều cuộc nổi dậy vì thuế khóa cao..." chứ tuyệt đối không có chuyện "theo giáo sĩ Taberd trong một bức thư gửi abxyz có đoạn "Gia Long ..." là hành vi chép nguồn và tôi tuyệt đối không chấp nhận nha Krachen .
Kể cả các nguồn đang dùng, tôi cũng yêu cầu câu trích dẫn vì tôi đang đặt vấn đề rất rõ "NGHI NGỜ MIG29VN CHÉP TỪ TRÊN MẠNG", nếu không xác thực được thì tôi cũng sẽ xóa các nguồn đang dùng, đề nghị bạn chứng minh bằng hai nguồn hàn lâm cụ thể. Tôi đã chờ đủ lâu rồi nên sẽ làm mạnh việc này, hy vọng bạn có thể hiểu
Xin lỗi chứ cả học giả có tiếng là Tạ Chí Đại Trường, hay Phan Khoang chép nguồn cũng chép thiếu (đoạn ai cứu Nguyễn Ánh giai đoạn đầu, về sau bị Thụy Khê đọc tài liệu gốc của Pháp nói lại) thì không ai trên Wikipedia đủ trình mà dùng nguồn sơ cấp.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:56, ngày 19 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn này có thể đọc nhiều, tích cực tham gia, nói nhiều, nhưng luyên tha luyên thuyên, khi viết bài, thảo luận đều không nắm được các vấn đề CỐT LÕI. Nên không viết được. Khoailangvietnam (thảo luận) 15:40, ngày 13 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Ý kiến về vấn đề nguồn dẫn sửa

Phần Nhận định sửa

Tôi muốn hỏi là wiki có quy định nào về các Nhận định không ? Bởi vì như bài này, rất nhiều tác giả vô danh, không có tác phẩm uy tín, chỉ làm vớ vẩn ở các viện ở VN. Mà các tay này vốn học hành làng nhàng, sách vở cũng làng nhàng, sao lại trích dẫn ngang với những người như Trần Trọng Kim được ?

Con đường của những người này là: học cấp 1, 2, 3, học xoàng mới chuyển qua khối C, thi khoảng 5*3= 15 điểm, lên đại học, học chỉ cần loại khá (vốn rất dễ , rồi xin vào các viện, học thành giáo sư, tiến sĩ. Rồi chúng ta trích họ lên đây.

Khoailangvietnam (thảo luận) 03:00, ngày 31 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Viết bao nhiêu năm mà chả biết N Ánh là ai ? Con ai, ông ta làm chức gì, dòng dõi gì. Chỉ có cãi nhau là tài. Các ông phải tưởng tượng là phải viết cho đứa con nít, nó đọc cũng hiểu. Viết phải chỉ ra nguồn gốc của người ta, à ông ta con cháu của chúa Nguyễn, 1 nhà cai trị ở xứ gọi là Đàng Trong ở VN, mà thời ấy nc Việt chia làm 2, Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ví như viết quyền thần Truơng P Loan, viết thế ai biết Loan là thằng nào, phải viết rõ chức tước của người ta ra cho đàng hoàng. Chán chả buồn nói.

Nguyễn Ánh sinh vào ngày 15 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân và Nguyễn Thị Hoàn[2]. Khi còn nhỏ Nguyễn Ánh còn có tên khác là Nguyễn Phúc Chủng (阮福種) và Noãn (暖). Ông nội Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Khoát vốn muốn truyền ngôi chúa lại cho cha ông là Nguyễn Phúc Luân, nhưng khi Nguyễn Ánh được 4 tuổi thì cha bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam và chết trong ngục


Gia tộc họ Nguyễn sửa

Nói không phải gia tộc họ Nguyễn ở VN là trong những gia tộc lẫy lừng nhất trên thế giới, nổi tiếng tk 15 từ thời ông N Công Duẩn theo Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, về sau các đời liên tiếp đều là trọng thần triều đình, tự lập vua mới, danh tiếng lừng lẫy.

Vì thế N Hoàng vào miền Nam mới xây dựng được cơ nghiệp. Nó có logic cả. Đặc biệt tất cả họ đều rất nhân từ.

Về sau những người làm mảng lịch sử ở VN, vốn học hành dốt nát, không hiểu sao lại tìm cách trù dập dòng họ này. Phải chăng con cái nông dân rất thù ghét những người cai trị họ ?

Nói nhà Nguyễn bán nc, chửi lên chửi xuống nhưng dòng họ Nguyễn không có ai là ác cả. Quả là may mắn cho Việt Nam. Khoailangvietnam (thảo luận) 03:08, ngày 31 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • Đấy, có bạn nào sửa phần Thời Trẻ của N Ánh, như thế mới là khách quan. Ví như Viên quan phụ chính N Phúc Loan, phải cho ông ta 1 chức danh hành chính là quan phụ chính; chứ không thể gọi là Quyền thần được. Quyền thần là cái thứ gì trong hệ thống hành chánh ? Nó rất tối tăm về mặt logic và không tôn trọng người ta.

Khoailangvietnam (thảo luận) 13:24, ngày 11 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

khách quan như vậy cũng đúng, về điều này bạn Thành viên:GBrulesThành viên:WTL camlan cũng có bàn luận qua một cách sâu sắc. cho nên bạn

Khoailangvietnam đánh giá cũng không khác gì đâu, y như một vậy đó nhen Người moonwalk (thảo luận) 06:04, ngày 26 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa tiêu đề tóm tắt và xử phạt thành viên lạm quyền Tuanminh01 sửa

Tôi muốn thay đổi Gia Long-Nguyễn Ánh thành Gia Long-Nguyễn Thế Tổ. Thành viên Tuanminh01 đã lạm quyền thành viên khoá trang bài trong khi KHÔNG HỀ ĐƯA RA ĐƯỢC MỘT LỜI GIẢI THÍCH XÁC ĐÁNG cho việc thay đổi từ miếu hiệu Nguyễn Thế Tổ thành tên huý Nguyễn Ánh. Tên này đã không thể giải thích được dù chỉ 01 từ có nghĩa, trong khi tôi đã đưa ra hết dẫn chứng này đến dẫn chứng khác, từ các nguồn đáng tin cậy như VnExpress.net và ngay cả bố cục so sánh giữa các bài có liên quan trong chính Wikipedia. Hắn chỉ biết ngoan cố cho rằng tên phổ biến là Gia Long, dĩ nhiên ai cũng biết điều đó. Nhưng nếu nhìn qua bài của Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, thì 3 cái tên vừa rồi chắc chắn ai cũng biết, nhưng 3 ngài đều có bố cục lần lượt là Minh Mạng-Nguyễn Thánh Tổ, Thiệu Trị-Nguyễn Hiến Tổ và Tự Đức-Nguyễn Dực Tông được đề viết trang trọng ngay phía trên bảng tóm tắt của các ngài, và cũng nói rõ rằng 3 cái miếu hiệu trên cũng là 3 cái tên "không phổ biến", nhưng tại sao luôn được ghi đầy đủ trên Wikipedia. Vậy thì vì lý do gì mà cha ông của 3 ngài là Gia Long-Nguyễn Thế Tổ lại không thể được trang trọng bố cục ghi giống như vậy? Vậy thì cách giải thích duy nhất chính là vì lý do thù hằn cá nhân đối với đức Gia Long mà tên Tuanminh01 đã liên tục lùi sửa đổi và khoá trang trong một sự ngoan cố bất lực không biết tiếp thu kiến thức trong khi chưa hề xem qua phần thảo luận giải thích lý do của tôi. Tôi viết ra những dòng này không vì bênh vực hay cổ suý cho bất kỳ nhân vật lịch sử nào, tôi chỉ muốn lấy lại 01 sự công bằng nhất định cho vị đế vương khuất mặt. Xin các thành viên khác, là một người con Việt Nam đang biên tập một cách công bằng nhất, hãy đọc và thấu hiểu cặn kẽ những tâm ý sâu xa của tôi và biên soạn lại một cách vô tư nhất. Và bên cạnh đó, tôi đề nghị yêu cầu xử lý nghiêm thành viên Tuanminh01, kẻ đã tiếm đoạt danh phận administrator và sửa đổi mọi thứ theo ý kiến cá nhân nông cạn của mình, để làm động lực cho những thành viên khác có tâm ý muốn đóng góp chút kiến thức nhỏ mọn này vào bộ sử Việt Nam! Hadesfire996 (thảo luận) 11:34, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 6 tháng 5 năm 2020 sửa

Nên thay tên khai sinh bằng tên huý NhatMinh1701 (thảo luận) 16:05, ngày 6 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nhận xét về bài viết sửa

Bài viết quá nặng, do trích nhiều các lời nhận xét của những nhân vật vô danh. N Ánh là người thống nhất được Việt Nam, với tư cách là 1 đế quốc lớn nhất trong lịch sử VN. VN vốn gốc từ Hà Tĩnh ra Bắc, nay thêm tận Cà Mau. Cũng như Tần Thủy Hoàng bên Tàu, mấy anh nhà Nho cứ chê bai mãi, nhưng bây giờ nhìn lại, người ta lại đánh giá khác về Tần Thủy Hoàng.

Cũng không nên cứ đổ lỗi cho "triều N", "nhà Nguyễn",...cha ông mình cũng có 2 tay, 2 mắt, là con dân của 1 quốc gia sao lại ĐỔ LỖI ? Như nhiều người cứ chê HCM, tôi mới hỏi thời ấy ông cố anh làm gì ? ấp úng ko trả lời được.

Đổ lỗi là chứng của những gd nghèo khó, luôn chê bài nhà này xấu, nhà kia bẩn, gd giàu có người ta không bao giờ có tính ấy. Dạy trẻ con như thế cũng hỏng, luôn luôn đổ lỗi, đổ lỗi cho A, cho B, là không được.

Nên bỏ tư duy đổ lỗi. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:26, ngày 30 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Luơng Đức Thiệp là sao sửa

Lương Đức Thiệp nhận xét rằng việc Nguyễn Ánh thi hành chính sách bảo thủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn đã khiến "dân tộc Việt Nam vẫn cứ đứng lỳ trên một nấc tiến hóa với cái kỹ thuật canh tác không thay đổi"[8] Các chính sách này là nguyên nhân khiến nước Việt thời nhà Nguyễn dần trở nên trì trệ, lạc hậu, không thích ứng kịp với thời đại mới và bị đế quốc Pháp xâm chiếm vào nửa thế kỷ sau.[9]

Sao 1 nhân vật vô danh lại được lên wiki vậy ?

Sao Trần Trọng Kim, 1 nhân vật nổi tiếng người Nghệ Tĩnh không trích dẫn mà trích dân tay vô danh này ?

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:29, ngày 30 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trong đoạn giới thiệu ban đầu sửa

Phần giới thiệu về nhân vật có nhiều chỗ chưa ổn.

"Về mặt đối nội, nước Việt thời Gia Long không được ổn định"

Phần này đưa ra nhận xét mà không có trích dẫn nguồn. Có nhiều cuộc nổi dậy nhưng không thể từ đó mà kết luận đất nước không ổn định. Đây là nhận xét chủ quan và không nhìn nhận đến chiều sâu. Các cuộc nổi dậy nổ ra nhưng đều bị dẹp yên và không ảnh hưởng đến triều Nguyễn vì vua đời sau là Minh Mạng vãn tại vị đến lúc chết nên không thể đưa ra nhận định là "nước Việt không ổn định" mà cần có trích dẫn từ sử. Ngay cả vua Lê Thái Tổ khi lên ngôi vẫn có nhiều bạo loạn như Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái, Đèo Cát Hãn.

Phần "Nguyễn Ánh cùng với Lê Chiêu Thống là 2 ông vua trong lịch sử Việt Nam đã dẫn đường cho quân đội ngoại quốc đánh vào lãnh thổ đất nước. "

Đây là phần đã được nói đến trong các đoạn dưới và trong nhận xét. Về dữ kiện lịch sử cũng không chính xác vì trong lịch sử có nhiều nhân vật cầu viện nước ngoài:

  • Trần Thiêm Bình cầu Minh diệt Hồ.
  • Lê Trang Tông cầu Nhà Minh đánh họ Mạc.
  • Mạc Mậu Hợp và Mạc Kính Chỉ cầu viện nhà Minh năm 1596.
  • Năm 1868, Tự Đức cầu viện nhà Thanh đánh Ngô Côn.
nói đây là "2 ông vua trong lịch sử Việt Nam đã dẫn đường cho quân đội ngoại quốc đánh vào lãnh thổ đất nước" là đúng chứ không sai. Thiêm Bình không phải vua, còn Trang Tông, Mậu Hợp và Tự Đức mời nhưng không được chấp nhận, đã mời và ĐI THEO DẪN ĐƯỜNG cho đoàn quân nước ngoài chỉ có Gia Long và Chiêu Thống thôiTonggiang123 (thảo luận) 10:29, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời
Phần dời đô về Phú Xuân vì "dù vùng này khá chật hẹp và ít dân"

Phú Xuân luôn là đất tổ nhà Nguyễn nên nhận định này cũng chủ quan không chính xác, hơn nữa quá tiểu tiết không nên đưa vào đoạn chính.

Sgnpkd (thảo luận) 09:50, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đoạn thiếu nguồn sửa

Xin hỏi các đoạn thiếu nguồn từ tháng 02/2021 thì giữ lại để làm gì?  A l p h a m a  Talk 08:53, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cần xét một số nguồn trích dẫn trong bài Gia Long, thí dụ "[2] Lịch sử dân tộc không có chỗ cho kẻ “rước voi giày mả tổ”!", một số đoạn khác có ghi nguồn tin cậy nhưng tra lại không có đoạn nào viết như vậy, chỉ là suy luận của người viết. Nhìn sơ bài viết thấy rõ những chỗ thiếu trích dẫn hoặc chèn vào các ý kiến chủ quan một các khá trắng trợn. Tiếp đó nữa là phần khái quát quá dài, lại chỉ nêu ý kiến một số người chỉ trích Nguyễn Ánh về các chính sách đối nội đối ngoại, nhưng đọc xuống các mục dưới tương ứng thì rõ ràng được viết đa chiều hơn nhiều – Minh.sweden (thảo luận) 09:08, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Alphama:Xin trích lại nguyên một đoạn suy diễn trong phần Trả thù Tây Sơn không có trích dẫn mà người viết lồng vào phần có trích dẫn rất tinh vi: .... "...Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng việc Quang Trung cho phá lăng tẩm chúa Nguyễn là do sử quan thời Nguyễn hư cấu ra, thiếu bằng cứ xác đáng. Đúng là các lăng mộ chúa Nguyễn đã bị phá hủy vào thời kỳ đó, nhưng Phú Xuân vào giai đoạn 1781-1785 từng thuộc sự kiểm soát của quân chúa Trịnh, rồi sau đó lại chiến sự liên miên, có rất nhiều các nhóm thổ phỉ chuyên đào mộ để cướp của, nên chưa thể quy trách nhiệm cho quân Tây Sơn nếu chỉ dựa vào ghi chép của Đại Nam thực lục. Ngoài bộ sách Đại Nam thực lục và "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" do chính nhà Nguyễn viết, không có bộ sử nào khác của Việt Nam thời đó ghi chép lại việc này, dù đây là 1 sự kiện lớn, kể cả cuốn Hoàng Lê nhất thống chí của các học giả Ngô Gia văn phái đương thời (vốn chống Tây Sơn) cũng không ghi lại. Ghi chép của Đại Nam thực lục cũng không nói rõ việc đào mộ diễn ra vào ngày tháng năm nào, trong khi đây là một sự kiện rất quan trọng với nhà Nguyễn. Điều này cho thấy các sử quan nhà Nguyễn cũng không biết được lăng các chúa Nguyễn bị phá khi nào. Rất có thể các sử quan nhà Nguyễn đã dựa vào một việc có thực (lăng tẩm chúa Nguyễn bị phá) rồi cố ý gán trách nhiệm cho Nguyễn Huệ, nhằm bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc sau này, cũng như để hạ uy tín của nhà Tây Sơn trong nhân dân." – Minh.sweden (thảo luận) 09:13, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Những nguồn yếu tôi đề nghị xóa hẳn khỏi bài, bài này đang có sao bị phá hoại nhiều năm trở thành không có sao.  A l p h a m a  Talk 09:19, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nên xóa những đoạn nhập nhằng đó đi, ai muốn viết thì viết lại miễn là có trích dẫn xác đáng. Gia Long là nhân vật với timeline có lẽ hấp dẫn nhất trong LSVN, quá nhiều tranh cãi quanh nhân vật này nên thu hút nhiều đối tượng hoặc không nắm rõ quy tắc viết bài, hoặc là cố tình phá hoại nhằm lồng vào vào các duy diễn cá nhân thiên lệch. – Minh.sweden (thảo luận) 09:27, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Một nguồn khác cần xem xét là "Trần Cao Sơn (2009), Nguyễn Ánh - một ẩn số của lịch sử. Gia Long và triều Nguyễn - một thực thể vương quyền Đại Việt, Tạp chí Sông Hương số 175 (9-2009). Truy cập 25/7/2016." Tạp chí Sông Hương tuy là tạp chí uy tín nhưng là chỉ tạp chí văn hóa, văn học thưởng thức không phải là tạp chí nghiên cứu lịch sử. Có thể thấy rõ bài viết của tác giả không ghi nguồn trích dẫn nào và lại tác giả không phải là người có tiếng tăm gì. Đưa nhận xét của một tác giả không có tiếng trong một bài viết không phải nghiên cứu, không trích nguồn như vậy vào là không xác đáng. – Minh.sweden (thảo luận) 09:38, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tất nhiên những chỗ không nguồn có thể bỏ hoặc bổ sung nguồn mới, còn về Trần Cao Sơn thì ổng là tiến sỹ sử học đó, chả qua bạn không biết mà thôi: https://thanhnien.vn/van-hoa/nha-tho-pgs-ts-su-hoc-tran-cao-son-qua-doi-1100643.htmlThaibinhca (thảo luận) 10:10, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Các bạn cứ bỏ từng nguồn theo từng edit một đi, đến đâu giải quyết đến đó.  A l p h a m a  Talk 10:23, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tiến sĩ gì không quan trọng, phần đưa vào của tác giả này là một nhận xét, hơn nữa cả bài viết của tác giả không có trích dẫn nguồn nào, đăng ở tạp chí không phải nghiên cứu. Chỉ nên đưa ý kiến của nhà sử học có tiếng mà thôi. – Minh.sweden (thảo luận) 10:52, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Trang báo thanh niên cũng viết về Trần cao sơn, nhưng chỉ đề cập về thơ văn, không nói gì về công trình nghiên cứu đăng ở các tạp chí chuyên nghanh cả. Có rất nhiều vị gs ts ở việt nam không làm nghiên cứu! Tốt nhất thay bằng một số nhận xét tương đương của các nhà sử học có tiếng khác, chứ cái ông này viết chả có gì mới mẻ. – Minh.sweden (thảo luận) 11:02, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Alphama: Trong đoạn khái quát có ghi "...Hành vi ba lần trợ giúp quân xâm lược, vì quyền lợi cá nhân mà phản bội lợi ích dân tộc, đã khiến Nguyễn Ánh bị nhiều người dân và các sử gia thời hiện đại chỉ trích gay gắt" rồi trích dẫn một nguồn yếu, sặc mùi chính trị. Câu văn như như đinh ninh làm cho người đọc mặc nhiên nhân vật là "vì quyền lợi cá nhân mà phản bội lợi ích dân tộc", nếu viết phải viết là theo quan điểm của ai. Ở góc nhìn người này ông phản bội dân tộc, nhưng đối với người khác thì không, đừng lấy những tư tưởng tẩy não rồi viết khẳng định 100% như vậy, rõ ràng là không trung lập chút nào. Đề nghị xóa ngay lập tức Minh.sweden (thảo luận) 01:50, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
 Y Đã xóa, về cơ bản là không viết theo ý cá nhân xong chèn nguồn có liên quan vào.  A l p h a m a  Talk 03:10, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nhà Tây Sơn tiến bộ hơn Gia Long ?!? sửa

Mình thấy giới thiệu ghi thời Gia Long bãi bỏ các chính sách tiến bộ thời Tây Sơn, nhưng không rõ đó là những chính sách gì? Xin hãy trích nguồn rõ về vấn đề này. Sự so sánh giữa Tây Sơn và Nhà Nguyễn thực ra đã bị chính trị hóa, tô vẽ rất nhiều so với sự thật lịch sử. Dựa vào các nguồn mình biết thì nhà Tây Sơn thật ra không hơn gì nhà Nguyễn, cũng có các chính sách cấm đạo (nổi bật là các đợt đàn áp tôn giáo thời Cảnh Thịnh), bài ngoại... luật pháp khá lộn xộn rồi quân phiệt các cứ, v.v... Minh.sweden (thảo luận) 06:11, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Sửa ghi chú sửa

@Nguyentrongphu: Tôi thấy khi vào smartphone, lúc bấm vào những chú giải abcd ở bài viết này thì lại không hiện lên, thế độc giả sao hiểu được???? Bạn có thể kiểm chứng xem lời tôi nói đúng hoặc sai. Mong bạn có thể fix lỗi này!!! 118.68.100.232 (thảo luận) 13:21, ngày 19 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 10 tháng 5 năm 2022 sửa

Gia Long lên ngôi hoàng đế năm 1806, không phải 1802. Nên hộp thông tin nên đổi lại là "Hoàng đế Việt Nam: 1806 - 1820" và bỏ "Hoàng đế Đại Việt" đi. Hoặc đổi là "Vua Việt Nam: 1802 - 1820". (rắc rối này nảy sinh vì "hoàng đế" hay "vương" là "danh" mâu thuẫn với "vua" là "thực"). KomradeRice (thảo luận) 16:04, ngày 10 tháng 5 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thành viên:KomradeRice   Từ chối Theo nguồn [3] thì vua Gia Long lên ngôi năm 1802. Nếu bạn có nguồn khác nói rằng năm 1806 ông lên ngôi, mời dẫn nguồn để chứng minh. ...Hữu sinh hữu diệt (thảo luận) 21:27, ngày 2 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Chính trong bài viết có ghi còn gì: Sau khi chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh làm lễ lên ngôi hoàng đế tháng 5 năm Bính Dần (1806).[1][2] KomradeRice (thảo luận) 16:26, ngày 8 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thời gian sửa

Nguyễn Ánh xưng vương (chúa) năm 1780, không thể lấy năm 1777 là năm Nguyễn Ánh kế vị ngôi chúa từ ông chú bị chết. – 2001:EE0:41C1:8AB0:C5D9:FD3A:B0FF:7377 (thảo luận) 16:24, ngày 13 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thực ra là từ người anh em bị chết, không phải chú. – 2001:EE0:41C1:8AB0:35C9:F733:622E:14EF (thảo luận) 16:54, ngày 14 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Vua or Hoàng đế sửa

Gia Long là hoàng đế, chứ không phải vua, nhận thức này cần phải đúng. King khác Emperor. Nhà Nguyễn tế Trời, có đàn Tế, coi mình là Thiên tử, Hoàng đế.

Bên Tàu lúc ấy bị Mãn Châu, phải cạo tóc róc bím, bị ngoại tộc đô hộ, không có địa vị Thiên tử.

Dangquynhle (thảo luận) 05:38, ngày 16 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 4 tháng 10 năm 2023 sửa

"thay đổi 1804 thành 1820" NGUYENLEHOANGANH1211 (thảo luận) 04:02, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

  1. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Quốc triều chính biên toát yếu, quyển II, tr. 63, Nhà Xuất bản Thuận Hóa.
  2. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục chính biên, quyển 17, tr. 524, Nhà Xuất bản Giáo dục.
Quay lại trang “Gia Long”.