Danh sách Trạng nguyên Việt Nam

trạng nguyên Việt Nam
(Đổi hướng từ Trạng nguyên Việt Nam)
Bài này chỉ nói về trạng nguyên ở Việt Nam. Xem các nghĩa của nó khác nhau ở chỗ nào, bao gồm nghĩa trạng nguyên ở các nước khác, tại trạng nguyên (định hướng)

Trạng nguyên (chữ Hán: 狀元) là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa đình thời phong kiến ở Việt Nam của các triều nhà Lý, Trần, , và Mạc, kể từ khi có danh hiệu Tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ tiến sĩ nói chung phải vượt qua 3 kỳ thi: thi hương, thi hội và thi đình.

Khoa thi đầu tiên được mở ra dưới thời Lý năm 1075, lúc đó vua nhà Lý chưa đặt ra định chế tam khôi nên người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh chưa được gọi là Trạng nguyên. Danh sách cụ thể những người đỗ đầu các kỳ thi này xem bài Thủ khoa Đại Việt. Phải đến khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 đời vua Trần Thái Tông (1247) mới đặt ra định chế tam khôi (3 vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) thì mới có danh hiệu Trạng nguyên. Đến thời nhà Nguyễn thì không lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa (danh hiệu cao nhất dưới thời nhà Nguyễn là Đình nguyên). Do đó Trạng nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ đỗ khoa Bính Thìn (1736) thời Lê-Trịnh.

Danh sách

sửa

Dưới đây là danh sách các Trạng nguyên của Việt Nam. Danh sách này bao gồm những người được phong là thủ khoa và Chính danh Trạng nguyên từ khi có danh vị này.

Trường hợp phân chia 2 ngôi vị thời Trần Kinh Trạng nguyên (đỗ đầu các Tiến sĩ quê từ Ninh Bình trở ra) và Trại Trạng nguyên (đỗ đầu các Tiến sĩ quê từ Thanh Hoá trở vào) cũng được ghi đủ cả hai vị. Một số trong số này đã được ghi danh vào bia Tiến sĩVăn Miếu-Quốc Tử Giám.

Thứ tự Tên Năm sinh
năm mất
Quê Năm đỗ
Trạng nguyên
Đời vua Ghi chú
1 Khương Công Phụ 731 - 805 Thanh Hóa 780 Đường Đức Tông Trạng nguyên đầu tiên, làm đến tể tướng thời Đường.
2 Lê Văn Thịnh 1050-1096 Bắc Ninh 1075 Lý Nhân Tông Trạng nguyên đầu tiên thời kì độc lập.
3 Mạc Hiển Tích 1060-1189 Hải Dương 1086 Tổ 5 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
4 Bùi Quốc Khái 1141-1234 Hải Dương 1185 Lý Cao Tông
5 Nguyễn Công Bình Vĩnh Phúc 1213 Lý Huệ Tông Ông tổ nghề nuôi ong.[cần dẫn nguồn]
6 Trương Hanh 1200-? Hải Dương 1232 Trần Thái Tông Trạng nguyên đầu tiên của triều đại nhà Trần.
7 Lưu Miễn Thanh Hóa 1239
8 Nguyễn Quan Quang 1222- ? Bắc Ninh 1246 Trạng nguyên đầu tiên của nước ta. (Khoa thi đầu tiên đặt ra danh hiệu Tam Khôi)
9 Nguyễn Hiền 1234-1255 Nam Định 1247 Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất.
10 Trần Quốc Lặc 1230-? Hải Dương 1256 Kinh Trạng nguyên
11 Trương Xán 1227-? Quảng Bình 1256 Trại Trạng nguyên
12 Trần Cố Hải Dương 1266 Trần Thánh Tông Kinh Trạng nguyên
13 Bạch Liêu 1236-1315 Nghệ An 1266 Trại Trạng nguyên
14 Lý Đạo Tái 1254-1334 Bắc Ninh 1272 Tổ thứ ba (Huyền Quang) của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
15 Đào Tiêu Hà Tĩnh 1275
16 Mạc Đĩnh Chi 1272-1346 Hải Dương 1304 Trần Anh Tông Cháu 5 đời của Mạc Hiển Tích,
Lưỡng quốc Trạng nguyên[cần dẫn nguồn]
17 Đào Sư Tích 1348-1396 Nam Định 1374 Trần Duệ Tông Tam nguyên
18 Lưu Thúc Kiệm 1373-1434 Bắc Ninh 1400 Hồ Quý Ly
19 Nguyễn Trực 1417-1474 Hà Nội 1442 Lê Thái Tông Lưỡng quốc Trạng nguyên[cần dẫn nguồn]- văn bia đầu tiên.
20 Nguyễn Nghiêu Tư 1383-1471 Bắc Ninh 1448 Lê Nhân Tông Trạng Lợn, Lưỡng quốc trạng nguyên, Trạng nguyên lớn tuổi nhất
21 Lương Thế Vinh 1441-1496 Nam Định 1463 Lê Thánh Tông Trạng Lường
22 Vũ Kiệt 1452-? Bắc Ninh 1472 Trạng Vít
23 Vũ Tuấn Chiêu 1425-? Nam Định 1475
24 Phạm Đôn Lễ 1454-? Thái Bình 1481 Trạng Chiếu (Tam nguyên)
25 Nguyễn Quang Bật 1463-1505 Bắc Ninh 1484
26 Trần Sùng Dĩnh 1465-? Hải Dương 1487
27 Vũ Duệ ?-1520 Phú Thọ 1490
28 Vũ Tích (Vũ Dương) Hải Dương 1493 Tam nguyên
29 Nghiêm Hoản Bắc Ninh 1496 Trạng Hổ
30 Đỗ Lý Khiêm Thái Bình 1499 Lê Hiển Tông
31 Lê Ích Mộc 1458-1538 Hải Phòng 1502
32 Lê Nại 1528-? Hải Dương 1505 Lê Uy Mục Trạng Ăn
33 Nguyễn Giản Thanh 1482-? Bắc Ninh 1508 Trạng Me
34 Hứa Tam Tỉnh 1482-? Bắc Ninh 1508 Trạng Ngọt
34 Hoàng Nghĩa Phú 1479-? Hà Nội 1511 Lê Tương Dực
35 Nguyễn Đức Lượng 1465-? Hà Nội 1514
36 Ngô Miễn Thiệu 1498-? Bắc Ninh 1518 Lê Chiêu Tông
37 Hoàng Văn Tán Bắc Ninh 1523 Lê Cung Hoàng
38 Trần Tất Văn 1428-1527 Hải Phòng 1526
39 Đỗ Tống 1504-? Hưng Yên 1529 Mạc Thái Tổ
40 Nguyễn Thiến 1495-1557 Hà Nội 1532 Mạc Thái Tông
41 Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491-1585 Hải Phòng 1535 Trạng Trình
42 Giáp Hải 1517-1586 Bắc Giang 1538 Trạng Ác
43 Nguyễn Kỳ 1518- ? Hưng Yên 1541 Mạc Hiến Tông
44 Dương Phúc Tư 1505-1564 Hưng Yên 1547 Mạc Tuyên Tông
45 Trần Văn Bảo 1524-1610 Nam Định 1550
46 Nguyễn Lượng Thái 1525-1576 Bắc Ninh 1553
47 Phạm Trấn 1523-? Hải Dương 1556
48 Đặng Thì Thố 1526-? Hải Dương 1559 (là Thám hoa[1])
49 Phạm Duy Quyết 1521-? Hải Dương 1562 Mạc Mậu Hợp
50 Phạm Quang Tiến Bắc Ninh 1565
51 Nguyễn Duy Thì 1562-1642 Vĩnh Phúc 1599 Lê Thế Tông Tam Nguyên
52 Nguyễn Xuân Chính 1587-? Bắc Ninh 1637 Lê Thần Tông Trạng Cháy
53 Nguyễn Quốc Trinh 1624-1674 Hà Nội 1659
54 Đặng Công Chất 1621-1683 Hà Nội 1661
55 Lưu Danh Công 1643-? Hà Nội 1670 Lê Huyền Tông
56 Nguyễn Đăng Đạo 1650-1718 Bắc Ninh 1683 Lê Hy Tông Trạng Bịu, Lưỡng quốc Trạng nguyên[cần dẫn nguồn]
57 Trịnh Tuệ /Trịnh Huệ 1701-? Thanh Hóa 1736 Lê Ý Tông Trạng nguyên cuối cùng

Trong danh sách trên, riêng 2 tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương đã chiếm một nửa số Trạng nguyên ở Việt Nam với 28/55 vị.

Nếu dựa theo danh sách này thì có 49 Trạng nguyên chính thức và Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang. Những người đỗ đầu các khoa thi từ năm 1246 trở về trước chưa đặt danh hiệu trạng nguyên.

Tuy nhiên, các tác giả Vũ Xuân Thảo trong bài Vài số liệu, tư liệu chưa chính xác trong cuốn "Những ông nghè ông cống triều Nguyễn" đăng trên tạp chí Xưa và Nay số 67, tháng 9 năm 1999 và Lê Thái Dũng trong Giở trang sử Việt năm 2008 của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội thì Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang, đỗ khoa Bính Ngọ (1246)[2].

Có tài liệu như Các nhà khoa bảng Việt Nam (dẫn theo Hồng Đức [3]) lại tính Nguyễn Quan Quang là vị trạng nguyên đầu tiên: Phải tới khoa thi thứ 6 (khoa Đại tỉ thủ sĩ) vào năm Bính Ngọ (1246), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 15, đời vua Trần Thái Tông mới đặt danh hiệu Tam khôi (Trạng nguyên – Bảng nhãn – Thám hoa) và Nguyễn Quan Quang đã đậu Trạng nguyên, Phạm Văn Tuấn đậu Bảng nhãn, Vương Hữu Phùng đậu Thám hoa.

Trong danh sách 47 vị trạng nguyên treo ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thì Nguyễn Quan Quang được ghi đầu tiên rồi sau đó mới là Nguyễn Hiền.

Thống kê

sửa

Thống kê này được tính theo tỉnh ngày nay. Ví dụ Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh tại thôn Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng được xem là người Hải Phòng.

Bắc Ninh
16
Hải Dương
12
Hà Nội[4]
7
Nam Định
5
Hải Phòng, Hưng Yên
3
Thái Bình, Thanh Hóa
2
Bắc Giang, Nghệ An, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Hà Tĩnh
1
Chưa rõ quê quán
1

Số Trạng nguyên

sửa

Theo một số tài liệu, trong đó có cuốn Những ông nghè ông cống triều Nguyễn của Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Loan và Lan Phương, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1995, dựa vào các công trình Các nhà khoa bảng Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1993; Quốc triều hương khoa lục, Nhà xuất bản TP HCM, 1993 thì từ khi bắt đầu mở khoa thi (1075) đến khi chấm dứt (khoa thi cuối cùng tổ chức năm 1919), tổng cộng có 184 khoa thi với 2785 vị đỗ đại khoa (đỗ tiến sĩ và tính cả phó bảng), trong đó có 56 Trạng nguyên (gồm 7 trong số 9 thủ khoa Đại Việt và 49 trạng nguyên trong danh sách này).

Tuy nhiên, tác giả Vũ Xuân Thảo trong bài Vài số liệu, tư liệu chưa chính xác trong cuốn "Những ông nghè ông cống triều Nguyễn" đăng trên tạp chí Xưa và Nay số 67, tháng 9 năm 1999 đã cho rằng con số trên không chính xác. Theo ông thì từ năm 1075 đến năm 1919 có tổng cộng có 185 khoa thi với 2898 vị đỗ đại khoa (tính từ phó bảng trở lên), trong đó chỉ có 47 Trạng nguyên. Cũng theo tác giả này và Lê Thái Dũng trong Giở trang sử Việt năm 2008 của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội thì Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang, đỗ khoa Bính Ngọ (1246)[2].

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1 (2008), trong bài "Nghìn năm văn hiến" (trang 15) của tác giả Nguyễn Hoàng có ghi số liệu như sau: tổng số 185 khoa thi với 2896 người đỗ tiến sĩ, trong đó có 47 Trạng nguyên (thời Trần: 9; thời Lê: 27; thời Mạc: 11).

Tham khảo

sửa

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 2, khoa mục chí, trang 204.
  2. ^ a b Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 153
  3. ^ “Ai là vị trạng nguyên đầu tiên của Đại Việt?”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ Tỉnh Hà Tây cũ có 4 vị trạng nguyên là: Nguyễn Trực, Hoàng Nghĩa Phú, Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thiến.

Liên kết ngoài

sửa
Khoa bảng
Thi Hương Thi Hội Thi Đình
Giải nguyên Hội nguyên Đình nguyên
Hương cống
Sinh đồ
Thái học sinh
Phó bảng
Trạng nguyên
Bảng nhãn
Thám hoa
Hoàng giáp
Đồng tiến sĩ xuất thân