Thủ khoa Nho học Việt Nam

những người đỗ cao nhất trong các khoa thi nho học thời phong kiến ở Đại Việt, Đại Nam
(Đổi hướng từ Thủ khoa Đại Việt)

Thủ khoa nho học Việt Nam (còn gọi là Đình nguyên) là những người đỗ cao nhất trong các khoa thi nho học thời phong kiếnĐại Việt (còn gọi là thủ khoa Đại Việt, trong các triều đại nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Hậu Lê, nhà Mạc), và Đại Nam của nhà Nguyễn (còn gọi là Đình nguyên thời Nguyễn). Danh hiệu này không bao gồm các thủ khoa các kỳ thi tiến sĩ võ trong các triều đại Việt Nam và các kỳ thi Phật học thời nhà Lý.

Các khoa thi tiến sĩ nho học đầu tiên có tên là khoa thi Minh kinh bác học. Khoa thi Minh kinh bác học đầu tiên được mở ra dưới thời nhà Lý năm 1075, người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh. Đến thời nhà Trần, theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì trong các năm 1232, 1239 có mở các kỳ thi Thái học sinh (tên gọi các khoa thi tiến sĩ nho học dưới triều nhà Trần và nhà Hồ).

Thủ khoa Đại Việt

sửa

Thủ khoa nho học Việt Nam, trước khi có danh hiệu tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) dành cho 3 vị trí đầu tiên từ đời vua Trần Thái Tông (năm 1246 hoặc 1247?), chưa có danh hiệu chính thức, tạm gọi họ là các thủ khoa Đại Việt. Hiện tại, thống kê theo các nguồn khác nhau có khoảng 9 người đỗ đầu trong các kỳ thi này. Một số tài liệu vẫn xếp 7 người trong số này (trừ Lưu Diễm và Vương Giát) vào danh sách các trạng nguyên Việt Nam.

Thời nhà Hồ, quốc hiệu là Đại Ngu, nhưng vì thời gian tồn tại quá ngắn kẹp giữa quốc hiệu Đại Việt và chỉ tổ chức được 2 khoa thi Thái học sinh với 2 thủ khoa, nên có thể xếp chung vào nhóm thủ khoa Đại Việt.

Thời nhà Hậu Lê các khoa thi nho học được phân cấp thành 3 cấp từ thấp tới cao là: thi Hương (cấp địa phương), thi Hội (cấp quốc gia), thi Đình (cấp quốc gia). Thủ khoa tiến sĩ nho học là người đỗ đầu kỳ thi Đình (Đình nguyên), là kỳ thi do nhà vua tổ chức cho các tân tiến sĩ đã đỗ trong kỳ thi Hội để chọn tam khôi và phân hạng tiến sĩ. (Việc phân hạng tiến sĩ thành 3 bậc: đệ nhất giáp (tam khôi), đệ nhị giáp, đệ tam giáp lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm Kiến Trung thứ 8 (1232) đời vua Trần Thái Tông. đến nhà Hậu Lê năm 1484 niên hiệu Hồng Đức thứ 15, Lê Thánh Tông lập lại đặt thành: tiến sĩ cập đệ, tiến sĩ xuất thânđồng tiến sĩ xuất thân.[1]) Tuy vậy, trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú vẫn kể đến tên những thủ khoa của các kỳ thi Hội vào trong phần số người đỗ các khoa, mục khoa mục chí.

Danh sách các thủ khoa Đại Việt tiền trạng nguyên

sửa

Dưới đây là danh sách chỉ bao gồm những thủ khoa Đại Việt trước khi có danh hiệu trạng nguyên chính thức.

Thứ tự Tên Năm sinh
năm mất
Quê Năm đỗ Đời vua Ghi chú
1 Lê Văn Thịnh 1038?-? Bắc Ninh 1075 Lý Nhân Tông Thủ khoa Minh kinh bác học
2 Mạc Hiển Tích Hải Dương 1086 Lý Nhân Tông Thủ khoa Minh kinh bác học
3 Bùi Quốc Khái Hải Dương 1185 Lý Cao Tông Thủ khoa Minh kinh bác học
4 Phạm Công Bình[2] Vĩnh Phúc 1213 Lý Huệ Tông
5 Trương Hanh Hải Dương 1232 Trần Thái Tông Đệ nhất giáp Thái học sinh
6 Lưu Diễm Thanh Hóa 1232 Trần Thái Tông Đệ nhất giáp Thái học sinh
7 Nguyễn Quan Quang[2] Bắc Ninh 1234 hay 1246? Trần Thái Tông
8 Lưu Miễn Thanh Hóa 1239 Trần Thái Tông Đệ nhất giáp Thái học sinh
9 Vương Giát ? 1239 Trần Thái Tông Đệ nhất giáp Thái học sinh

Trạng nguyên Việt Nam

sửa

Từ khi có danh hiệu tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) vào đời vua Trần Thái Tông), thì các thủ khoa Đại Việt được chính thức gọi là Trạng nguyên (Trạng nguyên Việt Nam cũng chính là Đình nguyên tức thủ khoa Đại Việt). Tuy vậy, không phải mọi khoa thi đều có trạng nguyên nên thủ khoa Đại Việt không hoàn toàn đồng nhất với Trạng nguyên Việt Nam.

Theo một số tài liệu, trong đó có cuốn Những ông nghè ông cống triều Nguyễn của Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Loan và Lan Phương, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1995, dựa vào hai công trình Các nhà khoa bảng Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1993 và Quốc triều hương khoa lục, Nhà xuất bản TP HCM, 1993 thì từ khi bắt đầu mở khoa thi (1075) đến khi chấm dứt (khoa thi cuối cùng tổ chức năm 1919), tổng cộng có 184 khoa thi với 2.785 vị đỗ đại khoa (đỗ tiến sĩ và tính cả phó bảng), trong đó có 56 trạng nguyên (bao gồm cả bảy vị trong danh sách trên và 49 trạng nguyên chính thức).

Tuy nhiên, tác giả Vũ Xuân Thảo trong bài Vài số liệu, tư liệu chưa chính xác trong cuốn "Những ông nghè ông cống triều Nguyễn" đăng trên tạp chí Xưa và Nay số 67, tháng 9 năm 1999 đã cho rằng con số trên không chính xác. Theo ông thì từ năm 1075 đến năm 1919 có tổng cộng có 185 khoa thi với 2.898 vị đỗ đại khoa (tính từ phó bảng trở lên), trong đó chỉ có 47 trạng nguyên. Cũng theo tác giả này thì trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang, đỗ khoa Bính Ngọ (1246), nhưng trong chính sử không thấy ghi chép là năm 1246 có mở kỳ thi nào.

Đình nguyên nhà Nguyễn

sửa

Đến thời nhà Nguyễn, Đại Việt được đổi tên thành Việt Nam, sau đó lại đổi thành Đại Nam. Các kỳ thi tiến sĩ nho học thời Nguyễn chỉ bắt đầu từ năm Minh Mạng khi quốc hiệu Việt Nam đã được đổi thành Đại Nam. Kỳ thi Đình không lấy trạng nguyên nên những người đỗ cao nhất chỉ được ban tới bảng nhãn hay thấp hơn.

Danh sách thủ khoa nho học Việt Nam

sửa
Thứ tự Họ tên thủ khoa nho học[3][4][5][6] Khoa thi Triều đại
Thủ khoa (Minh kinh bác học, Thái học sinh), Trạng nguyên, Kinh trạng nguyên, Đình nguyên Thủ khoa Thái học sinh, Trại trạng nguyên, Hội nguyên
1 Lê Văn Thịnh 1075
2 Mạc Hiển Tích 1086
3 Bùi Quốc Khái 1185
4 Trương Hanh Lưu Diễm 1232 Trần
5 Lưu Miễn Vương Giát 1239 Trần
6 Nguyễn Quan Quang 1246 Trần
7 Nguyễn Hiền 1247 Trần
8 Trần Quốc Lặc Trương Xán 1256 Trần
9 Trần Cố Bạch Liêu 1266 Trần
10 Lý Đạo Tái[7] 1272 (1274) Trần
11 Đào Tiêu 1275 Trần
12 Mạc Đĩnh Chi 1304 Trần
13 Đào Sư Tích 1379 Trần
14 Đoàn Xuân Lôi 1384 Trần
15 Hoàng Quán Chi 1393 Trần
16 Lưu Thúc Kiệm 1400 Hồ
17 Hà Ngạn Thần 1405 Hồ
18 Triệu Thái 1429 Hậu Lê
19 Nguyễn Thiên Tích 1431 Hậu Lê
20 Nguyễn Vết Tuyên 1435 Hậu Lê
21 Nguyễn Trực Nguyễn Như Đổ 1442 Hậu Lê
22 Nguyễn Nghiêu Tư Đặng Tuyên 1448 Hậu Lê
23 Vũ Bá Triệt Nguyễn Chỉ 1453 Hậu Lê
24 Nguyễn Văn Xứng 1458 Hậu Lê
25 Lương Thế Vinh Quách Đình Bảo 1463 Hậu Lê
26 Dương Như Châu (không rõ) 1466 Hậu Lê
27 Phạm Bá Thân Nhân Trung 1469 Hậu Lê
28 Vũ Kiệt Lê Tuấn Ngạn 1472 Hậu Lê
29 Vũ Tuấn Chiêu Cao Quýnh 1475 Hậu Lê
30 Lê Quảng Chí Lê Minh 1478 Hậu Lê
31 Phạm Đôn Lễ 1481 Hậu Lê
32 Nguyễn Quang Bật Phạm Trí Khiêm 1484 Hậu Lê
33 Trần Sùng Dĩnh Phạm Trân 1487 Hậu Lê
34 Vũ Duệ Nguyễn Khao 1490 Hậu Lê
35 Vũ Dương 1493 Hậu Lê
36 Nghiêm Viện Nguyễn Huân 1496 Hậu Lê
37 Đỗ Lý Khiêm Lương Đắc Bằng 1499 Hậu Lê
38 Lê Ích Mộc (không rõ) 1502 Hậu Lê
39 Lê Nại 1505 Hậu Lê
40 Nguyễn Giản Thanh Đỗ Vinh 1508 Hậu Lê
41 Hoàng Nghĩa Phú Nguyễn Thái Hoa 1511 Hậu Lê
42 Nguyễn Đức Lượng Nguyễn Bỉnh Đức 1514 Hậu Lê
43 Ngô Miễn Thiệu Đặng Ất 1518 Hậu Lê
44 Nguyễn Thái Bạt Nguyễn Bật 1520 Hậu Lê
45 Hoàng Văn Tán Đào Nghiễm 1523 Hậu Lê
46 Trần Tất Văn Phạm Đình Quang 1526 Hậu Lê
47 Đỗ Tống Nguyễn Quang Tán 1529 Mạc
48 Nguyễn Thiến 1532 Mạc
49 Nguyễn Bỉnh Khiêm 1535 Mạc
50 Giáp Hải Đinh Soạn 1538 Mạc
51 Nguyễn Kỳ Bạch Hồng Nho 1541 Mạc
52 Vũ Cảnh (không rõ) 1544 Mạc
53 Dương Phúc Tư Nguyễn Thước 1547 Mạc
54 Trần Văn Bảo Ngô Bật Lượng 1550 Mạc
55 Nguyễn Lượng Thái Trần Vĩnh Tuy 1553 Mạc
56 Đinh Bạt Tụy 1554 Hậu Lê
57 Phạm Trấn Nguyễn Bỉnh Dị 1556 Mạc
58 Đặng Thì Thố 1559 Mạc
59 Phạm Duy Quyết Nguyễn Khắc Kính 1562 Mạc
60 Phạm Quang Tiến Lê Khắc Đôn 1562 Mạc
61 Vũ Hữu Chính 1565 Mạc
62 Lê Khiêm 1565 Hậu Lê
63 Nguyễn Miễn Bùi Tất Năng 1571 Mạc
64 Vũ Văn Khuê Nguyễn Tự Cường 1574 Mạc
65 Vũ Giới Đoàn Thế Bạt 1577 Mạc
66 Lê Trạc Tú 1577 Hậu Lê
67 Nguyễn Văn Giai 1580 Hậu Lê
68 Đỗ Cung Ngô Trừng 1580 Mạc
69 Nguyễn Tuấn Ngạn Đào Tung 1583 Mạc
70 Nguyễn Nhân Thiệm 1583 Hậu Lê
71 Nguyễn Giáo Phường 1586 Mạc
72 Phạm Y Toàn 1589 Mạc
73 Lê Như Bật 1589 Hậu Lê
74 Trịnh Cảnh Thụy 1592 Hậu Lê
75 Phạm Hữu Năng Hoàng Đĩnh 1592 Mạc
76 Nguyễn Thực Nguyễn Viết Tráng 1595 Hậu Lê
77 Nguyễn Thứ Nguyễn Khắc Khoan 1598 Hậu Lê
78 Nguyễn Đăng 1602 Hậu Lê
79 Nguyễn Thế Tiêu Đặng Duy Minh 1604 Hậu Lê
80 Lưu Đình Chất Ngô Nhân Triệt 1607 Hậu Lê
81 Nguyễn Văn Khuê Nguyễn Tiến Dụng 1610 Hậu Lê
82 Nguyễn Tuấn Bùi Tất Thắng 1613 Hậu Lê
83 Lê Trí Dụng Vũ Miễn 1616 Hậu Lê
84 Nguyễn Lại Trần Hữu Lễ 1619 Hậu Lê
85 Phạm Phi Kiên 1623 Hậu Lê
86 Giang Văn Minh 1628 Hậu Lê
87 Nguyễn Thọ Xuân 1631 Hậu Lê
88 Vũ Bạt Tụy Nguyễn Nhân Trứ 1634 Hậu Lê
89 Nguyễn Xuân Chính 1637 Hậu Lê
90 Phí Văn Thuật 1640 Hậu Lê
91 Nguyễn Khắc Thiệu Lê Trí Trạch 1643 Hậu Lê
92 Nguyễn Đăng Hạo 1646 Hậu Lê
93 Khương Thế Hiển Trịnh Cao Đệ 1650 Hậu Lê
94 Phùng Viết Tu Nguyễn Đình Chính 1652 Hậu Lê
95 Nguyễn Đình Trụ 1656 Hậu Lê
96 Nguyễn Quốc Trinh Lê Thức 1659 Hậu Lê
97 Đặng Công Chất Trần Xuân Bảng 1661 Hậu Lê
98 Nguyễn Viết Thứ Vũ Duy Đoán 1664 Hậu Lê
99 Nguyễn Quán Nho Nguyễn Hữu Đăng 1667 Hậu Lê
100 Lưu Danh Công Trần Thế Vinh 1670 Hậu Lê
101 Bùi Quang Vận Nguyễn Đức Vọng 1673 Hậu Lê
102 Nguyễn Quý Đức Ngô Sách Tuân 1676 Hậu Lê
103 Phạm Công Thiện Nguyễn Côn 1680 Hậu Lê
104 Nguyễn Đăng Đạo Phạm Quang Trạch 1683 Hậu Lê
105 Vũ Thạnh Nguyễn Danh Dự 1685 Hậu Lê
106 Nguyễn Đình Hoàn Nguyễn Quốc Cương 1688 Hậu Lê
107 Ngô Vi Thực Nguyễn Hữu Đạo 1691 Hậu Lê
108 Ngô Công Trạc 1694 Hậu Lê
109 Nguyễn Quyền, Nguyễn Trù 1697 Hậu Lê
110 Vũ Đình Ức Nguyễn Hiệu 1700 Hậu Lê
111 Nguyễn Quang Luân Nguyễn Trí Cung 1703 Hậu Lê
112 Phạm Quang Dung Đỗ Công Đĩnh 1706 Hậu Lê
113 Phạm Khiêm Ích Nguyễn Đồng Lâm 1710 Hậu Lê
114 Nguyễn Duy Đôn Nguyễn Ky 1712 Hậu Lê
115 Bùi Sĩ Tiêm Nguyễn Công Thái 1715 Hậu Lê
116 Vũ Công Tể 1718 Hậu Lê
117 Ngô Sách Hân Nguyễn Tông Quai 1721 Hậu Lê
118 Hà Công Huân Chu Nguyên Lâm 1724 Hậu Lê
119 Nguyễn Thế Tập Đặng Công Diễn 1727 Hậu Lê
120 Đỗ Huy Kỳ Nguyễn Bá Lân 1731 Hậu Lê
121 Nhữ Trọng Thai Nguyễn Hồ Dĩnh 1733 Hậu Lê
122 Trịnh Tuệ Nhữ Đình Toản 1736 Hậu Lê
123 Vũ Diễm Nguyễn Lâm Thái 1739 Hậu Lê
124 Phan Cảnh Nguyễn Hoàn 1743 Hậu Lê
125 Đoàn Chú (Đoàn Thụ) Trần Danh Tố 1746 Hậu Lê
126 Nguyễn Huy Oánh Vũ Miên 1748 Hậu Lê
127 Lê Quý Đôn 1752 Hậu Lê
128 Nguyễn Tông Trình Phan Cận 1754 Hậu Lê
129 Bùi Đình Dự Phạm Nguyễn Đạt 1757 Hậu Lê
130 Ngô Trần Thực Nguyễn Huy Cận 1760 Hậu Lê
131 Vũ Cơ Nguyễn Duy Thức 1763 Hậu Lê
132 Ngô Thì Sĩ 1766 Hậu Lê
133 Bùi Huy Bích Ngô Duy Viên 1769 Hậu Lê
134 Hồ Sĩ Đống 1772 Hậu Lê
135 Ngô Thế Trị Phan Huy Ích 1775 Hậu Lê
136 Nguyễn Hú (Duân) Ninh Tốn 1778 Hậu Lê
137 Lê Huy Trân 1779 Hậu Lê
138 Nguyễn Tân Nguyễn Cầu 1781 Hậu Lê
139 Nguyễn Du[cần dẫn nguồn] Nguyễn Bá Lan 1785 Hậu Lê
140 Trần Bá Lãm 1787 Hậu Lê
141 Bùi Dương Lịch 1787 Hậu Lê
142 Nguyễn Ý 1822 Nguyễn
143 Hoàng Tế Mỹ 1826 Nguyễn
144 Nguyễn Đăng Huân 1829 Nguyễn
145 Phạm Trứ 1832 Nguyễn
146 Nguyễn Hữu Cơ 1835 Nguyễn
147 Nguyễn Cửu Trường 1838 Nguyễn
148 Nguyễn Ngọc 1841 Nguyễn
149 Hoàng Đình Tá 1842 Nguyễn
150 Mai Anh Tuấn 1843 Nguyễn
151 Nguyễn Viết Chương 1844 Nguyễn
152 Phan Dưỡng Hạo 1847 Nguyễn
153 Nguyễn Khắc Cần 1848 Nguyễn
154 Đỗ Duy Đệ 1849 Nguyễn
155 Phạm Thanh 1851 Nguyễn
156 Vũ Duy Thanh 1851 Nguyễn
157 Nguyễn Đức Đạt 1853 Nguyễn
158 Ngụy Khắc Đản 1856 Nguyễn
159 Nguyễn Hữu Lập 1862 Nguyễn
160 Trần Bích San 1865 Nguyễn
161 Đặng Văn Kiều 1865 Nguyễn
162 Vũ Nhự 1868 Nguyễn
163 Nguyễn Quang Bích 1869 Nguyễn
164 Nguyễn Khuyến 1871 Nguyễn
165 Phạm Như Xương 1875 Nguyễn
166 Phan Đình Phùng 1877 Nguyễn
167 Đỗ Huy Liêu 1879 Nguyễn
168 Nguyễn Đình Dương 1880 Nguyễn
169 Nguyễn Đức Quý 1884 Nguyễn
170 Hoàng Bính 1889 Nguyễn
171 Vũ Phạm Hàm 1892 Nguyễn
172 Trần Dĩnh Sĩ 1895 Nguyễn
173 Đào Nguyên Phổ 1898 Nguyễn
174 Nguyễn Đình Tuân 1901 Nguyễn
175 Đặng Văn Thụy 1904 Nguyễn
176 Nguyễn Đình Phiên 1907 Nguyễn
177 Vương Hữu Phu 1910 Nguyễn
178 Đinh Văn Chấp 1913 Nguyễn
179 Trịnh Thuần 1916 Nguyễn
180 Nguyễn Phong Di 1919 Nguyễn

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Tham khảo

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 2, khoa mục chí, trang 151, 159.
  2. ^ a b Không thấy ghi trong chính sử. Một số tài liệu dân gian ghi ông đồng nhất với các tên Lý Công Bình, Nguyễn Công Bình.
  3. ^ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, quyển XXVIII, Khoa mục chí, trang 36-46.
  4. ^ Quốc triều khoa bảng lục của Cao Xuân Dục
  5. ^ “Văn khắc bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ “Văn khắc bia tiến sĩ Văn Thánh Miếu Huế”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ “Bia số 1 Văn miếu Bắc Ninh: Văn bia đề danh tiến sĩ quê ở Kinh Bắc các khoa thi từ năm Ất Mão (1075) đến năm Kỷ Sửu (1469)”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
Khoa bảng
Thi Hương Thi Hội Thi Đình
Giải nguyên Hội nguyên Đình nguyên
Hương cống
Sinh đồ
Thái học sinh
Phó bảng
Trạng nguyên
Bảng nhãn
Thám hoa
Hoàng giáp
Đồng tiến sĩ xuất thân