Seleni

một nguyên tố hóa học với số nguyên tử 34

Seleni hay selen là một nguyên tố hóa học với số nguyên tử 34 và ký hiệu hóa học Se. Nó là một phi kim, về mặt hóa học rất giống với lưu huỳnhteluri, trong tự nhiên rất hiếm thấy ở dạng nguyên tố. Đối với sinh vật, nó độc hại khi ở liều lượng lớn, nhưng khi ở liều lượng nhỏ thì nó rất cần thiết cho chức năng trong phần lớn tế bào, nếu như không là tất cả, các động vật, tạo thành trung tâm hoạt hóa của các enzym glutathion peroxidasethioredoxin reductase (gián tiếp khử các phân tử bị oxy hóa nhất định trong động vật và một số thực vật) và ba enzym deiodinase đã biết (chuyển hóa các hormone tuyến giáp lẫn nhau). Nhu cầu về seleni ở thực vật phụ thuộc tùy theo loài, với một số thực vật dường như không cần nó.[8]

Seleni,  34Se
Quang phổ vạch của seleni
Tính chất chung
Tên, ký hiệuSeleni, Se
Phiên âm/sɪˈlniəm/ (sə-LEE-nee-əm)
Hình dạngCó ba dạng thù hình: xám kim loại, đỏ đục, đen thủy tinh.
Seleni trong bảng tuần hoàn
Hydro (diatomic nonmetal)
Heli (noble gas)
Lithi (alkali metal)
Beryli (alkaline earth metal)
Bor (metalloid)
Carbon (polyatomic nonmetal)
Nitơ (diatomic nonmetal)
Oxy (diatomic nonmetal)
Fluor (diatomic nonmetal)
Neon (noble gas)
Natri (alkali metal)
Magnesi (alkaline earth metal)
Nhôm (post-transition metal)
Silic (metalloid)
Phosphor (polyatomic nonmetal)
Lưu huỳnh (polyatomic nonmetal)
Chlor (diatomic nonmetal)
Argon (noble gas)
Kali (alkali metal)
Calci (alkaline earth metal)
Scandi (transition metal)
Titani (transition metal)
Vanadi (transition metal)
Chrom (transition metal)
Mangan (transition metal)
Sắt (transition metal)
Cobalt (transition metal)
Nickel (transition metal)
Đồng (transition metal)
Kẽm (transition metal)
Gali (post-transition metal)
Germani (metalloid)
Arsenic (metalloid)
Seleni (polyatomic nonmetal)
Brom (diatomic nonmetal)
Krypton (noble gas)
Rubidi (alkali metal)
Stronti (alkaline earth metal)
Yttri (transition metal)
Zirconi (transition metal)
Niobi (transition metal)
Molypden (transition metal)
Techneti (transition metal)
Rutheni (transition metal)
Rhodi (transition metal)
Paladi (transition metal)
Bạc (transition metal)
Cadmi (transition metal)
Indi (post-transition metal)
Thiếc (post-transition metal)
Antimon (metalloid)
Teluri (metalloid)
Iod (diatomic nonmetal)
Xenon (noble gas)
Caesi (alkali metal)
Bari (alkaline earth metal)
Lantan (lanthanide)
Ceri (lanthanide)
Praseodymi (lanthanide)
Neodymi (lanthanide)
Promethi (lanthanide)
Samari (lanthanide)
Europi (lanthanide)
Gadolini (lanthanide)
Terbi (lanthanide)
Dysprosi (lanthanide)
Holmi (lanthanide)
Erbi (lanthanide)
Thulium (lanthanide)
Ytterbi (lanthanide)
Luteti (lanthanide)
Hafni (transition metal)
Tantal (transition metal)
Wolfram (transition metal)
Rheni (transition metal)
Osmi (transition metal)
Iridi (transition metal)
Platin (transition metal)
Vàng (transition metal)
Thuỷ ngân (transition metal)
Thali (post-transition metal)
Chì (post-transition metal)
Bismuth (post-transition metal)
Poloni (metalloid)
Astatin (diatomic nonmetal)
Radon (noble gas)
Franci (alkali metal)
Radi (alkaline earth metal)
Actini (actinide)
Thori (actinide)
Protactini (actinide)
Urani (actinide)
Neptuni (actinide)
Plutoni (actinide)
Americi (actinide)
Curium (actinide)
Berkeli (actinide)
Californi (actinide)
Einsteini (actinide)
Fermi (actinide)
Mendelevi (actinide)
Nobeli (actinide)
Lawrenci (actinide)
Rutherfordi (transition metal)
Dubni (transition metal)
Seaborgi (transition metal)
Bohri (transition metal)
Hassi (transition metal)
Meitneri (unknown chemical properties)
Darmstadti (unknown chemical properties)
Roentgeni (unknown chemical properties)
Copernici (transition metal)
Nihoni (unknown chemical properties)
Flerovi (post-transition metal)
Moscovi (unknown chemical properties)
Livermori (unknown chemical properties)
Tennessine (unknown chemical properties)
Oganesson (unknown chemical properties)
S

Se

Te
ArsenicSeleniBrom
Số nguyên tử (Z)34
Khối lượng nguyên tử chuẩn (±) (Ar)78,971(8)[1]
Phân loại  phi kim
Nhóm, phân lớp16p
Chu kỳChu kỳ 4
Cấu hình electron[Ar] 4s2 3d10 4p4
mỗi lớp
2, 8, 18, 6
Tính chất vật lý
Màu sắcCó ba màu đen, xám và đỏ
Trạng thái vật chấtChất rắn
Nhiệt độ nóng chảy494 K ​(221 °C, ​430 °F)
Nhiệt độ sôi958 K ​(685 °C, ​1265 °F)
Mật độ(xám) 4,81 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
(tam giác) 4,39 g·cm−3
(tinh thể) 4,28 g·cm−3
Mật độ ở thể lỏngở nhiệt độ nóng chảy: 3,99 g·cm−3
Điểm tới hạn1766 K, 27,2 MPa
Nhiệt lượng nóng chảy(xám) 6,69 kJ·mol−1
Nhiệt bay hơi95,48 kJ·mol−1
Nhiệt dung25,363 J·mol−1·K−1
Áp suất hơi
P (Pa) 1 10 100 1 k 10 k 100 k
ở T (K) 500 552 617 704 813 958
Tính chất nguyên tử
Trạng thái oxy hóa6, 5, 4, 3, 2, 1,[2] 0,[3] -2[4]
Acid mạnh
Độ âm điện2,55 (Thang Pauling)
Năng lượng ion hóaThứ nhất: 941,0 kJ·mol−1
Thứ hai: 2045 kJ·mol−1
Thứ ba: 2973,7 kJ·mol−1
Bán kính cộng hoá trịthực nghiệm: 120 pm
Bán kính liên kết cộng hóa trị120±4 pm
Bán kính van der Waals190 pm
Thông tin khác
Cấu trúc tinh thểLục phương
Cấu trúc tinh thể Lục phương của Seleni
Vận tốc âm thanhque mỏng: 3350 m·s−1 (ở 20 °C)
Độ giãn nở nhiệt(vô định hình) 37 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)
Độ dẫn nhiệt(vô định hình) 0,519 W·m−1·K−1
Tính chất từNghịch từ[5]
Mô đun Young10 GPa
Mô đun cắt3,7 GPa
Mô đun khối8,3 GPa
Hệ số Poisson0,33
Độ cứng theo thang Mohs2,0
Độ cứng theo thang Brinell736 MPa
Số đăng ký CAS7782-49-2
Đồng vị ổn định nhất
Bài chính: Đồng vị của Seleni
Iso NA Chu kỳ bán rã DM DE (MeV) DP
72Se Tổng hợp 8,4 ngày ε 72As
γ 0.046
74Se 0.87% 74Se ổn định với 40 neutron[6]
75Se Tổng hợp 119,779 ngày ε 75As
γ 0.264, 0.136,
0.279
76Se 9.36% 76Se ổn định với 42 neutron
77Se 7.63% 77Se ổn định với 43 neutron
78Se 23.78% 78Se ổn định với 44 neutron
79Se Tổng hợp 3.27×105 năm β- 0.151 79Br
80Se 49.61% 80Se ổn định với 46 neutron[7]
82Se 8.73% 1,08×1020 năm ββ 2.995 82Kr

Seleni được cô lập tồn tại dưới vài dạng khác nhau, ổn định nhất trong số đó là dạng bán kim loại (bán dẫn) màu xám ánh tía và nặng, về mặt cấu trúc là chuỗi polyme tam giác. Nó dẫn điện dưới ánh sáng tốt hơn trong bóng tối và được sử dụng trong các tế bào quang điện (xem phần thù hình dưới đây). Seleni cũng tồn tại trong nhiều dạng không dẫn điện: thù hình màu đen tương tự như thủy tinh, cũng như một vài dạng kết tinh màu đỏ được tạo ra từ các phân tử vòng 8 nguyên tử, tương tự như người chị em nhẹ hơn là lưu huỳnh.

Seleni được tìm thấy ở lượng có giá trị kinh tế trong các quặng sulfide như pyrit, trong đó nó thay thế phần nào cho lưu huỳnh trong chất nền của quặng. Các khoáng vật chứa selenide hay seleniat cũng đã được biết tới nhưng chúng khá hiếm.

Phổ biến sửa

Seleni có mặt tự nhiên trong một số dạng hợp chất vô cơ, bao gồm selenide, seleniatnatri selenide. Trong đất, seleni thông thường nhất hay xuất hiện trong các dạng hòa tan như seleniat (tương tự như sulfat), và bị thẩm thấu rất dễ dàng vào các con sông do nước chảy.

Seleni có vai trò sinh học và được tìm thấy trong các hợp chất hữu cơ như dimethyl selenide, seleniomethionin, seleniocysteinmethylseleniocystein. Trong các hợp chất này seleni đóng vai trò tương tự như lưu huỳnh.

Seleni được sản xuất phổ biến nhất từ selenide trong nhiều loại quặng sulfide, chẳng hạn từ các khoáng vật của đồng, bạc hay chì. Nó thu được như là phụ phẩm của quá trình chế biến các loại quặng này, từ bùn anode trong tinh lọc đồng và bùn từ các buồng chì trong các nhà máy sản xuất acid sulfuric. Các loại bùn này có thể được xử lý bằng nhiều cách để thu được seleni tự do.

Các nguồn tự nhiên chứa seleni bao gồm các loại đất giàu seleni, và seleni được tích lũy sinh học bởi một số thực vật có độc như các loài cây họ Đậu trong các chi Oxytropis hay Astragalus. Các nguồn chứa seleni do con người tạo ra có việc đốt cháy than cũng như khai thác và nung chảy các loại quặng sulfide.[9]

Xem thêm Khoáng vật selenide.

Đồng vị sửa

Seleni có 6 đồng vị tồn tại trong tự nhiên, năm trong số này là ổn định: Se74, Se76, Se77, Se78, Se80. Ba đồng vị cuối cùng này cũng có trong sản phẩm của quá trình phân rã hạt nhân, cùng với Se79 là đồng vị phóng xạ với chu kỳ bán rã là 295.000 năm, và Se82 có chu kỳ bán rã rất dài (cỡ khoảng 1020 năm, bị phân rã nhờ phân rã beta kép thành Kr82) và đối với các mục đích thực tế có thể coi là ổn định. 23 đồng vị không ổn định khác cũng được nêu đặc trưng.

Lịch sử và nhu cầu toàn cầu sửa

Seleni (tiếng Hy Lạp σελήνη selene nghĩa là "Mặt Trăng") được Jöns Jakob Berzelius phát hiện năm 1817, ông tìm thấy nguyên tố này gắn liền với teluride (đặt tên theo Trái Đất).

Sự tăng trưởng trong nhu cầu tiêu thụ seleni theo dòng lịch sử là do sự phát triển dần dần của các sử dụng mới, bao gồm các ứng dụng trong pha trộn cao su, tạo hợp kim thép và các bộ lọc (nắn dòng) điện dùng seleni. Vào năm 1970, seleni trong các bộ lọc điện đã được thay thay thế phần lớn bằng silic và việc sử dụng nó như là chất quang dẫn trong các máy photocopy đã trở thành ứng dụng hàng đầu của nó. Trong thập niên 1980, ứng dụng chất quang dẫn bị suy giảm (mặc dù nó vẫn còn ở quy mô lớn) do ngày càng nhiều máy photocopy sử dụng các chất quang dẫn hữu cơ được sản xuất ra. Hiện nay, sử dụng lớn nhất của seleni trên toàn thế giới là trong sản xuất thủy tinh, tiếp theo là các sử dụng trong hóa chất và chất nhuộm. Sử dụng trong lĩnh vực điện tử, mặc dù còn một số ứng dụng tiếp diễn, nhưng vẫn tiếp tục suy giảm.[10]

Năm 1996, nghiên cứu hiện còn tiếp diễn chỉ ra mối tương quan thực giữa nhu cầu bổ sung seleni và sự ngăn ngừa ung thư ở người, nhưng ứng dụng trực tiếp đại trà của phát hiện quan trọng này cũng không bổ sung một cách đáng kể vào nhu cầu seleni do người ta chỉ dùng các liều nhỏ. Vào cuối thập niên 1990, việc sử dụng seleni (thường cùng với bismuth) như là chất bổ sung vào công nghệ hàn chì cho các dạng đồng thau để đạt được các tiêu chuẩn môi trường không chứa chì đã trở thành quan trọng. Hiện tại, tổng sản lượng seleni toàn thế giới vẫn tiếp tục tăng một cách khiêm tốn.

Seleni và sức khỏe sửa

Mặc dù có độc khi dùng liều lượng lớn, nhưng seleni lại là chất vi dinh dưỡng thiết yếu cho động vật. Ở thực vật, nó có như là khoáng chất đứng ngoài cuộc, đôi khi với tỷ lệ gây độc trong cỏ cho gia súc (một số loài thực vật có thể tích lũy seleni như là phương tiện phòng ngự chống lại việc động vật ăn chúng, nhưng các loài thực vật khác như các loài nói trên đây lại cần seleni và sự tăng trưởng của chúng chỉ ra sự hiện diện của seleni trong đất).[11] Nó là thành phần hợp thành của các amino acid bất thường như seleniocysteinseleniomethionin. Ở người, seleni là chất dinh dưỡng dấu vết với chức năng của phụ phối tử cho việc khử các enzym chống oxy hóa như các glutathion peroxidase và một vài dạng nhất định của thioredoxin reductase tìm thấy ở động vật và một số thực vật (enzym này có trong mọi sinh vật sống, nhưng không phải mọi dạng của nó trong thực vật đều cần seleni).

Glutathion peroxidase (GSH-Px) xúc tác cho một số phản ứng nhất định trong đó loại bỏ các dạng oxy hoạt hóa như peroxide:

2 GSH+ H2O2---------GSH-Px → GSSG + 2 H2O

Seleni cũng đóng vai trò trong chức năng của tuyến giáp bằng cách tham dự như là phụ phối tử cho ba hoóc môn tuyến giáp đã biết là các deiodinase.[12]

Seleni cho dinh dưỡng đến từ các loại quả hạch, ngũ cốc, thịt, cá và trứng. Quả hạch Brasil (Bertholletia excelsa) là nguồn dinh dưỡng thông thường giàu seleni nhất (mặc dù nó phụ thuộc vào kiểu đất, do quả hạch Brasil không đòi hỏi nhiều seleni cho nhu cầu của chính nó). Các hàm lượng cao có trong nhiều dạng thực phẩm như thận, cuatôm hùm, theo trật tự như đã đề cập.[13] Danh sách các thực phẩm giàu seleni có thể tìm thấy tại Bảng dữ liệu các chất bổ trợ selen trong dinh dưỡng.

Độc tính sửa

Mặc dù seleni là chất vi dinh dưỡng thiết yếu nhưng nó lại có độc tính nếu dùng thái quá. Việc sử dụng vượt quá giới hạn trên của DRI là 400 microgam/ngày có thể dẫn tới ngộ độc seleni.[14] Các triệu chứng ngộ độc seleni bao gồm mùi hôi của tỏi trong hơi thở, các rối loạn đường tiêu hóa, rụng tóc, bong, tróc móng tay chân, mệt mỏi, kích thích và tổn thương thần kinh. Các trường hợp nghiêm trọng của ngộ độc seleni có thể gây ra bệnh xơ gan, phù phổi và tử vong.[15]

Seleni nguyên tố và phần lớn các selenide kim loại có độc tính tương đối thấp do hiệu lực sinh học thấp của chúng. Ngược lại, các seleniatselenide lại cực độc hại, và có các tác động tương tự như của asen. Seleniua hiđrô là một chất khí có tính ăn mòn và cực kỳ độc hại.[16] Seleni cũng có mặt trong một số hợp chất hữu cơ như dimethyl selenide, seleniomethionin, seleniocysteinmethylseleniocystein, tất cả các chất này đều có hiệu lực sinh học cao và độc hại khi ở liều lượng lớn. Seleni kích thước nano có hiệu lực tương đương, nhưng độc tính thấp hơn nhiều.[17][18][19][20][21][22][23]

Ngộ độc seleni từ các hệ thống cung cấp nước có thể xảy ra khi các dòng chảy của các hệ thống tưới tiêu mới trong nông nghiệp chảy qua các vùng đất thông thường là khô cằn và kém phát triển. Quá trình này làm thẩm thấu các hợp chất seleni tự nhiên và hòa tan trong nước (như các seleniat) vào trong nước, chúng sau đó có thể tích lũy đậm đặc hơn trong các vùng "đất ẩm ướt" mới khi nước bay hơi đi. Nồng độ seleni cao sinh ra theo kiểu này đã được tìm thấy như là nguyên nhân gây ra một số rối loạn bẩm sinh nhất định ở chim sống trong các vùng đất ẩm ướt.[24]

Thiếu hụt sửa

Thiếu hụt seleni là tương đối hiếm ở các cá nhân có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Nó có thể xảy ra ở các bệnh nhân với chức năng ruột bị tổn thương nghiêm trọng hay ở những người phải trải qua chế độ dinh dưỡng ngoài ruột tổng thể. Ngoài ra, những người phụ thuộc vào thực phẩm gieo trồng trên các vùng đất thiếu hụt seleni cũng có thể có rủi ro này. Tại Hoa Kỳ, DPI cho người lớn là 55 µg/ngày. Tại Vương quốc Anh nó là 75 µg/ngày cho đàn ông và 60 µg/ngày cho đàn bà. Khuyến cáo 55 µg/ngày dựa trên sự thể hiện đầy đủ của glutathion peroxidase huyết tương. Selenioprotein P[25] là chỉ thị tốt hơn về tình trạng dinh dưỡng seleni, và sự thể hiện đầy đủ của nó đòi hỏi trên 66 µg/ngày.[26]

Thiếu hụt seleni có thể dẫn tới bệnh Keshan, là bệnh có tiềm năng gây tử vong. Thiếu hụt seleni cũng góp phần (cùng thiếu hụt iod) vào bệnh Kashin-Beck.[15] Triệu chứng chính của bệnh Keshan là chết hoại cơ tim, dẫn tới sự suy yếu của tim. Bệnh Kashin-Beck tạo ra sự teo dần đi, thoái hóa và chết hoại của các mô chất sụn.[27] Bệnh Keshan cũng làm cho cơ thể dễ bị mắc các bệnh tật do các nguồn gốc dinh dưỡng, hóa sinh học hay nhiễm trùng. Các bệnh này chủ yếu phổ biến ở một số vùng tại Trung Quốc nơi mà đất thiếu hụt seleni nghiêm trọng. Các nghiên cứu tại tỉnh Giang Tô đã chỉ ra sự suy giảm trong việc mắc các bệnh này nhờ cung cấp seleni bổ sung.

Seleni cũng là cần thiết để chuyển hóa hoóc môn tuyến giáp thyroxin (T4) thành dạng hoạt hóa hơn là triiodothyronin, và vì thế thiếu hụt seleni có thể sinh ra các triệu chứng của giảm hoạt động tuyến giáp, bao gồm cực kỳ mệt mỏi, trì độn tinh thần, bệnh bướu cổ, chứng ngu độnsẩy thai hồi quy.[15]

Các hiệu ứng sức khỏe mâu thuẫn sửa

Ung thư
Một vài nghiên cứu cho rằng có liên kết giữa ung thư và thiếu hụt seleni.[28][29][30][31][32][33][34] Một nghiên cứu được thực hiện về hiệu ứng của bổ trợ seleni đối với sự tái phát của ung thư da không chứng minh có tần suất suy giảm của sự tái phát ung thư da, nhưng thể hiện sự xảy ra suy giảm đáng kể của ung thư tổng thể.[35] Seleni dinh dưỡng ngăn ngừa kích thích về mặt hóa học cho các tác nhân gây ung thư trong nhiều nghiên cứu ở động vật gặm nhấm.[36] Trong các nghiên cứu này, các hợp chất hữu cơ chứa seleni có hiệu lực cao hơn và ít độc hại hơn so với các muối seleni (ví dụ selenioxyanat, seleniomethionin, quả hạch Brasil giàu seleni, tỏi hay cải bông xanh làm giàu seleni). Seleni cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng tác động như là chất chống oxy hóa hay bằng cách gia tăng hoạt động miễn dịch. Không phải mọi nghiên cứu đều đồng ý về tác động chống ung thư của seleni. Một nghiên cứu về mức seleni có tự nhiên trong trên 60.000 người đồng ý tham gia đã không chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa các mức này với ung thư.[37] Nghiên cứu SU.VI.MAX[38] kết luận rằng sự bổ sung liều thấp (với 120 mg acid ascorbic, 30 mg vitamin E, 6 mg beta caroten, 100 µg seleni, 20 mg kẽm) tạo ra sự sụt giảm 31% trong tỷ lệ bị ung thư và sự sụt giảm 37% trong mọi nguyên nhân gây tử vong ở đàn ông, nhưng không tạo ra kết quả đáng kể nào đối với đàn bà.[39] Nghiên cứu SELECT[40] hiện tại đang điều tra về tác động của bổ trợ seleni và vitamin E đối với tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, seleni đã được chứng minh là có hỗ trợ hóa học trị liệu bằng cách gia tăng tính hiệu lực của phép điều trị, làm giảm độc tính của các loại thuốc hóa học trị liệu và ngăn ngừa sức đề kháng của cơ thể với thuốc.[41] Một trong các nghiên cứu[42] chỉ ra rằng chỉ trong vòng 72 giờ thì hiệu lực của điều trị bằng các loại thuốc hóa học trị liệu, như Taxol và Adriamycin, cùng với seleni là cao hơn đáng kể so với điều trị chỉ dùng mỗi thuốc. Kết quả thu được thể hiện trong nhiều tế bào ung thư (vú, phổi, ruột non, ruột già, gan).
HIV/AIDS
Một vài nghiên cứu chỉ ra có liên quan về mặt địa lý giữa n các khu vực có đất thiếu hụt seleni với tỷ lệ cao của khả năng nhiễm HIV/AIDS. Ví dụ, phần lớn khu vực châu Phi hạ Sahara có đất chứa tỷ lệ thấp seleni, tuy nhiên Senegal lại không như thế và cũng có mức thấp hơn đáng kể trong tỷ lệ nhiễm AIDS so với phần còn lại của châu lục này. AIDS dường như làm cho có sự sụt giảm chậm nhưng tăng dần lên đối với mức seleni trong cơ thể. Sự sụt giảm trong mức seleni trong cơ thể có phải là kết quả trực tiếp của quá trình sao chép của HIV[43] hoặc liên quan chung hơn với sự hấp thụ bất thường tổng thể các chất dinh dưỡng ở bệnh nhân AIDS hay không vẫn còn là đề tài gây tranh cãi.
Mức seleni thấp ở các bệnh nhân AIDS có tương quan trực tiếp với sự suy giảm số lượng các tế bào miễn dịch và tiến triển bệnh cùng rủi ro tử vong gia tăng.[44] Seleni thông thường đóng vai trò của chất chống oxy hóa, vì thế mức seleni thấp có thể gia tăng sức căng oxy hóa đối với hệ miễn dịch, dẫn tới sự suy giảm nhanh hơn của hệ miễn dịch. Những người khác lại cho rằng HIV mã hóa selenioenzym glutathion peroxidase ở người, điều này tiêu hao hết seleni ở nạn nhân. Mức seleni bị hao kiệt dẫn tới sụt giảm các tế bào T hỗ trợ CD4, tiếp tục làm suy yếu hệ miễn dịch.[45]
Không phụ thuộc vào nguyên nhân làm hao kiệt seleni ở các bệnh nhân AIDS, các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu hụt seleni có liên quan mạnh tới tiến triển của bệnh và rủi ro tử vong.[46][47][48] Bổ trợ seleni có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của AIDS và làm giảm rủi ro tử vong. Cần lưu ý rằng chứng cứ cho tới nay không gợi ý rằng seleni có thể giảm rủi ro nhiễm hay tần suất lan truyền của AIDS, mà chỉ có thể điều trị các triệu chứng của những người đã nhiễm HIV.
Đái đường
Một nghiên cứu được kiểm soát tốt chỉ ra rằng seleni có liên quan tích cực với rủi ro phát triển bệnh đái đường típ II. Do mức seleni cao trong huyết thanh có liên quan tích cực với sự phát triển của bệnh đái đường và do thiếu hụt seleni là khá hiếm nên việc bổ trợ không được khuyến cáo cho những người có dinh dưỡng đầy đủ.[49]

Sản xuất và các thù hình sửa

Seleni là phụ phẩm phổ biến trong tinh luyện đồng hay trong sản xuất acid sulfuric.[50][51][52] Việc cô lập seleni thường phức tạp do sự có mặt của các hợp chất và các nguyên tố khác. Nói chung sản xuất bắt đầu bằng tác dụng với cacbonat natri để sản xuất selenide natri. Selenide natri sau đó bị acid hóa bằng acid sulfuric để tạo ra acid seleniơ. Acid seleniơ cuối cùng tác dụng với dioxide lưu huỳnh để tạo ra seleni nguyên tố vô định hình có màu đỏ.

Seleni được sản xuất theo các phản ứng hóa học này là chất bột có màu đỏ gạch, vô định hình, không hòa tan trong nước được nấu chảy nhanh sẽ tạo thành dạng như thủy tinh có màu đen, thông thường được bán trong công nghiệp dưới dạng bánh.

Ứng dụng phi sinh học sửa

Hóa học
Seleni là chất xúc tác trong nhiều phản ứng hóa học và được sử dụng rộng rãi trong nhiều phản ứng tổng hợp hóa học trong công nghiệp lẫn trong phòng thí nghiệm. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong xác định cấu trúc của các protein hay acid nucleic bằng tinh thể học tia X.
Sản xuất và vật liệu
Ứng dụng lớn nhất của seleni trên toàn thế giới là sản xuất thủy tinh và vật liệu gốm, trong đó nó được dùng để tạo ra màu đỏ cho thủy tinh, men thủy tinhmen gốm cũng như để loại bỏ màu từ thủy tinh bằng cách trung hòa sắc xanh lục do các tạp chất sắt (II) tạo ra.
Seleni được sử dụng cùng bismuth trong hàn chì cho đồng thau để thay thế cho chì độc hại hơn. Nó cũng được dùng trong việc cải thiện sức kháng mài mòn của cao su lưu hóa.
Công nghiệp điện tử
Do các tính chất quang voltaicquang dẫn nên seleni được sử dụng trong kỹ thuật photocopy, các tế bào quang điện, thiết bị đo độ sángtế bào năng lượng mặt trời. Nó đã từng được sử dụng rộng rãi trong các bộ nắn dòng. Các ứng dụng này phần lớn đã bị thay thế bằng các thiết bị dùng silic hay trong quá trình bị thay thế. Ngoại lệ đáng chú ý nhất là trong các thiết bị bảo vệ điện, trong đó khả năng truyền tải dòng điện cường độ lớn của các bộ triệt dòng dùng seleni làm cho nó đáng giá hơn so với các điện trở biến thiên dùng oxide kim loại.
Nhiếp ảnh
Seleni được dùng trong kỹ thuật tạo sắc thái trong nhiếp ảnh, và nó được bán như là chất tạo sắc thái bởi nhiều nhà sản xuất giấy ảnh như KodakFotospeed.

Ứng dụng sinh học sửa

Y học
Chát gọi một cách lỏng lẻo là sulfide seleni, SeS2, thực tế là disulfide seleni hay sulfide seleni (IV), là thành phần hoạt hóa trong một vài loại dầu gội đầu chống gàu.[53] Hiệu ứng của thành phần hoạt hóa là giết chết nấm da đầu Malassezia. Thành phần hoạt hóa này cũng được dùng trong mỹ phẩm dùng cho da để điều trị nấm da Tinea do nhiễm các loài nấm chi Malassezia.[54]
Dinh dưỡng
Seleni được sử dụng rộng rãi trong điều chế vitamin và các chất bổ sung dinh dưỡng khác, với liều nhỏ (thường là từ 50 tới 200 microgam trên ngày cho người lớn). Một ài loại cỏ làm thức ăn cho gia súc cũng được tăng cường seleni.

Hợp chất sửa

Seleni cũng tồn tại ở trạng thái oxy hóa +3, nhưng chỉ trong dạng cation Se412+; các hợp chất Se (III) kiểu khác vẫn chưa được biết đến.[55]

Xem thêm Hợp chất seleniHóa seleni hữu cơ.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Trọng lượng nguyên tử tiêu chuẩn: Seleni”.CIAAW.2013
  2. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
  3. ^ A Se(0) atom has been identified using DFT in [ReOSe(2-pySe)3]; see Cargnelutti, Roberta; Lang, Ernesto S.; Piquini, Paulo; Abram, Ulrich (2014). “Synthesis and structure of [ReOSe(2-Se-py)3]: A rhenium(V) complex with selenium(0) as a ligand”. Inorganic Chemistry Communications. 45: 48–50. doi:10.1016/j.inoche.2014.04.003. ISSN 1387-7003.
  4. ^ “Selenium: Selenium(I) chloride compound data”. WebElements.com. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2007.
  5. ^ Magnetic susceptibility of the elements and inorganic compounds Lưu trữ 2012-01-12 tại Wayback Machine, in Handbook of Chemistry and Physics 81st edition, CRC press.
  6. ^ Được cho là phân rã β+β+ thành 74Ge.
  7. ^ Được cho là phân rã ββ thành 80Kr.
  8. ^ http://cals.arizona.edu/arec/pubs/rmg/1%20rangelandmanagement/2%20poisonousplants93.pdf
  9. ^ http://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp92-c1.pdf
  10. ^ http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/selenium/830398.pdf
  11. ^ cals.arizona.edu
  12. ^ Viện Linus Pauling tại Đại học bang Oregon
  13. ^ Margaret N. I. Barclay & Allan MacPherson, James Dixon (1995). “Selenium content of a range of UK food”. Journal of food composition and analysis. 8: 307–318. 0889-1575.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  14. ^ Dietary Supplement Fact Sheet: Selenium
  15. ^ a b c Bản thảo
  16. ^ www.tc.gc.ca
  17. ^ Zhang J, Wang X, Xu T (2008). “Elemental selenium at nano size (Nano-Se) as a potential chemopreventive agent with reduced risk of selenium toxicity: comparison with se-methylseleniocysteine in mice”. Toxicol. Sci. 101 (1): 22–31. doi:10.1093/toxsci/kfm221. PMID 17728283.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  18. ^ Gao X, Zhang J, Zhang L (2000). “[Acute toxicity and bioavailability of nano red elemental selenium]”. Wei Sheng Yan Jiu (bằng tiếng Trung). 29 (1): 57–8. PMID 12725047.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  19. ^ Zhang J.S, Gao X.Y, Zhang L.D, Bao Y.P (2001). “Biological effects of a nano red elemental selenium”. Biofactors. 15 (1): 27–38. PMID 11673642.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  20. ^ Zhang J, Wang H, Yan X, Zhang L (2005). “Comparison of short-term toxicity between Nano-Se and selenidee in mice”. Life Sci. 76 (10): 1099–109. doi:10.1016/j.lfs.2004.08.015. PMID 15620574.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  21. ^ Jia X, Li N, Chen J (2005). “A subchronic toxicity study of elemental Nano-Se in Sprague-Dawley rats”. Life Sci. 76 (17): 1989–2003. doi:10.1016/j.lfs.2004.09.026. PMID 15707881.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  22. ^ Wang H, Zhang J, Yu H (2007). “Elemental selenium at nano size possesses lower toxicity without compromising the fundamental effect on selenioenzymes: comparison with seleniomethionine in mice”. Free Radic. Biol. Med. 42 (10): 1524–33. doi:10.1016/j.freeradbiomed.2007.02.013. PMID 17448899.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  23. ^ Peng D, Zhang J, Liu Q, Taylor EW (2007). “Size effect of elemental selenium nanoparticles (Nano-Se) at supranutritional levels on selenium accumulation and glutathione S-transferase activity”. J. Inorg. Biochem. 101 (10): 1457–63. doi:10.1016/j.jinorgbio.2007.06.021. PMID 17664013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  24. ^ www.webpages.uidaho.edu[liên kết hỏng]
  25. ^ Papp L.V, Lu J, Holmgren A, Khanna K.K (2007). “From selenium to selenioproteins: synthesis, identity, and their role in human health”. Antioxid. Redox Signal. 9 (7): 775–806. doi:10.1089/ars.2007.1528. PMID 17508906.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  26. ^ Xia Y, Hill K.E, Byrne D.W, Xu J, Burk R.F (2005). “Effectiveness of selenium supplements in a low-selenium area of China”. Am. J. Clin. Nutr. 81 (4): 829–34. PMID 15817859.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  27. ^ NEJM - Kashin-Beck Osteoarthropathy in Rural Tibet in Relation to Selenium and Iodine Status
  28. ^ Plasma selenium levels and the risk of colorectal...[Nutr Cancer. 1997] - PubMed Result
  29. ^ Naturally occurring selenium compounds in cancer c...[Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 1997] - PubMed Result
  30. ^ Is low selenium status a risk factor for lung canc...[Am J Epidemiol. 1998] - PubMed Result
  31. ^ Dietary selenium repletion may reduce cancer incid...[Nutr Rev. 1997] - PubMed Result
  32. ^ The genotoxicity of selenium. [Mutat Res. 1985] - PubMed Result
  33. ^ Intervention studies on cancer. [Eur J Cancer Prev. 1999] - PubMed Result
  34. ^ Blood serum selenium in the province of Mérida, Ve...[J Trace Elem Electrolytes Health Dis. 1990] - PubMed Result
  35. ^ Effects of selenium supplementation for cancer pre...[JAMA. 1996] - PubMed Result
  36. ^ Chemoprevention Database
  37. ^ Prospective study of toenail selenium levels and c...[J Natl Cancer Inst. 1995] - PubMed Result
  38. ^ Background and rationale behind the SU.VI.MAX Stud...[Int J Vitam Nutr Res. 1998] - PubMed Result
  39. ^ The SU.VI.MAX Study: a randomized, placebo-control...[Arch Intern Med. 2004] - PubMed Result
  40. ^ “Selenium and Vitamin E Cancer Prevention Trial (SELECT) Trang chủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  41. ^ “Selenium and Chemotherapy - Nutrition Health”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  42. ^ “Selenium Cancer 1 - Nutrition Health”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  43. ^ Nutrients and HIV: part one - beta carotene and s...[Altern Med Rev. 1999] - PubMed Result
  44. ^ Dietary Supplement Fact Sheet: Selenium
  45. ^ “www.hdfoster.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  46. ^ High risk of HIV-related mortality is associated w...[J Acquir Immune Defic Syndr Hum Retrovirol. 1997] - PubMed Result
  47. ^ Mortality risk in selenium-deficient HIV-positive...[J Acquir Immune Defic Syndr Hum Retrovirol. 1999] - PubMed Result
  48. ^ Micronutrient status in relationship to mortality...[Nutr Rev. 1998] - PubMed Result
  49. ^ Serum Selenium and Diabetes in U.S. Adults - Bleys và ctv. 30 (4): 829 - Diabetes Care
  50. ^ www.atsdr.cdc.gov
  51. ^ “Selen”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  52. ^ Chemistry: Periodic Table - Selenium: key information
  53. ^ Truy cập 25-12-2007
  54. ^ Selenium sulfide. DermNet NZ
  55. ^ “Selenium Selenium nitride compound data”. WebElements.com. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2007.

Liên kết ngoài sửa