Thuộc địa

lãnh thổ dưới quyền kiểm soát chính trị của một quốc gia khác, thường thông qua một chính phủ thuộc địa
(Đổi hướng từ Thuộc địa nửa phong kiến)

Trong chính trịlịch sử, thuộc địa là một vùng lãnh thổ chịu sự cai trị trực tiếp về chính trị của một quốc gia khác. Trong thời kỳ cổ đại, các thành bang thường có xu hướng tìm cho mình các thuộc địa riêng. Một số thuộc địa trong lịch sử từng là một hay nhiều quốc gia, trong khi một số khác là những vùng địa hạt không xác định được thời điểm hình thành quốc gia hay không phải là một quốc gia. Quốc gia hay đế chế sở hữu thuộc địa được gọi là mẫu quốc, đây cũng là tên thường được người dân của thuộc địa hay gọi. Trong thời Hy Lạp cổ đại, thành phố sở hữu một thuộc địa được gọi là thủ phủ của đế chế chịu sự ảnh hưởng chính trị của chính nó. Ngày nay, những thuật ngữ tương đương như lãnh thổ phụ thuộc hay vùng phụ thuộc thường hay được dùng để chỉ những lãnh thổ chịu sự ảnh hưởng chính trị của nước khác.

Puerto Rico đôi khi được gọi là thuộc địa lâu đời nhất thế giới.[1]

Những người có nguồn gốc từ một mẫu quốc cư trú và làm việc tại thuộc địa của nước đó được gọi là thực dân.

Thuộc địa khác với nước bù nhìn hay nước chư hầu vì thuộc địa không độc lập nên không có đại diện quốc tế, và những chức trách cao nhất đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ mẫu quốc.

Thuật ngữ "thuộc địa không chính thức" được dùng bởi một số nhà sử học để gọi một quốc gia chịu sự cai trị theo kiểu de facto của một quốc gia khác, mặc dù cách gọi này thường dễ gây tranh cãi.

Thuộc địa thời cổ đại

sửa

Thuộc địa thời hiện đại

sửa

Thuộc địa hiện tại

sửa

Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hoá duy trì danh sách của vùng lãnh thổ không tự quản Liên Hợp Quốc, trong đó xác định khu vực Liên Hợp Quốc (mặc dù không cần bàn cãi) tin là thuộc địa. Do ngày nay, các vùng lãnh thổ phụ thuộc có mức độ tự chủ và quyền lực chính trị khác nhau trong các vấn đề của nhà nước kiểm soát, dẫn đến bất đồng về việc phân loại "thuộc địa".

Tham khảo

sửa
  1. ^ Puerto Rico:The Trials of the Oldest Colony in the World. By Jose Trias Monge. Yale University Press. 1997.
  2. ^ De Lario, Damaso; de Lario Ramírez, Dámaso (2008). “Philip II and the "Philippine Referendum" of 1599”. Re-shaping the world: Philip II of Spain and his time. Ateneo de Manila University Press. ISBN 978-971-550-556-7.
  3. ^ a b Tonio Andrade, How Taiwan Became Chinese: Dutch, Spanish, and Han Colonization in the Seventeenth Century, Columbia University Press.

Liên kết ngoài

sửa