Thảo luận Thành viên:Trungda/Lưu 17

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Ti2008 trong đề tài Minh Hiếu Tông

Thái thượng hoàng sửa

Em không rõ quan niệm chung trên WP như thế nào, nhưng theo em ngôi vị thượng hoàng dù không phải king, emperor thì cũng là 1 hình thức vua (monarch). Thượng hoàng viết đầy đủ là Thái thượng hoàng đế, cũng đủ cho thấy là có ngôi vua rồi, chứ các vương tước trong hoàng tộc thì không bao giờ được chữ "hoàng đế" trong danh hiệu đầy đủ của mình. Mà nếu thượng hoàng đã là 1 dạng vua rồi, em có đề xuất trường hợp Sùng Hiền hầu (Vốn không rõ tên húy) chắc nên đổi thành Lý Cung Hoàng cho hợp lẽ. Bây h nói "thượng hoàng Lý Cung Hoàng" nghe lọt tai chứ "thượng hoàng Sùng Hiền hầu" nghe trất quất quá, chẳng khác gì "hoàng đế Lệ Đức hầu", "hoàng đế Hôn Đức Công"... Huống hồ các thượng hoàng chết cũng được sử dùng từ "băng" như hoàng đế vậy.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 16:05, ngày 14 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Xem trong bài Thiện nhượng thấy có nhiều phát hiện đáng chấn động về sự thật của việc Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn, Thuấn truyền ngôi cho Vũ. Xem ra người VN ngày xưa khi tìm hiểu về 2 nhân vật này, dường như chỉ đọc qua sách Nho chứ chưa có điều kiện tiếp cận các tài liệu trái chiều khác. À, mà anh này, anh có nhiều tài liệu sử TQ, anh thấy có tài liệu mô tả Thành Thang, Cơ Xương, Cơ Phát tôn vinh Thuấn, Vũ là "tiền bối", là "tấm gương" này nọ không? Không khéo 2 ông Thuấn, Vũ này lại chính là "tiền lệ" cho 3 ông kia thật đấy.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:44, ngày 19 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

1 số vấn đề sửa

  • Nếu Trúc thư kỷ niên đúng, thì không ai khác ngoài Thành Thang, Cơ Phát mới là những người làm theo Thuấn, Vũ. Trong bài Thiện nhượng cũng có phần nói đại loại "Thuấn, Vũ Thang, Phát là kẻ cướp ngôi, mà lại được người đời ca ngợi" Tùy cảm nhận từng người nhưng em có cảm nhận các tài liệu phản biện này đúng hơn; vì 1) nó có xác định địa danh lịch sử rõ ràng hơn (có đề cập mộ Đan Chu, mộ Thuấn...); 2) các tài liệu này giống kiểu được dùng để mô tả lịch sử hơn; Khổng Tử thật ra là nhà hiền triết, ông chỉ dùng lịch sử và thần thoại như những phương tiện dẫn dắt để truyền giảng đạo lý (hơn là để tường thuật lại lịch sử). Ở Ấn Độ ngày xưa Phật Thích-ca khi giảng về đức độ cần có của quân vương cũng sử dụng các chuyện thần thoại về Chuyển luân thánh vương như 1 phương tiện (người Ấn xưa tin CLTV là có thật) để giáo huấn.
  • Có lần em nghe anh nói thời kỳ nhà Tống suy yếu, nhà Lý cũng không còn các vua giỏi nữa đến không xâu xé đất Tống. Em thấy nhà Lý sau các minh quân từ Thái Tổ đến Nhân Tông, vẫn còn có Thần Tông và Anh Tông không đến nỗi tệ, cùng những thái úy có tài có tâm là Dương Anh Nhị, Tô Hiến Thành đấy chứ. Kể cả Đỗ Anh Vũ tuy đạo đức có khuyết điểm nhưng có khả năng cũng là người tài ba. Có lẽ tại nhà Lý khi đó bị phân tâm với Chiêm Thành ở phương nam, Chân Lạp ở hướng tây và các bạo động trong nước (từ sau Lý Nhân Tông trở đi hay có kẻ mạo xưng con vua cũ hoặc theo phe thái tử cũ làm loạn) nên mới không dám "tính chuyện" với phương bắc.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:39, ngày 21 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nhà Lý mà có được 1 Lê Thái Tông, Gia Long hay ít nhất là Lê Tương Dực, thì chắc số mệnh của Đỗ Anh Vũ sẽ khác :)))Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:21, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chống quân Minh sửa

  • Em đọc trong bài chiến tranh Minh-Đại Ngu thấy có nói số quân Minh trong trận đánh đầu tiên (trận bắt Thiêm Bình tại biên giới) là 5000 người. Nhưng nếu thật sự như vậy thì tướng cầm quân của Tàu là Hoàng Trung quá giỏi: chỉ từng đó quân mà ban đầu đã đánh tan quân chủ lực nhà Hồ và đưa cả 4 tướng chỉ huy cấp cao của Đại Ngu lên bàn thờ (theo Toàn thư 4 tướng này là chỉ huy các quân như Tả Thần Dực, Tam Phụ, Chấn Cương, thị vệ... - vốn là các đội quân chính quy; các tướng này phải thân chinh chứng tỏ toàn bộ các đạo quân dưới quyền họ đều tham chiến). Đang khi kết quả chung cuộc của trận đánh (không nói kết quả chung của cuộc chiến) cho thấy tay tướng này là hạng xoàng. Thêm vào đó Toàn thư viết số quân Minh là 10 vạn, không phải là 5000 người. Em không có Minh thực lục trong tay nên không thể kiểm tra số quân theo tài liệu của Minh; nhưng nếu như bài viết này dựa vào nguồn của Trần Trọng Kim, em nghĩ chắc chắn ông Kim sai. Không thể có chuyện 5000 quân Minh lại dễ dàng đánh bại các cánh quân chủ lực lớn của Đại Ngu do các đại tướng trực tiếp chỉ huy như vậy.
  • Đọc về Giản Định đế và cuộc kháng chiến của ông; em nghĩ ông này là con của Trần Nghệ Tông, nên đã từng bị ám ảnh bởi thái độ thiếu quyết đoán, nhu nhược, ba phải của cha mình (mà đã để lại những hậu quả xấu cho đế nghiệp triều Trần). Vì vậy, khi đối xử với Đặng Tất sau trận Bô Cô, ông muốn tỏ ra thật quyết đoán, thật thẳng tay, không tạo bất cứ cơ hội nào cho những sự trì hoãn và do dự. Ông không ngờ rằng ông đã đi theo 1 cực đoan đối nghịch với cực đoan của phụ hoàng ông (và kết cục cũng tai hại không kém).
  • Tranh cãi giữa Giản Định đế và Đặng Tất có lẽ là 1 "hình thức sơ khai" của các tranh chấp giữa phái tướng bảo thủ và các nhà quân sự theo học thuyết Blitzkrieg của Đức trong WW2. Trong đó phe bảo thủ giống Đặng Tất òn phe Blitzkrieg giống vua Giản Định.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:08, ngày 24 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời


  Xin chào Trungda, chúc bạn những ngày Tết vui vẻ và một năm mới tốt lành.

Thông điệp này thúc đẩy tình cảm trong cộng đồng và hy vọng nó sẽ giúp bạn thấy ấm áp hơn đôi chút. Hãy lan tỏa tình yêu trên Wiki bằng cách gửi lời Chúc mừng năm mới đến một thành viên khác, một người bạn tốt, hoặc chỉ là một thành viên bất kỳ nào đó mà thôi, dù cho đó có thể là người mà bạn đã từng có bất đồng trong quá khứ.
Wikipedia là dành cho tất cả mọi người! Chúc mừng năm mới và cảm ơn bạn đã dành nhiều công sức viết bài, duy trì và hoàn thiện Wikipedia. Từ: Langtucodoc (thảo luận)

Lan tỏa thông điệp này bằng cách chèn {{thế:Chúc tết 2}} vào trang thảo luận của thành viên khác với một thông điệp thân thiện.

UCBVCL sửa

Mời bạn cho ý kiến tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/243 Ida. Xin cảm ơn. --Albert Einstein 11:57, ngày 30 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ngày này năm xưa sửa

Mời bạn vui lòng cho ý kiến tại Thảo luận Wikipedia:Ngày này năm xưa/02/02. Có một cụm từ hơi khó hiểu và hiện các mục này đang được copy lại ở nhiều trang web khác. ~ Violet (talk) ~ 15:09, ngày 2 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nhờ bác bỏ thêm Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viênđây để mọi người cùng theo dõi và bỏ phiếu. Cảm ơn! Nguyentrongphu (thảo luận) 01:56, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lê Thái Tổ sửa

Bác là chuyên gia viết về lịch sử Việt Nam. Có bài chất lượng kém mà đòi làm BVCL. Mời bác vô Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Lê Thái Tổ cho ý kiến. Cảm ơn! Nguyentrongphu (thảo luận) 01:09, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Một số vấn đề sửa

  • Mời anh xem xét và giải đáp cho em thắc mắc về quân số quân Minh trong trận đánh mở màn với nhà Hồ, mà em nêu ở mục Chống Minh phía trên. Cám ơn anh!
  • Anh có tài liệu nào nói về các chiến thắng địa phương của quân dân Đại Việt trong cuộc chiến thời Nguyên Phong (1258), như kiểu đây, đây hoặc đây không? Em nghĩ các thông tin ấy có thể khá bổ ích vì tư liệu về cuộc chiến này từ phía VN lẫn TQ là rất hiếm và rời rạc! Cám ơn anh lần nữa.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:20, ngày 20 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cám ơn anh! Có lẽ đây là cách người Minh tô vẽ trận này thành 1 "thất bại vinh quang" giống như người Anh đã làm với Trận Corunna, trận Dunkerque và người Pháp đã làm với trận Bir Hakeim. Nếu số quân Minh chỉ nhiêu đấy (5000 người) thì quân đội nhà Hồ quá tồi tệ, vì sự có mặt tại chỗ của 4 đại tướng chỉ huy các binh đoàn chủ lực chứng tỏ toàn bộ các binh đoàn này đều tham gia trận đánh, và quân Minh đã "lấy ít địch nhiều" tiêu diệt cả 4 đại tướng nhà Hồ. Em nghĩ cần ghi thêm số quân trong Toàn thư vào bài để đối chiếu.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:55, ngày 24 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cái vấn đề chức vụ với tước vị của vua chúa Việt Nam sửa

Mong anh Trungda bỏ ra chút thời gian tham gia thảo luận này Wikipedia:Thảo luận#Tước vị và chức vụ của các vua chúa Việt Nam đang không thống nhất (hơn 50 vị có hai ba kiểu ghi khác nhau), cái vấn đề này nó rất quan trọng, vì tôi chợt nhận ra có một thành viên trong năm vừa qua vừa sửa toàn bộ cách ghi infobox của vua chúa Việt Nam thành không đúng theo cái từ điển nào cả (vì theo tôi chức vụ hoàng đế thì hoàng đế của nước nào, chứ không có thể có hoàng đế của triều đại nào được do triều Lê hay triều Tây Sơn đâu phải là một quốc gia đâu). Trước đó nếu tôi nhớ không lầm là Ti2006 hay nhóm Wikipedia ở Pháp (Paris...) thêm infobox rất chuẩn xác theo công thức hoàng đế + quốc gia, nhưng một thành viên mới tạo tài khoản lại đi sửa lại lành hoàng đế + triều XXX gần như toàn bộ, nhưng không gặp bất kỳ sự phản đối nào.

Nếu chấp nhận luôn thì thành ra cái kiểu "nghe cũng đúng đúng", lâu dần lại được chấp nhận thành một cái sự thật có nguồn gốc từ Wikipedia thì rất có hại cho danh tiếng của dự án. Rất mong có sự tham dự của anh--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:45, ngày 15 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi vừa có ý kiến phản hồi tại mục này. Mong anh tiếp tục cho ý kiến để chốt phần vua thời kỳ có hai quốc hiệu.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 15:14, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn sửa

Có một thành viên đang xóa vài ông chúa ở chúa Trịnh và cả chúa Nguyễn, kiến thức của tôi thì Trịnh Cối đã được trao quyền hai tháng, thực tế đã là chúa Trịnh còn Nguyễn Ánh cũng đã xưng chúa theo thừa kế danh hiệu các chúa Nguyễn nên không có lí do gì bảo là hai người này không phải là chúa được. Còn Trịnh Kiểm đúng là hơi quá, vì ghi nhận ông này là chúa Trịnh luôn thì Nguyễn Kim cũng phải ghi thành chúa Nguyễn cho đúng vậy. Không biết ý kiến anh thế nào, mong anh tham gia thảo luận tại Thảo luận Thành viên:Tran Ai Quoc Vietnam#Đề nghị giải thích lý do.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:28, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mông-Việt 1258 sửa

  • Anh Trungda ơi, hiện tại các sách, báo và trên WP của mình có bản đồ nào thể hiện vị trí của Đại Việt, Đại Lý và miền nam Tống năm 1254-1259 không anh? Lý do em hỏi thế là vì, sau khi xem một cuộc tranh luận về bài chiến tranh Mông-Việt 1258, em phát hiện ra có một chỗ đã bị một số người hiểu lầm, đó là kiểu gì thì Mông Cổ cũng chỉ mượn đường Đại Việt để đánh Tống chứ không chiếm Đại Việt. Thực tế nếu xem kỹ lại sách có dẫn nguồn từ Nguyên sử, sẽ thấy rất rõ rằng Mông Cổ muốn đánh Đại Việt để mượn đường từ Đại Lý đến châu Ung, Quế (Tống), nhưng sau khi bỏ Thăng Long, họ tháo chạy về thành Áp Xích (Đại Lý) chứ không phải là cứ cắm đầu mà tiến vào Tống. Thực tế là vậy, không đòi hỏi nhiều lý luận mất công. Vậy không biết có bản đồ nào thể hiện vị trí tương quan của Đại Việt, Đại Lý và Nam Tống không, để người xem nắm rõ được đâu là Đại Lý, đâu là Nam Tống, và Mông Cổ năm 1258 đã phải lui về điểm xuất phát (Đại Lý) chứ không mượn được đường của Đại Việt để vào Ung, Quế.
  • Về trận chiến này, xem chừng An Nam chí lược của Lê Tắc còn xuyên tạc nghiêm trọng hơn cả các sách Kinh thế đại điển tự lục, Nguyên sử của TQ. Bên Tàu còn thừa nhận Mông Cổ đã phải rút quân, cử sứ đi "chiêu an" thì bị vua Trần trói tay đuổi về (phải thắng mới dám làm thế!), riêg An Nam chí lược ghi vua Trần "chịu hàng".
  • Trên thực tế An nam truyện, Nguyên sử không ghi lại chuyện "giặc Bụt", và sứ đến để đòi vua Trần vào chầu chứ không phải để "trả nước". Và thời điểm gửi sứ đó là lúc quân Mông Cổ đã về Vân Nam.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:57, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Về Trần Dụ Tông, mặc dù đây là vị vua có khá nhiều "phốt" nhưng cũng đáng khen là có tinh thần "tự hào dân tộc" cao được thể hiện qua bài thơ duy nhất của mình: khi muốn đề cao vua tổ sáng lập của mình, Dụ Tông đã chọn mục tiêu so sánh là Đường Thái Tông chứ không làm 1 bài kiểu "Sáng nghiệp Lý Trần 2 Thái Tông/Kia xưng Thiên Thành, ta Nguyên Phong/Vũ Đức thì chết, Yên Sinh sống...".Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:46, ngày 24 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tiếng Hán và các nhân vật Việt Nam sửa

Từ 12 năm qua đây là một vấn đề rất đau đầu của Wikipedia tiếng Việt. Vì cứ có người thêm, một thời gian lại có người xóa, nay mời anh thảo luận cho có đồng thuận áp dụng lâu dài, tránh hao tổn sức lực vô ích cho Wikipedia tiếng Việt tại: Wikipedia:Thảo luận#Việc thêm chữ Hán vào sau tên các nhân vật lịch sử VN. Chân thành cảm ơn anh trước.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:35, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vua Việt thời Xuân Thu sửa

  • Em hơi thắc mắc là vì sao sau khi đánh bại quân Việt, Ngô vương Phù Sai không sáp nhập luôn nước Việt vào địa đồ của Ngô đi, để cho Câu Tiễn có cơ hội phục thù mạnh như vậy :-? Dù Phù Sai có thời đã bắt sống Câu Tiễn nhưng hình như ko hề có ý định sáp nhập nước Việt.
  • Anh có thể xem hộ em bài Lộc Dĩnh được viết dựa trên nguồn nào không? Em cảm thấy rất khó tin, vì thời buổi đó các vua chư hầu TQ đánh nhau mở đất, cốt để giành cái ngôi bá chủ cho mình chứ có phải "yêu nước, thương dân" gì đâu, mà bài viết như tuyên truyền chính trị còn sót lại của nước Việt ấy :-?

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:40, ngày 8 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quan hệ Bulgaria - Tàu sửa

Cảm ơn Trungda đã gắn biển, đúng là bài này đã không được dẫn nguồn nào. Nay tôi đã thêm một số nguồn, mời Trungda vào xem lại. - jan Win (tl~đg) 09:00, ngày 15 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thụy hiệu viết tắt của mấy vua Việt Nam sửa

Không biết anh có tài liệu nào đáng tin cậy về thụy hiệu viết tắt của các triều vua Việt Nam không. Vì một thành viên một mục đích đang cố thêm vào thụy hiệu đầy đủ vào tất cả infobox của các vua Việt Nam, tôi tin rằng việc này không phù hợp do nó làm infobox bị thiên lệch qua chữ Hán và không còn mang tính tóm tắt nữa. Nhưng rất cần tài liệu để có thể phản biện lại cho chính xác.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:27, ngày 2 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Việt-Xiêm (1833-1834, 1841-1845) sửa

Anh Trungda ơi, không biết trong các tài liệu của anh có đề cập gì về nội dung 2 cuộc chiến này qua góc nhìn của sử Thái Lan không? Em đã thử tra Google Books theo tiếng Anh và dùng Google dịch để đọc bài về vua Rama III và các tướng chỉ huy trận chiến trong wik tiếng Thái, thấy họ toàn là ca ngợi các nhân vật nầy đã đàn áp được cuộc khởi nghĩa Anouvong và giữ được 1 phần quyền bảo hộ Campuchia mà thôi, không hề đề cập đến chiến sự với ngưởi Việt. Phải chăng người Thái muốn dấu diếm ém nhẹm đi luôn trận thảm bại của mình? p/s Thông thường các phe viết sử hay có xu hướng hạ thấp, viết sơ lược các trận thua và thổi phồng các trận thắng; mấy ông Thái giấu luôn thì có lẽ thua thảm lắm rồi :VTi2008(Thảo luận, đóng góp) 02:03, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em nghĩ việc Quốc sử di biên không đề cập có lẽ do nó được nho thần viết ra, mà từ thời xưa văn thần đã có truyền thống "đầu tư" ít thời gian cho các mảng quân sự. Như Đại Việt Sử lược chẳng hạn, em thấy họ chỉ đề cập (mà chưa kể là đề cập khá ngắn) những trận chống ngoại xâm lớn, và những trận viễn chinh bắt, giết vua địch, còn đâu những cuộc chiến nhỏ hơn với Chiêm Thành, Chân Lạp họ đều không nói tới. Em vừa tìm được ở đây có người dịch một số đoạn sử Thái viết về trận Rạch Gầm-Xoài Mút và trận 1833-1834, xem ra quân Thái rất đề cao chiến thuật của quân Việt. Tiếc là hình như sách này chưa dịch ra tiếng Anh, em không tìm được trong Google Books.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:18, ngày 8 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời tham gia thảo luận sửa

Chào bạn Trungda, Tôi thấy bài về Pháp Luân Công trên wiki không trung lập, các lý do, các sự thật về Pháp Luân Công tôi đưa ra tại mục thảo luận bài viết này, rất mong bạn vào cùng nhau thảo luận phản biện. Chân thành cảm ơn bạn, chúc bạn may mắnبنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 10:47, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Toàn thư sửa

Hồi đầu đọc sách ĐVSKTT em thường ngạc nhiên các sử thần soạn giả là của thời Lê, mà sao lại dám phê bình các vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, và Hiến Tông là "đa nghi hiếu sát", "đam mê tửu sắc", "công trình thổ mộc vượt quá quy mô"... này nọ. Nhưng bây giờ tra kỹ thì mới thấy phần từ sau khởi nghĩa Lam Sơn là do nhóm Phạm Công Trứ biên soạn, mà người này nổi tiếng là trung thần của họ Trịnh. Nên suy cho cùng Toàn thư vẫn ko khác các bộ sử triều Nguyễn, đó là chỉ có "bản triều" của mình (Lê Trung Hưng, mà thực chất là chúa Trịnh) là ko nhận 1 lời phê phản biện nào, trừ các vua Lê chống Trịnh, bị giết.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:20, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hình như theo Tống sử thì các thụy hiệu Thái Tổ, Thái Tông... của thời Lý chỉ đến thời Lý Thánh Tông mới xuất hiện, ông ấy đặt thụy hiệu kiểu Trung Hoa cho cha, ông để tỏ rõ ý chí muốn ngang hàng với Trung Hoa. Điều này các bộ sử VN không nói gì. Có ông sử gia Tây đã ngờ rằng chính Lý Thánh Tông mới là vua "mở nền chính thống" của nước Việt, mà Lê Văn Hưu gán việc này cho Đinh Bộ Lĩnh để hạ thấp nhà Lý, tâng nhà Trần lên. Không biết thực hư thế nào :-?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:05, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Trong Cương mục, chỗ nói về Lê Thánh Tông đặt 6 bộ, Tự Đức phê: " Do cái bệnh sính thay đổi". Em nghĩ chắc đây là cách "mượn gió bẻ măng" để đả kích những người đương thời muốn canh tân, chứ một vị vua sùng nho như Tự Đức thì khó lòng mà "phê" Lê Thánh Tông được.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:33, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa

Bạn đã xóa Bản mẫu:Tổ chức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lí do Bản mẫu:Tổ chức Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới là cách viết đúng. Nhưng tên nước theo hiến pháp 2013 là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". (bản scan Hiến pháp có tại đây). Việt Hà (thảo luận) 16:53, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC) Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 02:13, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hỏi sửa

A lô?? Bác giúp e tý được không?? Hancaoto (thảo luận) 13:24, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn có biết sửa

Bạn có biết lần 2 tuần này chưa được cập nhật nên tôi tạo trang Wikipedia:Bạn có biết/2017/Tuần 22/2 từ Bạn có biết lần 1 để có cái hiện lên Trang Chính, bác vào cập nhật giúp. Xuân (thảo luận) 05:43, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Translating Ibero-America is back! Come and join us :) sửa

Dear Trungda
Hope this message finds you well :) On behalf of Iberocoop we are happy to announce that our culture contest is back! It is aims to improve articles regarding our local culture in many other Wikipedias as possible ;) Please find the contest page here Hope to seeing you participating!
Hugs! Anna Torres (WMAR) (thảo luận) 16:49, ngày 4 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tục tư trị thông giám sửa

Em có tra mấy trang phiên âm được vài đoạn của sách này, vừa mô tả theo kiểu "quân Nguyên ở Thăng Long bảy ngày, Nhật Cảnh đến xin nội phụ, rồi lui quân về", lại vừa kể các lần vua Trần và vua Tống trao đổi sứ thần sau năm 1258. Em không hiểu ông tác giả nhà Thanh nghĩ gì mà lại "khinh thường" Mông Cổ đến thế, nếu thực Đại Việt đã "nội phục" Mông Cổ rồi thì làm sao qua lại với Tống dễ dàng được vậy.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:47, ngày 9 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nhưng ít ra để làm được vậy thì nước nhỏ đó phải hoàn toàn độc lập và ko phải "nội phụ" ai chứ, đúng ko anh? Chứ như Cao Ly khi thần phục Liêu là phải cắt quan hệ với Tống, rồi khi thần phục Mông Cổ thì Liêu đã bị diệt rồi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:08, ngày 12 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Translating Ibero-America is back! Come and join us :) sửa

Hi!

Iberocoop has launched a translating contest to improve the content in other Wikipedia related to Ibero-American Culture.

We would love to have you on board :)

Please find the contest here

Hugs!--Anna Torres (WMAR) (thảo luận) 00:03, ngày 12 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nam (quận) sửa

Em mới dịch bài này, nhưng không đủ sức bổ sung và hoàn thiện. Anh xem hộ em xem có gì cần chỉnh sửa không với. Mà em nghĩ có thể thêm chút nội dung của bài "Vấn đề Kinh Châu" vào.--Hiếu 10:51, ngày 14 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em cảm ơn anh đã đáp lại, thực ra em còn định dịch phần địa lý và địa giới đại khái của từng huyện nữa, nhưng mà cuối cùng nản không dịch. Ngoài ra, em đã tìm được thông tin về Trọng Tương vấn Hán. Cố sự này là phần mở đầu của bộ Tam quốc chí bình thoại, được xem là một trong những nguyên liệu cơ sở để La Quán Trung viết lên Tam quốc diễn nghĩa. Thế nhưng nó chắc chắn không phải thơ. Nên em nghĩ có hai khả năng, một là có người Trung Quốc diễn giải truyện thành thơ, hoặc là đây chính là dịch từ bài thơ tổng kết (mặc dù em chưa tìm được bản mềm nào của bộ sách này) nếu có (có thể bài thơ tổng kết là sáng tác của LQT, vì em khôgn tìm đọc đc văn bản). Khả năng hai là các dịch giả Việt Nam sau khi tiếp xúc với văn bản qua nghe hoặc đọc (vì người TQ có phong cách bình thư, thuyết thư) nên đã sáng tác lại thành thơ lục bát, như thế có thể xem như mang hơi hướng Truyện Kiều hay Nhị độ mai.--Hiếu 10:43, ngày 4 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Anh đổi hướng hộ em bài này với, Hào Hải Đông thành Hác Hải Đông. Đợt trước (và thậm chí bây giờ) em vẫn vô cùng khó chịu vì cái đám "Cuồng Hoa", "Cuồng phương ngữ Nam Bộ" đó. Chữ 松 là Tùng 100%, chẳng liên quan gì tới chữ Tòng cả, một cái tên sai bét nhè ra nhưng lại được làm thành tên bài. Ok, làm tên bài không sao, nhưng khi thêm phiên âm đúng vào thì lại lùi sửa một cách vô lý. Cái kiểu có một BQV vô điều kiện "bảo kê" nên hống hách đó quả thật khiến người "tâm tro ý nguội". Xóa thông tin kiểm chứng, xóa nguồn dẫn, lùi sửa không lý do, thảo luận chưa chấm dứt đã tự tiện kết luận là bản thân đúng,... Quả thật nhiều lúc em tự hỏi là cái lũ lúc đó mà bản thân cố gắng thảo luận, biện giải thông tin, chứng minh cho chúng thấy đó, là người hay với chó?

Sau một thời gian tìm hiểu, nói thật chữ 武, chữ duy nhất được phiên âm là Võ trong 5-7 cái từ điển Hán Việt từ xưa và nay đó, nhiều khả năng là từ thuần Việt, hoặc ít nhất là du nhập từ tiếng Quảng. Nó có thể là sáng tạo vô cùng lớn của cha ông ta, với việc phân biệt võ nghệ với vũ nghệ (múa). Thế nhưng những nhân vật lịch sử người TQ họ Vũ đa số họ sống ở miền Hoa Trung Hoa Bắc. Tất cả họ đều là Wu chứ không phải là Wo. Có một đạo lý đơn giản như thế, em thấy trừ việc họ là người hải ngoại ra thì chắc không có lý do nào giải thích về độ vớ vẩn vô điều kiện đó. Một họ khác nữa là họ Khâu, sau khi tìm hiểu, em đã phát hiện ra là không có họ Khưu, hay đúng hơn nó khả năng lớn là một họ "Thuần Việt" như Huỳnh, Võ, Lò. Và chữ được cho là họ Khưu đó thực ra là họ Khâu sau khi nhà Thanh ép người họ Khâu phải kiêng húy.

Kế tiếp còn vấn đề họ Lã với Lữ. Một nhóm người thì lấy cớ tiếng Việt đọc thế nào để tên thế đó, nhưng Diepphi thì lại lợi dụng điều ngược lại để đổi tên bài từ Lã thành Lữ vì "họ người TQ". Đúng là mọi sự điên đảo đảo điên. Ức chế khó hết. Em vẫn còn nhớ cái dòng đầy khiêu khích khi lùi sửa của cái tên đó, Thusinhviet, "sao không làm gì đó có ích hơn". Vô cùng buồn cười khi kẻ mang tư tưởng hẹp hòi lại nói thế.

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

BCB sửa

Hi bạn, có lẽ để tuần này DHN hoặc bạn kiểm chứng và chọn ý giúp (chưa thấy DHN nhỉ). Mình chuồn đây. Dạo ni vướng mấy việc gia đình (đêm thứ 6 thì trắng đêm chăm ông nhạc sau phẫu thuật tại bệnh viện, hôm nay thì về quê đám giỗ giờ đang đau hết cả đầu :D). Chúc một tuần mới mọi an lành! Hôm nào off đê. Lâu lắm rồi! Việt Hà (thảo luận) 17:18, ngày 18 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nguyên-Việt-Chiêm 1285 sửa

Năm 1285 khi đòi Vua Trần gửi quân, tiếp tế giúp đánh Chiêm Thành, dường như các tướng Mông Cổ đã quên mất việc "nhử mồi" Đại Việt băng cách kích động tham vọng lãnh thổ của Đại Việt với nước Chiêm. Không rõ điều này cho thấy Mông Cổ ngoại giao quá dở, hay chăng Đại Việt đã quá cảnh giác trước bài học về liên minh Tống-Mông diệt Kim, hay là quan hệ Việt-Chiêm lúc đó đang quá tốt đẹp?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:01, ngày 22 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đây là lần duy nhất mà Đại Việt và Chiêm hợp mưu chống phương Bắc, hoàn toàn khác các cuộc chiến trước (1075-1077) và sau (1400-1407)!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:09, ngày 23 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lê Tương Dực sửa

Đến nay em vẫn hơi ngạc nhiên với nhân vật này, vì là 1 ông vua lấy ngôi 1 cách chính nghĩa, buổi đầu trị vì khá tốt, có nhiều chính sách hay, mà sao đến nửa cuối lại trở nên sa đọa, tàn bạo như vậy? Có lẽ Trịnh Duy Sản chỉ là 1 kẻ thù vặt và tham quyền lợi, mới giết Tương Dực để trả thù 1 mâu thuẫn lôi thôi nào đó thôi, chứ nếu Trịnh Duy Sản và những người tương tự là hiền thần thật thì lẽ ra phải giúp được vua trị nước lâu dài, yên ổn rồi chứ. Thật đáng tiếc cho những vị vua "trung hưng" như Trần Nghệ Tông, Lê Tương Dực, khi lên ngôi mang lại đầy hứa hẹn thế mà vì những lý do khác nhau mà danh tiếng ko vẹn toàn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:57, ngày 27 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không rõ "mực" đó là những thành phần bất hảo nào khiến Tương Dực "đen" anh nhỉ? Khi đó chế độ khoa cử đang rực rỡ, trong triều Tương Dực cũng có nhiều người giỏi như Nguyễn Văn Lang, Lương Đắc Bằng, Lê Tung,..., cho nên em có ngờ rằng Trịnh Duy Sản thật ra là thành phần bất hảo, sau giết vua cũng là thù vặt cá nhân mà thôi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:20, ngày 4 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lê Anh Tông sửa

Không biết khi vua Lê Anh Tông nghe lời 2 người khuyên lánh đi Nghệ An, ông ấy còn nhớ tới bài học Lê Chiêu Tông bỏ ngõ kinh sư để rồi Mạc Đăng Dung lập hoàng đệ Xuân (và từ đó khống chế triều đình) không nhỉ?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 09:53, ngày 6 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nếu lúc đó Anh Tông mà đầu hàng Mạc thì tất yếu là Trịnh sẽ có đủ lý + cớ mà lật đổ nhà Lê và --> Nhà Trịnh!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:57, ngày 9 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trong việc chấp nhận quan hệ cộng sinh với nhà Lê để giữ quyền bính, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng có lẽ đã chấp nhận 1 mạo hiểm, đó là họ Trịnh sẽ không bao giờ có cơ hội lên ngôi Hoàng đế. Thứ nhất, là nếu quan hệ Lê-Trịnh tốt đẹp, đưa đất nước đi lên, thì các thành quả của Trịnh mặc nhiên sẽ được thừa nhận là thành quả của Lê (mà nếu muốn giành ngôi Hoàng đế thì Trịnh phải chứng tỏ uy tín của mình hơn Lê). Thứ hai, là nếu quan hệ Lê-Trịnh xấu đi, kinh tế suy sụp, thì các phong trào nổi dậy sẽ chĩa mũi giáo trực tiếp vào Trịnh, mà phong trào "phù Lê diệt Trịnh" là điển hình. Dường như điều này chứng minh cho việc Toàn thư khen những Lê Thế Tông, Lê Thần Tông,... là vua giỏi và chê những Lê Anh Tông, Lê Kính Tông là vua dại; và điều này cũng khiến vị vua yểu mạng Lê Trung Tông được làm Vũ Đế của nhà Lê.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:44, ngày 10 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Một cách tốt để hạn chế nạn quyền thần, đó là trao người tôn thất làm những chức lớn, truyền thống này đã có từ thời Lưu Bang phong các con làm vưa chư hầu cho đến khi công ty gia đình trị ngày nay. Em cũng thắc mắc vì sao nhà Lê không lập một đội ngũ tướng lĩnh tôn thất tài ba, vốn đã rất thành công ở thời Lý, Trần và kể cả thời Hồ với Tả tướng quốc Trừng. Trước 3 vua thời suy vong, loạn lạc mà anh nêu, thật ra trước đó các công thần đã có thể phế, giết Lê Nghi Dân và tôn lập Lê Thánh Tông, chủ cho biết là triều đình Lê phụ thuộc vào công/quyền thần cỡ nào.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:06, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em cũng thấy trong 27 nhà Lê, chỉ có 7 vua là giỏi (trong đó Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông văn võ toàn tài; Nhân Tông, Hiến Tông, Túc Tông thì giỏi giữ ổn định; Tương Dực có nhiều "phốt" nhất). Mà xét kỹ từng thế hệ, Thái Tổ, Thái Tông chưa lập được 1 thế hệ tôn thất-tướng lĩnh giỏi, vì cả 2 vua này đều chết khi các con mình hoặc là còn nhỏ, hai là đã bị phế. Đến Thánh Tông thì hình như ông thấy mình "đủ dữ" để giới võ tướng phải sợ rồi (bằng những cách mà anh đã nêu), nên muốn định hướng các con theo hướng văn trị hơn là võ công, mà Hiến Tông chọn Túc Tông Thuần nối ngôi cũng vì phẩm chất văn trị của Thuần. Điều này cũng khó hiểu, vì Thánh Tông "đa nghi" với công thần nhưng lại ko "nâng sức đề kháng" của các tôn thất của mình. Đáng tiếc vì họ Lê có 1 số nhân vật có tố chất cầm quân, trị nước rất giỏi (như Thái Tông vị thành niên đã ức chế quyền thần, đánh dẹp Di địch; Tương Dực 14 tuổi biết đánh đổ bạo chúa...) mà lại ko được phát huy. p/s Nếu lời tố của Mạc với Minh là đúng, thì hình như Anh Tông mới là vua đầu tiên của Lê trung hưng!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:40, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời thảo luận sửa

Chào bạn, mời bạn vô Wikipedia:Thảo luận#Ghi đầy đủ địa chỉ nơi ở của nhân vật, theo các bạn có nên không và cho biết ý kiến của mình. Cảm ơn bạn. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 10:29, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời tham gia Thảo luận sửa

Chào bạn, mời bạn xem Wikipedia:Thảo luận#Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính và cho biết ý kiến của mình. Cảm ơn bạn.
 T à i T â m T ì n h  Thảo luận 05:52, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Biểu quyết sửa

Chào bạn. Trân trọng mời bạn tham gia Biểu quyết tạiː Wikipedia:Thảo luận/Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính/biểu quyết. Xin cám ơnǃ
 T à i T â m T ì n h  Thảo luận 07:57, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hai vua Lê sửa

Vừa rồi đọc lại về nhà Tiền Lê thì e chợt có cảm nhận: Lê Tương Dực của Hậu Lê khá giống Lê Long Đĩnh của Tiền Lê. Cả hai đều đánh trận giỏi và có 1 số thành tựu nội trị nhưng đã nhiều tài thì cũng ko kém phần "lắm tật", và đều giữ ngôi ko đc lâu. Và có lẽ hạng Khương Tiểu Bạch, Lý Long Cơ phải hơn 2 vua Lê này vì dù 2 người kia cuối đời cũng chìm đắm tửu sắc nhưng ko bị tiếng xấu là "tội ác" rõ ràng như 2 ông Lê, và người hiểu sử 1 cách cơ bản thường nghĩ Khương, Lý là "minh quân". Anh thấy sao?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:49, ngày 22 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Giữa Tần vs Đinh thù em cho là "Tần" nhỉnh hơn 1 xíu vì thống nhất những nước chư hầu lớn khó hơn dẹp các hùng trưởng địa phương, nhưng Lê Lợi vs Lưu Bang thì công đánh dẹp của Lưu tất ko bằng vua Lê chống quân Minh hùng mạnh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:26, ngày 24 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trịnh Sâm cũng là dạng giống 2 vua Lê trên, nhưng thành tựu võ công, văn trị của Trịnh rõ nét hơn, ít giết bừa hơn và hình như may mắn hơn cho nên "chết lâu" hơn, đá hẳn hậu quả sang 2 con của mình.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:47, ngày 26 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chu Chiêu vương sửa

Anh có các tài liệu nào khác nói về nhà Chu và đặc biệt là ông vua này ngoài Sử ký Tư Mã Thiên không? Em không biết Tư Mã Thiên viết sao nhưng en.wiki trích dẫn 1 số tài liệu hiện đại dựa theo Tả truyện, Lã thị Xuân thu, Trúc thư kỉ niên mô tả cái chết của ông này đẫm máu hơn như trong bài của wiki mình mô tả nhiều. Mà Trần Duệ Tông cũng vậy: hình như các vua ngày xưa khi tổ tiên mình chết trận thì thường nói là "đi tuần bị chết đuối" cho đỡ hổ thẹn, chắc bắt đầu từ vụ Chu Chiêu vương này.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:51, ngày 28 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có 1 số sử gia hiện đại còn dẫn các di tích khảo cổ nói Chiêu vương đã chinh chiến rất nhiều với nước Sở ở phía Nam, mà theo Tả truyện hay Trúc thư gì đó thì "thiên tử" chết đuối và "sáu quân" đều bị tiêu diệt. Cho nên hình như đây là 1 nỗi nhục lớn đầu thời Chu, Sử ký nói Chiêu vương "có nhiều thiếu sót" là chắc là chinh chiến nhiều quá nên chuốc lấy bại vong.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:11, ngày 1 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lý Thái Tổ - Lê Đại Hành sửa

Anh có nghe về bài văn ngự chế này chưa? Em không biết có đáng tin hay không (em hơi nghi ngờ vì nó mang tựa Bài ngự chế bia ký về công tích vị Thái tổ họ Bùi của Hoàng đế Thái Tổ triều Lý, trong khi miếu hiệu Thái Tổ chỉ xuất hiện sau khi Lý Công Uẩn mất)? Nếu đáng tin cậy thì không ngờ Lý Thái Tổ nhìn nhận về Lê Đại Hành không "sáng sủa" như 1 số người từng nghĩ.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:42, ngày 7 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em cũng thấy lạ là Lý Thái Tổ là ông vua sùng Phật giáo, mà các nghi lễ đề cập trong bài này như lễ tang "Bùi Thái Tổ" chẳng hạn, không hề thấy có yếu tố Phật giáo (mà Nho giáo nhiều hơn). Và cái tước Trinh Quốc công thì lại nghe giống với kiểu tước hiệu do Lê Thánh Tông đặt từ năm 1471.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:05, ngày 11 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Minh-Việt-Chiêm sửa

Bữa trước em có nghe anh nói Chu Đệ hiếu chiến nhưng không "đánh An Nam, phá luôn Chiêm Thành" như Lưu Phương. Theo phỏng đoán của em thì dù Chu Đệ hiếu chiến và nhà Minh của ông ta mạnh hơn nhiều nhà Tùy thời Dương Kiên, Lưu Phương,... nhưng cũng vào thời Chu Đệ, các kẻ thù của Trung Quốc (Việt Nam, Mông Cổ...) mạnh hơn thời trước. Đơn cử là Chu Đệ mấy lần đánh Mông Cổ mà không thu được kết quả quyết định. Cũng vậy, Minh dù diệt được Hồ Quý Ly nhưng ngay sau đó đã phải đối phó nhiều cuộc đấu tranh mạnh mẽ của tộc Việt (chỉ vài tháng sau khi hai Hồ thua là Trần Ngỗi đã lên ngôi), nên Minh phải bận đàn áp các phong trào này và không rảnh tay đánh Chiêm.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:13, ngày 17 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cho nên đúng là lịch sử cần được nhìn ở góc độ khách quan. Nếu nhìn sử theo quan điểm của chủ nghĩa dân tộc, thì rõ là khó ai nhìn ra được cái tài của Hồ, Trịnh, Mạc như anh đã nêu. Ngoại trừ Hồ còn có chút "công danh" là có đợt đánh thắng Chiêm thành và chống Minh anh dũng, còn Trịnh mất sứ mệnh "mở cõi" về tay Nguyễn. Dù các đối thủ của Trịnh quả là mạnh và có phần khó hơn các đối thủ của Nguyễn, các đối thủ Chiêm, Lạp, Xiêm của Nguyễn lại không phải người Việt nên Nguyễn hầu như luôn ghi điểm hơn Trịnh trong mắt người dân tộc chủ nghĩa.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:38, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trịnh Tùng sửa

Em đọc Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản này (1) ghi rất rõ Trịnh Tùng "bức vua thắt cổ chết", đơn giản và rõ ràng. Nhưng sang bản này (2) lại có 1 đoạn văn lạ lùng, nhằm che dấu hành động "giết vua" của họ Trịnh:

"Ngày 12 tháng 5, chúa ngự ra phủ đường, tập hợp bách quan. Chúa thân bưng mâm vàng trầu cau [22a] bước ra, khóc mà nói rằng: "Thời kỳ họ Mạc, nhà vua đã không còn thiên hạ. Cha tôi thân khởi nghĩa binh, đón tiên đế từ trong hang núi trở về, sáng lập triều đình. Tôi tôn phò ba triều, thân trải trăm trận đánh, thu phục giang sơn, tổn phí bao tâm lực, tuổi đã bảy mươi. Nay nhà vua nghe đứa con phản nghịch, nhẫn tâm làm việc này"...
Các thần liêu văn võ ai cũng phẫn uất. Nguyễn Danh Thế, Lê Bật Tứ, Nguyễn Duy Thì đều kiên quyết nói: "Con bất hiếu thì phải giết, vua vô đạo thì phải phế" và xin cho Xuân được tự tử. Lại theo việc trước đây Y Doãn Hoắc Quang đã làm [bắt giam vua]. Các triều thần đều theo lời bàn đó. Chúa nói: "Đây là việc lớn, các ông chớ nên khinh suất". Nguyễn Danh Thế xin bắt Trịnh Xuân, bãi hết quan tước, binh quyền, giam vào nội phủ. Chúa nghe theo. Giết nghịch đảng là bọn Văn Đốc. Nhà vua thì xấu hổ, nói với hoàng hậu rằng: "Ta còn mặt mũi nào mà gặp vương phụ nữa", bèn [22b] tự thắt cổ, rồi băng.
Chúa nghe tin rất sửng sốt, thương xót. Sớm hôm sau gọi các bề tôi vào nói: "Tai biến của trời không phải vô cớ mà sinh ra, không ngờ nay lại thấy việc này. Nên làm sao bây giờ? ". Các quan đều nói: "Thánh thượng chí đức. Nhà vua làm điều vô đạo, tự dứt với mệnh trời, thì lễ tang tế nên tước giảm bớt đi". Chúa bảo: "Lòng ta không nỡ". Bèn sai vẫn dùng lễ đối với thiên tử. Triều đình bàn không nên đưa vào thờ ở thái miếu mà lập một điện riêng để thờ cúng, dâng thuỵ là "Giản Huy Đế" táng ở lăng Bố Vệ."

Không rõ vì sao 1 bộ Toàn thư lại có 2 bản khác nhau như vậy? Phải chăng bản (2) là do sử thần thế hệ sau thêm thắt vào bản (1) để che dấu tội ác của họ Trịnh?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:55, ngày 24 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Theo em có 1 sự thật khiến Trịnh hay bị hạ thấp so với Nguyễn, đó là Nguyễn được điều kiện lịch sử đưa đẩy để mở đất về phương Nam, hoàn tất bản đồ chữ S, xác lập chủ quyền Hoàng Sa,... Việc mất đi danh tiếng lịch sử này chắc cũng là hậu quả của việc Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn không đánh dứt điểm được Nguyễn. Ngày nay, so ra giữa 2 Lê (Tiền Lê + Hậu Lê), Lý, Trần, Hồ, Mạc, Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn thì quả thật Trịnh thuộc hạng khá mờ nhạt vì không có chiến tích mở cõi, đánh ngoại xâm, có lẽ không phải các chúa không giỏi mà là không có điều kiện.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:02, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Theo anh, về tính cách, cách cai trị, thành bại,... giữa Ung Chính nhà Thanh và Minh Mạng nhà Nguyễn có liên quan gì với nhau không? Em thấy hai vua đều cứng rắn, quyết định và chống tham nhũng mạnh nhưng dường như Ung Chính vẫn được ngườI TQ ca ngợi nhiều hơn người VN đối với Minh Mạng.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:27, ngày 31 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thực ra em thấy vua Lê Hồng Đức cũng có 1 số phẩm chất giống 2 nhân vật trên, cứng rắn với anh em và bầy tôi, chống tham nhũng quyết liệt, mở rộng bờ cõi. Nhưng có lẽ vua Lê sinh đúng thời (thế kỷ 15: chế độ Nho giáo đang phát huy hiệu quả; kẻ thù Chiêm Thành đã suy sụp; nhà Minh không còn dám gây sự) nên để lại danh thơm hơn hai vua Thanh, Nguyễn ở trên.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:51, ngày 5 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời thảo luận sửa

Chào anh Trungda, hiện tại, em đang mở một cuộc thảo luận về việc sử dụng tên nước "Đông Timor" hay "Timor-Leste" tại Wikipedia:Thảo luận#Đông Timor hay Timor-Leste. Anh là thành viên lâu năm với hiểu biết rộng và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho Wikipedia, xin mời anh cho ý kiến. Cảm ơn anh. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:48, ngày 11 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Khiêm vương Mạc Kính Điển sửa

Phải chăng đây là vị tướng tôn thất lỗi lạc nhất trong lịch sử nước Nam kể từ sau thời Hồ Nguyên Trừng?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:56, ngày 13 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có lẽ lịch sử về Duy Mật sẽ hấp dẫn hơn và "tiểu thuyết" hơn nếu như ông xưng đế giống Lưu Bị. Nhưng ông không làm thế. Phải chăng vì ông sợ Trịnh Doanh lấy cớ là ông phản nghịch, không trung thành này nọ (với vua Ý Tông, Hiển Tông đang tại ngôi) và từ đó cô lập ông?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:25, ngày 16 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nam Bắc triều sửa

  • Về nhà Mạc, chung quy em thấy các sử quan nhà Lê viết về "ngụy Mạc" là khá khách quan, đặt vào cảnh họ là triều đại bị Mạc cướp ngôi. Trước đó, sử viết về thời Lý chứa đầy rẫy phê phán của Lê Văn Hưu, ông sử quan nhà Trần; sử về nhà Trần cũng chứa nhiều chỉ trích mạnh của Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên thời Lê. Trong khi đó Đại Việt Sử ký Toàn thư, Đại Việt thông sử hầu như toàn hạ thấp nhà Mạc bằng hình thức, gọi là "ngụy Mạc", gọi các vua Mạc bằng tên cúng cơm..., nhưng viết về hành trạng của các vua Mạc, các tướng Mạc thường không "nhận định", mà đã nhận định thì có nhiều chỗ rất khách quan, như chỗ nói về thành tựu nội trị của Mạc Đăng Doanh, về tài cầm quân của Mạc Kính Điển, Nguyễn Quyện,... Chứng tỏ thời Lê nền giáo dục phát triển, sử thần được đào tạo rất tốt.
  • Riêng chuyện vua Trang Tông sai Trịnh Duy Liệu đi cầu viện nhà Minh, em nghĩ chưa thể xác định đây có phải ý xấu hay không. Lúc này nhà Minh quốc lực đã đi xuống, không còn như thời Chu Nguyên Chương, Chu Đệ nữa, mà ngay cả thời Chu Đệ cũng không dám tiến xuống Chiêm Thành. Phải chăng vua Lê tính "tọa sơn quan hổ đấu" để Minh với Mạc choảng nhau thấm mệt đã rồi tiến quân ra Bắc diệt Mạc đuổi Minh về nước?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:00, ngày 19 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
  • Tây Sơn đen đủi nhưng câu chuyện của Nguyễn và Tây Sơn có lẽ vẫn luôn hấp dẫn hậu thế hơn chuyện của Mạc-Trịnh, vì từ sau năm 938, Đinh, Mạc, Trịnh là 3 triều đại duy nhất không đánh 1 trận nào với ngoại bang. Tây Sơn thậm chí ngắn ngủi hơn cả Mạc, nhưng về chiến công chống ngoại xâm thì quá lừng lẫy.
  • Về Nguyễn Ánh, có thể thông cảm không anh? Vì ông ta xử Nguyễn Quang Toản ác hơn Trịnh Tùng xử Mạc Mậu Hợp, nhưng thật ra ông ta có nhiều mối thù với Tây Sơn hơn là Trịnh với nhà Mạc. Theo sử thời Nguyễn thì Tây Sơn quật lăng mộ tổ tiên và cha ông ta, với lại chúa bị giết (Phúc Thuần) là người chú rất thương ông ta. Với lại 25 năm vừa chiến đấu vừa lưu vong của Nguyễn Ánh khốn đốn, ú tim hơn cuộc chiến của Trịnh diệt Mạc.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:00, ngày 22 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Công nhận bài viết của ông đó có chỗ nói hơi quá, như cái ý "Đức năng thắng số" chẳng hạn. Vì ngày xưa nhiều người tàn bạo như Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn,... rất tàn bạo nhưng được "thiên thời" nên giành được thiên hạ đó thôi. Rồi về "đức" thì Mạc Kính Điển rất tận trung với những ông vua mà mình nói là tôn phò, nhưng phải thua Trịnh Tùng, người giết Lê Anh Tông, đó thôi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 23:48, ngày 22 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

BCB sửa

Chào Trungda. Hai hôm nay mình vướng chút việc thi cử (nâng ngạch), thi xong lại ngồi với mấy anh chị em đồng nghiệp. Về nhà rồi mà mệt quá ko gượng nổi nữa. Ngoài ra, tuần tới mình có khi lại nhập viện phẫu thuật, ko online thường xuyên được. Rất mong Trungda giúp đọc bài mới trong tuần để chọn ý cho BCB. Cảm ơn nhiều lắm. Việt Hà (thảo luận) 13:48, ngày 24 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phòng bv điều hòa hỏng, bn đông, ngột ngạt ko ngủ đc, đang nằm vạ vật dùng máy tính bảng rà nhanh xem có cùng ông làm bcb đc ko :) Việt Hà (thảo luận) 17:15, ngày 1 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trịnh Giang, Trịnh Doanh sửa

Xem ra tác nhân chính để có cuộc đảo chính của Trịnh Doanh không phải là Trịnh Giang, mà chính là tay hoạn quan Hoàng Công Phụ. Trịnh Giang dù kém tài, ăn chơi trác táng,... nhưng có vẻ không ham quyền cố vị lắm, sẵn sàng nhượng quyền cho Trịnh Doanh. Chỉ có tên Hoàng Công Phụ hiếp chế mà các đại thần theo Trịnh Doanh mới buộc phải đảo chánh để trừ cái "gai" Công Phụ này.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:22, ngày 28 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hình như "thượng hoàng" Lê Ý Tông nhỏ tuổi hơn "vua cháu" Lê Hiển Tông thì phải? Chú nhỏ hơn cháu là chuyện thường nhưng thượng hoàng nhỏ hơn vua là chuyện độc đáo.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:07, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Xem ra dù danh hiệu thượng hoàng được sử dụng nhiều lần nhưng chỉ trong thời Trần, Hồ, Mạc là những thời duy nhất Thượng hoàng cầm quyền cai quản việc nước. Thời Lê trung hưng, ngôi Thượng hoàng, Thượng vương có vẻ như 1 dạng an ủi, "đền bù" để xoa dịu cho mấy ông vua, chúa mất ngôi, hoàn toàn ko có thực quyền.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:30, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em thấy Trịnh Cương chết ở tuổi đó cũng đâu quá sớm so với thời bấy giờ đâu anh. Ngày xưa Trần Anh Tông lúc chết mới 44 tuổi nhưng cũng có được người kế thừa xứng đáng là Trần Minh Tông đó thôi. Ngoài ra Nguyễn Phúc Khoát chết cũng không quá trẻ so với thời ông ta nhưng thời thế vẫn đưa đẩy Phúc Thuần nhỏ tuổi, kém năng lực lên ngôi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:11, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nếu đúng mấy ông chúa Trịnh sau Trịnh Căn hưởng lạc thật, thì chắc ông Cương, ông Doanh vừa hưởng lạc nhưng vừa có nhiều đại thần có năng lực và trung thành, có thể sai bảo, nên tuy hai ổng hưởng lạc nhưng tình hình đất nước khá ổn, không có hiện tượng nào xấu lắm. Còn ông Giang, ông Sâm dùng những người không tốt nên hưởng lạc 1 cái là suy ngay. Đặc biệt ông Sâm suy yếu sau khi Hoàng Ngũ Phúc chết.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 10:02, ngày 3 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
  • Lớp đại thần thời Trịnh Cương, Trịnh Doanh còn có những văn thần có năng lực ấn tượng như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Thái, Nguyễn Quý Cảnh,... Theo em Lê Quý Đôn có thể có kiến thức học vấn rộng nhưng năng lực quản lý việc nước có vẻ không chắc chắn như mấy tay này. Về Lê Hiển Tông, nếu lúc đó Nguyễn Huệ kịp tiêu diệt Nguyễn Ánh, và vua Lê cứ như Hiển Tông, thì không khéo đất nước sẽ thống nhất dưới 1 cục diện"vua Lê, chúa... gì đó" thôi.
  • Em không hiểu sao triều đình Lê Trịnh đến thập niên 1780 tuyệt nhiên ko còn 1 mống nào sánh ngang với mấy ông Công Hãng, Quý Cảnh, Công Thái,... trên. À có 1 nét chấm phá nữa đó là Trịnh Cương, Trịnh Doanh có những người vợ tốt, ăn đứt tuyên phi Đặng Thị Huệ của Trịnh Sâm.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:18, ngày 4 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tranh chấp ở bài Nguyễn Ánh sửa

Hiện nay, bài viết Gia Long đang có tranh chấp khiến BQV khóa bài, bắt nguồn từ việc thành viên Lão Ngoan Đồng xóa hàng loạt đoạn viết của mình. Mình thấy bạn là thành viên lâu năm, có uy tín về mảng lịch sử Việt Nam, nhờ bạn thẩm định những đoạn mình viết bị Lão Ngoan Đồng xóa ở đó. Nếu thông tin nào là chính xác, trung thực thì nhờ bạn khôi phục, chưa chính xác thì bạn cứ bỏ. Như vậy thì hai bên cũng đỡ phải tranh cãiMolaskt (thảo luận) 09:31, ngày 6 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

À mà những đoạn bị xóa ở đây nhé: https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gia_Long&type=revision&diff=31762315&oldid=31749687Molaskt (thảo luận) 09:55, ngày 6 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trịnh Cán sửa

Nhân vật này chết yểu, không để lại dấu ấn, nên người nghiên cứu sử ít để tâm. Song 2 tháng người này làm chúa thật là 1 giai đoạn rất đặc biệt: vua bù nhìn mà chúa cũng bù nhìn. Đây là chúa bù nhìn thứ hai sau Trịnh Giang từ khi bị sét đánh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:13, ngày 7 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chào bác. Hiện tại tôi đang đem bài này ra biểu quyết rút sao vì thấy chất lượng bài không còn tương xứng với tiêu chuẩn một bài viết chọn lọc như hiện tại và đã lâu không thấy ai nâng cấp bài. Là một trong những thành viên cho phiếu đồng ý tại cuộc biểu quyết bình chọn bài này làm bài chọn lọc cách đây mười năm, hy vọng bác dành chút thời gian qua cho ý kiến.Ah Gim (thảo luận) 07:51, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re:YCCP sửa

Xin chào BQV Trungda hiện tại tôi cùng một số thành viên đang tham gia tuần tra bài viết mới. Xin BQV cấp quyền Tuần tra viên cho nick chính của tôi là Ngochue456 để có thể đánh dấu tuần tra các bài viết mới tạo. Xin cảm ơn.→Enock4seth (talk) 03:08, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trần Anh Tông, Lê Thánh Tông sửa

Hai nhân vật này có lẽ giống nhau nhất trong các triều đại Việt Nam: lên ngôi vào thời bình, được sử thần khen là làm văn vật thay đổi tốt đẹp và đều đánh Chiêm Thành, Ai Lao. Cả hai ông đều rất sùng bái quốc giáo của triều đại mình, vua Trần mộ Phật, vua Lê dùng Nho. Và đều trọng dụng hiền tài.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:30, ngày 12 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Em cũng thấy vua Lê không có cơ may được núp bóng 1 ông bố vĩ đại như vua Trần, nhưng quả thực về võ công diệt Chiêm thì thời thế thuận lợi cho vua Lê hơn. Thời vua Trần, Chiêm còn mạnh và vừa mới đánh bại quân Nguyên; thời vua Lê Thánh Tông, Chiêm đã suy suyển sau cuộc chinh phạt năm Thái Hoà. Và hai ông này đều là cha của người cuối cùng được gọi là "vua giỏi giữ cơ đồ" của triều đại mình, dù Minh Tông nhà Trần thọ hơn Hiến Tông nhà Lê và nhà Trần biết đoàn kết tôn thất hơn nhà Lê. Kể cả mấy vua tệ của nhà Trần cũng không có ông nào giết hàng loạt tôn thất. Đây là 1 điểm rất độc đáo của nhà Trần.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:29, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vương Quán (Tam Quốc) sửa

Xin hỏi vì sao bạn lại chọn âm Quán, thay vì Quan? Tôi đang dự định viết bài về các nhân vật trùng tên, nên có chút băn khoăn.--Diepphi (thảo luận) 12:57, ngày 12 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư ngỏ về vấn đề bài Nguyễn Ánh/Gia Long sửa

Kính gửi anh Trungda,

Tôi viết mấy dòng này với tư cách là cũng biết nhau lâu thiệt lâu trên cái Wikipedia này, dù thực sự chắc sẽ khó có cơ hội gặp mặt nhau ngoài đời.

Đầu tiên tôi xin nói về bài viết này, là một quá trình tích lũy và phát triển lâu dài của nhiều thành viên Wikipedia. Anh cũng góp phần không nhỏ, định hình cho khung bài viết, cho cái tinh thần của bài qua tranh cãi rất lớn từ mười năm trước. Khi đó tôi cũng có mặt ở đây, nên còn nhớ rất rõ, lúc đó có Tmct đã đứng ra làm trung gian giải quyết và khiến mọi việc êm đẹp. Để rồi sau đó, nhiều thành viên tích lũy, để rồi bài viết trở thành "khá ổn" như đến gần đây (dĩ nhiên, nó vẫn có nhiều vấn đề chứ chưa thực sự tốt, theo thước đo của tôi)

Tôi với anh, có thể có những quan điểm khác nhau về nhân vật trong bài viết. Tôi thì chỉ quan tâm bài viết này chất lượng, có thể làm tham khảo về một nhân vật đã chết gần ba trăm năm nhưng tranh cãi và tình cảm của dân tộc vẫn mang nhiều sắc thái khác nhau mỗi khi được nhắc tới. Thêm vào đó, tôi kỳ vọng rất nhiều là bài viết sẽ là hình mẫu của cách viết bài khoa học tự thân Wikipedia tiếng Việt làm nên, chứ không phải là đi dịch từ bất kỳ ngôn ngữ nào khác.

Đó là lý do cả mấy năm, tôi thường xuyên sưu tập, và viết thêm mỗi khi được tiếp cận tài liệu mới, kiểm tra các đoạn thêm vào của nhiều thành viên khác. Nên việc bài viết bị cố làm giảm chất lượng đi, bởi một thành viên thực sự chưa bao giờ có những cách tiếp cận học thuật đúng đắn và bị cấm hơn vài chục lần, quả thực là điều đáng buồn của cộng đồng Wikipedia. Tôi cảm thấy công sức của nhiều thành viên không hề được tôn trọng.

Ở mặt khác, từ mấy năm gần đây, nhiều thành viên có kiến thức sâu rộng về lịch sử trên Wikipedia đã không còn hoạt động nữa. Trong nhóm "học sĩ" cãi nhau 10 năm trước, giờ chắc chỉ còn tôi với anh là vẫn còn quan tâm và vẫn còn hoạt động. Tôi quan điểm khi có tranh cãi, rất rất khó để ai có thể ra đi với 100% điều mình mong muốn. Cho nên tôi thực sự hy vọng có thể có được một sự thỏa hiệp lần thứ 2 với anh vì tôi nghĩ anh có thể còn ở đây vài chục năm nữa chứ không rời đây đâu xa. Đó là lý do tôi đã chờ phản hồi của anh trong thời gian cực dài, nhưng nếu có thể khiến bài ổn định và phát triển được 10 năm nữa thì thực sự rất đáng.

Vì vậy, tôi viết dài dòng mấy dòng này, rất hy vọng anh quay trở lại tham gia, đưa ra các đề nghị, thảo luận, tranh biện và có thể nhường một tí để cộng đồng có thể đạt được một cái gì đó "trung dung nhất có thể".

Kính thư, Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 04:22, ngày 20 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lê Nhân Tông sửa

Có ông nào đó viết bia ca ngợi Lê Nhân Tông, nói vua "không thích xây dựng, không ham săn bắn, không gần thanh sắc". Trong thời quân chủ mà ông ấy viết thế, sao mà liều lĩnh quá vậy? :((Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:13, ngày 25 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ý em nói là viết vậy đụng chạm Thánh Tông (và cả Hiến Tông sau này), may là Thánh Tông không hạch tội "xúc phạm tiên đế" rồi bãi chức luôn. Về Lê Nhân Tông thì em tin rằng sự giáo dục tốt này là nhờ có Trịnh Khả, 1 vị đại thần khá cứng rắn nhưng không chuyên quyền thô thiển như Lê Sát trước đây. Trịnh Khả cũng dùng pháp luật nghiêm, nhưng tỏ ra là người có lòng thành với vua hơn Lê Sát, cho nên Lê Nhân Tông không có nhu cầu phải ra tay khử ông giống như Thái Tông khử Lê Sát ngày trước.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:34, ngày 27 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài ca ngợi Lê Nhân Tông đó nguyên là viết trên văn bia Mục Lăng (Lam Sơn) nữa anh ạ, Toàn thư chỉ việc chép lại thôi. Người viết là Nguyễn Bá Kỷ, em đọc ở đâu đó thấy ông này làm thượng thư, mất năm 1465. Như vậy trong thời gian ông viết bia này, chắc chắn Thánh Tông phải biết. Và ông đã không bị sao dù "không gần thanh sắc" không phải lợi thế của cả Thái Tông lẫn Thánh Tông.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 09:13, ngày 27 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

"Giận" sửa

Em "giận" các bộ sử nhà Lý vì dung lượng viết về mỗi triều vua đã ngắn rồi, mà lại dành rất nhiều chữ cho những việc như dâng thú lạ cho vua, đua thuyền, các điềm lành,... tạo cảm giác là việc nội trị thời Lý rất dễ dàng, rung đùi. Có lẽ chính sự "đánh lừa" này đã khiến nhiều người nói đọc sử thời Lý thấy nhẹ nhàng hơn thời Lê, Nguyễn về sau. Rõ ràng để thời kỳ từ Lý Thái Tổ đến Lý Nhân Tông được Ngô Sĩ Liên coi là thời "nước giàu dân đông" thì 4 đời vua này cùng các thái hậu, đại thần,... phải có nhiều chính sách rất hay, rất nhân bản,... chứ ko thể sơ lược như mình đang biết.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:53, ngày 30 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đúng là sử nhà Lý đã sơ sài, mà sử các thời từ Khúc đến Tiền Lê còn sơ sài hơn. Theo sử gia Tạ Chí Đại Trường thì Đinh Tiên Hoàng đã chọn bà ni sư Trương Ma làm tăng lục ghi chép các việc của triều đình, song hình như các tác giả thời đó còn ảnh hưởng văn hóa của Nam Á nên ghi chép rất ngắn, dành nhiều không gian cho những câu sấm bí truyền và có nhiều chi tiết có thể mang tính ẩn dụ.
Dù có nhiều tranh cãi quyển Đại Việt sử lược là viết trước hay sau thời Lê Văn Hưu, em nghĩ quyển này phải là viết trước. Vì nhiều chính sách lớn của triều Lý không được chú trọng, mà những chuyện như dâng con hươu này, con rùa nọ,... cho vua lại chiếm rất nhiều chỗ. Lê Văn Hưu là nhà Nho được đào tạo có bài bản, chắc chắn ông không thích điều này. Và đọc kỹ sử nhà Lý sẽ thấy 1 số thông tin gần đây nói Lý Thần Tông ham hưởng lạc là sai, vì vua Lý nào cũng thích điềm lành cả.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 00:57, ngày 2 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Như vậy, tuy tên sách là Đại Việt sử lược nhưng có lẽ người soạn sách này chỉ có mục đích duy nhất là tóm lược lại Đại Việt Sử ký thôi, không hề có ý nghiên cứu sâu hơn hay là viết thêm về giai đoạn Thịnh Trần. Quan hệ giữa 2 cuốn Sử ký và Sử lược này có lẽ giống Đại Nam thực lục với Quốc triều chính biên toát yếu của nhà Nguyễn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:44, ngày 3 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời thảo luận sửa

Chào anh Trungda. Em biết chủ trương của anh là gọi Vũ Tùng thay vì Võ Tòng và Vũ Tắc Thiên thay vì Võ Tắc Thiên. Nhưng sự việc này không chỉ dừng lại ở việc đọc sao cho đúng nữa. Em đã để lại lời nhắn thảo luận trên Thảo luận thành viên:Vuhoangsonhn, em cũng mời anh cho ý kiến tại trang thảo luận bài Võ Tòng trước khi có những động thái biên tập tiếp vào bài này. Mong sớm nhận được phản hồi của anh. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 07:01, ngày 2 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

BCB sửa

  Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Thân Lợi mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Potterhead (thảo luận) 07:59, ngày 3 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lý Thường Kiệt sửa

Nhìn kỹ cuộc chiến Tống-Việt 1075-1077, ta thấy tuy nhà Tống là triều đại tương đối yếu so với mặt bằng lịch sử TQ, nhưng việc của Lý Thường Kiệt thật không dễ chút nào. Ông đem 10 vạn quân đi đánh châu Ung, Khâm, Liêm, cánh quân bộ 6 vạn người là chiến quá nửa, vậy mà hầu hết các tướng chỉ huy cánh quân này sau đều làm phản. Không hiểu sao đã thắng ngay trên đất Tống rồi mà còn phản, mới đâu phải như Trần Kiện, Trần Ích Tắc sau này đầu hàng khi Đại Việt đang lép vế đâu. Cho nên em phỏng đoán rằng Lý Thường Kiệt nhắn được sự hiếu chiến nhưng không kiên định về chính trị của nhóm tướng này, mà ông cho chiến dịch đánh đất Tống có xác suất mạo hiểm khá cao, nên lỡ nhóm tướng này có chết đi thì cũng không phải là tổn thất lớn lắm. Nhưng cách hiểu này có lẽ cũng chưa phải vì trong số đó có Thân Cảnh Phúc là phò mã và là trọng thần cơ mà.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:33, ngày 4 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lý Đạo Thành sửa

Thật là đã "giận" rồi lại còn "giận thê thảm hơn nữa khi thấy, sử nhà Lý đã ít rồi, nhưng với các nhà lãnh đạo lớn như Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông ta còn nắm được khá đầy đủ, còn với 1 người có thể đã đóng vai trò rất quan trọng như thái sư Lý Đạo Thành thì hầu như không có 1 mẩu thông tin nào. Hình như có thần phả gì đó nói ông sinh năm 1053, trong khi chính sử là ĐVSL ghi rõ năm 1054 ông đã là Thái sư rồi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:55, ngày 8 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đây là 1 nhân vật rất tầm cỡ, chắc chắn phải hơn cả Tô Hiến Thành. Tô Hiến Thành giúp rập vua nhỏ thời bình, còn ông Lý Đạo Thành giúp vua nhỏ trong thời mà Tống lẫn Chiêm đều quấy phá, và có lẽ đã có rất nhiều chính sách hay ảnh hưởng tới sự cường thịnh của Đại Việt. Toàn thư hầu như không nói gì về công trạng của ông, trong khi Cương mục khi chép chỗ ông chết có nói ông là người đức độ - ko biết Cương mục tham khảo Lê Tung hay Thần phả nữa? Ngoài ra sách Lịch triều hiến chương loại chí của PHC có lẽ cũng cố tham khảo thêm về Lý Đạo Thành, em cũng ko biết ông dùng tài liệu TQ hay văn bia, thần phả,... gì nhưng nếu có thì hoặc ông, hoặc những văn bia, thần phả,... ông dùng đã bị lỡm đến mức vô tình xúc phạm tới người được gọi là "hoạn quan Lý Thượng Cát"![Thành viên:Ti2008|Ti2008]](Thảo luận, đóng góp) 00:05, ngày 9 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quả thật, nhờ có Ỷ Lan và Lý Thường Kiệt mà dù Lý Nhân Tông nhỏ tuổi nhưng tình hình vẫn không khác gì nếu Lý Thánh Tông còn sống. Việc đào tạo, ký thác người giỏi để giúp đỡ con mình có lẽ là thành tựu lớn cuối cùng của vị vua lớn Lý Thánh Tông. Sau này Lý Anh Tông dù không oanh liệt lắm nhưng đã được ông Ngô Sĩ Liên ca ngợi rất xác đáng: "Trong việc phế lập, vua không mê hoặc lời nói của đàn bà, ký thác được người phụ chính hiền tài, có thể gọi là không thẹn với việc gánh vách".Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:59, ngày 14 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cha của Lý Thái Tổ sửa

Hôm trước tình cờ mình có đọc bên en.wiki có bài về nhân vật en:Lý Thuần An trong đó có dẫn một số nguồn tiếng Trung khẳng định ông này là con của một ông tể tướng bên Tàu và di cư sang Việt sinh ra Lý Công Uẩn. Không biết bên Trungda có tài liệu tiếng Việt tương tự nói về nhân vật này không? Vì theo mình đọc sử xưa cũng chẳng cho biết gì về tổ tiên nhà Lý cả, chỉ tôn là Hiển Khánh vương (trong khi ba mẹ lại được Hoàng thái hậu dù vương bế hơn hoàng). Không biết có bí mật gì ở đây không.--TT 1234 (thảo luận) 09:58, ngày 12 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Để tìm thêm thông tin mở rộng phần thân thế Lý Thái Tổ. Thái Nhi (thảo luận) 06:48, ngày 14 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: Vua Trần sửa

Em cám ơn anh vì lời chúc! Em cũng rất mừng khi việc bình chọn 2 bài vua Trần do em mở rộng và Chibaodoanle đề cử đã thành công. Rất may cho chúng ta, dù triều đại này trước thế kỷ 15 nhưng Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đã ghi lại khá nhiều, dù không nhiều lắm nhưng vẫn còn phong phú hơn hẳn các bộ sử về nhà Lý, và cũng nhờ ông Hà Văn Tấn công phu sưu tập tài liệu của Trung Hoa về thời này. Và em cũng rất vui khi có nhiều bạn thành viên của WP tận tình hỗ trợ việc nâng cấp và bình chọn 2 bài này! Chúc anh khỏe mạnh và thành công trong những dự định của anh ở ngoài đời và WP :))) Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:11, ngày 19 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nếu tính thượng hoàng của triều Trần như 1 đế hiệu thì Trần Thái Tông (ở ngôi 1225-1277) và Trần Minh Tông (1314-1357) phải nằm trong số những vua tại ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam, sau Lý Nhân Tông và trước Lê Thánh Tông. Việc tính mấy vị vua Trần này thậm chí còn có giá trị hơn Lê Hiển Tông (ngắn hơn Trần Thái Tông; lâu hơn Trần Minh Tông) vì vua Lê chỉ hoàn toàn là hư vị.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:13, ngày 20 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Lịch sử chiến tranh Việt-Xiêm sửa

Anh ơi, em vừa tra Đại Nam thực lục thấy có đoạn năm 1705 Chánh thống cai cơ Nguyễn Cửu Vân đánh quân Xiêm và vua chư hầu Chân Lạp là Nặc Thâm ở Sầm Khê. Trong bài Lịch sử chiến tranh Việt-Xiêm không có đề cập. Không biết chuyện nắm 1705 này có đưa vào bài được không?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:44, ngày 6 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Biểu quyết về tên Vũ Tắc Thiên trong bài Võ Tắc Thiên sửa

Chào bạn, mời bạn tham gia biểu quyết về tên Vũ Tắc Thiên ở [1], có nên ở trong bài hay không.  A l p h a m a  Talk 08:57, ngày 8 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Minh Hiếu Tông sửa

So với mặt bằng triều Minh vốn rất nhiều vua hung bạo, thì đây là 1 ông vua khá ôn hòa, không có tội ác lớn, lại không có nhiều thê thiếp. Không hiểu sao sống lành mạnh vậy mà chết sớm quá nhỉ? Điều này rất tai hại vì sẽ làm cho các vua khác nghĩ: "À, có lành mạnh cũng chết sớm thôi? Vậy hoang dâm có sao đâu?"Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:13, ngày 14 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Xem ra ít có triều đại nào có được liên tiếp 5 vua/chúa đầu trưởng thành, ở ngôi khá lâu và có năng lực như triều Trần, hay dòng họ chúa Trịnh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:52, ngày 16 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ủa anh, các chính sử đều ghi Lý Long Bồ làm phản ở Trường Yên, bị Lý Thái Tông đánh bại rồi tha chết mà. Sao bài viết về ông hiện nay lại coi ông là 1 trong những người có công đưa Thái Tông lên ngôi nhỉ?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:49, ngày 19 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết xóa tập tin/2017 sửa

Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xóa tập tin/2017. Xin cảm ơn bạn rất nhiều iu miu (thảo luận) 14:36, ngày 14 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quay lại trang của thành viên “Trungda/Lưu 17”.