Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008

(Đổi hướng từ EURO 2008)

Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008, thường được biết đến với tên gọi là UEFA Euro 2008giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 13 do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức. Giải đấu này được diễn ra trên các sân vận động của ÁoThụy Sĩ từ ngày 7 tháng 6 và kết thúc với trận chung kết trên Sân vận động Ernst Happel tại Viên vào ngày 29 tháng 6 năm 2008. Đây là kỳ Euro lần thứ 2 có hai quốc gia đồng tổ chức giải vô địch bóng đá châu Âu. Lần trước vào kỳ Euro 2000 do BỉHà Lan cùng đăng cai.

Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008
2008 UEFA European Championship - Austria/Switzerland
Fußball-Europameisterschaft 2008 (tiếng Đức)
Championnat d'Europe de football 2008 (tiếng Pháp)
Campionato Europeo di calcio 2008 (tiếng Ý)
Campiunadi d'Europa da ballape 2008 (Tiếng Romansh)
Expect Emotions
Erwarten Sie Emotionen
Attendez-vous à des émotions
Aspettati emozioni
Aspetta Emozioni
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàÁo
Thụy Sĩ
Thời gian7 – 29 tháng 6
Địa điểm thi đấu8 (tại 8 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Tây Ban Nha (lần thứ 2)
Á quân Đức
Thống kê giải đấu
Số trận đấu31
Số bàn thắng77 (2,48 bàn/trận)
Số khán giả1.140.902 (36.803 khán giả/trận)
Vua phá lướiTây Ban Nha David Villa (4 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Tây Ban Nha Xavi
2004
2012

Giải có 50 đội tham gia vòng loại, trong đó 16 đội giành quyền tham dự vòng chung kết. Đội tuyển Tây Ban Nha đã giành chức vô địch Euro lần thứ hai trong lịch sử sau khi đánh bại đội tuyển Đức với tỉ số 1–0 bằng bàn thắng duy nhất của Fernando Torres ở phút thứ 33 của hiệp 1 và trở thành đội thứ ba có hai lần đăng quang, còn Hy Lạp trở thành đội đương kim vô địch thứ 4 bị loại ngay từ vòng bảng (sau Đức 1984, 2000Đan Mạch 1996).

Cuộc đua giành quyền đăng cai

sửa

UEFA nhận được tổng cộng 7 hồ sơ xin đăng cai Euro 2008: Áo/Thụy Sĩ, Hy Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ, Scotland/Ireland, Nga, Hungary, Croatia/Bosna và Hercegovina và đơn xin đăng cai chung của 4 nước Bắc Âu: Na Uy/Thụy Điển/Đan Mạch/Phần Lan. Đây là lần thứ hai liên tiếp Áo xin đăng cai chung một kỳ Euro. Năm 2004, họ cùng Hungary đã bị Bồ Đào Nha đánh bại. Ở vòng bỏ phiếu cuối cùng, chỉ còn hồ sơ của Áo/Thụy Sĩ cùng với hồ sơ Hy Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary được giữ lại. Sau hai vòng bỏ phiếu, lần lượt Hy Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary bị loại, nhường quyền đăng cai Euro 2008 cho hai quốc gia nhỏ vùng Tây-Trung Âu.

Các sân vận động

sửa
Áo Thụy Sĩ
Viên Klagenfurt Basel Bern
Sân vận động Ernst Happel Sân vận động Wörthersee St. Jakob-Park Stade de Suisse
Sức chứa: 53.295 Sức chứa: 31.957 Sức chứa: 42.000 Sức chứa: 31.907
       
Innsbruck Salzburg Genève Zürich
Tivoli-Neu Sân vận động Wals-Siezenheim Sân vận động Genève Letzigrund
Sức chứa: 31.600 Sức chứa: 31.020 Sức chứa: 31.228 Sức chứa: 30.000
       

Linh vật giải đấu

sửa
 
Trix và Flix, linh vật chính thức của Euro 2008

Hai linh vật chính thức của Euro 2008, có tên sau cuộc bầu chọn của công chúng hai nước chủ nhà. Tên đưa ra lựa chọn gồm:

  • Zagi và Zigi
  • Flitz và Bitz
  • Trix và Flix

Với 36,3% số phiếu, Trix và Flix được chọn[1].

Vòng loại

sửa

50 đội tuyển bóng đá quốc gia châu Âu được xếp vào 7 bảng để chọn ra hai đội đứng đầu mỗi bảng cùng với hai đội bóng của hai nước chủ nhà ÁoThụy Sĩ.

Dưới đây là danh sách 16 đội bóng tham dự vòng chung kết tại giải lần này:

Đội tuyển Tư cách
lọt vào
Các lần tham dự trước
  Áo Chủ nhà 0 (Lần đầu)
  Thụy Sĩ Chủ nhà 2 (1996, 2004)
  Ba Lan Nhất bảng A 0 (Lần đầu)
  Bồ Đào Nha Nhì bảng A 4 (1984, 1996, 2000, 2004)
  Ý Nhất bảng B 6 (1968, 1980, 1988, 1996, 2000, 2004)
  Pháp Nhì bảng B 6 (1960,1984, 1992, 1996, 2000, 2004)
  Hy Lạp Nhất bảng C 2 (1980, 2004)
  Thổ Nhĩ Kỳ Nhì bảng C 2 (1996, 2000)
  Đức Nhất bảng D 9 (19721, 19761, 19801, 19841, 19881, 1992, 1996, 2000, 2004)
  Cộng hòa Séc Nhì bảng D 6 (19602, 19762, 19802, 1996, 2000, 2004)
  Croatia Nhất bảng E 2 (1996, 2004)
  Nga Nhì bảng E 8 (19603, 19643, 19683, 19723, 19883, 19924, 1996, 2004)
  Tây Ban Nha Nhất bảng F 7 (1964, 1980, 1984, 1988, 1996, 2000, 2004)
  Thụy Điển Nhì bảng F 3 (1992, 2000, 2004)
  România Nhất bảng G 3 (1984, 1996, 2000)
  Hà Lan Nhì bảng G 7 (1976, 1980, 1988, 1992, 1996, 2000, 2004)
 
Bản đồ các quốc gia tham dự Euro 2008
1 Với tư cách là đội   Tây Đức
2 Với tư cách là đội   Tiệp Khắc
3 Với tư cách là đội   Liên Xô
4 Với tư cách là đội   SNG
  • Năm in đậm là năm mà đội giành chức vô địch.

Có hai đội lần đầu tham dự vòng chung kết một kỳ Euro là ÁoBa Lan. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1984, bốn đội bóng thuộc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đều không vượt qua vòng loại. Các đội bóng đáng chú ý vắng mặt tại vòng chung kết lần này gồm: Anh, Scotland, Đan Mạch, Bulgaria, Serbia, UkrainaCộng hòa Ireland.

Danh sách cầu thủ

sửa

Trọng tài

sửa

Dưới đây là danh sách 12 trọng tài cùng 24 trợ lý được lựa chọn cho giải đấu[2]:

Quốc gia Trọng tài Trợ lý
  Áo Konrad Plautz Egon Bereuter Markus Mayr
  Bỉ Frank de Bleeckere Peter Hermans Alex Verstraeten
  Anh Howard Webb Darren Cann Mike Mullarkey
  Đức Herbert Fandel Carsten Kadach Volker Wezel
  Hy Lạp Kyros Vassaras Dimitiris Bozartzidis Dimitiris Saraidaris
  Ý Roberto Rosetti Alessandro Griselli Paolo Calcagno
  Hà Lan Pieter Vink Adriaan Inia Hans ten Hoove
  Na Uy Tom Henning Øvrebø Geir Åge Holen Jan Petter Randen[3]
  Slovakia Ľuboš Micheľ Roman Slysko Martin Balko
  Tây Ban Nha Manuel Mejuto González Juan Carlos Yuste Jiménez Jesús Calvo Guadamuro
  Thụy Điển Peter Fröjdfeldt Stefan Wittberg Henrik Andren
  Thụy Sĩ Massimo Busacca Matthias Arnet Stephane Cuhat

Ngoài ra, còn có 8 trọng tài khác được lựa chọn vào vị trí trọng tài bàn ở giải

Quốc gia Trọng tài bàn
  Croatia Ivan Bebek
  Pháp Stephane Lannoy
  Hungary Viktor Kassai
  Iceland Kristinn Jakobsson
  Ba Lan Grzegorz Gilewski
  Bồ Đào Nha Olegario Benquerenca
  Scotland Craig Thomson
  Slovenia Damir Skomina

Phân nhóm và bốc thăm chia bảng

sửa

Phân nhóm

sửa

Lễ bốc thăm được tiến hành vào ngày 2 tháng 12 năm 2007. Theo thể thức từ các giải Euro 1992Euro 1996, các trận đấu của mỗi bảng được tổ chức trên hai sân vận động, với đội hạt giống được đá trên một sân trong cả ba trận. Cũng như vòng chung kết năm 20002004, các đội tham dự được chia vào 4 nhóm bốc thăm, dựa trên điểm trung bình trên mỗi trận đấu ở vòng loại World Cup 2006 và Euro 2008, 4 đội trong mỗi bảng từ 4 nhóm khác nhau. Thụy SĩÁo, hai nước đồng chủ nhà, cùng Hy Lạp - đương kim vô địch, mặc nhiên được xếp vào nhóm 1 (nhóm hạt giống).[4][5] Hà Lan là hạt giống thứ tư dựa trên điểm hệ số UEFA.

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Pháp với nhiều trận hòa tại vòng loại World Cup 2006, cùng với hai trận thua Scotland tại vòng loại Euro 2008 nên bị xếp vào nhóm 4 (chú ý rằng không tính thành tích tại vòng chung kết World Cup). Điều đó có thể tạo ra bảng tử thần gồm Hà Lan, Ý, Pháp và một trong 3 đội Đức, Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha.

Bốc thăm chia bảng

sửa

Lễ bốc thăm diễn ra tại Trung tâm Văn hoá và Hội nghị ở Lucerne, với sự điều khiển chính của Gianni Infantino, giám đốc điều hành UEFA và 8 đội trưởng vô địch các kỳ Euro từ năm 1968 cho đến năm 2004 (Riêng Michel Platini, đội trưởng đội tuyển Pháp vô địch Euro 1984 không điều hành lễ bốc thăm do đang nắm giữ chức chủ tịch UEFA)[6].

Kết quả bốc thăm như sau

Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D

Vòng chung kết

sửa

Vòng bảng

sửa

Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương (GMT +2)

Màu sắc được sử dụng trong bảng
Đội đứng đầu bảng giành quyền vào tứ kết

Bảng A

sửa
Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
  Bồ Đào Nha 3 2 0 1 5 3 +2 6[a] Tứ kết
  Thổ Nhĩ Kỳ 3 2 0 1 5 5 0 6[a]
  Cộng hòa Séc 3 1 0 2 4 6 −2 3[b]
  Thụy Sĩ (H) 3 1 0 2 3 3 0 3[b]
Nguồn: UEFA
(H) Chủ nhà
Ghi chú:
  1. ^ a b Kết quả đối đầu: Bồ Đào Nha 2–0 Thổ Nhĩ Kỳ.
  2. ^ a b Kết quả đối đầu: Thụy Sĩ 0–1 Cộng hòa Séc.
7 tháng 6 năm 2008
Thụy Sĩ   0–1   Cộng hòa Séc St. Jakob-Park, Basel
Bồ Đào Nha   2–0   Thổ Nhĩ Kỳ Sân vận động Genève, Geneva
11 tháng 6 năm 2008
Cộng hòa Séc   1–3   Bồ Đào Nha Sân vận động Genève, Geneva
Thụy Sĩ   1–2   Thổ Nhĩ Kỳ St. Jakob-Park, Basel
15 tháng 6 năm 2008
Thụy Sĩ   2–0   Bồ Đào Nha St. Jakob-Park, Basel
Thổ Nhĩ Kỳ   3–2   Cộng hòa Séc Sân vận động Genève, Geneva

Bảng B

sửa
Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
  Croatia 3 3 0 0 4 1 +3 9 Tứ kết
  Đức 3 2 0 1 4 2 +2 6
  Áo (H) 3 0 1 2 1 3 −2 1
  Ba Lan 3 0 1 2 1 4 −3 1
Nguồn: UEFA
(H) Chủ nhà
8 tháng 6 năm 2008
Áo   0–1   Croatia Sân vận động Ernst Happel, Viên
Đức   2–0   Ba Lan Hypo-Arena, Klagenfurt
12 tháng 6 năm 2008
Croatia   2–1   Đức Hypo-Arena, Klagenfurt
Áo   1–1   Ba Lan Sân vận động Ernst Happel, Viên
16 tháng 6 năm 2008
Ba Lan   0–1   Croatia Hypo-Arena, Klagenfurt
Áo   0–1   Đức Sân vận động Ernst Happel, Viên

Bảng C

sửa
Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
  Hà Lan 3 3 0 0 9 1 +8 9 Tứ kết
  Ý 3 1 1 1 3 4 −1 4
  România 3 0 2 1 1 3 −2 2
  Pháp 3 0 1 2 1 6 −5 1
Nguồn: UEFA
9 tháng 6 năm 2008
România   0–0   Pháp Letzigrund, Zürich
Hà Lan   3–0   Ý Stade de Suisse, Bern
13 tháng 6 năm 2008
Ý   1–1   România Letzigrund, Zürich
Hà Lan   4–1   Pháp Stade de Suisse, Bern
17 tháng 6 năm 2008
Hà Lan   2–0   România Stade de Suisse, Bern
Pháp   0–2   Ý Letzigrund, Zürich

Bảng D

sửa
Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
  Tây Ban Nha 3 3 0 0 8 3 +5 9 Tứ kết
  Nga 3 2 0 1 4 4 0 6
  Thụy Điển 3 1 0 2 3 4 −1 3
  Hy Lạp 3 0 0 3 1 5 −4 0
Nguồn: UEFA
10 tháng 6 năm 2008
Tây Ban Nha   4–1   Nga Tivoli-Neu, Innsbruck
Hy Lạp   0–2   Thụy Điển Sân vận động Wals-Siezenheim, Salzburg
14 tháng 6 năm 2008
Thụy Điển   1–2   Tây Ban Nha Tivoli-Neu, Innsbruck
Hy Lạp   0–1   Nga Sân vận động Wals-Siezenheim, Salzburg
18 tháng 6 năm 2008
Hy Lạp   1–2   Tây Ban Nha Sân vận động Wals-Siezenheim, Salzburg
Nga   2–0   Thụy Điển Tivoli-Neu, Innsbruck

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa

Vòng đấu loại trực tiếp Euro 2008 có thể thức hơi khác so với các vòng chung kết trước đó. Các đội của bảng A và B sẽ không gặp các đội của bảng C và D cho đến tận trận chung kết.

Sơ đồ tóm tắt

sửa
Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
19 tháng 6 - Basel        
   Bồ Đào Nha  2
25 tháng 6 - Basel
   Đức  3  
   Đức  3
20 tháng 6 - Wien
       Thổ Nhĩ Kỳ  2  
   Croatia  1 (1)
29 tháng 6 - Wien
   Thổ Nhĩ Kỳ (pen)  1 (3)  
   Đức  0
21 tháng 6 - Basel    
     Tây Ban Nha  1
   Hà Lan  1
26 tháng 6 - Wien
   Nga (h.p.)  3  
   Nga  0
22 tháng 6 - Wien
       Tây Ban Nha  3  
   Tây Ban Nha (pen)  0 (4)
   Ý  0 (2)  
 


Tứ kết

sửa
Bồ Đào Nha  2–3  Đức
Nuno Gomes   40'
Postiga   87'
Chi tiết Schweinsteiger   22'
Klose   26'
Ballack   61'
Khán giả: 39.374[7]

Croatia  1–1 (s.h.p.)  Thổ Nhĩ Kỳ
Klasnić   119' Chi tiết Semih   120+2'
Loạt sút luân lưu
Modrić  
Srna  
Rakitić  
Petrić  
1–3   Arda
  Semih
  Hamit Altıntop
Khán giả: 51.428[8]
Trọng tài: Roberto Rosetti (Ý)

Hà Lan  1–3 (s.h.p.)  Nga
Van Nistelrooy   86' Chi tiết Pavlyuchenko   56'
Torbinski   112'
Arshavin   116'
Khán giả: 38.374[9]
Trọng tài: Ľuboš Micheľ (Slovakia)

Tây Ban Nha  0–0  Ý
Chi tiết
Loạt sút luân lưu
Villa  
Cazorla  
Senna  
Güiza  
Fàbregas  
4–2   Grosso
  De Rossi
  Camoranesi
  Di Natale

Bán kết

sửa
Đức  3–2  Thổ Nhĩ Kỳ
Schweinsteiger   26'
Klose   79'
Lahm   90'
Chi tiết U. Boral   22'
Semih   86'
Khán giả: 39.374[11]
Trọng tài: Massimo Busacca (Thụy Sĩ)

Nga  0–3  Tây Ban Nha
Chi tiết Xavi   50'
Güiza   73'
Silva   82'

Chung kết

sửa
Đức  0–1  Tây Ban Nha
Chi tiết Torres   33'
Khán giả: 51.428[13]
Trọng tài: Roberto Rosetti (Ý)

Thống kê

sửa

Cầu thủ ghi bàn

sửa

Giải thưởng

sửa

Đội hình tiêu biểu của UEFA

sửa

Nhóm kỹ thuật của UEFA được giao nhiệm vụ đặt tên cho một đội bao gồm 23 cầu thủ xuất sắc nhất trong suốt giải đấu. Nhóm chín nhà phân tích đã theo dõi mọi trận đấu tại giải đấu trước khi đưa ra quyết định sau trận chung kết. Chín cầu thủ của đội Tây Ban Nha chiến thắng được điền tên vào đội của giải đấu, trong khi không có cầu thủ nào bị loại ở vòng bảng. Bốn cầu thủ từ Nga lọt vào bán kết cũng được đưa vào, lần đầu tiên có cầu thủ Nga trong Đội hình tiêu biểu của giải đấu sau sự sụp đổ của Liên Xô.[14]

Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo

Cầu thủ xuất sắc nhất giải

sửa

Nhóm kỹ thuật của UEFA cũng phải chọn Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu, có tính đến phiếu bầu của người hâm mộ. Cầu thủ được chọn là tiền vệ người Tây Ban Nha Xavi.[15]

Chiếc giày vàng

sửa

Chiếc giày vàng đã được trao cho một cầu thủ người Tây Ban Nha khác, David Villa, người đã ghi bốn bàn, ba trong số đó đến trong chiến thắng 4–1 của đội anh trước Nga (cú hat-trick duy nhất của giải đấu).[16]

Tiền thưởng

sửa

Bảng xếp hạng giải đấu

sửa
R Đội G Pld W D L GF GA GD Pts
1   Tây Ban Nha D 6 5 1 0 12 3 +9 16
2   Đức B 6 4 0 2 10 7 +3 12
Bị loại ở bán kết
3   Nga D 5 3 0 2 7 8 −1 9
4   Thổ Nhĩ Kỳ A 5 2 1 2 8 9 −1 7
Bị loại ở tứ kết
5   Croatia B 4 3 1 0 5 2 +3 10
6   Hà Lan C 4 3 0 1 10 4 +6 9
7   Bồ Đào Nha A 4 2 0 2 7 6 +1 6
8   Ý C 4 1 2 1 3 4 −1 5
Bị loại ở vòng bảng
9   Thụy Sĩ A 3 1 0 2 3 3 0 3
10   Thụy Điển D 3 1 0 2 3 4 −1 3
11   Cộng hòa Séc A 3 1 0 2 4 6 −2 3
12   România C 3 0 2 1 1 3 −2 2
13   Áo B 3 0 1 2 1 3 −2 1
14   Ba Lan B 3 0 1 2 1 4 −3 1
15   Pháp C 3 0 1 2 1 6 −5 1
16   Hy Lạp C 3 0 0 3 1 5 −4 0

Chú thích

sửa
  1. ^ Đặt tên linh vật Euro 2008
  2. ^ “Trọng tài tại UEFA Euro 2008”.
  3. ^ “Hundredeler for treig til EM-plass”.
  4. ^ Thể thức trên trang chủ của UEFA
  5. ^ Thông tin về Euro 2008 trên trang chủ của UEFA
  6. ^ “Draw sets up heavyweight contests”. uefa.com. ngày 2 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
  7. ^ “Full-time report Portugal-Germany” (PDF). Union of European Football Associations. ngày 19 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  8. ^ “Full-time report Croatia-Turkey” (PDF). Union of European Football Associations. ngày 20 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  9. ^ “Full-time report Netherlands-Russia” (PDF). Union of European Football Associations. ngày 21 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  10. ^ “Full-time report Spain-Italy” (PDF). Union of European Football Associations. ngày 22 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  11. ^ “Full-time report Germany-Turkey” (PDF). Union of European Football Associations. ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  12. ^ “Full-time report Russia-Spain” (PDF). Union of European Football Associations. ngày 26 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  13. ^ “Full-time report Germany-Spain” (PDF). Union of European Football Associations. ngày 29 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  14. ^ “Spain dominate Team of the Tournament”. Union of European Football Associations. ngày 30 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  15. ^ “Xavi emerges as EURO's top man”. Union of European Football Associations. ngày 30 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  16. ^ “Absent Villa takes scoring prize”. Union of European Football Associations. ngày 29 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa