Thảo luận Thành viên:VietLong/Lưu 4 (đến hết 2014)
Thảo luận cũ
sửaDịch giả
sửaOà, hoá ra giờ em mới biết anh là một dịch giả. Ba cái truyện O. Henry mà anh dịch là do em chuyển text đấy (Ái tình theo khẩu phần, Sự ra mắt ngắn ngủi của Tinđy và Pxysê và nhà chọc trời) (không xin phép dịch giả:D). Truyện Ái tình theo khẩu phần đọc nhẹ nhàng mà hay. conbo trả lời 05:45, ngày 14 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Vâng, quả là thiếu sót, mong bác thứ lỗi, xin có e-cà phê nóng hổi ngay đây, cùng loại với cà phê trong bữa ăn của hai nhân vật ngay sau khi thoát khỏi trận lụt:) conbo trả lời 15:21, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Xếp thể loại
sửaTôi vừa sửa thể loại ở bài Nút kéo gỗ để sắp xếp theo chữ cái chính xác hơn. Bạn xem thử và áp dụng cho các bài khác.--195.83.178.10 (thảo luận) 09:46, ngày 5 tháng 4 năm 2008 (UTC)
- Wiki phân biệt rõ viết hoa, viết thường. Vì vậy bạn cần viết hoa ở phần xếp thể loại.--195.83.178.10 (thảo luận) 09:55, ngày 5 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Re offline
sửaRất mong anh tham gia offline vào tối mai, ngày 14/5/2008 tại Hà Nội, địa điểm thì sáng mai em sẽ thống nhất. Chương trình hơi gấp vì Lưu Ly có chút thay đổi về lịch làm việc. Trân trọng! Việt Hà (thảo luận) 16:14, ngày 13 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Di chuyển, đừng copy/paste
sửaXin anh hãy sử dụng chức năng di chuyển (đổi tên) trang, hạn chế copy/paste, để giữ lại lịch sử trang. Đó là yêu cầu bắt buộc của giấy phép GFDL mà Wikipedia đang sử dụng. Tân (trả lời) 16:19, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)
- Anh có thể yêu cầu giúp, sẽ được đáp ứng rất nhanh thôi. Tân (trả lời) 16:24, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)
Xào
sửaVừa qua tôi có "xào" cuốn sách của anh về thiên văn học và đang viết bài Lịch sử thiên văn học. Nếu có thời gian mong anh xem kỹ giúp cho và hoàn thiện nó hoặc cho ý kiến để cải thiện bài viết. Xin cảm ơn anh. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:16, ngày 17 tháng 6 năm 2008 (UTC)
Translation request
sửaThe translation request
Hi! Could I ask you to translate the article which you can find below into Vietnamese? Please help me to show our language to the world – the article is quite short and has been selected from English and Silesian article and shortened as possible to contain only the basic informations. If you would finish, please, make me know on my Silesian or Polish discussion. Thanks in advance.
PS. If you want me to translate any article into Polish or Silesian, contact me without hesistation.
So, here’s the text to translation:
The Silesian language (Silesian: ślůnsko godka, ślůnski, sometimes also pů našymu) is a language spoken by people in the Upper Silesia region in Poland, but also in Czech Republic and Germany. In 2002 about 56 000 declared Silesian as their native language, but the number of speakers is estimated on 1 250 000.
Silesian is closely related to Polish language, that’s why it is considered as a dialect of Polish by some linguistics.
Alphabet
sửaThere’s not one Silesian alphabet. The Silesian speakers are used to write their language with the Polish characters. In 2007 was invented the new Silesian alphabet, based on all of the Silesian scripts (there’s 10 of them). It is widely used on the Internet, as well as in the Silesian Wikipedia.
Aa Bb Cc Ćć Čč Dd Ee Ff Gg Hh Ii Jj Kk Ll Mm Nn Ńń Oo Pp Rr Řř Ss Śś Šš Tt Uu Ůů Ww Yy Zz Źź Žž
And some digraphs: Ch Dz Dź Dž.
Liên kết ngoài
sửaThank you once again, Timpul (thảo luận) 16:05, ngày 13 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Thank you very much! Do you want me to translate anything? Greetings from Poland! Timpul (thảo luận) 18:05, ngày 31 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Lịch sử thiên văn học
sửaMời bạn xem và tham gia biểu quyết để bài này trở thành bài chọn lọc.Tran Quoc123 (thảo luận) 12:27, ngày 25 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Thông tin về Hình:Tuvivien.png
sửaCảm ơn bạn đã tải lên Hình:Tuvivien.png. Trang mô tả của hình hiện nay không xác định ai là người tạo nên nội dung, do đó tình trạng bản quyền là không rõ ràng. Nếu bạn không tự tạo nên tập tin này, bạn sẽ cần phải xác định người chủ giữ bản quyền là ai. Nếu bạn lấy nó từ một trang web, thì những thông tin cần phải ghi là một liên kết đến trang web mà hình đó được lấy về, cùng với việc ghi lại các điều khoản sử dụng nội dung của trang web đó. Tuy nhiên, nếu người giữ bản quyền khác với người phát hành trang web, bản quyền của họ cũng nên được công nhận.
Nếu bạn đã tải lên các hình khác, hãy kiểm tra lại bạn đã ghi nguồn và thêm thẻ quyền hay chưa. Bạn có thể tìm thấy danh sách các tập tin mà bạn đã tải lên tại liên kết này. Những hình ảnh không rõ nguồn gốc và không ghi thẻ quyền sẽ bị xóa một tuần sau khi bị đánh dấu, như mô tả tại tiêu chuẩn xóa nhanh. Nếu hình được giữ bản quyền theo giấy phép không tự do (theo Wikipedia:Sử dụng hợp lý) hình sẽ bị xóa sau 48 giờ sau 06:33, ngày 26 tháng 7 năm 2008 (UTC). Nếu bạn có câu hỏi xin hãy hỏi chúng tại Trang các câu hỏi về bản quyền tập tin.
Đây là thông báo tự động của TVT-bot. Để có được sự giúp đỡ về chính sách sử dụng hình, xem Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin hoặc nhắn tin cho người chủ con bot này hoặc một bảo quản viên Wikipedia. Cảm ơn sự hợp tác của bạn. 06:33, ngày 26 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Nếu tôi đánh số các sao có chú thích bằng chữ Trung Quốc trên hình này, bác có thể dịch thành một danh sách tiếng Việt để tôi Việt hóa hình này không? Hình này thật quí nhưng người không biết tiếng Trung như tôi thì chẳng hiểu gì cả, thật tiếc. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:16, ngày 27 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Thế thì hay quá. Đầu tiên ta dịch chữ to cũng tốt rồi, tôi sẽ tải lên những bản đồ sao có đánh số các chú thích đó và nhờ bác dịch vào các danh sách. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:25, ngày 27 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Khi nào có thời gian, nhờ bác dịch các chú thích chính của ba tấm bản đồ sao Tử Vi viên, Thiên Thị viên và Thái Vi viên. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:12, ngày 27 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Lâu ngày
sửaÔi bác đi đâu mà lâu ngày thế. Ra Hà Nội vài lần nhưng koo làm sao gặp được bác cả....Lưu Ly (thảo luận) 13:36, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Bi giờ thì không bác à. Tương lai gần thì có. Hẹn gặp bác nhé. Lưu Ly (thảo luận) 14:12, ngày 31 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Quốc vương, hoàng đế
sửaBạn đã sửa đổi một số từ hoàng đế thành quốc vương ở các bài Shah Ba Tư. Bạn đã nghiên cứu kĩ chưa đấy, các Shah Cyrus Đại đế, Darius I hay Xerxes I vẫn được gọi là hoàng đế.
Có thể các Shah Ba Tư Hồi giáo là quốc vương, không phải hoàng đế. Nhưng sao bạn sửa từ hoàng đế ở chỗ có Shah Jahan (trong bài Abbas II của Ba Tư), bạn thấy có tư liệu đáng tin cậy nào (kể cả en wiki) nói các nhà lãnh đạo đế quốc Mughal không phải hoàng đế. Thân chào!Ti2008 (thảo luận) 05:14, ngày 17 tháng 8 năm 2008 (UTC)
請創建Nguyễn Văn Hùng(Peter Nguyen或阮文雄)的條目
sửa你好!我是台灣人(Taiwanese people),不明白越南語(Vietnamese language),請你創建有關Nguyễn Văn Hùng(Peter Nguyen或阮文雄)的條目,感謝!
居住台灣的越南人很多 (thảo luận) 07:44, ngày 17 tháng 8 năm 2008 (UTC)
Phiên thiết hay phiên âm
sửaVietlong có thể cho mình biết là, ví dụ như trong bài Myoga (Inu Yasha) thì viết là "phiên thiết Hán Việt: Minh Gia" hay viết "phiên âm Hán Việt: Minh Gia" hay phải viết cách gì khác ?
Cảm ơn rất nhiều. Sholokhov (thảo luận) 06:42, ngày 24 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Gần đây anh Long ít xuất hiện nên tôi xin phép trả lời luôn. Avia (thảo luận) 10:06, ngày 24 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Cảm ơn tất cả mọi người!!! Regards. Sholokhov (thảo luận) 17:38, ngày 26 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Đã trả lời tại đây: Phiên thiết và phiên âm
--1867PBC (thảo luận) 19:12, ngày 5 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Tại sao bài Giao Châu lại tạo interwiki đến bài Annam (Chinese Province) của EnWiki. Bài Giao Chỉ lại không có interwiki tại ViWi đến EnWi; tại EnWi thì bài Giao Chỉ lại chuyển đến Tonkin (Bắc Kỳ)? EsVie (thảo luận) 14:24, ngày 29 tháng 1 năm 2009 (UTC).
Hi bác
sửaHoan nghênh bác trở lại wiki (không quên pass mới hay ) Lưu Ly (thảo luận) 03:33, ngày 26 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Nhờ
sửaChào bác, nhờ bác cứu giúp bài lò phản ứng hạt nhân kiểu Liên Xô do một IP tạo ra đã lâu mà chưa hoàn tất. Chúc sức khỏe! Tranletuhan (thảo luận) 10:02, ngày 3 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Здравствуйте, VietLong! Как ни удивительно, после Вашего давнего совета, я действительно начал заниматься китайским языком снова, после очень долгого перерыва.
Между тем, в связи с историей династии Юань, у меня появился интерес к одному вьетнамскому историческому деятелю: Tuệ Trung Thượng Sĩ — не могли бы Вы помочь? Начиная, например, с этого: (1) Как русскими буквами должно передаваться его имя? (2) Верно ли для него иероглифическое написание 慧中上士?
Можете писать латинским алфавитом, если нет русского шрифта.
Заранее благодарен, --Tar-ba-gan 10:24, 17 июля 2009 (UTC)
- Спасибо за помощь! Вот что получилось: ru:Туэ Чунг. Оказалось, он есть в Словаре буддизма на русском языке, но там всего 3-4 строчки. Я писал на основе англоязычной литературы. Это моя первая статья, касающаяся Вьетнама, я мог допустить значительные неточности. Сообщите, пожалуйста, если что не так. --Tar-ba-gan (thảo luận) 21:20, ngày 18 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Cho ý kiến về các cách dịch Prince
sửaNhờ anh góp ý cho em về các cách dịch từ Prince trong Hoàng gia Anh, với hai trường hợp "dùng theo Google, chưa biết có đúng hay không":
- Prince Charles, Prince of Wales: em không nghĩ Prince of Wales là "Hoàng tử", vì nếu không người đã không đặt chữ Prince phía trước tên Charles làm gì, nên em dịch là "Hoàng thân xứ Wales", như vậy có chính xác hay không? Bài Thân vương xứ Wales nói rằng Prince là quý tộc cao nhất xứ Wales, tương đương King.
- Prince Philip, Duke of Edinburgh: ông này có tước Prince vì là "consort" của Queen, nên dịch là "Ông hoàng", có đúng hay không?
- Trong tiếng Việt, "Hoàng tử" là dùng cho hoàng nam con vua mà thôi, nhưng trong tiếng Anh, họ hàng chú bác với vua, cháu nội của vua cũng thành Prince và Princess ráo, vậy mình có nên dịch tạm là "Hoàng tử" luôn không?
- Vị Princess Royal (trưởng nữ của Đức Vua) nên dịch thành gì?
Cảm ơn anh trước. Tân (thảo luận) 04:11, ngày 19 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Bài Thân vương xứ Wales (dịch từ tiếng Anh) có nói rằng nguyên thủy đây là tước hiệu của người đứng đầu xứ Wales, chỉ sau khi xứ England chinh phục xứ Wales, thì các vua England mới dùng tước này để ban cho con trai mình. Thái tử Charles khi sang xứ Scotland, người ta sẽ giương cờ của Duke of Rothesay, chứ lại không gọi bằng Prince of Wales nữa (0_0). Đại khái là lằng nhằng:). Wikipedia tiếng Việt có thể sẽ là định hướng cho báo chí tiếng Việt sau này, nên chính xác 1 tí vẫn hay hơn. Tân (thảo luận) 04:39, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Đã trả lời: Thảo luận Thành viên:Vinhtantran/Lưu 10#Re: Cho ý kiến về các cách dịch Prince
Tải hình từ trang wed khác
sửaLàm sao đề tải hình từi một trang wed khác ngoài Wikipedia.Nhờ tải giúp hình các vua Minh. [1] --Trương Hoàng Phong (thảo luận) 02:33, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC) Khẩn thiết yêu cầu. Và cả ở [2], [3],[4],[5] ,[6]
Đông Hoản hay Đông Hoàn
sửaMời Việt Long đọc phần lịch sử tại zh wiki (东莞市) trong đó nói rõ 东莞相传因地處廣州東面(今东南面)及盛产水草(莞草)而得名 (...Đông Hoàn/Hoản tương truyền nhân địa xứ Quảng Châu đông diện (kim đông nam diện) cập thịnh sản thủy thảo (hoàn thảo) nhi đắc danh...). Hoàn thảo ở đây là cỏ cói (Bolboschoenus spp. nay phân loại trong chi Scirpus của họ Cyperaceae) hoặc các loài trong chi Scirpus nghĩa hẹp. Ví dụ Hoàn/莞. Do đó từ 莞 lấy theo hoàn là cỏ cói (nghĩa 1 trong Hán Việt Thiều Chửu) chứ không lấy theo hoản là mỉm cười. Spine (thảo luận) 04:24, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Đã trả lời. Thảo luận Thành viên:Spine#Đông Hoản hay Đông Hoàn
Án Anh
sửaTôi có thắc mắc về nhân vật lịch sử này, bên zh có bài về ông này zh:晏婴 nhưng phiên âm đúng phải là Yến Anh, tôi cũng đã hỏi Nguyễn Thanh Quang và bác ấy cũng nói rằng chỉ có thể có họ Yến chứ không có họ Án, vậy tại sao trong các sách sử tôi đọc tên ông này vẫn được phiên âm ra là Án Anh, thậm chí nếu tôi không nhầm thì dịch giả Hữu Nùng cũng dịch là Án Anh trong phim truyền hình Đông Chu liệt quốc chiếu trên Đài Hà Nội trước đây. Vậy không hiểu đây là một cách phiên âm khác hay là thói quen sai của người dịch? GV (thảo luận) 13:22, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Hì kiến thức của bác về Hán văn mà còn "phọt phẹt" nữa thì chẳng biết đi hỏi ai mất! Cảm ơn bác nhiều về lời giải thích, tại tôi chỉ có Thiền Chửu để tra cứu nên chắc sẽ còn phải hỏi bác nhiều nhiều. Chúc bác khỏe! GV (thảo luận) 01:17, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Đã trả lời. Thảo luận Thành viên:Grenouille vert/Lưu 2#Re: Án Anh
Hỏi
sửaXin cho mình hỏi các chữ này đọc là gì: 溍, 嫿, 櫆, tra trên mạng không thấy (xin cho biết cả pinyin và nghĩa luôn). Tranminh360 (thảo luận) 23:55, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Sao cái Hanosoft Tool của mình không có Hán Việt của chữ 櫆, nó chỉ có pinyin là kuí và phiên âm Nhật là kai thôi (Mình dùng Hanosoft Tool 1.0). Tranminh360 (thảo luận) 12:17, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Xin VietLong giảng cho chữ 句 khi nào thì nên phiên âm là "câu", khi nào nên là "cấu", và khi nào nên là "cú". Cao Cấu Ly hợp lý chưa? Cảm ơn VietLong. --Khốttabít (thảo luận) 18:19, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Đã trả lời: Thảo luận:Cao Câu Ly.
- Có vẻ như theo cách phiên âm của zh-wiki (Gāogōulì) thì ta nên dùng chữ Câu ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:13, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Lại nhờ Vietlong giúp xem chữ 桜 phiên âm Hán Việt là gì ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:04, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Hì hì, mình cũng đã tìm ra những thông tin tương tự... nhưng cũng xin cảm ơn Việt Long đã giúp đỡ tận tình. Regards. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:23, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Đã trả lời.
Hello, Please take a look at here: Thảo luận:Khu vực văn hóa chữ Hán#Name discussion, welcome to add your comments! Cảm ơn bạn! --서공/Tây Cống/セイコゥ (thảo luận) 14:35, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)
鲍信
sửaNhân vật 鲍信 thời Tam quốc có tên Hán Việt là gì vậy: Bào Tín, Bảo Tín, hay Pháo Tín? Từ điển Hán Việt của Phan Văn Các, trang 60 thì phiên âm chữ 鲍 là bào, họ Bào; trong khi đó bản dịch Tam quốc diễn nghĩa của Phan Kế Bính ở các hồi 3 và hồi 10 lại phiên âm thành Pháo Tín. Tôi còn thấy 1 số bản dịch Tam quốc diễn nghĩa trên mạng phiên âm ông này thành Bảo Tín? Tranminh360 (thảo luận) 10:20, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Vậy chắc cụ Phan Kế Bính nhầm. Tranminh360 (thảo luận) 14:22, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Nhờ vả
sửaViệt Long giúp mình phiên âm Hán Việt tên của một số vương tử con của vua Triều Tiên Thế Tông được không ? Tên của họ ở wiki tiếng Trung được viết bằng mà không có trong từ điển Hán Việt, và tra trên wiktionary thì mình cũng không tìm thấy phiên âm romaja và cách ký âm tương ứng bằng Chosongul. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:33, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Mình không hiểu câu hỏi "phiên âm Hán Việt ở đâu" lắm. Ý Việt Long là sao ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:47, ngày 15 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Giải thích về cách phiên âm "Tăng" hay "Tằng"
sửaXin anh hãy giúp thảo luận với Bongdentoiac về cách gọi phổ biến của 2 họ này. Anh có thể xem thêm thảo luận của Bongdentoiac với tôi tại Thảo luận Thành viên:Vinhtantran#Tăng (họ). Tân (thảo luận) 06:00, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Happy New Year
sửaNgôi sao Socrates | ||
Chúc VietLong cùng gia đình một năm mới mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn và thành công! Xin tặng VietLong một Ngôi sao Socrates vì những nhận xét rất có giá trị của VietLong cho các bài viết của wikipedia. Chubeo (thảo luận) 06:39, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC) |
Mời giúp cuộc biểu quyết về tên cơ sở giáo dục Đại học
sửaXin chào. Tôi thấy bạn là người tham gia thảo luận tích cực tại Wikipedia:Thảo luận/Đại học nên muốn nhờ bạn một ít việc. Cuộc thảo luận của chúng ta đã rất dài, vì vậy một cuộc biểu quyết để lấy ý kiến cộng đồng và tạo một quy ước chung là một điều cần thiết cho sự ổn định của Wikipedia tiếng Việt. Để có một cuộc biểu quyết thật sự hiệu quả, những người bỏ phiếu sẽ cần được cung cấp thông tin một cách ngắn gọn về lý lẽ của mỗi bên để từ đó ra quyết định. Mời bạn tóm tắt lý lẽ chung của mỗi bên tại Wikipedia:Thảo luận/Đại học#Tóm tắt lý lẽ cho cuộc biểu quyết, nếu lý luận của bạn thiên về một bên cụ thể, bạn nên hợp tác với những người cùng quan điểm để việc soạn thảo được tốt hơn. Thời gian soạn là hết ngày 11 tháng 1, giới hạn tối đa 500 chữ, viết ở dạng gạch đầu dòng. Thông tin thêm có tại Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết/Cơ sở giáo dục bậc Đại học. Xin cảm ơn. Tân (thảo luận) 03:25, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Anh Long ơi! họ đặt bên A là bên thêm chữ "trường". À! OK rồi.--Ngokhong (thảo luận) 15:12, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Bổ sung
sửaPhải tới vài năm nay mới lại cùng làm việc với bác trong 1 vấn đề. Rất cảm ơn bác đã xây dựng ý kiến của bên B trước cuộc biểu quyết tại Wikipedia:Thảo luận/Đại học. Vì bận nhiều việc tôi chưa thể tham gia chiều nay, bây giờ mới xem được. Tôi xin bổ sung thêm vài ý kiến. Để đảm bảo dung lượng 500 chữ, tôi đã mạo muội chỉnh lý, bớt vài chữ trong nội dung bác đã ghi, nhưng trên tinh thần bớt chữ không làm mất nghĩa, không gây hiểu sai (đúng như quan điểm của bên B là thế:D). Bản tôi bổ sung vào đã có dung lượng ngót 500 chữ. Nhờ bác xem và góp ý thêm.--Trungda (thảo luận) 19:22, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Cảm ơn bác bổ sung ý kiến. Bác check email nhé.--Trungda (thảo luận) 03:26, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Hỏi
sửaNhìn thấy những tóm tắt của anh trong Wikipedia:Thảo luận/Đại học, tuy biết giờ đây thảo luận không có ích cho việc chung trên Wikipedia nữa, nhưng tôi vẫn không thể kìm được thắc mắc này. Anh ghi rằng "Tên gọi ĐH dùng với nghĩa là ĐH vùng, ĐHQG mới ra đời gần đây, trong khi ĐH với nghĩa là trường đại học đã có chỗ đứng vững chắc từ lâu." Tôi không cho rằng như vậy, anh có thể dẫn chứng không? Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản khoảng năm 1988 (lúc đó chưa có các đại học vùng và đại học quốc gia) đã ghi rằng: "d. Bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục". Tôi cảm thấy lý lẽ của anh dựa nhiều vào kinh nghiệm nói, chắc khó mà chú nguồn cho câu nói của anh được. Tôi mạo muội phỏng đoán có một phần lý lẽ của anh dựa vào vốn kiến thức tiếng Trung Quốc, trong đó từ "大学" hoàn toàn không mang nghĩa bậc học mà mang nghĩa trường đại học, nhưng qua các từ điển và cách dùng từ chính thức, tôi thấy ở đây có sự khác biệt giữa tiếng Việt với các thứ tiếng Trung và Nhật. Anh nghĩ sao về điều này? Tân (thảo luận) 06:08, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Nhờ anh tiện thể tra dùm tôi xem trong các từ điển Trung-Việt, người ta dịch từ "大学" chính là "đại học" hay "trường đại học" nhé. Wiktionary đang ghi là "trường đại học", và tôi cũng không tin các nhà ngôn ngữ khi viết từ điển lại không rạch ròi được sự khác nhau của hai nghĩa này. Tân (thảo luận) 06:10, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Từ điển Hán-Việt
sửaChào bác, em có 1 cuốn Từ điển Hán-Việt, bên ngoài đề: Viện Ngôn ngữ học, Phan Văn Các chủ biên, NXB TP.HCM năm 2002, dày khoảng 1945 trang, Lời mở đầu có ghi: được biên soạn dựa theo Hiện đại Hán ngữ từ điển (bản tu đính) của Phòng biên tập từ điển Sở nghiên cứu ngôn ngữ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc biên soạn, Thương vụ ấn thư quán Bắc Kinh xuất bản năm 1997, tổng cộng khoảng 72.000 mục từ và 13 bảng Phụ lục (có bảng Bách gia tính). Không biết cuốn này có giống với cuốn Từ điển Trung-Việt 1992, NXB KHXH của bác không nhỉ, và có đáng tin cậy không? Tranminh360 (thảo luận) 13:16, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Quyển Từ điển của em có ghi cả 2 họ 曾 và 增 đấy, ở trang 1762 viết:
- 曾 zēng TẰNG (1) Chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc gián cách hai thế hệ a) Cụ/Cố b) Chắt (2) (Họ) Tăng.
- 增 zēng TĂNG (1) Thêm/Tăng (2) (Họ) Tăng.
(Có ví dụ nữa nhưng khỏi viết vào đây)
Theo Từ điển này thì có 2 họ 曾 và 增, và cả hai đều đọc là (họ) Tăng. Tuy nhiên trong Phụ lục Bách gia tính ở cuối sách, trang 1935 chỉ ghi (họ) 曾 Zēng Tăng thôi. Xin bác cho ý kiến (Tiện thêm bác thảo luận tại bài Bách gia tính luôn đi, Thành viên:Bongdentoiac đang đòi đổi họ ở trên đó, và quả quyết rằng 曾 phải dịch là Tằng) Tranminh360 (thảo luận) 14:46, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)
nếu tra trên google thì chữ trường đại học nhiều hơn hẳn chữ trường đại học. Tra theo cách để trong ngoặc kép để tra theo cụm từ. Như vậy theo tôi thì dùng chữ trường sẽ đảm bảo được tính chính xác và dễ tra cứu. Llevanloc (thảo luận) 16:05, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Đại học
sửaTôi biết anh học ở Nga. Các quy định về cơ sở giáo dục bậc đại học của Việt Nam cho tới nay theo tôi là sự dập khuôn mô hình của Nga. Anh xem thêm Федеральный закон от 22.08.1996 N 125-ФЗ, điều 9 thấy Nga có Университет, Академия, Институт (sau này sửa để bổ sung thêm Федеральный университет). Nếu đúng là luật VN sao chép luật Nga thì điều tệ hại của những người biên soạn các quy định của VN là họ gọi высшее учебное заведение = trường đại học, университет = đại học, академия = học viện, институт = trường đại học; một sự lộn xộn đến khủng khiếp. Thời chúng tôi học thì университет = [trường] đại học tổng hợp, академия = học viện, институт = [trường] đại học còn вуз thì mang tính chất tên gọi chung, đại loại dịch thành cơ sở giáo dục bậc đại học. 222.252.188.14 (thảo luận) 01:21, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Trời, người trình độ thế mà phải dùng IP.--210.245.52.154 (thảo luận) 01:26, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Không rõ luật Việt Nam có sao chép Nga không vì ở Nga làm gì có ĐH con nằm trong ĐH mẹ, còn tên gọi trong luật Việt Nam thì lộn xộn. Ngay tên các trường dịch sang tiếng Anh cũng vô tội vạ, đa số đều chọn university (trong khi university hay университет phải là ĐH đa ngành) bất kể họ đào tạo 1 ngành hay nhiều ngành, không dùng college vì cho rằng từ này "thấp kém" hoặc chỉ là cao đẳng.--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 02:12, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Ở Wikipedia:Thảo luận/Đại học, Zaahuu đã nói việc thành lập các Đại học vùng, Đại học quốc gia, là một bước đi chuyển từ cách tổ chức bậc đại học từ kiểu Liên Xô sang kiểu phương Tây đấy. Tân (thảo luận) 02:16, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Федеральные университеты có cách thức tổ chức trên cơ sở gộp một vài cơ sở giáo dục bậc đại học, viện nghiên cứu v.v 222.252.188.14 (thảo luận) 02:20, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Ở Wikipedia:Thảo luận/Đại học, Zaahuu đã nói việc thành lập các Đại học vùng, Đại học quốc gia, là một bước đi chuyển từ cách tổ chức bậc đại học từ kiểu Liên Xô sang kiểu phương Tây đấy. Tân (thảo luận) 02:16, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Cám ơn bạn đã cho biết thông tin và những thay đổi sau khi Liên Xô tan rã. Luật dài quá tôi cũng ngại đọc. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 02:25, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Tăng - Tằng
sửaCảm ơn VietLong đã chỉ dẫn. Những thảo luận của anh rất thuyết phục. Tôi chẳng còn phải lăn tăn gì nữa. Không giống cái thái độ "quân bảo thần chết" của Vinhtantran.
Nhưng mà, họ Bào và Bão là một à. Thế mà bây giờ tôi mới biết. Gần chục năm qua tôi sưu tầm và tìm hiểu về họ người phương Đông uông công rồi. Bongdentoiac (thảo luận) 09:43, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Bài vi:Thuế về việc không có con được dịch từ bản en:Tax on childlessness. Em nghĩ nếu dịch là Thuế không con thì gọn hơn. Anh VietLong xem giúp em nếu dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt thì tên sắc thuế này nên thế nào nhé. Em cảm ơn anh. --Ashitagaarusa (thảo luận) 12:53, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Dịch từ Hán
sửaVietlong có thể giúp tôi dịch nốt mấy cái tên vua Cao Ly không? Tôi thấy bài này trong thể loại bài dịch quá 1 tháng nên dịch thử, nhưng có mấy chữ chẳng hiểu phải dịch thế nào. Bongdentoiac (thảo luận) 13:45, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Ở cột tên thật và tên khác ấy. Đó là 王晫, 王璹, 王禃, 王賰, 王昛. Bongdentoiac (thảo luận) 05:47, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)
VietLong có trên wiki không? Tôi có một vấn đề khó hiểu muốn hỏi. Trong bản Bách gia tính của wiki tiếng Việt chỗ Chân Khúc Gia Phong thì họ Khúc là 麴, còn bên TQ lại ghi là 曲. Tôi tra từ điển thấy 麴 có mục họ là Khúc còn 曲 thì không. Nhưng bên tiếng Trung lại có bài Khúc tính và 麴姓 là trang đổi hướng của nó (nghĩa là 2 họ này là một). Nếu nó không phải trang đổi hướng thì có thể nói một bên ghi sai (tức là có hai họ Khúc). Bạn có thể giải thích giùm không? Bongdentoiac (thảo luận) 06:20, ngày 18 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Kính nhờ dịch địa danh Hán
sửaKính gửi anh Việt Long,
Tôi đang viết lại bài Chiến dịch Mãn Châu (1945). Khổ với bài này là tôi không biết tiếng Hán, đọc tiếng Anh nhiều từ không biết phiên âm Hán như thế nào, mà tra bảng địa danh hành chính TQ thì một số tên đã bị đổi trong thời gian sau 1945. Nên trên bản đồ 1 số từ Việt hoá không được, rất phiền.
Nếu anh có thể, phiền anh lọc ra phiên âm Hán giúp mấy từ địa danh như sau: WUCHAKOU, SOLUN, WANGUYENLIAO, KAITUNG, KAILU, LINTUNG, LINSHI, JEHOL, WUNOERH, YAKOSHIH, SUNWU, TUNGHUA, TUNHUA, LINCHIANG, LOTZOKOU, LINKOU, TACHIENCHANG, PAMIENTUNG, HULIN, HUTOU...
Cách phiên âm kiểu như CHANGCHUN - TRƯỜNG XUÂN, MUTANCHIANG - MẪU ĐƠN GIANG, CHIAMUSSU - GIA MỘC TƯ...
Cảm ơn trước, Tazadeperla (thảo luận) 08:12, ngày 4 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Cảm ơn anh Việt Long,
Trong lúc chờ anh, tôi tìm Google Earth để đối chiếu với bản đồ tìm tên phiên âm Anh, rồi search tìm trên wiki về tên Anh, dịch qua tên Việt.... hì hì, một con đường dài để tìm ra một vài tên. Cảm ơn anh nhiều lắm.Tazadeperla (thảo luận) 16:17, ngày 5 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Cảm ơn anh nhiều nhiều. Còn một chi tiết nữa thôi, anh cho biết giùm là Lỗ Bắc nằm ở đâu trên bản đồ để tôi cập nhật, vì người đọc sau khi băng qua sa mạc Mông Cổ sẽ vượt dãy Đại Hưng An, chiếm Lỗ Bắc (Lupei) mà không thấy được Lỗ Bắc ở đâu thì không được anh Việt Long ạ. Tazadeperla (thảo luận) 17:48, ngày 5 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Anh Việt Long ạ, do tôi không biết tiếng Hán, nên tôi để lại một số địa danh nhắc tới trong bài (viết trước) vào bản đồ để tìm hiểu rồi thay thế dần. Riêng về Túc xuyên thì bị sót: tên trên bản đồ của nó là Taipingchuan. Anh tìm giùm tên Hán. Cảm ơn. Tazadeperla (thảo luận) 03:38, ngày 6 tháng 8 năm 2010 (UTC)
BTW, có 2 địa danh nữa tôi tìm không ra: Halung (Hải Long? không biết ở đâu) và Hailung (phiên âm là gì?). Còn 1 địa danh trong bài có nhắc là Liêu Minh Đài, Đại Bàn Sơn? tôi tối qua không thấy, không biết???????? Đọc bài sửa của anh, tôi đang đối chiếu và cập nhật địa danh chính xác vào bản đồ trước, rồi sẽ bắt tay sửa phần chiến dịch. Sẽ còn nhờ anh giúp. Tazadeperla (thảo luận) 03:47, ngày 6 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Vâng, đúng là Ðột Tuyền. Về vị trí, thì thực sự bản đồ của Glantz chỉ mang tính ý tưởng, dành để phân tích chiến dịch, chứ không phải là bản đồ quân sự chính xác, các tỷ lệ phân bố vị trí khi tôi so với Goole Earth đều chỉ tương đối mà thôi. TX, Tazadeperla (thảo luận) 03:51, ngày 6 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Phiền anh dịch phiên âm giúp chữ TAIMAKOU. Có phải là Ðại Mã Câu như người cũ trong bài viết? Tôi không tin lắm, vì bài cũ sai quá nhiều về phiên âm, trong khi tôi tra vi:wiki chỉ có trấn dân tộc triều tiên Tam Xoá Khẩu. Trên bản đồ của Glantz thì địa danh này nằm trên đường từ Mẫu Đơn Giang đi Mulengzhen. Trên Google Map ở vị trí này chỉ có Daima Valley Cun. Phiền anh giúp. Tazadeperla (thảo luận) 06:00, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Phiền anh dịch âm giúp chữ TAOPANSHIN nữa (trong sách của Glantz - August Storm thì nằm phía Đông Bắc của Xích Phong). Trong bài viết hiện tại, nó được dịch là Đại Bản Sơn. Với những gì mà anh đã sửa, như Đột Tuyền được viết là Túc Xuyên chẳng hạn, thì tôi không tin là tên đang được dùng là đúng phiên âm. BTW, nhờ anh tra luôn Chaoyang, Fuhsin, and Gushanbeitseifu (các địa danh gần Khai Lỗ, trên hướng tiến về Sơn Hải Quan của TĐQ53 LX). Cảm ơn anh nhiều. Tazadeperla (thảo luận) 08:49, ngày 7 tháng 8 năm 2010 (UTC)
- Cảm ơn anh góp ý. Sẽ được sửa và up lên sớm. Tazadeperla (thảo luận) 05:05, ngày 11 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Kính nhờ dịch địa danh Đông Mãn Châu
sửaTôi đang chuẩn bị viết lại phần chiến dịch ở hướng Đông Mãn Châu. Hướng này như hiện nay thì đọc không thể hiểu nổi, nên tôi phải thêm một cái bản đồ. Nên tôi kính nhờ anh dịch tiếp địa danh ở bản đồ này. Trân trọng cảm ơn anh và chờ hồi âm. Tazadeperla (thảo luận) 15:35, ngày 9 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Cảm ơn anh. Quên nói một số từ đã có trong bản đồ tôi post lên thì khỏi phiền anh. Tuy nhiên, tôi còn 2 từ nữa nhờ anh: Kuanyuehtai và Lumintai, là tên 2 cụm đề kháng nằm 2 bên tuyến đường sắt từ Vladivostok qua Tuy Phân Hà. Cảm ơn anh. Tazadeperla (thảo luận) 15:56, ngày 10 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Cảm ơn anh. Tôi chẳng tìm ra được manh mối nào hơn:-). Thôi, tôi tạm Quán Duyệt Ðài và Lục Mân Ðài và upload bản đồ lên dưới dang svg có thể sửa được. Nếu ai biết, có thể sửa lúc nào đấy.... Tuần vừa rồi, tôi đọc bài cũ và mất một ngày loay hoay tìm mãi 2 địa danh trong câu Lý Tự Xuân đến Linh Kiều. Đến khi anh sửa thành Lê Thụ Trấn đến Lâm Khẩu mới 'à ra thế. Ít nhất, hai cái tên anh đưa cũng có liên quan ít nhiều về phiên âm. Tazadeperla (thảo luận) 14:55, ngày 11 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Anh là người cẩn thận. Lại phải cảm ơn anh. Tazadeperla (thảo luận) 10:35, ngày 13 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Bản mẫu:Bảng phân loại
sửaAnh VL có thể giải thích lý do anh thay "Cận" thành "Phân thứ", "Siêu" thành "Liên" được không? Anh có thể cho ví dụ về 1 vài tài liệu chuyên ngành nào đã dịch như vậy được không? Newone (thảo luận) 03:52, ngày 13 tháng 1 năm 2011 (UTC)
Đã trả lời: (Thảo luận Thành viên:Newone#Re:Bản mẫu:Bảng phân loại).
Thư mời tham gia dự án Du Lịch Trung Quốc: | |
---|---|
Hiện nay Wikipedia có Dự án Du lịch Trung Quốc, dự án này nhằm làm hoàn thiện và phong phú thêm cho các bài viết về Du lịch Trung Quốc và các chủ đề liên quan đến nó. Dự án này mong muốn nhiều thành viên yêu thích du lịch tham gia. Và dự án này đang cần bạn, hãy tham gia nếu có thể. Wikipedia:Dự án/Du lịch Trung Quốc sẽ ngày càng phát triển nếu có sự tham gia tích cực của bạn và các thành viên khác. Hãy đăng kí tại trang chính của dự án để trở thành thành viên của dự án và tham gia cộng tác bằng cách chỉnh sửa, tạo và hoàn thiện các bài viết mà bạn yêu thích.
Và đừng quên giới thiệu dự án này đến các thành viên khác bằng cách gửi thư mời này vào trang thảo luận của các thành viên! | |
Sửa đổi của anh đưa đến bài đã bị đổi hướng về Tịnh độ tông. Vậy, anh có thể viết vài dòng về khái niệm liên tông được không? Newone (thảo luận) 11:14, ngày 10 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Đã trả lời.
Mã T Húc
sửaBài này có một số tranh luận ở đây và ở đây. Vì bạn đã tham gia đổi tên, mời bạn cho một số ý kiến. Cảm ơn bạn. ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 17:05, ngày 10 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Nếu bạn muốn đổi tên bài thì nên dùng nút di chuyển trang, không nên cắt dán như vậy sẽ làm mất thảo luận và lịch sử. CNBH (thảo luận) 17:08, ngày 10 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Bản mẫu
sửaĐơn giản thôi, vì sửa không đúng cách, làm bản mẫu bị lỗi. Nếu sửa đúng chỗ thì đã khỏi nói làm gì? Đây lại thêm vô tội vạ. Và lại đây là một bản mẫu chứ có phải bài viết bách khoa đâu!!! Nếu người đọc muốn thì họ kích chuột vào Thủ tướng Việt Nam. Cần gì phải giải thích lằng nhằng ở đây. Còn về Ủy ban, nó hoàn toàn tương đương với Chính phủ.-- Xuân tóc xuăn 12:13, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC) Quyền hành pháp và do cơ quan lập pháp bầu lên.-- Xuân tóc xuăn 12:17, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Đây là một bản mẫu giới thiệu những người có cùng chức vụ chứ không phải là bài bách khoa. Tôi nhắc lại lần nữa. Mà này, mời đọc kỹ lại sử thời đó đi để biết cái chức CTHĐBT với TTCP nó rối đến mức nào! Chắc không cần tôi phải kể. Mời đọc ở bài Thủ tướng Việt Nam và [7].-- Xuân tóc xuăn 12:22, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Hay đấy, thế đúng nghĩa là gì? Đem so sánh thời kỳ không hề có một cơ quan lập pháp nào với thời nay là đúng nghĩa ư? Đừng có dừng cái kiểu nói đấy nữa!-- Xuân tóc xuăn 12:23, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Tình hình là nếu muốn thêm "Chú thích" thì phải đổi kiểu.-- Xuân tóc xuăn 12:42, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Nếu làm xong tôi sẽ gửi vào trang Thảo luận này trước.-- Xuân tóc xuăn 12:43, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Thế lực lương chống đối hay thân Pháp chiếm bao nhiêu % dân số lúc đó. Có đa số không? -- Xuân tóc xuăn 13:33, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Kiểu nói ở đây chỉ kiểu "kỳ thị" Việt Minh.-- Xuân tóc xuăn 13:35, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Nó đấy, trong lúc tôi làm nó thì cứ "hâm nóng" đầu tôi lên suốt. Tài liệu có rất nhiều, và tôi quá mệt để chỉ ra chỗ nào. Nhớ gửi tôi ý kiến xem có nên cần ghi cả nhiệm kỳ vào Bản mẫu không?-- Xuân tóc xuăn 13:56, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- nói thẳng ra nếu không phải vì kiểu nói đấy thì tôi cũng chẳng cãi nhau làm gì cho tốn thì giờ.-- Xuân tóc xuăn 13:59, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Cảm ơn, nhưng tôi không nhờ anh sửa chồng chéo lên khi tôi vừa chữa lại xong.-- Xuân tóc xuăn 14:20, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Huyện cấp thị
sửaChép lại trao đổi từ nguồn ghi phía dưới mục thảo luận này.
Đề nghị bạn không sửa thị xã (huyện cấp thị) thành thành phố, vì từ thành phố dùng cho địa cấp thị rồi. Một thành phố nằm trong 1 thành phố khác là điều nghe rất chướng. Liên hệ ở Việt Nam ta có thị xã nằm trong thành phố, ví dụ Sơn Tây trong Hà Nội. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 11:48, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Tôi sẽ không đổi thành thành phố nữa, nhưng tôi nghĩ không nên dùng từ thị xã vì sẽ tạo ra ấn tượng sai. Chỉ dùng huyện cấp thị được không? CNBH (thảo luận) 14:56, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Tại sao dùng thị xã thì sai? Nói chung ta nên tìm cái tương đối gần nghĩa, ngắn gọn để gọi. Còn nếu có gì khác biệt với thị xã của Việt Nam thì sẽ giải thích trong mục từ huyện cấp thị. Ở đây có 3 cấp thị: loại trực thuộc trung ương, địa cấp thị và huyện cấp thị, mà 2 loại đầu đã là thành phố rồi thì loại thứ 3 cấp thấp hơn gọi là thị xã cũng hợp lý. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 16:23, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Việt Nam cũng có thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương cấp huyện. Hiện các thị xã tỉnh lị trước đây ở Việt Nam đều được nâng lên thành phố trừ một vài đô thị có dân số quá nhỏ hay vì không muốn lên để giữ lợi thế về thuế (như Thủ Dầu Một), nhưng được biết sắp tới cũng chuẩn bị lên thành phố. Nói chung hiện nay từ thị xã ở Việt Nam khiến người ta liên tưởng đến một đô thị nhỏ bé, ít dân (khoảng dưới 100 nghìn cư dân hoặc ít hơn) và theo tôi không phù hợp để chỉ các "huyện cấp thị" của Trung Quốc. Ví dụ như huyện cấp thị Đông Hưng, Quảng Tây theo như tôi quan sát trên Google Earth thì có quy mô đô thị lớn hơn thành phố Móng Cái của Việt Nam, vì vậy theo tôi không nên gọi đây là một thị xã vì sẽ gây hiểu lầm. CNBH (thảo luận) 17:09, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Thị xã (Việt Nam) cũng là đơn vị ngang cấp huyện. - : Không thể lấy "quy mô đô thị" lớn hơn của Trung Quốc so với Việt Nam để bác bỏ thị xã. Nếu lấy như vậy thì mỗi tỉnh Trung Quốc ngang cả nước Việt Nam, còn tỉnh Việt Nam chỉ bằng địa cấp thị của Trung Quốc. Cái chính là thứ bậc trong phân cấp hành chính, ví dụ dưới thành phố là thị xã hoặc quận, huyện, v.v. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 17:38, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Họ không tự gọi đô thị của họ là "thị xã", trên các trang tiếng Anh của họ thì dùng từ "city", city nọ thuộc city kia. Vậy sao chúng ta lại gọi đấy là "thị xã". Phân loại của Việt Nam không ảnh hưởng đến cách chúng ta gọi về loại hình hành chính của các nước khác. CNBH (thảo luận) 17:41, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Nói chung sự tương ứng chỉ là tương đối và cần có 1 tên gọi để không nhầm lẫn và gây khó hiểu (1 thành phố bao gồm vài thành phố con). Tên gọi huyện cấp thị hoàn toàn không phải tên gọi Việt Nam xét về trật tự từ, lại dài dòng, nếu gọi là "đô thị cấp huyện" cũng quá dài. Nếu muốn bạn có thể viết dăm câu so sánh thị xã Việt Nam với thị xã Trung Quốc trong mục từ chính huyện cấp thị. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 17:44, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Dùng từ chỉ để phân biệt, thành phố có các thành phố con tuy mới mẻ so với Việt Nam song khi đọc sẽ hiểu do vậy không nên vì thế mà gọi chúng là "thị xã" khiến cho ý nghĩa của chúng bị khác đi. Ví dụ, một quận (county) của Mỹ có thể lại bao gồm cả một thành phố rồi thì vô vàn loại hình hành chính khác. CNBH (thảo luận) 17:58, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Nếu nói như vậy thì họ cũng không gọi đô thị của họ là "thành phố" mà chỉ là "thị" (và chữ "thị" lại còn hiện diện trong "thị xã", chứ không có trong thành phố). Tiếng Anh hơi nghèo chỗ này nên gọi tuốt là city, vì town có thể hiểu là thị trấn. Ngay phân biệt thành phố và thị xã của Việt Nam thì người ta cũng lúng túng khi dịch sang tiếng Anh, khi thì town, khi thì city! --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 17:49, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Tôi cho rằng dùng từ "thị xã" sẽ làm tạo ra ấn tượng sai về những địa danh này. Mỗi nước có một kiểu phân loại hành chính khác nhau, theo phân loại của Việt Nam thì thị xã có trên 50.000 và trên 150.000 là tiêu chuẩn để lập thành phố (theo tôi hiểu thì có thể "xê dịch") [8]. Việc đô thị biệt lập cấp dưới thành phố trực thuộc TW của VN được gọi là thị xã không có ảnh hưởng đến việc chúng ta gọi về hành chính của các địa danh của TQ. CNBH (thảo luận) 18:13, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Cái city thực ra là đô thị, có khi là thành phố có khi chỉ là thị xã, và nó cũng không phân biệt rạch ròi với town: Although there is no agreement on how a city is distinguished from a town within general English language meanings, many cities have a particular administrative, legal, or historical status based on local law.(xem http://en.wikipedia.org/wiki/City), và A town is a human settlement larger than a village but smaller than a city. The size a settlement must be in order to be called a "town" varies considerably in different parts of the world, so that, for example, many American "small towns" seem to British people to be no more than villages, while many British "small towns" would qualify as cities in the United States.(http://en.wikipedia.org/wiki/Town). Trong khi đó ta có từ thị xã tương đối ngắn gọn, tạm chấp nhận được để dùng. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 18:05, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Khuya quá rồi, đêm nay không tranh luận tiếp nữa. Chúc ngủ ngon nhé. CNBH (thảo luận) 18:21, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- en:Los Angeles County, California, en:Orange County, California, thôi đi ngủ thật nhé. CNBH (thảo luận) 18:41, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Quận (county) nào của Mỹ có thể lại bao gồm cả một thành phố thế? Ở Mỹ có D.C. (District of Columbia) bao gồm thủ đô Washington được báo chí Việt Nam chính thống dịch là đặc khu Columbia (chứ không phải quận huyện gì đâu nhé), gần ngang cấp bang, có đại diện trong Quốc hội Mỹ. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 18:34, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- À bây giờ nhớ ra county được từ điển A-V dịch là hạt, cấp dưới của bang, nghe hợp lý hơn quận. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 18:51, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Nhưng bây giờ chủ yếu được dịch là quận, hạt rất ít được dùng, có từ điển còn ghi hạt là "từ cũ, nghĩa cũ". Thành phố New York có 5 quận, còn thành phố Los Angeles lại trực thuộc quận Los Angeles. Nói chung ta nên để nguyên từ thành phố và không cần thiết phải gọi nó bằng một từ khác để phân biệt về mặt hành chính 23:06, ngày 13 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Quận của thành phố New York tiếng Anh là borough, không hề mâu thuẫn với những gì bàn luận ở đây. Tại sao người ta không đặt từ mới mà vẫn dịch là quận, bởi vì vẫn lấy tương ứng phân cấp hành chính ở Việt Nam. Còn không thể dịch là "thành phố Los Angeles lại trực thuộc quận (county) Los Angeles" được. Rất vô lý! Thành phố Los Angeles lại trực thuộc hạt Los Angeles. Cái gì hợp lý thì ta dùng, tiếng Việt có từ không gây lẫn lộn thì ta dùng, không thể cứ dùng bừa bãi được. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 03:20, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Về vấn đề nhầm lẫn, thị xã của VN vẫn tương đương với thành phố thuộc tỉnh chứ đâu phải thấp hơn, việc gọi "thị xã" sẽ gây ra sự nhầm lẫn rằng đây là một đô thị nhỏ. Gọi thành phố thuộc thành phố sẽ chỉ rõ thực tế của vấn đề, còn nếu thấy "chướng tay" thì kể ra từ thị xã thuộc thành phố cũng không hề kém. Còn vấn đề bên Mỹ, hiện không có ai dịch "county" bên Mỹ thành hạt nữa cả, cùng lắm thì chỉ dùng để dịch từ này ở bên Anh. Thử tưởng tượng, xem Orange County sẽ thành... Hạt Cam? Thành phố New York có 5 borough, mỗi borough tương ứng với một "county" của bang New York. CNBH (thảo luận) 04:04, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Hiện nay người ta vẫn dịch county là hạt. Nguyễn Việt Long (thảo luận) 09:03, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Tôi bảo lưu quan điểm dùng thị xã vì:
Ưu điểm: ngắn gọn không gây lầm lẫn trong khái niệm "thành phố" phân cấp hợp lý (cấp dưới của "thành phố", 1 thành phố có thể bao gồm thị xã) chữ thị cùng có trong cả tên gọi Trung Quốc (huyện cấp thị) lẫn Việt Nam (thị xã) Nhược điểm: (theo CNBH) gây lầm lẫn (?) vì "liên tưởng đến một đô thị nhỏ bé, ít dân". Nếu liên tưởng như vậy thì tỉnh của Trung Quốc bằng cả nước Việt Nam, tỉnh Việt Nam chỉ bằng "địa cấp thị" Trung Quốc, thậm chí tỉnh bé chỉ bằng huyện Trung Quốc. Trong khi đó "thành phố cấp huyện" (huyện cấp thị):
Ưu điểm: (sát nghĩa hơn?) Nhược điểm: tên gọi dài dòng, nếu gọi tắt (thành phố) sẽ gây nhầm lẫn giữa 3 loại thành phố xung đột khái niệm: 1 thành phố (cấp địa khu) có thể bao gồm vài thành phố (cấp huyện) tên thị trong tên gọi Trung Quốc không có mặt trong tên gọi Việt --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 02:08, ngày 15 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Có chi tiết này hoàn toàn tương hợp với Việt Nam: mục thành phố Trùng Khánh có ghi: Lúc mới chia tách, Trùng Khánh được chia thành 40 đơn vị hành chính cấp huyện (3 đơn vị hành chính cấp huyện đã bị hủy bỏ năm 1997): 15 quận, 4 thị xã (huyện cấp thị), và 21 huyện. Đến năm 2006, 4 thị xã chuyển thành quận, nên Trùng Khánh gồm 19 quận, và 21 huyện, trong đó có 4 huyện tự trị.
Ở Việt Nam ta cũng có thị xã Hà Đông chuyển thành quận của thành phố Hà Nội, xa hơn nữa thì thị xã Kiến An và Đồ Sơn sau chuyển thành quận của thành phố Hải Phòng. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 09:14, ngày 15 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Từ "quận" rõ ràng chiếm áp đảo để dùng dịch từ "county", chỉ có một số tờ báo, trang thông tin có lẽ do tra từ điển nên dùng từ "hạt" và hiện là thiểu số nhỏ, cũng như hiện nay gõ từ "Bắc Hàn" thì cũng có rất nhiều kết quả. Mà chúng ta nói sang vấn đề khác mất rồi. Tôi xin tóm lược:
- Bạn cho rằng vì VN quy định dưới TP không được có TP nên phải gọi huyện cấp thị là thị xã phải không? Như vậy VN thì cũng có quy định dưới quận phải là phường, không được có xã, thị trấn vậy thì ta cũng phải tìm từ khác khi viết về các "trấn" và "hương" của các "khu" Trung Quốc chăng?
- Bạn cho rằng thành phố thuộc thành phố nghe không hay? Nhưng hầu như ai trong chúng ta cũng hiểu hành chính mỗi nước mỗi khác, không cần phải lái chúng theo cách phân chia ở Việt Nam.
- Từ thị xã ở Việt Nam nói chung dùng để chỉ các đô thị khoảng dưới 150.000 và chúng tương đương cấp thành phố thuộc tỉnh. Vậy khi gọi các huyện cấp thị của TQ là "thị xã" sẽ gây ra ngộ nhận.
Vậy tôi đề nghị gọi đây là thành phố cấp huyện CNBH (thảo luận) 09:34, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Như đã trình bày, thành phố thuộc tỉnh và thị xã ở Việt Nam là tương đương nhau về mặt hành chính, chỉ khác về quy mô dân số. Về quy định thành phố TW ở VN chỉ được có "thị xã" và các quy định về hành chính khác của VN thì chỉ áp dụng cho VN! Để phân biệt thành phố thì ở VN gọi là thành phố trực thuộc TW và thành phố trực thuộc tỉnh chứ đâu có dùng có từ nào ngắn gọn hơn. CNBH (thảo luận) 17:03, ngày 15 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Thành phố thuộc tỉnh và thị xã ở Việt Nam không tương đương nhau về mặt hành chính. Sơn Tây vừa mới lên thành phố được ít lâu thì sáp nhập vào Hà Nội, sau đó bị "giáng cấp" xuống thành thị xã. Nếu thành phố thuộc tỉnh và thị xã tương đương thì Sơn Tây lẽ ra vẫn giữ quy chế thành phố. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 18:55, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Thành phố thuộc tỉnh và thị xã của VN (và trong tiếng Việt) tương đương nhau về cấp bậc hành chính, việc Sơn Tây bị hạ thành thị xã là theo quy định của riêng các TP trực thuộc TƯ của Việt Nam mà thôi. Chuyện thành phố vệ tinh là bình thường trên thế giới. Hơn nữa, họ đã tự dịch sang tiếng Anh là "city", từ này hiện hầu như đều dịch thành "thành phố" hết. Việt Nam có hai cấp thành phố thì TQ có quyền được có ba cấp thành phố (mà thực ra chỉ có hai cấp vì Bắc Kinh, TH, TK, TT cũng chỉ được chia thành quận như các địa cấp thị). Huyện cấp thị như vậy có thể coi là giống các thành phố (hoặc thị xã) trực thuộc tỉnh của VN. Vậy cứ xét theo huyện cấp thị nào trên 15 vạn dân thì dịch là thành phố, dưới 15 vạn dân thì dịch là thị xã. CNBH (thảo luận) 19:41, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)
"Vậy cứ xét theo huyện cấp thị nào trên 15 vạn dân thì dịch là thành phố, dưới 15 vạn dân thì dịch là thị xã." Nếu làm như vậy thì mình tự đẻ ra tiêu chí chủ quan, gây rắc rối thêm cho mớ city (đã không giải quýêt êm đẹp thì chớ lại gây thêm bòng bong). Nếu 1 vài năm nữa những thị xã ngấp nghé 15 vạn dân vượt con số đó thì lại phải đổi à?--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 03:29, ngày 18 tháng 8 năm 2011 (UTC) Nói chung, đã quy ước thành phố và thị xã thì nên chọn cách hợp lý như cũ, tương ứng với cái đã có, không gây xáo trộn, thay đổi và rắc rối thêm.
- Từ "thị xã" theo tôi hiểu là do Viet Long và một số thành viên khác tạm gọi chứ có quy định nào bảo đây là thị xã đâu! Tôi không thấy lằng nhằng gì khi gọi đây là "thành phố cấp huyện" cả. Phân cấp hành chính của họ là vậy, họ tự gọi mình là "city", nó hợp lý hay không hợp lý là việc của họ. Sao ta lại có thể lấy quy định hành chính của Việt Nam để áp dụng cho...Trung Quốc? Chuyện thành phố con là khá phổ biến trên thế giới, người ta còn gọi đó là đô thị vệ tinh, đô thị vệ tinh có thể thuộc địa bàn hành chính khác hoặc cũng có thể vẫn thuộc thành phố "mẹ" đó. Ngoài ra, báo chí Việt Nam hiện nay không còn dùng từ "thị xã" để gọi các đô thị của nước ngoài, trừ Lào và Campuchia, cách dịch thống nhất là "city" = thành phố, "town" = thị trấn. CNBH (thảo luận) 05:22, ngày 18 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Trả lời tại đây: Thảo luận Thành viên:CNBH/Lưu 1
Nhờ góp ý
sửaThấy bạn đang thảo luận về cách gọi tên hành chính nên xin ghé hỏi thăm một chút. Tôi đang tạo bài về các địa danh ở Anh, chủ yếu ở Luân Đôn. Nước này có phân cấp hành chính khá phức tạp. Toàn England chia làm 9 region (vùng), dưới cấp vùng chia thành 48 ceremonial county (hạt nghi lễ). Nhưng cụ thể sẽ phức tạp hơn:
- Ngoài Greater London (Đại Luân Đôn), Anh chủ yếu chia thành 83 metropolitan county (hạt đô thị) và non-metropolitan county (hạt phi đô thị). Các metropolitan county >>> metropolitan borough >>> district. Ở cấp độ địa phương, phần lớn nước Anh được chia thành các civil parish (bài Anh tạm dịch là "xứ đạo dân sự"???)
- Tại Greater London chia thành 32 London borough >>> district
Bài chi tiết tiếng Anh có thể tham khảo thêm ở đây và đây.
Tóm lại độ lớn về diện tích theo thứ tự là region (vùng) >> county (hạt) >> borough >> district. Riêng 2 từ sau vẫn chưa quyết định được cách dịch chính thức cho nước Anh nói riêng. Khó để giữ từ gốc vì cần cơ sở để dịch những cụm như "London Borough of Lambeth" hay hành chánh trong bản đồ bên. Một số bài địa danh Mỹ của WP TV dùng "quận" cho "borough", mặc dù một số từ điển bảo theo từ Mỹ nghĩa Mỹ là "khu" (?). Vậy "borough" và "district" nên là gì trong: địa hạt, khu, quận, huyện,... ??? Hiện tại cách dùng từ ở các bài về Anh trên WP TV và trên mạng rất lộn xộn. Help, I'm goin' mad. ~ Violet (talk) ~ 14:48, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Vậy parish tạm dịch là "tiểu khu" cho dễ hiểu và gọn nhất, district là "quận", còn Khu tự quản hiện nay đang làm khái niệm cho municipality (có thảo luận về việc này) nên nếu borough thành "khu tự quản" thì đến municipal borough lại bối rối tiếp. Tạm thời tôi dùng "khu" vì lượng từ ghép với nó nhiều quá, nhưng nếu sau này muốn đổi lại e số lượng cũng vài trăm bài đổ lên.:( ~ Violet (talk) ~ 03:26, ngày 15 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Có vẻ dễ hơn rồi! Vậy borough sẽ là "khu tự quản", vì nước Anh không có đơn vị municipality để dễ gây nhầm lẫn (còn việc áp dụng tên mặc định riêng ứng với 2 từ khá khó). Metropolitan borough là "khu tự quản thủ đô", municipal borough là "khu tự quản đô thị" (hình). Nhưng có lẽ tôi sẽ dùng từ "tự trị" vì theo hầu hết từ điển A-V như vdict và Lạc Việt,... thì đều dùng "tự trị", số hit google cũng áp đảo hẳn (76k và > 4 triệu). Các cụm dài như "London Borough of Lambeth" có lẽ nên rút gọn bớt còn "Khu Lamberth của Luân Đôn" ~ vì hiện chưa có cơ sở chính xác cho việc dịch borough thành "khu tự quản", mà tên bài là khu vực độ nhạy cảm ở mức khá nguy hiểm và hay tranh cãi dài lâu.
- Ủng hộ county là hạt hoặc tỉnh, nhưng riêng việc dịch thành "quận" trong quá khứ cũng từng xảy ra (mặc dù cũng không từ điển nào đề cập). 1 county ở Anh rất to, nhưng ở Mỹ lại nhỏ xíu như ở đây (??). Đây lại là một câu chuyện dàiiiiiiii mà hiện tại tôi sợ vướng vào.
- Cảm ơn các góp ý của anh.:D ~ Violet (talk) ~ 15:17, ngày 15 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Tôi hiểu rồi, vậy sẽ là "tự quản". Thanks again. ~ Violet (talk) ~ 07:38, ngày 16 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Nhờ
sửaMời bạn hoàn thành nốt Bản mẫu:Quốc vụ viện CHNDTH, trang đã được treo biển dịch hơn 1 tháng.pq (thảo luận) 06:30, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Biểu quyết
sửaHiện đang có biểu quyết về việc có được phép dùng phiên âm Hán Việt cho các bài liên quan đến Trung Quốc hay không, nói cụ thể hơn thì có bạn muốn xóa dòng chữ "Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc" ra khỏi infobox (hộp thông tin) tại bài Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tương tự sẽ phải xóa từ Đông Kinh đô trong bài Tokyo. Tôi mong một lời nhận xét từ bạn, Wikipedia:Thảo luận#Phiên âm Hán Việt trong infobox. CNBH (thảo luận) 05:42, ngày 12 tháng 10 năm 2011 (UTC)
张靓颖 phiên âm chính xác là gì?
sửa张靓颖 phiên âm chính xác là gì vậy bác? Trương Lượng Dĩnh, Trương Lương Dĩnh, hay Trương Tịnh Dĩnh? Chữ 靓 có hai âm là jìng và liàng, và ở bài Trương Lương Dĩnh có bính âm là Zhāng Liàngyǐng thì chắc không thể phiên âm là tịnh được. Vậy 靓 đọc đúng là "Lương" hay "Lượng"? Với nghĩa là "漂亮,好看" chắc đọc "lượng" có vẻ thích hợp hơn? Tranminh360 (thảo luận) 02:21, ngày 10 tháng 1 năm 2012 (UTC)
Đã trả lời tại đây: [[9]]
- Mời bạn vô đây xem dùm, Wikipedia:Thảo luận có chút chuyện mình đã nêu ở đó.Trongphu (thảo luận) 02:23, ngày 10 tháng 1 năm 2012 (UTC)
nói viết bài cổ triều tiên
sửamình mong bạn viết thêm bài viết nói về các vị vua cổ triều tiên, triều đại trước thời cao cấu ly,vì mình thấy chỉ có nói tới 3 ông vua triều tiện 12:24, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)tungin
Chào bạn, tôi thấy Alphama định xóa hết phần cơ cấu bộ công an tôi vừa khôi phục lại nhưng chưa chắc Alphama đã chịu mời bạn vào góp ý. [Thành viên:Namngueynvn|Namngueynvn]] (thảo luận) 16:20, ngày 11 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Quyền Moderator
sửaMời bạn tham gia thảo luận về quyền hạn của 1 Moderator ở đây. A l p h a m a Talk - Help 11:47, ngày 22 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Đã thông qua rồi, bạn có ứng cử không? A l p h a m a Talk - Bot - Page 04:57, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Nhờ đóng góp ý kiến
sửaNhờ bạn góp ý cho nội dung thư mời này. Đây là thư một số thành viên dự định gửi đến những trí thức Việt Nam để kêu gọi sự ủng hộ, phát triển cộng đồng. Thư mới soạn nên chắc là còn nhiều thiếu sót. Bất cứ ý kiến nào của bạn cũng rất đáng giá! --ngọcminh.oss (thảo luận) 07:32, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Cận bộ hay Phân thứ bộ?
sửaMời bạn phản hồi tại đây. Thái Nhi (thảo luận) 14:00, ngày 8 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Đã trả lời tại đây:
[[10]].
Nhờ góp ý
sửaNhờ bạn góp ý cho tôi ở đây: Wikipedia:Thảo luận#Chốt các thông điệp đưa lên trang chính. Cảm ơn bạn! --ngọcminh.oss (thảo luận) 12:30, ngày 9 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Mời tham gia biểu quyết
sửaMời bạn tham gia biểu quyết ở Wikipedia:Biểu quyết/Biểu quyết về việc đưa thông điệp kêu gọi tham gia lên trang chính. Xin cảm ơn! --ngọcminh.oss (thảo luận) 13:47, ngày 18 tháng 8 năm 2014 (UTC)
Chào
sửaXin chào thành viên kỳ cựu, hi vọng bạn tiếp tục có nhiều đóng góp cho Wikipedia. =)) A l p h a m a Talk - Bot - Page 13:55, ngày 27 tháng 9 năm 2014 (UTC)
Chào bạn. Phần sinh vật sai nhiều vì cứ dịch đại từ tiếng Anh sang. Bất đắc dĩ tôi phải sửa sai vì cũng không nhiều thời gian. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 13:57, ngày 27 tháng 9 năm 2014 (UTC)
- Bạn cứ sửa tự do thoải mái, Wiki còn nhiều sai sót. Take care! =)) A l p h a m a Talk - Bot - Page 14:07, ngày 27 tháng 9 năm 2014 (UTC)