Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar

Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar (tiếng Ả Rập: منتخب قطر لكرة القدم‎) là đội tuyển cấp quốc gia của Qatar do Hiệp hội bóng đá Qatar quản lý.

Qatar
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhAnnabi (Màu hạt dẻ)
Al-Ad'am (الادعم)
Hiệp hộiQFA
Liên đoàn châu lụcAFC (châu Á)
Huấn luyện viên trưởngTây Ban Nha Tintín Márquez
Thi đấu nhiều nhấtHassan Al-Haydos (172)
Ghi bàn nhiều nhấtAlmoez Ali (52)
Mã FIFAQAT
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 34 Tăng 3 (ngày 4 tháng 4 năm 2024)[1]
Cao nhất37 (2.2024)
Thấp nhất113 (11.2010)
Hạng Elo
Hiện tại 65 Giảm 14 (30 tháng 11 năm 2022)[2]
Cao nhất24 (2.2019)
Thấp nhất135 (4.1975)
Trận quốc tế đầu tiên
 Bahrain 2–1 Qatar 
(Bahrain; 27 tháng 3 năm 1970)
Trận thắng đậm nhất
 Qatar 15–0 Bhutan 
(Doha, Qatar; 3 tháng 9 năm 2015)
Trận thua đậm nhất
 Kuwait 9–0 Qatar 
(Kuwait; 8 tháng 1 năm 1973)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự1 (Lần đầu vào năm 2022)
Kết quả tốt nhấtVòng bảng (2022)
Cúp bóng đá châu Á
Sồ lần tham dự12
Kết quả tốt nhấtVô địch (2019, 2023)
Cúp vàng CONCACAF (khách mời)
Sồ lần tham dự2
Kết quả tốt nhấtBán kết (2021)
Cúp bóng đá Nam Mỹ (khách mời)
Sồ lần tham dự1 (Lần đầu vào năm 2019)
Kết quả tốt nhấtVòng bảng (2019)

Đội tuyển Qatar hiện là đương kim vô địch châu Á sau khi lên ngôi tại hai kỳ Asian Cup liên tiếp: 20192023. Ngoài ra, đội có chức vô địch Tây Á 2014 và 3 chức vô địch vùng Vịnh vào các năm 1992, 20042014, Qatar là đội tuyển thứ hai ngoài châu Mỹ và là đội tuyển Ả Rập đầu tiên được tham dự Copa América vào năm 2019 với tư cách là khách mời. Đội đã có một lần tham dự World Cup vào năm 2022 với tư cách là chủ nhà. Tại giải đấu, đội đã nhận thất bại ở cả 3 trận gặp Hà Lan, SénégalEcuador, qua đó trở thành chủ nhà thứ hai bị loại từ vòng bảng sau Nam Phi năm 2010.

Giải đấu

sửa

Giải vô địch bóng đá thế giới

sửa

Qatar chơi trận vòng loại World Cup đầu tiên vào năm 1977 hạ Bahrain 2–0 trên sân nhà Doha.[3]

Qatar không thành công với những cố gắng vượt qua vòng loại World Cup. Tuy nhiên vào tháng 12 năm 2022, họ trở thành chủ nhà World Cup cho kỳ 2022,[4] trở thành đội đầu tiên ở khu vực Trung Đông đăng cai sự kiện này.

Trong lần đầu tiên tham dự World Cup, Qatar đã nhận thất bại ở cả 3 trận đấu với Hà Lan, SénégalEcuador, qua đó trở thành chủ nhà có thành tích tệ nhất trong lịch sử giải đấu. Qatar cũng là đội chủ nhà World Cup thứ hai bị loại từ vòng bảng sau Nam Phi năm 2010.

Năm Thành tích Thứ hạng Số trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
1930 đến 1970 Không tham dự, là thuộc địa của Anh
1974 Bỏ cuộc khi đang dự vòng loại
1978 đến 2018 Không vượt qua vòng loại
  2022 Vòng 1 32nd 3 0 0 3 1 7
      2026 Chưa xác định
      2030
  2034
Tổng cộng 1 lần vòng bảng 32nd 3 0 0 3 1 7

Cúp bóng đá châu Á

sửa

Lần đầu tiên của Qatar ở Asian Cup là vào năm 1980 sau khi vượt qua vòng loại ở cùng bảng đấu với BangladeshAfghanistan. Họ dừng bước ở vòng bảng vòng chung kết, thua hai, hòa một và thắng một.[5]

Đội dừng bước ở vòng bảng Asian Cup 1988 khi có lần đầu tiên làm chủ nhà nhưng giành chiến thắng gây chú ý trước Nhật Bản với tỷ số 3–0.[5]

Đội lọt vào tứ kết Asian Cup 2000 dù chỉ đứng thứ ba vòng bảng, thua Trung Quốc ở tứ kết.[5]

Qatar khép lại thế kỷ XX bằng việc kết thúc ở trong tốp 10 tất cả các kỳ Asian Cup. Sau đó, đội bóng vùng Vịnh lại có dấu hiệu chững lại, chỉ kết thúc ở vị trí thứ 14 cả hai kỳ 2004 và 2007. Năm 2011 với tư cách chủ nhà, Qatar lặp lại thành tích vào tứ kết châu lục, lần này đứng thứ 7 chung cuộc, thành tích tốt nhất của đội trước khi lột xác, đột phá và giành chức vô địch Asian Cup 2019.[6] Đội bảo vệ thành công chức vô địch tại Asian Cup 2023 trên sân nhà sau khi đánh bại Jordan với tỉ số 3–1 ở trận chung kết.

 
Các cầu thủ Qatar ăn mừng chiến tích vô địch châu Á năm 2019 sau khi thắng Nhật Bản 3–1 và chỉ để thủng lưới duy nhất 1 bàn trong cả cuộc hành trình.[7]
Năm Thành tích Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
1956 đến 1968 Không tham dự, là thuộc địa của Anh
1972 Không tham dự
1976 Không vượt qua vòng loại
  1980 Vòng 1 4 1 1 2 3 8
  1984 4 1 2 1 3 0
  1988 4 2 0 2 7 6
  1992 3 0 2 1 3 4
1996 Không vượt qua vòng loại
  2000 Tứ kết 4 0 3 1 3 5
  2004 Vòng 1 3 0 1 2 2 4
        2007 3 0 2 1 3 4
  2011 Tứ kết 4 2 0 2 7 4
  2015 Vòng 1 3 0 0 3 2 7
  2019 Vô địch 7 7 0 0 19 1
  2023 7 6 1 0 14 5
  2027 Vượt qua vòng loại
Tổng cộng 2 lần vô địch 46 19 12 15 66 52

Giải vô địch bóng đá Tây Á

sửa
Năm Kết quả Pld W D L GF GA
2000 Không tham dự
2002
2004
2007
  2008 Bán kết 3 1 0 2 2 9
2010 Không tham dự
2012
  2014 Vô địch 4 4 0 0 10 1
2019 Không tham dự
Tổng cộng 2/9 7 5 0 2 12 10

Cúp bóng đá vùng Vịnh

sửa

Qatar là chủ nhà đăng cai Cúp vùng Vịnh các năm 1976, 1992 và 2004. Đội vô địch giải đấu này trên sân nhà các năm 1992 and 2004 và có lần thứ ba nâng cúp sau khi đánh bại chủ nhà Ả Rập Xê Út trận chung kết năm 2014.[8]

Năm Kết quả Pld W D L GF GA
  1970 Hạng tư 3 0 1 2 4 7
  1972 3 0 0 3 0 10
  1974 Bán kết 3 1 0 2 5 4
  1976 Hạng ba 6 4 1 1 11 6
  1979 Hạng 5 6 2 1 3 4 13
  1982 5 2 0 3 5 4
  1984 Á quân 7 4 1 2 10 6
  1986 Hạng tư 6 2 2 2 7 8
  1988 Hạng 6 6 1 2 3 4 8
  1990 Á quân 4 1 2 1 4 4
  1992 Vô địch 5 4 0 1 8 1
  1994 Hạng tư 5 1 1 3 6 8
  1996 Á quân 5 3 1 1 9 5
  1998 Hạng 6 5 0 3 2 3 8
  2002 Á quân 5 4 0 1 7 4
  2003 Hạng ba 6 2 3 1 5 3
  2004 Vô địch 5 3 2 0 10 7
  2007 Vòng bảng 3 0 1 2 2 4
  2009 Bán kết 4 1 2 1 2 2
  2010 Vòng bảng 3 1 1 1 3 3
  2013 3 1 0 2 3 5
  2014 Vô địch 5 2 3 0 6 3
  2017 Vòng bảng 3 1 1 1 6 3
  2019 Bán kết 4 2 0 2 11 5
Tổng cộng 24/24 107 41 25 41 130 129

Cúp bóng đá Ả Rập

sửa
Năm Kết quả Pld W D L GF GA
1963 đến 1966 Không tham dự, là thuộc địa của Anh
  1985 Hạng tư 4 1 2 1 3 2
  1988 đến 1992 Không tham dự
  1998 Á quân 4 3 0 1 7 5
2002 đến 2012 Không tham dự
  2021 Hạng ba 6 4 1 1 12 3
Tổng cộng 3/10 14 8 3 3 22 10

Thế vận hội

sửa
  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1988)
Năm Thành tích Thứ hạng Pld W D L GF GA
1900 đến 1968 Không tham dự, là thuộc địa của Anh
1972 đến 1980 Không vượt qua vòng loại
  1984 Vòng bảng 15th 3 0 1 2 2 5
1988 Không vượt qua vòng loại
Tổng cộng 1 lần vòng bảng 1/17 3 0 1 2 2 5

Đại hội Thể thao châu Á

sửa
  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1998)
Năm Thành tích Pld W D* L GF GA
1951 đến 1970 Không tham dự, là thuộc địa của Anh
1970 đến 1974 Không tham dự
  1978 Vòng bảng 3 0 1 2 3 7
1982 Không tham dự
  1986 Vòng bảng 3 0 2 1 2 3
1990 Không tham dự
  1994 Vòng bảng 3 0 3 0 5 5
  1998 Tứ kết 6 4 1 1 9 4
Tổng cộng 4/13 15 4 7 4 19 19

Cúp bóng đá Nam Mỹ

sửa

Qatar là đội thứ hai ngoài châu Mỹ tham dự Copa América khi được mời lần đầu tiên vào năm 2019. Đội chỉ giành được một điểm duy nhất sau khi cầm hòa Paraguay 2–2 trong trận ra quân rồi nhận hai thất bại trước ColombiaArgentina.[9]

Năm Thành tích Thứ hạng Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
  2019 Vòng bảng 10/12 3 0 1 2 2 5

Cúp Vàng CONCACAF

sửa
Năm Thành tích Thứ hạng Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
  2021 Bán kết 3/16 5 3 1 1 12 6
    2023 Tứ kết 7/16 4 1 1 2 3 7
Tổng cộng 1 lần bán kết 2/27 9 4 2 3 15 13

Cầu thủ

sửa

Đội hình hiện tại

sửa

Đây là đội hình đã hoàn thành vòng loại AFC Asian Cup 2027.
Số liệu thống kê đến ngày 11 tháng 6 năm 2024, sau trận gặp Ấn Độ.

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Saad Al-Sheeb 19 tháng 2, 1990 (34 tuổi) 88 0   Al-Sadd
21 1TM Shehab Ellethy 18 tháng 4, 2000 (24 tuổi) 0 0   Al-Duhail
22 1TM Ali Nader Mahmoud 7 tháng 7, 2002 (22 tuổi) 0 0   Al-Khor
1TM Amir Hassan 22 tháng 4, 2004 (20 tuổi) 0 0   Al-Arabi

2 2HV Hazem Shehata 2 tháng 2, 1998 (26 tuổi) 12 1   Al-Rayyan
4 2HV Mohammed Aiash 27 tháng 2, 2001 (23 tuổi) 1 0   Al-Ahli
5 2HV Hashemi Al-Hussain 15 tháng 8, 2003 (21 tuổi) 0 0   Calahorra
13 2HV Yousef Marei 2 tháng 2, 2007 (17 tuổi) 1 0   Al-Ahli
14 2HV Homam Ahmed 25 tháng 8, 1999 (25 tuổi) 55 3   Al-Gharafa
15 2HV Abdullah Yousif 10 tháng 4, 2002 (22 tuổi) 1 0   Al-Gharafa
16 2HV Abdullah Al-Yazidi 28 tháng 3, 2002 (22 tuổi) 1 0   Al-Sadd
2HV Yousef Aymen 21 tháng 3, 1999 (25 tuổi) 7 0   Al-Duhail

6 3TV Ahmed Fatehi 25 tháng 1, 1993 (31 tuổi) 33 0   Al-Arabi
8 3TV Ibrahim Al-Hassan 26 tháng 10, 2005 (18 tuổi) 1 0   Al-Rayyan
12 3TV Nabil Irfan 7 tháng 2, 2004 (20 tuổi) 0 0   Al-Wakrah
17 3TV Naif Al-Hadhrami 18 tháng 7, 2001 (23 tuổi) 2 0   Al-Rayyan
19 3TV Mahdi Salem 4 tháng 4, 2004 (20 tuổi) 4 0   Al-Shamal
20 3TV Abdullah Al-Ahrak 10 tháng 5, 1997 (27 tuổi) 32 1   Qatar SC
23 3TV Mostafa Meshaal 28 tháng 3, 2001 (23 tuổi) 21 2   Al-Sadd
3TV Youssef Mohamed Ali 27 tháng 9, 2002 (22 tuổi) 0 0   Qatar SC
3TV Fares Said 7 tháng 1, 2003 (21 tuổi) 0 0   Al-Duhail
3TV Jassem Al-Sharshani 2 tháng 1, 2003 (21 tuổi) 0 0   Al Ahli

3 4 Tahsin Jamshid 16 tháng 6, 2006 (18 tuổi) 1 0   Al-Duhail
7 4 Mohamed Khaled Gouda 26 tháng 1, 2005 (19 tuổi) 1 0   Calahorra
9 4 Yusuf Abdurisag 6 tháng 8, 1999 (25 tuổi) 34 3   Al-Sadd
10 4 Ahmed Al-Rawi 30 tháng 5, 2004 (20 tuổi) 4 1   Al-Rayyan
11 4 Tameem Al-Abdullah 5 tháng 10, 2002 (22 tuổi) 10 3   Al-Rayyan
18 4 Khalid Ali Sabah 5 tháng 10, 2001 (23 tuổi) 0 0   Al-Wakrah
4 Ahmed Al Ganehi 22 tháng 9, 2000 (24 tuổi) 5 0   Al-Gharafa

Triệu tập gần đây

sửa
Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Meshaal Barsham 14 tháng 2, 1998 (26 tuổi) 43 0   Al-Sadd vs   Kuwait, 26 March 2024
TM Salah Zakaria 24 tháng 4, 1999 (25 tuổi) 8 0   Al-Duhail vs   Kuwait, 26 March 2024
TM Saoud Al Khater 9 tháng 4, 1991 (33 tuổi) 5 0   Al-Wakrah vs   Kuwait, 26 March 2024
TM Yousef Hassan 24 tháng 5, 1996 (28 tuổi) 9 0   Al-Gharafa vs   Ấn Độ, 21 November 2023
TM Fahad Younes 30 tháng 7, 1994 (30 tuổi) 0 0   Al-Rayyan vs   Ấn Độ, 21 November 2023

HV Tarek Salman 5 tháng 12, 1997 (26 tuổi) 80 0   Al-Sadd vs   Kuwait, 26 March 2024
HV Bassam Al-Rawi 16 tháng 12, 1997 (26 tuổi) 73 2   Al-Rayyan vs   Kuwait, 26 March 2024
HV Al-Mahdi Ali Mukhtar 2 tháng 3, 1992 (32 tuổi) 64 3   Al-Wakrah vs   Kuwait, 26 March 2024
HV Lucas Mendes 3 tháng 7, 1990 (34 tuổi) 10 0   Al-Wakrah vs   Kuwait, 26 March 2024
HV Sultan Al-Brake 7 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 8 0   Al-Duhail vs   Kuwait, 26 March 2024
HV Boualem Khoukhi 9 tháng 7, 1990 (34 tuổi) 117 21   Al-Sadd 2023 AFC Asian Cup
HV Ró-Ró 6 tháng 8, 1990 (34 tuổi) 95 1   Al-Sadd 2023 AFC Asian Cup
HV Musab Kheder 26 tháng 9, 1993 (31 tuổi) 38 0   Al-Sadd 2023 Jordan International Tournament
HV Ahmed Suhail 8 tháng 2, 1999 (25 tuổi) 10 0   Al-Sadd 2023 Jordan International Tournament

TV Abdulaziz Hatem 28 tháng 10, 1990 (33 tuổi) 121 12   Al-Rayyan vs   Kuwait, 26 March 2024
TV Mohammed Waad 18 tháng 9, 1999 (25 tuổi) 45 0   Al-Sadd vs   Kuwait, 26 March 2024
TV Jassem Gaber 20 tháng 2, 2002 (22 tuổi) 22 1   Al-Arabi vs   Kuwait, 26 March 2024
TV Abdullah Marafee 13 tháng 4, 1992 (32 tuổi) 8 0   Al-Arabi vs   Kuwait, 26 March 2024
TV Hassan Al-Haydos 11 tháng 12, 1990 (33 tuổi) 185 42   Al-Sadd 2023 AFC Asian CupRET
TV Ali Assadalla 19 tháng 1, 1993 (31 tuổi) 74 12   Al-Sadd 2023 AFC Asian Cup
TV Khaled Mohammed 7 tháng 6, 2000 (24 tuổi) 2 0   Al-Duhail 2023 AFC Asian Cup
TV Osamah Al-Tairi 16 tháng 6, 2002 (22 tuổi) 0 0   Al-Rayyan 2023 AFC Asian CupINJ
TV Karim Boudiaf 16 tháng 9, 1990 (34 tuổi) 121 6   Al-Duhail vs   Ấn Độ, 21 November 2023

Almoez Ali 19 tháng 8, 1996 (28 tuổi) 112 54   Al-Duhail vs   Kuwait, 26 March 2024
Akram Afif (đội trưởng) 18 tháng 11, 1996 (27 tuổi) 112 37   Al-Sadd vs   Kuwait, 26 March 2024
Ismaeel Mohammad 5 tháng 4, 1990 (34 tuổi) 84 4   Al-Duhail vs   Kuwait, 26 March 2024
Ahmed Alaaeldin 31 tháng 1, 1993 (31 tuổi) 64 5   Al-Gharafa vs   Kuwait, 26 March 2024
Khalid Muneer 24 tháng 2, 1998 (26 tuổi) 11 1   Al-Wakrah 2023 AFC Asian Cup
Mohammed Muntari 20 tháng 12, 1993 (30 tuổi) 60 15   Al-Duhail 2023 AFC Asian CupINJ

  • COV Player withdrew from the squad due to contracting COVID-19.
  • INJ Player withdrew from the squad due to an injury.
  • PRE Preliminary squad.
  • RET Retired from the national team.
  • SUS Player is serving a suspension.
  • WD Player withdrew from the squad due to non-injury issue.

Chính sách nhập tịch

sửa

Năm 2004, FIFA đề cập việc 3 cầu thủ Brasil có ý định chơi bóng cho Qatar là lý do trực tiếp khiến họ siết chặt các quy định nhập tịch cầu thủ.[10][11]

Chương trình chuyên thu nhận những cậu bé từ châu Phi vào các học viện bóng đá có tên "Những giấc mơ bóng đá Aspire" mà giới chức Qatar mô tả là hoạt động nhân văn cũng là để tăng sức cạnh tranh cho các cầu thủ bản xứ đã bị chỉ trích là cách khai thác trắng trợn người nhập tịch,[12] trong đó tờ Vice liên hệ chương trình với những hành động vi phạm nhân quyền bởi chế độ kafala.[13]

Trong một trận giao hữu với Algeria năm 2015, 6 cầu thủ trong đội hình xuất phát không sinh ra ở Qatar.[14] Chủ tịch FIFA Sepp Blatter cảnh báo Qatar sẽ bị giám sát nghiêm ngặt việc tuyển chọn cầu thủ, và nói đội hình trận giao hữu ấy "vô lý" giống như bản danh sách các thành viên đội bóng ném Qatar cho giải vô địch bóng ném năm 2015.[15] Vào năm sau, các cầu thủ nhập tịch đã trở thành xương sống đội bóng đến nỗi huấn luyện viên của Qatar khi ấy, Jorge Fossati đe dọa từ chức nếu không được sử dụng các cầu thủ này.[16][17]

Sự phụ thuộc vào cầu thủ nhập tịch đã giảm đi sau đó, với chỉ 2 cầu thủ sinh ra ở nước ngoài có trong đội hình giao hữu thắng Thụy Sĩ năm 2018.[18] Sau trận bán kết Asian Cup 2019 thua Qatar trong thời điểm đang căng thẳng ngoại giao với nước này, UAE gửi khiếu nại kiện hai cầu thủ nhập tịch Almoez Ali cùng Bassam Al-Rawi không đủ điều kiện chơi bóng cho đội tuyển Qatar.[19]

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ “Team preliminary competition facts: AFC” (PDF). FIFA. Bản gốc (PDF) lưu trữ 27 Tháng mười hai năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ “Russia and Qatar awarded 2018 and 2022 FIFA World Cups”. FIFA. ngày 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ 27 Tháng mười hai năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ a b c “Asian Nations Cup”. rsssf.com. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ “Qatar Is the Best Soccer Team in Asia … but at What Price?”. theringer.com. ngày 1 tháng 2 năm 2019.
  7. ^ “Qatar stun Japan with 3-1 win to be crowned Asian Cup champions”. theguardian.com. Guardian News & Media Limited. ngày 1 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2019.
  8. ^ “FOOTBALL HISTORY IN QATAR”. qfa.qa. Qatar Football Association. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  9. ^ “Copa América 2019”. rsssf.com. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2019.
  10. ^ “Players seeking naturalisation with no clear connection to country ineligible to represent national teams”. FIFA. ngày 17 tháng 3 năm 2004. Bản gốc lưu trữ 1 tháng Bảy năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  11. ^ “Fifa rules on eligibility”. BBC Sport. ngày 18 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  12. ^ Eder, Steve; Harress, Christopher; Borden, Sam; Williams, Jack (ngày 23 tháng 8 năm 2014). “Is this the academy of dreams or exploitation?”. The Irish Times. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  13. ^ Vernon, Hayden (ngày 9 tháng 1 năm 2017). “Does Qatar's Football Policy Put Players at Risk of Exploitation?”. Vice. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  14. ^ South, Alex (ngày 8 tháng 4 năm 2015). “How will Qatar build a good team for the 2022 World Cup?”. BBC Sport. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  15. ^ “FIFA chief Sepp Blatter warns Qatar over imported players for 2022”. ESPN. ngày 6 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  16. ^ Finn, Tom (ngày 23 tháng 11 năm 2016). “Qatar soccer coach threatens to resign if naturalised players excluded”. Reuters. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  17. ^ “End of naturalisation?”. Doha Stadium Plus. ngày 23 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ 1 Tháng mười hai năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  18. ^ Ogden, Mark (ngày 15 tháng 11 năm 2018). “Qatar's mystery men may not be the 2022 World Cup flops they're expected to be”. ESPN. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  19. ^ Panja, Tariq (ngày 31 tháng 1 năm 2019). “U.A.E. Accuses Qatar of Fielding Ineligible Players at Asian Cup”. New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.