Cúp bóng đá châu Á 2019

Giải bóng đá nam giữa các Đội tuyển quốc gia các nước châu Á lần thứ 17 năm 2019 tại UAE

Cúp bóng đá châu Á 2019 (tiếng Anh: 2019 AFC Asian Cup) là Cúp bóng đá châu Á lần thứ 17, với chu kỳ 4 năm 1 lần, do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Giải đấu được tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) từ ​​ngày 5 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2 năm 2019. Để giành được quyền đăng cai giải đấu này, UAE đã vượt qua Iran và thuyết phục được AFC trao quyền tổ chức giải đấu danh giá nhất châu lục.[4] Đây là lần thứ 2, UAE giành quyền đăng cai giải đấu này (sau lần đầu tiên vào năm 1996).

Cúp bóng đá châu Á 2019
2019 AFC Asian Cup - UAE
كأس آسيا 2019
Bringing Asia Together
جلب آسيا معا
"Mang Châu Á đến cùng nhau"
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàUAE
Thời gian5 tháng 1 – 1 tháng 2
Số đội24 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu8 (tại 4 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Qatar (lần thứ 1)
Á quân Nhật Bản
Thống kê giải đấu
Số trận đấu51
Số bàn thắng130 (2,55 bàn/trận)
Số khán giả644.299 (12.633 khán giả/trận)
Vua phá lướiQatar Almoez Ali (9 bàn)[1]
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Qatar Almoez Ali[1]
Thủ môn
xuất sắc nhất
Qatar Saad Al Sheeb[2]
Đội đoạt giải
phong cách
 Nhật Bản[3]
2015
2023

Cúp bóng đá châu Á 2019 là kỳ Cúp bóng đá châu Á đầu tiên có 24 đội tranh tài, được mở rộng từ số lượng 16 đội áp dụng từ năm 2004 đến 2015. Theo thể thức mới này, các đội bóng lọt vào vòng chung kết thi đấu vòng bảng gồm 6 bảng bốn đội, tiếp theo là vòng loại trực tiếp gồm 16 đội. Vòng loại của giải đấu này đồng thời là vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2018.[5] Giải tăng số đội tham dự từ 16 lên 24 để tạo cơ hội cho các đội bóng trình độ trung bình được tham dự vòng chung kết. Đây sẽ là lần đầu tiên giải áp dụng hệ thống video hỗ trợ trọng tài (VAR), bắt đầu từ vòng tứ kết.

Đương kim vô địch giải đấu là đội tuyển Úc bị đội chủ nhà UAE đánh bại ở tứ kết. Qatar lần đầu tiên vô địch Asian Cup khi thắng Nhật Bản 3-1 trong trận chung kết. Đây cũng là lần đầu tiên Nhật Bản nhận ngôi á quân của giải sau khi toàn thắng trong cả bốn lần lọt vào chung kết của Cúp Châu Á trước đó.

Lựa chọn chủ nhà

sửa

Các thủ tục đăng cai và mốc thời gian cho Cúp bóng đá châu Á 2019 được phê duyệt tại Đại hội AFC vào ngày 28 tháng 11 năm 2012.[6] Tên quốc gia đăng cai ban đầu dự tính được công bố tại đại hội AFC vào tháng 6, sau đó là tháng 11 năm 2014.[7] Tuy nhiên, tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập vào cuối năm 2014, AFC đã chuyển sang 'ngày mùa hè 2015' để công bố quốc gia đăng cai.[8]

Vào tháng 1 năm 2015, tổng thư ký AFC Alex Soosay phát biểu rằng IranCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là hai ứng viên đăng cai còn lại cho Cúp bóng đá châu Á 2019 và cho biết nước chủ nhà sẽ được công bố vào tháng 3 năm 2015.[4]

Ngày 9 tháng 3 năm 2015, AFC công bố nước chủ nhà giải đấu trong một cuộc họp Ban chấp hành AFC ở Manama, Bahrain.[9]

Các đội tuyển

sửa

Vòng loại

sửa
 
  Vượt qua vòng loại Cúp bóng đá châu Á
  Không vượt qua vòng loại
  Bị cấm thi đấu hoặc rút lui
  Không phải là thành viên AFC

Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019 xác định 24 đội tuyển tham gia giải đấu. Trong năm 2014, Ủy ban thi đấu AFC phê chuẩn đề xuất hợp nhất vòng loại của Giải vô địch bóng đá thế giới với Cúp bóng đá châu Á.[5] Cấu trúc vòng loại mới đã diễn ra trong ba giai đoạn, hai vòng đầu tiên sáp nhập với vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018.[5] Ở vòng 1, các đội tuyển được xếp hạng thấp nhất được thi đấu trên sân nhà và sân khách trong hai lượt để giảm tổng số đội đến 40 đội. Sang vòng 2, 40 đội tuyển được chia thành 8 bảng 5 đội để thi đấu vòng tròn 2 lượt trên sân nhà và sân khách, nơi 8 đội nhất bảng và 4 đội nhì bảng tốt nhất sẽ lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup cũng như được vào thẳng vòng chung kết của Asian Cup 2019. Trong vòng 3, 24 đội bị loại còn lại ở vòng loại thứ hai World Cup có thành tích tốt nhất từ vòng 2 đã được chia thành 6 bảng 4 đội và cạnh tranh cho 12 suất còn lại của Cúp bóng đá châu Á 2019.[10] Vòng sơ loại đầu tiên của vòng loại đã diễn ra vào ngày 12 tháng 3 năm 2015, và trận đấu cuối cùng của vòng 3 đã diễn ra vào ngày 27 tháng 3 năm 2018.[11][12]

Các đội tuyển vượt qua vòng loại

sửa

Ấn Độ, Syria, Thái LanTurkmenistan vượt qua vòng loại để giành quyền tham dự giải đấu sau khi vắng mặt ở một số kỳ Asian Cup kéo dài từ năm 2004 đến 2015. LibanViệt Nam lần đầu tiên vượt qua vòng loại sau khi từng tham gia các vòng chung kết với tư cách chủ nhà, lần lượt vào năm 20002007. Đối với Việt Nam, đây là lần thứ hai họ tham dự AFC Asian Cup sau khi vượt qua vòng loại với tư cách là một quốc gia thống nhất (trước đó là vào kỳ Asian Cup năm 2007), trước đó tham gia với tư cách là Việt Nam Cộng hòa trong hai lần (19561960). Đây cũng là lần đầu tiên Yemen giành quyền tham dự AFC Asian Cup với tư cách là một quốc gia thống nhất, do FIFA và AFC cho phép sự tham gia của Nam Yemen vào năm 1976. Ngoài Yemen, PhilippinesKyrgyzstan cũng đánh dấu lần đầu tiên vượt qua vòng loại để tham dự Cúp bóng đá châu Á.

Tajikistan, cùng với quốc gia thành viên CAFA Afghanistan, là hai quốc gia duy nhất trong hiệp hội không vượt qua vòng loại giải đấu. Iran tham dự Asian Cup lần đầu tiên với tư cách là thành viên của CAFA, những năm trước đó là WAFF. MalaysiaIndonesia, hai trong 4 đồng chủ nhà của giải đấu năm 2007, đều không vượt qua vòng loại Asian Cup, vì Malaysia đã kết thúc quá trình vòng loại của họ với chỉ một điểm sau sáu trận đấu; trong khi Indonesia bị cấm tham gia vòng loại do căng thẳng trong nội bộ PSSI. Kuwait là quốc gia duy nhất trong thế giới Ả Rập không đủ điều kiện tham dự Asian Cup, vì đội này cũng bị cấm tham gia vòng loại do lệnh trừng phạt của FIFA. Ấn Độ vẫn là đội Nam Á duy nhất giành quyền tham gia giải đấu. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2018, Liên đoàn bóng đá châu Á đã cảnh báo chính phủ Iran ngừng can thiệp vào hiệp hội bóng đá của đất nước, nếu không họ có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt trước khi các trận đấu của Asian Cup bắt đầu vào tháng 1.

Dưới đây là 24 đội tuyển tham dự vòng chung kết:

Đội tuyển Tư cách vượt
qua vòng loại
Ngày vượt qua
vòng loại
Tham dự
chung kết
Tham dự
cuối cùng
Thành tích tốt
nhất lần trước
Bảng xếp hạng FIFA
tháng 12-2018
  UAE Chủ nhà 9 tháng 3 năm 2015 (2015-03-09) 10 lần 2015 Á quân (1996) 79
  Qatar Nhất bảng C (vòng 2) 17 tháng 11 năm 2015 (2015-11-17) Tứ kết (2000, 2011) 93
  Hàn Quốc Nhất bảng G (vòng 2) 13 tháng 1 năm 2016 (2016-01-13) 14 lần Vô địch (1956, 1960) 53
  Nhật Bản Nhất bảng E (vòng 2) 24 tháng 3 năm 2016 (2016-03-24) 9 lần Vô địch (1992, 2000, 2004, 2011) 50
  Thái Lan Nhất bảng F (vòng 2) 7 lần 2007 Hạng ba (1972) 118
  Ả Rập Xê Út Nhất bảng A (vòng 2) 10 lần 2015 Vô địch (1984, 1988, 1996) 69
  Úc Nhất bảng B (vòng 2) 29 tháng 3 năm 2016 (2016-03-29) 4 lần Vô địch (2015) 41
  Uzbekistan Nhất bảng H (vòng 2) 7 lần Hạng tư (2011) 95
  Iran Nhất bảng D (vòng 2) 14 lần Vô địch (1968, 1972, 1976) 29
  Syria Nhì bảng E (vòng 2) 6 lần 2011 Vòng bảng (1980, 1984, 1988, 1996, 2011) 74
  Iraq Nhì bảng F (vòng 2) 9 lần 2015 Vô địch (2007) 88
  Trung Quốc Nhì bảng C (vòng 2) 12 lần Á quân (1984, 2004) 76
  Palestine Nhì bảng D (vòng 3) 10 tháng 10 năm 2017 (2017-10-10) 2 lần Vòng bảng (2015) 99
  Oman Nhất bảng D (vòng 3) 4 lần Vòng bảng (2004, 2007, 2015) 82
  Ấn Độ Nhất bảng A (vòng 3) 11 tháng 10 năm 2017 (2017-10-11) 2011 Á quân (1964) 97
  Liban Nhất bảng B (vòng 3) 10 tháng 11 năm 2017 (2017-11-10) 2 lần 2000 Vòng bảng (2000) 81
  Turkmenistan Nhì bảng E (vòng 3) 14 tháng 11 năm 2017 (2017-11-14) 2004 Vòng bảng (2004) 127
  Jordan Nhất bảng C (vòng 3) 4 lần 2015 Tứ kết (2004, 2011) 109
  Bahrain Nhất bảng E (vòng 3) 6 lần Hạng tư (2004) 113
  Việt Nam Nhì bảng C (vòng 3) 2 lần 2007 Tứ kết (2007) 94
  Kyrgyzstan Nhì bảng A (vòng 3) 22 tháng 3 năm 2018 (2018-03-22) 1 lần Lần đầu Không 91
  CHDCND Triều Tiên Nhì bảng B (vòng 3) 27 tháng 3 năm 2018 (2018-03-27) 5 lần 2015 Hạng tư (1980) 109
  Philippines Nhất bảng F (vòng 3) 1 lần Lần đầu Không 116
  Yemen Nhì bảng F (vòng 3) 135
1 Việt Nam đã tham dự thêm 2 lần vào các năm 19561960 với tư cách là Việt Nam Cộng hòa (Miền Nam Việt Nam).
2 Yemen đủ điều kiện một lần tham dự Cúp bóng đá châu Á 1976 với tư cách là Nam Yemen, nhưng theo FIFA và AFC, các kỷ lục lần trước của Yemen đã đăng ký là Bắc Yemen thay thế.

Bốc thăm

sửa
 
Burj Khalifa, vị trí của lễ bốc thăm vòng chung kết

Lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 4 tháng 5 năm 2018, lúc 19:30 GST, tại khách sạn ArmaniBurj Khalifa, Dubai.[13][14] Bảng xếp hạng FIFA tháng 4 năm 2018 được sử dụng làm cơ sở cho việc xếp hạt giống. 12 đội lọt vào vòng 3 của quá trình Vòng loại FIFA World Cup 2018 được xếp vào các nhóm 1 và 2 trong khi các đội tuyển còn lại được vượt qua Vòng loại thứ 3 Asian Cup 2019 được phân bổ vào các nhóm còn lại. Với tư cách chủ nhà, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được xếp làm hạt giống nhóm 1. 24 đội tuyển đã được chia thành 6 bảng 4 đội, với đội chủ nhà được đặt ở vị trí A1.[15] Bốn cầu thủ châu Á nổi tiếng: Ali Daei, Sun Jihai, Sunil ChhetriPhil Younghusband đã được lựa chọn làm các hạt giống.[16]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  UAE (81) (chủ nhà)
  Iran (36)
  Úc (40)
  Nhật Bản (60)
  Hàn Quốc (61)
  Ả Rập Xê Út (70)
  Trung Quốc (73)
  Syria (76)
  Uzbekistan (88)
  Iraq (88)
  Qatar (101)
  Thái Lan (122)
  Kyrgyzstan (75)
  Liban (82)
  Palestine (83)
  Oman (87)
  Ấn Độ (97)
  Việt Nam (103)
  CHDCND Triều Tiên (112)
  Philippines (113)
  Bahrain (116)
  Jordan (117)
  Yemen (125)
  Turkmenistan (129)

Đội hình

sửa

Mỗi đội tuyển phải đăng ký một đội hình với tối thiểu 18 cầu thủ và tối đa 23 cầu thủ, 3 cầu thủ trong số đó phải là thủ môn.[17]

Trọng tài

sửa
 
Trợ lý trọng tài video trong trận bán kết giữa Qatar và UAE

Ngày 5 tháng 12 năm 2018, AFC đã công bố danh sách 30 trọng tài, 30 trợ lý trọng tài, hai trọng tài dự bị và hai trợ lý trọng tài dự bị, bao gồm một trọng tài và hai trợ lý trọng tài từ CONCACAF cho giải đấu này.[18][19] Trợ lý trọng tài video (VAR) chỉ được sử dụng từ vòng tứ kết trở đi.[20] Trong mỗi trận đấu, trọng tài và các trợ lý của ông được kèm theo hai trợ lý trọng tài bổ sung đóng quân bên cạnh khung thành của mỗi đội.

Trọng tài
Trợ lý trọng tài
Trợ lý trọng tài video
Trọng tài dự bị
Trợ lý trọng tài dự bị

Địa điểm thi đấu

sửa

Sau khi được trao quyền đăng cai, ban đầu UAE đã chọn sáu sân vận động đăng cai giải đấu: sân vận động Thành phố Thể thao Zayedsân vận động Mohammed bin Zayed ở Abu Dhabi, sân vận động Hazza bin Zayedsân vận động Khalifa bin Zayed ở Al Ain, sân vận động Al Ahlisân vận động DSC ở Dubai. Sau đó, hai sân vận động ở Dubai đã bị bỏ do vấn đề tài chính và được thay thế bằng sân vận động Al Maktoumsân vận động Rashid cũng ở Dubai.

Sau Cúp bóng đá châu Á 2015, AFC quyết định tăng số lượng đội từ 16 lên 24, học theo mô hình giải vô địch bóng đá châu Âu 2016. Do đó, nhiều sân vận động sắp được lựa chọn và xây dựng lại, trong đó Sharjah và Abu Dhabi giành được quyền có nhiều sân vận động hơn cho giải đấu. Sân vận động Sharjahsân vận động Al Nahyan đã được chọn sau đó, nâng số lượng sân vận động lên tám sân.

Tám địa điểm được sử dụng là sân vận động Thành phố Thể thao Zayed, sân vận động Mohammed bin Zayed, và sân vận động Al Nahyan ở Abu Dhabi, sân vận động Hazza bin Zayedsân vận động Khalifa bin Zayed ở Al Ain, sân vận động Al Maktoumsân vận động Rashid ở Dubai, và sân vận động Sharjah ở Sharjah.[21]

Abu Dhabi
Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed Sân vận động Mohammed bin Zayed Sân vận động Al Nahyan
Sức chứa: 43.206[22] (mở rộng) Sức chứa: 37.500[22] Sức chứa: 12.201 (mở rộng)
     
Dubai
Sân vận động Rashid
Sức chứa: 12.000[22] (mở rộng)
 
Dubai
Sân vận động Al Maktoum
Sức chứa: 15.058 (cải tạo)
 
Al Ain Sharjah
Sân vận động Hazza bin Zayed Sân vận động Khalifa bin Zayed Sân vận động Sharjah
Sức chứa: 25.053[22] Sức chứa: 12.000[22] Sức chứa: 12.000[22]
     

Thể thức

sửa

Chỉ có chủ nhà sẽ nhận được một vé vào thẳng vòng chung kết, 23 đội tuyển khác sẽ đủ điều kiện tham dự thông qua việc thi đấu vòng loại.

Tại vòng chung kết, 24 đội tuyển sẽ được chia thành sáu bảng, mỗi bảng bốn đội. Các đội tuyển trong mỗi bảng thi đấu vòng tròn một lượt. Sau vòng bảng, hai đội đứng đầu mỗi bảng và bốn đội tuyển xếp thứ ba có thành tích tốt nhất sẽ lọt vào các vòng loại trực tiếp, bao gồm vòng 16 đội, tứ kết, bán kết và chung kết. Thể thức này được áp dụng giống hệt giải vô địch bóng đá châu Âu 2016. Nó cũng tương tự các giải vô địch bóng đá thế giới 1986, 19901994, ngoại trừ việc không có trận tranh hạng ba.

Lịch thi đấu

sửa

AFC công bố lịch thi đấu chính thức vào ngày 7 tháng 5 năm 2018.[23][24] Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed, một trong ba sân vận động ở Abu Dhabi, tổ chức cả hai trận khai mạc và trận chung kết. Ít nhất 5 trận đấu sẽ được phân bổ cho từng địa điểm, với mỗi sân tổ chức ít nhất một trận đấu ở vòng đấu loại trực tiếp. Vòng bán kết sẽ diễn ra vào những ngày khác nhau ở Abu DhabiDubai. Không có thành phố nào tổ chức hai trận đấu trong cùng một ngày – ngoại trừ ở lượt trận cuối cùng của vòng bảng khi việc 2 trận được diễn ra cùng lúc là bắt buộc.

Vòng bảng

sửa

Hai đội đứng đầu của mỗi bảng và 4 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất giành quyền vào vòng 16 đội.

Tất cả các thời gian theo giờ địa phương, GST (UTC+4).[25]

Các tiêu chí

sửa

Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho đội thắng, 1 điểm cho đội hòa, 0 điểm cho đội thua), và nếu bằng điểm, các ttiêu chí sau đây được áp dụng, theo thứ tự đưa ra, để xác định thứ hạng:[17]

  1. Điểm trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  2. Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  3. Tỷ số trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  4. Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm, và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ các đội vẫn còn bằng điểm nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên được áp dụng riêng cho nhóm nhỏ này;
  5. Hiệu số bàn thắng trong tất cả các trận đấu bảng;
  6. Tỷ số trong tất cả các trận đấu bảng;
  7. Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và họ gặp nhau trong lượt trận cuối cùng của bảng;
  8. Điểm fair-play (thẻ vàng = –1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp = –3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = –3 điểm, thẻ vàng tiếp theo là thẻ đỏ trực tiếp = –4 điểm);
  9. Bốc thăm.

Bảng A

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   UAE (H) 3 1 2 0 4 2 +2 5 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Thái Lan 3 1 1 1 3 5 −2 4[a]
3   Bahrain 3 1 1 1 2 2 0 4[a]
4   Ấn Độ 3 1 0 2 4 4 0 3
Nguồn: AFC
(H) Chủ nhà
Ghi chú:
  1. ^ a b Điểm đối đầu: Thái Lan 3, Bahrain 0.
UAE  1–1  Bahrain
Chi tiết
Thái Lan  1–4  Ấn Độ
Chi tiết

Bahrain  0–1  Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 2.720
Trọng tài: Chris Beath (Úc)
Ấn Độ  0–2  UAE
Chi tiết

UAE  1–1  Thái Lan
Chi tiết
Ấn Độ  0–1  Bahrain
Chi tiết

Bảng B

sửa
 
Cầu thủ của cả hai đội bắt tay nhau trước khi bắt đầu trận đấu giữa Úc và Syria
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Jordan 3 2 1 0 3 0 +3 7 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Úc 3 2 0 1 6 3 +3 6
3   Palestine 3 0 2 1 0 3 −3 2
4   Syria 3 0 1 2 2 5 −3 1
Nguồn: AFC
Úc  0–1  Jordan
Chi tiết
Syria  0–0  Palestine
Chi tiết

Jordan  2–0  Syria
Chi tiết
Palestine  0–3  Úc
Chi tiết

Úc  3–2  Syria
Chi tiết
Palestine  0–0  Jordan
Chi tiết

Bảng C

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Hàn Quốc 3 3 0 0 4 0 +4 9 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Trung Quốc 3 2 0 1 5 3 +2 6
3   Kyrgyzstan 3 1 0 2 4 4 0 3
4   Philippines 3 0 0 3 1 7 −6 0
Nguồn: AFC
Trung Quốc  2–1  Kyrgyzstan
Chi tiết
Hàn Quốc  1–0  Philippines
Chi tiết

Philippines  0–3  Trung Quốc
Chi tiết
Kyrgyzstan  0–1  Hàn Quốc
Chi tiết

Hàn Quốc  2–0  Trung Quốc
Chi tiết
Kyrgyzstan  3–1  Philippines
  • Lux   24'51'77'
Chi tiết

Bảng D

sửa
 
Đội tuyển quốc gia Iran bước vào sân vận động Al Maktoum trong trận đấu Iran vs. Iraq.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Iran 3 2 1 0 7 0 +7 7 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Iraq 3 2 1 0 6 2 +4 7
3   Việt Nam 3 1 0 2 4 5 −1 3
4   Yemen 3 0 0 3 0 10 −10 0
Nguồn: AFC
 
Đội hình ra sân của Đội tuyển quốc gia Việt Nam trong trận đấu giữa Việt NamIran tại Asian Cup 2019
Iran  5–0  Yemen
Chi tiết
Iraq  3–2  Việt Nam
Chi tiết

Việt Nam  0–2  Iran
Chi tiết
Yemen  0–3  Iraq
Chi tiết
Khán giả: 9.757
Trọng tài: Phó Minh (Trung Quốc)

Việt Nam  2–0  Yemen
Chi tiết
Iran  0–0  Iraq
Chi tiết

Bảng E

sửa
 
Cổ động viên Liban trong trận đấu Liban vs. Ả Rập Xê Út.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Qatar 3 3 0 0 10 0 +10 9 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Ả Rập Xê Út 3 2 0 1 6 2 +4 6
3   Liban 3 1 0 2 4 5 −1 3
4   CHDCND Triều Tiên 3 0 0 3 1 14 −13 0
Nguồn: AFC
Ả Rập Xê Út  4–0  CHDCND Triều Tiên
Chi tiết
Khán giả: 5.075
Trọng tài: Peter Green (Úc)
Qatar  2–0  Liban
Chi tiết

Liban  0–2  Ả Rập Xê Út
Chi tiết
Khán giả: 13.792
Trọng tài: Ali Sabah (Iraq)
CHDCND Triều Tiên  0–6  Qatar
Chi tiết

Ả Rập Xê Út  0–2  Qatar
Chi tiết
  • Ali   45+1'80'
Liban  4–1  CHDCND Triều Tiên
Chi tiết
Khán giả: 4.332
Trọng tài: Chris Beath (Úc)

Bảng F

sửa
 
Turkmenistan vs. Uzbekistan
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Nhật Bản 3 3 0 0 6 3 +3 9 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Uzbekistan 3 2 0 1 7 3 +4 6
3   Oman 3 1 0 2 4 4 0 3
4   Turkmenistan 3 0 0 3 3 10 −7 0
Nguồn: AFC
Nhật Bản  3–2  Turkmenistan
Chi tiết
Uzbekistan  2–1  Oman
Chi tiết

Oman  0–1  Nhật Bản
Chi tiết
Turkmenistan  0–4  Uzbekistan
Chi tiết
Khán giả: 4.354
Trọng tài: Ammar Al-Jeneibi (UAE)

Oman  3–1  Turkmenistan
Chi tiết
Nhật Bản  2–1  Uzbekistan
Chi tiết

Xếp hạng các đội xếp thứ ba

sửa
VT Bg Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 A   Bahrain 3 1 1 1 2 2 0 4 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2 C   Kyrgyzstan 3 1 0 2 4 4 0 3[a]
3 F   Oman 3 1 0 2 4 4 0 3[a]
4 D   Việt Nam 3 1 0 2 4 5 −1 3[b]
5 E   Liban 3 1 0 2 4 5 −1 3[b]
6 B   Palestine 3 0 2 1 0 3 −3 2
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Hiệu số; 3) Tỷ số; 4) Điểm kỷ luật; 5) Bốc thăm.[17]
Ghi chú:
  1. ^ a b Điểm kỷ luật: Kyrgyzstan −5, Oman −6.
  2. ^ a b Điểm kỷ luật: Việt Nam −5, Li Băng −7.

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa
 
Đội hình cầu thủ trước khi bắt đầu trận Qatar vs. UAE.

Trong vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụloạt sút luân lưu được sử dụng để quyết định đội thắng nếu cần thiết.[17] Cầu thủ dự bị thứ tư có thể được thực hiện trong hiệp phụ.[26]

Sơ đồ

sửa
 
Vòng 16 độiTứ kếtBán kếtChung kết
 
              
 
20 tháng 1 – Hazza bin Zayed
 
 
  Thái Lan1
 
24 tháng 1 – Mohammed bin Zayed
 
  Trung Quốc2
 
  Trung Quốc0
 
20 tháng 1 – Mohammed bin Zayed
 
  Iran3
 
  Iran2
 
28 tháng 1 – Hazza bin Zayed
 
  Oman0
 
  Iran0
 
20 tháng 1 – Al Maktoum
 
  Nhật Bản3
 
  Jordan1 (2)
 
24 tháng 1 – Al Maktoum
 
  Việt Nam (p)1 (4)
 
  Việt Nam0
 
21 tháng 1 – Sharjah
 
  Nhật Bản1
 
  Nhật Bản1
 
1 tháng 2 – Thành phố Thể thao Zayed
 
  Ả Rập Xê Út0
 
  Nhật Bản1
 
22 tháng 1 – Rashid
 
  Qatar3
 
  Hàn Quốc (s.h.p.)2
 
25 tháng 1 – Thành phố Thể thao Zayed
 
  Bahrain1
 
  Hàn Quốc0
 
22 tháng 1 – Al Nahyan
 
  Qatar1
 
  Qatar1
 
29 tháng 1 – Mohammed bin Zayed
 
  Iraq0
 
  Qatar4
 
21 tháng 1 – Thành phố Thể thao Zayed
 
  UAE0
 
  UAE (s.h.p.)3
 
25 tháng 1 – Hazza bin Zayed
 
  Kyrgyzstan2
 
  UAE1
 
21 tháng 1 – Khalifa bin Zayed
 
  Úc0
 
  Úc (p)0 (4)
 
 
  Uzbekistan0 (2)
 

Vòng 16 đội

sửa
Qatar  1–0  Iraq
Chi tiết

Thái Lan  1–2  Trung Quốc
Chi tiết

Iran  2–0  Oman
Chi tiết

Nhật Bản  1–0  Ả Rập Xê Út
Chi tiết

UAE  3–2 (s.h.p.)  Kyrgyzstan
Chi tiết

Hàn Quốc  2–1 (s.h.p.)  Bahrain
Chi tiết
Khán giả: 7.658
Trọng tài: Sato Ryuji (Nhật Bản)

Úc  0–0 (s.h.p.)  Uzbekistan
Chi tiết
Loạt sút luân lưu
4–2

Tứ kết

sửa
Việt Nam  0–1  Nhật Bản
Chi tiết

Trung Quốc  0–3  Iran
Chi tiết

Hàn Quốc  0–1  Qatar
Chi tiết

UAE  1–0  Úc
Chi tiết

Bán kết

sửa
Iran  0–3  Nhật Bản
Chi tiết
Khán giả: 23.262
Trọng tài: Chris Beath (Úc)

Qatar  4–0  UAE
Chi tiết

Chung kết

sửa
Nhật Bản  1–3  Qatar
Chi tiết

Thống kê

sửa

Cầu thủ ghi bàn

sửa

Đã có 130 bàn thắng ghi được trong 51 trận đấu, trung bình 2.55 bàn thắng mỗi trận đấu.

9 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Kỷ luật

sửa

Một cầu thủ bị treo giò cho trận đấu tiếp theo nếu như:[17]

  • Nhận một thẻ đỏ (số trận treo giò có thể tăng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi)
  • Nhận hai thẻ vàng trong hai trận đấu; quy định này không có hiệu lực sau vòng tứ kết (thẻ vàng bị treo giò không được chuyển tiếp đến bất kỳ trận đấu quốc tế nào khác)

Các cầu thủ đã bị treo giò trong giải đấu này:

Cầu thủ Lỗi Đình chỉ
  Trịnh Trí   trong vòng loại vs Qatar (vòng loại; 5 tháng 9 năm 2017) Bảng C vs Kyrgyzstan (lượt trận 1; 7 tháng 1)
  Mohammed Saleh     trong bảng B vs Syria (lượt trận 1; 6 tháng 1) Bảng B vs Úc (lượt trận 2; 11 tháng 1)
  Han Kwang-song     trong bảng E vs Ả Rập Xê Út (lượt trận 1; 8 tháng 1) Bảng E vs Qatar (lượt trận 2; 13 tháng 1)
  Egor Krimets   trong bảng F vs Oman (lượt trận 1; 9 tháng 1) Bảng F vs Turkmenistan (lượt trận 2; 13 tháng 1)
  Pansa Hemviboon   trong bảng A vs Ấn Độ (lượt trận 1; 6 tháng 1)
  trong bảng A vs Bahrain (lượt trận 2; 10 tháng 1)
Bảng A vs UAE (lượt trận 3; 14 tháng 1)
  Musa Al-Taamari   trong bảng B vs Úc (lượt trận 1; 6 tháng 1)
  trong bảng B vs Syria (lượt trận 2; 10 tháng 1)
Bảng B vs Palestine (lượt trận 3; 15 tháng 1)
  Trent Sainsbury   trong bảng B vs Jordan (lượt trận 1; 6 tháng 1)
  trong bảng B vs Palestine (lượt trận 2; 11 tháng 1)
Bảng B vs Syria (lượt trận 3; 15 tháng 1)
  Jonathan Cantillana   trong bảng B vs Syria (lượt trận 1; 6 tháng 1)
  trong bảng B vs Úc (lượt trận 2; 11 tháng 1)
Bảng B vs Jordan (lượt trận 3; 15 tháng 1)
  Lee Yong   trong bảng C vs Philippines (lượt trận 1; 7 tháng 1)
  trong bảng C vs Kyrgyzstan (lượt trận 2; 11 tháng 1)
Bảng C vs Trung Quốc (lượt trận 3; 16 tháng 1)
  Đỗ Duy Mạnh   trong bảng D vs Iraq (lượt trận 1; 8 tháng 1)
  trong bảng D vs Iran (lượt trận 2; 12 tháng 1)
Bảng D vs Yemen (lượt trận 3; 16 tháng 1)
  Salem Al-Dawsari   trong bảng E vs CHDCND Triều Tiên (lượt trận 1; 8 tháng 1)
  trong bảng E vs Liban (lượt trận 2; 12 tháng 1)
Bảng E vs Qatar (lượt trận 3; 17 tháng 1)
  Ri Il-jin   trong bảng E vs Ả Rập Xê Út (lượt trận 1; 8 tháng 1)
  trong bảng E vs Qatar (lượt trận 2; 13 tháng 1)
Bảng E vs Liban (lượt trận 3; 17 tháng 1)
  Jong Il-gwan     trong bảng E vs Qatar (lượt trận 2; 13 tháng 1)
  Suphan Thongsong   trong bảng A vs Bahrain (lượt trận 2; 10 tháng 1)
  trong bảng A vs UAE (lượt trận 3; 14 tháng 1)
Vòng 16 đội vs Trung Quốc (20 tháng 1)
  Trương Lâm Bồng   trong bảng C vs Hàn Quốc (lượt trận 3; 16 tháng 1)
  trong vòng 16 đội vs Thái Lan (20 tháng 1)
Tứ kết vs Iran (24 tháng 1)
  Vahid Amiri   trong bảng D vs Iraq (lượt trận 3; 16 tháng 1)
  trong vòng 16 đội vs Oman (20 tháng 1)
Tứ kết vs Trung Quốc (24 tháng 1)
  Muto Yoshinori   trong bảng F vs Uzbekistan (lượt trận 3; 17 tháng 1)
  trong vòng 16 đội vs Ả Rập Xê Út (21 tháng 1)
Tứ kết vs Việt Nam (24 tháng 1)
  Tom Rogic   trong bảng B vs Palestine (lượt trận 2; 11 tháng 1)
  trong vòng 16 đội vs Uzbekistan (21 tháng 1)
Tứ kết vs UAE (25 tháng 1)
  Khamis Esmaeel   trong bảng A vs Bahrain (lượt trận 1; 5 tháng 1)
  trong vòng 16 đội vs Kyrgyzstan (21 tháng 1)
Tứ kết vs Úc (25 tháng 1)
  Abdelkarim Hassan   trong bảng E vs CHDCND Triều Tiên (lượt trận 2; 13 tháng 1)
  trong vòng 16 đội vs Iraq (22 tháng 1)
Tứ kết vs Hàn Quốc (25 tháng 1)
  Assim Madibo   trong bảng E vs Ả Rập Xê Út (lượt trận 3; 17 tháng 1)
  trong vòng 16 đội vs Iraq (22 tháng 1)
  Mehdi Taremi   trong bảng D vs Việt Nam (lượt trận 2; 12 tháng 1)
  trong tứ kết vs Trung Quốc (24 tháng 1)
Bán kết vs Nhật Bản (28 tháng 1)
  Abdulaziz Hatem   trong bảng E vs Ả Rập Xê Út (lượt trận 3; 17 tháng 1)
  trong tứ kết vs Hàn Quốc (25 tháng 1)
Bán kết vs UAE (29 tháng 1)
  Bassam Al-Rawi   trong vòng 16 đội vs Iraq (22 tháng 1)
  trong tứ kết vs Hàn Quốc (25 tháng 1)

Đội hình tiêu biểu của giải

sửa

8 cầu thủ của đội vô địch Qatar và 5 cầu thủ của đội Á quân Nhật Bản được chọn vào đội hình tiêu biểu của giải. Sáu cầu thủ từ các đội lọt vào bán kết (Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) cũng được chọn. Ngoài ra, bốn cầu thủ từ các đội lọt vào vòng tứ kết đã được chọn. Nguyễn Quang Hải trở thành cầu thủ Đông Nam Á thứ hai góp mặt trong đội hình tiêu biểu của giải đấu sau Soh Chin Ann năm 1980.[28]

Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo
 </img> Saad Al Sheeb

 </img>Shūichi Gonda

 </img>Alireza Beiranvand

 </img> Abdelkarim Hassan

 </img>Bassam Al-Rawi

 </img>Boualem Khoukhi

 </img>Yuto Nagatomo

 </img>Maya Yoshida

 </img>Bandar Al-Ahbabi

 </img>Kim Min-jae

 </img> Abdulaziz Hatem

 </img>Hassan Al-Haydos

 </img>Gaku Shibasaki

 </img>Ashkan Dejagah

 </img>Omid Ebrahimi

 </img>Tom Rogic

 </img> Almoez Ali

 </img>Akram Afif

 </img>Yuya Osako

 </img>Sardar Azmoun

 </img>Ali Mabkhout

 </img>Wu Lei

 </img>Nguyễn Quang Hải

Tiếp thị

sửa

Biểu trưng và khẩu hiệu

sửa

Biểu trưng chính thức của Cúp bóng đá châu Á 2019 đã được công bố vào ngày 23 tháng 1 năm 2017 ở Abu Dhabi trong lễ bốc thăm cho vòng 3 của vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019.[29] Những màu sắc được sử dụng trong biểu trưng bắt nguồn từ lá cờ của UAE. Bảy hình lục giác được hình thành bởi dải ruy băng màu đại diện cho bảy tiểu vương quốc của quốc gia chủ nhà. Các mô hình lục giác xen kẽ của biểu trưng được lấy cảm hứng từ nghệ thuật Hồi giáo, cũng như truyền thống người tiểu quốc cũ của việc sử dụng lá cọ, địa phương gọi là saf, trong dệt. Vòng tròn bên ngoài cùng với thiết kế hình học bên trong nó tượng trưng môn thể thao bóng đá.[30]

Khẩu hiệu "Đem Châu Á đến cùng nhau" (tiếng Anh: "Bringing Asia Together", tiếng Ả Rập: "جلب آسيا معا"‎) đã ra mắt vào ngày 5 tháng 1 năm 2018, một năm trước khi giải đấu diễn ra.

 
Bóng đá Molten Acentec được sử dụng trong giải đấu.

Bóng thi đấu

sửa

Bóng thi đấu chính thức của giải đấu được cung cấp bởi Tập đoàn Molten.[31] Theo AFC, bóng thi đấu này được gọi là Molten Acentec.[32]

Linh vật

sửa

Trong lễ bốc thăm chung kết vào ngày 4 tháng 5 năm 2018, hai linh vật chính thức của giải đấu là Mansour và Jarrah đã được công bố. Mansour là một đứa trẻ thích chơi bóng đá người Ả Rập điển hình với tốc độ cực nhanh, trong khi Jarrah là một chú chim ưng Ả Rập.[33]

 
Cúp vô địch chính thức mới

Chiếc cúp

sửa

Trong lễ bốc thăm cho vòng bảng năm 2019 vào ngày 4 tháng 5 năm 2018 tại Burj Khalifa ở Dubai, một chiếc cúp hoàn toàn mới do Thomas Lyte thực hiện đã được tiết lộ. Chiếc cúp được làm bằng bạc, cao 78 cm, rộng 42 cm và nặng 15 kg.[34] Chiếc cúp được mô phỏng theo hoa sen, một loài thực vật thủy sinh quan trọng mang tính biểu tượng và năm cánh hoa sen tượng trưng cho năm tiểu liên đoàn thuộc AFC.[35] Tên đội vô địch được khắc xung quanh chiếc cúp.

Tiền thưởng

sửa

Tổng số tiền thưởng cho giải đấu là 14.800.000 đô la Mỹ.[36] Đội vô địch sẽ nhận được 5 triệu đô la Mỹ, đội á quân sẽ nhận được 3 triệu đô la Mỹ và các đội thua ở bán kết sẽ nhận được 1 triệu đô la Mỹ. Tất cả 24 đội tuyển tham dự cũng nhận được 200.000 đô la Mỹ.[37]

Khẩu hiệu xe buýt đội

sửa
 
Xe buýt của đội tuyển quốc gia Iran

Ban tổ chức giải đấu đã tổ chức một cuộc thi mà những người hâm mộ phải lựa chọn và bỏ phiếu cho các khẩu hiệu được sử dụng trên các xe buýt đội của 24 đội tuyển quốc gia tham gia.[38]

Bài hát chính thức

sửa

Ca khúc chủ đề của Asian Cup năm nay mang tên “Zanaha Zayed” (Mang châu Á lại gần nhau) , được viết bởi nhạc sĩ Arif Al Khaja. Ca khúc được ba ca sỹ nổi tiếng nhất UAE là Hussain Al Jassmi, Eida Al Menhali và Balqees Ahmed Fathi trình bày trong lễ khai mạc giải đấu.[39][40]

Tài trợ

sửa

Phát sóng

sửa

Giải đấu đã được phát sóng trực tiếp qua khoảng 80 kênh truyền hình trên toàn thế giới. 800 triệu người được dự kiến sẽ theo dõi các trận đấu,[41] với giải đấu tiếp cận khán giả truyền hình tiềm năng với hơn 2,5 tỷ người.[42] Dưới đây là danh sách chủ sở hữu bản quyền phát sóng đã được xác nhận cho Cúp bóng đá châu Á 2019.

ESPN5 đã thực hiện một "gói thầu cạnh tranh" để phát sóng giải đấu trên truyền hình miễn phí tại Philippines nhưng gói thầu đó không được AFC chấp nhận.[43][44]

Ở Trung Đông, nơi BeIN Sports có trụ sở tại Qatar có bản quyền phát sóng Asian Cup trong khu vực, BeoutQ (được cho là do Ả Rập Xê Út hậu thuẫn) đã phát sóng bất hợp pháp giải đấu như một phần của xung đột ủy nhiệm trong cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và các nước Ả Rập. AFC đã lên án việc phát sóng của BeoutQ là "dai dẳng và bất hợp pháp". [45]

Lần đầu tiên kể từ khi Israel bị khai trừ khỏi Liên đoàn bóng đá châu Á, UAE đã cho phép kênh truyền hình Sport 5 của Israel phát sóng trực tiếp giải đấu. Đây được coi là một động thái cho thấy mối quan hệ ấm lên giữa Israel và UAE. Sport 5 đã chính thức phát sóng trận khai mạc giữa UAEBahrain, và tiếp tục cho đến hết giải đấu.[46] Một năm sau giải đấu, Israel và UAE đã chính thức bình thường hóa quan hệ.

Tại Việt Nam, toàn bộ 51 trận đấu được trực tiếp trên hai kênh VTV5, VTV6. Ngoài ra, Fox Sports tường thuật trực tiếp bằng tiếng Việt các trận đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.

Quốc gia/Vùng lãnh thổ Truyền hình Trực tuyến TK
Trung Đông và Bắc Phi BeIN Sports BeIN Sports Connect
Mỹ Anglo
DAZN[a] [47]
Các quốc gia Balkan
Arena Sport Klik Sport
  Afghanistan Lemar TV
  Úc Fox Sports Foxtel Go [48]
MyFootball
Kayo Sports
  Campuchia BTV News
  Trung Quốc CCTV PPTV
Youku
  Pháp BeIN Sports[b] BeIN Sports Connect [49]
  Hồng Kông Fox Sports Fox+[c] [50]
  Papua New Guinea
  Taiwan Fox Sports
  Ấn Độ Star Sports Hotstar [51]
  Iran IRIB TV3 Anten
Varzesh
  Nhật Bản TV Asahi
NHK BS1
  Kyrgyzstan KTRK Sport
  Liban Télé Liban[d] [52]
  Qatar Al Kass
  Hàn Quốc JTBC
JTBC3 Fox Sports
  Thái Lan Channel 7[e] Bugaboo TV
  Turkmenistan Turkmenistan Sport
Bet365 [53]
  Uzbekistan Sport-UZ Mediabay
  Việt Nam VTV VTV Go
  1. ^ DAZN chỉ trực tiếp 7 trên 51 trận, bắt đầu từ vòng tứ kết.
  2. ^ Chỉ trực tiếp chung kết, có tóm tắt của tất cả các trận đấu.
  3. ^ Fox+ chỉ phát sóng toàn bộ 51 trận cho khán giả Hồng Kông, Philippines, Singapore và Đài Loan.
  4. ^ Chỉ các trận có Liban.
  5. ^ Channel 7 chỉ trực tiếp các trận có Thái Lan. Tất cả 51 trận được trực tiếp miễn phí trên Bugaboo TV.

Kết thúc giải đấu, AFC thông báo rằng Asian Cup 2019 là giải đấu hấp dẫn nhất trong lịch sử trên tất cả các nền tảng xã hội, đạt 169,4 triệu lượt xem, tăng hơn 15 lần so với con số 11 triệu lượt của AFC Asian Cup 2015.[54]

Bản quyền phát sóng giải đấu được Lagardère Sports phân phối.[55]

Tranh cãi

sửa

Kỷ lục về lượng khán giả ít ỏi được xem là một vấn đề cho UAE, nhưng các quan chức Cúp bóng đá châu Á tin rằng chắc chắn giải đấu sẽ thu hút số lượng quan tâm đáng kể.[56]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Record-breaker Almoez Ali named MVP”. the-afc.com. ngày 1 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2019.
  2. ^ “Qatar's Saad Al Sheeb crowned Best Goalkeeper”. the-afc.com. ngày 1 tháng 2 năm 2