Hành chính Việt Nam thời Tây Sơn

Hành chính Việt Nam thời Tây Sơn ánh bộ máy cai trị từ trung ương tới địa phương của nhà Tây Sơn từ năm 1778 đến năm 1802, không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nhà Tây Sơn quản lý mà bao gồm một bộ phận phía nam do chúa Nguyễn Ánh quản lý.

Chính quyền trung ương sửa

Biến động trong chính quyền sửa

Từ giai đoạn nổi dậy khởi nghĩa năm 1771 tới năm 1786, thủ lĩnh tối cao của chính quyền Tây Sơn là Nguyễn Nhạc. Từ năm 1778, Nguyễn Nhạc chính thức xưng đế (Minh Đức hoàng đế), sử sách ghi nhận một số quan chức trong chính quyền nhưng chưa thành hệ thống.

Từ năm 1786, anh em Tây Sơn xảy ra xung đột và chia đất thành 3 vùng cai quản nhưng về cơ bản vẫn là một chính quyền Tây Sơn với hoàng đế Thái Đức: Nguyễn Nhạc cai quản từ Quảng Ngãi tới Bình Thuận, Nguyễn Lữ cai trị Nam Bộ, Nguyễn Huệ cai trị từ Quảng Nam ra Nghệ An.

Từ năm 1787 Nguyễn Lữ bỏ Gia Định đến năm 1788 chính quyền Tây Sơn mất hẳn Nam Bộ, sau đó chính quyền Nguyễn Nhạc cũng ngày một thu hẹp và suy yếu, chỉ còn là Tây Sơn vương. Người cầm quyền cao nhất của nhà Tây Sơn từ cuối năm 1788Quang Trung và kế tục là Quang Toản.

Tổ chức bộ máy sửa

Quan chế thời Tây Sơn cả văn quan và võ quan không có bộ chính sử nào ghi trọn vẹn, chỉ thấy rải rác trong các sách dã sử và tạp ký[1]

Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng là Minh Đức Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức. Đồng thời, ông cho đổi thành Đồ Bàn làm thành Hoàng Đế và đặt các chức Tổng đốc, Tư khấu, Hộ giá (Cận vệ, Hộ Vệ, Thị Vệ,...)...[1]

Những ghi chép của các tài liệu còn lại về chính quyền Tây Sơn chủ yếu là chính quyền Quang Trung-Nguyễn Huệ.

Trung tâm chính quyền Quang Trung là Phú Xuân (Huế). Các sử gia căn cứ theo các tài liệu trao đổi đương thời giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Thiếp xác định rằng không phải sau trận Ngọc Hồi-Đống Đa mà ngay từ sau khi được phân quyền cai trị từ Quảng Nam trở ra bắc, Nguyễn Huệ đã hình thành bộ máy nhà nước với các Bộ: Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Hộ,... với các quan chức trong chính quyền[2].

Tiếp thu cơ cấu tổ chức chính quyền thời Lê trung hưng, trong hai năm 1787 và 1788, nhà Tây Sơn cho lập lại hệ thống Lục Bộ (bao gồm Lại Bộ, Lễ Bộ, Hộ Bộ, Binh Bộ, Hình Bộ, Công Bộ) và hệ thống Giám sát (chức Thị trung ngự sử được giao cho Phan Huy Ích và Nguyễn Gia Phan)[1].

Sau khi đánh đuổi quân Thanh, hoàn toàn làm chủ vùng lãnh thổ từ Bắc Bộ tới Quảng Nam, Quang Trung trực tiếp tổ chức lại bộ máy chính quyền. Năm 1789, dựa trên Trung thư sảnh của chế độ Tam sảnh thời Trầnthời Lê sơ[3], nhà Tây Sơn đặt Trung thư phủ, do Trần Văn Kỷ làm Trung thư lệnh[1] (tức quan Thượng thư).

Đặc biệt, nhà Tây Sơn đặt ra tổ chức Triều đường (Trung Thừa), gồm một số đại thần văn quan, võ tướng trọng yếu của triều đình. Triều đường được quyền thay mặt vua giải quyết những vấn đề quan trọng, ra một số văn bản chỉ định và được dùng dấu ấn lớn "Triều đường chi ấn". Mô hình này giống mô hình Đình thần thời Gia Long và Công đồng từ thời Minh Mệnh trở về sau[1].

 
Triều đường chi ấn của nhà Tây Sơn

Dưới vua là hàng ngũ quần thần bá quan văn võ gồm có:

Nhất phẩm có: Tam công (Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo).

Nhị phẩm có: Tam thiếu (Thiếu Sư, Thiếu Bảo, Thiếu Phó), Đại chủng tể, Đại tư đồ, Đại tư mã, Đại tư không, Đại tư khấu, Đại tư hội, Đại tư lễ, Thái úy, Ngự úy, Đại tổng quản, Đại tổng lý, Đại đô hộ, Đại đô đốc. Trung thư sảnh, Trung thư lệnh, Phụng chính,...

Tam phẩm trở xuống có: Nội hầu, Hộ giá, Kiểm điểm, Chỉ huy sứ, Đô ty, Đô úy, Trung úy, Vệ úy, Quản quân, Tham đốc, Tham lĩnh, Thị trung, Đại học sĩ, Hiệp biện đại học sĩ, Thị trung ngự sử,…[4][5]

Năm 1790, hệ thống Lục bộ được củng cố, triều đình được tổ chức thành 6 Bộ chuyên trách theo chức năng:

  • Bộ Lại: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
  • Bộ Lễ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;
  • Bộ Hộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng;
  • Bộ Binh: Trông coi việc binh, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh và ứng phó các việc khẩn cấp;
  • Bộ Hình: Trông coi việc thi hành pháp luật;
  • Bộ Công: Trông coi việc xây dựng, quản đốc thợ thuyền.

Trong các Bộ ngoài Thượng thư đứng đầu còn có Tả đồng nghị, Hữu đồng nghị, Tả phụng nghị, Hữu phụng nghị, Thị lang, Tư vụ… Sau này, vua Cảnh Thịnh cho đặt thêm Đô sát viện do Đô sát thự Đô ngự sử đứng đầu.

Ngoài Lục Bộ, triều đình còn có các cơ quan như Viện Hàn lâm, Viện ngự sử, Viện thái y, Viện Sùng chính, Quốc sử quán…

Hàn lâm viện Trực học sĩ được thành lập, sử dụng nhiều văn quan cũ của nhà Lê trung hưng như Ngô Vi Quỹ, Đoàn Nguyễn Tuấn, Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch... Đến năm 1792, Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch được sung Hàn lâm viện Trực học sĩ. Các Phiên (tương đương với Bộ) do chúa Trịnh đặt ra cũng được phục hồi, do các quan văn đảm nhiệm.[1]

Chính quyền địa phương sửa

Thay đổi về lãnh thổ sửa

Từ khi nổi dậy đến năm 1776, lãnh thổ Tây Sơn phía bắc đến Quảng Nam, phía nam đến Bình Thuận. Từ năm 1777 đến năm 1784 là giai đoạn giằng co vùng Nam Bộ với Nguyễn Ánh. Sau khi đánh bại liên quân Xiêm-Nguyễn, Tây Sơn làm chủ toàn bộ Nam Trung Bộ và Nam Bộ (phía bắc tới Quảng Nam).

Tình trạng đó kéo dài tới năm 1786. Giữa năm 1786, Tây Sơn tấn công ra bắc tiêu diệt chúa Trịnh, làm chủ toàn bộ quốc gia. Sau đó anh em Tây Sơn rút về Nam, giao lại Bắc Hà (tới Nghệ An) cho vua Lê.

Từ cuối năm 1787, Nguyễn Ánh từ Xiêm trở về lần lượt chiếm lại Nam Bộ. Trong khi Nguyễn Lữ thất thủ Gia Định thì cùng lúc, Nguyễn Huệ phát triển lên phía bắc. Tới cuối năm 1788 khi tướng Tây Sơn là Phạm Văn Tham để mất hoàn toàn Nam Bộ thì Nguyễn Huệ cũng hoàn thành việc làm chủ Bắc Bộ, sang đầu năm 1789 đánh đuổi quân Thanh và chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê.

Trong khi Nguyễn Huệ lo ổn định Bắc Hà thì Nguyễn Ánh đánh ra Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh. Nguyễn Nhạc bại trận, mất mấy thành này; tới năm 1791, Nguyễn Nhạc chỉ còn cai quản Quy Nhơn, Phú YênQuảng Ngãi, nghĩa là lãnh thổ Tây Sơn chỉ còn từ Phú Yên trở ra bắc.

Cục diện này không có biến động nhiều, dù chiến tranh vẫn tiếp diễn giữa hai bên, cho tới năm 1799 khi Nguyễn Ánh đánh ra chiếm được Quy Nhơn, mở đầu cho sự sụp đổ của nhà Tây Sơn vào năm 1802.

Khái quát về các đơn vị hành chính địa phương sửa

Cùng việc xây dựng Phượng Hoàng trung đô, Quang Trung đổi tên Thăng Long là Bắc Thành và chỉnh đốn lại các khu vực hành chính. Các đơn vị hành chính không dùng "lộ" như thời Lê-Trịnh mà dùng trấn (hay xứ).

Ngoài Bắc Thành tức kinh thành Thăng Long cũ của nhà Lê, Quang Trung chia vùng cai quản thành các xứ (trấn) như sau:[6]

  1. Xứ Đông (Hải Dương, Hải Phòng)
  2. Xứ Bắc (Kinh Bắc)
  3. Xứ Đoài (Sơn Tây)
  4. Xứ Yên Quảng
  5. Xứ Lạng (Lạng Sơn)
  6. Xứ Thái (Thái Nguyên)
  7. Xứ Tuyên (Tuyên Quang)
  8. Xứ Hưng (Hưng Hóa)
  9. Xứ Nghệ (Nghệ AnHà Tĩnh)
  10. Sơn Nam Thượng (Hà ĐôngHưng Yên)
  11. Sơn Nam Hạ (Hà Nam, Nam ĐịnhThái Bình)
  12. Thanh Hóa ngoại (Ninh Bình)
  13. Thanh Hóa nội (Thanh Hóa).

Trừ Xứ Sơn Nam và Thanh Hóa tách làm hai, các xứ khác đều đại thể giữ nguyên như thời Hậu Lê. Trước kia Phố Hiến là lỵ sở của Sơn Nam, tới thời Quang Trung thì Hạ Trấn đóng ở Vị Hoàng, cách dưới phố Hiến[6]. 12 trấn thuộc do Bắc Thành quản lý, trong đó các trấn Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên và Yên Quảng là ngoại trấn; các trấn Thanh Hóa ngoại, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Kinh Bắc, Hải Dương và Phụng Thiên là nội trấn[6][7].

Mỗi xứ (trấn, phủ) chia làm nhiều huyện, mỗi huyện chia làm nhiều tổng, mỗi tổng chia làm nhiều xã, mỗi lại chia nhiều thôn. Riêng Thành Thăng Long, gồm 1 phủ, 2 huyện, 18 phường[6]

Đứng đầu các trấn gồm có Trấn thủ (quan võ) và Hiệp trấn (quan văn), có thêm tham trấn giúp việc.

Đứng đầu mỗi huyện là hai chức quan Phân tri và Phân suất, bên dưới có thêm Tả quản lý và Hữu quản lý giúp việc, chuyên trưng thu binh lương và xử lý kiện cáo. Tại các Tổng có các chức Chánh Tổng và Thôn trưởng phụ trách hành chính[7][8].

Cơ Cấu Bộ Máy Chính Quyền Từ Trung Ương Đến Địa Phương sửa

Thủ Phủ - Thành Thăng Long, gồm: 1 Phủ, 2 Huyện, 18 Phường (Xã-Tổng), Phố (Thôn-Lý)

  1. Xứ (Trấn, Phủ), đứng đầu quan Võ có Trấn Thủ (quan Tứ phẩm), đứng đầu quan Văn có Hiệp Trấn (quan Tứ phẩm), bên dưới giúp việc có quan Tham Trấn (quan Ngũ phẩm).
  2. Huyện, đứng đầu có Phân Tri (quan Thất phẩm) và Phân Suất (quan Thất phẩm), giúp việc có Tả Quản Lý và Hữu Quản Lý (quan Bát phẩm).
  3. Tổng (Xã - Phường), đứng đầu có Chánh Tổng (quan Cửu phẩm).
  4. Thôn (Làng - Lý), đứng đầu có Lý Trưởng tức Trưởng Thôn, chuyên phụ trách về hành chính, trưng thu thuế, lương thực,...

Khu vực do Quang Trung Nguyễn Huệ quản lý sửa

Kinh đô sửa

Trung tâm chính quyền đóng ở Phú Xuân, song sau đó vì hoàn cảnh chiến tranh, Quang Trung phải lo đối phó cả hai phía bắc (nhà Thanh) và nam (Nguyễn Ánh), nên ông có ý định chọn Nghệ An làm nơi đóng đô vì đây là trung tâm giữa hai đường ra vào.

Từ trước khi lên ngôi hoàng đế, Quang Trung đã định dời đô ra Lam Thành, Yên Trường đều không thành[5]. Tới khi lên ngôi, ông dự định thiên đô ra vùng đất thuộc Nghệ An, nằm giữa hai núi Quyết (Kỳ Lân) và Mèo (Phượng Hoàng), gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Ông đã tập trung nhiều thợ thuyền chuyên chở gỗ đá, gạch ngói để xây dựng thành tại đây. Phía trước thành có sông Lam chảy qua; thành được xây trên lầu Rồng 3 tầng cùng điện Thái Hòa và 2 dãy hành lang, xung quanh có các đồn, trên núi có kho lúa.

Thành xây dang dở thì Quang Trung qua đời, hành cung chưa kịp đổi tên thành cung điện. Vua nối nghiệp là Quang Toản vẫn tiếp tục ở lại Phú Xuân không xây Phượng Hoàng trung đô nữa[9]. Những dấu vết còn lại ngày nay ở vị trí thành xây dở là dấu thành trong và nền nhà cao 3 bậc ở mặt bắc, thành nam chỉ dài 300 m, thành tây dài 450 m, nền nhà cao mặt bắc cũng chỉ chừng 20 m[9].

Sơn Nam Thượng sửa

Trấn Sơn Nam Thượng gồm có các phủ[10]:

Sơn Nam Hạ sửa

Trấn Sơn Nam Hạ có trung tâm dời từ Phố Hiến sang Vị Hoàng, gồm có các phủ:

Kinh Bắc sửa

Gồm có các phủ[11]:

Sơn Tây sửa

Gồm các phủ[12]:

Hải Phòng sửa

Gồm các phủ[13]:

An Quảng sửa

Gồm có 1 phủ[14]:

Lạng Sơn sửa

Gồm 1 phủ[15]:

Thái Nguyên sửa

Gồm các phủ[16]:

Cao Bằng sửa

Tương đương tỉnh Cao Bằng hiện nay, gồm các châu: Thạch Lâm (Hòa An, Nguyên BìnhThạch An hiện nay), Quảng Uyên (Quảng UyênPhục Hòa hiện nay), Thượng Lang (Trà Lĩnh và Trùng Khánh hiện nay), Hạ Lang (Hạ Lang hiện nay)

Tuyên Quang sửa

Gồm có 1 phủ[17]:

Hưng Hóa sửa

Gồm các phủ[16]:

Thanh Hóa Ngoại sửa

Gồm các phủ:

Thanh Hóa Nội sửa

Gồm các phủ[18]:

Nghệ An sửa

Tương đương tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh hiện nay, gồm các phủ[21]:

  • Phủ Diễn Châu gồm các huyện Đông Thành (Diễn Châu và Yên Thành hiện nay), Quỳnh Lưu (Quỳnh Lưu và một phần Nghĩa Đàn hiện nay)
  • Phủ Anh Đô gồm các huyện: Hưng Nguyên (Hưng Nguyên hiện nay), Nam Đường (Anh SơnNam Đàn hiện nay)
  • Phủ Đức Quang gồm các huyện Thiên Lộc (Can Lộc hiện nay), Chân Phúc (Nghi Lộc hiện nay), Thanh Chương (Thanh Chương hiện nay), Hương Sơn (Hương SơnHương Khê hiện nay), Nghi Xuân (Nghi Xuân hiện nay).
  • Phủ Hà Hoa gồm các huyện Thạch Hà (Thạch Hà hiện nay), Kỳ Hoa (Kỳ AnhCẩm Xuyên hiện nay).
  • Phủ Quỳ Châu (huyện Quỳ Châu hiện nay), gồm các huyện Thúy Vân và Trung Sơn
  • Phủ Trà Lân gồm 4 huyện Tương Dương (Tương Dương hiện nay), Kỳ Sơn (Kỳ Sơn hiện nay), Vĩnh Khang (một phần Tương Dương hiện nay), Hội Nguyên (tả ngạn sông Lam từ Thanh Chương đến cửa Rào)
  • Phủ Ngọc Ma gồm có châu Trịnh Cao (châu gồm 12 động) thuộc Lào hiện nay
  • Phủ Lâm An chỉ có 1 châu Quỳ Hợp gồm 12 động và 11 sách, vốn là đất Bồn Man nay khoảng huyện Hương Khê Hà Tĩnh và huyện Nakai Khăm Muộn Lào, đầu nguồn của sông Ngàn Sâu[22]
  • Phủ Trấn Biên: thuộc đất Lào hiện nay
  • Phủ Trấn Ninh: gồm 7 huyện: Quang Vinh, Minh Quảng, Cảnh Thuần, Kim Sơn Thanh Vị, Châu Lang, Trung Thuận, đều thuộc Lào hiện nay.

Thuận Hóa sửa

Gồm có kinh thành Phú Xuân và các phủ[23]:

Quảng Nam sửa

Gồm các phủ[24]:

  • Điện Bàn gồm các huyện Diên Phúc (Điện Bàn hiện nay), Hòa Vang (Hòa Vang hiện nay), Tân Phúc, An Nông, Phú Xuyên (đều thuộc tỉnh Quảng Nam)
  • Thăng Hoa gồm các huyện Lễ Dương (Thăng Bình hiện nay), Hà Đông (Tam Kỳ hiện nay), Duy Xuyên (Duy Xuyên hiện nay)

Khu vực do Thái Đức Nguyễn Nhạc quản lý sửa

Vùng do vua Thái Đức quản lý gồm có 2 phủ và 1 dinh:

Khu vực do Nguyễn Ánh quản lý sửa

Sau khi được Đỗ Thanh Nhân đưa lên làm chúa, Nguyễn Ánh đã chia địa bàn Nam Bộ do mình quản lý thành các dinh[25][26]:

  • Dinh Tổng Biên, gồm có 1 huyện Phước Long (một phần Bình Phước hiện nay) và 4 tổng: Tân Chánh (ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), Bình An (ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), Long Thành (nam Đồng Nai), Phước An (Bà Rịa – Vũng Tàu và một phần Đồng Nai hiện nay)
  • Dinh Phiên Trấn, gồm có 1 huyện Tân Bình và 4 tổng: Bình Dương (Bình Dương hiện nay), Tân Long (một phần Tiền Giang hiện nay), Phước Lộc (ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), Bình Thuận (Bình Thuận hiện nay)
  • Đổi Dinh Long Hồ làm Hoằng Trấn, gồm 1 châu Định Viễn (Vĩnh Long hiện nay) và 3 tổng: Bình An, Bình Dương, Tân An
  • Thăng đạo Trường Đồn có vị trí quan trọng lên thành dinh Trường Đồn, đến năm 1781 đổi thành dinh Trấn Định, gồm 1 huyện Kiến An (một phần Tiền GiangBến Tre hiện nay) và 3 tổng: Kiến Đăng (phía nam Đồng Tháp và phía đông Tiền Giang hiện nay), Kiến Hưng (phía tây Tiền Giang và Bến Tre hiện nay), Kiến Hòa (phần ven biển của Tiền GiangBến Tre hiện nay)

Sau khi chiếm được Bình Khang và Diên Khánh là vùng lãnh thổ phía nam của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Ánh đặt lại dinh như thời chúa Nguyễn Phúc Khoát:

  • Dinh Bình Khang (Khánh Hòa ngày nay), gồm có phủ Bình Khang, phủ Diên Khánh

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Nguyễn Công Việt (2003). “Vài nét về tổ chức chính quyền, quân đội và tên chức quan thời Tây Sơn”. Hán Nôm. 4 (59). Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  • Học viện Hành chính (2009). Giáo trình Lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
  • Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 4, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Nguyễn Phan Quang (2006), Một số công trình sử học Việt Nam, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Quốc triều chỉnh biên toát yếu, Nhà xuất bản Thuận Hóa
  • Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), Đại Nam liệt truyện chính biên, tập 2, Nhà xuất bản Thuận Hóa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f Nguyễn Công Việt (2003). “Vài nét về tổ chức chính quyền, quân đội và tên chức quan thời Tây Sơn”. Hán Nôm. 4 (59). Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  2. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tập 4, tr 439
  3. ^ Tam sảnh gồm có Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh và Thượng thư sảnh, trong đó Trung thư sảnh đóng vai trò quyết sách (tương tự Trung Thừa của Trung Quốc và Chính Phủ hiện nay), Môn hạ sảnh giữ vai trò thẩm nghị (tương tự Quốc Hội ngày nay), Thượng thư sảnh có trách nhiệm chấp hành (các Bộ). Cơ quan này bị bãi bỏ vào cuối thời Lê sơ.
  4. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), sách đã dẫn, tr 594
  5. ^ a b Viện Sử học, sách đã dẫn, tập 4, tr 445
  6. ^ a b c d <Nguyễn Phan Quang, sách đã dẫn, tr 309
  7. ^ a b Viện Sử học, sách đã dẫn, tập 4, tr 447
  8. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), sách đã dẫn, tr 594)
  9. ^ a b Viện Sử học, sách đã dẫn, tập 4, tr 446
  10. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 174-179
  11. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 179-180
  12. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 181-183
  13. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 183-185
  14. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 186
  15. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 187
  16. ^ a b Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 191-192
  17. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 190-191
  18. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 193-196
  19. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 195
  20. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 196
  21. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 196-198
  22. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 26, trang 255.
  23. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 200-201
  24. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 201-203
  25. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), sách đã dẫn, tr 12
  26. ^ Petit cours de Géographie de la Basse-Cochinchine / P.-J.-B. Trương Vĩnh Ký (1875).