Người

loài duy nhất thuộc chi Homo của bộ Linh trưởng còn tồn tại
(Đổi hướng từ Homo sapiens sapiens)

Người, con người, loài người hay nhân loại (danh pháp khoa học: Homo sapiens hay Homo sapiens sapiens, nghĩa đen: người tinh khôn) là loài linh trưởng đông đảo và lan rộng nhất. Người có hai đặc trưng cơ bản là đi đứng bằng hai chânbộ não lớn phức tạp; những đặc điểm cho phép họ phát triển công cụ, văn hóangôn ngữ tiên tiến. Người là động vật có tính xã hội cao, có xu hướng sống trong các cơ cấu xã hội phức tạp theo quan hệ hợp tác hoặc cạnh tranh; chẳng hạn như gia đình, thân tộc, nhà nước hoặc dân tộc. Tương tác xã hội giữa người với người đã thiết lập các khái niệm như đạo đức, chuẩn mực xã hộinghi lễ; những giá trị đã góp phần kiến thiết và củng cố xã hội của họ. Trí tò mò muốn thấu hiểu và lý giải các hiện tượng tự nhiên, cùng với khát khao muốn ảnh hưởng và chế ngự các hiện tượng đó, đã thúc đẩy con người phát triển khoa học, triết học, thần thoại, tôn giáo và nhiều lĩnh vực khác.

Loài người
Khoảng thời gian tồn tại: 0.300–0 triệu năm trước đây
Tầng ChibaniaHiện nay
220px
Một người nam giới trưởng thành (trái) và nữ giới trưởng thành (phải) (Thái Lan, 2007)
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Primates
Phân bộ: Haplorhini
Thứ bộ: Simiiformes
Họ: Hominidae
Phân họ: Homininae
Tông: Hominini
Chi: Homo
Loài:
H. sapiens
Danh pháp hai phần
Homo sapiens
Linnaeus, 1758
220px
Mật độ dân số của Homo sapiens (2005)

Mặc dù nhiều nhà khoa học sử dụng danh từ con người để chỉ toàn bộ các loài thuộc chi Homo; song trong lời nói thường nhật, người ta dùng từ con người đơn thuần để chỉ Homo sapiens, thành viên Homo duy nhất còn sót lại. Người hiện đại về mặt giải phẫu (anatomically modern humans) bắt nguồn từ châu Phi cách đây khoảng 300.000 năm, tiến hóa từ tổ tiên Homo heidelbergensis hoặc từ một loài tương tự nào đó, rồi di cư ra khỏi Châu Phi và dần thay thế các quần thể người cổ xưa trên khắp thế giới. Suốt phần lớn lịch sử nhân loại, con người hầu như chỉ sống theo lối du mụcsăn bắn hái lượm. Mầm mống hành vi hiện đại ở người xuất hiện cách đây khoảng 160.000-60.000 năm. Cách mạng Đá mới nở rộ ở Tây Nam Á khoảng 13.000 năm trước (rồi nối tiếp ở các nơi khác) đã chứng kiến sự khai sinh của nền nông nghiệp, kèm theo các khu định cư đồ sộ do con người xây dựng. Vì dân số ngày một tăng và lương thực ngày một dư thừa, nhà nước đã ra đời trong lòng và giữa các cộng đồng người, kiến tạo nền móng của các nền văn minh, trỗi dậy và suy vong theo thời gian. Hiện nay, loài người vẫn đang tiếp tục sinh sôi nảy nở và dân số của họ đã cán mốc 8 tỉ vào năm 2022.

Các yếu tố di truyền hoặc môi trường có thể gây nên biến thiên sinh học ở ngoại hình, sinh lý, độ nhạy cảm với bệnh tật, khả năng tâm thần, kích thước cơ thể và tuổi thọ của con người. Mặc dù các tộc người thường có vẻ ngoài khá khác biệt, song nếu ta so sánh gen của hai cá nhân bất kỳ thì sẽ thấy họ giống nhau về mặt di truyền đến 99%. Loài người bộc lộ dị hình giới tính tương đối rõ rệt: nhìn chung nam giới có sức mạnh cơ thể lớn hơn, còn nữ giới có tỉ lệ mỡ cơ thể cao hơn. Đến tuổi dậy thì, con người bắt đầu phát triển các đặc điểm giới tính thứ cấp. Phụ nữ (tức con người giống cái đã trưởng thành) có khả năng mang thai, rồi mãn kinhvô sinh vào khoảng 50 tuổi.

Con người là loài ăn tạp, có thể tiêu thụ nhiều loại động thực vật. Họ biết sử dụng lửa hoặc khai thác các dạng nhiệt năng để chế biến và nấu chín thức ăn; kỹ thuật được kế thừa từ thời H. erectus. Trung bình con người có thể nhịn đói đến 8 tuần nhưng chỉ có thể nhịn uống khoảng 3-4 ngày. Con người là sinh vật ban ngày, ngủ trung bình 7-9 tiếng mỗi ngày. Việc sinh nở ở người tương đối nguy hiểm, tiềm tàng nguy cơ biến chứng hoặc thậm chí tử vong. Thông thường, cả người mẹ lẫn người cha đều tham gia vào việc nuôi dưỡng con trẻ.

Vỏ não trước trán của con người, tức phân khu não bộ đảm nhận chức năng nhận thức bậc cao, rất lớn và phát triển. Họ rất thông minh, có khả năng ghi nhớ từng hồi (episodic memory), có nét mặt biểu cảm linh hoạt, có sự tự nhận thứclý thuyết tâm trí (theory of mind). Trí óc con người có khả năng nội quan, suy tư, tưởng tượng, tự ý chí hành động và hình thành thế giới quan về tồn tại. Những ưu điểm kể trên đã cho phép con người đạt được những thành tựu công nghệ phức tạp thông qua lý tính và sự truyền tải kiến ​​thức cho các thế hệ tương lai. Ngôn ngữ, nghệ thuật và thương nghiệp là những thứ tạo nên căn tính con người. Các tuyến thương mại đường dài có lẽ đã góp phần tạo nên sự bùng nổ văn hóa và sự phân phối tài nguyên có lợi cho con người; một ưu thế vô cùng lớn khi so với những sinh vật khác.

Định nghĩa và từ nguyên

sửa

Tất cả con người hiện đại đều thuộc loài Homo sapiens, danh pháp khoa học mà được Carl Linnaeus đặt ra trong tác phẩm Systema Naturae thế kỷ thứ 18.[1] Danh từ chung "Homo" là một từ mượn học được (learned borrowing) thế kỷ 18 từ homō của tiếng Latinh, dùng để chỉ con người bất kể giới tính.[2] Danh từ con người có thể dùng để chỉ tất cả các loài thuộc chi Homo,[3] song người ta thường dùng từ này để đề cập đến riêng Homo sapiens, loài Homo duy nhất còn tồn tại.[4] Cái tên "Homo sapiens" có nghĩa là 'người tinh khôn' hoặc 'người thông minh'.[5] Hiện có ý kiến cho rằng một số giống người cổ, đơn cử như người Neanderthal, chính là những phân loài của H. sapiens.[3]

Trong tiếng Việt, từ người đồng nguyên với nhiều từ chỉ người trong các ngôn ngữ Nam Á khác, chẳng hạn như ngài tiếng Mường, bơngai tiếng Bahnarngai tiếng Pacoh. Năm 2006, nhà ngôn ngữ học Harry Shorto phục nguyên từ chỉ người ở dạng Môn-Khmer nguyên thủy là *[m]ŋaaj.[6]

Trong tiếng Anh, human là một từ tiếng Anh trung đại được mượn từ humain của tiếng Pháp cổ, rốt cuộc bắt nguồn từ dạng tính từ của homōhūmānus tiếng Latinh.[7] Từ bản xứ chỉ người trong tiếng Anh là man. Ngoài ra người ta còn dùng từ này để chỉ hai giới, song trong tiếng Anh hiện đại thì nó chỉ riêng đàn ông.[8] Từ man bắt nguồn từ dạng *mann của tiếng Tây-Germanic nguyên thủy, truy gốc xa hơn nữa thì từ căn tố *mon- hoặc *men- của tiếng Ấn-Âu nguyên thủy.

Tiến hóa

sửa

Con người là một loài vượn lớn thuộc liên họ Hominoidea.[9] Dòng dõi vượn phái sinh con người lần lượt tách khỏi dòng dõi vượn nhỏ (họ Hylobatidae), dòng dõi đười ươi (chi Pongo), dòng dõi khỉ đột (chi Gorilla), rồi cuối cùng tách khỏi dòng dõi tinh tinh (chi Pan). Lần phân tách cuối cùng giữa dòng dõi người và tinh tinh diễn ra vào khoảng 8–4 triệu năm trước vào cuối thế Miocen.[10][11][12][13] Tại lần phân tách đó, hai nhiễm sắc thể đã kết hợp với nhau để tạo thành nhiễm sắc thể số 2, điều mà giúp lý giải số lượng 23 cặp nhiễm sắc thể ở người chứ không phải 24 như ở các loài vượn khác.[14] Sau đó, tông Người tiếp tục đa dạng hóa thành nhiều loài khác nhau và tách thành ít nhất hai chi riêng biệt. Tuy vậy, tất cả những nhánh đó đều đã bị tuyệt diệt, khiến H. sapiens là chủng người duy nhất còn sót lại.[15]

Hominoidea (liên họ Người, vượn)

Hylobatidae (vượn nhỏ)

Hominidae (họ Người, vượn lớn)
Ponginae
Pongo (đười ươi)

Pongo abelii

Pongo tapanuliensis

Pongo pygmaeus

Homininae (phân họ Người)
Gorillini
Gorilla (khỉ đột)

Gorilla gorilla

Gorilla beringei

Hominini (tông Người)
Panina
Pan (tinh tinh)

Pan troglodytes

Pan paniscus

Hominina (phân tông Người)

Homo sapiens (con người)

 
Phục dựng khung xương mẫu vật Lucy, hài cốt Australopithecus afarensis đầu tiên được phát hiện và khai quật

Chi Homo tiến hóa từ chi Australopithecus.[16][17] Mặc dù các hóa thạch giai đoạn chuyển tiếp còn khá hiếm, những thành viên sơ kỳ của Homo chia sẻ rõ ràng một số điểm chung với Australopithecus.[18][19] Hóa thạch cổ nhất của chi Homo là một hài cốt được khai quật từ Ethiopia mang mẫu hiệu LD 350-1 2,8 triệu năm tuổi. Các loài Homo cổ nhất hiện được công nhận là H. habilisH. rudolfensis, tiến hóa cách đây 2,3 triệu năm.[19] H. erectus (biến thể châu Phi của loài này đôi khi được gọi là H. ergaster) tiến hóa cách đây 2 triệu năm, là loài người cổ xưa đầu tiên rời khỏi châu Phi và phân tán khắp Á-Âu.[20] Cấu trúc cơ thể của người hiện đại đã manh nha phát triển ở H. erectus. H. sapiens phái sinh trực tiếp từ H. heidelbergensis hoặc H. rhodesiensis vào khoảng 300.000 năm trước, hai chủng người mà chính là hậu duệ của quần thể H. erectus còn sót lại ở châu Phi.[21] Sau đó H. sapiens dời khỏi quê nhà, thiên di khắp thế giới và thay thế các chủng người cổ khác.[22][23][24] Hành vi hiện đại ở người xuất hiện vào khoảng 160.000-70.000 năm trước,[25] hoặc có lẽ thậm chí sớm hơn thế.[26]

Hiện các nhà khoa học xác định ít nhất hai đợt di cư độc lập "ra khỏi châu Phi": đợt đầu tiên diễn ra cách đây khoảng 130.000-100.000 năm và đợt thứ hai (phát tán về phương nam) diễn ra cách đây khoảng 70.000-50.000 năm.[27][28] H. sapiens bành trướng tới mọi lục địa và đảo lớn, đặt chân đến Á-Âu khoảng 60.000 năm trước,[29][30] đặt chân đến Úc khoảng 65.000 năm trước,[29][30] sang được châu Mỹ khoảng 15.000 năm trước, rồi chinh phục quần đảo Hawaii, Đảo Phục Sinh, MadagascarNew Zealand giữa những năm 300-1280 Công Nguyên.[31][32]

Bức tranh tiến hóa loài người không đơn thuần là sự diễn tiến tuyến tính hoặc phân tách, mà còn bao gồm cả sự giao phối qua lại giữa các chủng người khác nhau rất phức tạp.[33][34][35] Nghiên cứu gen đã chứng tỏ sự lai tạp giữa các chủng người rất phổ biến trong quá trình tiến hóa lịch sử.[36] Bằng chứng ADN chỉ ra rằng gen của người hiện đại ngoài châu Phi đều trộn lẫn một phần gen của người Neanderthal. Hơn nữa, các nhà di truyền học đã phát hiện người Neanderthal và các hominin khác, chẳng hạn như người Denisova, có lẽ đã đóng góp tới 6% bộ gen của họ vào bộ gen của người hiện nay.[33][37][38]

Lược sử

sửa
 
Tổng quan quá trình thiên di của loài người sơ khai vào khoảng hậu kỳ đá cũ, tiếp nối đợt phát tán về phương nam.

Suốt chiều dài lịch sử tồn tại cho đến khoảng 12.000 năm trước, con người hầu như chỉ gắn bó với lối sống săn bắt hái lượm.[39] Bước đột phá khổng lồ của nhân loại 12.000 năm trước, được giới khảo cổ gọi là Cách mạng Đá mới cùng phát minh nông nghiệp, diễn ra lần đầu tiên tại Tây Nam Á và lan rộng khắp Cựu thế giới trong các thiên niên kỷ tiếp theo.[40] Nhiều cuộc cách mạng nông nghiệp độc lập cũng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới sau đó: Trung Bộ châu Mỹ (khoảng 6.000 năm trước),[41] Trung Quốc,[42][43] Papua New Guinea,[44] và khu vực Sahel-Tây Savanna thuộc Châu Phi.[45][46][47] Nguồn lương thực dư thừa đã dẫn đến sự hình thành các khu định cư vĩnh viễn, tạo điều kiện cho con người thuần hóa động vật và áp dụng kim khí vào quá trình lao động sản xuất. Lối sống nông nghiệp định cư đã tạo lập phần móng để các nền văn minh của con người có chỗ phát triển.[48][49][50]

Cuộc cách mạng đô thị vào thiên niên kỷ thứ 4 TCN đã chứng kiến sự phát triển của các thị quốc, tiểu biểu như những thành bang Lưỡng Hà kiến thiết bởi người Sumer.[51] Chính tại những thành phố này vào khoảng năm 3000 TCN, con người đã sáng tạo ra dạng thức sớm nhất được biết của chữ viết gọi là chữ hình nêm.[52] Hai nền văn minh phồn vinh tồn tại đồng thời với Lưỡng Hà là Ai Cập cổ đạivăn minh thung lũng sông Ấn.[53] Những nền văn minh đó tiếp xúc nhau thông qua giao thương và phát minh những loại hình công nghệ cơ bản như bánh xe, công cụ cày và các mái buồm.[54][55][56][57] Thiên văn họctoán học được khai sinh; Đại kim tự tháp Giza được người Ai Cập xây dựng.[58][59][60] Bằng chứng khảo cổ học chỉ tới một đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài khoảng 1 thế kỷ là nguyên nhân suy tàn của các nền văn minh đó,[61] song nhân loại vẫn tiếp tục tạo dựng những nền văn minh mới. Người Babylon nối gót người Sumer thống trị Lưỡng Hà,[62] và những nền văn minh như văn hóa Porverty Point, văn minh Minosnhà Thương nổi lên ở các khu vực mới.[63][64][65] Vào khoảng năm 1200 TCN, nhiều nền văn minh đồ đồng ở Địa Trung Hải đột ngột sụp đổ và đơn cử tại Hy Lạp được tiếp nối bởi thời kỳ Đen tối.[66][67] Giai đoạn chuyển tiếp hậu kỳ đồ đồng này đã mở ra thời kỳ đồ sắt trong lịch sử nhân loại.[68]

Kể từ thế kỷ thứ 5 TCN, lịch sử bắt đầu được ghi chép thành văn, cung cấp cho hậu thế những cái nhìn rõ hơn về quá khứ.[69] Giữa thế kỷ 8 và 6 TCN, châu Âu bước vào thời kỳ cổ đại Hy-La đặc trưng bởi hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.[70][71] Ở châu Mỹ, người Maya bắt đầu xây dựng các đô thị và phát minh các hệ lịch phức tạp;[72][73] ở Châu Phi, vương quốc Aksum thôn tính vương quốc Kush trên đà sa sút rồi thiết lập thương mại giữa Ấn Độ và Địa Trung Hải;[74] ở Tây Á, mô hình nhà nước tập trung của Đế quốc Ba Tư sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các nhà nước trong tương lai;[75] ở châu Á, đế quốc Gupta thống trị Ấn Độ và nhà Hán của Trung Hoa phát triển rực rỡ.[76][77]

Sau sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã vào năm 476, châu Âu bước vào thời kỳ Trung cổ.[78] Trong thời kỳ này, Giáo hội Cơ Đốc đóng vai trò là trung tâm quyền lực của xã hội phong kiến châu Âu.[79] Ở Trung Đông, Hồi giáo trở thành tôn giáo lớn nhất và được truyền bá sang Bắc Phi. Giai đoạn này là cột mốc vàng son của thế giới Hồi giáo với những thành tựu kiến ​​trúc nổi bật, những mặc khải trong khoa học kỹ thuật, và sự hình thành bản sắc xã hội rất riêng biệt.[80][81] Thế giới Cơ đốc giáo và Hồi giáo rốt cuộc va chạm với nhau: Vương quốc Anh, Vương quốc PhápĐế quốc La Mã thần thánh phát động hàng loạt cuộc thập tự chinh nhằm giành lại Đất Thánh từ tay người Hồi giáo.[82] Ở châu Mỹ, các xã hội Mississippi phức tạp nở rộ vào khoảng năm 800 CN,[83] trong khi xa hơn về phía nam, người Aztec và người Inca vươn lên kiến tạo những đế quốc đồ sộ.[84] Tại Á-Âu vào thế kỷ 13-14, đế quốc Mông Cổ đã chinh phục được phần lớn thế giới.[85] Cùng thời đó, Đế quốc Mali mở rộng cương vực đến mức cực đại ở Châu Phi, trải dài từ Senegambia đến Bờ Biển Ngà.[86] Tại châu Đại Dương, đế quốc Tuʻi Tonga bành trướng và thiết lập bá quyền khắp Nam Thái Bình Dương.[87]

Môi trường sống và dân số

sửa
Thống kê dân số[n 1]
 
  •   1.000+ triệu
  •   200–1.000 triệu
  •   100–200 triệu
  •   75–100 triệu
  •   50–75 triệu
  •   25–50 triệu
  •   10–25 triệu
  •   5–10 triệu
  •   <5 triệu
Dân số thế giới8.2 tỷ
Mật độ dân số16/km2 (41/sq mi) trên tổng diện tích
55/km2 (142/sq mi) trên diện tích mặt đất
Các thành phố lớn nhất[n 2]Tokyo, Delhi, Thượng Hải, São Paulo, Thành phố Mexico, Cairo, Mumbai, Bắc Kinh, Dhaka, Osaka, New York-Newark, Karachi, Buenos Aires, Trùng Khánh, Istanbul, Kolkata, Manila, Lagos, Rio de Janeiro, Thiên Tân, Kinshasa, Quảng Châu, Los Angeles-Long Beach-Santa Ana, Moskva, Thâm Quyến, Lahore, Bangalore, Paris, Jakarta, Chennai, Lima, Bogota, Bangkok

Các khu định cư sơ khai của con người thường lệ thuộc rất nhiều vào khoảng cách đến nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để duy trì sư sống, chẳng hạn như quần thể động vật mồi hoặc đất canh tác để trồng trọt và chăn thả gia súc.[91] Con người hiện nay có khả năng thay đổi môi trường sống bằng nhiều phương pháp như công nghệ, thủy lợi, quy hoạch đô thị, xây dựng, phá rừngsa mạc hóa.[92] Song các khu định cư của họ vẫn dễ bị tổn hại trước thiên tai, nhất là những khu định cư có chất lượng cơ sở hạ tầng kém và tọa lạc tại vị trí địa lý nguy hiểm.[93] Sự quần cư và thay đổi môi trường sống của con người thường được thực hiện với mục đích nhằm bảo hộ, tích lũy tiện nghi hoặc của cải vật chất, mở rộng nguồn thức ăn sẵn có, cải thiện thẩm mỹ, nâng cao kiến ​​thức hoặc tăng cường trao đổi tài nguyên.[94]

Con người là động vật dễ thích nghi mặc dù khả năng chịu đựng của họ đối với các môi trường khắc nghiệt trên Trái Đất không hề cao.[95] Nhờ các công cụ tiên tiến, con người đã có thể tăng cường khả năng thích ứng với các mức nhiệt độ, độ ẩm và độ cao.[95] Sở dĩ bởi vậy, con người đã trở thành loài toàn cầu có thể sống ở đủ kiểu môi trường như rừng mưa nhiệt đới, sa mạc khô cằn, vùng cực lạnh giá và các thành phố ô nhiễm nặng; trái lại, hầu hết sinh vật chỉ sống được trong một số khu vực địa lý nhất định bởi khả năng thích nghi hạn chế của chúng.[96] Tuy nhiên, dân số loài người phân bố bất đồng đều trên bề mặt Trái Đất, biến động từ vùng này sang vùng khác, và vẫn tồn tại những khu vực rộng lớn gần như không có bóng người ở, ví dụ như Nam Cực và các vùng đại dương.[95][97] Phần lớn dân số loài người (61%) phân bố ở Châu Á; phần còn lại phân bố giảm dần lần lượt ở Châu Mỹ (14%), Châu Phi (14%), Châu Âu (11%) và Châu Đại Dương (0,5%).[98]

Trong vòng vài thế kỷ trở lại đây, con người đã khám phá những môi trường đầy thủ thách như Nam Cực, biển sâukhông gian vũ trụ.[99] Sự cư trú của con người trong những môi trường thù địch này rất hạn chế và tốn kém, thường chỉ dành cho các sứ mệnh khoa học, quân sự hoặc công nghiệp.[99] Con người đã đổ bộ lên Mặt Trăng và sử dụng các loại tàu vũ trụ robot để nghiên cứu các thiên thể.[100][101][102] Kể từ đầu thế kỷ 20, con người đã đặt các trạm nghiên cứu lâu dài ở Nam Cực, và kể từ năm 2000, thành lập Trạm Vũ trụ Quốc tế để cư trú trên không gian.[103]

 
Con người và những giống loài được họ thuần hóa chiếm 96% tổng sinh khối của tất cả động vật có vú trên Trái Đất. Sinh khối những loài thú hoang dã chỉ chiếm vỏn vẹn 4% còn lại.[104]

Dân số vào thời điểm nông nghiệp lần đầu xuất hiện (khoảng năm 10.000 TCN) được ước tính rơi vào khoảng từ 1 triệu đến 15 triệu người.[105][106] Khoảng 50-60 triệu người sống trong lòng Đế chế La Mã thống nhất đông tây vào thế kỷ thứ 4 CN.[107] Bệnh dịch hạch, lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ thứ 6 CN, đã tiêu diệt 50% dân số loài người. Nạn dịch kinh hoàng nhất phải kể đến đó là cái chết Đen, gây ra cái chết của 75–200 triệu người tính riêng ở Âu-Á và Bắc Phi.[108] Dân số loài người có lẽ đã đạt ngưỡng 1 tỷ người vào năm 1800. Kể từ đó tăng trưởng theo cấp số nhân, đạt 2 tỷ người vào năm 1930 và 3 tỷ người vào năm 1960, 4 tỷ người vào năm 1975, 5 tỷ người vào năm 1987 và 6 tỷ người vào năm 1999.[109] Dân số thế giới vượt ngưỡng 7 tỷ người vào năm 2011 và vào năm 2020 đã đạt 7,8 tỷ.[110] Tổng sinh khối carbon của toàn thể loài người trên Trái đất vào năm 2018 được ước chừng ở mức 60 triệu tấn, gấp gần 10 lần sinh khối của tất cả các loài thú chưa được thuần hóa.[104]

Năm 2018, 4,2 tỷ người (55%) sống tập trung tại các khu vực thành thị, hơn hẳn con số 751 triệu người vào năm 1950.[111] Các khu vực đô thị hóa nhất lần lượt là Bắc Mỹ (82%), Mỹ Latinh (81%), Châu Âu (74%) và Châu Đại Dương (68%). Dân số Châu Phi và Châu Á chiếm gần 90% tổng số 3,4 tỷ người còn sống ở nông thôn trên toàn cầu.[111] Người dân sống ở đô thị thường phải đối mặt với nhiều vấn đề chẳng hạn như ô nhiễmtệ nạn xã hội,[112] đặc biệt phổ biến ở các khu ổ chuột nội thành hoặc ngoại thành. Con người đã tác động một cách đáng kể đến môi trường xung quanh. Họ là loài đứng đầu chuỗi thức ăn, hiếm khi bị các loài khác săn mồi.[113] Sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, khai khẩn đất đai, tiêu dùng quá mức và thải nhiên liệu hóa thạch đã tàn phá môi trường. Những vấn nạn đó là nguyên nhân khiến bao dạng sống khác bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng,[114][115] và gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu,[116] rồi càng đẩy nhanh Tuyệt chủng Holocen.[114][117]

Sinh học

sửa

Giải phẫu và sinh lý

sửa

Hầu hết các khía cạnh sinh lý người đều tương đồng với các khía cánh sinh lý động vật. Cơ thể con người bao gồm các phần chân, thân, tay, cổđầu. Cơ thể người trưởng thành được cấu thành bởi khoảng 100 nghìn tỷ tế bào. Những hệ thống sinh học tồn tại ở người bao gồm hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, hệ vỏ bọc, hệ bạch huyết, hệ vận động, hệ sinh dục, hệ hô hấphệ tiết niệu.[118][119] Công thức răng của con người là  . Con người có vòm miệng ngắn hơn và răng nhỏ hơn so với những linh trưởng khác. Con người là loài linh trưởng duy nhất có răng nanh ngắn và tương đối phẳng. Răng người có đặc trưng mọc khăng khít và những khoảng răng rụng thường sẽ được lấp nhanh chóng bởi răng mới ở những cá nhân trẻ tuổi. Răng hàm thứ ba (răng khôn) ở người đang dần tiêu biến, nhiều cá nhân thậm chí không có răng này khi sinh.[120]

Giống tinh tinh, con người sở hữu nhiều vết tích tiến hóa như xương cùng, ruột thừa, khớp vai linh hoạt, các ngón tay nắm được và ngón cái đối nhau (tức có thể chĩa vuông góc với các ngón còn lại).[121] Ngoài đi đứng bằng hai chân và kích thước não lớn, con người khác biệt với tinh tinh chủ yếu ở khứu giác, thính giác và khả năng tiêu hóa protein.[122] Mặc dù con người có mật độ nang lông tương đương các loài vượn khác, song lông cơ thể ở người chủ yếu là lông tơ, ngắn và có phân bố thưa thớt.[123][124] Con người có khoảng 2 triệu tuyến mồ hôi trên toàn bộ cơ thể, nhiều hơn so với tuyến mồ hôi rời rạc của tinh tinh, chủ yếu tập trung quanh lòng bàn tay/bàn chân.[125]

Chiều cao trung bình của một nam giới trưởng thành rơi vào khoảng 171 cm (5 ft 7 in) và chiều cao trung bình của nữ giới trưởng thành rơi vào khoảng 159 cm (5 ft 3 in) (trên toàn cầu).[126] Một số cá nhân bắt đầu suy giảm tầm vóc ở tuổi trung niên, song quá trình này thường diễn ra ở người già.[127] Dân số loài người đang phổ quát cao lớn hơn, có vẻ là kết quả của chế độ dinh dưỡng, trình độ y tế và điều kiện sống tốt hơn.[128] Khối lượng trung bình của một người trưởng thành là 59 kg (130 lb) đối với nữ và 77 kg (170 lb) đối với nam.[129][130] Trọng lượng cơ thể và kiểu hình cơ thể chịu ảnh hưởng từ các yếu tố di truyền và môi trường, và khác nhau giữa từng cá nhân.[131][132]

Con người có khả năng ném nhanh và chính xác hơn bất kỳ loài vật nào khác.[133] Họ nằm trong số những loài vật chạy đường dài tốt nhất, song khá chậm chạp khi chạy ở cự ly ngắn.[122][134] Lông mỏng và tuyến mồ hôi hiệu quả là những đặc điểm tiến hóa giúp con người tránh khỏi kiệt sức vì tăng thân nhiệt khi chạy đường dài.[135]

Di truyền

sửa
 
Kiểu nhân đồ cơ bản của con người, biểu thị các nhiễm sắc thể giới tính nam (XY) và nữ (XX).

Như hầu hết các động vật khác, con người là loài nhân thực lưỡng bội. Mỗi tế bào xôma sở hữu hai bộ 23 nhiễm sắc thể, mỗi bộ kế thừa từ bố hoặc mẹ; các giao tử chỉ sở hữu duy nhất một bộ nhiễm sắc thể trộn lẫn từ hai bộ nhiễm sắc thể bố mẹ. Trong số 23 cặp nhiễm sắc thể, 22 cặp là nhiễm sắc thể thường và 1 cặp là nhiễm sắc thể giới tính. Hệ thống định giới ở người là XY, trong đó nữ giới có nhiễm sắc thể giới tính XX và nam giới có nhiễm sắc thể giới tính XY.[136] Di truyền và môi trường là hai yếu tố dẫn đến sự khác biệt sinh học ở thể trạng, sinh lý, nhạy cảm bệnh tật và khả năng tâm thần. Tuy nhiên ảnh hưởng của chúng đến sự bộc lộ tính trạng vẫn chưa được giới khoa học hiểu rõ.[137][138]

Mặc dù không hai cá nhân nào giống hệt nhau về mặt di truyền (kể cả các cặp song sinh giống nhau như đúc),[139] mức độ tương đồng di truyền ở hai cá nhân bất kỳ vẫn lên tới 99,5%-99,9%.[140][141] Điều này cho thấy con người đồng nhất với nhau hơn hẳn các loài vượn lớn khác, bao gồm cả tinh tinh.[142][143] Sự khác biệt ADN không đáng kể ở người chứng tỏ một sự kiện thắt cổ chai dân số từng xảy ra vào thế Canh Tân muộn (khoảng 100.000 năm trước).[144][145] Chọn lọc tự nhiên liên tục gây áp lực lên các quần thể người, và ta có bằng chứng cho thấy bộ gen người ở một số vùng đã được chọn lọc định hướng suốt 15.000 năm qua.[146]

Bộ gen người được giải trình tự lần đầu tiên vào năm 2001[147] và tính đến năm 2020 thì hàng trăm nghìn bộ gen đã được giải trình tự.[148] Năm 2012, Dự án HapMap Quốc tế so sánh bộ gen của 1.184 cá nhân từ 11 quần thể và đã xác định được 1,6 triệu các đa hình đơn nucleotide (single nucleotide polymorphism).[149] Quần thể châu Phi sở hữu số lượng dị biến di truyền riêng tư (private genetic variant) cao nhất. Trong khi nhiều dị biến ở các quần thể bên ngoài châu Phi cũng được tìm thấy ở các quần thể châu Phi, tuy nhiên vẫn có một số lượng lớn dị biến riêng biệt chỉ xuất hiện ở quần thể châu Đại Dươngchâu Mỹ.[150] Theo ước tính năm 2010, con người có khoảng 22.000 gen.[151] Bằng phương pháp so sánh ADN ty thể (loại ADN chỉ được truyền qua dòng mẹ), các nhà di truyền học kết luận rằng tổ tiên nữ giới chung cuối cùng mang chỉ thị di truyền (genetic marker) của tất cả các cá thể người hiện đại chắc chắn đã sống cách đây khoảng 90.000-200.000 năm.[152][153][154][155]

Vòng đời

sửa
 
Phôi thai 5 tuần tuổi dài 10 mm

Sinh sản của con người bắt đầu với quá trình thụ tinh trong thông qua quan hệ tình dục, điều mà vào thời buổi hiện đại cũng có thể đạt được bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản.[156] Thời gian thai nghén trung bình ở phụ nữ là 38 tuần nhưng có thể sai lệch đến 37 ngày.[157] Giai đoạn phôi thai kéo dài 8 tuần đầu; vào tuần thứ chín, phôi chuyển sang giai đoạn bào thai.[158] Khởi phát chuyển dạ hoặc mổ lấy thai có thể được thực hiện nếu đứa trẻ cần được sinh ra sớm vì lý do y tế.[159] Ở các nước phát triển, trẻ sơ sinh lúc mới chào đời thường nặng 3–4 kg (7–9 lb) và cao 47–53 cm (19–21 in).[160][161] Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, tình trạng nhẹ cân còn khá phổ biến, góp phần làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ.[162]

So với những giống loài khác, việc sinh đẻ của con người rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng và thậm chí tử vong.[163] Kích thước phần đầu thai nhi loài người thường trùng khít với lỗ xương chậu không như các loài linh trưởng khác.[164] Nguyên do của đặc điểm này chưa được hiểu hoàn toàn,[n 3] song nó khiến cho quá trình rặn đẻ rất đau đớn và có thể kéo dài tới 24 tiếng hoặc hơn.[166] Ở các nước giàu có trong thế kỷ 20, tỷ lệ sinh nở thành công tăng lên đáng kể nhờ các công cụ y tế mới. Trái lại, mang thai và sinh con không cần phụ sản ở những nước đang phát triển khiến nguy cơ người mẹ tử vong cao gấp 100 lần so với các nước phát triển.[167]

Ở loài người, cả bố và mẹ đều tham gia vào quá trình nuôi nấng con nhỏ, trái ngược với các loài linh trưởng khác, thường chỉ riêng con cái đảm nhận công việc này.[168] Trẻ con loài người bất lực khi mới chào đời, chúng tiếp tục phát triển trong vòng vài năm và trưởng thành sinh dục khi được khoảng 15-17 tuổi.[169][170][171] Quãng đời người có thể được chia thành các giai đoạn/độ tuổi tùy thuộc vào tiêu chí phân loại (có khi được chia thành 3 giai đoạn, có khi lại là 12). Một số giai đoạn phổ biến bao gồm tuổi sơ sinh, tuổi thơ ấu, tuổi mới lớn, tuổi lớntuổi già.[172] Độ dài các giai đoạn đời người khác nhau ở từng nền văn hóa và từng thời kỳ lịch sử nhất định, song có điểm chung là giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở độ tuổi thanh thiếu niên.[173] Phụ nữ mãn kinh và trở nên vô sinh vào khoảng năm 50 tuổi.[174] Có nghiên cứu cho rằng hiện tượng mãn kinh giúp làm tăng độ thành công sinh sản tổng thể của phụ nữ, bởi lẽ nó cho phép họ dốc nhiều thời gian và nguồn lực hơn cho những đứa con hiện có, bao gồm cả những đứa cháu chắt (giả thuyết bà cố), thay vì tốn sức sinh đẻ khi về già.[175][176]

Tuổi thọ con người phụ thuộc vào hai yếu tố chính, di truyền và lối sống.[177] Vì nhiều lý do, bao gồm mặt sinh học/di truyền, phụ nữ bình quân sống thọ hơn nam giới khoảng 4 năm.[178] Tính đến năm 2018, tuổi thọ trung bình toàn cầu của trẻ em gái được ước tính ở mức 74,9 tuổi, và của trẻ em trai là 70,4 tuổi.[179][180] Tuổi thọ con người cũng tùy thuộc vào khu vực địa lý, chủ yếu tương quan với sự phát triển kinh tế — chẳng hạn, tuổi thọ trung bình tại Hồng Kông là 87,6 đối với trẻ em gái và 81,8 đối với trẻ em trai; trong khi đó, tuổi thọ trung bình ở Cộng hòa Trung Phi là 55,0 đối với trẻ em gái và 50,6 tuổi đối với trẻ em trai.[181][182] Nhìn chung thì nhân khẩu của các nước phát triển đang bị già hóa, với độ tuổi trung vị là khoảng 40 tuổi. Ở các nước đang phát triển, độ tuổi trung vị nhân khẩu nằm trong khoảng 15-20 tuổi. Ở châu Âu, cứ 5 người lại có 1 người trên 60 tuổi; còn ở châu Phi, cứ 20 người lại có 1 người trên 60 tuổi.[183] Năm 2012, Liên Hợp Quốc ước tính dân số sống thọ hơn 100 tuổi trên khắp thế giới rơi vào khoảng 316.600 người.[184]

Các giai đoạn trong đời người
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trẻ sơ sinh trai và gái Bé trai và bé gái trước tuổi dậy thì Nam giới và nữ giới thanh thiếu niên Đàn ông và phụ nữ trưởng thành Đàn ông và đàn bà cao tuổi

Chế độ ăn

sửa
 
Cộng đồng người tại Bali, Indonesia, đang chuẩn bị một bữa ăn.

Con người là loài ăn tạp, có khả năng tiêu thụ nhiều loại thực vật và động vật.[185][186] Các dân tộc người trên thế giới có những chế độ ăn riêng từ thuần thịt đến thuần chay. Chế độ ăn uống bị hạn chế có thể dẫn đến các bệnh lý suy dinh dưỡng ở người; tuy nhiên, các tộc người ổn định đã thích nghi với nhiều kiểu chế độ ăn thông qua sự chuyên biệt di truyền và các quy ước văn hóa nhằm cân bằng dưỡng chất từ thức ăn.[187] Văn hóa thường phản ánh chế độ ăn của con người, và rốt cuộc đã dẫn đến sự phát triển của khoa học thực phẩm.[188]

Biến thiên sinh học

sửa
 
Các biến đổi về số lượng và thứ tự của các gen (A-D) tạo nên biến thiên di truyền có thể thấy trong và giữa các quần thể người

Sự khác biệt ở các tính trạng như nhóm máu, bệnh di truyền, đặc điểm sọ não, đặc điểm khuôn mặt, hệ cơ quan, màu mắt, kết cấumàu tóc, chiều caodáng dấp, cũng như màu da, giữa từng cá nhân được gọi là sự biến thiên sinh học (biological variation). Chiều cao điển hình của người trưởng thành nằm trong khoảng từ 1,4 đến 1,9 m (4 ft 7 in đến 6 ft 3 in), nhưng còn phụ thuộc rất lớn vào giới tính, sắc tộc và huyết thống.[189][190] Các gen ở người định đoạt một phần kích thước cơ thể, nhưng các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống, vận động thể dục và giờ giấc đi ngủ cũng có tác động đáng kể.[191]

Ta có bằng chứng cho thấy các quần thể người trên thế giới thích nghi di truyền với các yếu tố bên ngoài khác nhau tương ứng. Chẳng hạn, các gen cho phép người trưởng thành tiêu hóa đường lactose hiện diện thường xuyên hơn ở những quần thể có lịch sử thuần hóa gia súc lâu đời hoặc tiêu thụ nhiều sữa bò.[192] Chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm, có thể gia tăng sức chống đỡ đối với bệnh sốt rét, thường xuất hiện ở những quần thể sống ở nơi bệnh sốt rét đầy rẫy.[193][194] Những quần thể sống lâu đời ở các vùng khí hậu đặc thù phát triển các kiểu hình cụ thể để thích nghi với điều kiện đó; ví dụ như tầm vóc thấp và chắc nịch ở vùng lạnh, cao gầy ở vùng nóng, và thể tích phổi lớn ở vùng núi cao.[195][196] Ở mức độ cao hơn, quần thể người tại Bajau sống ngoài đại dương đã tiến hóa những đặc điểm cực kỳ độc đáo để có thể lặn tự do.[197]

Tóc người có nhiều màu từ đỏ đến vàng, từ nâu đến đen, với màu đen xuất hiện với tần suất cao nhất.[198] Màu tóc phụ thuộc vào số lượng hắc tố mà cơ thể sản sinh. Nồng độ hắc tố giảm dần theo tuổi tác, dẫn đến tóc bạc hoặc thậm chí trắng. Màu da người có thể biến thiên từ nâu đen đến hồng đào nhạt, hoặc thậm chí gần như trắng toát hoặc không màu nếu cá nhân mắc phải bạch tạng.[199] Màu da có xu hướng thay đổi theo khí hậu và nói chung tương quan theo mức độ bức xạ cực tím ở khu vực địa lý nhất định, với các quần thể có da sẫm màu phân bố chủ yếu ở đường xích đạo.[200] Sạm da có lẽ hình thành để chống chọi với bức xạ cực tím của Mặt Trời.[201] Trái lại thì sắc tố da sáng màu hình thành để đối phó với sự thiếu hụt vitamin D, vốn được cơ thể người tự tổng hợp nếu có ánh sáng Mặt Trời.[202] Da người cũng có khả năng sạm màu khi phơi bày trước bức xạ cực tím (thường gọi là da rám nắng).[203][204]

 
Một người Libya, một người Nubia, một người Syria, và một người Ai Cập được minh họa trên bức tranh tường tại lăng mộ Seti I.

Có tương đối ít sự khác biệt giữa các quần thể địa lý của con người, và hầu hết các biến thiên sinh học chỉ dừng ở cấp cá thể.[199][205][206] Phần lớn sự biến thiên đó mang tính liên tục mà không có ranh giới phân định rõ ràng.[207][208][209][210] Dữ liệu di truyền đã chứng minh rằng dù cho ta có phân chia loài người thành các nhóm chủng tộc thế nào đi chăng nữa, thì hai người từ cùng một nhóm chủng tộc cũng khác biệt nhau giống như hai người từ bất kỳ hai nhóm chủng tộc khác nhau nào.[211][212][213] Các quần thể da sẫm màu ở Châu Phi, Úc và Nam Á không có quan hệ họ hàng gần với nhau.[214][215]

Nghiên cứu di truyền đã cho thấy các quần thể người bản địa của Châu Phi đa dạng nhất về mặt di truyền[216] và sự đa dạng di truyền giảm dần theo khoảng cách di cư tính từ Châu Phi, rất có thể là hậu quả của một sự kiện thắt cổ chai dân số trong lịch sử di cư của loài người.[217][218] Những quần thể ngoài châu Phi hấp thụ đầu vào di truyền mới thông qua việc giao phối với các quần thể người cổ địa phương, và họ có thành phần di truyền NeanderthalDenisova cao hơn so với các quần thể ở châu Phi,[150] song gen Neanderthal ở các quần thể châu Phi có lẽ bị đánh giá thấp hơn mức thực tế.[219] Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện rằng các quần thể người ở châu Phi cận Sahara, và đặc biệt là Tây Phi, sở hữu các biến thể di truyền tổ tiên vốn tồn tại trước loài người hiện đại (về mặt giải phẫu) và đã tiêu biến ở hầu hết các quần thể ngoài châu Phi. Số gen tổ tiên này được cho là bắt nguồn từ sự lai tạp với một hominin cổ xưa chưa xác định đã phân tách trước khi dòng dõi Neanderthal chia cắt khỏi dòng dõi người hiện đại.[220][221]

Con người là loài vật phân hóa giới tính, chia thành nam giới và nữ giới.[222][223][224] Mức độ biến thiên di truyền giữa hai giới loài người rất đáng kể. Trong khi sự biến thiên di truyền nucleotide giữa các cá thể cùng giới tính trong các quần thể toàn cầu không vượt quá 0,1% –0,5%, thì sự khác biệt di truyền giữa nam và nữ đạt ít nhất từ 1-2%. Nam giới trung bình nặng hơn 15% và cao hơn 15 cm (6 in) so với nữ giới.[225][226] Nhìn chung, nhờ vào lượng cơ bắp nhiều hơn và kích cỡ sợi cơ lớn hơn của nam giới, họ sở hữu phần thân trên khỏe hơn 40–50% cũng như phần thân dưới khỏe hơn 20–30% khi so với nữ giới trung bình ở cùng hạng cân.[227] Nữ giới bình quân có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn nam giới.[228] Ngoài ra, nữ giới có làn da sáng màu hơn nam giới trong cùng một quần thể; sở dĩ bởi phụ nữ hấp thụ nhiều vitamin D hơn trong thời kỳ thai nghén và cho con bú.[229] Bởi sự khác biệt nhiễm sắc thể giữa nam giới và nữ giới này, một số bệnh tật liên quan đến nhiễm sắc thể X và Y chỉ ảnh hưởng một giới tính nhất định.[230] Cũng do khối lượng và thể tích khác nhau, giọng nam thường trầm hơn giọng nữ một quãng tám.[231] Hầu hết phụ nữ đều sống thọ hơn đàn ông trong mọi quần thể trên thế giới.[232]

Tâm lý

sửa
 
Hình minh họa não người, biểu diễn một số cấu trúc quan trọng

Não người là tiêu điểm của hệ thần kinh trung ương, có khả năng điều khiển hệ thần kinh ngoại biên. Ngoài chức năng kiểm soát các hoạt động "cấp thấp", tức các hoạt động không tùy ý hoặc khái yếu tự chủ, như hô hấp hoặc tiêu hóa; bộ não còn là trung tâm điều khiển các hoạt động "cấp cao" như tư duy, lý luậntrừu tượng.[233] Các quá trình nhận thức này cấu thành tâm trí và sinh ra các hành vi hệ quả, đều là những vấn đề được ngành tâm lý học nghiên cứu.

Con người có vỏ não trán trước lớn và phát triển hơn so với các loài linh trưởng khác, một phân khu não bộ liên hệ đến khả năng nhận thức cấp cao.[234] Điều này đã khiến con người tự cho mình thông minh hơn bất kỳ giống loài nào khác.[235] Xác định trí thông minh một cách khách quan là một điều rất khó có thể làm được, bởi động vật cũng có các giác quan thích nghi vượt trội hơn so với sở trường của con người.[236]

Con người sở hữu một số đặc điểm, mà không nhất thiết độc đáo, giúp tách biệt họ khỏi giới động vật.[237] Chẳng hạn, con người có lẽ là động vật duy nhất có trí nhớ từng hồi và có khả năng "du hành thời gian tâm trí" (mental time travel).[238] Ngay cả khi so sánh với các loài động vật xã hội khác, con người có mức độ linh hoạt cao bất thường trong biểu cảm khuôn mặt.[239] Tới nay, con người là loài động vật duy nhất khóc khi xúc động.[240] Con người là một trong số ít động vật có thể tự nhận ra mình trong bài kiểm tra gương.[241] Khẳng định con người là động vật duy nhất có lý thuyết tâm trí hiện đang bị tranh cãi.[242]

Ngủ và mơ

sửa

Con người thường sinh hoạt vào ban ngày. Nhu cầu ngủ thường nhật của con người là 7-9 tiếng đối với người lớn, 9-10 tiếng đối với trẻ em và 6-7 tiếng đối với người già. Tuy nhiên, con người hay ngủ không đủ giấc mặc dù điều đó gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đến sức khỏe. Theo nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (2009), các nhà nghiên cứu giới hạn giấc ngủ của các đối tượng chỉ 4 tiếng/ngày và tìm thấy tương quan với những thay đổi về sinh lý lẫn thần kinh, bao gồm suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, cáu giận và khó chịu toàn thân.[243]

Con người mơ khi ngủ, một hiện tượng tâm trí cho họ những trải nghiệm hình ảnh và âm thanh giống như thật. Mơ được kích thích bởi các cầu não (pons) và chủ yếu diễn ra ở giai đoạn ngủ REM.[244] Thời lượng giấc mơ biến thiên từ vài giây đến 30 phút.[245] Con người mơ 3-5 lần mỗi đêm, đôi khi có có thể lên đến 7 lần mỗi đêm.[246] Hầu hết các giấc mơ đều bị lãng quên ngay lập tức hoặc nhanh chóng khi tỉnh dậy,[247] nhưng nếu người ngủ đang ở giai đoạn REM mà bị đánh thức thì khả năng giấc mơ được lưu lại sẽ cao hơn. Các sự kiện trong giấc mơ nói chung nằm ngoài tầm kiểm soát của người mơ, ngoại trừ khi mơ giấc mơ sáng suốt..[248] Những giấc mộng đôi lúc khởi phát các ý tưởng sáng tạo hoặc truyền cảm hứng cho người mơ.[249]

Ý thức và tư duy

sửa

Nói theo cách đơn giản nhất, ý thức con người là "cảm tính hoặc nhận thức về sự hiện hữu nội tại hoặc ngoại tại".[250] Bất chấp hàng thế kỷ các triết gia và các nhà khoa học đã phân tích, định nghĩa, lý giải và tranh luận về nan đề này, ý thức vẫn còn là điều khó hiểu bị bàn cãi,[251] có thể coi là "khía cạnh quen thuộc nhất và bí ẩn nhất trong cuộc sống của ta".[252] Trực giác về sự tồn tại của ý thức là điều duy nhất được hầu hết mọi người đồng ý.[253]

Văn hóa

sửa
Thống kê về xã hội loài người
Những ngôn ngữ phổ biến nhất[254][255]Tiếng Anh, Quan thoại, tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập chuẩn, tiếng Bengal, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Urdu
Những tôn giáo phổ biến nhất[255][256]Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, các loại tôn giáo dân gian, Sikh giáo, Do Thái giáo, Không tôn giáo

Bộ kỹ năng trí tuệ chưa từng có tiền lệ trong tự nhiên của loài người là nhân tố then chốt dẫn đến sự diễn tiến công nghệ và sự chiếm lĩnh sinh quyển đồng phát như ta thấy hiện nay.[257] Không kể những loài hominid đã tuyệt chủng, con người là động vật duy nhất có thể truyền dạy các thông tin tổng quát,[258] triển khai bẩm sinh phương pháp nhúng đệ quy để tạo câu cú và giao tiếp những khái niệm phức tạp,[259] hiểu "vật lý thường thức" để thiết kế được các công cụ hữu dụng,[260][261] và nấu thức ăn trong hoang dã.[262] Giảng dạy và học hỏi là phương thức bảo tồn bản sắc văn hóa và dân tộc của các xã hội loài người.[263] Những đặc điểm và hành vi có thể coi là độc nhất của con người bao gồm khởi lửa,[264] kiến tạo âm vị[265] và sản xuất thanh âm.[266]

Ngôn ngữ

sửa

Nghệ thuật

sửa
 
Bản ký đại hồng thủy trong Sử thi Gilgamesh tiếng Akkad cổ

Nghệ thuật của con người có các hình thức bao gồm thị giác, văn họcbiểu diễn. Nghệ thuật thị giác bao gồm tranh vẽ, điêu khắc, phim ảnh, thiết kế tương táckiến ​​trúc.[267] Nghệ thuật văn học bao gồm văn xuôi, thơkịch; nghệ thuật biểu diễn nói chung bao gồm sân khấu, âm nhạckhiêu vũ.[268][269] Con người thường kết hợp nhiều hình thức lại với nhau (ví dụ, video âm nhạc).[270] Một số hình thức được xem như mang phẩm chất nghệ thuật chẳng hạn ẩm thực, trò chơi điện tửnghề dược.[271][272][273] Ngoài việc cung cấp giải trí và lan truyền kiến ​​thức, nghệ thuật còn được sử dụng cho các mục đích chính trị.[274]

Nghệ thuật là một đặc tính độc nhất ở con người và có bằng chứng chỉ đến mối liên hệ giữa sự sáng tạo và ngôn ngữ.[275] Bằng chứng sớm nhất của nghệ thuật là những bản khắc vỏ sò được Homo erectus tạo ra 300.000 năm trước khi con người hiện đại tiến hóa.[276] Bằng chứng sớm nhất về nghệ thuật của H. sapiens là đồ trang sức và hình vẽ được tìm thấy trong các hang động ở Nam Phi có niên đại cách đây ít nhất 75.000 năm.[277][278] Có nhiều giả thuyết khác nhau về việc tại sao con người phát triển nghệ thuật, có lẽ nó cho phép họ giải quyết vấn đề tốt hơn, cung cấp cho họ phương tiện để kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến người xung quanh, khuyến khích sự hợp tác và đóng góp trong xã hội của họ hoặc tăng cơ hội thu hút bạn đời tiềm năng của họ.[279] Trí tưởng tượng của con người được rèn rũa thông qua nghệ thuật, kết hợp với logic có lẽ đã mang lại cho loài người sơ khai một lợi thế tiến hóa nhất định.[275]

Bằng chứng về âm nhạc của người có niên đại sớm hơn tranh hang động, và cho đến nay thì âm nhạc là đặc điểm xuất hiện ở mọi nền văn hóa loài người.[280] Tồn tại rất nhiều thể loại âm nhạc và còn biến thiên theo từng dân tộc; khả năng âm nhạc của con người thường sẽ ngụ ý sự tồn tại của những khả năng cấp cao khác ở người, chẳng hạn như hành vi xã hội phức tạp.[280] Một nghiên cứu năm 2014 đã phát hiện rằng: khi nghe nhạc, não người sẽ đồng bộ với nhịp điệu của bản nhạc đó hay chính là lúc một cá nhân dậm chân theo nhịp điệp, gọi theo thuật ngữ là sự cuốn theo (entrainment).[281] Khiêu vũ cũng là một hình thức biểu đạt của con người xuất hiện ở tất cả các nền văn hóa[282] và có lẽ đã phát sinh như một cách giúp con người sơ khai giao tiếp.[283] Nghe nhạc và quan sát điệu nhảy sẽ kích thích vỏ não trán-ổ mắt và các vùng tiếp nhận khoái cảm của não.[284]

Không giống như nói, đọc và viết không được thụ đắc tự nhiên mà phải được truyền dạy.[285] Tuy nhiên, tự sự đã có mặt trước cả từ viết và ngôn ngữ nói miệng, bằng chứng là những bức tranh tường 30.000 năm tuổi bên trong các hang động thuật lại một loạt các cảnh tượng.[286] Một trong những tác phẩm văn học cổ nhất còn sót lại là Sử thi Gilgamesh, được khắc lần đầu tiên trên các bia ký Babylon cổ cách đây khoảng 4.000 năm.[287] Mục đích của văn không đơn thuần là truyền lại kiến ​​thức, việc sử dụng và chia sẻ những hư cấu tưởng tượng thông qua các câu truyện có lẽ đã giúp con người phát triển khả năng giao tiếp và thu hút bạn tình.[288] Kể chuyện cũng là một cách cung cấp cho thính giả những bài học đạo đức và khuyến khích sự tương thân tương ái.[286]

Công cụ và công nghệ

sửa

Tôn giáo và tâm linh

sửa

Khoa học và triết học

sửa

Xã hội

sửa

Xem thêm

sửa

Chú giải

sửa
  1. ^ Thống kê dân số thế giới và mật độ dân số được cập nhật tự động bởi các bản mẫu lấy số liệu từ CIA World Factbook và United Nations World Population Prospects.[88][89]
  2. ^ Các thành phố trên 10 triệu người tính vào năm 2018.[90]
  3. ^ Giả thuyết truyền thống cho rằng đây là sản phẩm của sự mâu thuẫn giữa các áp lực tiến hóa tạo nên sự-đi-đứng-bằng-hai-chân và sự tăng trưởng kích thước não (còn gọi là nghịch lý sản khoa), song các nghiên cứu hiện tại cho rằng lời giải thích phức tạp hơn thế.[164][165]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Spamer EE (29 tháng 1 năm 1999). “Know Thyself: Responsible Science and the Lectotype of Homo sapiens Linnaeus, 1758”. Proceedings of the Academy of Natural Sciences. 149 (1): 109–14. JSTOR 4065043.
  2. ^ Porkorny (1959) s.v. "g'hðem" tr. 414–16; "Homo." Dictionary.com Unabridged (v 1.1). Random House, Inc. 23 September 2008. “Homo”. Dictionary.com. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2008.
  3. ^ a b Barras C. “We don't know which species should be classed as 'human'. www.bbc.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ “Definition of HUMAN”. www.merriam-webster.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ Spamer EE (1999). “Know Thyself: Responsible Science and the Lectotype of Homo sapiens Linnaeus, 1758”. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia. 149: 109–114. ISSN 0097-3157. JSTOR 4065043.
  6. ^ Shorto, Harry (2006). Sidwell, Paul (biên tập). A Mon-Khmer Comparative Dictionary. Pacific Linguistics, Research School of Pacific and Asian Studies, Đại học Quốc gia Úc. Có thể tra khảo trực tiếp trên Project Sealang: Từ điển So sánh Mon-Khmer SEAlang
  7. ^ OED, s.v. "human."
  8. ^ “Man”. Merriam-Webster Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017. Definition 2: a man belonging to a particular category (as by birth, residence, membership, or occupation) —usually used in combination
  9. ^ Tuttle RH (4 tháng 10 năm 2018). “Hominoidea: conceptual history”. Trong Trevathan W, Cartmill M, Dufour D, Larsen C (biên tập). International Encyclopedia of Biological Anthropology (bằng tiếng Anh). Hoboken, New Jersey, United States: John Wiley & Sons, Inc. tr. 1–2. doi:10.1002/9781118584538.ieba0246. ISBN 978-1-118-58442-2. S2CID 240125199. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ Tattersall I, Schwartz J (2009). “Evolution of the Genus Homo”. Annual Review of Earth and Planetary Sciences. 37 (1): 67–92. Bibcode:2009AREPS..37...67T. doi:10.1146/annurev.earth.031208.100202.
  11. ^ Goodman M, Tagle DA, Fitch DH, Bailey W, Czelusniak J, Koop BF, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 1990). “Primate evolution at the DNA level and a classification of hominoids”. Journal of Molecular Evolution. 30 (3): 260–6. Bibcode:1990JMolE..30..260G. doi:10.1007/BF02099995. PMID 2109087. S2CID 2112935.
  12. ^ Ruvolo M (tháng 3 năm 1997). “Molecular phylogeny of the hominoids: inferences from multiple independent DNA sequence data sets”. Molecular Biology and Evolution. 14 (3): 248–65. doi:10.1093/oxfordjournals.molbev.a025761. PMID 9066793.
  13. ^ Brahic C (2012). “Our True Dawn”. New Scientist. 216 (2892): 34–37. Bibcode:2012NewSc.216...34B. doi:10.1016/S0262-4079(12)63018-8.
  14. ^ MacAndrew A. “Human Chromosome 2 is a fusion of two ancestral chromosomes”. Evolution pages. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2006.
  15. ^ McNulty, Kieran P. (2016). “Hominin Taxonomy and Phylogeny: What's In A Name?”. Nature Education Knowledge (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2022.
  16. ^ Strait DS (tháng 9 năm 2010). “The Evolutionary History of the Australopiths”. Evolution: Education and Outreach (bằng tiếng Anh). 3 (3): 341–352. doi:10.1007/s12052-010-0249-6. ISSN 1936-6434. S2CID 31979188.
  17. ^ Dunsworth HM (tháng 9 năm 2010). “Origin of the Genus Homo”. Evolution: Education and Outreach (bằng tiếng Anh). 3 (3): 353–366. doi:10.1007/s12052-010-0247-8. ISSN 1936-6434. S2CID 43116946.
  18. ^ Kimbel WH, Villmoare B (tháng 7 năm 2016). “From Australopithecus to Homo: the transition that wasn't”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences. 371 (1698): 20150248. doi:10.1098/rstb.2015.0248. PMC 4920303. PMID 27298460. S2CID 20267830.
  19. ^ a b Villmoare B, Kimbel WH, Seyoum C, Campisano CJ, DiMaggio EN, Rowan J, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2015). “Paleoanthropology. Early Homo at 2.8 Ma from Ledi-Geraru, Afar, Ethiopia”. Science. 347 (6228): 1352–1355. Bibcode:2015Sci...347.1352V. doi:10.1126/science.aaa1343. PMID 25739410.
  20. ^ Zhu Z, Dennell R, Huang W, Wu Y, Qiu S, Yang S, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2018). “Hominin occupation of the Chinese Loess Plateau since about 2.1 million years ago”. Nature. 559 (7715): 608–612. Bibcode:2018Natur.559..608Z. doi:10.1038/s41586-018-0299-4. PMID 29995848. S2CID 49670311.
  21. ^ Hublin JJ, Ben-Ncer A, Bailey SE, Freidline SE, Neubauer S, Skinner MM, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2017). “New fossils from Jebel Irhoud, Morocco and the pan-African origin of Homo sapiens” (PDF). Nature. 546 (7657): 289–292. Bibcode:2017Natur.546..289H. doi:10.1038/nature22336. PMID 28593953.
  22. ^ “Out of Africa Revisited”. Science (This Week in Science). 308 (5724): 921. 13 tháng 5 năm 2005. doi:10.1126/science.308.5724.921g. ISSN 0036-8075. S2CID 220100436.
  23. ^ Stringer C (tháng 6 năm 2003). “Human evolution: Out of Ethiopia”. Nature. 423 (6941): 692–3, 695. Bibcode:2003Natur.423..692S. doi:10.1038/423692a. PMID 12802315. S2CID 26693109.
  24. ^ Johanson D (tháng 5 năm 2001). “Origins of Modern Humans: Multiregional or Out of Africa?”. actionbioscience. Washington, DC: American Institute of Biological Sciences. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  25. ^ Marean, Curtis; và đồng nghiệp (2007). “Early human use of marine resources and pigment in South Africa during the Middle Pleistocene”. Nature. 449 (7164): 905–908. Bibcode:2007Natur.449..905M. doi:10.1038/nature06204. PMID 17943129. S2CID 4387442.
  26. ^ Brooks AS, Yellen JE, Potts R, Behrensmeyer AK, Deino AL, Leslie DE, Ambrose SH, Ferguson JR, d'Errico F, Zipkin AM, Whittaker S, Post J, Veatch EG, Foecke K, Clark JB (2018). “Long-distance stone transport and pigment use in the earliest Middle Stone Age”. Science. 360 (6384): 90–94. Bibcode:2018Sci...360...90B. doi:10.1126/science.aao2646. PMID 29545508.
  27. ^ Posth C, Renaud G, Mittnik A, Drucker DG, Rougier H, Cupillard C, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2016). “Pleistocene Mitochondrial Genomes Suggest a Single Major Dispersal of Non-Africans and a Late Glacial Population Turnover in Europe”. Current Biology. 26 (6): 827–33. doi:10.1016/j.cub.2016.01.037. hdl:2440/114930. PMID 26853362. S2CID 140098861.
  28. ^ Karmin M, Saag L, Vicente M, Wilson Sayres MA, Järve M, Talas UG, và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2015). “A recent bottleneck of Y chromosome diversity coincides with a global change in culture”. Genome Research. 25 (4): 459–66. doi:10.1101/gr.186684.114. PMC 4381518. PMID 25770088.
  29. ^ a b Armitage SJ, Jasim SA, Marks AE, Parker AG, Usik VI, Uerpmann HP (tháng 1 năm 2011). “The southern route "out of Africa": evidence for an early expansion of modern humans into Arabia”. Science. 331 (6016): 453–6. Bibcode:2011Sci...331..453A. doi:10.1126/science.1199113. PMID 21273486. S2CID 20296624. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
  30. ^ a b Rincon P (27 tháng 1 năm 2011). “Humans 'left Africa much earlier'. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  31. ^ Lowe DJ (2008). “Polynesian settlement of New Zealand and the impacts of volcanism on early Maori society: an update” (PDF). University of Waikato. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2010.
  32. ^ Appenzeller T (tháng 5 năm 2012). “Human migrations: Eastern odyssey”. Nature. 485 (7396): 24–6. Bibcode:2012Natur.485...24A. doi:10.1038/485024a. PMID 22552074.
  33. ^ a b Reich D, Green RE, Kircher M, Krause J, Patterson N, Durand EY, và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2010). “Genetic history of an archaic hominin group from Denisova Cave in Siberia”. Nature. 468 (7327): 1053–60. Bibcode:2010Natur.468.1053R. doi:10.1038/nature09710. hdl:10230/25596. PMC 4306417. PMID 21179161.
  34. ^ Hammer MF (tháng 5 năm 2013). “Human Hybrids” (PDF). Scientific American. 308 (5): 66–71. Bibcode:2013SciAm.308e..66H. doi:10.1038/scientificamerican0513-66. PMID 23627222. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2018.
  35. ^ Yong E (tháng 7 năm 2011). “Mosaic humans, the hybrid species”. New Scientist. 211 (2823): 34–38. Bibcode:2011NewSc.211...34Y. doi:10.1016/S0262-4079(11)61839-3.
  36. ^ Ackermann RR, Mackay A, Arnold ML (tháng 10 năm 2015). “The Hybrid Origin of "Modern" Humans”. Evolutionary Biology. 43 (1): 1–11. doi:10.1007/s11692-015-9348-1. S2CID 14329491.
  37. ^ Noonan JP (tháng 5 năm 2010). “Neanderthal genomics and the evolution of modern humans”. Genome Research. 20 (5): 547–53. doi:10.1101/gr.076000.108. PMC 2860157. PMID 20439435.
  38. ^ Abi-Rached L, Jobin MJ, Kulkarni S, McWhinnie A, Dalva K, Gragert L, và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2011). “The shaping of modern human immune systems by multiregional admixture with archaic humans”. Science. 334 (6052): 89–94. Bibcode:2011Sci...334...89A. doi:10.1126/science.1209202. PMC 3677943. PMID 21868630.
  39. ^ Garcea E (4 tháng 7 năm 2013). Hunter-Gatherers of the Nile Valley and the Sahara Before 12,000 Years Ago. Oxford University Press. doi:10.1093/oxfordhb/9780199569885.013.0029.
  40. ^ Colledge S, Conolly J, Dobney K, Manning K, Shennan S (2013). Origins and Spread of Domestic Animals in Southwest Asia and Europe. Walnut Creek: Left Coast Press. tr. 13–17. ISBN 978-1-61132-324-5. OCLC 855969933.
  41. ^ Scanes CG (tháng 1 năm 2018). “The Neolithic Revolution, Animal Domestication, and Early Forms of Animal Agriculture”. Trong Scanes CG, Toukhsati SR (biên tập). Animals and Human Society. tr. 103–131. doi:10.1016/B978-0-12-805247-1.00006-X. ISBN 9780128052471.
  42. ^ He K, Lu H, Zhang J, Wang C, Huan X (7 tháng 6 năm 2017). “Prehistoric evolution of the dualistic structure mixed rice and millet farming in China”. The Holocene. 27 (12): 1885–1898. Bibcode:2017Holoc..27.1885H. doi:10.1177/0959683617708455. S2CID 133660098.
  43. ^ Lu H, Zhang J, Liu KB, Wu N, Li Y, Zhou K, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2009). “Earliest domestication of common millet (Panicum miliaceum) in East Asia extended to 10,000 years ago”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 106 (18): 7367–72. Bibcode:2009PNAS..106.7367L. doi:10.1073/pnas.0900158106. PMC 2678631. PMID 19383791.
  44. ^ Denham TP, Haberle SG, Lentfer C, Fullagar R, Field J, Therin M, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2003). “Origins of agriculture at Kuk Swamp in the highlands of New Guinea”. Science. 301 (5630): 189–93. doi:10.1126/science.1085255. PMID 12817084. S2CID 10644185.
  45. ^ Scarcelli N, Cubry P, Akakpo R, Thuillet AC, Obidiegwu J, Baco MN, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2019). “Yam genomics supports West Africa as a major cradle of crop domestication”. Science Advances. 5 (5): eaaw1947. Bibcode:2019SciA....5.1947S. doi:10.1126/sciadv.aaw1947. PMC 6527260. PMID 31114806.
  46. ^ Winchell F (tháng 10 năm 2017). “Evidence for Sorghum Domestication in Fourth Millennium BC Eastern Sudan: Spikelet Morphology from Ceramic Impressions of the Butana Group” (PDF). Current Anthropology. 58 (5): 673–683. doi:10.1086/693898. S2CID 149402650.
  47. ^ Manning K (tháng 2 năm 2011). “4500-Year old domesticated pearl millet (Pennisetum glaucum) from the Tilemsi Valley, Mali: new insights into an alternative cereal domestication pathway”. Journal of Archaeological Science. 38 (2): 312–322. doi:10.1016/j.jas.2010.09.007.
  48. ^ Noble TF, Strauss B, Osheim D, Neuschel K, Accamp E (2013). Cengage Advantage Books: Western Civilization: Beyond Boundaries. ISBN 978-1-285-66153-7. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015.
  49. ^ Spielvogel J (1 tháng 1 năm 2014). Western Civilization: Volume A: To 1500. Cenpage Learning. ISBN 978-1-285-98299-1. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015.
  50. ^ Thornton B (2002). Greek Ways: How the Greeks Created Western Civilization. San Francisco, CA: Encounter Books. tr. 1–14. ISBN 978-1-893554-57-3.
  51. ^ Garfinkle SJ, Bang PF, Scheidel W (1 tháng 2 năm 2013). Bang PF, Scheidel W (biên tập). Ancient Near Eastern City-States. The Oxford Handbook of the State in the Ancient Near East and Mediterranean (bằng tiếng Anh). doi:10.1093/oxfordhb/9780195188318.001.0001. ISBN 9780195188318. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  52. ^ Woods C (28 tháng 2 năm 2020). “The Emergence of Cuneiform Writing”. Trong Hasselbach-Andee R (biên tập). A Companion to Ancient Near Eastern Languages (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1). Wiley. tr. 27–46. doi:10.1002/9781119193814.ch2. ISBN 978-1-119-19329-6. S2CID 216180781.
  53. ^ Robinson A (tháng 10 năm 2015). “Ancient civilization: Cracking the Indus script”. Nature. 526 (7574): 499–501. Bibcode:2015Natur.526..499R. doi:10.1038/526499a. PMID 26490603. S2CID 4458743.
  54. ^ Crawford H (2013). “Trade in the Sumerian world”. The Sumerian World. Routledge. tr. 447–61. ISBN 978-1-136-21911-5.
  55. ^ Bodnár M (2018). “Prehistoric innovations: Wheels and wheeled vehicles”. Acta Archaeologica Academiae Scientiarum Hungaricae (bằng tiếng Anh). 69 (2): 271–298. doi:10.1556/072.2018.69.2.3. ISSN 0001-5210. S2CID 115685157.
  56. ^ Pryor FL (1985). “The Invention of the Plow”. Comparative Studies in Society and History. 27 (4): 727–743. doi:10.1017/S0010417500011749. ISSN 0010-4175. JSTOR 178600. S2CID 144840498.
  57. ^ Carter R (2012). “19. Watercraft”. Trong Potts DT (biên tập). A companion to the archaeology of the ancient Near East. Chichester, West Sussex: Wiley-Blackwell. tr. 347–354. ISBN 978-1-4051-8988-0. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  58. ^ Pedersen O (1993). “Science Before the Greeks”. Early physics and astronomy: A historical introduction. CUP Archive. tr. 1. ISBN 978-0-521-40340-5.
  59. ^ Robson E (2008). Mathematics in ancient Iraq: A social history. Princeton University Press. tr. xxi.
  60. ^ Edwards JF (2003). “Building the Great Pyramid: Probable Construction Methods Employed at Giza”. Technology and Culture. 44 (2): 340–354. doi:10.1353/tech.2003.0063. ISSN 0040-165X. JSTOR 25148110. S2CID 109998651.
  61. ^ Voosen P (tháng 8 năm 2018). “New geological age comes under fire”. Science. 361 (6402): 537–538. Bibcode:2018Sci...361..537V. doi:10.1126/science.361.6402.537. PMID 30093579. S2CID 51954326.
  62. ^ Saggs HW (2000). Babylonians. Univ of California Press. tr. 7. ISBN 978-0-520-20222-1.
  63. ^ Sassaman KE (1 tháng 12 năm 2005). “Poverty Point as Structure, Event, Process”. Journal of Archaeological Method and Theory (bằng tiếng Anh). 12 (4): 335–364. doi:10.1007/s10816-005-8460-4. ISSN 1573-7764. S2CID 53393440.
  64. ^ Lazaridis I, Mittnik A, Patterson N, Mallick S, Rohland N, Pfrengle S, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2017). “Genetic origins of the Minoans and Mycenaeans”. Nature. 548 (7666): 214–218. Bibcode:2017Natur.548..214L. doi:10.1038/nature23310. PMC 5565772. PMID 28783727.
  65. ^ Keightley DN (1999). “The Shang: China's first historical dynasty”. Trong Loewe M, Shaughnessy EL (biên tập). The Cambridge History of Ancient China: From the Origins of Civilization to 221 BC. Cambridge University Press. tr. 232–291. ISBN 978-0-521-47030-8.
  66. ^ Kaniewski D, Guiot J, van Campo E (2015). “Drought and societal collapse 3200 years ago in the Eastern Mediterranean: a review”. WIREs Climate Change. 6 (4): 369–382. doi:10.1002/wcc.345. S2CID 128460316.
  67. ^ Drake BL (1 tháng 6 năm 2012). “The influence of climatic change on the Late Bronze Age Collapse and the Greek Dark Ages”. Journal of Archaeological Science. 39 (6): 1862–1870. doi:10.1016/j.jas.2012.01.029.
  68. ^ Wells PS (2011). “The Iron Age”. Trong Milisauskas S (biên tập). European Prehistory: A Survey. Interdisciplinary Contributions to Archaeology (bằng tiếng Anh). New York, NY: Springer. tr. 405–460. doi:10.1007/978-1-4419-6633-9_11. ISBN 978-1-4419-6633-9.
  69. ^ Hughes-Warrington M (2018). “Sense and non-sense in Ancient Greek histories”. History as Wonder: Beginning with Historiography. United Kingdom: Taylor & Francis. ISBN 978-0-429-76315-1.
  70. ^ Beard M (2 tháng 10 năm 2015). “Why ancient Rome matters to the modern world”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2021.
  71. ^ Vidergar AB (11 tháng 6 năm 2015). “Stanford scholar debunks long-held beliefs about economic growth in ancient Greece”. Stanford University (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2021.
  72. ^ Inomata T, Triadan D, Vázquez López VA, Fernandez-Diaz JC, Omori T, Méndez Bauer MB, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2020). “Monumental architecture at Aguada Fénix and the rise of Maya civilization”. Nature. 582 (7813): 530–533. Bibcode:2020Natur.582..530I. doi:10.1038/s41586-020-2343-4. PMID 32494009. S2CID 219281856.
  73. ^ Milbrath S (tháng 3 năm 2017). “The Role of Solar Observations in Developing the Preclassic Maya Calendar”. Latin American Antiquity (bằng tiếng Anh). 28 (1): 88–104. doi:10.1017/laq.2016.4. ISSN 1045-6635. S2CID 164417025.
  74. ^ Benoist A, Charbonnier J, Gajda I (2016). “Investigating the eastern edge of the kingdom of Aksum: architecture and pottery from Wakarida”. Proceedings of the Seminar for Arabian Studies. 46: 25–40. ISSN 0308-8421. JSTOR 45163415.
  75. ^ Farazmand A (1 tháng 1 năm 1998). “Administration of the Persian achaemenid world-state empire: implications for modern public administration”. International Journal of Public Administration. 21 (1): 25–86. doi:10.1080/01900699808525297. ISSN 0190-0692.
  76. ^ Ingalls DH (1976). “Kālidāsa and the Attitudes of the Golden Age”. Journal of the American Oriental Society. 96 (1): 15–26. doi:10.2307/599886. ISSN 0003-0279. JSTOR 599886.
  77. ^ Xie J (2020). “Pillars of Heaven: The Symbolic Function of Column and Bracket Sets in the Han Dynasty”. Architectural History (bằng tiếng Anh). 63: 1–36. doi:10.1017/arh.2020.1. ISSN 0066-622X. S2CID 229716130.
  78. ^ Marx W, Haunschild R, Bornmann L (2018). “Climate and the Decline and Fall of the Western Roman Empire: A Bibliometric View on an Interdisciplinary Approach to Answer a Most Classic Historical Question”. Climate (bằng tiếng Anh). 6 (4): 90. doi:10.3390/cli6040090.
  79. ^ Brooke JH, Numbers RL biên tập (2011). Science and Religion Around the World. New York: Oxford University Press. tr. 72. ISBN 978-0-195-32819-6.
  80. ^ Renima A, Tiliouine H, Estes RJ (2016). “The Islamic Golden Age: A Story of the Triumph of the Islamic Civilization”. Trong Tiliouine H, Estes RJ (biên tập). The State of Social Progress of Islamic Societies: Social, Economic, Political, and Ideological Challenges. International Handbooks of Quality-of-Life (bằng tiếng Anh). Cham: Springer International Publishing. tr. 25–52. doi:10.1007/978-3-319-24774-8_2. ISBN 978-3-319-24774-8.
  81. ^ Vidal-Nanquet P (1987). The Harper Atlas of World History. Harper & Row Publishers. tr. 76.
  82. ^ Asbridge T (2012). “Introduction: The world of the crusades”. The Crusades: The War for the Holy Land. Simon and Schuster. ISBN 978-1849837705.
  83. ^ Adam King (2002). “Mississippian Period: Overview”. New Georgia Encyclopedia. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2009.
  84. ^ Conrad G, Demarest AA (1984). Religion and Empire: The Dynamics of Aztec and Inca Expansionism. Cambridge University Press. tr. 2. ISBN 0521318963.
  85. ^ May T (2013). The Mongol Conquests in World History. Reaktion Books. tr. 7. ISBN 978-1-86189-971-2.
  86. ^ Canós-Donnay S (25 tháng 2 năm 2019). “The Empire of Mali”. Oxford Research Encyclopedia of African History (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. doi:10.1093/acrefore/9780190277734.013.266. ISBN 978-0-19-027773-4. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  87. ^ Canela SA, Graves MW. “The Tongan Maritime Expansion: A Case in the Evolutionary Ecology of Social Complexity”. Asian Perspectives. 37 (2): 135–164.
  88. ^ “World”. The World Factbook. CIA. 17 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2016.
  89. ^ “World Population Prospects: The 2017 Revision” (PDF). United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division. 2017. tr. 2&17.
  90. ^ “The World's Cities in 2018” (PDF). Liên Hợp Quốc.
  91. ^ Rector RK (2016). The Early River Valley Civilizations . New York, NY. tr. 10. ISBN 978-1-4994-6329-3. OCLC 953735302.
  92. ^ “How People Modify the Environment” (PDF). Westerville City School District. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  93. ^ “Natural disasters and the urban poor” (PDF). World Bank. tháng 10 năm 2003. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2017.
  94. ^ Habitat UN (2013). The state of the world's cities 2012 / prosperity of cities. [London]: Routledge. tr. x. ISBN 978-1-135-01559-6. OCLC 889953315.
  95. ^ a b c Piantadosi CA (2003). The biology of human survival : life and death in extreme environments. Oxford: Oxford University Press. tr. 2–3. ISBN 978-0-19-974807-5. OCLC 70215878.
  96. ^ O'Neil D. “Human Biological Adaptability; Overview”. Palomar College. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  97. ^ “Population distribution and density”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2017.
  98. ^ Bunn SE, Arthington AH (tháng 10 năm 2002). “Basic principles and ecological consequences of altered flow regimes for aquatic biodiversity”. Environmental Management. 30 (4): 492–507. doi:10.1007/s00267-002-2737-0. hdl:10072/6758. PMID 12481916. S2CID 25834286.
  99. ^ a b Heim BE (1990–1991). “Exploring the Last Frontiers for Mineral Resources: A Comparison of International Law Regarding the Deep Seabed, Outer Space, and Antarctica”. Vanderbilt Journal of Transnational Law. 23: 819.
  100. ^ “Mission to Mars: Mars Science Laboratory Curiosity Rover”. Jet Propulsion Laboratory. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  101. ^ “Touchdown! Rosetta's Philae probe lands on comet”. European Space Agency. 12 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  102. ^ “NEAR-Shoemaker”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  103. ^ Kraft R (11 tháng 12 năm 2010). “JSC celebrates ten years of continuous human presence aboard the International Space Station”. JSC Features. Johnson Space Center. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2012.
  104. ^ a b Bar-On YM, Phillips R, Milo R (tháng 6 năm 2018). “The biomass distribution on Earth”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 115 (25): 6506–6511. doi:10.1073/pnas.1711842115. PMC 6016768. PMID 29784790.
  105. ^ Tellier LN (2009). Urban world history: an economic and geographical perspective. tr. 26. ISBN 978-2-7605-1588-8.
  106. ^ Thomlinson R (1975). Demographic problems; controversy over population control (ấn bản thứ 2). Ecino, California: Dickenson Pub. Co. ISBN 978-0-8221-0166-6.
  107. ^ Harl KW (1998). “Population estimates of the Roman Empire”. Tulane.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  108. ^ Zietz BP, Dunkelberg H (tháng 2 năm 2004). “The history of the plague and the research on the causative agent Yersinia pestis”. International Journal of Hygiene and Environmental Health. 207 (2): 165–78. doi:10.1078/1438-4639-00259. PMC 7128933. PMID 15031959.
  109. ^ “World's population reaches six billion”. BBC News. 5 tháng 8 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
  110. ^ “World Population: 2020 Overview | YaleGlobal Online”. yaleglobal.yale.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  111. ^ a b “68% of the world population projected to live in urban areas by 2050, says UN”. United Nations Department of Economic and Social Affairs (DESA) (bằng tiếng Anh). 16 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  112. ^ Duhart DT (tháng 10 năm 2000). Urban, Suburban, and Rural Victimization, 1993–98 (PDF). U.S. Department of Justice, Bureau of Justice Statistics. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2006.
  113. ^ Roopnarine PD (tháng 3 năm 2014). “Humans are apex predators”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 111 (9): E796. Bibcode:2014PNAS..111E.796R. doi:10.1073/pnas.1323645111. PMC 3948303. PMID 24497513.
  114. ^ a b Stokstad E (5 tháng 5 năm 2019). “Landmark analysis documents the alarming global decline of nature”. Science (bằng tiếng Anh). AAAS. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021. For the first time at a global scale, the report has ranked the causes of damage. Topping the list, changes in land use—principally agriculture—that have destroyed habitat. Second, hunting and other kinds of exploitation. These are followed by climate change, pollution, and invasive species, which are being spread by trade and other activities. Climate change will likely overtake the other threats in the next decades, the authors note. Driving these threats are the growing human population, which has doubled since 1970 to 7.6 billion, and consumption. (Per capita of use of materials is up 15% over the past 5 decades.)
  115. ^ Pimm S, Raven P, Peterson A, Sekercioglu CH, Ehrlich PR (tháng 7 năm 2006). “Human impacts on the rates of recent, present, and future bird extinctions”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 103 (29): 10941–6. Bibcode:2006PNAS..10310941P. doi:10.1073/pnas.0604181103. PMC 1544153. PMID 16829570.* Barnosky AD, Koch PL, Feranec RS, Wing SL, Shabel AB (tháng 10 năm 2004). “Assessing the causes of late Pleistocene extinctions on the continents”. Science. 306 (5693): 70–5. Bibcode:2004Sci...306...70B. CiteSeerX 10.1.1.574.332. doi:10.1126/science.1101476. PMID 15459379. S2CID 36156087.
  116. ^ “Climate Change 2001: Working Group I: The Scientific Basis”. grida.no/. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007.
  117. ^ Lewis OT (tháng 1 năm 2006). “Climate change, species-area curves and the extinction crisis”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences. 361 (1465): 163–71. doi:10.1098/rstb.2005.1712. PMC 1831839. PMID 16553315.
  118. ^ Roza G (2007). Inside the human body : using scientific and exponential notation. New York: Rosen Pub. Group's PowerKids Press. tr. 21. ISBN 978-1-4042-3362-1.
  119. ^ “Human Anatomy”. Inner Body. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  120. ^ Collins D (1976). The Human Revolution: From Ape to Artist. tr. 208. ISBN 978-0714816760.
  121. ^ Marks JM (2001). Human Biodiversity: Genes, Race, and History (bằng tiếng Anh). Transaction Publishers. tr. 16. ISBN 978-0-202-36656-2.
  122. ^ a b O'Neil D. “Humans”. Primates. Palomar College. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  123. ^ “How to be Human: The reason we are so scarily hairy”. New Scientist. 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.
  124. ^ Sandel AA (tháng 9 năm 2013). “Brief communication: Hair density and body mass in mammals and the evolution of human hairlessness”. American Journal of Physical Anthropology. 152 (1): 145–50. doi:10.1002/ajpa.22333. hdl:2027.42/99654. PMID 23900811.
  125. ^ Kirchweger G (2 tháng 2 năm 2001). “The Biology of Skin Color: Black and White”. Evolution: Library. PBS. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  126. ^ Roser M, Appel C, Ritchie H (8 tháng 10 năm 2013). “Human Height”. Our World in Data.
  127. ^ “Senior Citizens Do Shrink – Just One of the Body Changes of Aging”. News. Senior Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  128. ^ Bogin B, Rios L (tháng 9 năm 2003). “Rapid morphological change in living humans: implications for modern human origins”. Comparative Biochemistry and Physiology. Part A, Molecular & Integrative Physiology. 136 (1): 71–84. doi:10.1016/S1095-6433(02)00294-5. PMID 14527631.
  129. ^ “Human weight”. Articleworld.org. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2011.
  130. ^ Schlessingerman A (2003). “Mass Of An Adult”. The Physics Factbook: An Encyclopedia of Scientific Essays. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2017.
  131. ^ Kushner R (2007). Treatment of the Obese Patient (Contemporary Endocrinology). Totowa, NJ: Humana Press. tr. 158. ISBN 978-1-59745-400-1. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  132. ^ Adams JP, Murphy PG (tháng 7 năm 2000). “Obesity in anaesthesia and intensive care”. British Journal of Anaesthesia. 85 (1): 91–108. doi:10.1093/bja/85.1.91. PMID 10927998.
  133. ^ Lombardo MP, Deaner RO (tháng 3 năm 2018). “Born to Throw: The Ecological Causes that Shaped the Evolution of Throwing In Humans”. The Quarterly Review of Biology (bằng tiếng Anh). 93 (1): 1–16. doi:10.1086/696721. ISSN 0033-5770. S2CID 90757192.
  134. ^ Parker-Pope T (27 tháng 10 năm 2009). “The Human Body Is Built for Distance”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2015.
  135. ^ John B. “What is the role of sweating glands in balancing body temperature when running a marathon?”. Livestrong.com. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  136. ^ Therman E (1980). Human Chromosomes: Structure, Behavior, Effects. Springer US. tr. 112–24. doi:10.1007/978-1-4684-0107-3. ISBN 978-1-4684-0109-7. S2CID 36686283.
  137. ^ Edwards JH, Dent T, Kahn J (tháng 6 năm 1966). “Monozygotic twins of different sex”. Journal of Medical Genetics. 3 (2): 117–23. doi:10.1136/jmg.3.2.117. PMC 1012913. PMID 6007033.
  138. ^ Machin GA (tháng 1 năm 1996). “Some causes of genotypic and phenotypic discordance in monozygotic twin pairs”. American Journal of Medical Genetics. 61 (3): 216–28. doi:10.1002/(SICI)1096-8628(19960122)61:3<216::AID-AJMG5>3.0.CO;2-S. PMID 8741866.
  139. ^ Jonsson H, Magnusdottir E, Eggertsson HP, Stefansson OA, Arnadottir GA, Eiriksson O, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2021). “Differences between germline genomes of monozygotic twins”. Nature Genetics. 53 (1): 27–34. doi:10.1038/s41588-020-00755-1. PMID 33414551. S2CID 230986741.
  140. ^ “Genetic – Understanding Human Genetic Variation”. Human Genetic Variation. National Institute of Health (NIH). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2013. Between any two humans, the amount of genetic variation—biochemical individuality—is about 0.1%.
  141. ^ Levy S, Sutton G, Ng PC, Feuk L, Halpern AL, Walenz BP, và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2007). “The diploid genome sequence of an individual human”. PLOS Biology. 5 (10): e254. doi:10.1371/journal.pbio.0050254. PMC 1964779. PMID 17803354.
  142. ^ Race, Ethnicity, and Genetics Working Group (tháng 10 năm 2005). “The use of racial, ethnic, and ancestral categories in human genetics research”. American Journal of Human Genetics. 77 (4): 519–32. doi:10.1086/491747. PMC 1275602. PMID 16175499.
  143. ^ “Chimps show much greater genetic diversity than humans”. Media. University of Oxford. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2013.
  144. ^ Harpending HC, Batzer MA, Gurven M, Jorde LB, Rogers AR, Sherry ST (tháng 2 năm 1998). “Genetic traces of ancient demography”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 95 (4): 1961–7. Bibcode:1998PNAS...95.1961H. doi:10.1073/pnas.95.4.1961. PMC 19224. PMID 9465125.
  145. ^ Jorde LB, Rogers AR, Bamshad M, Watkins WS, Krakowiak P, Sung S, và đồng nghiệp (tháng 4 năm 1997). “Microsatellite diversity and the demographic history of modern humans”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 94 (7): 3100–3. Bibcode:1997PNAS...94.3100J. doi:10.1073/pnas.94.7.3100. PMC 20328. PMID 9096352.
  146. ^ Wade N (7 tháng 3 năm 2007). “Still Evolving, Human Genes Tell New Story”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2012.
  147. ^ Pennisi E (tháng 2 năm 2001). “The human genome”. Science. 291 (5507): 1177–80. doi:10.1126/science.291.5507.1177. PMID 11233420. S2CID 38355565.
  148. ^ Rotimi CN, Adeyemo AA (tháng 2 năm 2021). “From one human genome to a complex tapestry of ancestry”. Nature. 590 (7845): 220–221. Bibcode:2021Natur.590..220R. doi:10.1038/d41586-021-00237-2. PMID 33568827. S2CID 231882262.
  149. ^ Altshuler DM, Gibbs RA, Peltonen L, Altshuler DM, Gibbs RA, Peltonen L, và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2010). “Integrating common and rare genetic variation in diverse human populations”. Nature. 467 (7311): 52–8. Bibcode:2010Natur.467...52T. doi:10.1038/nature09298. PMC 3173859. PMID 20811451.
  150. ^ a b Bergström A, McCarthy SA, Hui R, Almarri MA, Ayub Q, Danecek P, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2020). “Insights into human genetic variation and population history from 929 diverse genomes”. Science. 367 (6484): eaay5012. doi:10.1126/science.aay5012. PMC 7115999. PMID 32193295. "Populations in central and southern Africa, the Americas, and Oceania each harbor tens to hundreds of thousands of private, common genetic variants. Most of these variants arose as new mutations rather than through archaic introgression, except in Oceanian populations, where many private variants derive from Denisovan admixture."
  151. ^ Pertea M, Salzberg SL (2010). “Between a chicken and a grape: estimating the number of human genes”. Genome Biology. 11 (5): 206. doi:10.1186/gb-2010-11-5-206. PMC 2898077. PMID 20441615.
  152. ^ Cann RL, Stoneking M, Wilson AC (1987). “Mitochondrial DNA and human evolution”. Nature. 325 (6099): 31–6. Bibcode:1987Natur.325...31C. doi:10.1038/325031a0. PMID 3025745. S2CID 4285418.
  153. ^ Soares P, Ermini L, Thomson N, Mormina M, Rito T, Röhl A, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2009). “Correcting for purifying selection: an improved human mitochondrial molecular clock”. American Journal of Human Genetics. 84 (6): 740–59. doi:10.1016/j.ajhg.2009.05.001. PMC 2694979. PMID 19500773.
  154. ^ “University of Leeds | News > Technology > New 'molecular clock' aids dating of human migration history”. 20 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2017.
  155. ^ Poznik GD, Henn BM, Yee MC, Sliwerska E, Euskirchen GM, Lin AA, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2013). “Sequencing Y chromosomes resolves discrepancy in time to common ancestor of males versus females”. Science. 341 (6145): 562–5. Bibcode:2013Sci...341..562P. doi:10.1126/science.1237619. PMC 4032117. PMID 23908239.
  156. ^ Shehan CL (2016). The Wiley Blackwell Encyclopedia of Family Studies, 4 Volume Set (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 406. ISBN 978-0-470-65845-1. Lưu trữ bản gốc 10 tháng Chín năm 2017.
  157. ^ Jukic AM, Baird DD, Weinberg CR, McConnaughey DR, Wilcox AJ (tháng 10 năm 2013). “Length of human pregnancy and contributors to its natural variation”. Human Reproduction. 28 (10): 2848–55. doi:10.1093/humrep/det297. PMC 3777570. PMID 23922246.
  158. ^ Klossner NJ (2005). Introductory Maternity Nursing. tr. 103. ISBN 978-0-7817-6237-3. The fetal stage is from the beginning of the 9th week after fertilization and continues until birth
  159. ^ World Health Organization (tháng 11 năm 2014). “Preterm birth Fact sheet N°363”. who.int. Lưu trữ bản gốc 7 Tháng Ba năm 2015. Truy cập 6 Tháng Ba năm 2015.
  160. ^ Kiserud T, Benachi A, Hecher K, Perez RG, Carvalho J, Piaggio G, Platt LD (tháng 2 năm 2018). “The World Health Organization fetal growth charts: concept, findings, interpretation, and application”. American Journal of Obstetrics and Gynecology. 218 (2S): S619–S629. doi:10.1016/j.ajog.2017.12.010. PMID 29422204. S2CID 46810955.
  161. ^ “What is the average baby length? Growth chart by month”. www.medicalnewstoday.com (bằng tiếng Anh). 18 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  162. ^ Khor GL (tháng 12 năm 2003). “Update on the prevalence of malnutrition among children in Asia”. Nepal Medical College Journal. 5 (2): 113–22. PMID 15024783.
  163. ^ Rosenberg KR (1992). “The evolution of modern human childbirth”. American Journal of Physical Anthropology (bằng tiếng Anh). 35 (S15): 89–124. doi:10.1002/ajpa.1330350605. ISSN 1096-8644.
  164. ^ a b Pavličev M, Romero R, Mitteroecker P (tháng 1 năm 2020). “Evolution of the human pelvis and obstructed labor: new explanations of an old obstetrical dilemma”. American Journal of Obstetrics and Gynecology. 222 (1): 3–16. doi:10.1016/j.ajog.2019.06.043. PMC 9069416. PMID 31251927. S2CID 195761874.
  165. ^ Barras C (22 tháng 12 năm 2016). “The real reasons why childbirth is so painful and dangerous”. BBC.
  166. ^ Kantrowitz B (2 tháng 7 năm 2007). “What Kills One Woman Every Minute of Every Day?”. Newsweek. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2007. A woman dies in childbirth every minute, most often due to uncontrolled bleeding and infection, with the world's poorest women most vulnerable. The lifetime risk is 1 in 16 in sub-Saharan Africa, compared to 1 in 2,800 in developed countries.
  167. ^ Rush D (tháng 7 năm 2000). “Nutrition and maternal mortality in the developing world”. The American Journal of Clinical Nutrition. 72 (1 Suppl): 212S–240S. doi:10.1093/ajcn/72.1.212S. PMID 10871588.
  168. ^ Laland KN, Brown G (2011). Sense and Nonsense: Evolutionary Perspectives on Human Behaviour (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 7. ISBN 978-0-19-958696-7.
  169. ^ Kail RV, Cavanaugh JC (2010). Human Development: A Lifespan View (ấn bản thứ 5). Cengage Learning. tr. 296. ISBN 978-0-495-60037-4.
  170. ^ Schuiling KD, Likis FE (2016). Women's Gynecologic Health. Jones & Bartlett Learning. tr. 22. ISBN 978-1-284-12501-6. The changes that occur during puberty usually happen in an ordered sequence, beginning with thelarche (breast development) at around age 10 or 11, followed by adrenarche (growth of pubic hair due to androgen stimulation), peak height velocity, and finally menarche (the onset of menses), which usually occurs around age 12 or 13.
  171. ^ Phillips DC (2014). Encyclopedia of Educational Theory and Philosophy. Sage Publications. tr. 18–19. ISBN 978-1-4833-6475-9. On average, the onset of puberty is about 18 months earlier for girls (usually starting around the age of 10 or 11 and lasting until they are 15 to 17) than for boys (who usually begin puberty at about the age of 11 to 12 and complete it by the age of 16 to 17, on average).
  172. ^ Mintz S (1993). “Life stages”. Encyclopedia of American Social History. 3: 7–33.
  173. ^ Soliman A, De Sanctis V, Elalaily R, Bedair S (tháng 11 năm 2014). “Advances in pubertal growth and factors influencing it: Can we increase pubertal growth?”. Indian Journal of Endocrinology and Metabolism. 18 (Suppl 1): S53-62. doi:10.4103/2230-8210.145075. PMC 4266869. PMID 25538878.
  174. ^ Walker ML, Herndon JG (tháng 9 năm 2008). “Menopause in nonhuman primates?”. Biology of Reproduction. 79 (3): 398–406. doi:10.1095/biolreprod.108.068536. PMC 2553520. PMID 18495681.
  175. ^ Diamond J (1997). Why is Sex Fun? The Evolution of Human Sexuality. New York City: Basic Books. tr. 167–70. ISBN 978-0-465-03127-6.
  176. ^ Peccei JS (2001). “Menopause: Adaptation or epiphenomenon?”. Evolutionary Anthropology. 10 (2): 43–57. doi:10.1002/evan.1013. S2CID 1665503.
  177. ^ Marziali C (7 tháng 12 năm 2010). “Reaching Toward the Fountain of Youth”. USC Trojan Family Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2010.
  178. ^ Kalben BB (2002). “Why Men Die Younger: Causes of Mortality Differences by Sex”. Society of Actuaries. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  179. ^ “Life expectancy at birth, female (years)”. World Bank. 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  180. ^ “Life expectancy at birth, male (years)”. World Bank. 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  181. ^ Conceição P, và đồng nghiệp (2019). Human Development Report (PDF). United Nations Development Programme. ISBN 978-92-1-126439-5. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  182. ^ “Human Development Report 2019” (PDF) (bằng tiếng Anh). United Nations Development Programme. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  183. ^ “The World Factbook”. U.S. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2005.
  184. ^ “Chapter 1: Setting the Scene” (PDF). UNFPA. 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  185. ^ Haenel H (1989). “Phylogenesis and nutrition”. Die Nahrung. 33 (9): 867–87. PMID 2697806.
  186. ^ Cordain L (2007). “Implications of Plio-pleistocene diets for modern humans”. Trong Ungar PS (biên tập). Evolution of the human diet: the known, the unknown and the unknowable. tr. 264–65. "Since the evolutionary split between hominins and pongids approximately 7 million years ago, the available evidence shows that all species of hominins ate an omnivorous diet composed of minimally processed, wild-plant, and animal foods.
  187. ^ American Dietetic Association (tháng 6 năm 2003). “Position of the American Dietetic Association and Dietitians of Canada: Vegetarian diets”. Journal of the American Dietetic Association. 103 (6): 748–65. doi:10.1053/jada.2003.50142. PMID 12778049.
  188. ^ Crittenden AN, Schnorr SL (2017). “Current views on hunter-gatherer nutrition and the evolution of the human diet”. American Journal of Physical Anthropology. 162 (S63): 84–109. doi:10.1002/ajpa.23148. PMID 28105723.
  189. ^ de Beer H (tháng 3 năm 2004). “Observations on the history of Dutch physical stature from the late-Middle Ages to the present”. Economics and Human Biology. 2 (1): 45–55. doi:10.1016/j.ehb.2003.11.001. PMID 15463992.
  190. ^ O'Neil D. “Adapting to Climate Extremes”. Human Biological Adaptability. Palomar College. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  191. ^ Rask-Andersen M, Karlsson T, Ek WE, Johansson Å (tháng 9 năm 2017). “Gene-environment interaction study for BMI reveals interactions between genetic factors and physical activity, alcohol consumption and socioeconomic status”. PLOS Genetics. 13 (9): e1006977. doi:10.1371/journal.pgen.1006977. PMC 5600404. PMID 28873402.
  192. ^ Beja-Pereira A, Luikart G, England PR, Bradley DG, Jann OC, Bertorelle G, và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2003). “Gene-culture coevolution between cattle milk protein genes and human lactase genes”. Nature Genetics. 35 (4): 311–3. doi:10.1038/ng1263. PMID 14634648. S2CID 20415396.
  193. ^ Hedrick PW (tháng 10 năm 2011). “Population genetics of malaria resistance in humans”. Heredity. 107 (4): 283–304. doi:10.1038/hdy.2011.16. PMC 3182497. PMID 21427751.
  194. ^ Weatherall DJ (tháng 5 năm 2008). “Genetic variation and susceptibility to infection: the red cell and malaria”. British Journal of Haematology. 141 (3): 276–86. doi:10.1111/j.1365-2141.2008.07085.x. PMID 18410566. S2CID 28191911.
  195. ^ Shelomi M, Zeuss D (5 tháng 4 năm 2017). “Bergmann's and Allen's Rules in Native European and Mediterranean Phasmatodea”. Frontiers in Ecology and Evolution. 5. doi:10.3389/fevo.2017.00025. ISSN 2296-701X. S2CID 34882477.
  196. ^ Panesar NS (tháng 9 năm 2008). “Why are the high altitude inhabitants like the Tibetans shorter and lighter?”. Medical Hypotheses. 71 (3): 453–6. doi:10.1016/j.mehy.2008.04.005. PMID 18495367.
  197. ^ Ilardo MA, Moltke I, Korneliussen TS, Cheng J, Stern AJ, Racimo F, và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2018). “Physiological and Genetic Adaptations to Diving in Sea Nomads”. Cell. 173 (3): 569–580.e15. doi:10.1016/j.cell.2018.03.054. PMID 29677510.
  198. ^ Rogers AR, Iltis D, Wooding S (2004). “Genetic variation at the MC1R locus and the time since loss of human body hair”. Current Anthropology. 45 (1): 105–08. doi:10.1086/381006. S2CID 224795768.
  199. ^ a b Roberts D (2011). Fatal Invention. London, New York: The New Press.
  200. ^ Nina J (2004). “The evolution of human skin and skin color”. Annual Review of Anthropology. 33: 585–623. doi:10.1146/annurev.anthro.33.070203.143955.
  201. ^ Jablonski NG, Chaplin G (tháng 5 năm 2010). “Colloquium paper: human skin pigmentation as an adaptation to UV radiation”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 107 (Supplement_2): 8962–8. Bibcode:2010PNAS..107.8962J. doi:10.1073/pnas.0914628107. PMC 3024016. PMID 20445093.
  202. ^ Jablonski NG, Chaplin G (tháng 7 năm 2000). “The evolution of human skin coloration” (PDF). Journal of Human Evolution. 39 (1): 57–106. doi:10.1006/jhev.2000.0403. PMID 10896812. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2012.
  203. ^ Harding RM, Healy E, Ray AJ, Ellis NS, Flanagan N, Todd C, và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2000). “Evidence for variable selective pressures at MC1R”. American Journal of Human Genetics. 66 (4): 1351–61. doi:10.1086/302863. PMC 1288200. PMID 10733465.
  204. ^ Robin A (1991). Biological Perspectives on Human Pigmentation. Cambridge: Cambridge University Press.
  205. ^ “The Science Behind the Human Genome Project”. Human Genome Project. US Department of Energy. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013. Almost all (99.9%) nucleotide bases are exactly the same in all people.
  206. ^ O'Neil D. “Ethnicity and Race: Overview”. Palomar College. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  207. ^ Keita SO, Kittles RA, Royal CD, Bonney GE, Furbert-Harris P, Dunston GM, Rotimi CN (tháng 11 năm 2004). “Conceptualizing human variation”. Nature Genetics. 36 (11 Suppl): S17-20. doi:10.1038/ng1455. PMID 15507998.
  208. ^ O'Neil D. “Models of Classification”. Modern Human Variation. Palomar College. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  209. ^ Jablonski N (2004). “The evolution of human skin and skin color”. Annual Review of Anthropology. 33: 585–623. doi:10.1146/annurev.anthro.33.070203.143955.
  210. ^ Palmié S (tháng 5 năm 2007). “Genomics, divination, 'racecraft'. American Ethnologist. 34 (2): 205–22. doi:10.1525/ae.2007.34.2.205.
  211. ^ “Genetic – Understanding Human Genetic Variation”. Human Genetic Variation. National Institute of Health (NIH). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2013. In fact, research results consistently demonstrate that about 85 percent of all human genetic variation exists within human populations, whereas about only 15 percent of variation exists between populations.
  212. ^ Goodman A. “Interview with Alan Goodman”. Race Power of and Illusion. PBS. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  213. ^ Marks J (2010). “Ten facts about human variation”. Trong Muehlenbein M (biên tập). Human Evolutionary Biology (PDF). New York: Cambridge University Press. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2013.
  214. ^ Nina J (2004). “The evolution of human skin and skin color”. Annual Review of Anthropology. 33: 585–623. doi:10.1146/annurev.anthro.33.070203.143955. genetic evidence [demonstrate] that strong levels of natural selection acted about 1.2 mya to produce darkly pigmented skin in early members of the genus Homo
  215. ^ O'Neil D. “Overview”. Modern Human Variation. Palomar College. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  216. ^ Jorde LB, Watkins WS, Bamshad MJ, Dixon ME, Ricker CE, Seielstad MT, Batzer MA (tháng 3 năm 2000). “The distribution of human genetic diversity: a comparison of mitochondrial, autosomal, and Y-chromosome data”. American Journal of Human Genetics. 66 (3): 979–88. doi:10.1086/302825. PMC 1288178. PMID 10712212.
  217. ^ “New Research Proves Single Origin Of Humans In Africa”. Science Daily. 19 tháng 7 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2011.
  218. ^ Manica A, Amos W, Balloux F, Hanihara T (tháng 7 năm 2007). “The effect of ancient population bottlenecks on human phenotypic variation”. Nature. 448 (7151): 346–348. Bibcode:2007Natur.448..346M. doi:10.1038/nature05951. PMC 1978547. PMID 17637668.
  219. ^ Chen L, Wolf AB, Fu W, Li L, Akey JM (tháng 2 năm 2020). “Identifying and Interpreting Apparent Neanderthal Ancestry in African Individuals”. Cell. 180 (4): 677–687.e16. doi:10.1016/j.cell.2020.01.012. PMID 32004458. S2CID 210955842.
  220. ^ Bergström A, McCarthy SA, Hui R, Almarri MA, Ayub Q, Danecek P, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2020). “Insights into human genetic variation and population history from 929 diverse genomes”. Science. 367 (6484): eaay5012. doi:10.1126/science.aay5012. PMC 7115999. PMID 32193295. "An analysis of archaic sequences in modern populations identifies ancestral genetic variation in African populations that likely predates modern humans and has been lost in most non-African populations."
  221. ^ Durvasula A, Sankararaman S (tháng 2 năm 2020). “Recovering signals of ghost archaic introgression in African populations”. Science Advances. 6 (7): eaax5097. Bibcode:2020SciA....6.5097D. doi:10.1126/sciadv.aax5097. PMC 7015685. PMID 32095519. "Our analyses of site frequency spectra indicate that these populations derive 2 to 19% of their genetic ancestry from an archaic population that diverged before the split of Neanderthals and modern humans."
  222. ^ Pierce BA (2012). Genetics: A Conceptual Approach (bằng tiếng Anh). Macmillan. tr. 75. ISBN 978-1-4292-3252-4. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  223. ^ Muehlenbein MP (29 tháng 7 năm 2010). Jones J (biên tập). Human Evolutionary Biology (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 74. ISBN 978-0-521-87948-4. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  224. ^ Fusco G, Minelli A (10 tháng 10 năm 2019). The Biology of Reproduction (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 304. ISBN 978-1-108-49985-9. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  225. ^ Gustafsson A, Lindenfors P (tháng 10 năm 2004). “Human size evolution: no evolutionary allometric relationship between male and female stature”. Journal of Human Evolution. 47 (4): 253–66. doi:10.1016/j.jhevol.2004.07.004. PMID 15454336.
  226. ^ Ogden CL, Fryar CD, Carroll MD, Flegal KM (tháng 10 năm 2004). “Mean body weight, height, and body mass index, United States 1960–2002” (PDF). Advance Data (347): 1–17. PMID 15544194. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2011.
  227. ^ Miller AE, MacDougall JD, Tarnopolsky MA, Sale DG (1993). “Gender differences in strength and muscle fiber characteristics”. European Journal of Applied Physiology and Occupational Physiology. 66 (3): 254–62. doi:10.1007/BF00235103. hdl:11375/22586. PMID 8477683. S2CID 206772211.
  228. ^ Bredella MA (2017). “Sex Differences in Body Composition”. Trong Mauvais-Jarvis F (biên tập). Sex and Gender Factors Affecting Metabolic Homeostasis, Diabetes and Obesity. Advances in Experimental Medicine and Biology. 1043. Cham: Springer International Publishing. tr. 9–27. doi:10.1007/978-3-319-70178-3_2. ISBN 978-3-319-70177-6. PMID 29224088.
  229. ^ Rahrovan S, Fanian F, Mehryan P, Humbert P, Firooz A (tháng 9 năm 2018). “Male versus female skin: What dermatologists and cosmeticians should know”. International Journal of Women's Dermatology. 4 (3): 122–130. doi:10.1016/j.ijwd.2018.03.002. PMC 6116811. PMID 30175213.
  230. ^ Easter C. “Sex Linked”. National Human Genome Research Institute (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  231. ^ Puts DA, Gaulin SJ, Verdolini K (tháng 7 năm 2006). “Dominance and the evolution of sexual dimorphism in human voice pitch”. Evolution and Human Behavior. 27 (4): 283–96. doi:10.1016/j.evolhumbehav.2005.11.003.
  232. ^ “Gender, women, and health”. Reports from WHO 2002–2005. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2013.
  233. ^ “3-D Brain Anatomy”. The Secret Life of the Brain. Public Broadcasting Service. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2005.
  234. ^ Stern P (22 tháng 6 năm 2018). “The human prefrontal cortex is special”. Science (bằng tiếng Anh). 360 (6395): 1311–1312. Bibcode:2018Sci...360S1311S. doi:10.1126/science.360.6395.1311-g. ISSN 0036-8075. S2CID 149581944.
  235. ^ Erickson R (22 tháng 9 năm 2014). “Are Humans the Most Intelligent Species?”. Journal of Intelligence (bằng tiếng Anh). 2 (3): 119–121. doi:10.3390/jintelligence2030119. ISSN 2079-3200.
  236. ^ “Humans not smarter than animals, just different, experts say”. phys.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2020.
  237. ^ Robson D. “We've got human intelligence all wrong”. www.bbc.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2020.
  238. ^ Owen J (26 tháng 2 năm 2015). “Many Animals—Including Your Dog—May Have Horrible Short-Term Memories”. National Geographic News. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  239. ^ Schmidt KL, Cohn JF (2001). “Human facial expressions as adaptations: Evolutionary questions in facial expression research”. American Journal of Physical Anthropology. 116 (S33): 3–24. doi:10.1002/ajpa.20001. PMC 2238342. PMID 11786989.
  240. ^ Moisse K (5 tháng 1 năm 2011). “Tears in Her Eyes: A Turnoff for Guys?”. ABC News (American) (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  241. ^ Deleniv S (2018). “The 'me' illusion: How your brain conjures up your sense of self”. New Scientist. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  242. ^ Beck J (2019). “Can We Really Know What Animals Are Thinking?”. Snopes. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  243. ^ Grandner MA, Patel NP, Gehrman PR, Perlis ML, Pack AI (tháng 8 năm 2010). “Problems associated with short sleep: bridging the gap between laboratory and epidemiological studies”. Sleep Medicine Reviews. 14 (4): 239–47. doi:10.1016/j.smrv.2009.08.001. PMC 2888649. PMID 19896872.
  244. ^ Ann L (27 tháng 1 năm 2005). “HowStuffWorks "Dreams: Stages of Sleep". Science.howstuffworks.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.
  245. ^ Hobson JA (tháng 11 năm 2009). “REM sleep and dreaming: towards a theory of protoconsciousness”. Nature Reviews. Neuroscience. 10 (11): 803–13. doi:10.1038/nrn2716. PMID 19794431. S2CID 205505278.
  246. ^ Empson J (2002). Sleep and dreaming (ấn bản thứ 3). New York: Palgrave/St. Martin's Press.
  247. ^ Cherry K (2015). “10 Facts About Dreams: What Researchers Have Discovered About Dreams”. About Education: Psychology. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2016.
  248. ^ Lite J (29 tháng 7 năm 2010). “How Can You Control Your Dreams?”. Scientific America. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2015.
  249. ^ Domhoff W (2002). The scientific study of dreams. APA Press.
  250. ^ “Consciousness”. Merriam-Webster. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.
  251. ^ van Gulick R (2004). “Consciousness”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Metaphysics Research Lab, Stanford University.
  252. ^ Schneider S, Velmans M (2008). “Introduction”. Trong Velmans M, Schneider S (biên tập). The Blackwell Companion to Consciousness. Wiley. ISBN 978-0-470-75145-9.
  253. ^ Searle J (2005). “Consciousness”. Trong Honderich T (biên tập). The Oxford companion to philosophy. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-926479-7.
  254. ^ “What are the top 200 most spoken languages?”. Ethnologue: Languages of the World. 2020.
  255. ^ a b World. The World Factbook (Bản báo cáo). Central Intelligence Agency. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  256. ^ “The Changing Global Religious Landscape”. Pew Research Center. 5 tháng 4 năm 2017.
  257. ^ Ord T (2020). The Precipice: Existential Risk and the Future of Humanity. New York: Hachette Books. ISBN 978-0-316-48489-3. Homo sapiens and our close relatives may have some unique physical attributes, such as our dextrous hands, upright walking and resonant voices. However, these on their own cannot explain our success. They went together with our intelligence...
  258. ^ Goldman JG (2012). “Pay attention... time for lessons at animal school”. bbc.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  259. ^ Winkler M, Mueller JL, Friederici AD, Männel C (tháng 11 năm 2018). “Infant cognition includes the potentially human-unique ability to encode embedding”. Science Advances. 4 (11): eaar8334. Bibcode:2018SciA....4.8334W. doi:10.1126/sciadv.aar8334. PMC 6248967. PMID 30474053.
  260. ^ Johnson-Frey SH (tháng 7 năm 2003). “What's so special about human tool use?”. Neuron. 39 (2): 201–4. doi:10.1016/S0896-6273(03)00424-0. PMID 12873378. S2CID 18437970.
  261. ^ Emery NJ, Clayton NS (tháng 2 năm 2009). “Tool use and physical cognition in birds and mammals”. Current Opinion in Neurobiology. 19 (1): 27–33. doi:10.1016/j.conb.2009.02.003. PMID 19328675. S2CID 18277620. In short, the evidence to date that animals have an understanding of folk physics is at best mixed.
  262. ^ Lemonick MD (3 tháng 6 năm 2015). “Chimps Can't Cook, But Maybe They'd Like To”. National Geographic News. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  263. ^ Vakhitova T, Gadelshina L (2 tháng 6 năm 2015). “The Role and Importance of the Study of Economic Subjects in the Implementation of the Educational Potential of Education”. Procedia - Social and Behavioral Sciences. The Proceedings of 6th World Conference on educational Sciences (bằng tiếng Anh). 191: 2565–2567. doi:10.1016/j.sbspro.2015.04.690. ISSN 1877-0428.
  264. ^ McKie R (9 tháng 10 năm 2018). “The Book of Humans by Adam Rutherford review – a pithy homage to our species”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  265. ^ Nicholls H (29 tháng 6 năm 2015). “Babblers speak to the origin of language”. The Guardian. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  266. ^ Dasgupta S (2015). “Can any animals talk and use language like humans?”. bbc.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020. Most animals are not vocal learners.
  267. ^ Mavrody S (2013). Visual Art Forms: Traditional to Digital (bằng tiếng Anh). Sergey's HTML5 & CSS3. ISBN 978-0-9833867-5-9.
  268. ^ “Types of Literary Arts and Their Understanding – bookfestivalscotland.com”. Bookfestival Scotland (bằng tiếng Anh). 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2021.
  269. ^ “Bachelor of Performing Arts” (PDF). University of Otago. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  270. ^ Brown S (24 tháng 10 năm 2018). “Toward a Unification of the Arts”. Frontiers in Psychology. 9: 1938. doi:10.3389/fpsyg.2018.01938. ISSN 1664-1078. PMC 6207603. PMID 30405470.
  271. ^ “Culinary arts - How cooking can be an art”. Northern Contemporary Art (bằng tiếng Anh). 21 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2021.
  272. ^ Smuts A (1 tháng 1 năm 2005). “Are Video Games Art?”. Contemporary Aesthetics (Journal Archive). 3 (1).
  273. ^ Cameron IA, Pimlott N (tháng 9 năm 2015). “Art of medicine”. Canadian Family Physician. 61 (9): 739–40. PMC 4569099. PMID 26371092.
  274. ^ Bird G (7 tháng 6 năm 2019). “Rethinking the role of the arts in politics: lessons from the Négritude movement”. International Journal of Cultural Policy (bằng tiếng Anh). 25 (4): 458–470. doi:10.1080/10286632.2017.1311328. ISSN 1028-6632. S2CID 151443044.
  275. ^ a b Morriss-Kay GM (tháng 2 năm 2010). “The evolution of human artistic creativity”. Journal of Anatomy. 216 (2): 158–76. doi:10.1111/j.1469-7580.2009.01160.x. PMC 2815939. PMID 19900185.
  276. ^ Joordens JC, d'Errico F, Wesselingh FP, Munro S, de Vos J, Wallinga J, và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2015). “Homo erectus at Trinil on Java used shells for tool production and engraving”. Nature. 518 (7538): 228–31. Bibcode:2015Natur.518..228J. doi:10.1038/nature13962. PMID 25470048. S2CID 4461751.
  277. ^ St Fleur N (12 tháng 9 năm 2018). “Oldest Known Drawing by Human Hands Discovered in South African Cave”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2018.
  278. ^ Radford T (16 tháng 4 năm 2004). “World's oldest jewellery found in cave”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2020.
  279. ^ Dissanayake E (2008). “The Arts after Darwin: Does Art have an Origin and Adaptive Function?”. Trong Zijlmans K, van Damme W (biên tập). World Art Studies: Exploring Concepts and Approaches. Amsterdam: Valiz. tr. 241–263.
  280. ^ a b Morley I (2014). “A multi-disciplinary approach to the origins of music: perspectives from anthropology, archaeology, cognition and behaviour”. Journal of Anthropological Sciences = Rivista di Antropologia. 92 (92): 147–77. doi:10.4436/JASS.92008. PMID 25020016.
  281. ^ Trost W, Frühholz S, Schön D, Labbé C, Pichon S, Grandjean D, Vuilleumier P (tháng 12 năm 2014). “Getting the beat: entrainment of brain activity by musical rhythm and pleasantness”. NeuroImage. 103: 55–64. doi:10.1016/j.neuroimage.2014.09.009. PMID 25224999. S2CID 4727529.
  282. ^ Karpati FJ, Giacosa C, Foster NE, Penhune VB, Hyde KL (tháng 3 năm 2015). “Dance and the brain: a review”. Annals of the New York Academy of Sciences. 1337 (1): 140–6. Bibcode:2015NYASA1337..140K. doi:10.1111/nyas.12632. PMID 25773628. S2CID 206224849.
  283. ^ Chow D (22 tháng 3 năm 2010). “Why Do Humans Dance?”. livescience.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  284. ^ Krakauer J (26 tháng 9 năm 2008). “Why do we like to dance--And move to the beat?”. Scientific American (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  285. ^ Prior KS (21 tháng 6 năm 2013). “How Reading Makes Us More Human”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2020.
  286. ^ a b Puchner M. “How stories have shaped the world”. www.bbc.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2020.
  287. ^ Dalley S (2000). Myths from Mesopotamia: Creation, the Flood, Gilgamesh, and Others . Oxford University Press. tr. 41. ISBN 978-0-19-283589-5.
  288. ^ Hernadi P (2001). “Literature and Evolution”. SubStance. 30 (1/2): 55–71. doi:10.2307/3685504. ISSN 0049-2426. JSTOR 3685504.

Liên kết ngoài

sửa