Quan hệ ngoại giao của Việt Nam

tổng quan về quan hệ ngoại giao của nước CHXHCN Việt Nam

Việt Nam hiện nay, dưới chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 trong 200 quốc gia trên toàn thế giới; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.[1]

Bộ Ngoại giao tại Hà Nội

Nước mới nhất mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao là Tonga (21 tháng 9 năm 2023 theo giờ Mỹ). Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 1 quan sát viên và 1 vùng lãnh thổ tranh chấp thực tế không độc lậpPalestine và Tây Sahara. Chưa có quan hệ ngoại giao với 2 quốc gia thành viên và 1 quan sát viên thuộc Liên Hợp Quốc: Tuvalu, MalawiThành Vatican. Việt Nam đã thiết lập quan hệ bình thường với tất cả nước lớn, các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trong số các nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 7 quốc gia gồm: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ, Nhật Bản (2023), Úc (2024); quan hệ Đối tác chiến lược với 11 quốc gia khác gồm: Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2010), Đức (2011), Ý, Pháp, Indonesia, Thái Lan, Singapore (2013), Malaysia, Philippines (2015), New Zealand (2020); và quan hệ Đối tác toàn diện với 13 quốc gia gồm: Nam Phi (2004), Venezuela, Chile, Brasil (2007), Argentina (2010), Ukraina (2011), Đan Mạch (2013), Myanmar, Canada (2017), Hungary (2018), Brunei, Hà Lan (2019).

Về chủ trương, theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu lên chính sách đối ngoại: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh[2].

Lịch sử ngoại giao sửa

Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử với nền ngoại giao tinh tế và hiển hách. Từ 1000 năm Bắc thuộc, trải qua các triều đại từ Vua Hùng, An Dương Vương, Ngô, Đinh, Tiền Lê, , Trần, Hậu LêNguyễn, Việt Nam chủ yếu có quan hệ ngoại giao với các triều đình phong kiến Trung Quốc. Nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam ra đời khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đứng đầu ngành ngoại giao của Việt Nam.

Thời kỳ chiến tranh sửa

 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Wilhelm Pieck của Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1957.
  • Giai đoạn 19541975: Ngoại giao đã "tấn công" hậu phương quốc tế của Mỹ, mở rộng hậu phương quốc tế của Việt Nam, hình thành phong trào phản chiến trên toàn thế giới

Năm 1964, Chu Ân Lai lo lắng về sự leo thang của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, nên đã ký thỏa thuận chính thức với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thỏa thuận này quy định rằng, nếu các lực lượng Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa xâm lược, đánh phá Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc sẽ phản ứng bằng cách cho mượn phi công. Nhưng trong các cuộc tấn công của Mỹ, Mao Trạch Đông không gửi nhiều phi công được đào tạo như ông đã hứa. Kết quả dẫn đến việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận viện trợ quốc phòng của Liên Xô là chủ yếu.[3]

Đồng thời, ngoại giao đã phối hợp với chiến trường, đấu tranh chính trị, tiến hành đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bìnhViệt Nam (27 tháng 1 năm 1973). Hiệp định Paris là thắng lợi của ngoại giao Việt Nam, buộc Mỹ và các nước liên quan rút quân khỏi Việt Nam, chấm dứt chiến tranh, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Trong quá trình đàm phán Hiệp định này, ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa Miền Nam Việt Nam đã phối hợp nhịp nhàng, theo phương châm "Tuy hai mà một, tuy một mà hai", "Vừa đánh, vừa đàm".

 
Nicolae Ceaușescu (thứ hai bên trái) và phu nhân (ngoài phải) cùng với Tổng Bí thư Lê Duẩn (thứ hai bên phải) và Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh (ngoài trái) trong chuyến thăm Việt Nam, tháng 5 năm 1978

Thời kỳ bao cấp sửa

Đến năm 1975, căng thẳng bắt đầu phát triển vì Bắc Kinh ngày càng coi Việt Namcông cụ của Liên Xô để bao vây Trung Quốc. Trong khi đó, hỗ trợ ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với chính quyền Khmer Đỏ đã khiến Việt Nam nghi ngờ về động cơ của Trung Quốc.

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xấu đi đáng kể, sau khi Hà Nội thiết lập lệnh cấm tháng 3 năm 1978 về thương mại tư nhân, động thái đặc biệt ảnh hưởng đến cộng đồng Hoa kiều. Việt Nam buộc phải tấn công Khmer Đỏ để bảo vệ chủ quyền quốc gia (tháng 12 năm 1978). Đó là nguyên nhân trực tiếp (cái cớ) để Trung Quốc phát động cuộc xâm lược biên giới Việt Nam (tháng 2 năm 1979). Phải đối mặt với việc cắt đứt viện trợ của Trung Quốcquan hệ quốc tế căng thẳng, Việt Nam thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Liên Xô bằng cách tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế (tháng 6 năm 1978), ký Hiệp ước với Liên Xô (tháng 11 năm 1978). Trong suốt thập niên 1980, Việt Nam đã nhận được gần 3 tỷ USD/năm viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô và thực hiện hầu hết các giao dịch thương mại với Liên Xô và khối Comecon.

Cuộc chiến tranh với Trung Quốc và Khmer Đỏ đã dẫn đến việc Trung Quốc, phương TâyASEAN bao vây, cô lập, cấm vận Việt Nam hơn 1 thập kỷ, gây rất nhiều khó khăn cho việc khôi phục và phát triển kinh tế.

 
Ghế của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, Busan, Hội nghị APEC lần thứ 13
 
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và phu nhân đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và phu nhân tại Phủ Chủ tịch (tháng 11 năm 2006)

Thời kỳ Đổi mới sửa

  • Giai đoạn 1986 đến nay: Với Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI (tháng 12 năm 1986), Việt Nam đã khởi đầu công cuộc thay đổi toàn diện đất nước, trong đó có đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao.

Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (tháng 5 năm 1988) đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006) đã quyết định đưòng lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực[4]

Đại hội XI (2011) đã phát triển và bổ sung nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế [5]

Hội nhập quốc tế sửa

 
Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49

Với việc rút hoàn toàn quân đội khỏi Campuchia, vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam đã phá được bao vây, cấm vận và không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa; bình thường hóa và từng bước xác lập quan hệ ổn định lâu dài với tất cả nước lớn, các nước công nghiệp phát triển. Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 192 (một trăm chín mươi hai) nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 221 (hơn hai trăm hai mươi mốt) thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế như:

Việt Nam đã giải quyết ổn thỏa nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo, giữ vững môi trường hòa bình; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh thủ nhiều ODA, FDI, mở rộng thị trường ngoài nước; tăng cường ngoại giao đa phương. Các sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam trong những năm gần đây là: Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao VII tổ chức Pháp ngữ (1997), Hội nghị cấp cao ASEAN VII (1998), Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu lần V (2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 (2006), Hội nghị thượng đỉnh APEC 29 (2017),.... Hoa Kỳ dành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (tháng 11 năm 2006). Vào ngày 16 tháng 10 năm 2007, Việt Nam đã được bầu làm 1 trong các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Ngày 7 tháng 6 năm 2019, tại New York (Hoa Kỳ), Việt Nam lần thứ 2 được bầu chọn là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.[6]

Năm 2010, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đối ngoại nổi bật: Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN: Với chủ đề Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động, chủ trì thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đông Á, tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ II. Năm 2012, Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam – Mỹ Latin về Thương mại và Đầu tư. Trong năm 2020, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là Dịch COVID – 19, với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chủ trì và tổ chức thành công các Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về Ứng phó dịch bệnh COVID-19 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).

Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc khu vực và thế giới. Tính đến tháng 1/2013, các nước có quan hệ loại này với Việt Nam gồm 4 thành viên thường trực Liên Hợp Quốc: Nga (2001), Anh (2010), Trung Quốc (2008) và Pháp (2013) [7]; 2 cường quốc Bắc Á là Hàn QuốcNhật Bản (2009); 1 cường quốc Nam ÁẤn Độ (2007); 3 nước Đông Nam ÁThái Lan, IndonesiaSingapore (2013); tại châu Âu, 2 đối tác chiến lược của Việt Nam là Đức (2011), Tây Ban Nha (2009), Ý (2013). Trong số này, mối quan hệ với Trung Quốc (2008), Nga (2012) và Ấn Độ (2016) đã được nâng lên tầm "đối tác chiến lược toàn diện". Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ "đối tác toàn diện" với Úc[8][9]Hoa Kỳ (2013).[10]

Chủ trương đối ngoại sửa

Chủ trương đối ngoại của Việt Nam có 3 trụ cột chính là:

  1. Đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, bản sắc dân tộc.
  2. Đảm bảo sự thống nhất, ổn định của hệ thống chính trị.
  3. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân và nâng cao vị thế quốc gia.

Chủ trương đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, bản sắc dân tộc: Được coi là mục tiêu tiên quyết trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Với lịch sử là nước phải hứng chịu nhiều cuộc xâm lược của nước ngoài và không có đạo quân xâm lược nào quan tâm, chăm lo cho cuộc của người dân nước họ chiếm đóng. Mọi cường quốc dù dưới bất kì hình thức hay màu cờ nào cũng đều chỉ muốn làm lợi cho riêng mình trên lưng nhân dân Việt Nam. Lịch sử Việt Nam cho thấy muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc thì nhất định người Việt Nam phải làm chủ đất nước của mình và phải đảm bảo chiến tranh không xảy ra. Chỉ cần chiến tranh nổ ra thì dù kết quả thế nào đi chăng nữa, người dân Việt Nam cũng sẽ luôn phải chịu vô cùng nhiều đau thương và mất mát. Một đất nước xảy ra chiến tranh triền miên sẽ không thể nào phát triển kinh tế và đảm bảo cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân được.[11] Điểm mấu chốt của trụ cột này là Việt Nam không bị quân đội nước ngoài xâm lược, công việc nội bộ của Việt Nam do người Việt Nam quyết định và chính quyền Việt Nam không bị thao túng bởi bất kỳ thế lực nào từ bên ngoài.[11]

Chủ trương đảm bảo sự thống nhất, ổn định của hệ thống chính trị: Từ góc độ lịch sử dân tộc cho thấy, yếu tố ổn định của hệ thống chính trị đóng vai trò quan trọng đối với nền hòa bình, an ninh và phát triển của Việt Nam. Bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào, bạo loạn gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nội chiến không nhất thiết sẽ nổ ra nhưng nó là nguy cơ không thể loại trừ. Lịch sử ngàn năm của Việt Nam cho thấy, khi đất nước bị chia rẽ, các cường quốc ở bên ngoài sẽ luôn chớp lấy thời cơ thao túng Việt Nam để trục lợi. Do đó, có thể nói rằng việc duy trì ổn định chính trị quốc nội và chính quyền vững mạnh là yếu tố mang tính then chốt để đảm bảo an ninh quốc gia.[11]

Chủ trương tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân và nâng cao vị thế quốc gia: Khu vực càng ít biến động, các cường quốc càng hạn chế tranh giành quyền lực, thì Việt Nam càng có thể tập trung nguồn lực phát triển kinh tếđầu tư cho giáo dục, an sinh xã hội. Khi nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định chính trị sẽ đi theo. Theo giới tinh hoa Việt Nam, đảm bảo kinh tế phát triển và nâng cao đời sống người dân là yếu tố quyết định tới ổn định chính trị.[11] Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là một trong các nội dung để xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Trong đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân được coi là quan trọng nhất.[12]

Một trong các biện pháp để Việt Nam đảm bảo 3 trụ cột vừa nói là "Cân bằng quan hệ", đặc biệt là cân bằng quan hệ các nước lớn. Theo Ngoại trưởng Phạm Bình Minh: "Chính sách đối ngoại của đất nước ta trong 70 năm qua luôn bảo đảm nhất quán lập trường giữ cân bằng trong quan hệ với các nước để phục vụ lợi ích dân tộc. Quan hệ quốc tế đúc kết ra thực tế rằng các nước lớn có thương lượng trên lưng các nước nhỏ. Nhiều quốc gia khác cũng trải qua việc này, không chỉ có Việt Nam. Để đạt được lợi ích quốc gia, các nước cũng có nhiều thỏa thuận gây hại cho quốc gia khác. Điều quan trọng là chúng ta phải đánh giá và có chủ trương đúng đắn, linh hoạt để tránh những tác hại từ những thỏa thuận của các nước lớn đối với lợi ích dân tộc. Đây cũng là thách thức to lớn bởi vì ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang diễn ra sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các nước".[13]

Các vấn đề hiện tại sửa

 
Quân đội Việt Nam ở đảo Trường Sa.

Kể từ chiến dịch biên giới Tây Nam, căng thẳng nảy sinh từ lịch sử giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng vẫn còn tồn đọng, đặc biệt là Trung Quốc khi cả hai quốc gia đều khẳng định yêu sách đối với quần đảo Trường Saquần đảo Hoàng Sa - hai quần đảo lớn ở biển Đông. Các yêu sách mâu thuẫn nhau đã tạo ra những xung đột vũ trang quy mô nhỏ. Năm 1988, hơn 70 quân nhân Việt Nam đã thiệt mạng trong một cuộc đối đầu với lực lượng Trung Quốc, khi Trung Quốc chiếm đóng một số đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Việc Việt NamNga tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 3 năm 2001 trong lần đầu tiên thăm Hà Nội của một nguyên thủ quốc gia Nga, được xem là một nỗ lực để đối trọng với Trung Quốc.

Tranh chấp quốc tế sửa

Quan hệ quốc tế sửa

 
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trên thế giới
  Việt Nam
  Quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam
  Quốc gia có quan hệ ngoại giao không chính thức với Việt Nam
  Quốc gia không có quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Đông Nam Á sửa

Quốc gia Ngày bắt đầu quan hệ ngoại giao[14] Ghi chú
  Indonesia 30/12/1955 Xem Quan hệ Việt Nam – Indonesia (Đối tác chiến lược từ năm 2013)
  Lào 5/9/1962 Xem Quan hệ Việt Nam – Lào
  Campuchia 24/6/1967 Xem Quan hệ Việt Nam – Campuchia
  Malaysia 30/3/1973 Xem Quan hệ Việt Nam – Malaysia (Đối tác chiến lược từ năm 2013)
  Singapore 1/8/1973 Xem Quan hệ Việt Nam – Singapore (Đối tác chiến lược từ năm 2015)
  Myanmar 28/5/1975 Xem Quan hệ Việt Nam Myanmar (Đối tác toàn diện từ năm 2017)
  Philippines 12/7/1976 Xem Quan hệ Việt Nam Philippines (Đối tác chiến lược từ năm 2015)
  Thái Lan 6/8/1976 Xem Quan hệ Việt Nam – Thái Lan (Đối tác chiến lược từ năm 2013)
  Brunei 29/2/1992 Xem Quan hệ Việt Nam Brunei
  Đông Timor 28/7/2002 Xem Quan hệ Việt Nam Đông Timor

Châu Á sửa

Quốc gia Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao[14] Ghi chú
  Trung Quốc 960 (trước kia là Nhà Tống)
18/1/1950
Xem Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2008)
  CHDCND Triều Tiên 1226 (trước là Cao Ly)
31/1/1950
Xem Quan hệ Việt Nam – CHDCND Triều Tiên

Hoàng tử Lý Long Tường của nhà Lý chạy trốn và lưu đày ở Cao Ly vào năm 1226 để tránh sự hành quyết của nhà Trần

Cả hai đã có một số cuộc gặp gỡ khi cả hai đều cử sứ giả đến cống nạp cho Đế quốc Trung Hoa.

Bắc Triều Tiên công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 31 tháng 1 năm 1950

Tháng 7 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Triều Tiên

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung thăm miền Bắc Việt Nam vào tháng 11-tháng 12 năm 1958 và tháng 11 năm 1964.

Tháng 2 năm 1961, Chính phủ hai nước đã ký kết một thỏa thuận về hợp tác khoa học và kỹ thuật.

Chủ tịch Kim Nhật Thành đã cử một số phi đội máy bay chiến đấu ra Bắc Việt để hỗ trợ cho các phi đội máy bay chiến đấu 921 và 923 của Bắc Việt bảo vệ Hà Nội trong khi Hà Nội bị không quân Mỹ ném bom.

Từ những năm 1950 đến 1960, sinh viên Bắc Việt bắt đầu học tập tại Triều Tiên ngay từ những năm 1960.

Mối quan hệ sau đó suy giảm do tranh chấp đầu tư và thương mại trong những năm 1990 và 2000 cũng như mối quan hệ mới nổi giữa Hàn Quốc và Việt Nam.[15]

  Mông Cổ 1280 (trước là Nhà Nguyên)
17/11/1954
Xem Quan hệ Việt Nam – Mông Cổ
  Yemen 16/10/1963 Xem Quan hệ Việt Nam Yemen
  Syria 21/7/1966 Xem Quan hệ Việt Nam – Syria
  Iraq 10/7/1968 Xem Quan hệ Việt Nam Iraq
  Sri Lanka 21/7/1970 Xem Quan hệ Việt Nam Sri Lanka
  Ấn Độ 7/1/1972 Xem Quan hệ Việt Nam Ấn Độ (Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2016)
  Pakistan 8/11/1972 Xem Quan hệ Việt Nam Pakistan
  Bangladesh 11/2/1973 Xem Quan hệ Việt Nam Bangladesh
  Iran 4/8/1973 Xem Quan hệ Việt Nam Iran
  Nhật Bản 1605 (trước là Mạc phủ Tokugawa)
21/9/1973
Xem Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2023)

Chúa Nguyễn Hoàng bắt đầu gửi quốc thư cho Tokugawa Ieyasu mời thương gia Nhật Bản đến Hội An vào năm 1605 Hoàng tử Cường Để bị đày sang Nhật Bản năm 1905 Việt Nam Duy Tân Hội (Hiệp hội Hiện đại hóa Việt Nam) được thành lập năm 1904 bởi Phan Bội Châu, Người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mong muốn đưa người dân của mình sang Nhật Bản học tập thông qua Phong trào Đông Du Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương thuộc Pháp năm 1940 Nhật Bản đầu hàng năm 1945 Hai nước thiết lập quan hệ vào ngày 21 tháng 9 năm 1973 Sau Đạo luật cuối cùng ngày 23 tháng 10 năm 1991 của Hội nghị quốc tế Paris về Campuchia giữa các bên Campuchia, Indonesia (với tư cách là đồng chủ tịch với Pháp) và năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nhật Bản đã nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao và chấm dứt các hạn chế kinh tế với Campuchia và Việt Nam. Tháng 11 năm 1992, Tokyo viện trợ cho Việt Nam 370 triệu USD. Nhật Bản cũng đóng vai trò dẫn đầu trong các hoạt động gìn giữ hòa bình ở Campuchia. Akashi Yasushi của Nhật Bản, Tổng thư ký Liên hợp quốc về giải trừ vũ khí, là người đứng đầu Cơ quan chuyển tiếp của Liên hợp quốc tại Campuchia, và Nhật Bản đã cam kết chi 3 triệu USD và thậm chí cử khoảng 2.000 nhân viên, bao gồm cả các thành viên của SDF, tham gia trực tiếp vào việc duy trì hòa bình. Bất chấp việc một lính gìn giữ hòa bình Nhật Bản thiệt mạng trong một cuộc phục kích, lực lượng này vẫn ở lại Campuchia cho đến khi người Campuchia có thể bầu cử và thành lập chính phủ. Nhật Bản là quốc gia tài trợ lớn nhất cho Việt Nam Họ đã cam kết viện trợ 890 triệu USD cho đất nước trong năm nay, cao hơn 6,5% so với mức 835,6 triệu USD năm 2006.[16]

  Afghanistan 16/9/1974 Xem Quan hệ Việt Nam Afghanistan
    Nepal 15/5/1975 Xem Quan hệ Việt Nam Nepal
  Maldives 18/6/1975 Xem Quan hệ Việt Nam Maldives
  Kuwait 10/1/1976 Xem Quan hệ Việt Nam Kuwait
  Thổ Nhĩ Kỳ 7/6/1978 Xem Quan hệ Việt Nam Thổ Nhĩ Kỳ
  Jordan 9/8/1980 Xem Quan hệ Việt Nam Jordan
  Liban 12/2/1981 Xem Quan hệ Việt Nam Liban
  Palestine 19/11/1988 Xem Quan hệ Việt Nam Palestine
  Uzbekistan 1950 (trước là   CHXHCNXV Uzbekistan)
17/1/1992
Xem Quan hệ Việt Nam Uzbekistan
  Kyrgyzstan 1950 (trước là   CHXHCNXV Kirghizia)
4/6/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Kyrgyzstan
  Oman 9/6/1992 Xem Quan hệ Việt Nam - Oman
  Tajikistan 1950 (trước là   CHXHCNXV Tajikistan)
14/7/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Tajikistan
  Turkmenistan 1950 (trước là   CHXHCNXV Turkmenia)
29/7/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Turkmenistan
  Azerbaijan 1950 (trước là   CHXHCNXV Azerbaijan)
23/9/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Azerbaijan
  Kazakhstan 1950 (trước là   CHXHCNXV Kazakh)
26/9/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan

Khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, đại sứ quán nằm ở Almaty. Sau khi Liên Xô tan rã thì được di chuyển tới Nur-Sultan. Kazakhstan có đại sứ quán ở Hà Nội.

  Hàn Quốc 1226
22/12/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc (Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2022)

Hoàng tử Lý Long Tường của nhà Lý chạy trốn và bị đày sang Vương quốc Goryeo vào năm 1226 để tránh bị Trần xử tử
Cả hai đã có một số cuộc gặp gỡ khi cả hai đều cử sứ giả đến cống nạp cho Đế quốc Trung Hoa.
Trước đây Hàn Quốc công nhận Việt Nam Cộng hòa
Tổng thống Park Chung Hee gửi quân đội Hàn Quốc tham chiến trong chiến tranh Việt Nam những năm 1960.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamHàn Quốc bắt đầu vào ngày 22 tháng 12 năm 1992.
Tháng 8 năm 1994 Thủ tướng Lee Young-deok
1996 Tháng 11 Tổng thống Kim Young-sam
1998 Tháng 12 Tổng thống Kim Dae-jung
Tháng 4 năm 2002 Thủ tướng Lee Han-dong
Tháng 10 năm 2004 Tổng thống Roh Moo-hyun
Tháng 1 năm 2006 Chủ tịch Quốc hội Kim Won-ki
Tháng 11 năm 2006 Tổng thống Roh Moo-hyun (APEC)
Tháng 4 năm 2008 Chủ tịch Quốc hội Lim Chae-jung
Đặc phái viên của Tổng thống tháng 5 năm 2009 Lee Byung-suk
Tháng 10 năm 2009 Tổng thống Lee Myung-bak
Tháng 11 năm 2009 Chủ tịch Quốc hội Kim Hyong-o
Tháng 10 năm 2010 Tổng thống Lee Myung-bak
Tháng 1 năm 2013 Chủ tịch Quốc hội Kang Chang Hee
Tháng 9 năm 2013 Tổng thống Park Geun-hye(G20).[17]

  Qatar 8/2/1993 Xem Quan hệ Việt Nam - Qatar
  Israel 12/7/1993 Xem Quan hệ Việt Nam - Israel
  UAE 1/8/1993 Xem Quan hệ Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
  Bahrain 31/3/1995 Xem Quan hệ Việt Nam - Bahrain
  Ả Rập Xê Út 21/10/1999 Xem Quan hệ Việt Nam - Ả Rập Xê Út
  Bhutan 19/1/2012 Xem Quan hệ Việt Nam - Bhutan

Châu Mỹ sửa

Quốc gia Ngày bắt đầu quan hệ ngoại giao[14] Ghi chú
  Cuba 2/12/1960 Xem Quan hệ Việt Nam - Cuba
  Chile 25/3/1971 Xem Quan hệ Việt Nam - Chile
  Canada 21/8/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Canada (Đối tác toàn diện từ năm 2017)
  Argentina 25/10/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Argentina (Đối tác toàn diện từ năm 2010)
  Guyana 19/4/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Guyana
  México 19/5/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - México
  Panama 28/8/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Panama
  Jamaica 5/1/1976 Xem Quan hệ Việt Nam - Jamaica
  Costa Rica 24/4/1976 Xem Quan hệ Việt Nam - Costa Rica
  Colombia 1/1/1979 Xem Quan hệ Việt Nam - Colombia
  Grenada 15/7/1979 Xem Quan hệ Việt Nam - Grenada
  Nicaragua 3/9/1979 Xem Quan hệ Việt Nam - Nicaragua
  Ecuador 1/1/1980 Xem Quan hệ Việt Nam - Ecuador
  Bolivia 10/2/1987 Xem Quan hệ Việt Nam - Bolivia (Đối tác toàn diện từ năm 2007)
  Brasil 8/5/1989 Xem Quan hệ Việt Nam - Brasil (Đối tác toàn diện từ năm 2007)
  Venezuela 18/12/1989 Xem Quan hệ Việt Nam - Venezuela (Đối tác toàn diện từ năm 2007)
  Guatemala 7/1/1993 Xem Quan hệ Việt Nam - Guatemala
  Uruguay 11/8/1993 Xem Quan hệ Việt Nam - Uruguay
  Peru 14/11/1994 Xem Quan hệ Việt Nam - Peru
  Belize 4/1/1995 Xem Quan hệ Việt Nam - Belize
  Paraguay 30/5/1995 Xem Quan hệ Việt Nam - Paraguay
  Hoa Kỳ 12/7/1995 Xem Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (Đối tác Chiến lược Toàn diện từ năm 2023)
  Barbados 25/8/1995 Xem Quan hệ Việt Nam - Barbados
  Saint Vincent và Grenadines 18/12/1995 Xem Quan hệ Việt Nam - Saint Vincent và Grenadines
  Haiti 26/9/1997 Xem Quan hệ Việt Nam - Haiti
  Suriname 19/12/1997 Xem Quan hệ Việt Nam - Suriname
  Honduras 17/5/2005 Xem Quan hệ Việt Nam - Honduras
  Cộng hòa Dominica 7/7/2005 Xem Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica
  El Salvador 16/1/2010 Xem Quan hệ Việt Nam - El Salvador
  Saint Kitts và Nevis 1/11/2013 Xem Quan hệ Việt Nam - Saint Kitts và Nevis
  Dominica 1/11/2013 Xem Quan hệ Việt Nam - Dominica
  Antigua và Barbuda 8/11/2013 Xem Quan hệ Việt Nam - Antigua và Barbuda
  Saint Lucia 26/6/2018[18] Xem Quan hệ Việt Nam - Saint Lucia
  Bahamas 6/1/2023 Xem Quan hệ Việt Nam - Bahamas

Ngày 6/1, tại trụ sở Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thay mặt Chính phủ Việt Nam và Đại sứ Stan Oduma Smith, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Bahamas tại Liên hợp quốc, thay mặt Chính phủ Bahamas, đã ký “Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Bahamas”.[19]

  Trinidad và Tobago 1/2/2023 Xem Quan hệ Việt Nam - Trinidad và Tobago

Ngày 1/2/2023 (giờ Mỹ), tại trụ sở Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ở New York, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thay mặt Chính phủ Việt Nam và Đại sứ Dennis Francis Smith, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Trinidad & Tobago tại Liên Hợp Quốc, thay mặt Chính phủ Trinidad & Tobago, đã ký “Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Trinidad & Tobago”.[20]

Châu Âu sửa

Quốc gia Ngày bắt đầu quan hệ ngoại giao[14] Ghi chú
  Nga (trước là
  Liên Xô  Nga Xô viết)
30/1/1950 Xem Quan hệ Việt – Nga (Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2012)
  • Nga từng là đồng minh quan trọng nhất của Việt Nam.
  • Ngày 30/1/1950, Liên Xô mở đại sứ quán tại miền Bắc.[21]
  Cộng hòa Séc 2/2/1950 Xem Quan hệ Việt Nam – Séc

Trước là   Tiệp Khắc

  Tiệp Khắc
  Slovakia
2/2/1950 Xem Quan hệ Việt Nam – Slovakia
  Hungary 3/2/1950 Xem Quan hệ Việt Nam - Hungary
  România 3/2/1950 Xem Quan hệ Việt Nam - România
  Ba Lan 4/2/1950 Xem Quan hệ Việt Nam - Ba Lan
  Bulgaria 8/2/1950 Xem Quan hệ Việt Nam – Bulgaria
  • Bulgaria có đại sứ quán tại Hà Nội.[22]
  • Việt Nam có đại sứ quán tại Sofia.[23]
  • Năm 2006, Chính phủ Bulgaria đồng ý thỏa thuận hợp tác y tế với Việt Nam. Kế hoạch hợp tác kéo dài 2 năm trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu trong dịch vụ y tế công, chăm sóc bệnh nhân nội trú và ngoại trú, an ninh lương thực và đào tạo nhân lực ngành y tế.[24]
  Albania 11/2/1950 Xem Quan hệ Việt Nam – Albania
  Serbia (trước là   Nam Tư) 10/3/1957 Xem Quan hệ Việt Nam – Serbia
  • Serbia đại diện ngoại giao tại Việt Nam thông qua đại sứ quán ở Jakarta (Indonesia).
  • Việt Nam đại diện ngoại giao tại Serbia thông qua đại sứ quán ở Bucharest (Romania).
  Thụy Điển 11/1/1969 Xem Quan hệ Việt Nam – Thụy Điển
  • Thụy Điển từng ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam trong và sau chiến tranh.
  • Thụy Điển có đại sứ ở Hà Nội, Việt Nam (đại sứ tạm ngừng hoạt động vì thiếu kinh phí trong năm 2010 – cuối năm 2011, hoạt động trở lại vào đầu năm 2012) và lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Việt Nam cũng có Đại sứ ở Stockholm, Thụy Điển.
  Thụy Sĩ 11/10/1971 Xem Quan hệ Việt Nam – Thụy Sĩ
  Đan Mạch 25/11/1971 Xem Quan hệ Việt Nam – Đan Mạch (Đối tác toàn diện từ năm 2013)
  Na Uy 25/11/1971 Xem Quan hệ Việt Nam - Na Uy
  Áo 1/12/1972 Xem Quan hệ Việt Nam - Áo
  Phần Lan 25/1/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Phần Lan
  Bỉ 22/3/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Bỉ
  Ý 23/3/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Ý (Đối tác chiến lược từ năm 2013)
  Hà Lan 9/4/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Hà Lan
  Pháp 12/4/1973 Xem Quan hệ Việt Nam – Pháp (Đối tác chiến lược từ năm 2013)
  Iceland 5/8/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Iceland
  Vương quốc Anh 11/9/1973 Xem Quan hệ Việt Nam – Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Đối tác chiến lược từ năm 2010)
  Luxembourg 15/11/1973 Xem Quan hệ Việt Nam – Luxembourg
  • Luxembourg đại diện ngoại giao tại Việt Nam thông qua đại sứ quán ở Bắc Kinh, Trung Quốc.[26]
  • Việt Nam đại diện ngoại giao tại Luxembourg thông qua đại sứ quán ở Brussels, Bỉ.[27]
  Malta 14/11/1974 Xem Quan hệ Việt Nam - Malta
  Hy Lạp 15/4/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Hy Lạp
  Bồ Đào Nha 1/7/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Bồ Đào Nha
  Đức 3/2/1955 (lúc đầu là Đông Đức)
23/9/1975 (chính thức)
Xem Quan hệ Việt Nam – Đức (Đối tác chiến lược từ năm 2011)

Đức có đại sứ quán ở Hà Nội.
Việt Nam có đại sứ quán ở Berlin và tổng lãnh sự quán ở Frankfurt.

  Síp 1/12/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Síp
  Tây Ban Nha 23/5/1977 Xem Quan hệ Việt Nam - Tây Ban Nha (Đối tác chiến lược từ năm 2009)
  Ukraina 1950 (trước là   CHXHCNXV Ukraina)
23/1/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Ukraina (Đối tác toàn diện từ năm 2011)
  Belarus 1950 (trước là   CHXHCNXV Byelorussia)
24/1/1992[28]
Xem Quan hệ Việt Nam - Belarus

Hai bên từng thiết lập quan hệ ngoại giao vào 30/1/1950 kể từ Liên Xô, Sau vụ Đảo chính 1991 thì hai bên cắt đứt lần đầu vào tháng 8/1991 sau đó thiết lập lại vào 24/1/1992 để khắc phục hậu quả thời Hậu Xô viết.
Từ năm 1997, Belarus có đại sứ quán tại Hà Nội.[29]
Từ tháng 11 năm 2003, Việt Nam có đại sứ quán ở Minsk.[30]

  Latvia 1950 (trước là   CHXHCNXV Latvia)
12/2/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Latvia
  Estonia 1950 (trước là   CHXHCNXV Estonia)
20/2/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Estonia
  Litva 1950 (trước là   CHXHCNXV Litva)
18/3/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Litva
  Moldova 1950 (trước là   CHXHCNXV Moldavia)
11/6/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Moldova
  Gruzia 1950 (trước là   CHXHCNV Gruzia)
30/6/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Gruzia
  Armenia 1950 (trước là   CHXHCNXV Armenia)
14/7/1992
Xem Quan hệ Việt Nam - Armenia

Quan hệ ngoại giao giữa Armenia và Việt Nam được thiết lập lần đầu vào năm 1950 kể từ thời Xô viết, Sau khi Liên Xô tan rã thì chính thức vào ngày 14 tháng 7 năm 1992.[31] Việt Nam có đại diện tại Armenia thông qua đại sứ quán ở Moscow, Nga.[32] Armenia có đại sứ quán ở Hà Nội.

  Slovenia 7/6/1994 Xem Quan hệ Việt Nam - Slovenia
  Bắc Macedonia 10/6/1994 Xem Quan hệ Việt Nam - Bắc Macedonia
  Croatia 1/7/1994 Xem Quan hệ Việt Nam - Croatia
  Bosna và Hercegovina 26/1/1996 Xem Quan hệ Việt Nam - Bosna và Hercegovina
  Ireland 5/4/1996 Xem Quan hệ Việt Nam - Ireland
  Montenegro 4/8/2006 Xem Quan hệ Việt Nam - Montenegro
  Andorra 12/6/2007 Xem Quan hệ Việt Nam - Andorra
  San Marino 6/7/2007 Xem Quan hệ Việt Nam - San Marino
  Monaco 29/11/2007 Xem Quan hệ Việt Nam - Monaco
  Liechtenstein 2/7/2008 Xem Quan hệ Việt Nam - Liechtenstein
   Vatican Chưa thiết lập quan hệ ngoại giao Xem Quan hệ Việt Nam - Tòa Thánh

Sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, Khâm sứ Tòa Thánh đã bị buộc phải rời Việt Nam. Từ đó, Khâm sứ Tòa Thánh không có quyền hạn như đại sứ, không phải là đại diện ngoại giao của một Nhà nước, các Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam không bị đàn áp, nhưng vẫn không được hoạt động kể từ năm 1975.[33] Vào 1/2011, Tòa Thánh bổ nhiệm đầu tiên làm "Sứ thần Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam" là Tổng Giám mục Leopoldo Girelli. Ông là Tổng Giám mục đầu tiên kiêm nhiệm vai trò khác như Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore và Khâm sứ Tòa Thánh tại Malaysia, từ năm 2011 đến năm 2017. Vào tháng 5/2018, Tòa Thánh bổ nhiệm Tổng giám mục Marek Zalewski làm Sứ thần Tòa Thánh thứ hai tại Việt Nam.

Châu Phi sửa

Quốc gia Ngày bắt đầu quan hệ ngoại giao[14] Ghi chú
  Guinée 9/10/1958 Xem Quan hệ Việt Nam - Guinée
  Mali 30/10/1960 Xem Quan hệ Việt Nam - Mali
  Maroc 27/3/1961 Xem Quan hệ Việt Nam - Maroc
  Cộng hoà Dân chủ Congo 13/4/1961 Xem Quan hệ Việt Nam - Cộng hoà Dân chủ Congo
  Algérie 28/10/1962 Xem Quan hệ Việt Nam - Algérie
  Ai Cập 1/9/1963 Xem Quan hệ Việt Nam - Ai Cập
  Cộng hòa Congo 16/7/1964 Xem Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Congo
  Tanzania 14/2/1965 Xem Quan hệ Việt Nam - Tanzania
  Mauritanie 15/3/1965 Xem Quan hệ Việt Nam - Mauritanie
  Ghana 25/3/1965 Xem Quan hệ Việt Nam - Ghana
  Sudan 26/8/1969 Xem Quan hệ Việt Nam - Sudan
  Sénégal 29/12/1969 Xem Quan hệ Việt Nam - Sénégal
  Somalia 7/6/1970 Xem Quan hệ Việt Nam - Somalia
  Cameroon 30/8/1972 Xem Quan hệ Việt Nam - Cameroon
  Guinea Xích Đạo 1/9/1972 Xem Quan hệ Việt Nam - Guinea Xích Đạo
  Zambia 15/9/1972 Xem Quan hệ Việt Nam - Zambia
  Tunisia 15/12/1972 Xem Quan hệ Việt Nam - Tunisia
  Madagascar 19/12/1972 Xem Quan hệ Việt Nam - Madagascar
  Uganda 9/2/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Uganda
  Benin 14/3/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Benin
  Guiné-Bissau 30/9/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Guiné-Bissau
  Burkina Faso 16/11/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Burkina Faso
  Gambia 30/11/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Gambia
  Gabon 9/1/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Gabon
  Togo 8/2/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Togo
  Niger 7/3/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Niger
  Libya 15/3/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Libya
  Burundi 16/4/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Burundi
  Mozambique 25/6/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Mozambique
  Cabo Verde 8/7/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Cabo Verde
  Rwanda 30/9/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Rwanda
  Bờ Biển Ngà 6/10/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Bờ Biển Ngà
  Angola 12/11/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - Angola
  Ethiopia 23/2/1976 Xem Quan hệ Việt Nam - Ethiopia
  Nigeria 25/5/1976 Xem Quan hệ Việt Nam - Nigeria
  São Tomé và Príncipe 6/11/1976 Xem Quan hệ Việt Nam - São Tomé và Príncipe
  Sierra Leone 24/6/1978 Xem Quan hệ Việt Nam - Sierra Leone
  Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy 2/3/1979 Xem Quan hệ Việt Nam - Sahrawi
  Seychelles 16/8/1979 Xem Quan hệ Việt Nam - Seychelles
  Zimbabwe 24/7/1981 Xem Quan hệ Việt Nam - Zimbabwe
  Tchad 5/10/1981 Xem Quan hệ Việt Nam - Tchad
  Namibia 21/3/1990 Xem Quan hệ Việt Nam - Namibia
  Djibouti 30/4/1991 Xem Quan hệ Việt Nam - Djibouti
  Eritrea 20/7/1993 Xem Quan hệ Việt Nam - Eritrea
  Nam Phi 22/12/1993 Xem Quan hệ Việt Nam - Nam Phi (Đối tác toàn diện từ năm 2004)
  Mauritius 4/5/1994 Xem Quan hệ Việt Nam - Mauritius
  Kenya 21/12/1995 Xem Quan hệ Việt Nam - Kenya
  Lesotho 6/1/1998 Xem Quan hệ Việt Nam - Lesotho
  Trung Phi 10/11/2008 Xem Quan hệ Việt Nam - Trung Phi
  Botswana 11/2/2009 Xem Quan hệ Việt Nam - Botswana
  Eswatini 21/5/2013 Xem Quan hệ Việt Nam - Eswatini
  Comoros 25/9/2015 Xem Quan hệ Việt Nam - Comoros
  Liberia 28/6/2016 Xem Quan hệ Việt Nam - Liberia
  Nam Sudan 21/2/2019 Xem Quan hệ Việt Nam - Nam Sudan
  • Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra tuyên bố như sau: "Với lòng mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Nam Sudan, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận Nam Sudan là Nhà nước độc lập, có chủ quyền và sẵn sàng thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Nam Sudan".[34] 
  • Nhân dịp Nam Sudan chính thức tuyên bố độc lập, ngày 10/7/2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi điện mừng đến Salva Kiir Mayardit, Tổng thống Nam Sudan.[35]
  • Ngày 21/2/2019, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (TLQHNG), thông cáo chung về việc TLQHNG được ký tại trụ sở Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.[36]
  Malawi Chưa thiết lập quan hệ ngoại giao Xem Quan hệ Việt Nam - Malawi
  • Việt Nam và Malawi chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 10/2011, hai bên đã thống nhất dự thảo thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao và hoàn tất thủ tục ủy quyền cho Đại sứ, Trưởng Phái đoàn mỗi nước tại New York ký TC thiết lập QHNG. Tuy nhiên do vấn đề nội bộ, phía Malawi chưa thực hiện được. Đến nay hai nước đang trong quá trình khởi động lại việc TLQHNG.[37]
  • Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Malawi còn ở mức rất khiêm tốn. Kim ngạch thương mại song phương khoảng hơn 3 triệu USD (2017), Việt Nam thu nhập khoảng 2,5 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu là nguyên phụ liệu thuốc lá, bông và đậu tương.[37] 
  • Hiện hai nước trao đổi chủ yếu qua kênh Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc. Đại sứ quán Việt Nam tại Mô-dăm-bích được giao theo dõi Malawi.[37]
  • Ngày 23/9/2022, bên lề Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 77, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Malawi. Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Malawi Nency Tembo, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề nghị hai bên sớm ký Thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao; thông báo Việt Nam đang hoàn tất việc cử quan sát viên tại Liên minh châu Phi; cảm ơn sự ủng hộ của Malawi và mong muốn cùng Malawi thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Hai bên tin tưởng quan hệ chính trị-ngoại giao tốt đẹp sẽ là nền tảng cho phát triển kinh tế, thương mại trong thời gian tới.[38]

Châu Đại Dương sửa

Quốc gia Ngày bắt đầu quan hệ ngoại giao[14] Ghi chú
  Úc 26/2/1973 Xem Quan hệ Việt Nam - Úc (Đối tác chiến lược từ năm 2018)
  New Zealand 19/6/1975 Xem Quan hệ Việt Nam - New Zealand (Đối tác chiến lược từ năm 2020)
  Vanuatu 3/3/1982 Xem Quan hệ Việt Nam - Vanuatu
  Papua New Guinea 3/11/1989 Xem Quan hệ Việt Nam - Papua New Guinea
  Quần đảo Marshall 1/7/1992 Xem Quan hệ Việt Nam - Quần đảo Marshall
  Fiji 14/5/1993 Xem Quan hệ Việt Nam - Fiji
  Samoa 9/3/1994 Xem Quan hệ Việt Nam - Samoa
  Micronesia 22/9/1995 Xem Quan hệ Việt Nam - Micronesia
  Quần đảo Solomon 30/10/1996 Xem Quan hệ Việt Nam - Quần đảo Solomon
  Nauru 21/6/2006 Xem Quan hệ Việt Nam - Nauru
  Palau 18/8/2008 Xem Quan hệ Việt Nam - Palau
  Kiribati 15/9/2014 Xem Quan hệ Việt Nam - Kiribati
  Quần đảo Cook 26/4/2022 Xem Quan hệ Việt Nam - Quần đảo Cook
  Tonga 21/9/2023 Xem Quan hệ Việt Nam - Tonga
  Tuvalu Chưa thiết lập quan hệ ngoại giao Xem Quan hệ Việt Nam - Tuvalu

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Ngoại giao Việt Nam: 75 năm đồng hành cùng dân tộc”.
  2. ^ [1] Chính sách đối ngoại của chính phủ Việt Nam
  3. ^ Zhai, Qiang. China and the Vietnam Wars, 1950-1975. Chapel Hill: The University of North Carolina Press, 2000
  4. ^ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
  5. ^ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2014
  6. ^ [2] Lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam
  7. ^ “Việt Nam - Pháp: Đối tác chiến lược”. Người Lao động. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  8. ^ [3] Việt Nam và Indonesia trở thành đối tác chiến lược
  9. ^ “Internet Archive Wayback Machine”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2014. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ “Xu hướng mới: Đối tác chiến lược thay cho liên minh quân sự”. Thanh Niên Online. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  11. ^ a b c d http://nghiencuuquocte.org/2017/03/04/dai-chien-luoc-cho-viet-nam-trong-tk-21/
  12. ^ http://www.tuyengiao.vn/Home/khoagiao/84466/Vi-muc-tieu-dan-giau-nuoc-manh-dan-chu-cong-bang-van-minh
  13. ^ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/can-bang-quan-he-de-phuc-vu-loi-ich-dan-toc/956229.html
  14. ^ a b c d e f http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/
  15. ^ Pham Thi Thu Thuy (2 tháng 8 năm 2013). “The colorful history of North Korea-Vietnam relations”. NKNews.org. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2013.
  16. ^ “Vietnam to build high-speed rail - Travel”. Smh.com.au (bằng tiếng Anh). 7 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2018.
  17. ^ “Ministry of Foreign Affairs, Republic of Korea-Asia Pacific”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2015.
  18. ^ Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Saint Lucia
  19. ^ “Việt Nam và Bahamas thiết lập quan hệ ngoại giao”.
  20. ^ “Việt Nam và Trinidad & Tobago thiết lập quan hệ ngoại giao”.
  21. ^ “Vietnam-Russia traditional ties reach new heights”. Embassy of Vietnam in the United States of America. ngày 5 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2007.
  22. ^ “Bulgarian embassy in Hanoi”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2013.
  23. ^ Vietnamese Ministry of Foreign Affairs about relations with Bulgaria
  24. ^ “Bulgaria, Vietnam to Cooperate in Healthcare - Novinite.com - Sofia News Agency”. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  25. ^ Danish embassy in Hanoi[liên kết hỏng]
  26. ^ "Embassy Information", EmabssyInformation.com, retrieved ngày 28 tháng 4 năm 2009.
  27. ^ "List of Vietnamese Embassies and Consulates abroad" Lưu trữ 2007-06-16 tại Archive.today, 48th International Mathematical Olympiad, retrieved ngày 28 tháng 4 năm 2009.
  28. ^ “- VIETNAM - BELARUS RELATIONS”. Mofa.gov.vn.
  29. ^ “Political Relations between Belarus and Vietnam - Embassy of the Republic of Belarus in Socialist Republic of Vietnam”. Vietnam.mfa.gov.by. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2018.
  30. ^ “Vietnamese embassy in Minsk”. Vietnamembassy-belarus.org. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
  31. ^ “- VIETNAM AND THE REPUBLIC OF ARMENIA RELATIONS”. Mofa.gov.vn. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2018.
  32. ^ “Vietnam - Bilateral Relations - Ministry of Foreign Affairs of the Republic of Armenia”. Mfa.am. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
  33. ^ Antonio G. Filipazzi, Rappresentanze e Rappresentanti Pontifici dalla seconda metà del XX secolo (Libreria Editrice Vaticana 2006 ISBN 88-209-7845-8), p. X, XII, XV, 189
  34. ^ “Việt Nam công nhận nhà nước Nam Xu-đăng”.
  35. ^ “Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết điện mừng đến Ngài Xan-va Ki May-a-dít, Tổng thống Nam Xu-đăng”.
  36. ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040819100948/nr190426155043/ns190426161213/view
  37. ^ a b c “TLCB Malawi tháng 8/2020”.
  38. ^ “Việt Nam tăng cường hợp tác với Hà Lan và các nước châu Phi”.