Mời mọi người tham gia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:13, ngày 1 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đổi tên chuỗi bài về đường phố Hà Nội sửa

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Đổi tên chuỗi bài đường phố Hà Nội như đề xuất, sử dụng dấu phẩy (",") phân cách giữa tên đường và tên tỉnh/thành phố. --NXL (thảo luận) 17:42, ngày 9 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Hiện nay chuỗi bài về đường phố Hà Nội tại Thể loại:Đường phố Hà Nội đang được đặt tên theo dạng "ABC", "ABC (phố Hà Nội)" hoặc "ABC (đường Hà Nội)". Để đồng nhất với chuỗi bài về đường phố của các thành phố khác như trong Thể loại:Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, Thể loại:Đường phố Hồng Kông hay Thể loại:Đường phố Paris (và để theo bên en), tôi kiến nghị được đổi tên các bài trong chuỗi bài về đường phố Hà Nội thành dạng "Phố ABC", "Đường ABC", "Phố ABC, Hà Nội" hoặc "Đường ABC, Hà Nội". Một vài ví dụ như dưới đây:

Ngoài ra đang có sự không đồng nhất giữa việc sử dụng dấu phẩy hay ngoặc đơn để phân tách tên đường và tên thành phố, nhờ mọi người góp ý luôn. Hầu hết các bài bên en đều sử dụng dấu phẩy, tuy nhiên vẫn có một số ít bài sử dụng ngoặc đơn. Nếu lựa chọn dấu phẩy để phân tách thì chuỗi bài trong Thể loại:Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ được đổi lại tên.

Đổi tên chuỗi bài đường phố Hà Nội sửa

Đồng ý luôn
Không đồng ý

Sử dụng dấu phân cách giữa tên đường và tên tỉnh/thành phố sửa

Dấu phẩy
Dấu ngoặc đơn

Ý kiến sửa

Nếu ai đồng ý, phản đối hoặc có ý kiến gì thì hãy nêu bên dưới này ạ. Quyết định sẽ được đưa ra sau 7 ngày, xin cảm ơn mọi người nhiều. – NXL (thảo luận) 13:28, ngày 2 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

  Ý kiến Phố Trịnh Công Sơn đủ rồi, không biết cần "Phố Trịnh Công Sơn, Hà Nội" để làm gì? Hình như nếu không bị trùng thì không cần chú thêm thông tin thừa. P.T.Đ (thảo luận) 14:15, ngày 2 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ tên đường phố là danh nhân thì nên bỏ qua quy tắc "không có bài trùng thì không cần ghi chú gì đằng sau", vì rõ ràng thực tế tên một danh nhân được đặt đầy rẫy khắp đất nước này. Ví dụ cái tên đường mà tôi cho là được đặt nhiều nhất đất nước (chắc) là "Hùng Vương", kể cả chỉ có tồn tại một bài về một đường Hùng Vương ở Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh thì cũng nên ghi chú hẳn ra ở tên bài. --NXL (thảo luận) 05:19, ngày 3 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nếu chỉ có mình phố Trịnh Công Sơn ở HN là đủ nổi bật để có bài trên Wikipedia thì không cần thêm hậu tố tên thành phố làm gì; tại vì phố TCS ở những thành phố khác có đủ nổi bật để lên bài đâu. Nếu giả sử có 2 bài về phố TCS thì phố nào nổi hơn sẽ mang tên Phố Trịnh Công Sơn, phố ít nổi hơn sẽ được kẹp thêm hậu tố tên thành phố. Hậu tố trên Wikipedia là để phân biệt giữa thứ ít nổi với thứ nổi. Cái nổi sẽ quang minh chính đại được độc chiếm tên bài (vd en:Oxford Street), cái nào ít nổi mới bị gắn hậu tố (vd Oxford Street còn là tên của 4 con đường khác trong en:Oxford Street (disambiguation)).  Băng Tỏa  03:35, ngày 6 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

The Call for Feedback: Board of Trustees elections is now closed sửa

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

The Call for Feedback: Board of Trustees elections is now closed. This Call ran from 10 January and closed on 16 February 2022. The Call focused on three key questions and received broad discussion on Meta-wiki, during meetings with affiliates, and in various community conversations. The community and affiliates provided many proposals and discussion points. The reports are on Meta-wiki.

This information will be shared with the Board of Trustees and Elections Committee so they can make informed decisions about the upcoming Board of Trustees election. The Board of Trustees will then follow with an announcement after they have discussed the information.

Thank you to everyone who participated in the Call for Feedback to help improve Board election processes.

Best,

Movement Strategy and Governance

RamzyM (WMF) 08:39, ngày 3 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Không thể bắt đầu bản dịch và lỗi "critical error" sửa

 
Hình minh hoạ

Không biết ở đây đã có ai gặp phải vấn đề tương tự như thế này chưa? Dùng công cụ dịch để dịch bài thì:

  • Xuất hiện thông báo: Trang này đang được XYZ biên dịch. Xin vui lòng hợp tác với người dùng đã tạo ra bản dịch hiện tại.
  • Báo lỗi: Critical error: Content translation failed to load due to internal server error.
  • Nội dung bài dịch không hiển thị

Như vậy có nghĩa là nếu có một người đã dùng công cụ để dịch bài ABC và nó được tự động lưu thành bản dịch nháp của người đó (họ chưa đăng bài lên trang chính hay trang con thành viên) thì không thể có người thứ hai cũng dùng công cụ để dịch bài đó một cách hoàn toàn độc lập với người thứ nhất? Hay nói cách khác là không thể có hơn 01 người dùng công cụ để dịch bài ABC? Không rõ "hợp tác" ở đây là hợp tác thế nào? Tôi thử tìm hiểu qua thì có vẻ để người thứ hai có thể bắt đầu một bản dịch hoàn toàn độc lập với người thứ nhất thì chỉ có cách là người thứ hai phải liên hệ với người thứ nhất và nhờ họ xoá bản nháp của mình trong công cụ dịch. Hoặc là phải chờ... 1 năm khi bản nháp của người thứ nhất được tự động xoá đi? (xem tại đây) Trường hợp của tôi thì tôi đã nhắn bạn XYZ kia trên trang thảo luận, nhưng bạn ấy đã hơn 6 tháng rồi không lên wiki (và cũng có vẻ là người sẽ không thường xuyên check mail) nên khả năng cao là tôi sẽ không bao giờ nhận được hồi âm; tôi cũng không thấy tuỳ chọn "gửi thư cho người dùng này" trên trang thành viên của bạn ấy nên cũng không có cách nào khác để liên hệ. Nếu không có cách giải quyết nào thì đương nhiên phải dịch chay thôi, tuy nhiên với những bài dài thì khoản thêm nguồn & liên kết bài sẽ vất vả, và dù sao thì đây cũng là một lỗi khá khó chịu & vô lý của công cụ dịch. – dawn, 15:01, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Dawnie t: Xem T298244. Hiện vấn đề này chưa có hướng giải quyết. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 15:09, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
...nhưng hình như tôi không gặp lỗi. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 15:20, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
À không, do tôi không rành khoản đăng ảnh chụp màn hình nên mạn phép mượn ảnh của một thành viên bên enwiki cũng gặp vấn đề tương tự. Bài tôi muốn dịch là bài khác. – dawn, 15:29, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Dawnie t: Bạn thử chép nội dung bài vào trang nháp ở enwiki rồi dịch trang nháp đó xem (nhớ ghi công trong tóm lược). Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 15:40, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh Xem ra cách này có vẻ thực hiện được, nhưng không biết tạo một trang nháp với nội dung y như bài ở trang chính thì có vấn đề gì không nhỉ? Bạn có thể gợi ý xem nên ghi công trong tóm lược như thế nào không? – dawn, 15:51, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Dawnie t: Xem en:WP:CWW. Một câu ngắn gọn là được. NguoiDungKhongDinhDanh Name me 16:00, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh Đã xong, thực sự cảm ơn bạn nhiều. À mà đọc bài bạn dẫn ra kia mới thấy, bài dịch là tác phẩm phái sinh từ bài gốc, do đó (bắt buộc?) phải ghi công khi dịch bài từ wiki ngôn ngữ khác bằng cách ghi trong tóm lược sửa đổi (thường là chỉ cần sửa đổi đầu) hoặc thêm bản mẫu Bản mẫu:Bài dịch vào trang thảo luận của bài. Mà theo tôi thấy thì chẳng mấy ai làm thế... (bản thân tôi hồi mới vào wiki thì vẫn luôn dùng bản mẫu bài dịch nhưng bây giờ cũng không làm nữa :v) Vậy có nghĩa là trên Wikipedia tiếng Việt đang tràn ngập nội dung/bài viết vi phạm bản quyền? Những bài dịch từ wiki ngôn ngữ khác (chủ yếu là enwiki) ấy. – dawn, 16:18, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Dawnie t: Đúng, vì chép nội dung CC BY-SA không ghi công là một dạng vi phạm bản quyền. Việc dùng tóm lược và trang thảo luận để ghi công đều có lý do cả, nhưng không rõ vì lý do gì mà số người chịu ghi công cứ giảm dần, đến tóm lược cũng không thèm dùng nữa. Việc sử dụng tóm lược được coi là một trong những phẩm chất quan trọng để trở thành bảo quản viên bên enwiki. Bất cứ ai có số lần sử dụng tóm lược dưới 90% trở xuống là đã mất chắc chục người ủng hộ. Ngoài lề, từ khi hiểu hơn về mấy vấn đề bản quyền tôi luôn dùng tóm lược khi sửa đổi. NguoiDungKhongDinhDanh Name me 16:26, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh Chà, nếu vậy thì việc ghi công nên trở thành một tiêu chí đối với những bài dịch đem ra ứng cử tốt/chọn lọc nhỉ. Vì một bài viết chất lượng mà vỡ lẽ ra chỉ là hàng vi phạm bản quyền thì không hay tý nào. Việc số người ghi công giảm tôi nghĩ đơn giản là do họ lười & không thấy được tầm quan trọng của nó. P/s: Nhìn số liệu edit summary của bạn đáng ngưỡng mộ thật đấy. – dawn, 16:36, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nên vậy, nhưng nếu tôi nhớ không nhầm thì một đề xuất trước đây về vấn đề "ghi công" từng bị phản đối dữ dội. Về tóm lược sửa đổi, đây là số liệu của một hành chính viên bên enwiki. NguoiDungKhongDinhDanh Name me 16:44, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

...nói đi cũng phải nói lại, tóm lược mặc định của Dịch nội dung đã đủ đáp ứng điều kiện ghi công rồi, nên thực ra số vi phạm cũng không phải nhiều lắm (so với tổng). NguoiDungKhongDinhDanh Name me 16:27, ngày 4 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@NguoiDungKhongDinhDanh Tôi cũng dịch một vài bài bên en mà chưa bài nào gắn bản mẫu cả. Chủ yếu do lười :) – I am I (thảo luận) 02:34, ngày 5 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Bên mình, nhiều người cũng hay quên ghi công như thế nhưng gần như chả sao cả. Bên enwiki làm rất chặt chuyện ghi công. – Thingofme (thảo luận) 03:12, ngày 5 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Còn đây là số liệu của một BQV bên viwiki. Các sửa đổi có tính chất tóm lược sửa đổi không phải lúc nào cũng mang tính ghi công, khá nhiều trong số đó mang tính "giải thích" nhiều hơn. Đối với các dự án đông thành viên hoạt động thì việc "giải thích" này giúp giảm bớt tải lượng sửa đổi cần phải tuần tra hơn. Ở Wikipedia tiếng Việt, nhiều người quen mặt nhau quá nên nhiều khi không cần tóm lược sửa đổi làm gì. Có người còn dùng "sửa đổi nhỏ" thay cho tóm lược sửa đổi như một thói quen. – Nguyenhai314 (thảo luận) 04:09, ngày 5 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Bên mình cũng kiểu vài bảo quản viên hoạt động thường xuyên, xem ra khoảng >100 thành viên thôi nên người ta dễ hiểu nhau (với các tv thực hiện thường xuyên) mà. – Thingofme (thảo luận) 07:06, ngày 5 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi biết tóm lược dùng để làm gì, cảm ơn bạn. Người Dùng Không Định Danh? 08:47, ngày 5 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Hình ảnh thương hiệu sửa

Tôi thấy tập tin này nhìn giống như là được cắt ghép từ những hình khác nhau. Mong mọi người có thể vào thẩm định và đưa ra hướng giải quyết tập tin dạng này có được cho phép ở Wikipedia không ạ???? DoraMoon (thảo luận) 23:43, ngày 6 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@DoraMoon: Về cơ bản thì logo của HTV3 không đủ phức tạp để bảo hộ bản quyền nên việc làm tác phẩm phái sinh không bị coi là vi phạm. Điều đó cũng có nghĩa là có thể tải trực tiếp logo này lên Commons (ví dụ). Tôi đã xoá hình theo WP:TT8, nhưng bản thân hình không trực tiếp vi phạm gì cả. Nếu bạn muốn hỏi về các logo phức tạp hơn, thì các tác phẩm phái sinh từ tác phẩm có bản quyền bị coi là vi phạm bản quyền và sẽ bị xoá. NguoiDungKhongDinhDanh Name me 06:56, ngày 7 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tiện thể, bạn tìm giúp logo kênh và tải lên Commons được không? Nhìn đống logo này tôi hơi rối... Danh tl 07:01, ngày 7 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
thật ra logo HTV3 thì góc phải tivi thì như này nhưng trong quảng cáo và hình hiệu giới thiệu chương trình thì như vầy. Tôi cũng chẳng biết nên dùng logo nào làm chính thức trong infobox. Tôi từng lấy logo trên Commons đặt vào infobox nhưng có mấy bạn không chịu vì nó không giống như logo góc phải trên truyền hình.DoraMoon (thảo luận) 08:16, ngày 7 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@DoraMoon Theo mình, nếu nó đã có hình trên Common thì lôi ra dùng thôi. – I am I (thảo luận) 08:28, ngày 7 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@DoraMoon: Bạn cứ tải cả hai (chỉ hình đơn giản), kèm {{PD-ineligible}} và {{TM}}. Người Dùng Không Định Danh? 08:59, ngày 7 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Invitation to Hubs event: Global Conversation on 2022-03-12 at 13:00 UTC sửa

Hello!

The Movement Strategy and Governance team of the Wikimedia Foundation would like to invite you to the next event about "Regional and Thematic Hubs". The Wikimedia Movement is in the process of understanding what Regional and Thematic Hubs should be. Our workshop in November was a good start (read the report), but we're not finished yet.

Over the last weeks we conducted about 16 interviews with groups working on establishing a Hub in their context (see Hubs Dialogue). These interviews informed a report that will serve as a foundation for discussion on March 12. The report is planned to be published on March 9.

The event will take place on March 12, 13:00 to 16:00 UTC on Zoom. Interpretation will be provided in French, Spanish, Arabic, Russian, and Portuguese. Registration is open, and will close on March 10. Anyone interested in the topic is invited to join us. More information on the event on Meta-wiki.

Best regards,

Kaarel Vaidla
Movement Strategy

09:56, ngày 7 tháng 3 năm 2022 (UTC)

21:16, ngày 7 tháng 3 năm 2022 (UTC)

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Hiện tại các thể loại con nằm trong Thể loại:Phim theo quốc tịch đạo diễnThể loại:Phim theo đạo diễn đang không có sự đồng bộ về tên.

Các thể loại con đang được đặt tên ở dạng:

  • Films by ABC directors‎ =
  1. Phim của đạo diễn ABC
  2. Phim do người ABC làm đạo diễn‎
  • Films directed by ABC =
  1. Phim của ABC
  2. Phim do ABC đạo diễn‎
  3. Phim do ABC làm đạo diễn
  4. Phim đạo diễn bởi ABC

Mong cộng đồng cùng thảo luận tìm ra giải pháp đồng bộ hợp lý nhất. Thảo luận sẽ kết thúc vào lúc 07:30, ngày 19 tháng 3 năm 2022 (UTC). –  Ikid Kaido  07:30, ngày 9 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Ikidkaido Bạn muốn 1 cuộc biểu quyết chính thức như bên trên hay đơn giản là 1 cuộc thảo luận đơn thuần? – I am I (thảo luận) 13:38, ngày 9 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi: Một cuộc thảo luận để tìm ra phương án cụ thể nào đó để đồng bộ tên thể loại thôi. Mình đã đăng sai chỗ sao? –  Ikid Kaido  15:15, ngày 9 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Ikidkaido À không, nếu bạn muốn tạo cuộc thảo luận cộng đồng thì phải tuân thủ các bước như trong Wikipedia:Thảo luận cộng đồng nhé. – I am I (thảo luận) 15:19, ngày 9 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi: Nếu là một cuộc thảo luận để "đồng thuận" = chốt cái gì đó thì mới dùng quy định. Thảo luận này chỉ đơn thuần là hỏi ý kiến và trao đổi để xem phương án nào là hợp lý, chưa đến mức kêu gọi chốt phương án. P.T.Đ (thảo luận) 23:10, ngày 9 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Theo kinh nghiệm lâu năm của tôi, 90% các thảo luận suông suông sẽ bị chết yểu vì chả ai care. Muốn xúc tiến cái gì thì phải có phương án rõ ràng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:37, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Ikidkaido: Nếu đã quyết định áp dụng quy định thì bạn thêm ghi chú thời gian nhé. P.T.Đ (thảo luận) 04:23, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Đã thêm thời gian kết thúc thảo luận. –  Ikid Kaido  04:27, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

  Ý kiến Đề xuất của bạn là gì? Nói thảo luận suông suông mà không có đề xuất thì đừng bất ngờ khi nó chết yểu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:48, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Nguyentrongphu: Mình ko có đề xuất nào cả (-__-) và có vẻ nó đang chết yểu thật rồi. Cho mình xin kinh nghiệm chống thảo luận bị chết yểu với. (^_^) –  Ikid Kaido  09:29, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu Tôi đã hỗ trợ thành viên đưa ra đề xuất bên dưới, không biết còn thủ tục gì không, nhờ bạn hoàn thành giúp để hợp thức hóa đồng thuận Nhac Ny Talk to me ♥ 10:38, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412: Cảm ơn bạn đã hỗ trợ mình ra đề xuất bên dưới. (◕‿◕) –  Ikid Kaido  12:03, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Ikidkaido Muốn không chết yểu thì cần phải có phương án rõ ràng, tham gia thảo luận tích cực, gửi thư tay tới khoảng 100 thành viên và phải tuân thủ theo quy định (thật ra chỉ có 3 bước đơn giản, mời đọc phần "tóm tắt trang" trong Wikipedia:thảo luận cộng đồng). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:47, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Chà, gửi tay mà 100 thành viên chắc hư chuột mất. :P P.T.Đ (thảo luận) 19:59, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi gửi tay 100 thành viên mất khoảng 30 phút haha. Gửi bot cho 1000 tv đi nữa cũng 0 hiệu quả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:28, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Hai thứ gọi là "gửi bot" với "gửi tay" thực ra chỉ khác nhau một điểm là dùng tài khoản bot hay tài khoản chính. Danh tl 10:42, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Một điểm đó sẽ dẫn tới kết quả rất khác nhau (bị bơ hay không). Thêm một yếu tố nữa là nội dung thư. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:14, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Niềm tin cao hơn thực tế. P.T.Đ (thảo luận) 14:19, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thực tế chính là niềm tin. Danh tl 14:20, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Bài đó tôi đọc được 2-3 câu là buồn ngủ. P.T.Đ (thảo luận) 17:55, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Hình như tôi cũng chưa từng đọc hết. Danh tl 17:57, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Mình xin nhận những kinh nghiệm mà bạn đưa ra. Nhưng bởi vì ko có "phương án rõ ràng" nên mình mới đem ra nó lên đây để mọi người thảo luận (´-﹏-`;). Còn việc "gửi thư tay tới khoảng 100 thành viên" mà còn "mất khoảng 30 phút" thì mình chịu rồi (U_U). Mình ko biết đã gửi được bao nhiêu thư mời rồi nhưng mà mình đã gửi cho các thành viên tích cực (mà mình biết) và các thành viên còn hoạt động của các dự án liên quan tới phim ảnh, mong là thảo luận này ko chết yểu (・へ・). –  Ikid Kaido  12:13, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mấy emoji cute quá. P.T.Đ (thảo luận) 14:20, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Nếu bạn dùng máy tính thì có thể bấm tổ hợp phím "win ." (^∀^●)ノシ Nhac Ny Talk to me ♥ 14:35, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412: Chà hay quá, giờ tôi mới biết. 😅 P.T.Đ (thảo luận) 14:42, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tỷ năm mới thấy NhacNy2412 dùng icon như hồi xưa. – TranHieuThảo luận 17:05, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@TranHieu0706 Tôi vốn thích dùng icon lắm, mà sau này gặp thành viên wiki đều nói chuyện kiểu nghiêm túc quá nên đâm ra hãm bớt lại ┑( ̄Д  ̄)┍ Nhac Ny Talk to me ♥ 17:09, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412 Cách bạn vừa nói chuyện khiến tôi thấy bạn khác hẳn luôn ấy (mặc dù bạn đã từng như vậy). Tôi rất thích những thành viên thân thiện, vì tính thân thiện sẽ giúp mọi người hợp tác làm việc cùng nhau dễ dàng hơn. Vì lâu nay bạn không còn thân thiện như hồi mới vào nữa nên tuơng đối nhiều người cũ sẽ ngại mở lời nhờ bạn, còn những người mới vào chỉ dám nhờ 1 lần. Nhưng dù sao cách nói chuyện vừa rồi của bạn cũng khiến tôi bất ngờ đấy, dù chỉ thoáng qua 1 lần.
٩(。•́‿•̀。)۶ – TranHieuThảo luận 02:30, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@TranHieu0706 Nếu bạn đã gặp được tôi lúc còn hoa hậu thân thiện thì chắc bạn cũng chứng kiến qua 7749 drama thời đó. Chưa kể còn cả núi drama ẩn sau mà bạn không biết tới nữa. Đôi khi thân thiện không phải cách để sống vui sống khỏe ở đây. Sau vài đợt bị tấn công cá nhân, lại nhận được lời khuyên của BQV thì tôi thấy, ở môi trường tình nguyện này thì cứ làm gì mình vui là được. Đó cũng là lý do mà tôi hết chơi trò hoa hậu thân thiện như khi mới tham gia, cũng giảm tần suất bảo quản như khi mới cầm cờ, thích cái gì thì thò tay vào cái đó. Wiki chỉ nên là nơi để vui vẻ thôi Nhac Ny Talk to me ♥ 03:48, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thôi thì tùy bạn, miễn bạn vẫn giữ được một thiện chí nhất định như bây giờ để tiếp tục đóng góp cho Wiki thì là tốt lắm rồi. Đôi khi tôi cũng thích cái sự riêng biệt và cá tính. Người có tính thân thiện thì nhiều rồi, nhưng có một người cá tính kiểu bạn thì e là ngoài bạn ra thì không có ai. Tính cách làm việc và thảo luận của bạn cũng có chất riêng, không lẫn vào đâu được. – TranHieuThảo luận 03:58, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
TranHieu To each his own. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:19, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Tui thêm vô cho nó sinh động hơn ấy mà. (~ ̄▽ ̄)~ –  Ikid Kaido  15:34, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Thể loại:Phim theo quốc tịch đạo diễn sửa

  Ghi chú: Ở phiên bản tiếng Anh, các thể loại con được đồng nhất với công thức "Films by ABC directors" với ABC là quốc tịch. Hiện nay có 3 cách dịch, nhưng tôi chọn 2 cách phổ biến và hợp lý nhất, các thành viên bỏ phiếu   Đồng ý vào phương án mình chọn. Lưu ý, thể loại con của thể loại này là phim theo đạo diễn. Nhac Ny Talk to me ♥ 10:36, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phim của đạo diễn người [quốc tịch] sửa

Ví dụ: Phim của đạo diễn người Việt Nam
  1.   Đồng ý Nghe thuần Việt nhất. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:11, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phim của đạo diễn [quốc tịch] sửa

Ví dụ: Phim của đạo diễn Việt Nam
  1.   Đồng ý --NXL (thảo luận) 08:02, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  2.   Đồng ý Martin L. KingI have a dream 08:37, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  3.   Đồng ý Diệt Slime suốt 300 năm, tôi level MAX lúc nào không hay. (thảo luận) 13:15, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  4.   Đồng ý I am I (thảo luận) 15:47, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  5.   Đồng ý TTD (thảo luận) 08:21, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  6.   Đồng ý Thể loại thì ngắn gọn là được. Ngoài ra thì vài trăm thể loại người theo nghề nghiệp theo quốc tịch cũng đang theo công thức này, thêm chữ "người" vào thôi đi sửa cũng mệt. Nhac Ny Talk to me ♥ 09:08, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  7.   Đồng ý với phương án này.  Jimmy Blues  11:45, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ý kiến sửa

  1.   Ý kiến Các bạn lưu ý việc đổi tên thể loại này có thể làm mất đồng nhất với cách đặt tên chung trong các thể loại khác. Hầu hết các thể loại con trong Thể loại:Người theo nghề nghiệp và quốc tịch hiện không thêm từ "người" vào trước quốc tịch của nhóm nghề nghiệp tương ứng. --NXL (thảo luận) 08:02, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @NXL1997: Mình đồng ý với ý kiến của bạn (^_^!), hiện chưa thêm từ "người" vào thì tương lai nếu cộng đồng phù hợp thì vẫn có thể thêm. Chúng ta có xem đây là bước đệm để tương lai rà soát lại cách đặt tên ở 1 số thể loại nào đó (đương nhiên là với điều kiện là thảo luận này ko bị chết yểu và mọi người muốn rà soát lại (U_U) ). –  Ikid Kaido  09:05, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Thể loại:Phim theo đạo diễn sửa

  Ghi chú: Ở phiên bản tiếng Anh, các thể loại con được đồng nhất với công thức "Films directed by ABC" với ABC là tên đạo diễn. Hiện nay có 3 cách dịch chiếm tỉ lệ lớn, các thành viên bỏ phiếu   Đồng ý vào phương án mình chọn. Nhac Ny Talk to me ♥ 10:36, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phim đạo diễn bởi [tên đạo diễn] sửa

Ví dụ: Phim đạo diễn bởi Đặng Nhật Minh. Đây hiện là cách dùng phổ biến nhất, nhưng là cách dịch word-by-word từ tiếng Anh
  1.   Đồng ý --NXL (thảo luận) 08:02, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phim do [tên đạo diễn] đạo diễn sửa

Ví dụ: Phim do Đặng Nhật Minh đạo diễn. Cách dùng này ít phổ biến hơn, nhưng dịch thuận hơn
  1.   Đồng ý Nhac Ny Talk to me ♥ 10:41, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  2.   Đồng ý Tôi không thích xu hướng dịch word by word của giới trẻ hiện này. Xấu hổ dịch thành embarrassed mới đúng. Dịch word by word thì thành ugly tiger (con hổ xấu). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:16, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    "Tiger ugly" có lẽ "đúng" hơn? Danh tl 10:44, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  3.   Đồng ý Martin L. KingI have a dream 06:52, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  4.   Đồng ýDiệt Slime suốt 300 năm, tôi level MAX lúc nào không hay. (thảo luận) 10:20, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  5.   Đồng ý I am I (thảo luận) 15:25, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  6.   Đồng ý Đức TTD (thảo luận) 16:03, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
      Đồng ý đồng ý với ý kiến này Chuc871986quang (thảo luận) 07:03, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Chưa đủ tiêu chí bỏ phiếu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:10, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Mặc dù việc gạch có thể hợp lý, nhưng tôi nghĩ có thể có cách trình bày hay cách thức khác tốt hơn. Vì quy trình thảo luận cộng đồng cho phép cho ý kiến thoải mái, chỉ khi đóng thảo luận thì mới đến bước xét và gạch. P.T.Đ (thảo luận) 14:54, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Rồi lỡ người đóng thảo luận không kiểm tra số sửa đổi + không gạch rồi sao (đã xảy ra trong quá khứ)? Gạch trước hay gạch sau không quan trọng. Đây chỉ là vấn đề hình thức, không nên xoáy sâu. Ý kiến vẫn ở đó, và bất cứ ai cũng có thể đọc = quy tắc bất cứ ai cũng có quyền ý kiến vẫn đạt được mục đích. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:35, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phim của [tên đạo diễn] sửa

Ví dụ: Phim của Đặng Nhật Minh. Cách dùng này phổ biến với các đạo diễn Việt Nam, cùng cấu trúc với "Phim của đạo diễn [quốc tịch]", nhưng không nêu rõ vai trò "đạo diễn"

Ý kiến sửa

  1.   Ý kiến Hiện các thể loại trong Thể loại:Phim theo đạo diễnThể loại:Phim theo nhà sản xuất đang có chung công thức "Phim đạo diễn bởi [tên đạo diễn]" và "Phim sản xuất bởi [tên nhà sản xuất]". Sau khi có đồng thuận thống nhất nhờ bạn nào có cat-a-lot đổi tên luôn nhóm bài trong Thể loại:Phim theo nhà sản xuất nữa nhé. --NXL (thảo luận) 08:02, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @NXL1997: OK mình ghi nhận ý kiến của bạn, mình sẽ sửa luôn thể loại con trong Thể loại:Phim theo nhà sản xuất sau khi có đồng thuận thống nhất. –  Ikid Kaido  15:42, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.
@NguoiDungKhongDinhDanh: Nhờ bạn đổi luôn chuỗi thể loại con thuộc bốn thể loại con của Thể loại:Phim của nhà sản xuất theo quốc tịch về dạng "Phim do [tên nhà sản xuất] sản xuất". Cảm ơn bạn. --NXL (thảo luận) 06:43, ngày 25 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NXL1997:   Đã di chuyển và đã sửa hết liên kết. Danh tl 07:08, ngày 25 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: bạn xem xét giúp mình đổi tên Thể loại:Phim của đạo diễn người AnhThể loại:Phim của đạo diễn Anh nó bị đổi tới đổi lui nên hơi lấn cấn. –  Ikid Kaido  09:47, ngày 25 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  Đã di chuyển Danh tl 01:48, ngày 26 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: (Lại) nhờ bạn đổi tiếp chuỗi thể loại con trong Thể loại:Video âm nhạc xếp theo đạo diễnThể loại:Bài hát xếp theo nhà sản xuất nữa ạ... --NXL (thảo luận) 03:02, ngày 26 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NXL1997:   Đã di chuyển  đã sửa. Danh tl 03:31, ngày 26 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Luật mạng có liên quan tới Wikipedia sửa

Gần đây trên FB có vài chuyện dính tới wiki, nhờ mọi người xem giúp, cảnh giác trước phá hoại:

Ngoài ra, tình cờ đọc tin (chưa xác nhận) Philippines thông qua luật tạo tài khoản Wikipedia thì phải cung cấp tên thật và số điện thoại, không tuân thủ thì phạt ít nhất 6 năm tù và/hoặc 4000 USD: [9] → 2 câu hỏi: Làm sao chính quyền quản lý được việc này? và Nếu VN có luật này thì viwiki sẽ thế nào? (Theo tôi thì không nên quá phổ biến thông tin về bộ máy đang duy trì Wikipedia tiếng Việt, vì sự an toàn của chúng ta. Internet ngày càng thiếu cởi mở và các luật mang tính "toàn trị" ngày càng có dấu hiệu gia tăng) P.T.Đ (thảo luận) 23:19, ngày 9 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

"Thông tin về bộ máy đang duy trì Wikipedia tiếng Việt" -> là thông tin gì? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:11, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Thì mấy thông tin bình thường kiểu như "ban BQV đang có Nguyentrongphu", chuyện bình thường ở đây nhưng ồn ào bên ngoài thì tôi nghĩ không nên. P.T.Đ (thảo luận) 12:11, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Tôi sống ở nước ngoài nên chả có gì phải lo. Các bạn khác thì không nên để lộ thông tin cá nhân. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:13, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến @P.T.Đ Vụ trên mạng xã hội, thực ra cái này cũng là đã cảnh giác lắm rồi, cứ mỗi lần có chuyện gì là các TTV sẽ chạy theo mấy bài dễ bị phá, nhưng khó mà kiểm soát hết được. Vi wiki giờ trở thành nơi lấy nội dung giật tít câu view của cánh "nhà báo" nên cái này cũng khó tránh khỏi. Theo tôi thì...có dấu hiệu gia tăng Rõ ràng là thế, nhưng vẫn có một số thành viên thích "phổ biến" vấn đề này, cái này thì khó mà kiểm soát được. Như một tiếp viên nào đó đã nói với tôi ở đâu đó, nếu có bất kỳ sự đe dọa nào đến an toàn và sự riêng tư của thành viên, đặc biệt là các QTV như ĐPV, BQV, có thể áp dụng quy tắc bỏ qua mọi quy tắc và áp dụng các biện pháp có thể để bảo vệ thành viên "của chúng ta". Thậm chí đến cái cờ ĐPV và Global rename của tôi cũng được gợi ý chuyển sang tài khoản mới nếu tôi có nhu cầu. Còn cái việc yêu cầu cung cấp thông tin thật khi đăng ký tài khoản Wikipedia, trừ khi có văn bản chính thức từ chính phủ và thông tin chính thức từ phía Wikimedia, còn lại tôi khó mà tin tưởng chính phủ có thể áp đặt yêu cầu này vào trang đăng ký tài khoản của Wikimedia. Như cái văn bản đóng dấu mộc đỏ gửi cho Wiki vụ nào đấy tôi lục tìm được, mộc đỏ thì mộc đỏ thôi, đâu thể yêu cầu Wikipedia làm việc như một pháp nhân pháp lý ở Việt Nam được Nhac Ny Talk to me ♥ 02:46, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng có suy nghĩ tương tự, chưa nghĩ ra cách để chính quyền đưa luật vào thực tế. Tuy nhiên, cẩn thận vẫn hơn. Luật lá có thể không triển khai được trong thực tế, nhưng đôi khi người ta có thể dùng nó để ép cụ thể một ai đó buộc phải vi phạm nếu dò ra dấu hiệu khả nghi. P.T.Đ (thảo luận) 03:01, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ Cái này chắc nhờ ai đó đi thảo luận với các tiếp viên xem thế nào (họ có kinh nghiệm thực tế với mấy vụ liên quan đến chính quyền). Nhưng tôi không chắc là Quỹ Wikimedia sẽ để những luật kiểu này tác động vào cách vận hành của toàn bộ hệ thống. Chưa kể sắp tới còn có chế độ ẩn đi IP thực tế (chỉ có BQV xem được?), wiki chắc cũng đang tích cực bảo vệ quyền riêng tư của người dùng Nhac Ny Talk to me ♥ 03:09, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Mộc đỏ làm cảnh thôi chứ làm gì được? Tổng thống Mỹ là người quyền lực nhất hành tinh còn chả làm gì được Wikipedia (ví dụ cựu tổng thống Donald Trump). Wikipedia viết rất nhiều thông tin tiêu cực về ông; ông muốn xóa nhưng cũng không được phép xóa. Có thuê người lên xóa nhưng bị ăn cấm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:24, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Hình như lần nào cũng lấy Trump làm ví dụ, anti chắc. :D P.T.Đ (thảo luận) 12:11, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Trump là tổng thống Mỹ có nhiều báo chí dìm hàng nhất. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:16, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Thật không thể tin nổi… Bây giờ Wikipedia cũng bị dính luật nữa… Tôi nói thật chứ họ làm như vậy thật thì không khác gì biến wiki này thành “đóng” cả… – Thỉnh thoảng quay lạiLove Moments on Television 03:31, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Ccv2020 Mọi nỗ lực biến wiki thành "đóng" xuất hiện ở không ít nơi, điển hình là Trung Quốc. Hơn chục BQV zh.wiki đã bị rút cờ vì có liên quan đến chính phủ và một số vấn đề "kiểm soát" khác. Nhưng dính dáng đến "luật" kiểu này cũng là lần đầu tiên tôi nghe được. Đợi ai đó sang Meta thảo luận xem sao. Tag nhẹ @NguoiDungKhongDinhDanh: Nhac Ny Talk to me ♥ 03:36, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    NhacNy2412: Bên Meta chắc chắn phải làm rõ vấn đề này. Hy vọng sớm tìm ra biện pháp cho vấn đề này… – Thỉnh thoảng quay lạiLove Moments on Television 03:42, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Wikipedia bị dính tới luật TQ khoảng 10 năm nay rồi. Không có gì mới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:38, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Theo kinh nghiệm của tôi ở đó thì việc đầu tiên cần làm là giữ bình tĩnh và chờ xác thực. Nếu có chuyện thì chắc chắn bên Meta sẽ biết đầu tiên, vì nó là cộng đồng gồm thành viên của mọi dự án thuộc Wikimedia, không đến lượt chúng ta đâu. Danh tl 10:41, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Luật Philippines đặt ra chỉ để làm cảnh thôi chứ nằm mơ mới thi hành được. Bên TQ, Wikipedia bị cấm truy cập từ rất lâu rồi. Thành viên Wikipedia có thể bị ngồi tù bên TQ nếu bị phát hiện. Tuy nhiên, vẫn có hàng ngàn thành viên TQ sửa bài hàng ngày. Xem phòng hỏa trường thành. Bảo mật của Wikipedia thuộc hàng top trên thế giới. Tới nay, chưa ai hack nổi. Tv Wikipedia sống ở TQ không được để lộ thông tin cá nhân và IP. Đó là lý do tại sao Hội đồng Wikimedia đã ban hành quy định cấm thành viên sống ở TQ có quyền checkuser. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:34, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Đã quá trễ để VN bắt chước TQ. Đã cho người ta nếm mùi tự do trên mạng, bây giờ đòi lấy đi thì cứ nằm mơ. Nếu có luật tương tự thì cũng chỉ để làm cảnh. VN hình như cũng có thời gian cấm các trang phim heo nhưng có 0 hiệu quả (quá dễ lách, nhiều trang chỉ cần đổi tên miền). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:06, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Điều kỳ lạ là VN luôn muốn nâng cao dân trí. Nhưng hệ quả của việc dân trí cao là người ta sẽ tò mò và bị thu hút bởi các luồng quan điểm khác nhau và sinh ra khả năng phản biện. Nhưng phản biện thì không tốt cho việc duy trì quyền lực, kể cả ở những quốc gia dân chủ nhưng trình độ quản lý kém như Philippines. Nói vui thì đó là "quản không được thì cấm". Cách duy nhất để Wikipedia tiếng Việt không bị hạn chế truy cập như các trang phim heo đó là phải nâng cao chất lượng nội dung và quảng bá, len lỏi vào cuộc sống thường nhật và trở thành tư liệu không thể thiếu trong nhu cầu trao dồi tri thức của người dân (như nhu cầu xem phim heo ._.). Wikipedia tiếng Việt đã được chú ý nhiều hơn trong những năm gần đây, nhưng đi kèm với đó là rủi ro và lo ngại tai mắt của chính quyền chú ý tới. Tuy nhiên, đó là rủi ro tạm chấp nhận được so với lợi ích của việc phổ biến thông tin tự do cho mọi người, và len lỏi vào đời sống của công chúng. P.T.Đ (thảo luận) 12:27, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Bây giờ có cấm Wikipedia cũng chỉ để làm cảnh. Dân tình giờ biết cách lách hết rồi + tự do quen rồi nên giờ cấm chỉ có phản dame (càng khiến nhiều người lên Wikipedia đọc). Bên Mỹ, có quyển sách kia bị cấm nhưng càng cấm thì nhiều người càng muốn đọc nó vì tò mò tại sao quyển sách này bị cấm? Cuối cùng, lệnh cấm càng khiến nhiều người đọc nó hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:38, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Một số tài khoản nhân viên và của Jimbo Wales đã từng bị bẻ khoá. Sau vụ đó bên dev mới áp dụng xác thực 2 nhân tố và tách quyền bảo quản viên giao diện. Danh tl 09:25, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Theo [10], [11], [12] thì dự luật này yêu cầu đăng ký thông tin cá nhân đối với thẻ SIM, (giống như Việt Nam yêu cầu thuê bao di động trả trước phải đăng ký thông tin cá nhân ấy mà) và yêu cầu các tài khoản mạng xã hội phải cung cấp tên thật và số điện thoại. Nhưng Wikipedia không phải mạng xã hội thì dự luật này đâu có liên quan gì đến Wikipedia? Còn yêu cầu tài khoản mạng xã hội dùng tên thật thì Việt Nam cũng có rồi (khoản 2 điều 4 của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội). Tranminh360 (thảo luận) 14:04, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Đọc sơ qua Bộ quy tắc thì có vẻ không có chuyện đi tù vì ẩn danh. P.T.Đ (thảo luận) 15:14, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • thiếu gì cách, người ta ko thộp thì thôi, người ta khoanh vùng khoanh nhóm, coi nhóm người này đang làm cái gì, thộp 1 phát lên dĩa hết, chứ ở đó mà an toàn. Hên quá, mình thấm nhuần Triết học Mác Lenin và đã có chứng chỉ Đường lối cách mạng VN, chứng chỉ Tư tưởng Hồ Chí Minh, 8,5 môn Lịch sử Đảng, 7,0 môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin. Và đặc biệt nhe...mình thấm nhuần quan điểm 'Bạo lực cách mạng' - "Nước chảy hoa trôi" (thảo luận) 14:20, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Đó là lý do phải cẩn thận. Nhưng mà nhìn chung còn nhiều việc khác ở đây quan trọng hơn là đụng vào mấy bài nhạy cảm. Ai hứng thú và có điều kiện tránh được sự giám sát mạng thì cứ việc xử lý. Ba cái chứng chỉ bạn nói thì tôi còn cao điểm hơn, học thuộc chục trang A4 là xong. P.T.Đ (thảo luận) 15:12, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Để lộ IP mới khoanh vùng được. Thành viên Wikipedia Vi vẫn an toàn trừ phi có checkuser ở VN. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:18, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Wikipedia là trang bách khoa mạng top 1 trên thế giới. Ai muốn đọc gì cũng lên Wikipedia mà đọc. Đối với một số người đây không phải là sân chơi tầm thường. Bên en đã có nhiều vụ lùm xùm lớn: đảng phái chính trị trà trộn vào Wikipedia để một ngày nào đó lấy cờ admin, nhiều đường dây PR (khá nhiều $$$), các nhóm khủng bố lên viết thông tin dắt mũi dư luận và vân vân. Khá phức tạp nếu đi sâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:37, ngày 17 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Tôi thấy DHN có chia sẻ ở Thảo luận Thành viên:DHN/Lưu 21/2#Lãnh thổ kiểm duyệt Wikipedia rằng: Vài năm trước một số BQV cũng từng báo cho tôi biết rằng họ đã được công an mời uống nước về nội dung một số bài nhạy cảm. Nhưng không biết BQV nào đã được công an mời uống nước và vì những bài nhạy cảm nào? Tranminh360 (thảo luận) 06:31, ngày 19 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Tranminh360: Bài nằm trong danh sách có nhiều người sửa đổi nhấtcó nhiều lần sửa đổi nhất có chứa thông tin "bí mật quốc gia". NHD (thảo luận) 07:35, ngày 19 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    (Mâu thuẫn sửa đổi) Tạm coi "vài năm trước" là khoảng từ 2016 đến 2019, dễ thấy (các) đối tượng cần tìm phải hội đủ ba điều kiện sau:
    1. Là bảo quản viên vào thời điểm đó
    2. Đã công khai danh tính
    3. Sống tại Việt Nam
    Tức là, dùng phép loại suy với điều kiện thứ nhất và thứ ba, tôi bỏ qua DHN, Mxn, Vinhtantran Bộ lọc sai phạm (công dân/"sống" tại Mỹ), Dung005 (châu Âu), Minh Huy (Nhật), Quenhitran (Mỹ), Vietbio (Đức), còn lại Alphama, Apple, Avia, Conbo, Hoàng Đạt, Prenn, ThiênĐế, Trungda, Tttrung, Tuanminh, TuanUt, Việt Hà, Thái Nhi, VioletNguyễn Thanh Quang (thông qua Qbot). Trong đó, Apple, Avia, Nguyễn Thanh Quang và Vietbio (gần như) không còn hoạt động, Qbot không phải người nên có lẽ không thích trà. Xét điều kiện thứ hai, Prenn, ThiênĐế và Violet hình như chưa công khai gì mấy; Thái Nhi, Tttrung, TuanUt và Việt Hà đã công khai danh tính/đến dự họp mặt, Tuanminh và Alphama thì có tham gia một hội thảo Wikimedia ở Bali. Danh tl 07:37, ngày 19 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Tranminh360 Đây là thông tin nhạy cảm nên DHN chắc chắn sẽ không tiết lộ. Và, chúng ta cũng không nên đoán mò để bảo đảm sự an toàn cho mọi thành viên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:52, ngày 19 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ở đây bao nhiêu năm, có đếm mà cũng thiếu thì làm sao mà loại với suy. Tôi biết nhưng tôi cũng không nói. Bạn ấy không sao, yên tâm đi.  A l p h a m a  Thảo luận 04:32, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bản mẫu "khóa" sửa

Dạo đây tôi có thấy có người thêm bản mẫu {{Khóa}} chiếm diện tích lớn vào các bài viết, trong khi đã có {{pp-protected}} gọn gàng hơn. Ví dụ như bài Trung Quốc, do tài khoản rối Sanerunia (thảo luận · đóng góp) (không biết của cụ nào) thêm vào. Tôi nghĩ bản mẫu này không cần thiết. Mời mọi người cho ý kiến về việc có nên tránh dùng bản mẫu này, hoặc là dùng khi nào?

P/S: Trang thảo luận giờ hơi quá tải, hi vọng có bạn lưu trữ giúp để có chỗ tám cho tiện. P.T.Đ (thảo luận) 01:36, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Mời thảo luận sửa

Tôi đang có đề xuất thảo luận để lấy đồng thuận về danh pháp hóa học trong tương lai, lý do nêu tại trang Thảo luận Wikipedia:Tên bài (hóa học)‎‎. Mời các thành viên Wikipedia, đặc biệt là các thành viên tham gia đóng góp vào mảng các bài khoa học, đưa ra một vài ý kiến để đưa ra thống nhất cách dùng danh pháp và giúp mọi độc giả Wikipedia thuận tiện trong việc tra cứu, nhất là những người mới tiếp xúc đến môn hóa như học sinh trung học đang được dạy chương trình mới. Xin cảm ơn! — Dr. Voirloup💬 04:12, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

  Ý kiến Vụ này rất lớn và quan trọng. Bạn cần phải gửi thư tay mời một lượng lớn thành viên. Nếu không, cuộc thảo luận sẽ bị bơ và chết yểu. Tiện thể bạn phải làm theo quy định Wikipedia:Thảo luận cộng đồng nếu muốn đồng thuận có hiệu lực (đọc phần "Tóm tắt trang này"). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:53, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

  Ý kiến @Mongrangvebet: Thiết nghĩ bạn nên trình bày lại sao cho dễ theo dõi và dễ cho ý kiến. Tôi có lòng mà nhìn cái trang thảo luận xong cũng không có sức mà ý kiến Nhac Ny Talk to me ♥ 09:57, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn đã nhắc nhở, khi nào cần đồng thuận của cộng đồng thì tôi sẽ trình bày lại, trước hết là thăm dò những đề xuất, ý kiến của mọi người đã, sau đó mới tổ chức thảo luận với các để đưa ra đồng thuận – — Dr. Voirloup💬 14:44, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Việc thảo luận lần này chỉ mang mục đích thăm dò ý kiến, giống như việc lập kế hoạch cho một hành động. Chưa cần đưa ra đồng thuận tại thảo luận này – — Dr. Voirloup💬 13:58, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người tham gia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:25, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Universal Code of Conduct Enforcement guidelines ratification voting open from 7 to 21 March 2022 sửa

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

Hello everyone,

The ratification voting process for the revised enforcement guidelines of the Universal Code of Conduct (UCoC) is now open! Voting commenced on SecurePoll on 7 March 2022 and will conclude on 21 March 2022. Please read more on the voter information and eligibility details.

The Universal Code of Conduct (UCoC) provides a baseline of acceptable behavior for the entire movement. The revised enforcement guidelines were published 24 January 2022 as a proposed way to apply the policy across the movement. You can read more about the UCoC project.

You can also comment on Meta-wiki talk pages in any language. You may also contact the team by email: ucocproject wikimedia.org

Sincerely,

Movement Strategy and Governance

Wikimedia Foundation

RamzyM (WMF) 00:41, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ảnh khóa đánh dấu tuần tra? sửa

Mình không biết nếu khóa tuần tra thì bản mẫu khóa (hộp khóa) sẽ là màu gì? Mình nghĩ nên dùng loại khóa màu vàng hay khóa xanh lá (theo nhiều wiki khác) – Thingofme (thảo luận) 04:26, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bạn thích cái nào thì chọn cái đó, khi nào ai ý kiến thì tính sau. P.T.Đ (thảo luận) 12:05, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
 
#EDBF02
Màu này được không? Danh tl 12:54, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh Mình lại thích màu xanh lá hơn. – I am I (thảo luận) 13:09, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Khoá di chuyển dùng màu xanh lá rồi. Danh tl 13:10, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Không biết có biểu tượng nào hợp lý hơn không, nhìn cây bút y như là không cho sửa đổi luôn. P.T.Đ (thảo luận) 13:26, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Hình như icon cây bút được lấy từ bộ icon OO UI của Wikimedia. Nếu anh có tập tin nào đẹp hơn thì cứ đề xuất tự nhiên. Danh tl 14:13, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi đề xuất dùng cùng icon với khóa xác nhận mở rộng, chỉ khác màu, do bản chất của hai loại khóa này là như nhau, đều cùng nhắm vào giới hạn nhóm người dùng. --minhhuy (thảo luận) 16:47, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ủng hộ ý này của Minh Huy. Hạn chế chế tác ra nhiều icon mới màu mè. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:30, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy nên lựa màu sẫm để icon trắng bên trong khóa rõ hơn. P.T.Đ (thảo luận) 18:53, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Cho em hỏi là vậy nhưng bài viết nào thì nên khóa mức này? I am I (thảo luận) 16:33, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Xem "hướng dẫn" tôi viết ở WP:KHOA#autopatrol. Danh tl 17:59, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tên bài về các đơn vị hành chính cấp xã tại Việt Nam sửa

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Đổi tên các bài trong trường hợp 1 liệt kê ở dưới, và giữ nguyên tên hiện tại của các bài trường hợp 2 và 3. 129.210.115.55 (thảo luận) 12:55, ngày 18 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Hiện nay một số bài về đvhc cấp xã ở Việt Nam vẫn chưa được hợp lý về cách đặt tên bài (tên bài dài 6 từ trở lên). Hôm nay tôi đưa ra thảo luận để mọi người cho ý kiến. Thảo luận sẽ diễn ra trong 7 ngày.

Bên mở thảo luận
IP: 129.210.115.225 (thảo luận) 06:02, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ghi công
1, 2, 3, 4, 5 (nội dung)

Trường hợp 1 sửa

Các xã/phường/thị trấn vừa trùng tên với huyện trực thuộc mà cũng trùng tên một xã/phường/thị trấn ở địa phương khác. Tôi lấy ví dụ: thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn trùng tên với thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất. Tên bài được đặt hiện nay là Sóc Sơn (thị trấn thuộc huyện Sóc Sơn) quá dài, tôi đề xuất sửa lại thành Sóc Sơn (thị trấn), Sóc Sơn. Một trường hợp khác tương tự là Hiệp Hòa (xã thuộc huyện Đức Hòa) (đặt như vậy vì huyện Đức Hòa còn có Hiệp Hòa (thị trấn)). Tôi đề xuất sửa thành Hiệp Hòa (xã), Đức Hòa.

Cách đặt này có thể sẽ khiến nhiều thành viên băn khoăn rằng nó thiếu thẩm mỹ vì vừa có ngoặc vừa có phẩy, tuy nhiên sau khi tham khảo bên enwp thì tôi thấy họ vẫn đặt nhiều bài như vậy, ví dụ en:Eastchester (town), New York và nhiều bài khác tương tự có trong en:Category:Towns in New York (state). Cách đặt này tôi thấy cũng hợp lý mà quan trọng là nó rút ngắn tên bài khá nhiều.

Một số bài thuộc diện này bao gồm:

Tên hiện tại   Tên đề xuất
Sóc Sơn (thị trấn thuộc huyện Sóc Sơn)   Sóc Sơn (thị trấn), Sóc Sơn
Hiệp Hòa (xã thuộc huyện Đức Hòa)   Hiệp Hòa (xã), Đức Hòa
Chi Lăng (xã thuộc huyện Chi Lăng)   Chi Lăng (xã), Chi Lăng
Chi Lăng (thị trấn thuộc huyện Chi Lăng)   Chi Lăng (thị trấn), Chi Lăng
Định An (xã thuộc huyện Trà Cú)   Định An (xã), Trà Cú
Ba Vì (xã thuộc huyện Ba Vì)   Ba Vì (xã), Ba Vì
Mường Tè (xã thuộc huyện Mường Tè)   Mường Tè (xã), Mường Tè
...   ...

Đồng ý sửa

  1.   Đồng ý --NXL (thảo luận) 09:06, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  2.   Đồng ý --Tunguyentr (thảo luận) 16:06, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  3.   Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:19, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  4.   Đồng ý Dễ nhìn dễ đọc äömiworld 03:52, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  5.   Đồng ý --Thành viên:Linhly080811 (thảo luận) 03:35, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  6.   Đồng ý Dễ nhìn và phân biệt :) Sắp đổi tên và đi du lịch! 05:07, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  7.   Đồng ý Ngắn gọn và dễ đọc hơn -- Symptoms 0912AD (thảo luận) 05:04, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  8.   Đồng ý Dễ đọc hơn. Thingofme (thảo luận) 09:31, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  9.   Đồng ý Ikid Kaido  10:22, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  10.   Đồng ý  Victoras & Mathias  14:51, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  11.   Đồng ý Kim Khánh Hoàng (thảo luận) 09:09, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  12.   Đồng ý Trông gọn gàng và dễ nhìn hơn – Yakushosama (thảo luận) 15:10, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
 
Đơn giản là tôi đã xóa thảo luận này của Linhly080811 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 03:38, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.[trả lời]
@Thành viên:Linhly080811 Kí lại đi bạn, không có thời gian kìa. I am I (thảo luận) 03:32, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Linhly080811 đề nghị bạn giữ thái độ văn minh, không văng tục. Nếu được thì mời bạn xóa câu vừa rồi. – TranHieuThảo luận 03:35, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
ko bạn ui, mình chỉ nói chuyện vui với nhau thui, chứ không có ý gì cả=)) – Linhly080811 (thảo luận) 03:36, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Linhly080811 Dẫu biết là mục đích tốt hay xấu thì việc văng tục là điều không được phép xảy ra ở đây. Bạn không xóa được thì để tôi tự xóa. Mời xem: WP:VANMINH – TranHieuThảo luận 03:37, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
 Y Đã có người xóa. – TranHieuThảo luận 03:39, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  1.   Đồng ý Anster (thảo luận) 08:24, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  2. BTW, nhờ ai đánh lại số cái chứ bản mẫu {{Văn minh}} trên này khiến phiếu của tôi lại đánh lại từ số 1 rồi. Anster (thảo luận) 08:28, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối sửa

Ý kiến sửa

  1.   Ý kiến Thực ra trước đây, phương án này tôi đã dùng để hệ thống hóa cách đặt tên bài đơn vị hành chính. Tuy nhiên một số bạn cho rằng cách đặt như vậy kém mỹ thuật và không thuận miệng. Vì vậy, mới chọn giải pháp dung hòa là sử dụng tên mặc định và tên hiển thị. Tên hiển thị thì tùy theo trường hợp. Tên mặc định luôn gồm 2 thành phần gồm tên của đơn vị hành chính và của đơn vị cấp trên nó, trong nhiều trường hợp được đổi hướng về tên hiển thị. Điều này có ảnh hưởng đế đề xuất bên dưới. Thái Nhi (thảo luận) 11:29, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Trường hợp 2 sửa

Đơn vị hành chính cấp huyện bị trùng tên. Ví dụ:

  • Có 2 huyện Tam Nông thuộc Đồng Tháp và thuộc Phú Thọ. Hiện nay xã An Long, Tam Nông, Đồng Tháp được đặt là An Long, Tam Nông (Đồng Tháp), và xã Bắc Sơn, Tam Nông, Phú Thọ được đặt là Bắc Sơn, Tam Nông (Phú Thọ). Tuy nhiên ở đây do chỉ có mỗi Tam Nông ở Đồng Tháp là có xã An Long, và chỉ có mỗi Tam Nông ở Phú Thọ là có Bắc Sơn. Vì thế tôi đề nghị nên rút gọn lại thành An Long, Tam NôngBắc Sơn, Tam Nông.
  • Tỉnh Hậu Giang có cả huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ. Nên có các trường hợp tên Thuận An, thị xã Long Mỹ vs Thuận Hưng, huyện Long Mỹ. Tuy nhiên do các đơn vị hành chính này chỉ có ở mỗi huyện đó/thị xã đó chứ không có ở cả hai vì vậy nên rút gọn lại thành Thuận An, Long MỹThuận Hưng, Long Mỹ.
Tên hiện tại   Tên đề xuất
An Long, Tam Nông (Đồng Tháp)   An Long, Tam Nông
Bắc Sơn, Tam Nông (Phú Thọ)   Bắc Sơn, Tam Nông
Thuận An, thị xã Long Mỹ   Thuận An, Long Mỹ
Thuận Hưng, huyện Long Mỹ   Thuận Hưng, Long Mỹ
...   ...

Khá nhiều tỉnh thành khác cũng bị trường hợp tương tự (như ở Nam Bộ có 10 huyện tên "Châu Thành", hay nhiều thị xã cũng trùng tên huyện như thị xã và huyện Cai Lậy, thành phố và huyện Cao Lãnh...) nhưng để tránh làm biểu quyết quá dài nên tôi chỉ liệt kê vài trường hợp trên làm ví dụ.

Đồng ý sửa

Phản đối sửa

  1.   Phản đối Tôi có ý kiến như bên dưới. Việc sửa như thế còn bị ảnh hưởng nhiều đến các bản mẫu hành chính. Thái Nhi (thảo luận) 11:31, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  2.   Phản đối Đồng ý với Thái Nhi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:14, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  3.   Phản đối Việc này có thể gây ra hiểu lầm, như đặt tên cho 2 xã An Long và Bắc Sơn như thế sẽ có thể gây hiểu nhầm là cùng thuộc 1 huyện Tam Nông của cùng 1 tỉnh. -- Symptoms 0912AD (thảo luận) 05:02, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  4.   Phản đối: Đồng ý với Symptoms 0912AD và biết rằng lý do rút ngắn Thuận An, Long MỹThuận Hưng, Long Mỹ là khá hợp lý nhưng khi đọc vào sẽ không nhận biết được đơn vị hành chính của Long Mỹ là thị xã hay huyện. –  Ikid Kaido  10:17, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  5.   Chưa đồng ý Như những ý kiến trên. ~Cát~ với Gió🌬️ 10:18, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  6.   Phản đối Ý kiến như trên!  Victoras & Mathias  14:53, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  7.   Phản đối Như trên. Anster (thảo luận) 08:24, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ý kiến sửa

  1.   Ý kiến Phương án này vô hình chung sáp nhập hai đơn vị cấp huyện trùng tên Tam Nông và hai đơn vị cấp huyện trùng tên Long Mỹ làm một; đặc biệt vấn đề sẽ lớn hơn khi áp dụng cho chuỗi hàng trăm xã ở 10 huyện trùng tên Châu Thành. Cách đặt tên bài không sai nhưng về ý nghĩa có vẻ khá sai. --NXL (thảo luận) 09:06, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Theo tôi cách đặt tên hợp lý nhất cho trường hợp này là biến về cách đặt tên của trường hợp 1 và trường hợp 3. Ví dụ:
    Cách đặt tên như này tạo sự đồng nhất với hai trường hợp 1 và 3 khi:
    (1) thống nhất chỉ sử dụng dấu phẩy làm phân cách giữa các đơn vị hành chính mẹ–con
    (2) thống nhất chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn làm phụ chú cho phân cấp đơn vị hành chính (xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã)
    --NXL (thảo luận) 08:18, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  2.   Ý kiến Nếu để tránh việc ảnh hưởng đến bản mẫu hành chính thì tôi vẫn thiên về ủng hộ phương án cũ. ~Cát~ với Gió🌬️ 03:41, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Trường hợp 3 sửa

Hai đơn vị trùng tên cả đơn vị hành chính cấp huyện lẫn cấp xã, phải dùng đến tên tỉnh để phân biệt. Một trong số các trường hợp như vậy:

Thứ tự Bài 1 Bài 2 Bài 3
Tên hiện tại Cấp tỉnh An Giang Bến Tre Đồng Tháp
Cấp huyện Châu Thành, An Giang Châu Thành, Bến Tre Châu Thành, Đồng Tháp
Cấp xã Tân Phú, Châu Thành (An Giang) Tân Phú, Châu Thành (Bến Tre) Tân Phú, Châu Thành (Đồng Tháp)
Tên đề xuất Tân Phú, Châu Thành, An Giang Tân Phú, Châu Thành, Bến Tre Tân Phú, Châu Thành, Đồng Tháp

Ở đây tôi chỉ đề nghị sửa lại định dạng tên: Tân Phú, Châu Thành (Đồng Tháp)   Tân Phú, Châu Thành, Đồng Tháp.

Một số trường hợp khác có "An Khánh, Châu Thành" (1 xã ở Đồng Tháp và 1 xã ở Bến Tre), "Phú Mỹ, Phú Tân" (ở Cà Mau và An Giang). Trường hợp này thì ít hơn, chỉ có khoảng trên dưới 10 địa danh bị trùng tên.

Đồng ý sửa

  1.   Đồng ý --NXL (thảo luận) 09:06, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối sửa

  1.   Phản đối Ở trên tôi đã có nêu vấn đề tên 2 thành phần. Việc sử dụng dấu (), nhằm tránh sử dụng đến 2 đấu , phân cách ở phần tên bài. Thái Nhi (thảo luận) 11:46, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  2.   Phản đối Tôi thấy cách đặt tên theo kiểu Tân Phú, Châu Thành (Đồng Tháp) ổn hơn. Đây là cách chúng ta đã làm hơn chục năm qua. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:17, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  3.   Phản đối Tân Phú, Châu Thành là chính, còn dấu () chỉ là giải thích thuộc tỉnh nào, ví dụ là Diễn viên trong Tây du ký (phim truyền hình 1986)  Victoras & Mathias  14:59, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  4.   Phản đối Tôi thấy cách đặt tên cũ ổn hơn, đồng ý với các ý kiến trên. Anster (thảo luận) 08:26, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ý kiến sửa

  •   Ý kiến mĩnh nghĩ là nên để tên là Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang thì có vẻ hợp hơn như en:Pushkino, Pushkinsky District, Moscow Oblast, đây là ý kiến của mình thôi  Victoras & Mathias  10:21, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Elliott Damned: Theo mình họ đặt như vậy là vì đvhc cấp trên của địa phương đó là "Pushkinsky District, Moscow Oblast" (hợp lý theo cách hiểu là ghép toàn bộ tên đvhc cấp trên vào vế sau dấu phẩy). Còn ở đây đvhc cấp trên chỉ có "Châu Thành, An Giang", nếu ghép vô lại phải thêm thành "huyện Châu Thành, tỉnh An Giang" có rắc rối quá không? Như vậy có khả năng chúng ta lại phải sửa hết hàng nghìn bài đang có dạng "A, B" thành "A, huyện B" rồi. Trân 10:29, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Điều này do khác biệt văn hóa thôi. VD thành phố Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long, tài liệu châu Âu thường ghi là Vĩnh Long (city) & Vĩnh Long Province (ưu tiên đơn vị cấp dưới), trong khi người Việt lại ghi là Vĩnh Long City & Vĩnh Long (province) (tức ưu tiên đơn vị cấp trên). Thái Nhi (thảo luận) 11:50, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ý kiến chung sửa

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Tốc độ mạng sửa

Mọi người có thấy tốc độ mạng chậm bất thường ko, rồi lúc nhanh rồi lại chậm như cố ý gián đoạn vậy đó. Bởi ta nói chính quyền VN đâu có thích dân VN bàn chuyện chính trị, U Cà bị đánh, TQ vô hải phận VN là lại tìm cách cho dân bớt lướt mạng, biện minh cá mập cá heo cắn cáp. thiệt bực bội - "Nước chảy hoa trôi" (thảo luận) 03:43, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Khả Vân Đại Hãn Chuyện bình thường ở huyện :v Cứ lần nào có chuyện, có "quan ngại" là có cá mập cắn cáp. Làm nhẹ cái VPN là đỡ Nhac Ny Talk to me ♥ 04:29, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Hiện tại mạng chỗ tôi vẫn ổn, nhưng đúng là đôi khi vào vài trang thì hiện màn hình trắng tinh, phải F5 vài lần. Thế giới giờ đang hơi bị sôi động, không biết mấy quan thầy đầu sỏ chóp bu đang làm gì mờ ám, hi vọng không có thảm họa gì nữa ngoài vụ Nga-Ukr. VN hạn chế cũng hợp lý, để nhiều người biết bên ngoài có gì xảy ra quá cũng không hay; mỗi vụ chiến tranh nước người ta mà đã chia phe đánh nhau ác liệt trên MXH. P.T.Đ (thảo luận) 04:36, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nói chung thì có thể sẽ không đến mức thảm họa, nhưng các sự kiện kéo theo vụ Nga vs U cà hẳn sẽ chưa dừng. Thấy hai anh bạn China xuất hiện khí thế ở biển Đông là hiểu rồi Nhac Ny Talk to me ♥ 04:42, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Hôm qua đi công chuyện ở Cao Lãnh, cần search địa chỉ và số fone mua hàng, rồi lại phải tra Google map cái TP này. mà mạng thì nó ko lên chạy lòng vòng lạc đường. y như cái thuở năm 2004 chưa có internet vậy. hỏi coi chính quyền làm như vậy thì còn làm ăn cái quái gì nữa. đi xa cả trăm cây số trong tình trạng mù mờ bởi cái mạng internet "quan ngại sâu sắc" thiệt sôi máu - "Nước chảy hoa trôi" (thảo luận) 05:47, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
? luôn – Tôi tên là trực (thảo luận) 03:03, ngày 17 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Wiki Loves Folklore 2022 ends tomorrow sửa

 

International photographic contest Wiki Loves Folklore 2022 ends on 15th March 2022 23:59:59 UTC. This is the last chance of the year to upload images about local folk culture, festival, cuisine, costume, folklore etc on Wikimedia Commons. Watch out our social media handles for regular updates and declaration of Winners.

(Facebook , Twitter , Instagram)

The writing competition Feminism and Folklore will run till 31st of March 2022 23:59:59 UTC. Write about your local folk tradition, women, folk festivals, folk dances, folk music, folk activities, folk games, folk cuisine, folk wear, folklore, and tradition, including ballads, folktales, fairy tales, legends, traditional song and dance, folk plays, games, seasonal events, calendar customs, folk arts, folk religion, mythology etc. on your local Wikipedia. Check if your local Wikipedia is participating

A special competition called Wiki Loves Falles is organised in Spain and the world during 15th March 2022 till 15th April 2022 to document local folk culture and Falles in Valencia, Spain. Learn more about it on Catalan Wikipedia project page.

We look forward for your immense co-operation.

Thanks Wiki Loves Folklore international Team MediaWiki message delivery (thảo luận) 14:40, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Leadership Development Working Group: Apply to join! (14 March to 10 April 2022) sửa

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

Hello everyone,

Thank you to everyone who participated in the feedback period for the Leadership Development Working Group initiative. A summary of the feedback can be found on Meta-wiki. This feedback will be shared with the working group to inform their work. The application period to join the Working Group is now open and will close on April 10, 2022. Please review the information about the working group, share with community members who might be interested, and apply if you are interested.

Thank you,

From the Community Development team

RamzyM (WMF) 16:12, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

22:07, ngày 14 tháng 3 năm 2022 (UTC)

Theo tiêu chí bổ sung cho một tiểu sử bất kỳ có tiêu chí: "Người có tên trong quyển từ điển tiểu sử chính thức của một quốc gia". Vậy với bối cảnh là Việt Nam, đâu được xem là "từ điển tiểu sử chính thức"? Ví dụ như Nguyễn Thước (tiến sĩ), một Hội nguyên nhà Mạc được chép vào "Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam"; một số quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam (quân hàm dưới cấp Tướng) được chép vào Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam; hay một số nghệ sĩ gạo cội (không phải NSƯT hay NSND) được chép vào các cuốn như "Từ điển nghệ thuật hát bội Việt Nam", "Từ điển tác gia văn hóa Việt Nam" có được tính vào tiêu chí nổi bật này hay không? Nhac Ny Talk to me ♥ 11:01, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Cái này thì bạn thử tự "fact check" bằng cách xem ví dụ quy định bên enwiki như thế nào và kiểm tra sự tương xứng với tài liệu phía VN. P.T.Đ (thảo luận) 11:13, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Tôi có sang en để xem ví dụ thì thấy có dẫn ra cuốn từ điển en:Dictionary of National Biography đồ sộ của Anh. Nhưng cơ bản là tôi không am hiểu trong lĩnh vực này lắm, nên tới giờ tôi vẫn không biết Việt Nam có tài liệu nào tương xứng với cuốn này hay không. Với hiểu biết hạn hẹp của tôi thì bộ từ điển đồ sộ nhất hiện nay của Việt Nam là Từ điển bách khoa Việt Nam, trong đây thì bao gồm kha khá các mục từ tiểu sử. Nhưng bộ này hay các bộ từ điển cổ như Lịch triều hiến chương loại chí hầu hết đều về một chủ đề, mảng nội dung nào đó, trong hàng trăm ngàn mục từ thì sẽ có một số mục từ tiểu sử. Tức là sau một thời gian ngắn lục lọi trong trí nhớ thì tôi không phát hiện Việt Nam có bộ "từ điển tiểu sử chính thức" nào. Nên vác ra đây hỏi xem các cuốn trên có được "tính" không Nhac Ny Talk to me ♥ 11:23, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ý là muốn xem ý kiến cộng đồng là các nhân vật có tên trong các cuốn từ điển tương tự như trên có thể tính là nổi bật hay không. Nhac Ny Talk to me ♥ 11:25, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412: Tôi nghĩ cần xem lại một chút. Quy định nói là "từ điển tiểu sử" (biographical dictionaries) của quốc gia, không phải là "từ điển tiểu sử theo ngành nghề". Tức là mức độ chọn lọc để đưa vào từ điển cao hơn nhiều. Cho nên mấy ví dụ như "Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam", "Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam", "Từ điển nghệ thuật hát bội Việt Nam", "Từ điển tác gia văn hóa Việt Nam" là chưa đủ điều kiện theo quy định (suy diễn của tôi). Có thể có người nổi bật trong nội bộ ngành nghề, lĩnh vực nào đó, nhưng xét trên đại chúng thì lại không. P.T.Đ (thảo luận) 11:35, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Xét case by case thôi. Nếu cần thiết thì mở đồng thuận cộng đồng rồi liệt kê ra các cuốn từ điển để cộng đồng bình chọn. – Nguyenhai314 (thảo luận) 11:42, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mấy chuyện như này tôi không chắc có nên để vote. Lo ngại nhiều người chả bao giờ đọc hay nghe tới nó mà cũng vote. Nên đôi khi dân chủ cũng không phải ý hay, trừ khi người đề xuất có năng lực trình bày để chứng minh đề xuất của mình là hợp lý hoàn toàn (và cũng không đảm bảo là họ có trung thực 100% khi có những mặt xấu chưa được nêu ra, mà né ra để điều hướng cuộc vote). P.T.Đ (thảo luận) 11:45, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Cho dù mở vote hay thảo luận thì tôi nghĩ (tôi) sẽ không đưa mấy cuốn từ điển hầu như ít ai quan tâm vào. Cứ đi từ từ, từ việc hợp thức hóa mấy cuốn như Từ điển bách khoa Việt Nam hay Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam đã Nhac Ny Talk to me ♥ 11:48, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412: Nhưng mà 2 ví dụ trên thì có vẻ không là en:biographical dictionary, tôi nghĩ nó là en:encyclopedic dictionary (biographical dictionary là một dạng encyclopedic dictionary). P.T.Đ (thảo luận) 11:50, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Vậy thì tách riêng ra 1 gạch đầu dòng riêng? Tôi hỏi vậy chủ yếu vì bài Nguyễn Thước (tiến sĩ) mới tạo và vài bài khác đang tính cải thiện. Mong là có ai đó thông não giúp tôi xem Việt Nam có bộ từ điển nào phù hợp với quy định có sẵn không Nhac Ny Talk to me ♥ 11:55, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412: Tôi đã nói ở trên là VN có các "từ điển tiểu sử" (đúng định nghĩa của biographical dictionary), nhưng chỉ ở tầm lĩnh vực, ngành nghề; chưa lên đến tầm đại chúng, quốc gia (theo quy định). Do đó, chưa đủ điều kiện hay có cơ sở để chỉ dựa vào việc có tên trong từ điển đó mà cho là nổi bật ngay; phải xét thêm một số tiêu chí khác thì mới chắc chắn. P.T.Đ (thảo luận) 11:58, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyenhai314 Tôi cũng đang nghĩ về việc có nên mở một thảo luận cộng đồng về một số cuốn từ điển ở Việt Nam không. Vì mặc dù ít được nhiều thành viên quan tâm, tôi vẫn thấy xuất hiện rải rác những bài viết cũ sơ sài (nếu là có người tuần tra thì sẽ ăn biển đnb) về một vài nhân vật được xuất hiện trong một số cuốn từ điển. Nhac Ny Talk to me ♥ 11:45, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mở cũng được nhưng người đề xuất phải có am hiểu nhất định về các cuốn từ điển khác nhau, sau đó phân tích ra. Như vậy người bỏ phiếu mới dễ dàng hình dung phương án mà họ sẽ chọn. Những thảo luận thông thường (độ cao tòa nhà, bệnh viện...) thì có vẻ dễ phân tích vì gần gũi, tuy nhiên vấn đề này đòi hỏi chuyên môn nên thiết nghĩ cần nghiên cứu kĩ trước khi đem ra bàn luận. – Nguyenhai314 (thảo luận) 11:51, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Cái này thì hơi 50/50. Đơn cử là Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam đi. Đây là từ điển về những chủ thể nổi bật về mảng Quân sự ở Việt Nam, bao gồm cả những sư đoàn, lữ đoàn, những trận đánh,... Nên mục từ tiểu sử được đưa vào đây có thể nói là đặc biệt nổi bật ở mảng nội dung này (hay nói đúng hơn thì những người có tên trong từ điển này có thể xem là đặc biệt nổi bật trong chuyên ngành của họ) Nhac Ny Talk to me ♥ 11:42, ngày 15 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến VN không có quyển từ điển tầm quốc gia nào chuyên về tiểu sử cả. Trước mắt, thảo luận cộng đồng tìm đồng thuận cho 2 cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam hay Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam là ok. Cái này khó và phải có người có chuyên môn cao và am hiểu mới phân tích kỹ được. Ví dụ, trong các tiểu sử của Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam có ai không đủ nổi bật không? Nếu có thì không thể đưa cuốn đó vô tiêu chí mặc nhiên đủ nổi bật được. Tôi nghĩ 2 quyển này là tiêu chí bổ sung. Tôi thấy sử Việt cũng nhắc tới nhiều nhân vật hoa loa = được sử sách nhắc tới không mặc nhiên đủ nổi bật. 2 quyển này cũng vậy. Nếu vẫn có nghi ngờ thì đem ra BQXB để phân định. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:40, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ở Meta hay en.wiki đều có những thảo luận về việc nên thêm bài nào, bỏ bài nào ở danh sách bậc nào. Không biết là chúng ta có thảo luận nào về cái danh sách này chưa? Ví dụ như nghiễm nhiên bê từ Meta hay en về? Nhac Ny Talk to me ♥ 03:39, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@NhacNy2412: Vẫn câu trả lời muôn thuở: "Thiếu nhân lực..." Danh tl 04:43, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh Tất nhiên tôi thừa biết là nhân lực dự án chúng ta không bao giờ đủ để mà quan tâm từng bài trong cái danh sách này. Ý tôi muốn hỏi là từng có thảo luận nào về việc nghiễm nhiên bê từ en về hay chưa? Để tôi yên tâm bê danh sách bậc 5 về Nhac Ny Talk to me ♥ 04:44, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi đọc khá nhiều trang lưu rồi nhưng không nhớ là có từng xem qua thảo luận nào như vậy. Danh tl 05:05, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Có thể so sánh và trộn chung 2 cái, chưa hiểu rõ lắm vì sao En đòi ra riêng mà không liên kết với Meta, có lẽ muốn có bản sắc.  A l p h a m a  Thảo luận 11:09, ngày 19 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Alphama Tôi thấy bên Meta chỉ có danh sách thường vs danh sách mở rộng, có vẻ tương ứng vs Level 3 và 4 chứ không có level 5. Nhac Ny Talk to me ♥ 13:20, ngày 19 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Bạn cứ tiến hành làm, nếu ai có ý kiến thì bàn thêm, vốn dĩ một trong những quan trọng nhất của dự án là phát triển nội dung cơ bản, nội dung nhiều người xem (chú ý) đã bị bỏ quên nhiều năm vì thiếu định hướng.  A l p h a m a  Thảo luận 04:49, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Hướng dẫn cách tuần tra hình tải lên liên wiki qua Commons sửa

Chào các bạn, tôi mạn phép trình bày cách khắc phục một vấn đề mà những tuần tra viên thường xuyên gặp phải, đó là hình ảnh vi phạm bản quyền (trôi nổi trên internet) hoặc thiếu nguồn gốc/giấy phép được tải liên wiki thông qua Wikimedia Commons rồi nhúng vào bài viết ở Wikipedia tiếng Việt. Nếu hình chỉ tải trực tiếp lên Wikipedia tiếng Việt, các tuần tra viên địa phương có thể dễ dàng đánh dấu chờ xóa ngay qua trang Đặc biệt:Tập tin mới bằng tiện ích Twinkle, nhưng có nhiều thành viên (vô tình hay hữu ý) tải chúng lên Commons và do đó "qua mặt" mạng lưới tuần tra của Wikipedia tiếng Việt.

Dưới đây là cách mà tôi dùng để chặn ngay các hình như vậy bằng cách tuần tra và đánh dấu xóa hình tại Commons. Có thể ai đó có những cách khác hay hơn, mong các bạn chỉ giáo thêm.

  1. Đầu tiên, hay bảo đảm bạn đã bật tiện ích "Quick Delete" tại Commons. Vào Special:Preferences tìm và kích hoạt "Quick Delete". Tiện ích này sẽ tạo một danh sách chọn nhanh các thẻ đánh dấu chờ xóa hình ở cột Công cụ bên trái mỗi trang tập tin, bao gồm "Report copyright violation", "No source", "DW No source", "No permission" và "No license".
  2. Cân nhắc bật thêm tiện ích "Google Images & Tineye" ở Special:Preferences để tạo các nút tìm nhanh một hình trên Internet bằng Google Hình ảnh và Tineye, trong trường hợp trình duyệt của bạn không hỗ trợ chức năng này (tôi không khuyến nghị dùng Google Ống kính do nó thường tìm không chính xác). Các nút này sẽ hiện ra ở thanh menu trên đầu mỗi trang tập tin, bên cạnh tab "Xem lịch sử" và đánh dấu theo dõi.
  3. Vào liên kết này (có thể bookmark lại) để sử dụng trang Thay đổi gần đây đã lọc các thao tác tải liên wiki, nhấn tổ hợp phím Ctrl+F để hiện hộp tìm kiếm và gõ vi.wikipedia.org để lọc các hình tải liên wiki bắt nguồn từ Wikipedia tiếng Việt.
  4. Dùng các tiện ích tuần tra hình đã bật để đánh dấu chờ xóa hình nếu phát hiện hình vi phạm quy định.

Mong hướng dẫn trên sẽ giúp ích cho cộng đồng trong việc phát hiện các hình ảnh vi phạm tràn vào Wikipedia tiếng Việt qua đường Commons. --minhhuy (thảo luận) 12:53, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Chia sẻ này rất hữu ích. Nhưng hy vọng có thể tìm 1 nơi thích hợp để lưu các hướng dẫn liên quan đến việc tuần tra hình vào một không gian riêng, tránh bị "trôi" trên trang Thảo luận. Điều này cũng giúp các thành viên mới sau này dễ dàng tiếp cận được. ~ Violet (talk) ~ 15:26, ngày 20 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Violet Nếu thích bạn có thể lưu trữ nó vô trang không gian thành viên của bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:40, ngày 21 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ra là có thể dùng Ctrl + F. Hồi đó tôi với Lệ Xuân có ra bàn Technical Village Pump của Commons hỏi mà ko nhận được giải pháp.  Băng Tỏa  12:17, ngày 21 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Thông báo: Đã tắt công cụ CT đối với người dùng không phải XNMR sửa

Chào mọi người, tôi xin phép chuyển lời:

Language team đã tắt chức năng xuất bản trong công cụ Biên dịch nội dung cho nhóm người dùng không phải là thành viên xác nhận mở rộng như chúng ta đã đề nghị. Mời xem thông tin chi tiết trên Phab.

LT mong muốn cộng đồng chúng ta dỡ bỏ những biện pháp dưới đây mà cộng đồng đã áp dụng để đổi hướng thành viên khỏi công cụ:

  • Hộp thoại (Dialog)
  • Ẩn lựa chọn Biên dịch khỏi thanh menu

Việc xóa bỏ những biện pháp nêu trên là hết sức quan trọng vì chúng có thể tạo ra bug và ẩn công cụ đối với những thành viên được xác nhận mở rộng. Nhóm cũng hết sức trân trọng sự kiên nhẫn của cộng đồng cho tới bây giờ, và nhóm mong chờ cộng đồng thực hiện đề nghị nêu trên.

Tôi mạn phép ping tạm P.T.Đ, không biết bạn có phải là người thêm những biện pháp trên không, nếu đúng thì nhờ bạn dỡ bỏ, cảm ơn bạn. Tiểu Phương 話そう! 15:00, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Bluetpp: Đã xóa. P.T.Đ (thảo luận) 15:52, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Growth Newsletter #20 sửa

17:12, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)

Chính thức: Giao diện Noarticletext, Newarticletext và các giao diện liên quan đã được cập nhật sửa

Xin chào tất cả mọi người. Tôi xin phép thay mặt Trần Nguyễn Minh Huy và các thành viên đã tham gia thảo luận 6 tháng trước tại Thảo luận MediaWiki:Noarticletext để thông báo rằng giao diện thông báo bài viết không tồn tại, giao diện tạo bài viết mới cũng như giao diện nhìn thấy khi không tạo được bài viết đã chính thức được cập nhật kể từ thời điểm này. Mời các bạn trải nghiệm, xin cảm ơn. – Anster (thảo luận) 15:28, ngày 18 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Join the Community Resilience and Sustainability Conversation Hour with Maggie Dennis sửa

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

The Community Resilience and Sustainability team at the Wikimedia Foundation is hosting a conversation hour led by its Vice President Maggie Dennis.

Topics within scope for this call include Movement Strategy, Board Governance, Trust and Safety, the Universal Code of Conduct, Community Development, and Human Rights. Come with your questions and feedback, and let's talk! You can also send us your questions in advance.

The meeting will be on 24 March 2022 at 15:00 UTC (check your local time).

You can read details on Meta-wiki.

Looking forward to seeing you on the call,

RamzyM (WMF) 13:18, ngày 21 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

16:00, ngày 21 tháng 3 năm 2022 (UTC)

Hợp nhất hoặc xóa bài sửa

Bài Danh sách đề cử và giải thưởng của Katy Perry và bài Katy Perry thì có thể hợp nhất với nhau hay bài Danh sách đề cử và giải thưởng của Katy Perry cần được xóa?

Mời mọi người cho ý kiến – Thaolinh0610 (thảo luận) 01:30, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bài danh sách bừa bộn, chất lượng kém → xóa. P.T.Đ (thảo luận) 04:12, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Xem trước thay đổi trong thời gian thực bằng cách sử dụng trình sửa đổi mã nguồn sửa

 
Ví dụ về trình sửa đổi mã nguồn với nút mới ở thanh công cụ

Xin chào!

Chúng tôi muốn giới thiệu một tính năng mới. Nó cho phép bạn xem trước các thay đổi song song khi bạn viết trong trình sửa đổi mã nguồn 2010. Mục đích là giúp bạn có thể dễ dàng xem lại các thay đổi trong quá trình sửa đổi. Đây là ước muốn đứng thứ tư trong Khảo sát Danh sách Ước muốn Cộng đồng năm 2021.

Cái gì sẽ thay đổi?

Nếu bạn đồng ý, trong thanh công cụ sửa đổi mã nguồn 2010, một nút mới sẽ xuất hiện với nhãn "Xem trước". Nút này sẽ bật một cột so sánh song song cho thấy nội dung được xuất bản sẽ trông như thế nào.

Nút này sẽ có sẵn cho mọi thành viên đã đăng nhập trên wiki này. Mọi người sẽ có thể tắt nó bằng cách sử dụng tab Tính năng beta trong Tùy chọn.

Sau đó, chúng tôi sẽ kiểm tra xem liệu trải nghiệm sửa đổi có cải thiện hay không. Nếu có, chúng tôi sẽ khiến nó có mặt trên toàn bộ các wiki.

Tôi cần làm gì?

  • Hãy ủng hộ bằng cách bật tính năng này ở wiki của bạn.
  • Nếu như tính năng này trở nên có sẵn, hãy cung cấp phản hồi về ảnh hưởng của nó đối với trải nghiệm sửa đổi của bạn.

Xem thêm: ước muốn ban đầutrang dự án.

Cảm ơn! – SGrabarczuk (WMF) (thảo luận) 13:14, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Thắc mắc sửa

Vương tế Philip, Công tước xứ Edinburgh sao lại thành Philip, Vương tế Anh vậy, bên en gốc là Prince Philip, Duke of Edinburgh, đã thế BQV Thái Nhi còn tắt đổi hướng  Rafael Ronen  07:46, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Rafael Ronen Mấy dạo gần đây tôi cũng thường thấy nhiều bài về các nhân vật hoàng gia đổi tên liên tục. Bạn có thể mang vấn đề này ra khu vực thảo luận chung. Xin phép ping BQV @Thái Nhi, người đổi tên bài. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 07:48, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@GDAE: có nhiều người đặt câu hỏi trên trang thảo luận của Thái Nhi nhưng BQV Thái Nhi này không bao giờ rep  Rafael Ronen  09:19, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Rafael Ronen Tôi cũng thấy BQV thời gian này không còn thảo luận nhiều như trước, Vấn đề ầy cũng được ĐPV Băng Tỏa nhắc nhở tại trang thành viên. Mặt khác, tôi cũng chưa đồng ý BQV Thái Nhi tự đổi tên hàng loạt mà tắt đổi hướng, dẫn đến việc nhiều trang bị mất liên kết khá phiền phức. Việc này cần được hỏi ý kiến cộng đồng, nhất là với một số lượng lớn bài. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 09:32, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@GDAE Hiện dự án liên quan đến hoàng gia, vương thất châu Âu chỉ có Thái Nhi đang "bao thầu". Đây là một BQV uy tín. Với 1 dự án vốn không được quan tâm thì việc để 1 thành viên đủ uy tín xử lý hợp lý một cách tương đối là việc xảy ra lâu nay. Đơn giản như việc tôi "thầu" hệ thống bài liên quan đến nhà Thanh và tự xử lý các bài liên quan đến Hậu phi nếu không có ý kiến gì phản đối. Cộng đồng này vốn lười thảo luận cho những vấn đề này, không nhất thiết bày vẽ ra làm gì Nhac Ny Talk to me ♥ 09:36, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Rafael Ronen Tôi nghĩ bạn đang phán đoán sai lầm. BQV Thái Nhi sẽ không trả lời trên trang thảo luận của mình mà sẽ trả lời trực tiếp vào trang thảo luận của thành viên đặt câu hỏi. Ngay cả lý do cho việc đổi tên bài và tắt đổi hướng cũng đã được trả lời tại Thảo luận Thành viên:Băng Tỏa khi thành viên này đặt câu hỏi Nhac Ny Talk to me ♥ 09:32, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mình ghi nhận BQV Thái Nhi có trả lời trên thảo luận của thành viên đặt câu hỏi, nhưng mình vẫn thắc mắc vì sao đổi tên khi tên gốc là Prince Philip, Duke of Edinburgh  Rafael Ronen  09:44, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Rafael Ronen Vậy thì bạn phải hỏi tại trang thảo luận thành viên hoặc trang thảo luận bài, cùng lắm là ra thảo luận chung, mà không phải vác ra TNCBQV Nhac Ny Talk to me ♥ 09:45, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy không nên tắt đổi hướng trừ phi tên sai, do đã có những bài viết liên kết đến tên cũ, tắt đổi hướng sẽ khiến liên kết hóa đỏ, trừ phi người đổi tên thay thủ công các liên kết như vậy. minhhuy (thảo luận) 07:55, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  Ghi chú: Hiện tại thì không có bất kỳ bài nào liên kết đến Vương tế Philip, Công tước xứ Edinburgh Nhac Ny Talk to me ♥ 09:24, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Đó là do tôi đã sửa đổi hướng thủ công với bài này, và một số bài khác. minhhuy (thảo luận) 10:42, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thực ra việc chuyển đổi này dùng bot sẽ nhanh hơn. Trên thực tế, khi Băng Tỏa lưu ý, thì tôi dùng bot để chuyển hướng. Cũng trên thực tế cho thấy, do không quy chuẩn đổi tên, nên có rất nhiều cách đặt tên bài khác nhau, thậm chí có những bài cùng một chủ thể mà có đến cả chục đổi hướng. VD như bài Marie I xứ Bourgogne. Bài này nguyên gốc tên "Mary của Burgundy", có lẽ dịch từ tiếng Anh, nên hàng loạt đổi hướng ăn theo kiểu như "Mary xứ Burgundy", "Marie của Burgundy", "Marie xứ Burgundy", "Mary Giàu có"... Tuy nhiên, tất cả các đổi hướng kiểu đó tôi đều dùng bot để đổi hướng về dạng chuẩn "Marie xứ Bourgogne" như trong tiếng Pháp (là ngôn ngữ gốc) "Marie de Bourgogne". – Thái Nhi (thảo luận) 15:30, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Thái Nhi Có vẻ các thành viên chủ yếu thắc mắc lý do bạn tắt đổi hướng hơn là việc bạn đổi tên bài Nhac Ny Talk to me ♥ 16:12, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •   Bình luận: Nếu được thì tôi nghĩ nên giữ đổi hướng. Cụm "Công tước xứ Edinburg" đâu phải là không dùng bao giờ. Danh tl 13:41, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Cụm danh xưng "Prince Philip, Duke of Edinburgh" gồm 4 thành phần mà khi chuyển ngữ có rất nhiều cách khác nhau, tổ hợp lại nó cần khá nhiều trang đổi hướng. Chỉ riêng "Duke of Edinburgh" là một tước hiệu được nhiều người sử dụng trong lịch sử Anh (xem Công tước xứ Edinburgh). Hiện tại, tước hiệu này đã được chuyển từ Philip sang cho con ông là Charles. – Thái Nhi (thảo luận) 17:11, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Một lợi ích đặc biệt của các trang đổi hướng là thuận lợi cho việc tìm kiếm. Giả sử có người đọc bài "Duke of Edinburg" bên en, sau đó sang Wikipedia tiếng Việt tìm kiếm với cụm chuyển ngữ tương ứng "Công tước xứ Edinburg", kết quả vẫn trỏ về bài gốc do có trang đổi hướng ==> thuận tiện tra cứu. Miễn không phải là tên sai thì nên sử dụng các tên gọi tương đương khác, gần nghĩa làm tên đổi hướng. Mấy bài như dương vật, âm đạo... mỗi bài có hơn 10 trang đổi hướng, toàn là những tên vào hàng "tục tĩu". Tôi thấy chả có vấn đề gì. Thêm một vài trang đổi hướng nữa cho mấy nhân vật hoàng gia này cũng chả tốn bao nhiêu tài nguyên hệ thống so với lượng tài nguyên đã sử dụng. Wikipedia hiện có hàng triệu trang đổi hướng. Nguyenhai314 (thảo luận) 15:52, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Cũng cần nói thêm là vài triệu chẳng thấm vào đâu so với máy chủ. – Danh tl 16:10, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Nó có thể không thấm so với khả năng của máy chủ, nhưng với đường truyền thì có đấy. Tôi đã từng thấm cảnh khi load một bài lớn (chừng 100K trở lên) là ...chờ đợi ngậm ngùi. Vì vậy, qua điểm của tôi thì nếu tinh gọn được thì cũng nên tinh gọn. – Thái Nhi (thảo luận) 16:17, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Thái Nhi Một trang đổi hướng thì không thực sự ảnh hưởng cho lắm. Nhac Ny Talk to me ♥ 16:20, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Vấn đề một bài lại có chừng chục trang đổi hướng. Và khi ở những bài khác, lại dùng những tên đổi hướng khác nhau. – Thái Nhi (thảo luận) 16:26, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Một bài có nhiều trang đổi hướng đâu phải vấn đề; nó chỉ đơn thuần thể hiện các cụm từ mà người đọc có thể sẽ tìm kiếm. Việc thống nhất tên trang nói chung không liên quan đến việc tắt đổi hướng. Danh tl 16:28, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    1. Bộ máy tìm kiếm của Wiki đã khá tiến bộ đến mứng bạn không cần nhiều tên bài đổi hướng
    2. Tôi cũng muốn lưu ý, nếu không quy chuẩn, thì nảy sinh vấn đề tùy tiện trong cách đặt tên bài. Đều này còn liên quan đến cách đặt liên kết, sắp xếp, phân loại theo thể loại.
    3. Tôi cũng muốn lưu ý (2), chúng ta cần tham khảo ở nhiều phiên bản ngôn ngữ, cần thống nhất quy cách tên bài không chỉ mỗi bài "Duke of Edinburgh" mà còn nhiều bài về các quý tộc ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Nga, Hà Lan... – Thái Nhi (thảo luận) 16:37, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Thái Nhi Tôi cũng không thích kiểu 1 bài có cả chục trang đổi hướng, tôi cũng từng nhắc nhở 1 thành viên về vấn đề này. Tuy nhiên việc chủ động tạo 1 trang đổi hướng và việc trang đổi hướng được tạo tự động do đổi hướng nó vẫn có đôi chút khác nhau. Đúng là không nên tạo quá nhiều trang đổi hướng, nhưng trang đổi hướng do di chuyển vẫn nên được giữ lại thay vì xóa đi, vì nó có thể đã hoặc đang là một cách sử dụng phổ biến Nhac Ny Talk to me ♥ 16:29, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Những đổi hướng không mâu thuẫn với quy cách chuẩn thì tôi vẫn giữ lại. – Thái Nhi (thảo luận) 16:58, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Vấn đề tên đổi hướng sai, hoặc cần thống nhất tất cả đổi hướng thì bạn phải gia tăng khá nhiều số lượng bài đổi hướng. Ở đây các bạn chỉ mới nói có mỗi bài "Duke of Edinburg", chúng ta để đầy đủ cần phải có các tên bài "Công tước Edinburg", "Công tước của Edinburg", "Công tước xứ Edinburg", thậm chí "Quận công Edinburg"... chưa tính đến danh hiệu "Prince". Mới 1 bài mà đã tổ hợp như thế, và để thống nhất thì bài nào chúng ta cũng phải có tương ứng các tổ hợp tên đổi hướng. Điều đó thực sự theo tôi là rất lãng phí, vì nó gây tổn thất tài nguyên ngầm mà chúng ta không nhận ra được. Đó chính là sự bất đồng trong cách biên soạn, liên kết chồng chéo...một cách không cần thiết – Thái Nhi (thảo luận) 16:25, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Như các thành viên trên đã chỉ ra, người biên tập Wikipedia không nên lo lắng về vấn đề tài nguyên của hệ thống. WMF có thể chứa hàng trăm triệu tập tin hình ảnh thì vài byte trang đổi hướng chẳng có nghĩa lý gì với tổ chức. Cái gì lợi cho độc giả thì chúng ta làm thôi, quan điểm của tôi là vậy. Mục đích của "trang đổi hướng" cũng chính là như thế. minhhuy (thảo luận) 16:28, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Vấn đề là không phải trang đổi hướng nào cũng chuẩn. Có bài quá thừa trang đổi hướng, còn nhiều bài lại không có. Việc tiêu chuẩn hóa nhằm chắc chắn là chỉ có thể bao nhiêu đó đổi hướng nên dùng, còn khác đi là thừa thãi. Nó giống như một số thành viên cứ thêm các đổi hướng tiếng Anh với lập luận cho người nước ngoài cũng có thể tìm thấy bài. – Thái Nhi (thảo luận) 17:01, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi xin phản hồi khái quát như sau (vì nó sẽ khá dài dù tôi đã hết sức tóm tắt):
  1. Những bài viết đầu tiên về quý tộc châu Âu hoàn toàn dựa vào thói quen viết bài của thành viên khởi tạo. Thông thường từ bản dịch nào thì sẽ dùng theo tên ấy, mà không chú ý tên bài gốc. VD như "Philip II của Tây Ban Nha" (theo bài gốc tiếng Anh "Philip II of Spain") thay vì "Felipe II của Tây Ban Nha" (theo ngôn ngữ gốc tiếng Tây Ban Nha "Felipe II de España", hay "Albert I của Đức" thay vì tên theo ngôn ngữ gốc là "Albrecht I của Đức"...
  2. Thành viên:Windrain có thể xem như người đầu tiên thực hiện hệ thống hóa các danh xưng quý tộc châu Âu. Quy cách đặt tên tiêu chuẩn của bạn ấy là "tên"+[tước hiệu quý tộc]. Đây là quy tắc tiêu chuẩn riêng đầu tiên của vi.wiki mà không phụ thuộc vào các ngôn ngữ khác, vốn không có tiêu chuẩn chung giữa các ngôn ngữ (mỗi ngôn ngữ theo quy cách riêng).
  3. Qua thời gian, quy tắc tiêu chuẩn của Windrain cũng xuất hiện nhược điểm (trùng tên và tước vị, tên bài quá dài). Cộng với tình trạng đổi hướng phi chuẩn có khá nhiều ("Bavaria" nếu dịch từ tiếng Anh, "Bavière" nếu dịch từ tiếng Pháp... trong khi ngôn ngữ gốc tiếng Đức là "Bayern"), tổ hợp thì số trang đổi hướng cần thiết cho tất cả các bài sẽ lên con số kinh khủng. Vì vậy, tôi cho rằng cần có một quy tắc đặt tên tiêu chuẩn riêng cho vi.wiki tạo thuận tiên cho việc phát triển bài mới cũng như tạo liên kết. Tiền lệ tôi đã từng thực hiện qua các dự án sinh học và đơn vị hành chính Việt Nam và đã cho kết quả tốt khi các nhóm bài này có tiêu chuẩn tương đối thống nhất, tạo thuận lợi cho việc sắp xếp và phát triển bài.
  4. Ý đồ về cách thức đặt tên bài theo một quy cách tiêu chuẩn, tôi đã đề xuất tại Wikipedia:Dự án/Châu Âu thời Trung cổ từ cuối năm 2020 nhưng hầu như không được chú ý. Mặc dù vậy, tôi vẫn cố gắng tìm hiểu và bổ sung, hầu tìm cách thống nhất quy cách tên bài cho dự án quý tộc châu Âu (thậm chí cho đến ngày nay).
  5. Theo ý đồ đó, cần dựa vào đặc thù của ngôn ngữ và thói quen của người Việt khi triển khai một yếu tố văn hóa ngoại quốc mà không phụ thuộc vào nó. Có thể thấy, trong ngôn ngữ Việt, thói quen ưu tiên cho tên vẫn đặt lên đầu thay vì chức vụ hay tước vị. VD Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn thì ưu tiên tên "Tuấn" hoặc họ "Trần", chứ không phải tước hiệu "Hưng Đạo". Vì vậy chúng ta có tên bài Trần Hưng Đạo.
  6. Khá nhiều bài tiếng Anh dựa theo nguyên tắc tôn kính của quý tộc Anh kiểu "Prince Philip, Duke of Edinburgh" (Prince ở đây là danh hiệu, không phải là tên, càng không phải tước hiệu, vốn là "Duke of Edinburgh"). Thói quen nầy còn ảnh hưởng cách đặt tên bài trong tiếng Anh mà rõ rệt nhất là trong cái bài quý tộc Tây Ban Nha như "Infanta Sofía của Tây Ban Nha", bất chấp bài gốc tiếng Tây Ban Nha chỉ là "Sofía de Borbón". Có thể thấy, các đề mục tiếng Anh chỉ mang tính chất tham khảo, không thể áp đặt thay đổi cho thói quen dùng trong tiếng Việt.
  7. Chi tiết hơn, những rắc rối xảy ra khi chuyển ngữ "Prince Philip, Duke of Edinburgh" là tùy theo sở thích, có thể dịch là "Hoàng tử Philip, Công tước của Edinburgh", "Hoàng thân Philip, Công tước Edinburgh", hay "Vương tế Philip, Công tước xứ Edinburgh". Dựa trên quy cách của bạn Windrain, tôi cho rằng tên chính của bài nên là "Philip, Vương tế Anh" vừa ngắn gọn, vừa không trùng lắp.
  8. Cuối cùng, hy vọng các bạn hiểu cho là việc tôi thay đổi hàng loạt tên bài không phải là nổi hứng bất tử, mà là đã có sự tham khảo tìm cách hệ thống hóa quy cách tên bài trong hơn 1 năm qua, tham khảo trên nhiều phiên bản ngôn ngữ, cũng như thói quen trong tiếng Việt. Mong là, khi các bạn đã chú ý, hãy tham gia cùng tôi để hoàn thiện hơn. Thái Nhi (thảo luận) 16:14, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi tôn trọng ý kiến và quan điểm của bạn... – Windrain (thảo luận) 04:11, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  Ý kiến Tôi thấy trang đổi hướng không có gì sai nên đã tạo lại. Rõ ràng nó không phạm vào quy định hay tiền lệ nào. Việc không theo tiêu chuẩn là do cá nhân tự định, chưa thông qua cộng đồng. Còn việc tạo trang đổi hướng mà gây tổn thất tài nguyên thì mới nghe lần đầu, cần có nguồn xác nhận từ phía WMF. P.T.Đ (thảo luận) 23:11, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • "Vấn đề là không phải trang đổi hướng nào cũng chuẩn." → Trang đổi hướng có bắt buộc phải chuẩn hay không thì chưa có tiền lệ trong trường hợp này. Ví dụ như Nữ hoàng Elizabeth II vẫn đang đổi hướng về Elizabeth II dù thực tế tên gọi này là sai theo nhiều nguồn chỉ ra, nhưng nó vẫn phổ biến trong đại chúng.
  • "Có bài quá thừa trang đổi hướng, còn nhiều bài lại không có." → Lý luận này không hợp lý. Việc bài nhiều bài ít trang đổi hướng thì không liên quan gì đến việc có cần tạo trang đổi hướng hay không, và Wikipedia là một sản phẩm đang hoàn thiện.
  • "Việc tiêu chuẩn hóa nhằm chắc chắn là chỉ có thể bao nhiêu đó đổi hướng nên dùng, còn khác đi là thừa thãi." → Hiện chưa có tiêu chuẩn nên không thể áp dụng cho trường hợp này. Và tại sao không nên thừa thãi, nếu nó có ích?
Tôi nghĩ ý muốn của Thái Nhi là muốn chỉn chu một cách hệ thống, từ tên bài cho đến từng trang đổi hướng, rất cầu kỳ, chi tiết và chuẩn mực. Tuy nhiên, tôi lại thấy như vậy lại là cực đoan. Sẽ có nhiều trường hợp vượt ra khỏi tiêu chuẩn ban đầu (ví dụ như trường hợp "Nữ hoàng Elizabeth II" đã nói ở trên). Tiêu chuẩn hóa là tốt, nhưng wiki là môi trường cho phép một số "điều sai" xuất hiện, ví dụ một tên gọi phổ biến dùng sai, nhưng vẫn có thể được chấp hiện hiển thị trên wiki, không chịu bó buộc của một tháp ngà tiêu chuẩn nào.
Về trường hợp này, tiêu chuẩn hóa tên bài thì tôi đồng ý với định hướng của Thái Nhi (tức là đồng ý với ý định, không nói đến nội dung). Còn tiêu chuẩn hóa luôn trang định hướng thì không hợp tình hợp lý. Hãy nên chấp nhận một số trang đổi hướng là sai theo quan điểm của mình, để người đọc có thể từ cái trang "sai" đó mà được dẫn hướng về tên bài "đúng". P.T.Đ (thảo luận) 23:46, ngày 22 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Tôi sẽ nêu quan điểm phản hồi như sau:
1. "Trang đổi hướng có bắt buộc phải chuẩn hay không thì chưa có tiền lệ trong trường hợp này."
Đúng là không có tiền lệ bắt buộc trang đổi hướng phải chuẩn, nhưng rõ là nó cũng nên hợp lý. Như bài Marie I xứ Bourgogne, trước khi đổi về tên hiện nay thì nó có hơn chục tên đổi hướng khác nhau chủ yếu do sự khác nhau từ 2 cái tên "Mary" và "Burgundy" theo kiểu Anh trong khi bà này người Pháp. Tôi thừa nhận là mình có hơi cực đoan khi tắt đổi hướng nhiều trang vẫn có ích. Tuy nhiên, khi đã có sự quan tâm và tham gia của nhiều thành viên hơn, tôi đoan chắc, nó sẽ ít sai sót hơn rất nhiều. Tên bài chính chuẩn hóa, có quy tắc đặt tên rõ ràng sẽ giới hạn được tên đổi hướng sai, chứ nó không nhằm giới hạn tên đổi hướng dạng phổ biến. Như "Nữ hoàng Elizabeth II" (tên thông tục), thậm chí "Elizabeth II của Anh" (tên đề xuất tiêu chuẩn) đều chuyển hướng về Elizabeth II là một ví dụ.
2. "Wikipedia là một sản phẩm đang hoàn thiện."
Wikipedia chỉ có thể hoàn thiện hơn nếu chúng ta có những nỗ lực hoàn thiện nó thay vì chấp nhận nó như hiện tại. Việc tôi hệ thống hóa nhóm bài quý tộc châu Âu là vì tôi nhận thấy sự rối loạn trong các đặt tên bài. Khi đã chuẩn tên bài, thì các đổi hướng sai cần nên xóa, kèm với việc hàng loạt bài có liên kết phải trả dần về bài mới (việc này tôi làm bằng bot chứ không làm thủ công). Những đổi hướng không mâu thuẫn với bài chính vẫn có thể được giữ lại, nhưng ở mức độ nào đó, tôi muốn giảm đi sự tùy tiện trong cách đặt tên bằng cách gợi ra những hướng dẫn để đảm bảo tính tương thích trong một bài, mà còn ở hàng loạt bài liên kết hoặc có dạng tương đương. Như "Hoàng tử Philip", "Hoàng thân Philip"... trải qua chọn lựa một thời gian dài mới trở thành tên hợp lý nhất: "Vương tế Philip".
3. "Tại sao không nên thừa thãi, nếu nó có ích?"
Đã là thừa thãi, nghĩa là tính hiệu quả không cao. Nó giống như một anh chàng tiếc rẻ các đồ dùng mà "một lúc nào đó mình sẽ cần đến" và cuối cùng anh ta phải mất nhiều thời gian tìm kiếm cái thực sự hữu ích trong hàng đống thứ có khi cả đời không động đến. Tương tự, nhiều trang đổi hướng trên thực tế chỉ có vài bài liên kết đến nó, thậm chí có trang đổi hướng không có liên kết nào. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta nên dọn dẹp bớt chúng. Tôi đồng ý là có biệt lệ cho những tên đổi hướng quá phổ biến kiểu "Nữ hoàng Elizabeth II" và tôi không phản đối điều này, miễn không nên hình thành tiền lệ tạo ra hàng loạt đổi hướng thừa thãi.
Dù sao thì tôi cũng rất mừng vì bắt đầu có những ý kiến đóng góp để hoàn thiện, thay vì cảm giác đơn độc trước đây. – Thái Nhi (thảo luận) 01:10, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Thái Nhi: Tôi e là chúng ta vẫn đang thảo luận. Vui lòng tạm thời dừng việc xoá đổi hướng. Danh tl 14:03, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tên bài sai, khi di chuyển đi thì xóa chứ để làm gì hở bạn? Thái Nhi (thảo luận) 14:06, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Đây là vấn đề về việc tôn trọng cộng đồng. Khi chưa có đồng thuận về việc xoá đổi hướng, hay rộng hơn là nên tạo/giữ những đổi hướng như thế nào, phiền anh không thực hiện những tác vụ gây tranh cãi. Danh tl 14:20, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra, tôi không nghĩ Công nương Martha của Thụy Điển đổi hướng đến Märtha của Thụy Điển là "sai"; WP:Đổi hướng có ghi rõ "Lý do cho việc tạo và gìn giữ các trang đổi hướng gồm có: [...] [c]ác cách viết bằng kí tự ASCII (ví dụ, Kurt GoedelKurt Godel đổi hướng tới Kurt Gödel)". Danh tl 14:23, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
1. Đây là mục Tin nhắn BQV, do một bạn nhiệt tình tạo ra để ghi lại thắc mắc và tôi phản hồi giải đáp cho thắc mắc đó, không phải mục Thảo luận để giải quyết mâu thuẫn nhằm đưa ra giải pháp đồng thuận. Trong trường hợp như bạn nói, thì khi đó các thành viên nên mở thảo luận để tìm giải pháp đồng thuận, có thời điểm mở, có tiêu chí biểu quyết và có thời hạn để chốt phuơng án và lưu vào bộ quy tắc. Thậm chí, nếu chuyên về danh xưng quý tộc châu Âu, thì đã có Wikipedia:Dự án/Châu Âu thời Trung cổ lập từ cách đây hơn 1 năm, là nơi thích hợp, đủ không gian để mọi người cùng tham gia góp ý tại khu vực đó một cách tập trung và không bị pha loãng bởi các hoạt động khác
2. En.wiki là phiên bản ngôn ngữ lớn nhất và tiếng Anh cũng được sử dụng phổ biến, vì vậy en.wiki được xem là nguồn tạo bài. Tuy nhiên, không nên xem cách thức trên en.wiki là tiêu chuẩn mặc định cũng như văn hóa Anh ngữ là duy nhất mà không xem xét đến đặc thù văn hóa khác (ở đây tôi nhấn mạnh đến tiếng Việt và ngôn ngữ gốc). Như VD "Công nương Martha của Thụy Điển", không khó để thấy đây là các dịch nguyên từ tên bài tiếng Anh en:Princess Märtha of Sweden mà không quan tâm đến tên bài trong ngôn ngữ gốc sv:Märtha av Sverige. Hay bài "Infanta Elena, Nữ Công tước xứ Lugo" bê i xì từ

en:Infanta Elena, Duchess of Lugo mà bỏ qua es:Elena de Borbón trong ngôn ngữ gốc. Nếu tìm hiểu thêm về các bài quý tộc khác, không khó để nhận thấy là chỉ mỗi người Anh dùng cách đặt tên này, còn các ngôn ngữ khác thì không.

3. Khi xem xét tên và nội dung bài viết, tôi đều ưu tiên đặc điểm văn hóa và tính chính xác trong ngôn ngữ Việt đối chiếu với ngôn ngữ gốc khi đối chiếu với những điểm đặc thù (như cách đặt tên, tước hiệu...), vì vậy tôi đều phải tham khảo qua nhiều phiên bản ngôn ngữ trước khi quyết định. VD như trường hợp danh xưng "en:Prince Philip, Duke of Edinburgh" cần chú ý đến đặc thù tên và danh hiệu quý tộc (theo thứ tự [danh hiệu quý tộc]+[tên], [tước hiệu]+[đất phong], rồi cần xem xét đến đặc điểm trong tiếng Việt (VD cần chuyển ngữ danh hiệu Prince sao cho thích hợp, là Hoàng tử, Hoàng thân, Hoàng phu, Hoàng quân, Hoàng tế, Thân vương, Vương thân, Vương tử hay Vương tế). Chỉ riêng danh hiệu Prince cho Công tước Philip đã nhiêu đó từ, khi tổ hợp lại sẽ rất nhiều. Chưa kể sự khác biệt giữa các hệ ngôn ngữ Anh / Pháp và Nga / Đức, Ý / Tây Ban Nha, mà nếu không chú ý đặc thù văn hóa ngôn ngữ, bạn sẽ dịch sai ý nghĩa. Còn nữa, tiếng Anh không có dấu, nên quy định bên đó bỏ qua các dấu, còn trong tiếng Việt, việc chấp nhận các dấu ký tự là chuyện bình thường.
Vì những lý do đó mà tôi cho rằng cần phải đó hướng dẫn rõ ràng về cách đặt tên bài và thống nhất các bài cũ theo hướng dẫn đó. Wikipedia:Dự án/Châu Âu thời Trung cổ được thành lập hầu mong muốn các bạn cùng đi sâu tìm hiểu, phân tích, thảo luận để đi đến thống nhất, thay vì những câu hỏi thắc mắc ở bề nổi. Nếu thực sự các bạn cho rằng chúng ta cần thống nhất, mời các bạn tham gia vào dự án, cùng tìm hiểu lý do vì sao một câu hỏi đơn giản của các bạn mà tôi phải giải thích một cách dài sọc như vậy. Từ đó, chúng ta có thể cùng hợp tác phát triển vi.wikipedia theo bản sắc riêng của mình mà vẫn không tách rời cộng đồng chung. – Thái Nhi (thảo luận) 02:49, ngày 24 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Thái Nhi Tôi nghĩ bạn đang không thực sự hiểu được vấn đề các thành viên muốn nói tới.
  1. Điều đang bàn ở đây phần lớn là trang đổi hướng mà không phải tên bài chính
  2. Việc các thành viên ý kiến và phản đối nằm ở việc bạn tắt đổi hướng / xóa trang đổi hướng với những tên bài mà "bạn cho là sai"
  3. Tên bài chính thức thì nên hệ thống hóa, nhưng trang đổi hướng thì có những tiêu chí khác, trong đó có "cách viết ASCII" mà Danh nêu ở trên
Bạn cứ việc hệ thống hóa tên bài, nhưng việc tắt đổi hướng cũng như xóa trang đổi hướng đã gặp phải "thành viên phản đối", điều đó đồng nghĩa với việc, bạn phải lấy được đồng thuận cộng đồng trước khi tiếp tục hành động này. Bạn lập ra dự án là điều tốt, nhưng nó không đồng nghĩa với việc các thành viên phải tham gia dự án mới được thắc mắc những vấn đề trên. Việc bạn xóa đổi hướng bị cho là ảnh hưởng đến việc tìm kiếm cũng như truy cập của những thành viên thông thường, nó không còn nằm trong phạm vi dự án. Tóm lại, đổi tên là việc của bạn, nhưng nếu muốn tiếp tục xóa đổi hướng thì phải qua đồng thuận cộng đồng, không phải chỉ đồng thuận dự án Nhac Ny Talk to me ♥ 03:39, ngày 24 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thực ra tôi muốn hướng các bạn đến thảo luận của dự án vì nó tập trung mục tiên hoàn thiện cho dự án, chứ không nhằm tranh luận đúng - sai. Vì nếu lập luận như vậy chỉ là tranh cãi thiếu định hướng. Tôi cũng cố gắng trình bày giải thích của mình trên khía cạnh nội dung dự án chứ không phải chỉ giới hạn là chỉ cái tên bài và trang đổi hướng.
1. "Điều đang bàn ở đây phần lớn là trang đổi hướng mà không phải tên bài chính"
Trong hầu hết các bài tôi tắt trang đổi hướng vì thực sự tên bài trước khi đổi hướng hoàn toàn đều lấy tên dịch từ bài tiếng Anh, và tên này đều khác biệt đáng kể so với ngôn ngữ gốc. VD như "Mary" thay vì "Marie" hay "Maria", "Henry" thay vì "Henri" hay "Heinrich", "Burgundy" thay vì "Bourgogne" và "Brittany" thay vì "Bretagne"...
2. "Việc các thành viên ý kiến và phản đối nằm ở việc bạn tắt đổi hướng / xóa trang đổi hướng với những tên bài mà "bạn cho là sai""
Những tên bài hợp lý bị tôi tắt đổi hướng sai, chiếm số lượng rất ít, và khi các bạn phục hồi, tôi không có phản đối. Trong trường hợp nếu vẫn cảm thấy chưa thỏa, các bạn hoàn toàn đưa ra phương án khả dĩ với lập luận sau khi đã tham chiếu, và chúng ta sẽ thảo luận trên tinh thần đồng thuận để đưa ra giải pháp hoàn thiện. Nếu chỉ đơn thuần viện dẫn các quy định, thì tôi cho rằng đó là sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt để phát triển.
3. "Tên bài chính thức thì nên hệ thống hóa, nhưng trang đổi hướng thì có những tiêu chí khác, trong đó có "cách viết ASCII" mà Danh nêu ở trên"
Trường hợp đại loại kiểu "Märtha của Thụy Điển" hay "Martha của Thụy Điển" không nhiều, và tôi cũng chẳng phản đối. Nhưng không thể đánh đồng với việc tôi chuyển tên và tắt đổi hướng của "Công nương Martha của Thụy Điển" về "Märtha của Thụy Điển". trường hợp này thì do dịch nguyên theo tên bài en.wiki được chuyển về định dạng theo tên bài trong ngôn ngữ gốc (ở đây là tiếng Thụy Điển).
Trở lại chuyện thảo luận, tôi muốn hướng các bạn đến thảo luận để ra vấn đề thay vì giới hạn ở mức phản đối vì nó "không thuận mắt". Chuyện viện dẫn các quy định cứng nhắc hoặc chỉ tham khảo ở mỗi phiên bản tiếng Anh mà thiếu mở rộng xem xét, sẽ dẫn đến giới hạn ngăn cản sự hoàn thiện. Nếu bạn cho rằng cần thảo luận tìm đồng thuận, các bạn cứ mở thảo luận và chốt thời gian để tìm đồng thuận, và tôi sẳn lòng lập luận để bảo về quan điểm của mình hoặc thỏa hiệp để đưa ra giải pháp. Quan trọng nhất là chốt hạ! Quả bóng nếu chỉ chuyền qua lại mà không đưa vào cầu môn thì không thể dẫn đến bàn thắng. – Thái Nhi (thảo luận) 07:19, ngày 24 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng muốn lưu ý là có vẻ định hướng phản đối là ngừng toàn bộ tắt trang đổi hướng mà không cần xem xét từng tên bài cụ thể một cách vô hạn định. Điều này tất nhiên là với tôi là không hợp lý khi phản đối đó chỉ bỏ tất cả vào một rọ, và nói nào ngay, nó hủy diệt thảo luận, hủy diệt dự án. Còn với các trường hợp xem xét kỹ lưỡng từng trường hợp, nếu hợp lý thì tôi vẫn đồng thuận, còn nếu khôn ghợp lý thì tôi vẫn có thể nêu lập luận. Còn như hiện trạng hiện nay, vẫn là ý kiến chung chung, không thúc đẩy được tiến triển. Thái Nhi (thảo luận) 07:25, ngày 24 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tạm thời tôi sẽ dừng di chuyển trong 1 tuần để sẵn sàng thảo luận chi tiết từng trường hợp cụ thể. Và điều này, cần phải được thực hiện ở trên khuôn khổ của dự án. Ở đây, mỗi câu hỏi chung chung, lại cần được giải đáp chi tiết những thông tin đã được ghi ở dự án, sẽ rất dài và làm loãng luôn các thảo luận khác. Thái Nhi (thảo luận) 07:30, ngày 24 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

A/B test for topic subscriptions sửa

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn.

Hello, all.

The mw:Talk pages project would like to offer a new [theo dõi] button to half of the editors here.  The new [theo dõi] button will appear on each ==Section== of a talk page with comments.  If you click the new [theo dõi] button, you will "subscribe" or "follow" the discussion.  You will get a message in Special:Notifications when someone posts a comment in that section.

This is only for 50% of logged-in editors (not IPs).  Existing editors will need to click the new button to subscribe to a discussion.  New editors will be automatically subscribed to all topics that they start.  The Editing team hopes this will help new editors communicate with you.  You can test the [theo dõi] button now, on this page, by clicking on https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn?dtenable=1

You can learn more and talk to the Editing team at mw:Talk pages project/Notifications.  If you don't like it, you can turn it off in Special:Preferences#mw-prefsection-betafeatures and Special:Preferences#mw-prefsection-editing-discussion.

This could be offered here in a couple of weeks.  Please tell me if your Wikipedia does not want to try this. – Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 05:00, ngày 24 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Update: The results from the previous A/B test, for the New Topic Tool, have been posted. You can read the report. Short answer: It is better for new editors than the old form. The Editing team would like to turn this on here. After that, they will start the A/B test for the [subscribe] button. If you do not want to use it, you can turn it off at Special:Preferences#mw-prefsection-editing-discussion. Thank you for helping us test this new tool. – Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 19:44, ngày 29 tháng 4 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Trình chạy Audio và Video sẽ sớm thay đổi trên wiki của chúng ta sửa

Tôi xin phép chuyển lời:

Xin chào,

Tuần này chúng tôi sẽ thay đổi phần mềm chạy file audio và video trên wiki của bạn từ Kultura sang Video.js. Với sự thay đổi này, trình chạy cũ sẽ không thể sử dụng được nữa. Việc thay thế trình chạy đã được kích hoạt dưới dạng một tính năng beta từ Tháng 5 năm 2017.

Trình chạy mới có nhiều ưu điểm như là có thiết kế tốt hơn, bề ngoài thống nhất với phần còn lại của giao diện, tích hợp tốt hơn với các trình duyệt, có khả năng hoạt động trên điện thoại di động tức là các file đa phương tiện sẽ có thể truy cập được một cách tử tế trên iPhone và Android, khả năng truy cập tốt hơn, vân vân.

Trình chạy cũ đã không còn được duy trì 8 năm nay và được làm riêng cho MediaWiki (không như trình chạy mới là một dự án mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi) và sử dụng một chương trình khung đã bị loại bỏ và không chấp nhận, chậm chạp và cũ kĩ như là jQuery UI. Xóa bỏ mã của trình chạy cũ cũng sẽ cải thiện hiệu suất của các wiki cho bất cứ ai ghé thăm bất kỳ trang nào (xem bài blog này). Trình chạy cũ có rất nhiều bug vẫn còn tồn tại mà chúng tôi sẽ đóng vì không hợp lệ sau cuộc thay đổi này.

Trình chạy mới sẽ giải quyết nhiều vấn đề cũ và nổi cộm, nhưng cũng sẽ có bug riêng của nó và những tính năng bị thiếu. Tất cả những cái đã biết quan trọng đều đã được sửa chữa, nhưng sẽ có một số cái nhỏ hơn cần giải quyết trong tương lai, sau khi thay đổi.

Điều chúng tôi mong muốn là các bạn hãy bật tính năng beta cho trình chạy mới lên và cho chúng tôi biết về bất cứ vấn đề ở phút cuối nào.

Các bạn có thể theo dõi tiến độ công việc ở T100106 và đọc thêm thông tin về trình chạy mới ở trang này: https://www.mediawiki.org/wiki/Extension:TimedMediaHandler/VideoJS_Player


Xin cảm ơn,

— Amir

– Tiểu Phương 話そう! 13:28, ngày 24 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Cuộc bỏ phiếu phê duyệt Hướng dẫn Thực thi Bộ Quy tắc Ứng xử Chung đã kết thúc sửa

Bạn có thể tìm thấy các phiên bản ngôn ngữ khác của thông báo này tại Meta-wiki.

Thân chào,

Giai đoạn bỏ phiếu phê duyệt hướng dẫn thực thi (đã sửa đổi) của Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (UCoC) đã kết thúc vào ngày 21 tháng 3 năm 2022. Trong toàn phong trào, đã có 2300 thành viên tham gia bỏ phiếu. Xin cảm ơn tất cả mọi người! Nhóm kiểm phiếu sẽ hoàn thành công việc trong hai tuần tới.

Kết quả của cuộc bỏ phiếu, cũng như các thông số thống kê liên quan và một số nhận xét sẽ được công bố tại đây ngay khi có thể. Để biết các bước tiếp theo, hãy kiểm tra trang thông tin dành cho người bỏ phiếu. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho ý kiến tại trang thảo luận trên Meta-Wiki hoặc gửi thư điện tử cho nhóm UCoC: ucocproject wikimedia.org.

Trân trọng,

Nhóm Chiến lược và Quản trị Phong trào

RamzyM (WMF) 01:25, ngày 25 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Feminism and Folklore 2022 ends soon sửa

 

Feminism and Folklore 2022 which is an international writing contest organized at Wikipedia ends soon that is on 31 March 2022 11:59 UTC. This is the last chance of the year to write about feminism, women biographies and gender-focused topics such as folk festivals, folk dances, folk music, folk activities, folk games, folk cuisine, folk wear, fairy tales, folk plays, folk arts, folk religion, mythology, folk artists, folk dancers, folk singers, folk musicians, folk game athletes, women in mythology, women warriors in folklore, witches and witch hunting, fairy tales and more

Keep an eye on the project page for declaration of Winners.

We look forward for your immense co-operation.

Thanks Wiki Loves Folklore international Team MediaWiki message delivery (thảo luận) 14:29, ngày 26 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Công cụ CT sửa

Tính từ khi công cụ CT chính thức bị giới hạn thì hôm nay tôi mới test lại, tôi phát hiện vài vấn đề. Cộng đồng đã đồng thuận việc tắt hẳn công cụ này với thành viên dưới mức XNMR, nhưng

  • Thành viên dưới mức này vẫn sử dụng được CT, chỉ là không xuất bản được. Nhưng là vì hiện tại có 2 bộ lọc bộ lọc 111114 chặn lại chứ về mặt "kỹ thuật" của CT thì vẫn sẽ xuất bản ra trang nháp được. Xem 12. Điều trên đồng nghĩa với, việc copy nội dung dịch máy từ CT (một trong những lý do khiến công cụ này gây tranh cãi ở dự án chúng ta lâu nay) vẫn sẽ được tiếp diễn như thường. Xem Vương Nghị (vận động viên bóng nước).
  • Lúc trước, việc nhận định Tuanminh01 dịch máy một phần là thông qua Thẻ: Qua trình soạn thảo trực quan: Đã chuyển. Vì lúc trước, nếu copy từ CT mà bỏ vào trình soạn thảo mã nguồn thì sẽ mất hết định dạng mã wiki nên buộc phải dùng trình soạn thảo trực quan. Tuy nhiên, hiện nay công cụ soạn thảo mã nguồn đã cải tiến
    • Nếu copy từ trình soạn thảo trực quan (có định dạng mã nguồn wiki) vào trình soạn thảo mã nguồn thì ngay lập tức sẽ có một hộp thoại nhảy lên hỏi có cần chuyển sang định dạng mã wiki không. Nếu chọn chuyển đổi thì mã nguồn lập tức được chuyển đổi thành y hệt nội dung copy từ trình soạn thảo trực quan ban đầu (không biết tôi nói có bị khó hiểu không, mọi người cứ test thử là hiểu). Vậy nên người dùng hoàn toàn chỉ cần sử dụng trình soạn thảo mã nguồn để copy nội dung dịch máy từ CT, hệ thống chỉ ghi nhận thẻ Trình soạn thảo mã nguồn 2017.
    • Nếu sử dụng trực tiếp trình soạn thảo thì hệ thống cũng chỉ ghi nhận Thẻ: Soạn thảo trực quan, nếu bài viết trên 3k byte thì còn có thẻ Người dùng thiếu kinh nghiệm thêm nội dung lớn, chứ dười 3k byte là hoàn toàn không có vấn đề gì. Xem Test công cụ. Vậy nên chỉ cần dịch mấy bài ngắn ngắn nghiễm nhiên nổi bật, không để bị lỗi code các kiểu thì rất có khả năng sẽ dễ dàng qua ải dù dịch máy 99%.
  • Khi cấp quyền cho ĐPV, các BQV thường thu hồi hết các quyền thường khác vì ĐPV đã có một số cờ tương ứng. Tuy nhiên thực tế thì ĐPV không phải thành viên được xác nhận mở rộng. Khi tôi xem {{If extended confirmed}} thì thấy Bạn không thuộc nhóm thành viên được xác nhận mở rộng. Điều này đồng nghĩa với việc ĐPV không sử dụng được CT nếu đã bị rút cờ XNMR.

Mặc dù biết mọi người khá là mệt mỏi với các thảo luận liên quan đến công cụ này, nhưng vấn đề trên nếu không được giải quyết thì bao nhiêu thảo luận của cộng đồng qua hằng mấy tháng coi như công cốc. Vấn đề dưới có lẽ là do cờ ĐPV không như cờ BQV nên về mặt kỹ thuật gặp chút vấn đề, đành nhờ 1 BQV tạm cấp lại cho tôi quyền này để tôi dùng công cụ. Nhac Ny Talk to me ♥ 06:41, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tôi có cờ bảo quản viên, nhưng khi xem {{If extended confirmed}}, thông điệp hiện ra cũng là "Bạn không thuộc nhóm thành viên được xác nhận mở rộng." --minhhuy (thảo luận) 07:10, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: Dĩ nhiên, vì bản mẫu đó dùng CSS nội dòng và trang CSS dành cho nhóm xác nhận mở rộng để ẩn/hiện nội dung. Anh có thể bật safemode để thấy cả hai thông điệp. Vấn đề ở đây là Pau quên thêm eliminator vào biến wgContentTranslationPublishRequirements trong lần sửa trước. Tôi vừa sửa lại, đang chờ duyệt. Vụ xuất bản ra nháp thì tôi chưa rõ sửa ở đâu, nhưng sẽ hỏi. Danh tl 07:25, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ăn lương cho lắm vô rồi tới lúc viết mã code thì toàn sai sót. Rõ chán cái team CT. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:32, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh Xuất ra bản nháp thì tạm thời để bộ lọc xử lý vẫn được. Quan trọng là công cụ hoàn toàn không bị "vô hiệu hóa" đối với thành viên dưới mức XNMR. Vậy thì cái trò copy từ CT ra lại quay lại như trước khi thảo luận Nhac Ny Talk to me ♥ 07:34, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy Nhân tiện nhờ anh cấp lại quyền XNMR để tôi dùng công cụ dịch bài Nhac Ny Talk to me ♥ 07:35, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
 YXong minhhuy (thảo luận) 07:37, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tôi đã cập nhật Việt hóa phần cấu hình Tk và chỉnh sửa đôi chút. Xin mời reset lại cấu hình để hiển thị nhật trình ở trang tiếng Việt. Nếu có 1 số lỗi hiển thị tiếng Anh hoặc là lỗi khác, mời nêu ở Thảo luận Wikipedia:Twinkle. Cảm ơn các bạn.  A l p h a m a  Thảo luận 09:08, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Hiện đã có dự án twinkle-core để dùng Twinkle mà không cần dịch các thông điệp trong mã nguồn (các thông điệp lấy từ translatewiki), từ dự án Twinkle localisation. Bạn nào hứng thú có thể thử nghiệm. Với phiên bản Twinkle hiện tại của viwiki có thể cân nhắc đưa về lại GitHub như Mxn từng làm ngày xưa hay enwiki hiện nay để tiện theo dõi thay đổi phiên bản. P.T.Đ (thảo luận) 12:04, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nếu chỉ dịch không thì không mất thời gian đến vậy, ngoài phải hợp thức cái Wikipedia:Tiêu chí xóa nhanh còn phải tạo/hợp thức hóa luôn cả hệ sinh thái bản mẫu đi kèm chưa kể những bản mẫu chưa có ở các module khác, mỗi dự án đều có 1 đặc điểm khác biệt của nó. Bản toàn cầu khó đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau. –  A l p h a m a  Thảo luận 02:36, ngày 1 tháng 4 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ý tôi là gợi ý nghiên cứu thôi, chứ chắc chắn giờ không thể dùng twinkle-core được. P.T.Đ (thảo luận) 09:47, ngày 3 tháng 4 năm 2022 (UTC)[trả lời]

19:54, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)

Tôi đã nhập từ bên enwiki bản mẫu này, với mong muốn cho độc giả biết rằng trang/bài viết này đã được nhắc tới trong một hay nhiều tờ báo có liên quan. Nếu có ai muốn sử dụng bản mẫu này, các bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu cách dùng trong phần tài liệu, và áp dụng trong trang thảo luận của trang/bài viết mà các bạn cần đặt. Xin cảm ơn. Anster (thảo luận) 04:29, ngày 30 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@NgocAnMaster: Trên đây tôi thấy đã có bản mẫu tương tự là {{được dùng làm nguồn}} nên bản mẫu mà bạn nhập về có vẻ như chưa được hữu dụng. Flyplanevn27 (thảo luận) 14:54, ngày 2 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Flyplanevn27: Tôi cho rằng "được dùng làm nguồn" khác với việc được "nhắc tới". Đối với bản mẫu {{được dùng làm nguồn}}, theo tài liệu ở bản mẫu đó và bên en có nói rằng bản mẫu "dùng làm nguồn" được sử dụng khi:
Còn bản mẫu {{Nhắc trong báo chí}} thì khác, nó chỉ được dùng trong trang thảo luận để "nhắc đến một trang trong Wikipedia", chẳng hạn khi bài báo nào đó đang nói rằng "xxx bị sửa thông tin trên Wikipedia" hay ảnh liên quan đến phá hoại trong bài viết về chủ thể yyy trên Wikipedia được nhắc tới trên tờ báo. Bản mẫu này không phải là chỉ ra bài viết đó được dùng làm nguồn trong bài báo, bởi vậy hai bản mẫu này tôi cho là khác nhau. Bạn phân biệt rõ hai cái định nghĩa "được dùng làm nguồn" và "được nhắc tới" rồi chứ? Anster (thảo luận) 09:49, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tham khảo

  1. ^ Tham khảo en:Template:Backwards copy/doc: "This template is for use on the talk pages of articles where there may be potential for confusion about the copyright status of parts of the text due to its re-use in a mainstream news article or publication. Editors often tend to see copyright violation as a one-way street, with all violations being on behalf of Wikipedia - however, there have been several demonstrable instances of news organisations or websites copying substantial portions of Wikipedia content for articles without providing attribution. There are also cases where Wikipedia content is reused and properly licensed, but the attribution is unclear. For additional advise see the section WP:BACKWARDSCOPY in the Wikipedia page Wikipedia:Copyright problems".

Leadership Development Working Group: Reminder to apply by 10 April 2022 sửa

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

Hello everyone,

The Community Development team at the Wikimedia Foundation is supporting the creation of a global, community-driven Leadership Development Working Group. The purpose of the working group is to advise leadership development work. Feedback was collected in February 2022 and a summary of the feedback is on Meta-wiki. The application period to join the Working Group is now open and is closing soon on April 10, 2022. Please review the information about the working group, share with community members who might be interested, and apply if you are interested.

Thank you,

From the Community Development team

RamzyM (WMF) 13:54, ngày 31 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]