Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt

Những bài viết ở đây là bài viết tốt, gồm các bài viết có chất lượng cao.

Hãy làm theo hướng dẫn liệt kê bên dưới khi cho một bài viết mới vào đây

Nôi dụng được chọn:

Tiêu chuẩn nội dung chọn lọc:

Sử dụng

sửa

Bản mẫu này được dùng cho những trang con tại {{Bài viết chọn lọc}}

  1. Chỉ có bài viết tốt đựuoc cho lên trang này.
  2. Thêm một bài viết chọn lọc vào một trang con trống.
  3. Cập nhật "max=" vào tổng {{các thành phần chủ đề ngẫu nhiên}} trong trang chính.
  4. Đính kèm bài viết có liên quan đến bản mẫu {{chọn lọc chủ đề thực phẩm}} để biết bài viết đựuoc chọn là bài viết tốt trong Wikipedia.

Tẩy sạch vùng nhớ đệm máy chủ Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/1

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Một lát bánh clementine

Bánh clementine là một loại bánh có hương vị chủ yếu làm từ quýt clementine, có thể được phủ một lớp glaze hoặc nước xốt ngọt, đường bột, mật ong và clementine, hoặc mứt clementine. Bánh clementine có lẽ bắt nguồn từ một loại bánh cam trong ẩm thực của người Do Thái Sephardi. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/2

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Xoài lắc là một món ăn đường phố của Việt Nam. Đây là món ăn yêu thích được tìm mua nhiều kể từ năm 2016. Ngoài ra, từ khóa "xoài lắc" cũng nằm trong nhóm từ khoá nổi lên vào năm 2016. Món xoài lắc nhìn chung không khác các món xoài chấm hay tẩm gia vị trước đó, nhưng nét đặc trưng của việc cắt xoài, ướp và lắc đều gia vị trong ly đã tạo ra một trào lưu trong việc tìm mua món ăn đường phố này. Đến nay, đây vẫn là món ăn đường phố phổ biến được ưa chuộng. (Đọc thêm...)

Xem tiếp...

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/3

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Xúp acquacotta
Acquacotta at a restaurant in Milan, Italy
Acquacotta tại một nhà hàng ở Milan, Ý.
Acquacotta, bean and minestrone soup
Xúp acquacotta ăn kèm với đậu và xúp rau kiểu Ý.

Acquacotta hay xúp acquacotta (phát âm [ˌakkwaˈkɔtta]; trong tiếng Ý có nghĩa là "nước nấu chín") là một loại xúp bánh mì làm từ nước dùng nóng trong ẩm thực Ý, vốn là món ăn dân dã, có nguồn gốc từ thời kỳ cổ đại, bắt nguồn từ vùng ven biển có tên là Maremma ở phía nam Toscana và phía bắc Lazio. Món xúp này ra đời với mục đích giúp cho bánh mì cũ, khô và cứng trở nên dễ ăn hơn. Trong thời hiện đại, người nấu có thể sử dụng những thành phần khác nhau hoặc bổ sung thêm nguyên liệu tùy mục đích chế biến. Món ăn này gồm hai biến tấu chính là aquacotta con funghi cùng với aquacotta con peperoni. (Đọc thêm...)

Xem tiếp...

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/4

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Naem (tiếng Thái: แหนม, phát âm tiếng Thái: [nɛ̌ːm], còn gọi là nham, naem moo, naem mawchin som) là món ăn từ thịt lợn trong ẩm thực Thái Lan truyền thống, được lan truyền sang vài nước lân cận. Đây là món ăn lên men có hương vị chua. Món ăn này có thời hạn sử dụng ngắn và thường được thưởng thức ở dạng tươi sống sau khi ủ lên men. Đây là một món ăn phổ biến trong ẩm thực Thái Lan và nhiều nước Đông Nam Á lân cận. Tại nhiều vùng miền khác nhau, món được chế biến theo nhiều hương vị ưa thích khác nhau, bao gồm cả biến thể vị chua hoặc cay. Naem được dùng như thành phần trong những món khác nhau hay cũng được phục vụ như món ăn phụ.

Naem chứa 185 kcal trên 100 g (3,5 oz), chứa một lượng đáng kể protein, lượng chất béo vừa phải và hàm lượng carbohydrate nhỏ. Ký sinh trùngvi khuẩn gây bệnh đường ruột thường xuất hiện trong nhiều mẫu naem. Axit lactic hình thành trong quá trình lên men có tác động ức chế vi khuẩn Salmonella tăng trưởng. Vi khuẩn Lactobacillus curvatus được chứng minh có khả năng ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phát triển trong naem. Người làm món đôi khi còn dùng chiếu xạ để diệt khuẩn trong món. Hàm lượng vi khuẩn trong sản phẩm thịt lợn chua Thái được quy định rõ. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/5

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.


Bia làm thủ công tại Xưởng bia Taedonggang số 3 ở Bình Nhưỡng

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có ít nhất mười nhà máy bia cỡ lớn và nhiều xưởng bia cỡ nhỏ cung cấp nhiều sản phẩm bia khác nhau. Thương hiệu hàng đầu là bia lager Taedonggang của Công ty bia Taedonggang thuộc sở hữu nhà nước.

Các vấn đề của Triều Tiên đối với phân phối hàng hóa và sản lượng điện đã buộc các cơ sở sản xuất bia Triều Tiên phải đổi mới. Để giảm thiểu sự phân phối bia, nhiều nhà hàng và khách sạn quyết định tự mở và điều hành các xưởng bia của riêng họ. Do việc cung cấp năng lượng không ổn định đã gây khó khăn cho việc làm lạnh bia, người Triều Tiên đã phát triển món bia hơi phổ biến rộng rãi của riêng họ, một kiểu bia theo phong cách Mỹ được ủ ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường. (Đọc thêm...)

Xem tiếp...

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/6

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Cá và khoai tây chiên với xốt tartare

Xốt tartare (tiếng Pháp: sauce tartare) là một loại xốt nguội làm từ mayonnaise trộn với rau thơm và rau củ ngâm giấm thái nhỏ. Xốt có thể được gia thêm dầu ô-liu, nước cốt chanh và các rau gia vị như thì là, mùi tây. Xốt tartare thường được ăn kèm với các món hải sản như cá và khoai tây chiên, ngao chiên ngập dầu, hàu chiên, sandwich cá, cá phi lê tẩm bột cùng nhiều món ăn khác. Xốt tartare không chứa mù tạt là một trong những điểm để phân biệt với xốt rémoulade. (Đọc thêm...)

Xem tiếp...

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/7

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Một chiếc bánh sandwich bơ được phủ mocha hạnh nhân.

Bánh quả bơ hay bánh trái bơ là một loại bánh được chế biến với thành phần chính là quả bơ, cùng với các nguyên liệu làm bánh đặc trưng khác. Bơ thường được nghiền nát, hoặc có thể cho vào hỗn hợp bột nhão, để làm món phủ (topping) của bánh hoặc để nguyên như vậy và đặt lên trên cùng. Các biến thể của món này bao gồm bánh quả bơ sống, bánh brownie bơ và bánh phô mai bơ; trong đó, biến thể đầu tiên thường chứa nhiều vitamin E và các axit béo thiết yếu do được làm từ bơ sống. Ngoài ra, các topping làm từ quả bơ bao gồm hỗn hợp bơ đã được xay nhuyễn và hỗn hợp "crazy bơ". (Đọc thêm...)

Xem tiếp...

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/8

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Xúp kem cà rốt với bánh mì
Xúp kem cà rốt với bánh mì
Xúp kem cà rốt
Xúp kem cà rốt

Xúp cà rốt (tiếng Pháp gọi là Potage de Crécy, Potage Crécy, Potage à la Crécy, Purée à la CrécyCrème à la Crécy) là món xúp được chế biến từ thành phần chính là cà rốt. Món ăn được nấu ở dạng xúp kem (đặc sánh) hay xúp canh (nước dùng). Ngoài cà rốt, người nấu có thể cho thêm các loại rau, củ hay những nguyên liệu khác trong quá trình nấu. Xúp cà rốt được ăn nóng hoặc dùng lạnh, và hiện đã có một số công thức nấu món này. Đây được xem là món ăn "kinh điển" của nền ẩm thực Pháp. (Đọc thêm...)

Xem tiếp...

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/9

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Một miếng xúc xích Glamorgan

Xúc xích Glamorgan (tiếng Wales: Selsig Morgannwg) là một loại xúc xích ăn chay truyền thống của xứ Wales với thành phần chính là phô mai (thường là phô mai Caerphilly), tỏi tây cùng vụn bánh mì. Tên của món xúc xích này được đặt theo tên của quận Glamorgan giàu truyền thống ở xứ Wales.

Những ghi chép được công bố sớm nhất về món ăn này xuất hiện từ những năm 1850 trong quyển Wild Wales của George Borrow. Tuy nhiên, các ghi chép trước đó trong kho lưu trữ của quận Glamorgan cho thấy một công thức có chứa thịt lợn. Phiên bản chay hiện đại trở nên phổ biến trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi thịt trở nên hiếm hoi hơn. Hiện nay, xúc xích Glamorgan đang được hai công ty sản xuất hàng loạt. Món ăn cũng bao gồm nhiều biến thể, trong đó, vài công thức hoán đổi tỏi tây với hành tây, cũng như sử dụng đa dạng các loại thảo mộc, gia vị cùng phô mai khác nhau. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/10

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Kem cuộn với lớp phủ bên trên

Kem cuộn (tiếng Thái: ไอศกรีมผัด hoặc ไอติมผัด), hay còn gọi là kem chiên chảo lạnh, là một món ăn tráng miệng đông lạnh của ẩm thực đường phố Thái Lan, được làm từ sữa, kem và đường cũng như các thành phần bổ sung khác để tăng hương vị. Hỗn hợp kem lỏng trộn đều sau đó đổ trên một chảo lạnh có mặt phẳng, và được làm lạnh ở nhiệt độ khoảng −25 độ C đến −30 độ C. Sau khi hoàn tất quá trình xào trộn bằng xẻng dẹt làm đều hỗn hợp kem lỏng, chúng được để lạnh cho đặc trong hình dạng mỏng. Tiếp theo là dùng xẻng cạo lớp kem mỏng, cuộn kem lại và đặt chúng thẳng đứng vào trong một cốc kem, rồi phủ lên trên các cuộn kem nhiều lớp phủ gia vị khác nhau, như đậu phộng, hạnh nhân hay kẹo chip. Phong cách chính của kem cuộn là hình dạng cuộn của nó.

Phong cách mới của món kem này xuất phát từ Đông Nam Á đã lan rộng đến Hoa KỳCanada. Lan rộng từ Montréal đến Brooklyn, Los Angeles đến Atlanta, những tiệm kem nhỏ đông nghẹt người mua. Tại Anh, các hệ thống bán kem cuộn đầu tiên là Frew & Co và Kreemlicious Dessert Bar ở Luân Đôn. Món kem cuộn trở nên phổ biến trên toàn thế giới bắt đầu từ năm 2015. (Đọc thêm...)

Xem tiếp...

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/11

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Một ổ bánh mì kẹp thịt lợn, cà rốt, su hào, rau mùi, kèm theo xốt ớt cay

Bánh mì là một loại baguette của Việt Nam với lớp vỏ ngoài giòn tan, ruột mềm, còn bên trong là phần nhân. Tùy theo văn hóa vùng miền hoặc sở thích cá nhân mà người ta có thể lựa chọn nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau, ngoài ra tên gọi của bánh cũng phụ thuộc phần lớn vào những biến tấu ấy. Tuy nhiên, những phiên bản phổ biến nhất vẫn thường chứa chả lụa, thịt, hoặc thực phẩm chay, kèm theo một số nguyên liệu phụ khác như pa tê, , rau, ớt, trứngđồ chua. Bên cạnh đó, bánh còn có thể dùng chung với nhiều món ăn đa dạng, chẳng hạn như cá mòi, xíu mại hoặc thịt bò kho. Bánh mì được xem như một loại thức ăn nhanh bình dân phổ biến và thường được tiêu thụ vào bữa sáng hoặc bất kỳ bữa phụ nào trong ngày. Do có giá thành phù hợp nên bánh đã trở thành món ăn rất được nhiều người ưa chuộng.

Về lịch sử, bánh mì có nguồn gốc từ bánh baguette do người Pháp đưa vào miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 19. Trong những thập kỷ tiếp theo, bánh mì dần lan rộng ra khắp Việt Nam, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở Sài Gòn. Người Sài Gòn sau đó đã cải biên chiếc bánh baguette thành ổ bánh mì nhỏ và ngắn hơn, chỉ còn khoảng 30–40 cm, còn ruột bánh thì rỗng hơn để chứa được nhiều nhân, tương tự như món bánh mì kẹp ở phương Tây. Sau năm 1975, theo chân những cuộc di cư và vượt biển của người Việt, bánh mì Việt Nam đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Món ăn này gần như có mặt ở mọi đất nước có kiều bào Việt Nam sinh sống vì nguyên liệu dễ tìm cũng như cách chế biến đơn giản, phù hợp với nền văn hóa địa phương. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/12

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Xúp kem cà rốt với bánh mì
Xúp kem cà rốt với bánh mì
Xúp kem cà rốt
Xúp kem cà rốt

Xúp cà rốt (tiếng Pháp gọi là Potage de Crécy, Potage Crécy, Potage à la Crécy, Purée à la CrécyCrème à la Crécy) là món xúp được chế biến từ thành phần chính là cà rốt. Món ăn được nấu ở dạng xúp kem (đặc sánh) hay xúp canh (nước dùng). Ngoài cà rốt, người nấu có thể cho thêm các loại rau, củ hay những nguyên liệu khác trong quá trình nấu. Xúp cà rốt được ăn nóng hoặc dùng lạnh, và hiện đã có một số công thức nấu món này. Đây được xem là món ăn "kinh điển" của nền ẩm thực Pháp. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/13

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.


Bia làm thủ công tại Xưởng bia Taedonggang số 3 ở Bình Nhưỡng

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có ít nhất mười nhà máy bia cỡ lớn và nhiều xưởng bia cỡ nhỏ cung cấp nhiều sản phẩm bia khác nhau. Thương hiệu hàng đầu là bia lager Taedonggang của Công ty bia Taedonggang thuộc sở hữu nhà nước.

Các vấn đề của Triều Tiên đối với phân phối hàng hóa và sản lượng điện đã buộc các cơ sở sản xuất bia Triều Tiên phải đổi mới. Để giảm thiểu sự phân phối bia, nhiều nhà hàng và khách sạn quyết định tự mở và điều hành các xưởng bia của riêng họ. Do việc cung cấp năng lượng không ổn định đã gây khó khăn cho việc làm lạnh bia, người Triều Tiên đã phát triển món bia hơi phổ biến rộng rãi của riêng họ, một kiểu bia theo phong cách Mỹ được ủ ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/14

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Kem cuộn với lớp phủ bên trên

Kem cuộn (tiếng Thái: ไอศกรีมผัด hoặc ไอติมผัด), hay còn gọi là kem chiên chảo lạnh, là một món ăn tráng miệng đông lạnh của ẩm thực đường phố Thái Lan, được làm từ sữa, kem và đường cũng như các thành phần bổ sung khác để tăng hương vị. Hỗn hợp kem lỏng trộn đều sau đó đổ trên một chảo lạnh có mặt phẳng, và được làm lạnh ở nhiệt độ khoảng −25 độ C đến −30 độ C. Sau khi hoàn tất quá trình xào trộn bằng xẻng dẹt làm đều hỗn hợp kem lỏng, chúng được để lạnh cho đặc trong hình dạng mỏng. Tiếp theo là dùng xẻng cạo lớp kem mỏng, cuộn kem lại và đặt chúng thẳng đứng vào trong một cốc kem, rồi phủ lên trên các cuộn kem nhiều lớp phủ gia vị khác nhau, như đậu phộng, hạnh nhân hay kẹo chip. Phong cách chính của kem cuộn là hình dạng cuộn của nó.

Phong cách mới của món kem này xuất phát từ Đông Nam Á đã lan rộng đến Hoa KỳCanada. Lan rộng từ Montréal đến Brooklyn, Los Angeles đến Atlanta, những tiệm kem nhỏ đông nghẹt người mua. Tại Anh, các hệ thống bán kem cuộn đầu tiên là Frew & Co và Kreemlicious Dessert Bar ở Luân Đôn. Món kem cuộn trở nên phổ biến trên toàn thế giới bắt đầu từ năm 2015. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/15

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Đào Melba

Đào Melba (tiếng Pháp: Pêche Melba, tiếng Anh: Peach Melba) là món tráng miệng gồm đào tươi, kem vanidâu tây (hoặc mâm xôi) còn được gọi là xốt melba hoặc kem trái đào. Công thức món ăn này được nhà cải cách và hệ thống hóa ẩm thực PhápAuguste Escoffier sáng tạo ra để vinh danh ca sĩ Opera người Úc Nellie Melba. Thông tin chi tiết về việc món Đào Melba được sinh ra như thế nào vẫn còn mang tính chất giai thoại, ngay cả lời kể của Escoffier và Melba cũng khác nhau. Ngoài Đào Melba, Escoffier còn có những món khác gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp Melba như Pêches au cygne (đào trên thiên nga) lấy cảm hứng và mô phỏng theo vở Lohengrin, hay như Poires Melba (Lê Melba), Fraises Melba (Dâu Melba), rồi đến Croûte en dentelle hay Bánh mì nướng Melbatrang trí cà chua bên trên.

Đào Melba chỉ gồm vài nguyên liệu dễ kiếm và dễ chế biến. Món ăn thực ra cũng không phải quá mới mẻ mà gợi nhắc đến các món tráng miệng khác trước đó của Escoffier. Tuy nhiên, cùng với sự đơn giản, Đào Melba trở nên nổi tiếng và được coi là một món ăn thanh lịch. Đó là một ví dụ điển hình về khả năng ẩm thực của Escoffier; bản thân ông cũng coi Đào Melba là một trong những thành tựu lớn nhất của mình. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/16

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Paul Gavarni Người phụ nữ bán sô cô la dạo (1855–57)

Sô-cô-la hay còn được viết là sôcôla (từ tiếng Pháp: chocolat; gốc tiếng Nahuatl: chocoatl, "thức uống ca cao") là một loại thức ăn (còn nguyên hay đã chế biến) được làm từ quả của cây ca cao. Sô-cô-la là nguyên liệu cơ bản trong rất nhiều những loại kẹo, kẹo sô-cô-la, kem lạnh, bánh quy, bánh ngọt... Hương vị sô-cô-la là một trong số những hương vị được yêu thích nhất trên thế giới. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/17

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Cá rô phitên thông thường của một nhóm loài cá nước ngọt phổ biến, nhưng một số loài trong chúng cũng có thể sống trong các môi trường nước lợ hoặc nước mặn, chúng sống chủ yếu tại sông suối, kênh rạch, ao hồ. Đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm có nhiều chủng loại, có nguồn gốc phát sinh từ châu PhiTrung Đông. Một trong những loài đặc hữu của họ cá này là Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp), cá rô phi xanh (Oreochromis aureus) và rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Là loài cá có giá trị kinh tế và thông dụng trong bữa ăn, cá rô phi được du nhập đi nhiều nơi và nhiều loài đã trở thành loài xâm lấn. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/18

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Cửa hàng Lawson 1-chome Terauchicho ở Moriguchi, Osaka, Nhật Bản

Công ty Lawson (ロ ー ソKabushiki Kaisha Rōson, TYO: 2651 ) là một chuỗi cửa hàng tiện lợi nhượng quyền tại Nhật Bản. Cửa hàng có nguồn gốc ởCuyahoga Falls, Ohio, nhưng ngày nay tồn tại như một công ty Nhật Bản.

Công ty có trụ sở tại East Tower of Gate City Ohsaki ở Ōsaki, Shinagawa, Tokyo. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/19

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

bánh vòng

Bánh vòng (tiếng Anh: donut hay doughnut) là một loại bánh ngọt rán hoặc nướng để ăn tráng miệng hay ăn vặt. Đây là loại bánh rất nổi tiếng và phổ biến ở nhiều nước phương Tây, có thể được mua trong cửa hàng hoặc tự làm ở nhà. Thường bánh có dạng hình vòng nhồi nhân bên trong hoặc không nhồi nhân bên trong. Bánh thường được phủ nhiều loại kem socola và trang trí bằng hạt đường, hạt cốm,... (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/20

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Củ hành tây

Phần lớn cây thuộc chi Hành (Allium) đều được gọi chung là hành tây hoặc hưng cừ (tiếng Anh là onion). Tuy nhiên, trong thực tế thì nói chung từ hành tây được dùng để chỉ một loài cây có danh pháp hai phầnAllium cepa. Hành tây là một trong năm loại rau cay không được ăn trong Ngũ tân. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/21

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Một số món cà ri rau từ Ấn Độ
Món cà ri gà với bơ trong một nhà hàng Ấn Độ
Cà ri đỏ với thịt vịt ở Thái Lan

Cà-ri (từ chữ Tamil là "kari" (கறி)), là một thuật ngữ tổng quát trong tiếng Anh (tiếng Anh là curry, số nhiều là curries) và nhiều ngôn ngữ khác, chủ yếu được sử dụng trong văn hóa phương Tây để chỉ một loạt các món ăn hầm cay hoặc ngọt có thành phần chính là bột cà ri, nổi tiếng nhất trong Ẩm thực Ấn Độ, Thái, và Nam Á, nhưng cà ri được ăn ở tất cả vùng châu Á - Thái Bình Dương, cũng như các nền ẩm thực của Tân Thế giới bị ảnh hưởng bởi chúng, chẳng hạn như: Trinidad, Mauritian hoặc Fiji. Đặc điểm chung của chúng là sự hợp nhất của việc pha trộn phức tạp các loại gia vị, có thể kèm các loại thảo mộc, thường bao gồm cả các loại ớt cay dạng tươi hoặc khô. Cùng với trà, cà ri là một trong vài món ăn hay đồ uống thật sự "liên Á", nhưng nó có căn nguyên tại Ấn Độ. Những người theo Chủ nghĩa thuần túy hạn chế sử dụng cà ri để làm các món ăn có nước sốt, nhưng ta hãy xem các loại cà ri "có nước" hoặc "khô" dưới đây. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/22

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bát xúp kem ăn kèm salad trộn xốt kem.

Xúp kem là một món xúp được chế biến bằng kem sữa, chất kem ít béo, nửa và nửa hoặc sữa làm thành phần chính. Đôi khi sản phẩm sữa được thêm vào cuối quá trình nấu, chẳng hạn như sau khi xúp kem được xay nhuyễn.

Một xúp kem thường sẽ có một cơ sở xúp, được chuẩn bị với các thành phần như hành tây, cần tây, bột tỏi, muối cần tây, bơ, nhỏ giọt thịt xông khói, bột mì, muối, hạt tiêu, ớt bột, sữa, kem nhẹ, và thịt gà hoặc rau. Các loại rau hoặc thịt khác nhau sau đó được thêm vào cơ sở. Đôi khi, rau và thịt còn sót lại được sử dụng trong xúp kem. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/23

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bánh pizza đế dày với xúc xích

Pizza (phát âm tiếng Ý: [ˈpittsa] , Phát âm tiếng La Tinh: [pi˧ zaː˧]) là một loại bánh dẹt, tròn được chế biến từ bột mì, nấm men,... sau khi đã được ủ bột để nghỉ ít nhất 24 tiếng đồng hồ và nhào nặn thành loại bánh có hình dạng tròn và dẹt, và được cho vào lò nướng chín trước khi ăn.

Thuật ngữ "pizza" lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ 10 trong một bản thảo Latin từ thị trấn Gaeta ở phía Nam Ý, thuộc vùng Lazio, gần biên giới với Campania. Raffaele Esposito thường được coi là cha đẻ của pizza hiện đại. Pizza hiện đại được phát minh ở Naples. Năm 2009, pizza Neapolitan được đăng ký với Liên minh châu Âu như một món ăn Đặc sản Truyền thống Được Bảo đảm. Năm 2017, nghệ thuật làm pizza Neapolitan đã được thêm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/24

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Mozzarella (tiếng Anh: /ˌmɒtsəˈrɛlə/; tiếng Ý: [mottsaˈrɛlla]) là một loại phô mai truyền thống của miền nam Ý được làm từ sữa trâu theo phương pháp pasta filata. Mozzarella nhận được một chứng nhận Đặc sản truyền thống đảm bảo (TSG) từ Liên minh châu Âu trong năm 1998. Đề án bảo vệ này yêu cầu mozzarella bán tại Liên minh châu Âu được sản xuất theo một công thức truyền thống. Việc xác nhận TSG không xác định nguồn gốc của sữa, vì vậy bất kỳ loại sữa nào cũng có thể được sử dụng. Ở Ý, mozzarella làm từ sữa trâu là một loại thành phần quan trọng. Các mozzarella sữa trâu bán ra gọi là Mozzarella di Bufala Campana được bảo vệ theo chỉ dẫn nguồn gốc được bảo vệ của kế hoạch EU và chỉ có thể được sản xuất tại các địa điểm lựa chọn ở các vùng Campania, Lazio, Apulia và Molise.

Mozzarella tươi thường có màu trắng, nhưng có thể thay đổi theo mùa trở thành hơi vàng tùy thuộc vào chế độ ăn uống của gia súc cho sữa. Do độ ẩm cao của nó, nó truyền thống được dùng vào ngày hôm sau khi nó được làm ra,, nhưng có thể được giữ trong nước muối cho đến một tuần hoặc lâu hơn khi được bán trong các gói niêm phong chân không. Mozzarella độ ẩm thấp có thể được giữ trong tủ lạnh cho đến một tháng, mặc dù một số mozzarella cắt nhỏ có độ ẩm thấp được bán trên kệ để cả đến sáu tháng. Mozzarella của một số loại cũng được sử dụng cho hầu hết các loại bánh pizza và một số món ăn mì ống, hoặc ăn kèm với cà chua cắt lát và rau húng quế trong Caprese salad. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/25

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bánh mì kẹp trứng

Bánh mì kẹp hoặc bánh mì lát (tiếng Anh: sandwich) là một món ăn thường bao gồm rau, pho mát hoặc thịt cắt lát được đặt bên trên hoặc giữa các lát bánh mì hoặc nói chung là bất kỳ món ăn nào trong đó bánh mì dùng để chứa hoặc bao bọc cho một loại thực phẩm khác. Ban đầu, bánh mì kẹp được coi là một món ăn cầm tay tiện lợi, dễ dàng mang đi ở thế giới phương Tây, mặc dù theo thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Vào thế kỷ 21 đã có nhiều tranh luận về định nghĩa chính xác của bánh mì kẹp và cụ thể là liệu bánh mì kẹp xúc xích hay bánh mì kẹp kiểu trần (gồm một lát bánh mì vuông có phần nhân được phết lên trên) có thể được phân loại là bánh mì kẹp hay không. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sử dụng định nghĩa, "ít nhất 35% thịt nấu chín và không quá 50% bánh mì" đối với bánh mì kẹp gồm hai lát và "ít nhất 50% thịt nấu chín" đối với bánh mì kẹp trần. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/26

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Một cửa hàng Circle K tại Juárez.

Circle K là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế, được thành lập năm 1951 tại El Paso, Texas, Hoa Kỳ. Công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 1990 và đã trải qua một số chủ sở hữu; nó hiện đang được sở hữu và điều hành bởi Alimentation Couche-Tard có trụ sở tại Canada. Nó có mặt ở hầu hết 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, tất cả các tỉnh của Canada và một số quốc gia Châu Âu (Đan Mạch, Estonia, Ireland, Latvia, Lithuania, Na Uy, Ba Lan, Nga và Thụy Điển). Ở châu Á và châu Mỹ Latinh, thương hiệu được sử dụng bởi các nhà nhượng quyền. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/27

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Một hũ thủy tinh chứa dưa cải muối

Dưa cải muối hay còn gọi là cải chua, cải muối ở miền Trung và miền Nam là một món ăn dân dã, quen thuộc ở Việt NamTrung Quốc được chế biến theo cách thức làm dưa muối bằng nguyên liệu chính là rau cải (cải bẹ xanh hay cải bẹ trắng hay lá cải củ). Dưa cải chua là một món ăn quen thuộc của mỗi nhà trên đất nước này và được bài bán khá thông dụng trong các tiệm cơm bụi, quán ăn, nhà hàng. Ở Trung Quốc, món dưa cải muối này gọi là "toan cải" (tiếng Trung: 酸菜; bính âm: suān cài; Việt bính: syun1 coi3).

Thường được chế biến các món: xào với thịt heo quay, kho với cá ngừ..., hoặc được ăn kèm. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/28

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Onigiri

O-nigiri (お握り hay là 御握り; おにぎり), còn gọi là o-musubi (お結び; おむすび), nigirimeshi (握り飯; にぎりめし) là cơm nắm của người Nhật. Nó thường có hình tam giác hoặc bầu dục và được phủ (hoặc gói) bằng rong biển (nori). Theo truyền thống, onigiri có chứa umeboshi (mơ muối), shake (cá hồi muối), katsuobushi hay các thành phần được muối hay chua khác. Onigiri vừa có tính cơ động, vừa tiện lợi trong việc bảo quản cơm. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/29

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bánh xèo với nước mắm
Bánh xèo Huế
Bánh xèo nhân mực ở Nha Trang

Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ở châu Á, phiên bản bánh xèo của Nhật Bản và Triều Tiên có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, kim chi, khoai tây, hẹ, (bánh xèo Triều Tiên); tôm, thịt, cải thảo (Nhật Bản) được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phương pháp chính: đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Ăn bằng hai cách: ăn bốc hoặc ăn bằng đũa. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/30

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Thịt gà tây là loại thịt từ những con gà tây, thông thường là gà tây nhà. Đây là một loại thực phẩm truyền thống tại các nước phương Tây. Thịt của chúng thường được người Mỹ và người phương Tây dùng cho các món nướng và xuất hiện nhiều trong Lễ Tạ ơn hoặc những buổi tiệc gia đình. Người ta tin rằng gà tây chứa hàm lượng tryptophan cao, điển hình cho hầu hết các loại gia cầm.

Thịt gà tây nhồi
Gà tây, một món ăn thường thấy trong ngày Lễ Tạ ơn

(Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/31

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Gruyère (/ɡrˈjɛər/ hoặc /ɡrɪˈjɛər/; phát âm tiếng Pháp: ​[ɡʁyjɛʁ], Tiếng Đức: Greyerzer) là một loại pho mát Thụy Sĩ cứng màu vàng có nguồn gốc ở các bang Fribourg, Vaud, Neuchâtel, Jura, và BerneThụy Sĩ. Nó được đặt theo tên của thị trấn Gruyères.Vào năm 2001, Gruyère đã có chứng nhận appellation d'origine contrôlée (AOC, nay là AOP).

Gruyère có vị ngọt nhưng hơi mặn, với hương vị thay đổi theo thời gian ủ. Nó thường được mô tả là giống kem và hạt khi mới ủ, trở nên chắc hơn, vị của đất và phức tạp hơn khi ủ lâu. Khi đã ủ đủ (năm tháng đến một năm), nó có xu hướng có các vết nứt nhỏ tạo ra kết cấu hơi sần sùi. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/32

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Đinh hương (danh pháp khoa học: Syzygium aromaticum) là một loài thực vật trong họ Đào kim nương (Myrtaceae) có các chồi hoa khi phơi khô có mùi thơm, có nguồn gốc từ khu vực quần đảo Maluku, miền đông Indonesia nhưng đã du nhập vào Borneo, quần đảo Caroline, Comoros, các đảo trong vịnh Guinea, Madagascar, quần đảo Nicobar, Seychelles, Tanzania, Trinidad và Tobago. Loài này hiện nay được gieo trồng ở nhiều nơi trên khắp vùng nhiệt đới; bao gồm Indonesia (quần đảo Maluku, còn gọi là "quần đảo Gia Vị"), Zanzibar, Madagascar, Sri Lanka và một phần của vùng Caribe. Gần đây, việc sản xuất đinh hương cũng đã bắt đầu ở bang Bahia của Brasil.

Nó được sử dụng như một loại gia vị, hương liệu trong hầu hết nền văn hóa ẩm thực cũng như trong một số sản phẩm tiêu dùng khác như thuốc đánh răng, xà phòng hay mỹ phẩm. Đinh hương có quanh năm do các mùa thu hoạch khác nhau ở các quốc gia khác nhau. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/33

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Củ cải đỏ

Cải củ (danh pháp hai phần: Raphanus sativus) là một loại củ được hình thành ở rễ do sự dư thừa của các chất dinh dưỡng được lưu trữ ở phần rễ của thực vật thuộc họ Cải, được thuần hóa ở châu Âu từ thời kỳ tiền Roman. Hiện nay cải củ được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cải củ có nhiều thứ khác nhau, khác biệt về kích thước, màu sắc và mùa vụ. Một vài thứ cải củ được trồng để lấy hạt dùng trong chế biến dầu hạt cải.

Hiện nay, có hai loại cải củ chính được dùng phổ biến, đó là củ cải trắng (mùa đông) và củ cải đỏ (xuân hoặc hè). Củ cải trắng thường có hình dáng dài, nhỏ chứ không tròn như củ cải đỏ. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/34

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Món thịt viên đã được chế biến.
Các thành phần thường làm nên thịt viên, như thịt, trứng, hành tây, vụn bánh mì, tỏi,...

Thịt viên là một món ăn được làm từ một số lượng thịt (thường là thịt băm hay thịt xay) cuộn thành một quả bóng nhỏ, đôi khi cùng với các thành phần khác, chẳng hạn như vụn bánh mì, hành tây băm nhỏ, gia vị, và có thể trứng, bột mì. Thịt viên thường được chuẩn bị và cán bằng tay, và được nấu chín bằng cách rán, nướng, hấp, hoặc hầm với sốt.

Có rất nhiều loại công thức nấu thịt viên sử dụng các loại thịtgia vị khác nhau, các phương pháp chuẩn bị khác nhau, và tùy theo loại thịt hay nhân mà chúng có thể được gọi là thịt bò viên, thịt heo viên, thịt gà viên,... Thuật ngữ này đôi khi được mở rộng thành các phiên bản khác không có thịt mà sử dụng nguyên liệu rau hoặc cá; như là cá viên. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/35

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Mô hình Parfait kiểu Nhật nhiều lớp tại Osaka, Nhật Bản
Parfait kiểu Mỹ nhiều lớp ở Tokyo, Nhật Bản.
Thạch chim cút, kem nephrops norvegicusparfait gan béo tại nhà hàng The Fat Duck.

Parfait (/pɑːrˈf/, also UK: /ˈpɑːrf/, tiếng Pháp: [paʁfɛ] ; nghĩa là "hoàn hảo") là một trong hai loại tráng miệng. Ở Pháp, nơi bắt nguồn của món ăn này, parfait được làm bằng cách đun sôi kem, trứng, đườngxi-rô để tạo ra một hỗn hợp nhuyễn giống như sữa trứng. Phiên bản Mỹ của món này bao gồm các lớp được phân biệt bằng cách bao gồm thành phần nguyên liệu như granola, quả kiên, sữa chuarượu mùi, phủ lên trên là trái cây hoặc kem tươi đánh bông. Công thức lâu đời nhất được nhiều người biết đến có từ năm 1894. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/36

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Giá chiên ngập dầu


Gà ránkhoai tây chiên KFC đã được chiên ngập dầu

(Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/37

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam có xuất xứ từ Nam Định. Phở được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam.

Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Thịt bò thích hợp nhất để nấu phở là thịt, xương từ các giống bò ta (bò nội, bò vàng). Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt, ... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của người dùng. Phở thông thường được dùng để làm món điểm tâm buổi sáng hoặc lót dạ buổi đêm; nhưng ở các thành phố lớn, món ăn này có thể được thưởng thức cả ngày. Tại các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số vùng miền khác, phở được bày kèm với đĩa rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thông thường sẽ không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác, đặc biệt là phở sốt vang, phở khô, phở xào, phở chua, phở vịt ở Cao Bằng, và phở thịt quay ở các tỉnh miền núi phía Bắc. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/38

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bánh mì là thực phẩm được chế biến từ bột mì hoặc từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước, thường là bằng cách nướng. Trong suốt quá trình lịch sử, bánh mì đã được phổ biến trên toàn thế giới và là một trong những loại thực phẩm nhân tạo lâu đời nhất, đóng vai trò rất quan trọng kể từ lúc ban đầu của ngành nông nghiệp.

Có nhiều cách kết hợp và tỷ lệ của các loại bột và các nguyên liệu khác, và cũng có các công thức nấu ăn truyền thống khác nhau và phương thức để tạo ra bánh mì. Kết quả là có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và kết cấu của bánh mì khác nhau. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/39

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Tem bưu chính Nga cho thấy các đặc sản quốc gia điển hình được phục vụ ở Nga: những bánh kếp truyền thống của Nga, trứng cá muối, những bánh mì cuộn Đông Âu truyền thống, mật ongtrà trong samovar
Một món bánh ngọt của Nga

Ẩm thực Nga (tiếng Nga: Русская кухня, chuyển tự là: Russkaya kukhnya) rất đa dạng, vì Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Ấm thực Nga có nguồn gốc tính chất đa dạng từ tầm vóc rộng lớn và đa văn hóa của Nga. Nền móng của nền ẩm thực đã được xây dựng trên thực phẩm nông dân của dân cư nông thôn trong một khí hậu thường khắc nghiệt, với sự kết hợp với nguồn cung cấp dồi dào về cá, gia cầm, nấm, dâu, và mật ong. Cây trồng lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và kê cung cấp các thành phần cho nhiều loại bánh mì, bánh, ngũ cốc, bia, và rượu vodka. Súp và các món hầm đầy đủ các hương vị được tập trung vào các sản phẩm theo mùa vụ hoặc có thể lưu trữ, cá, và các loại thịt. Thực phẩm hoàn toàn có nguồn gốc bản địa vẫn là yếu tố chính cho đại đa số người Nga vào thế kỷ 20.

Việc mở rộng của nước Nga về văn hóa, ảnh hưởng và sự quan tâm trong suốt thế kỷ 18 16 mang lại nhiều hơn các loại thực phẩm tinh chế và kỹ thuật ẩm thực, cũng như là một trong những quốc gia thực phẩm có chất lượng nhất trên thế giới. Chính trong thời gian này cá xông khói, bánh bột nhồi, xà lách và các loại rau màu xanh lá cây, sô cô la, kem, rượu vang và nước trái cây được nhập khẩu từ nước ngoài. Ít nhất là cho tầng lớp quý tộc đô thị và tầng lớp quý tộc tỉnh, điều này mở ra cánh cửa cho việc tích hợp sáng tạo của những thực phẩm mới với các món ăn truyền thống của Nga. Kết quả là rất khác nhau về kỹ thuật, gia vị, và sự kết hợp. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/40

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Ảnh 3D phân tử đường mía
Cây thốt nốt (loại cây có chứa đường và người ta có thể dùng chúng để làm ra đường).

Đường (theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái): đường trắng tinh chế, chưa tinh chế (đường vàng), đường mía chưa qua chế biến, đường màu nâu
Đường nghiền
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng1.619 kJ (387 kcal)
99.98 g
Đường99.91 g
Chất xơ0 g
0 g
0 g
VitaminLượng
%DV
Riboflavin (B2)
1%
0.019 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
0%
1 mg
Sắt
0%
0.01 mg
Kali
0%
2 mg
Other constituentsQuantity
Nước0.03 g
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]
Đường nâu
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng1.576 kJ (377 kcal)
97.33 g
Đường96.21 g
Chất xơ0 g
0 g
0 g
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
1%
0.008 mg
Riboflavin (B2)
1%
0.007 mg
Niacin (B3)
1%
0.082 mg
Vitamin B6
2%
0.026 mg
Folate (B9)
0%
1 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
7%
85 mg
Sắt
11%
1.91 mg
Magiê
7%
29 mg
Phốt pho
2%
22 mg
Kali
12%
346 mg
Natri
2%
39 mg
Kẽm
2%
0.18 mg
Other constituentsQuantity
Nước1.77 g
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Đường hay chính xác hơn là đường ăn là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydrat. Đường, đường hạt, hoặc đường thông thường, đề cập đến saccarose, một disaccharide bao gồm glucosefructose.

Các loại đường đơn giản, còn được gọi là monosacarit, bao gồm glucose, fructosegalactose. Đường hỗn hợp, còn được gọi là disacarit hoặc đường đôi, là các phân tử bao gồm hai monosacarit nối với nhau bằng liên kết glycosid. Các ví dụ phổ biến là sucrose (đường ăn) (glucose + fructose), lactose (glucose + galactose) và maltose (hai phân tử glucose). Trong cơ thể, đường hỗn hợp được thủy phân thành đường đơn giản. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/41

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Ớt chuông với ba màu: xanh, đỏ, vàng. Ở một số nước, chúng được bán theo gói gồm ba màu và được gọi là "traffic light pepper"

Ớt chuông, hay còn gọi là ớt ngọt (gọi là pepperVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Ireland hay capsicumẤn Độ, Bangladesh, Úc, SingaporeNew Zealand), là quả của một nhóm cây trồng, loài Capsicum annuum. Cây trồng của loài này cho ra trái với màu sắc khác nhau, bao gồm màu đỏ, vàng, cam, xanh lục, sô-cô-la / nâu, vanilla / trắng, và màu tím. Ớt chuông đôi khi được xếp vào nhóm ớt ít cay nhất mà cùng loại với ớt ngọt. Ớt chuông có thịt, rất nhiều thịt. Ớt chuông có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, và phía Bắc Nam Mỹ. Phần khung và hạt bên trong ớt chuông có thể ăn được, nhưng một số người sẽ cảm nhận được vị đắng. Hạt ớt chuông được mang đến Tây Ban Nha vào năm 1493 và từ đó lan rộng khắp các nước Châu Âu, Châu Phi, và Châu Á. Ngày nay, Trung Quốc là nước xuất khẩu ớt chuông lớn nhất thế giới, theo sau là MexicoIndonesia. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/42

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bạc hà Á hay bạc hà, bạc hà nam, bạc hà Nhật Bản, húng cây, húng bạc hà (danh pháp hai phần: Mentha arvensis) là loài thực vật thuộc chi Bạc hà. Đây là loài bản địa của các vùng có nhiệt độ ấm thuộc châu Âu, Tây ÁTrung Á, Himalaya cho đến đông SiberiaBắc Mỹ.

Bạc hà Á là cây lâu năm thân thảo, cao đến 10–60 cm (đôi khi đạt đến 100 cm). Lá đơn, mọc đối xứng, dài 2–6,5 cm và rộng 1–2 cm, có lông, viền lá có răng cưa thô. Hoa màu tím nhạt (đôi khi màu trắng hoặc hồng), mọc thành cụm trên thân, mỗi hoa dài 3–4 mm. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/43

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Một số loại hải sản

Hải sản hay đồ biển với nghĩa rộng, thủy hải sản là bất kỳ sinh vật biển được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Hải sản bao gồm các loại cá biển, động vật thân mềm (bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, , ốc, hến, hàu...), động vật giáp xác (tôm, cuatôm hùm), động vật da gai (nhím biển). Ngoài ra, các thực vật biển ăn được, chẳng hạn như một số loài rong biểnvi tảo . Hải sản được ăn thông dụng trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á. Tại Bắc Mỹ, mặc dù không thường ở Vương quốc Anh, hải sản được sử dụng thông dụng. Việc khai thác hải sản hoang dã được tập trung lại thông qua hoạt động đánh bắt cánuôi trồng thủy sản, nuôi trồng hải sản, hay là việc nuôi . (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/44

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Roastbeef với Yorkshire puddings, khoai tây nướng và rau cải.

Ẩm thực Anh bao gồm các phong cách nấu ăn, truyền thống và công thức nấu ăn liên quan đến nước Anh. Nó có những thuộc tính đặc biệt của riêng mình, nhưng cũng chia sẻ nhiều với ẩm thực nước ngoài, một phần thông qua việc nhập khẩu các nguyên liệu và ý tưởng từ châu Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ trong thời kỳ Đế quốc Anh và kết quả của quá trình nhập cư sau chiến tranh.

Một số bữa ăn truyền thống, chẳng hạn như bánh mìpho mát, thịt nướng và hầm, thịt và bánh nướng, rau luộc và nước dùng, cá nước ngọt và nước mặn có nguồn gốc xa xưa. Cuốn sách dạy nấu ăn bằng tiếng Anh vào thế kỷ 14, Forme of Cury, chứa các công thức nấu ăn cho những món này và có từ thời hoàng gia Richard II. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/45

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Ẩm thực phân tử bao gồm các nghiên cứu về cách nhiệt độ nấu khác nhau ảnh hưởng đến trứng, độ nhớt, sức căng bề mặt và các cách khác nhau để đưa không khí vào chúng.
Kỹ thuật cô đặc chất lỏng thành các dạng hình cầu nước ép và các chất lỏng khác là một kỹ thuật của ẩm thực phân tử
Một biểu hiện ẩm thực phân tử của trứng Benedict phục vụ bởi wd~50Thành phố New York. Các khối được chiên bằng sốt Hollandaise.

Ẩm thực phân tử là một nhánh của khoa học thực phẩm nhằm tìm cách điều tra các biến đổi vật lý và hóa học của các thành phần xảy ra trong nấu ăn. Chương trình của nó bao gồm ba lĩnh vực, vì nấu ăn được công nhận có ba thành phần: xã hội, nghệ thuật và kỹ thuật. [4] Ẩm thực phân tử là một phong cách nấu ăn hiện đại, và tận dụng nhiều cải tiến kỹ thuật từ các ngành khoa học.

Thuật ngữ "ẩm thực phân tử" được đặt ra vào năm 1988 bởi nhà vật lý quá cố Oxford Nicholas Kurti và nhà hóa học INRA người Pháp Hervé This. Một số đầu bếp liên quan đến thuật ngữ chọn từ chối sử dụng nó. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/46

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Một cái Hamburger thường thấy
Hamburger thường có xà lách, hành tây, và nhiều phần trên khác.

Hamburger (tiếng Việt đọc là hăm-bơ-gơ hay hem-bơ-gơ, tiếng Anh:/ˈhæmbɜrɡər/, tiếng Đức: /ˈhɛmˌbœːɐ̯ɡɐ/ hoặc /ˈhamˌbʊʁɡɐ/) là một loại thức ăn bao gồm bánh mì kẹp thịt xay (thường là thịt ) ở giữa. Miếng thịt có thể được nướng, chiên, hun khói hay nướng trên lửa. Hamburger thường ăn kèm với pho mát, rau diếp, cà chua, hành tây, dưa chuột muối chua, thịt xông khói, hoặc ớt; ngoài ra, các loại gia vị như sốt cà chua, mù tạt, sốt mayonnaise, đồ gia vị, hoặc "nước xốt đặc biệt", (thường là một biến tấu của sốt Thousand Island) cũng có thể thể rưới lên món bánh. Loại bánh hamburger có topping là pho mát được mọi người gọi là hamburger pho mát. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/47

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bữa tối với thịt thăn bò ăn cùng hành áp chảo, khoai tây chiên, bông cải xanh, cà rốt, và snow pea, trang trí với hành tăm.
Thịt gà, thịt lợn và bắp ngô được nướng trên một lò nướng barbecue.
Pizza đĩa sâu theo phong cách Chicago.

Ẩm thực Mỹ là cách chế biến món ăn có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Thực dân châu Âu tại châu Mỹ đã đưa đến đây và giới thiệu một số thành phần và phong cách nấu nướng. Các phong cách khác nhau đã tiếp tục phát triển trong thế kỷ 19 vào 20, tương xứng với dòng người nhập cư từ nhiều quốc gia khác. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/48

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Kimchi ngày nay có rất nhiều loại

Kim chi (Hangul: 김치) là một món ăn chính trong ẩm thực tại bán đảo Triều Tiên, là một món ăn truyền thống gồm các loại rau muối và lên men, chẳng hạn như cải thảo, cải bắp và củ cải, được chế biến với nhiều lựa chọn gia vị khác nhau bao gồm gochugaru (ớt bột), hành lá, tỏi, gừng và jeotgal (hải sản muối), v.v. Kimchi cũng được sử dụng trong nhiều loại canh.

Có hàng trăm loại kim chi được làm từ các loại rau khác nhau làm nguyên liệu chính. Theo truyền thống, kim chi được lưu trữ dưới mặt đất đựng trong đồ đất nung lớn để ngăn kim chi khỏi bị đóng băng trong những tháng mùa đông. Đó là cách chính để lưu trữ rau trong suốt các mùa. Vào mùa hè, việc bảo quản trong lòng đất giữ cho kim chi đủ mát để làm chậm quá trình lên men. Trong thời hiện đại, tủ lạnh đựng kim chi thường được sử dụng để lưu trữ kim chi. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/49

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Cây lúa phổ biến ở châu Á, loài Oryza sativa
Gạo trắng hạt dài, đều,
thô, không làm giàu
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng1.527 kJ (365 kcal)
79 g
Đường0.12 g
Chất xơ1.3 g
0.66 g
7.13 g
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
6%
0.070 mg
Riboflavin (B2)
4%
0.049 mg
Niacin (B3)
10%
1.6 mg
Acid pantothenic (B5)
20%
1.014 mg
Vitamin B6
10%
0.164 mg
Folate (B9)
2%
8 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
2%
28 mg
Sắt
4%
0.80 mg
Magiê
6%
25 mg
Mangan
47%
1.088 mg
Phốt pho
9%
115 mg
Kali
4%
115 mg
Kẽm
10%
1.09 mg
Other constituentsQuantity
Nước11.62 g
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt, gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng, nếu xát rối để giữ phần lớn lượng cám bổ dưỡng thì gọi là gạo xát rối hoặc gạo nguyên cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.

Gạo có thể nấu thành cơm, cháo nhờ cách luộc trong nước hay bằng hơi nước. Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Những mảnh vụn của gạo bị vỡ trên đồng lúa, khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo được gọi là gạo tấm. Gạo cũng có thể rang cho vàng rồi giã mịn thành thính gạo, một loại gia vị. Loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền, gọi là bột gạo, là thành phần chính của nhiều loại bánh phổ thông và bún tại châu Á. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/50

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Mì ăn liền ở dạng vắt mì điển hình (khô)

Mì ăn liền (cách gọi chủ yếu được dùng trong ngôn ngữ viết, ít khi đựoc dùng trong khẩu ngữ), còn gọi là mì tôm (cách gọi trong phương ngữ tiếng Việt miền Bắc), mì gói (phương ngữ tiếng Việt miền Nam), là một sản phẩm ngũ cốc ăn liền, dạng khô và được đóng gói cùng gói bột súp, dầu gia vị, nguyên liệu sấy khô,… Gia vị thường được đóng thành từng gói riêng hoặc được rót sẵn chung với vắt mì (mì ly). Khi ăn chỉ cần đổ nước sôi vào hoặc có thể ăn sống. Sản phẩm này đặc trưng bằng việc sử dụng quá trình gelatin hóa sơ bộ và khử nước bằng cách chiên (mì chiên) hoặc sấy (mì không chiên).

Nguyên liệu chính tạo nên vắt mỳ là bột lúa mì, dầu dùng để chiên mì là dầu cọ, phối trộn cùng là nước và một số thành phần phụ gia, gia vị khác. Màu vàng của vắt mì được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ hoặc chiết xuất trái dành dành, bên cạnh đó E102 cũng được dùng trong hàm lượng cho phép. Các thành phần phổ biến trong gói bột xúp là muối, đường, bột ngọt, hạt nêm… Gói dầu gồm dầu tinh luyện được nấu chung với các gia vị như hành, tỏi, rau om… Mì chiên phổ biến ở Châu Á trong khi mì không chiên lại phổ biến ở các nước phương Tây. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/51

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Udon suki

Nabemono (鍋物, なべ, nabe "nồi nấu" + mono "vật"), hay đơn giản là nabe, là một loạt các món lẩu Nhật Bản, còn được gọi là một món lẩu và "những thứ trong nồi". (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/52

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Thịt tươi
thịt đỏ
thịt nguội
thịt đỏ (trái) và thịt nguội (phải)

Thịt thực phẩm hay gọi thường là thịt (tiếng Anh: meat) là mô cơ của một số loài động vật như , lợn, được dùng làm thực phẩm cho con người. Con người đã săn bắt và giết động vật để lấy thịt từ thời tiền sử. Sự ra đời của nền văn minh nông nghiệp cho phép các loài động vật như gà, cừu, thỏ, lợn và gia súc được thuần hóa. Cuối cùng đã dẫn đến việc thịt của các loài động vật này được sản xuất ở quy mô công nghiệp với sự hỗ trợ của các lò mổ.

Thịt có thành phần chủ yếu là nước, proteinchất béo. Thịt có thể được ăn sống, nhưng thông dụng nhất là sau khi đã được nấu chín và tẩm gia vị hoặc chế biến bằng nhiều cách khác nhau. Thịt chưa qua chế biến sẽ bị ôi thiu hoặc thối rữa trong vòng vài giờ hoặc vài ngày do bị nhiễm vi khuẩnnấm. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/53

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Khoai tây (danh pháp hai phần: Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mìngô. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.

Loài khoai tây hoang dã mọc trên khắp châu Mỹ, từ Hoa Kỳ cho tới miền nam Chile. Người ta từng cho rằng khoai tây đã được thuần hóa độc lập tại nhiều địa điểm, nhưng sau đó thử nghiệm di truyền học trên nhiều giống cây trồng và các loại khoai tây hoang dã đã chứng tỏ có một nguồn gốc duy nhất của khoai tây là ở khu vực miền nam Peru và cực tây bắc Bolivia ngày nay. Nơi con người đã thuần hóa được khoai tây từ 7 đến 10 nghìn năm trước. Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn một ngàn loại khoai tây khác nhau. Hơn 99% các loài khoai tây được trồng hiện nay trên toàn cầu có nguồn gốc từ nhiều giống khác nhau ở vùng đất thấp trung-nam Chile, các giống này đã được di dời từ các cao nguyên Andes. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/54

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.


Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/55

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Mallorcan pimentón tap de cortí paprika
Một bát paprika Tây Ban Nha xông khói, được gọi là pimentón trong tiếng Tây Ban Nha.

Paprika (tiếng Anh Mỹ: /pəˈprkə/ , tiếng Anh Anh: /ˈpæprɪkə/ ) là loại gia vị nghiền được làm từ quả đỏ của một thứ lớn hơn và ngọt hơn của cây Capsicum annuum, còn được gọi là ớt chuông hay ớt ngọt. Thứ phổ biến nhất được dùng để làm paprika là ớt cà chua, đôi khi còn được cho thêm một số các thứ khác cay nồng hơn, ớt, và ớt cayenne. Ở nhiều ngôn ngữ khác trừ tiếng Anh, từ paprika được dùng để chỉ cả cây và quả làm nên loại gia vị này. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/56

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bánh kem ba tầng

Bánh ngọt hay bánh ga-tô (phương ngữ miền Bắc, bắt nguồn từ gâteux trong tiếng Pháp) là một thuật ngữ chung cho bánh có nguồn gốc từ phương Tây. Bánh một dạng thức ăn ngọt làm từ bột mì, đường và các thành phần khác, thường được nướng. Trong các hình thức lâu đời nhất của họ, bánh là sửa đổi từ bánh mì, nhưng hiện bao gồm một loạt các chế phẩm có thể đơn giản hoặc phức tạp, và chia sẻ các tính năng với các món tráng miệng khác như bánh pastry, bánh trứng đường, bánh trứng, bánh bông lan và bánh nướng.

Các thành phần bánh được sử dụng phổ biến nhất bao gồm bột, đường, trứng, bơ hoặc dầu hoặc bơ thực vật, một chất lỏng và các chất men, như baking soda hoặc bột nở. Các thành phần bổ sung và hương liệu phổ biến bao gồm đồ khô, kẹo, hoặc trái cây tươi, các loại hạt, ca cao và chiết xuất như vani, với nhiều thay thế cho các thành phần chính. Bánh cũng có thể được làm đầy với chất bảo quản trái cây, các loại hạt hoặc các loại sốt tráng miệng (như kem bánh ngọt), đá lạnh với kem bơ hoặc các loại kem khác, và được trang trí với bánh hạnh nhân (marzipan), đường viền trang trí bánh (piped borders) hoặc kẹo trái cây. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/57

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Kombu khô
Kombu khô được bán trong một siêu thị Nhật Bản

Kombu (từ tiếng Nhật: 昆布, chuyển tự konbu) là tảo bẹ ăn được chủ yếu từ họ Laminariaceae và được ăn rộng rãi ở Đông Á. Nó cũng có thể được gọi là dasima (tiếng Triều Tiên: 다시마) hoặc haidai (Giản thể: 海带; Phồn thể: 海帶; Bính âm: Hǎidài; Hán-Việt: hải đai). (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/58

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bảy loại trứng cá muối

Trứng cá muốitrứng của nhiều loại cá khác nhau được chế biến bằng cách ướp muối, mà nổi tiếng nhất là từ trứng cá tầm. Nó được buôn bán trên thị trường thế giới như là đồ cao lương mỹ vị (trứng cá tầm) và được ăn chủ yếu trong dạng đồ phết trên các đồ nguội khai vị hay ăn với sushi.

Trong tiếng Anh, nó được gọi là caviar, có nguồn gốc từ خاگ‌آ (Khag-avar) trong tiếng Ba Tư, có nghĩa là "vật sinh trứng". Trên thực tế, trong tiếng Ba Tư, tên gọi này được dùng để chỉ chính cá tầm và sản phẩm của nó là trứng cá tầm. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/59

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Bánh Tart
Bánh Tart hoa quả trộn
Thành phần chínhvỏ bánh Pastry (thường là bánh pastry shortcrust)
Biến thểbánh tart ngọt, bánh tart mặn

Tart là một món bánh nướng bao gồm một lớp nhân trên một vỏ bánh pastry với một đầu mở không được phủ bánh pastry. Các loại bánh pastry thường là bánh pastry shortcrust, nhân có thể là ngọt hoặc mặn, mặc dù bánh tart hiện đại thường là từ trái cây, đôi khi có sữa trứng. Tartlet là một cái bánh tart thu nhỏ; một ví dụ là bánh tart trứng. Các loại "bánh tart", "bánh flan", "bánh quiche" và "bánh pie" trùng nhau, với không có sự phân biệt sắc nét. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer Cổng thông tin:Ẩm thực/box-header Cổng thông tin:Ẩm thực/Bài viết tốt/60

Đây là một Bài viết tốt, một bài viết có chất lượng cao.

Đĩa sushi gồm nhiều loại khác nhau
Các loại sushi. Theo chiều kim đồng hồ: nigirizushi, makizushi, temaki.
Makizushi và inarizushi trong một siêu thị Nhật.

Sushi (寿司 (壽司) (Thọ ti)/ すし/ スシ Sushi?) là một món ăn Nhật Bản gồm cơm trộn giấm (shari) kết hợp với các nguyên liệu khác (neta). Neta và hình thức trình bày sushi rất đa dạng, nhưng nguyên liệu chính mà tất cả các loại sushi đều có là shari. Neta phổ biến nhất là hải sản. Thịt sống cắt lát gọi riêng là sashimi. (Đọc thêm...)

Cổng thông tin:Ẩm thực/box-footer

Tẩy sạch vùng nhớ đệm máy chủ

  1. ^ a b c United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ a b c National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)