Giải vô địch bóng đá thế giới 2010

giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 19 được tổ chức tại Cộng hoà Nam Phi
(Đổi hướng từ FIFA World Cup 2010)

Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 (hay Cúp bóng đá thế giới 2010, tiếng Anh: 2010 FIFA World Cup, tiếng Afrikaans: FIFA Sokker-Wêreldbekertoernooi in 2010) là lần tổ chức thứ 19 của giải vô địch bóng đá thế giới do FIFA tổ chức, diễn ra tại Nam Phi từ ngày 11 tháng 6 đến ngày 11 tháng 7 năm 2010. Đây là kỳ World Cup lần đầu tiên được diễn ra ở châu Phi.

Giải vô địch bóng đá thế giới 2010
2010 FIFA World Cup - South Africa
FIFA Sokker-Wêreldbekertoernooi in 2010
Biểu tượng chính thức cùa FIFA World Cup 2010
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàNam Phi
Thời gian11 tháng 6 – 11 tháng 7
Số đội32 (từ 6 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu10 (tại 9 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Tây Ban Nha (lần thứ 1)
Á quân Hà Lan
Hạng ba Đức
Hạng tư Uruguay
Thống kê giải đấu
Số trận đấu64
Số bàn thắng146 (2,28 bàn/trận)
Số khán giả3.178.856 (49.670 khán giả/trận)
Vua phá lướiUruguay Diego Forlán
Đức Thomas Müller
Hà Lan Wesley Sneijder
Tây Ban Nha David Villa
(5 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Uruguay Diego Forlán
Cầu thủ trẻ
xuất sắc nhất
Đức Thomas Müller
Thủ môn
xuất sắc nhất
Tây Ban Nha Iker Casillas
Đội đoạt giải
phong cách
 Tây Ban Nha
2006
2014

Đội tuyển Tây Ban Nha có lần đầu tiên giành chức vô địch sau khi đánh bại đội tuyển Hà Lan với tỷ số 1-0 sau 120 phút trong trận chung kết diễn ra trên sân vận động Soccer City tại Johannesburg. Họ trở thành đội vô địch ghi ít bàn thắng nhất với 8 pha lập công tất cả, đồng thời trở thành đội bóng châu Âu đầu tiên đăng quang tại một giải đấu được tổ chức ở ngoài lục địa. Ý cũng trở thành đội đương kim vô địch thứ tư bị loại ngay từ vòng đấu bảng (sau lần đầu tiên vào năm 1950 cùng với hai đội bóng khác là Brasil năm 1966Pháp năm 2002). Chủ nhà Nam Phi trở thành đội chủ nhà đầu tiên không vượt qua được vòng bảng của một kỳ World Cup.

Giành quyền đăng cai

sửa

Sau khi Nam Phi thất bại trong cuộc đua giành quyền đăng cai World Cup 2006, FIFA ra quyết định World Cup 2010 sẽ được tổ chức ở châu Phi và muốn thực hiện chính sách sáu liên đoàn châu lục thành viên sẽ lần lượt xoay vòng tổ chức vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới. Tuy nhiên chính sách này đã bị bãi bỏ vào năm 2007.[1]

FIFA đã nhận được bốn hồ sơ xin đăng cai từ năm quốc gia thuộc lục địa đen: Nam Phi, Maroc, Ai Cập và hồ sơ xin đồng đăng cai của TunisiaLibya. Nhưng theo quyết định của Ủy ban điều hành của FIFA về việc không chấp nhận hồ sơ đồng đăng cai, Tunisia đã rút lui. Ủy ban cũng không chấp nhận hồ sơ Libya xin đăng cai riêng do thiếu những điều kiện cần thiết.

Quốc gia giành quyền đăng cai World Cup 2010 được chủ tịch FIFA Sepp Blatter công bố vào ngày 15 tháng 5 năm 2004 tại Zurich. Nam Phi giành chiến thắng ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên khi có được 14 phiếu bầu, Maroc được 10 phiếu còn Ai Cập không giành được bất kỳ lá phiếu nào.[2]

Vòng loại

sửa

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 chính thức khởi tranh từ ngày 25 tháng 8 năm 2007 và kết thúc vào ngày 18 tháng 11 năm 2009. Bên cạnh đội chủ nhà Nam Phi được vào thẳng vòng chung kết, 203 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong tổng số 208 thành viên của FIFA đã tham dự vòng loại để chọn ra 31 đội được phân bổ theo sáu liên đoàn châu lục gồm:

Kỳ World Cup lần này cũng là sự kiện thể thao quy tụ được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhất, cùng với Thế vận hội Mùa hè 2008.

Các đội giành quyền vào vòng chung kết

sửa

Dưới đây là danh sách các đội giành quyền tham dự vòng chung kết.


Sân vận động

sửa

Ngay từ năm 2005, các nhà tổ chức đã đề cử lên FIFA danh sách 13 địa điểm thi đấu tại Bloemfontein, Cape Town, Durban, Johannesburg (2 sân), Kimberley, Klerksdorp, Nelspruit, Orkney, Polokwane, Port Elizabeth, PretoriaRustenburg. Danh sách này đã được xem xét và rút gọn xuống mười sân tại chín thành phố bởi FIFA ngày 17 tháng 3, 2006 (bỏ Kimberley, Klerksdorp và Orkney).[3]

Sân Soccer City với sức chứa 84.490 người được chọn làm sân khai mạc và chung kết giải đấu. Sân Soccer City và sân Ellis ParkJohannesburg nằm trên độ cao 1.750 mét so với mực nước biển, bốn trong số tám sân còn lại là trên 1.200 mét; sân Mbombela có độ cao 660m, các sân Cape Town, Moses Mabhida và Nelson Mandela Bay nằm gần mực nước biển.[4]

Johannesburg Cape Town Durban
Sân vận động FNB[5]
(Soccer City)
Sân vận động Ellis Park Sân vận động Cape Town
(Sân vận động Green Point)
Sân vận động Moses Mabhida
(Sân vận động Durban)
26°14′5,27″N 27°58′56,47″Đ / 26,23333°N 27,96667°Đ / -26.23333; 27.96667 (Soccer City) 26°11′51,07″N 28°3′38,76″Đ / 26,18333°N 28,05°Đ / -26.18333; 28.05000 (Ellis Park Stadium) 33°54′12,46″N 18°24′40,15″Đ / 33,9°N 18,4°Đ / -33.90000; 18.40000 (Cape Town Stadium) 29°49′46″N 31°01′49″Đ / 29,82944°N 31,03028°Đ / -29.82944; 31.03028 (Moses Mabhida Stadium)
Sức chứa: 84.490 Sức chứa: 55.686 Sức chứa: 64.100 Sức chứa: 62.760
Tập tin:Soccer City Stadium Exterior.jpg   Tập tin:South Africa - Cape Town Drieankerbaai from Lion's head.jpg Tập tin:Moses Mabhida Stadion durban aerial view 1.jpg
Pretoria
Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 (Nam Phi)
Port Elizabeth
Sân vận động Loftus Versfeld Sân vận động Nelson Mandela Bay
25°45′12″N 28°13′22″Đ / 25,75333°N 28,22278°Đ / -25.75333; 28.22278 (Loftus Versfeld Stadium) 33°56′16″N 25°35′56″Đ / 33,93778°N 25,59889°Đ / -33.93778; 25.59889 (Nelson Mandela Bay Stadium)
Sức chứa: 42.858 Sức chứa: 42.486
   
Rustenburg Polokwane Nelspruit Bloemfontein
25°34′43″N 27°09′39″Đ / 25,5786°N 27,1607°Đ / -25.5786; 27.1607 (Royal Bafokeng Stadium) 23°55′29″N 29°28′08″Đ / 23,924689°N 29,468765°Đ / -23.924689; 29.468765 (Peter Mokaba Stadium) 25°27′42″N 30°55′47″Đ / 25,46172°N 30,929689°Đ / -25.46172; 30.929689 (Mbombela Stadium) 29°07′2,25″N 26°12′31,85″Đ / 29,11667°N 26,2°Đ / -29.11667; 26.20000 (Free State Stadium)
Sân vận động Royal Bafokeng Sân vận động Peter Mokaba Sân vận động Mbombela Sân vận động Free State
Sức chứa: 42.000 Sức chứa: 41.733 Sức chứa: 40.929 Sức chứa: 40.911
  Tập tin:Peter Mokaba Stadium in Polokwane, Limpopo, South Africa (8714600990).jpg    

Đại bản doanh các đội

sửa
Đội tuyển Thành phố Tỉnh Đội tuyển Thành phố Tỉnh
  Đức Centurion Gauteng   Ghana Gauteng Gauteng
  Algérie Durban KwaZulu-Natal   Hy Lạp Durban KwaZulu-Natal
  Argentina Pretoria Gauteng   Honduras Johannesburg Gauteng
  Úc Muldersdrift Gauteng   Anh Rustenburg North West
  Brasil Johannesburg Gauteng   Ý Centurion Gauteng
  Cameroon Durban KwaZulu-Natal   Nhật Bản George Western Cape
  Chile Nelspruit Mpumalanga   México Johannesburg Gauteng
  CHDCND Triều Tiên Johannesburg Gauteng   Nigeria Durban KwaZulu-Natal
  Hàn Quốc Rustenburg North West   New Zealand Johannesburg Gauteng
  Bờ Biển Ngà Durban KwaZulu-Natal   Hà Lan Sandton Gauteng
  Đan Mạch Knysna Western Cape   Paraguay Pietermaritzburg KwaZulu-Natal
  Slovakia Pretoria Gauteng   Bồ Đào Nha Magaliesburg Gauteng
  Slovenia Johannesburg Gauteng   Serbia Johannesburg Gauteng
  Tây Ban Nha Potchefstroom North West   Nam Phi Sandton Gauteng
  Hoa Kỳ Pretoria Gauteng   Thụy Sĩ Vanderbijlpark Gauteng
  Pháp Knysna Western Cape   Uruguay Kimberley Northern Cape

Tiền thưởng và hỗ trợ cho các câu lạc bộ

sửa

Tổng số tiền thưởng của FIFA ở giải lần này là 420 triệu đôla, tăng 60% so với giải năm 2006.[6] Trước giải đấu, mỗi đội được nhận một triệu đôla cho công tác chuẩn bị. Trong quá trình thi đấu, mỗi đội được nhận thêm 8 triệu đôla nữa. Cơ chế giải thưởng như sau:[6]

  • 9 triệu đôla - Vòng 2
  • 18 triệu đôla - Tứ kết
  • 20 triệu đôla - Bán kết
  • 24 triệu đôla - Á quân
  • 30 triệu đôla - Vô địch

Lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ World Cup, FIFA hỗ trợ tài chính các câu lạc bộ có cầu thủ tham dự vòng chung kết. Tổng số tiền hỗ trợ là 26 triệu, ước tính vào khoảng 1.000€ cho một cầu thủ cho mỗi ngày thi đấu tại giải.[7]

Đây là kết quả từ thỏa thuận đạt được giữa FIFA và các câu lạc bộ châu Âu để giải thể tổ chức G-14 và họ từ bỏ các vụ kiện bắt đầu tiến hành từ năm 2005, như câu lạc bộ Bỉ Charleroi S.C. vì tuyển thủ người Maroc Abdelmajid Oulmers bị chấn thương trong một trận giao hữu quốc tế năm 2004, hay như câu lạc bộ Anh Newcastle UnitedMichael Owen bị chấn thương tại World Cup 2006.[8][9][10]

Các nhà tài trợ

sửa

Ngoài các đối tác chính thức (Adidas, Coca-Cola, Emirates, Hyundai, SonyVISA, FIFA đã ký kết thỏa thuận các đối tác tài trợ cụ thể cho World Cup 2010 gồm tám công ty: Budweiser, Castrol, Continental, McDonald's, MTN, Mahindra Satyam (công ty Ấn Độ đầu tiên tài trợ cho một kì World Cup), Seara và Yingli Solar76, tổng số tiền tài trợ là 1,6 tỷ USD.

Khai mạc

sửa

Lễ khai mạc bắt đầu vào chiều tối thứ sáu ngày 11 tháng 6 năm 2010, diễn ra trên sân Soccer City với 94.000 chỗ ngồi - sân lớn nhất châu Phi, buổi lễ kéo dài khoảng 30 phút. Chương trình khai mạc được chia làm sáu phần, gồm chủ yếu là những lời ca, điệu nhạc rộn rã từ các ca sĩ nổi tiếng của Nam Phi, Algérie hay Ghana, không có hiệu ứng ánh sáng hoành tráng vì diễn ra buổi chiều địa phương - thành phố Johannesburg.[11]

Chia bảng

sửa

Buổi lễ bốc thăm chia bảng diễn ra trang trọng tại Cape Town, Nam Phi ngày 4 tháng 12 năm 2009. Nữ diễn viên Charlize Theron và thư ký FIFA Jérôme Valcke là những người tiến hành bốc các lá thăm.[12] 32 đội tuyển được chia thành bốn nhóm. Nhóm 1 là nhóm hạt giống và đội chủ nhà Nam Phi. Nhóm 2 gồm các đội AFC, khu vực CONCACAF và OFC. Nhóm 3 gồm các đội Nam Mỹ và châu Phi không phải là hạt giống. Nhóm 4 gồm các đội châu Âu không phải là hạt giống. Việc chọn các đội hạt giống dựa vào bảng xếp hạng của FIFA vào thời điểm tháng 10 năm 2009.[13]

Đội chủ nhà Nam Phi được xếp tự động vào bảng A. Bảy đội hạt giống khác được phân chia vào các bảng từ B đến H. Mỗi bảng sẽ có một đội của mỗi nhóm. Trừ châu Âu, thể thức bốc thăm đảm bảo để không có cùng hai đội thuộc cùng một liên đoàn rơi vào chung một bảng. Nam Phi sẽ tránh các đội châu Phi ở nhóm 3, còn Argentina và Brasil sẽ tránh các đội Nam Mỹ ở nhóm này. Hai đội châu Phi được bốc ra đầu tiên sẽ vào cùng bảng với Argentina và Brasil.[14]

Nhóm hạt giống
(Chủ nhà & Top 7)
Nhóm 2
(AFC, CONCACAF & OFC)
Nhóm 3
(CAF & CONMEBOL)
Nhóm 4
(UEFA)
  Nam Phi (đội chủ nhà)
  Brasil
  Tây Ban Nha
  Hà Lan
  Ý
  Đức
  Argentina
  Anh
  Úc
  Nhật Bản
  CHDCND Triều Tiên
  Hàn Quốc
  Honduras
  México
  Hoa Kỳ
  New Zealand
  Algérie
  Cameroon
  Bờ Biển Ngà
  Ghana
  Nigeria
  Chile
  Paraguay
  Uruguay
  Đan Mạch
  Pháp
  Hy Lạp
  Bồ Đào Nha
  Serbia
  Slovakia
  Slovenia
  Thụy Sĩ

Trọng tài

sửa

Dưới đây là danh sách trọng tài được FIFA lựa chọn để điều hành giải:[15]

Danh sách cầu thủ tham dự giải

sửa

Mỗi đội tuyển tham gia vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 2010 có quyền đăng ký 23 cầu thủ, trong đó có tối thiểu ba thủ môn. Hạn cuối cùng để nộp danh sách là ngày 1 tháng 6 năm 2010. Trong trường hợp chấn thương vào phút chót, các đội tuyển có thể thay đổi danh sách chậm nhất là vào 24 giờ trước trận đấu khai mạc giải.[16]

Trong 736 cầu thủ tham dự giải, hơn một nửa đang thi đấu tại năm giải vô địch quốc gia mạnh nhất châu Âu; dẫn đầu là FA Premier League của Anh (117 cầu thủ), Bundesliga (Đức) (84 cầu thủ), Serie A (Ý) (80 cầu thủ), La Liga (Tây Ban Nha) (59 cầu thủ) và Ligue 1 (Pháp) (46 cầu thủ).[17] Các đội tuyển Anh, ĐứcÝ mang tới Nam Phi một đội hình gồm toàn bộ các cầu thủ đang thi đấu tại giải quốc nội, trong khi ngược lại Nigeria thì toàn bộ các cầu thủ đang thi đấu tại nước ngoài. Tổng cộng, các cầu thủ đang thi đấu tại 52 giải vô địch quốc gia khác nhau. FC Barcelona là câu lạc bộ có nhiều cầu thủ tham dự giải nhất, với 13 cầu thủ, trong đó có bảy người được gọi vào đội tuyển Tây Ban Nha, ngoài ra còn có bảy câu lạc bộ khác cũng cung cấp trên 10 cầu thủ mỗi câu lạc bộ.

Lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ World Cup, có ba anh em ruột cùng tham dự với tư cách cầu thủ, khi ba anh em Jerry, Johnny và Wilson Palacios đều nằm trong danh sách 23 cầu thủ của tuyển Honduras.[18]

Vòng chung kết

sửa

Vòng bảng

sửa

Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương (GMT+2)

 
Xếp hạng vòng bảng

Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:[19]

  1. Có hiệu số bàn thắng bại cao nhất trong tất cả các trận đấu của bảng;
  2. Ghi được nhiều bàn thắng nhất trong tất cả các trận đấu của bảng;
  3. Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp;
  4. Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp;
  5. Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đối đầu trực tiếp;
  6. Ủy ban tổ chức của FIFA tiến hành bốc thăm.
Màu sắc được sử dụng trong bảng
Đội giành quyền vào vòng 16 đội

Bảng A

sửa
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Uruguay 3 2 1 0 4 0 +4 7
  México 3 1 1 1 3 2 +1 4
  Nam Phi (H) 3 1 1 1 3 5 −2 4
  Pháp 3 0 1 2 1 4 −3 1

(H) Chủ nhà.

11 tháng 6 năm 2010
Nam Phi   1–1   México Soccer City, Johannesburg
Uruguay   0–0   Pháp Sân vận động Cape Town, Cape Town
16 tháng 6 năm 2010
Nam Phi   0–3   Uruguay Sân vận động Loftus Versfeld, Pretoria
17 tháng 6 năm 2010
Pháp   0–2   México Sân vận động Peter Mokaba, Polokwane
22 tháng 6 năm 2010
México   0–1   Uruguay Sân vận động Royal Bafokeng, Rustenburg
Pháp   1–2   Nam Phi Sân vận động Free State, Bloemfontein

Bảng B

sửa
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Argentina 3 3 0 0 7 1 +6 9
  Hàn Quốc 3 1 1 1 5 6 −1 4
  Hy Lạp 3 1 0 2 2 5 −3 3
  Nigeria 3 0 1 2 3 5 −2 1
12 tháng 6 năm 2010
Hàn Quốc   2–0   Hy Lạp Sân vận động Nelson Mandela Bay, Port Elizabeth
Argentina   1–0   Nigeria Sân vận động Ellis Park, Johannesburg
17 tháng 6 năm 2010
Argentina   4–1   Hàn Quốc Soccer City, Johannesburg
Hy Lạp   2–1   Nigeria Sân vận động Free State, Bloemfontein
22 tháng 6 năm 2010
Nigeria   2–2   Hàn Quốc Sân vận động Moses Mabhida, Durban
Hy Lạp   0–2   Argentina Sân vận động Peter Mokaba, Polokwane

Bảng C

sửa
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Hoa Kỳ 3 1 2 0 4 3 +1 5
  Anh 3 1 2 0 2 1 +1 5
  Slovenia 3 1 1 1 3 3 0 4
  Algérie 3 0 1 2 0 2 −2 1
12 tháng 6 năm 2010
Anh   1–1   Hoa Kỳ Sân vận động Royal Bafokeng, Rustenburg
13 tháng 6 năm 2010
Algérie   0–1   Slovenia Sân vận động Peter Mokaba, Polokwane
18 tháng 6 năm 2010
Slovenia   2–2   Hoa Kỳ Sân vận động Ellis Park, Johannesburg
Anh   0–0   Algérie Sân vận động Cape Town, Cape Town
23 tháng 6 năm 2010
Slovenia   0–1   Anh Sân vận động Nelson Mandela Bay, Port Elizabeth
Hoa Kỳ   1–0   Algérie Sân vận động Loftus Versfeld, Pretoria

Bảng D

sửa
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Đức 3 2 0 1 5 1 +4 6
  Ghana 3 1 1 1 2 2 0 4
  Úc 3 1 1 1 3 6 −3 4
  Serbia 3 1 0 2 2 3 −1 3
13 tháng 6 năm 2010
Serbia   0–1   Ghana Sân vận động Loftus Versfeld, Pretoria
Đức   4–0   Úc Sân vận động Moses Mabhida, Durban
18 tháng 6 năm 2010
Đức   0–1   Serbia Sân vận động Nelson Mandela Bay, Port Elizabeth
19 tháng 6 năm 2010
Ghana   1–1   Úc Sân vận động Royal Bafokeng, Rustenburg
23 tháng 6 năm 2010
Ghana   0–1   Đức Soccer City, Johannesburg
Úc   2–1   Serbia Sân vận động Mbombela, Nelspruit

Bảng E

sửa
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Hà Lan 3 3 0 0 5 1 +4 9
  Nhật Bản 3 2 0 1 4 2 +2 6
  Đan Mạch 3 1 0 2 3 6 −3 3
  Cameroon 3 0 0 3 2 5 −3 0
14 tháng 6 năm 2010
Hà Lan   2–0   Đan Mạch Soccer City, Johannesburg
Nhật Bản   1–0   Cameroon Sân vận động Free State, Bloemfontein
19 tháng 6 năm 2010
Hà Lan   1–0   Nhật Bản Sân vận động Moses Mabhida, Durban
Cameroon   1–2   Đan Mạch Sân vận động Loftus Versfeld, Pretoria
24 tháng 6 năm 2010
Đan Mạch   1–3   Nhật Bản Sân vận động Royal Bafokeng, Rustenburg
Cameroon   1–2   Hà Lan Sân vận động Cape Town, Cape Town

Bảng F

sửa
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Paraguay 3 1 2 0 3 1 +2 5
  Slovakia 3 1 1 1 4 5 −1 4
  New Zealand 3 0 3 0 2 2 0 3
  Ý 3 0 2 1 4 5 −1 2
14 tháng 6 năm 2010
Ý   1–1   Paraguay Sân vận động Cape Town, Cape Town
15 tháng 6 năm 2010
New Zealand   1–1   Slovakia Sân vận động Royal Bafokeng, Rustenburg
20 tháng 6 năm 2010
Slovakia   0–2   Paraguay Sân vận động Free State, Bloemfontein
Ý   1–1   New Zealand Sân vận động Mbombela, Nelspruit
24 tháng 6 năm 2010
Slovakia   3–2   Ý Sân vận động Ellis Park, Johannesburg
Paraguay   0–0   New Zealand Sân vận động Peter Mokaba, Polokwane

Bảng G

sửa
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Brasil 3 2 1 0 5 2 +3 7
  Bồ Đào Nha 3 1 2 0 7 0 +7 5
  Bờ Biển Ngà 3 1 1 1 4 3 +1 4
  CHDCND Triều Tiên 3 0 0 3 1 12 −11 0
15 tháng 6 năm 2010
Bờ Biển Ngà   0–0   Bồ Đào Nha Sân vận động Nelson Mandela Bay, Port Elizabeth
Brasil   2–1   CHDCND Triều Tiên Sân vận động Ellis Park, Johannesburg
20 tháng 6 năm 2010
Brasil   3–1   Bờ Biển Ngà Soccer City, Johannesburg
21 tháng 6 năm 2010
Bồ Đào Nha   7–0   CHDCND Triều Tiên Sân vận động Cape Town, Cape Town
25 tháng 6 năm 2010
Bồ Đào Nha   0–0   Brasil Sân vận động Moses Mabhida, Durban
CHDCND Triều Tiên   0–3   Bờ Biển Ngà Sân vận động Mbombela, Nelspruit

Bảng H

sửa
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Tây Ban Nha 3 2 0 1 4 2 +2 6
  Chile 3 2 0 1 3 2 +1 6
  Thụy Sĩ 3 1 1 1 1 1 0 4
  Honduras 3 0 1 2 0 3 −3 1
16 tháng 6 năm 2010
Honduras   0–1   Chile Sân vận động Mbombela, Nelspruit
Tây Ban Nha   0–1   Thụy Sĩ Sân vận động Moses Mabhida, Durban
21 tháng 6 năm 2010
Chile   1–0   Thụy Sĩ Sân vận động Nelson Mandela Bay, Port Elizabeth
Tây Ban Nha   2–0   Honduras Sân vận động Ellis Park, Johannesburg
25 tháng 6 năm 2010
Chile   1–2   Tây Ban Nha Sân vận động Loftus Versfeld, Pretoria
Thụy Sĩ   0–0   Honduras Sân vận động Free State, Bloemfontein

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa

Sơ đồ khái quát

sửa
Vòng đấu loại trực tiếp
 
Round of 16Tứ kếtBán kếtChung kết
 
              
 
26 tháng 6 – Port Elizabeth
 
 
  Uruguay2
 
2 tháng 7 – Johannesburg
 
  Hàn Quốc1
 
  Uruguay (pen.)1 (4)
 
26 tháng 6 – Rustenburg
 
  Ghana1 (2)
 
  Hoa Kỳ1
 
6 tháng 7 – Cape Town
 
  Ghana (h.p.)2
 
  Uruguay2
 
28 tháng 6 – Durban
 
  Hà Lan3
 
  Hà Lan2
 
2 tháng 7 – Port Elizabeth
 
  Slovakia1
 
  Hà Lan2
 
28 tháng 6 – Johannesburg
 
  Brasil1
 
  Brasil3
 
11 tháng 7 – Johannesburg
 
  Chile0
 
  Hà Lan0
 
27 tháng 6 – Johannesburg
 
  Tây Ban Nha (h.p.)1
 
  Argentina3
 
3 tháng 7 – Cape Town
 
  México1
 
  Argentina0
 
27 tháng 6 – Bloemfontein
 
  Đức4
 
  Đức4
 
7 tháng 7 – Durban
 
  Anh1
 
  Đức0
 
29 tháng 6 – Pretoria
 
  Tây Ban Nha1 Tranh hạng ba
 
  Paraguay (pen.)0 (5)
 
3 tháng 7 – Johannesburg10 tháng 7 – Port Elizabeth
 
  Nhật Bản0 (3)
 
  Paraguay0   Uruguay2
 
29 tháng 6 – Cape Town
 
  Tây Ban Nha1   Đức3
 
  Tây Ban Nha1
 
 
  Bồ Đào Nha0
 


Vòng 16 đội

sửa
Uruguay  2–1  Hàn Quốc
Suárez   8'80' Chi tiết Lee Chung-Yong   68'
Hoa Kỳ  1–2 (s.h.p.)  Ghana
Donovan   62' (ph.đ.) Chi tiết Prince   5'
Gyan   93'

Đức  4–1  Anh
Klose   20'
Podolski   32'
Müller   67'70'
Chi tiết Upson   37'
Argentina  3–1  México
Tevez   26'52'
Higuaín   33'
Chi tiết J.Hernández   71'
Khán giả: 84.377
Trọng tài: Roberto Rosetti (Ý)

Hà Lan  2–1  Slovakia
Robben   18'
Sneijder   84'
Chi tiết Vittek   90+4' (ph.đ.)
Brasil  3–0  Chile
Juan   34'
Luís Fabiano   38'
Robinho   59'
Chi tiết
Khán giả: 54.096
Trọng tài: Howard Webb (Anh)

Tây Ban Nha  1–0  Bồ Đào Nha
Villa   63' Chi tiết

Tứ kết

sửa
Hà Lan  2–1  Brasil
Sneijder   53'68' Chi tiết Robinho   10'
Uruguay  1–1 (s.h.p.)  Ghana
Forlán   55' Chi tiết Muntari   45+2'
Loạt sút luân lưu
Forlán  
Victorino  
Scotti  
M. Pereira  
Abreu  
4–2   Gyan
  Appiah
  Mensah
  Adiyiah

Argentina  0–4  Đức
Chi tiết Müller   3'
Klose   68'89'
Friedrich   74'
Paraguay  0–1  Tây Ban Nha
Chi tiết Villa   83'

Bán kết

sửa

Hà Lan giành quyền vào trận chung kết lần thứ ba trong lịch sử sau chiến thắng 3–2 trước Uruguay. Tây Ban Nha lần đầu tiên vào trận chung kết FIFA World Cup sau chiến thắng 1–0 trước Đức. Như vậy, đây là lần đầu trong lịch sử mà trận chung kết FIFA World Cup không có sự góp mặt của ít nhất một trong các đội: Brasil, Ý, ĐứcArgentina.

Uruguay  2–3  Hà Lan
Forlán   41'
M. Pereira   90+2'
Chi tiết Van Bronckhorst   18'
Sneijder   70'
Robben   73'

Đức  0–1  Tây Ban Nha
Puyol   73''

Tranh hạng ba

sửa
Uruguay  2–3  Đức
Cavani   28'
Forlán   51'
Chi tiết Müller   19'
Jansen   56'
Khedira   82'

Chung kết

sửa

Trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 được tổ chức thi đấu vào ngày 11 tháng 7 năm 2010 tại sân vận động Soccer City, Johannesburg, Nam Phi. Đội tuyển Tây Ban Nha đánh bại tuyển Hà Lan với tỉ số 1–0 và giành chức vô địch World Cup đầu tiên trong lịch sử của mình.[21] Trận đấu phải thi đấu thêm hai hiệp phụ sau khi hai đội hòa nhau với tỉ số 0–0 sau hai hiệp chính, và tiền vệ của đội tuyển Tây Ban Nha Andrés Iniesta đã ghi bàn quyết định trong hiệp phụ thứ hai để xác định đội chiến thắng.[22]

Chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 2010 đã lập một kỷ lục mới về số thẻ phạt được rút ra trong một trận chung kết World Cup[21] với tổng cộng 14 thẻ phạt, trong đó có một thẻ đỏ dành cho John Heitinga của Hà Lan sau khi nhận hai thẻ vàng. Ngoài ra còn có thể nhắc đến cú đá bằng gầm giày nguy hiểm của Nigel de Jong vào ngực của Xabi Alonso ở giữa hiệp một mà chỉ bị phạt một thẻ vàng.

Diễn biến trận đấu, tuyển Tây Ban NhaHà Lan đều có một số cơ hội ghi bàn, nhưng Tây Ban Nha với thế trận lấn lướt nên có nhiều cơ hội hơn, đáng chú ý nhất của Hà Lan là tình huống ở phút thứ 60 của trận đấu khi Arjen Robben thoát xuống sau đường chuyền của Wesley Sneijder và đối mặt với thủ môn Iker Casillas, tuy nhiên pha dứt điểm của tiền đạo người Hà Lan không thắng được thủ thành Tây Ban Nha.[23]. Về phần Tây Ban Nha, Sergio Ramos đã bỏ lỡ cơ hội đánh đầu cận thành trong tư thế trống trải. Bàn thắng quyết định của trận đấu được ghi ở phút thứ 116 ở hiệp phụ thứ hai từ một cú volley nửa nảy của Andrés Iniesta sau đường chuyển của tiền vệ trẻ Cesc Fàbregas.[24]

Hà Lan  0–1 (s.h.p.)  Tây Ban Nha
Chi tiết Iniesta   116'
Khán giả: 84.490
Trọng tài: Howard Webb (Anh)[20]

Vô địch

sửa

 

Vô địch World Cup 2010
 
Tây Ban Nha

Lần đầu tiên

Giải thưởng

sửa

Quả bóng vàng

sửa
  • Giải Quả bóng vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất giải, do giới truyền thông bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1982); Quả bóng bạcQuả bóng đồng cho hai cầu thủ xếp thứ hai và thứ ba về số phiếu trong cuộc bầu chọn này.[25]
Giải Quả bóng vàng
Vị trí Cầu thủ
    Diego Forlán
    Wesley Sneijder
    David Villa

Chiếc giày vàng

sửa
Giải Chiếc giày vàng
Vị trí Cầu thủ Số bàn
thắng
Số
đường chuyền
thành bàn
Tổng số
thời gian
thi đấu
    Thomas Müller 5 3 473'
    David Villa 5 1 635'
    Wesley Sneijder 5 1 652'
4   Diego Forlán 5 1 654'
5   Gonzalo Higuaín 4 0 341'
6   Róbert Vittek 4 0 353'
7   Miroslav Klose 4 0 357'
8   Luis Suárez 3 2 543'
9   Landon Donovan 3 0 390'
10   Luís Fabiano 3 0 418'

Đội hình tiêu biểu

sửa

Đội hình tiêu biểu của thế giới Đội hình tiêu biểu ở giải lần này được bầu chọn trực tuyến (theo sơ đồ chiến thuật 4-4-2 cùng huấn luyện viên xuất sắc nhất).[27]

Trong cuộc bầu chọn này, tuyển Tây Ban Nha chiếm ưu thế tuyệt đối với sáu thành viên được chọn (cùng huấn luyện viên trưởng Vicente del Bosque).[28]

Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo Huấn luyện viên

Các giải thưởng khác

sửa
Giải thưởng Đoạt giải
Thủ môn xuất sắc nhất[25]   Iker Casillas
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất[25]   Thomas Müller
Giải phong cách[25]   Tây Ban Nha

Cầu thủ ghi bàn

sửa

Cầu thủ chạy cánh người Nam Phi Siphiwe Tshabalala là cầu thủ đầu tiên ghi bàn ở giải đấu, bàn thắng mở tỉ số trong trận khai mạc gặp đội tuyển Mexico. Hậu vệ Đan Mạch Daniel Agger là cầu thủ đầu tiên đốt lưới nhà trong trận thua Hà Lan 0-2. Còn tiền đạo Gonzalo Higuaín là cầu thủ đầu tiên lập hat-trick trong trận Argentina thắng Hàn Quốc 4-1, đây là hat-trick thứ 49 trong lịch sử các kỳ World Cup.

Tây Ban Nha lập một kỷ lục World Cup mới khi là đội vô địch ghi được ít bàn thắng nhất với chỉ tám bàn thắng được ghi.[18] Phá vỡ kỷ lục cũ là 11 bàn của Brasil năm 1994, đội Anh năm 1966 và đội Ý năm 1934. Ngoài ra, Tây Ban Nha còn lập hai kỷ lục khác: đội vô địch với ít cầu thủ ghi bàn nhất trong cả giải – ba cầu thủ: David Villa, Andrés IniestaCarles Puyol;[18] và đội vô địch để thủng lưới ít bàn nhất - 2 bàn, bằng với thành tích của đội Ý năm 2006 và đội Pháp năm 1998. Tây Ban Nha cũng là đội vô địch World Cup đầu tiên giữ được sạch lưới tại vòng đấu loại trực tiếp.[29]

Có 4 cầu thủ ghi nhiều bàn nhất giải, mỗi cầu thủ ghi được năm bàn. bốn cầu thủ thuộc bốn đội lọt vào Top 4 của giải, mỗi đội đóng góp một cầu thủ. Giành được danh hiệu Chiếc giày vàng là Thomas Müller của đội Đức vì ngoài năm bàn thắng, anh còn có ba đường chuyền thành bàn, trong khi ba cầu thủ còn lại, mỗi cầu thủ chỉ có một đường chuyền thành bàn. Danh hiệu Chiếc giày bạc thuộc về David Villa của Tây Ban Nha, vì tổng số thời gian thi đấu trên sân của anh là 635 phút ít hơn hai đối thủ còn lại. Chiếc giày đồng thuộc về Wesley Sneijder của Hà Lan với 652 phút có mắt thi đấu trên sân. Diego Forlán của Uruguay trượt danh hiệu chiếc giày đồng khi thi đấu nhiều hơn Wesley Sneijder hai phút.[30]

Chỉ có tổng cộng 145 bàn thắng được ghi tại kỳ World Cup lần này, ít nhất kể từ khi giải chuyển sang thể thức thi đấu 64 trận. Đây nối tiếp đà đi xuống về số lượng bàn thắng được ghi từ khi giải chuyển sang thể thức thi đấu này, với 171 bàn thắng được ghi tại World Cup 1998, 161 bàn thắng được ghi tại World Cup 2002 và 147 bàn thắng được ghi tại World Cup 2006.[18]

Đây là danh sách những cầu thủ ghi bàn tại World Cup 2010[30]

5 bàn
4 bàn
3 bàn
2 bàn
1 bàn
phản lưới nhà

Tranh cãi

sửa

Các sai sót của trọng tài

sửa

Sai lầm của trọng tài cũng là một trong những điểm nóng mà gây nhiều tranh cãi của kì World Cup này. Ở trận vòng 1/8 của hai đội Đức và Anh, trọng tài Jorge Larrionda đã sai lầm khi không công nhận bàn thắng hoàn toàn hợp lệ của Frank Lampard, khi tỉ số chiến thắng đang là 2-1 cho Đức, đây được nhiều người liên tưởng làm cho là sự tương đồng với sai lầm tại trận chung kết World Cup 1966 nhưng trái ngược quan hệ đối tượng 2 đội trong tình huống này và báo chí Đức gọi đây là"Sự trả thù"cho chính thiệt thòi của họ ngay ở Sân vận động Wembley (1923) tại Luân Đôn của chính nước Anh. Trọng tài Howard Webb bỏ qua tình huống Nigel de Jong vào bóng nguy hiểm đạp thẳng vào ngực Xabi Alonso, một pha bóng xứng đáng nhận thẻ đỏ, nhưng ông chỉ tặng De Jong một thẻ vàng. Ngoài ra, ở trận đấu vòng 1/8 giữa Argentina và Mexico, trọng tài người Ý Roberto Rosetti cũng đã công nhận một bàn thắng trong lỗi việt vị rất rõ ràng của Carlos Tévez.

Thống kê

sửa

Số đội của mỗi liên đoàn tại mỗi vòng đấu

sửa

Đây là lần đầu tiên, một đội của châu Âu vô địch khi giải không được tổ chức trên cựu lục địa.

Liên đoàn Vòng bảng Vòng 1/8 Tứ kết Bán kết Chung kết Vô địch
UEFA 13 6 3 3 2 1
CAF 6 1 1
CONMEBOL 5 5 4 1
AFC 4 2
CONCACAF 3 2
OFC 1
Tổng cộng 32 16 8 4 2 1

Bảng xếp hạng các đội tuyển

sửa

Ngay sau trận chung kết, FIFA đã công bố bảng xếp hạng các đội tuyển của World Cup 2010.[31] Bảng xếp hạng dựa vào độ tiến sâu vào giải của từng đội, tiếp đến là số điểm ghi được, rồi hiệu số bàn thắng và số bàn thắng ghi được. Điểm số ghi được dựa theo nguyên tắc tính điểm của vòng bảng, nghĩa là 3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa, và 0 điểm cho một trận thua.[32]

R Đội G P W D L GF GA GD Pts.
1   Tây Ban Nha H 7 6 0 1 8 2 +6 18
2   Hà Lan E 7 6 0 1 12 6 +6 18
3   Đức D 7 5 0 2 16 5 +11 15
4   Uruguay A 7 3 2 2 11 8 +3 11
Bị loại ở tứ kết
5   Argentina B 5 4 0 1 10 6 +4 12
6   Brasil G 5 3 1 1 9 4 +5 10
7   Ghana D 5 2 2 1 5 4 +1 8
8   Paraguay F 5 1 3 1 3 2 +1 6
Bị loại ở vòng 16 đội
9   Nhật Bản E 4 2 1 1 4 2 +2 7
10   Chile H 4 2 0 2 3 5 −2 6
11   Bồ Đào Nha G 4 1 2 1 7 1 +6 5
12   Hoa Kỳ C 4 1 2 1 5 5 0 5
13   Anh C 4 1 2 1 3 5 −2 5
14   México A 4 1 1 2 4 5 −1 4
15   Hàn Quốc B 4 1 1 2 6 8 −2 4
16   Slovakia F 4 1 1 2 5 7 −2 4
Bị loại ở vòng bảng
17   Bờ Biển Ngà G 3 1 1 1 4 3 +1 4
18   Slovenia C 3 1 1 1 3 3 0 4
19   Thụy Sĩ H 3 1 1 1 1 1 0 4
20   Nam Phi A 3 1 1 1 3 5 −2 4
21   Úc D 3 1 1 1 3 6 −3 4
22   New Zealand F 3 0 3 0 2 2 0 3
23   Serbia D 3 1 0 2 2 3 −1 3
24   Đan Mạch E 3 1 0 2 3 6 −3 3
25   Hy Lạp B 3 1 0 2 2 5 −3 3
26   Ý F 3 0 2 1 4 5 −1 2
27   Nigeria B 3 0 1 2 3 5 −2 1
28   Algérie C 3 0 1 2 0 2 −2 1
29   Pháp A 3 0 1 2 1 4 −3 1
30   Honduras H 3 0 1 2 0 3 −3 1
31   Cameroon E 3 0 0 3 2 5 −3 0
32   CHDCND Triều Tiên G 3 0 0 3 1 12 −11 0

Biểu tượng

sửa

Linh vật

sửa
 
Zakumi là linh vật chính thức của World Cup 2010.

Linh vật chính thức của World Cup 2010 là con báo hoa mai Zakumi, sinh ngày 16 tháng 6, 1994 (30 tuổi), được giới thiệu lần đầu ngày 22 tháng 9 năm 2008. Tên của chú được ghép từ "ZA", chữ viết tắt quốc tế của Nam Phi, và "kumi", có nghĩa là số mười trong nhiều thứ tiếng châu Phi.[33] Zakumi gồm hai màu vàng-xanh là màu áo của tuyển Nam Phi.

Ngày sinh của Zakumi trùng với ngày Thanh niên ở Nam Phi. Còn năm 1994 đánh dấu cuộc bầu cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên ở quốc gia này.[34] Andries Odendaal thuộc thành phố Cape Town là tác giả thiết kế linh vật.[35]

Khẩu hiệu chính thức của Zakumi là: "Lối chơi của Zakumi là lối chơi Fair Play. - Zakumi's game is Fair Play." Khẩu hiệu xuất hiện trên những bảng quảng cáo điện tử của FIFA Confederations Cup 2009, và World Cup 2010.[34]

Bài hát

sửa

FIFA đã chọn bài hát "Waka Waka (This Time For Africa)" do Shakira viết và biểu diễn cùng nhóm nhạc Freshlyground.[36] Ông Sepp Blatter, Chủ tịch FIFA, phát biểu về bài hát:[37]

Bóng thi đấu

sửa
 
Carlos Alberto Parreira và Franz Beckenbauer trong trận bán kết ngày 5/7/2010

Jabulani là quả bóng chính thức được dùng ở các trận đấu tại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 do hãng Adidas sản xuất. Bóng được công bố tại Cape Town, Nam Phi vào ngày 4 tháng 12 năm 2009 và đã được phát triển tại Đại học Loughborough, Anh Quốc. Từ "Jabulani" có nghĩa là "Hãy hạnh phúc" hay "Chào mừng" trong tiếng Zulu.

Quả bóng này cũng được sử dụng trong Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2009UAE, và một phiên bản đặc biệt khác của trái bóng, Jabulani Angola, là quả bóng được dùng trong Cúp bóng đá châu Phi 2010. Nó cũng được sử dụng tại Clausura 2010 của giải Argentina cũng như ở MLS 2010 của Mỹ trong màu xanh da trời và màu xanh lá cây, hai màu chủ đạo của các giải đấu này.

Quả bóng được chế tạo bằng cách sử dụng một thiết kế mới, bao gồm 8 miếng ghép (giảm xuống từ 14 miếng ghép trong World Cup 2006) được hàn bằng nhiệt-ngoại quan thay vì khâu bằng chỉ như những quả bóng khác. Đây là những vật thể hình cầu, được đúc từ chất axetat etylen-vinylnhựa nhiệt dẻo polyurethan. Bề mặt của quả bóng được kết cấu với các rãnh, một công nghệ mới được phát triển bởi Adidas và được gọi là GripnGroove[38] để nhằm cải thiện khí động học của quả bóng. Việc thiết kế đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ các học viện, bằng chứng là quả bóng đã được phát triển trong quan hệ đối tác với các nhà nghiên cứu từ Trường đại học Loughborough, Vương quốc Anh.[39][40][41]

Bóng được trang trí bằng bốn hoa văn giống hình tam giác trên nền trắng. Mười một màu sắc khác nhau biểu tượng cho 11 cầu thủ trong một đội bóng và 11 dân tộc của Nam Phi. Jabulani Angola, quả bóng được sử dụng tại Cúp bóng đá châu Phi 2010 tại Angola, có các màu đại diện cho lá cờ của quốc gia chủ nhà gồm màu vàng, đỏ, và màu đen. Đối với trận chung kết được tổ chức tại Johannesburg vào ngày 11 tháng 7, một quả bóng đặc biệt khác sẽ được sử dụng với kết cấu là các tấm bảng vàng, một biến thể đắt giá so với những quả bóng Jabulani thường. Quả bóng đó sẽ được gọi là "Jo'bulani", một lối chơi chữ từ biệt danh của Johannesburg là "Thành phố vàng".

Với những quả bóng được làm tại Trung Quốc, chúng sử dụng ruột làm từ cao su ở Ấn Độ, nhiệt dẻo Pôliurêtan-elastomer từ Đài Loan, axetat etylen-vinyl, đẳng hướng pôliexte / vải cô-tông, keo dán và mực in từ Trung Quốc.[42]

Vuvuzela

sửa
 
Một người đang thổi Vuvuzela

Vuvuzela phát ra âm thanh đều đều lớn rất đặc biệt, nhiều loại vuvuzela, được làm ra bởi nhiều nhà sản xuất, có thể thay đổi cường độ và tần số âm thanh phát ra.[43] Cường độ của các kết quả âm thanh phát ra phụ thuộc vào kỹ thuật và lực thổi.[43] Theo truyền thống Nam Phi, lấy cảm hứng từ sừng của con kudu, vuvuzela được sử dụng để triệu tập dân làng xa xôi tới tham dự các cuộc tụ họp cộng đồng.[44] Vuvuzela là một loại đồ vật được sử dụng rất nhiều tại các trận đấu bóng đá ở Nam Phi,[45] và nó đã trở thành một biểu tượng của bóng đá Nam Phi, trong các sân vận động nó phát ra âm thanh to và âm thanh khàn đặc của nó phản ánh sự hứng khởi của những người hâm mộ.[44] Nó đã được sử dụng tại Confederations Cup 2009 và giải vô địch bóng đá thế giới 2010.[44]

Vuvuzela cũng là chủ đề của những tranh cãi. Âm thanh cao độ của nó ở cự ly gần có thể dẫn tới mất thính lực vĩnh viễn cho đôi tai,[46] với một tần suất âm thanh lên tới 120 đêxiben (mức có thể gây đau đớn) tại 1 mét khi thổi.[44]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ 29 tháng 10 năm 2007-fifa-end-world-cup-rotation-policy “FIFA end World Cup Rotation” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Mail & Guardian Online. ngày 29 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2010.[liên kết hỏng]
  2. ^ “Host nation of 2010 FIFA World Cup – South Africa”. FIFA. ngày 15 tháng 5 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2006.
  3. ^ “2010 Soccer World Cup Fan Parks & 2010 Host Cities”. Google Earth Community. 29 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ “Quick guide to the ten World Cup grounds”. Racing Post. Centurycomm. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2011. Truy cập 13 tháng 6 năm 2010.
  5. ^ “Soccer City Stadium – Johannesburg”. FIFA.com. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  6. ^ a b “Record prize money on offer at World Cup finals only increases pain for Irish”. London: The Times. ngày 4 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2009.
  7. ^ “World Cup finalists guaranteed at least €6m”. Irish Times. ngày 4 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2009.
  8. ^ “Fifa are adding insult to injury”. The Journal. 1 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2015. Truy cập 3 tháng 7 năm 2009.
  9. ^ “G14 starts legal fight with Fifa”. BBC Sport. ngày 6 tháng 9 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2009.
  10. ^ “G-14 football group is disbanded”. BBC Sport. ngày 15 tháng 2 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2009.
  11. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  12. ^ “Theron, Beckham and Gebrselassie to star at the Final Draw on 4 December”. FIFA.com. FIFA. 2 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2011. Truy cập 2 tháng 12 năm 2009.
  13. ^ “FIFA/Coca-Cola World Ranking”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập Updated 16 tháng 10 năm 2009. Chú thích có các tham số trống không rõ: |accessmonthday=|accessyear= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  14. ^ “2010 FIFA World Cup South Africa Final Draw Procedure” (PDF). FIFA. 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2009.
  15. ^ “Referees”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010.
  16. ^ FIFA. “2010 FIFA World Cup Regulations” (PDF). UEFA. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
  17. ^ “Where the players are based”. The Global Herald. ngày 8 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
  18. ^ a b c d “South Africa 2010 in numbers”, FIFA.com, FIFA, ngày 13 tháng 7 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2010, truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2010
  19. ^ “Fifa World Cup South Africa 2010 Regulations - Article 17.6” (PDF). FIFA. tháng 7 năm 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2010.
  20. ^ a b “Referee designations: matches 63 – 64”. FIFA.com. FIFA. ngày 8 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  21. ^ a b Dall, James (ngày 11 tháng 7 năm 2010). “World domination for Spain”. Sky Sports. BSkyB. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2010.
  22. ^ Stevenson, Jonathan (ngày 11 tháng 7 năm 2010). “Netherlands 0–1 Spain”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2010.
  23. ^ “Netherlands 0–1 Spain”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 11 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2010.
  24. ^ “Spain beat Holland 1–0 to win World Cup”. AFP. ngày 11 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2010.
  25. ^ a b c d e “Awards”. Fifa.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2010.
  26. ^ “adidas Golden Shoe – FIFA World Cup Final”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2009.
  27. ^ “Dream Team Game - Rules”. FIFA.com. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
  28. ^ “Spanish dominate users' all-stars”. FIFA.com. FIFA. 7 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập 15 tháng 7 năm 2010.
  29. ^ “Roja, Oranje provide numbers aplenty”, FIFA.com, FIFA, 12 tháng 7 năm 2010, truy cập 18 tháng 7 năm 2010
  30. ^ a b “Golden Boot”. FIFA. ngày 11 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  31. ^ England slump to worst World Cup ranking
  32. ^ “Allemagne 2006: le classement définitif”. fifa.com. ngày 12 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
  33. ^ “Leopard takes World Cup spotlight”. BBC Sport. 22 tháng 9 năm 2008. Truy cập 23 tháng 9 năm 2008.
  34. ^ a b “Meet Zakumi, the face of 2010”. IOL. ngày 22 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2008.
  35. ^ FIFA. “Zakumi - Official Mascot unveiled”. fifa.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc (HTML) lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2011. Truy cập 23/7/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  36. ^ FIFA. Official song - Một vài thông tin về bài hát chính thức của World Cup” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2011. Truy cập 23/7/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  37. ^ FIFA. “Shakira and Freshlyground sing Official FIFA World Cup™ song”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2012. Truy cập 23/7/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  38. ^ “Jabulani Official World Cup Ball Review”. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  39. ^ Hoàng Tùng. “Trái bóng Jabulani - Những điều bạn chưa biết”. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2010.
  40. ^ Trường Phong (theo youtube). “Clip: Đi xem làm bóng Jabulani”. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2010.
  41. ^ BallProduction.mov: The production phases of Jabulani, the official match ball for the 2010 Fifa World Cup by Adidas trên YouTube tải lên vào 14-06-2010
  42. ^ “Dishtracking article on manufacturing the ball”. Dishtracking.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2010.
  43. ^ a b Swanepoel, De Wet; Hall III, James W; Koekemoer, Dirk (2010). “Vuvuzela sound measurements” (PDF). South African Medical Journal. Cape Town, South Africa. 100 (4): 192.
  44. ^ a b c d Swanepoel, De Wet; Hall III, James W; Koekemoer, Dirk (2010). “Vuvuzela – good for your team, bad for your ears” (PDF). South African Medical Journal. Cape Town, South Africa. 100 (4): 99–100.
  45. ^ “V is Vuvuzela”. Fédération Internationale de Football Association. 15 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập 9 tháng 9 năm 2008.
  46. ^ Swanepoel, D Wet; Hall III, James W (2010). “Football match spectator sound exposure and effect on hearing: A pretest-post-test study”. South African Medical Journal. Cape Town, South Africa. 100 (4).

Liên kết ngoài

sửa