091011121314151617Lưu 1819202122232425262730405060708090

Việc đưa ra biểu quyết xóa bài

Lưu ý: vì đây là thảo luận về quy định, vui lòng dùng tài khoản và kí tên khi tham gia.

Từ lâu nay ở Wikipedia chúng ta các lý do đưa ra BQXB thường có câu chung chung như: Có người nghĩ rằng bài này không đủ tiêu chuẩn để đưa vào Wikipedia. Nhưng chỉ duy nhất một người nghĩ rằng nó không đủ tiêu chuẩn hay đã qua thảo luận kỹ càng, tìm được đồng thuận của nhiều người, hoặc nó rõ ràng không đủ độ nổi bật thì ta không xét đến. Cứ thấy có BQ là ta bầu bán thôi.

Tình trạng này dẫn đến tình trạng lạm dụng việc đưa ra biểu quyết xóa bài như hiện nay. Một mình tôi khi có tranh chấp với thành viên khác, thay vì thảo luận ở mục thảo luận của bài, tôi đem ra biểu quyết xóa bài. Như ví dụ Wikipedia:Biểu quyết xoá bài#Các vấn đề của nền kinh tế Việt Nam. Ngay sau chưa đầy một tiếng sau khi bài viết được tạo ra, khi đang tranh chấp giữa IP và Itolemma, IP đem bài ra biểu quyết. Vậy từ nay chúng ta cho phép một người đơn phương không cần thông báo, đạt một đồng thuận nhất định qua thảo luận đã đem bài ra biểu quyết, hay có những quy định cụ thể hơn về điều này, tôi mong toàn cộng đồng cho ý kiến. Dung005 (thảo luận) 05:48, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

WP nói chung theo xu hướng cởi mở, tuy có hạn chế trong quyền bỏ phiếu nhưng quyền đề cử thì theo như quy định ở đây ghi rõ là "thành viên có thể đề nghị xóa bài tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bàibất cứ lí do gì". Theo tôi cái này nên thay lại bằng "với lí do hợp lý" cho chặt chẽ hơn thôi. Riêng việc thông báo ở trang thảo luận chờ đạt đồng thuận mới đem biểu quyết xem ra không khả thi, vì điển hình như 2/3 số lần tôi góp ý kiến ở trang thảo luận đều không có phản hồi. Thời gian cũng không phải là vấn đề lớn, vì nhiều bài vừa tạo đã bị đặt {{chất lượng kém}} rồi. Tuy nhiên vẫn có 7 ngày để cải thiện. Tương tự, bài biểu quyết vẫn có ít nhất 2 tuần để chỉnh trang. Do đó không lạm dụng đề cử hàng loạt và không vi phạm thái độ văn minh thì cũng không cần khó khăn làm gì. Tôi chỉ không thích việc 'xóa hay không' dựa vào đếm phiếu vì nhiều mặt không khách quan; cũng không thích việc người đặt fact thì nhiều (không sót 1 câu), tiêu bản treo đầu bài thì ngập màn hình (6-7 cái), mà xử lí chúng thì mặc nhiên xem là quyền và nghĩa vụ của tác giả, rồi giải quyết không được thì đòi xóa hết. Trong khi bài mới chẳng mấy khi thấy mặt nào. Và nếu nói 2 chữ "lạm dụng" thì có lẽ đúng cho trường hợp dùng không gian BQXB để giải quyết một số vấn đề mang tính "lịch sử" hơn là vì chính bài viết. ~ Жить не по лжи (talk2me) ~ 14:10, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Có lẽ chúng ta nên đưa ra một số tiêu chuẩn xem những bài nào có thể đem ra biểu quyết trực tiếp, những bài nào cần phải có thảo luận mới đem ra biểu quyết, những thảo luận đó nếu không có hồi âm thì sau một thời hạn nào đó sẽ đem ra biểu quyết, có như thế thì BQXB mới không trở thành sọt rác để mọi người quăng rác vào đó và bỏ đi.-- tl(+) 14:17, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Cụ thể luôn là những bài có dính đến kinh tế và chính trị, đặc biệt có mác Việt Nam. ~ Жить не по лжи (talk2me) ~ 14:27, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Wikipedia:Độ nổi bật, quy định rất rõ ràng rồi, cái gì không dùng được trong quy định này hoặc gây nhiều tranh cãi, thảo luận mãi mà không đi tới đâu, mới đem ra bầu bán về độ nổi bật. Về chất lượng kém đã có tiêu bản cho 7 ngày, hết 7 ngày mà chất lượng vẫn kém thì tự động xóa cũng không cần đem ra biểu quyết. Đem ra biểu quyết chỉ những cái một mình một cá nhân không quyết định được, chứ không phải một cá nhân hứng lên đem ra bầu bán (vi dụ Wikipedia:Biểu quyết xoá bài#Thể loại:Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ, tôi không hiểu sao ta vẫn cho BQ này tiếp tục vì cái này theo độ nổi bật của chính khách thì nó hoàn toàn đủ độ nổi bật). Trước khi đem ra biểu quyết nên có thông báo với tất cả mọi người tham gia sửa bài để thảo luận trước ở trang thảo luận, xem lý do đem ra biểu quyết có chính đáng hay không, các hướng giải quyết thế nào, nếu không tìm được đồng thuận thì đem ra biểu quyết. Còn nếu chẳng ai thảo luận cả, cũng như treo biển chất lượng kém 7 ngày mà chẳng ai sửa, thì người yêu cầu xóa bài quang minh chính đại mà yêu cầu xóa hay đem ra biểu quyết ở trang lớn thôi. Dung005 15:11, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Vấn đề là nhiều khi (phải nói là rất nhiều khi), ta chỉ treo bảng {{dnb}} mà chẳng làm gì cả, vì trong bản thân bản mẫu này chẳng có kèm theo quy định về xoá hay biểu quyết, chẳng khác gì một bản {{thiếu nguồn gốc}} cả. Và nếu có làm thì cũng là đem ra BQ mà thôi.-- tl(+) 15:40, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tiêu bản:Độ nổi bật cũng kèm tiêu bản ngày được treo. Người treo biển nên là người đi giải quyết đến tận cùng của vấn đề. Anh treo biển và anh giải thích trong thảo luận tại sao anh nghi ngờ nó không nổi bật. Nếu không ai giải đáp được cho anh (một thời gian sau khi được treo biển) thì anh đem ra biểu quyết. Chứ không nên đem ra biểu quyết ngay tức thì. Dung005 15:48, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Thể loại:Bài viết với chủ đề có độ nổi bật không rõ hưởng án treo lâu năm vì có nhiều bài đã được đưa vào từ lâu nhưng đa phần không lý do (theo truyền thống - có thể chỉ là đơn thuần muốn người viết bổ sung thêm nguồn chứng minh). Theo cách trên thì chắc cũng nên sớm giải quyét triệt để. Sẵn tiện có quy định chung nào rõ ràng về dnb cho các trường THCS, CĐ, ĐH dân lập,... không vì mọi người biểu quyết mãi cũng có xu hướng chán rồi, mặc dù các trường vẫn mọc đều. Giữ thì bất công cho các trường đã bị đem ra xóa. Nên thống nhất 1 lần cho rõ. ~ Жить не по лжи (talk2me) ~ 16:25, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Về các trường học đã từng có Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật#Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam) Dung005 16:32, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Chúng ta bàn tới độ nổi bật hay bàn tới biểu quyết? Hai việc này không hoàn toàn giống nhau. Bài có thể bị mang ra biểu quyết vì nhiều lý do, trong đó Các vấn đề của nền kinh tế Việt Nam ban đầu được mang ra vì muốn nhập vào bài khác chứ không phải xóa bỏ đi. Mà mang ra biểu quyết thì có ngại gì, nếu bài đủ nổi bật, đủ chất lượng, đáng giữ thì cộng đồng sẽ đồng thuận giữ. Điển hình hiện nay bài Phất cờ nam tiến sau nửa tháng, theo ý kiến cộng đồng chắc là giữ rồi. Nếu không đạt chất lượng thì có khi chưa biểu quyết đủ số phiếu đã bị xóa vì chất lượng kém hoặc văn phong không thích hợp vv.... --Vietuy 16:33, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Lý do BQ nếu không chính đáng nó sẽ tốn rất nhiều thời gian cho mọi người. (ví dụ hiện tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài#Thể loại:Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ chẳng hạn), nếu thành viên đưa ra Biểu quyết chịu đọc độ nổi bật của chính khách thì ngay lập tức thấy lý do mình đưa ra là bất hợp lý. Nếu có ai ngay lập tức đóng nó lại khi nó được mở ra thì đỡ mất công nhiều người đọc bài rồi biểu quyết. Chưa kể bây giờ chúng ta dễ dàng quá: lý do đem ra biểu quyết như WP TV đâu phải nơi tập hợp danh sách những ông lớn nước VN? mà chúng ta cũng chấp nhận. Nếu người ta đã được công nhận là ông lớn của nước Việt Nam thì Wikipedia tiếng Việt càng phải đưa vào. Dung005 16:43, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Nếu ai có thời gian dịch update hộ cộng đồng cái tiêu chuẩn bên tiếng Anh sang en:Wikipedia:Deletion policy Dung005 16:53, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mình đề xuất như thế này, các bài viết được treo {{dnb}} thì cũng sẽ có thời hạn xoá 7 ngày tương tự như {{clk}} hay {{kbk}}, nếu có tranh cãi thì chúng ta mới hãy đưa vào BQX.-- tl(+) 13:15, ngày 4 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

OK, thêm nữa là phải có thông báo cho tất cả các thành viên đã tham gia sửa bài để ai quan tâm thì biết mà vào thảo luận. Dung005 (thảo luận) 15:24, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tưởng những gì đã có là đủ. Thế này nha: khi đã treo biển nghi ngờ sự nổi bật, thì bài đó đồng thời bị mang ra biểu quyết xóa, chỉ là 2 việc làm kế tiếp đi liền với nhau. Nếu làm như Lê nói, có thể lại gây cãi lộn: người này treo biển người kia lùi, cãi tới cãi lui ở tóm tắt sửa đổi. Suy cho cùng vẫn phải mang ra biểu quyết sau khi treo biển nghi ngờ độ nổi bật, lấy đó làm chỗ tranh luận rộng rãi cho cả cộng đồng. Nếu làm như Dung005, gặp phải bài có nhiều người tham gia, nhiều khả năng phải đợi chờ rất lâu, thậm chí có người lặn dài luôn thì không rõ bao giờ mới quyết định được. Chỉ có làm như những gì đang có: đã treo biển về độ nổi bật thì đưa qua biểu quyết xóa cho cộng đồng phán xét, hai việc này không tách rời nhau.--Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 15:55, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Một người duy nhất nghi ngờ nó chưa đủ độ nổi bật thì chưa xác đáng đưa ra cho toàn cộng đồng xem xét, làm mất thời gian của rất nhiều người. Nếu lý do của anh xác đáng thì phải có nhiều người ủng hộ. Hoặc anh thông báo trong một thời gian dài (7 ngày) mà những người tham gia sửa đổi bài không có ai phản đối. Ở đây chúng ta không yêu cầu toàn bộ những người tham gia sửa bài phải có ý kiến mới cho đem ra biểu quyết. Nhưng ít ra là họ được thông báo về sự việc và nếu muốn thì có đủ thời gian (7 ngày) để tham gia thảo luận. Cái quy định hiện tại, thành viên có thể đề nghị xóa bài tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bàibất cứ lí do gì như hiện nay nghe đã thấy là rất bất hợp lý, người bỏ phiếu phải có lý đo chính đáng và ngắn gọn kèm phiếu của mình, trong khi lý do đưa ra biểu quyết xóa bài thì là bất cứ lý do gì. Sức lực và thời gian của cộng đồng nên dành vào việc thảo luận để nâng cao chất lượng của bài viết, chứ không phải quanh năm ngồi xem xem một bài có đủ điều kiện đưa vào hay không. Chúng ta đã tạo ra rất nhiều quy định để hạn chế phải BQ, vì BQ là đi ngược lại với tinh thần của Wikipedia, nơi khuyên mọi người đối thoại và tìm đồng thuận. Mà nơi tìm đồng thuận là trang thảo luận chứ không BQ. Anh yêu cầu BQX và bên phản đối chưa chịu thảo luận với nhau đã thích kéo nhau ra tòa (BQ) không phù hợp với tinh thần của Wikipedia. Đồng thời, việc yêu cầu thảo luận sẽ tránh được tác động của một số tài khoản chuyên bỏ phiếu (Chỉ sửa đổi nhỏ và bỏ phiếu). Dung005 (thảo luận) 16:52, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
thành viên có thể đề nghị xóa bài tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bàibất cứ lí do gì như hiện nay không có gì là bất hợp lí. Chính việc mang bài ra biểu quyết còn giúp bài có thể tồn tại lâu hơn để khắc phục (tối đa là 30 ngày), được nhiều người quan tâm hơn vì đã mang ra ở chỗ có đông người vào. Nếu chỉ treo "độ nổi bật" 7 ngày là xóa thì bài chỉ có cơ hội tồn tại 7 ngày (ngang với chất lượng kém và cọp), ít người biết đến hơn vì không gian hẹp hơn. Qua đó thì những gì đề nghị không tốt bằng những gì có hiện tại.--Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 17:21, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Người quen lại thích bóp méo sự việc rồi. Những bài nào treo biển 7 ngày mà được xóa? Chỉ có những bài treo biển, thông báo tất cả những người liên quan, sau 7 ngày không ai phản đối và cải thiện thì xóa. Chỉ cần một người phản đối mà lý do không vô lối thì ai có quyền xóa bài sau 7 ngày của người ta. Như thế là chúng ta cho nó ít cơ hội để tồn tại hơn là cho phép ai cũng có quyền đòi xóa nó vì bất kỳ lý do gì? Bây giờ trong một tập thể chỉ cần một cá nhân bất tín nhiệm một điều gì đó thì ngay lập tức được quyền yêu cầu cả tập thể phải mở một cuộc BQ? Trước hết ta phải xem xét xem điều này có thực sự cần thiết và xác đáng không đã. Dung005 (thảo luận) 18:13, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Cọp lại câu này của Lê cho Dung005 nhìn lại: "các bài viết được treo {{dnb}} thì cũng sẽ có thời hạn xoá 7 ngày tương tự như {{clk}} hay {{kbk}}". Tôi thảo luận từ ý này, không sáng chế ra cái gì mà bảo tôi bóp.--Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 10:33, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Không đủ độ nổi bật khác với lại là nên đem đi biểu quyết chứ, không đủ độ nổi bật là hiển nhiên không nên có mặt trên WP, trong khi biểu quyết lại bao gồm nhiề u vấn đề mà không thể chỉ một "tiêu chuẩn" là có thể phán xét được: không đủ chất lượng, không trung lập, không nguồn, cần hợp nhất, ... mà cần có sự thảo luận và đồng thuận từ cộng đồng.-- tl(+) 05:26, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy ý kiến của Lê "không đủ độ nổi bật là hiển nhiên không nên có mặt trên WP": chính điều này rất tranh cãi và xảy ra tranh chấp bài viết. Nếu đó là bài "tự sướng" của một ai đó giới thiệu bản thân thì dễ dàng nhìn ra, nhưng nếu bài về một ai đó có chút chức vụ, mà người viết ngỡ chức vụ đó là rất to, thì sẽ xảy ra tranh chấp: một người treo biển người kia lùi. Khi độ nổi bật ở lưng chừng, không nổi hẳn mà không hoàn toàn vô danh, thì mang ra biểu quyết là tất nhiên, không gian đó rộng hơn để cộng đồng tham gia là thước đo chính xác. Hãy cứ cho là tất cả những người tham gia vào bài khi được thông báo đều quay trở lại tiếp tục ý kiến, thì bạn hãy đặt giả thiết: nếu tranh luận giữa hai phe mang biểu quyết và không mang biểu quyết không ngã ngũ thì sao? Cuối cùng, chẳng lẽ lại là giải pháp: Biểu quyết tại trang thảo luận bài đó xem có mang bài đó ra Biểu quyết xóa không à?--Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 10:33, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Những trường hợp như thế mời cần đem ra bq. Vấn đề cần nói ở đây là nếu có tranh luận mới đem ra biểu quyết xin ý kiến cộng động, chứ không phải là cần tranh luận xem có nên đem ra biểu quyết hay không.-- tl(+) 04:44, ngày 14 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Áp dụng quy định xoá 7 ngày sau khi bị treo biển dnb

Mình đề nghị bắt đầu áp dụng quy định xoá sau 7 ngày nếu bị treo bảng {{dnb}}, tương tự như bảng {{clk}}, {{kbk}} hay {{vpbq}}. Có ai có ý kiến gì ko?-- tl(+) 14:31, ngày 14 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Phải đến 80-90% bài viết bị mang ra biểu quyết là vì lý do "không nổi bật". Nếu áp dụng quy định này thì trang biểu quyết xóa sẽ vãn đi nhiều. Trong nhiều trường hợp, người tạo bài sẽ không chấp nhận bài của họ là không nổi bật, vì họ luôn coi nhân vật họ tạo ra là đủ nổi bật, vì thế sẽ có nhiều khả năng vẫn phải mang ra biểu quyết như bạn Magicknight94 nói ở trên. Tóm lại cần mang ra biểu quyết cho cả cộng đồng có ý kiến vì đây là thay đổi lớn.--Vietuy (thảo luận) 11:31, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Chú thích

Tôi thấy cách chú thích hiện nay đã thay đổi. Các chú thích lặp lại thay vì dùng chữ đã được đánh số. Đây là thay đổi chung hay của riêng Wikipedia tiếng Việt vậy? Cách đánh số như vậy khá khó nhìn và không hợp lý lắm khi mà số của chú thích lặp lại nhiều lần. Nếu thay đổi tôi đề nghị cách phía dưới. Đây là cách đơn giản nhất, không in nghiên, không in đậm thứ gì, vì vậy nó dễ nhìn nhất. Wikipedia tiếng Pháp từ lâu nay dùng theo cách này.--Paris 14:40, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

1. ↑ a b c d e f g
Tôi đồng ý với đề nghị của Paris. GV 01:17, ngày 4 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Đã có lỗi xảy ra chứ không phải chỉ tại viwiki. Xin chờ các lập trình viên sửa chữa -- ClanKeytalk-butions 03:35, ngày 4 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cám ơn Minh Huy! Dù sao tôi vẫn đề nghị kiểu chú thích mới này. Mong mọi người cho ý kiến.--Paris 08:40, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Xin sửa lại một chút vì nội dung chú thích có font-size 90%, các chữ a b c này lại nhỏ hơn nữa. Vì thế in đậm dễ nhìn hơn. Nếu không ai có ý kiến khác, một thời gian nữa tôi sẽ nhờ một bảo quản viên thực hiện điều này.--Paris (thảo luận) 11:44, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cập nhật hàng ngày cho hình ảnh chọn lọc

Hiện nay kho hình ảnh chọn lọc trên Wikimedia Commons khá phong phú. Để tăng sự hứng thú cho độc giả cũng như các thành viên, tôi xin "xung phong" cập nhật hàng ngày cho hình ảnh chọn lọc. Xin mọi người cho ý kiến.pq (thảo luận) 04:31, ngày 8 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Được thế thì tốt, nhưng có khó khăn gì liên quan đến các bản mẫu hiện tại nhúng vào trang chính không?--Cheers! (thảo luận) 04:41, ngày 8 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Chắc phải nhờ BQV thay lại.pq (thảo luận) 04:54, ngày 8 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Đồng ý! Trong các nội dung trên Trang Chính, hình ảnh có nguồn dồi dào nhất. Thay đổi các bản mẫu cũng không có gì khó khăn lắm. Nhưng thực sự tôi muốn chúng ta làm giống như Wikipedia tiếng Anh. Khi giới thiệu hình ảnh, không chỉ kèm một câu đơn giản mà thêm nhiều thông tin nữa. Như vậy sẽ hấp dẫn hơn.--Paris (thảo luận) 13:14, ngày 8 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tiếp tục thảo luận chứ, mọi người ơi!Quangbao (thảo luận) 09:09, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Thực sự thì việc thay hình 1 lần/ngày là một công việc rất nặng, tại sao không bắt chước "Bạn có biết" chia thành 2 lần/tuần nhỉ?-- tl(+) 09:14, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Thực ra chỉ cần làm sẵn một hai lần thôi là đủ rồi.Quangbao (thảo luận) 09:21, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Cái này có thể tạo trước cho vài tháng mà. Tuy nhiên cần có một hướng dẫn cụ thể để mọi thành viên có thể thực hiện được đều này.--Cheers! (thảo luận) 09:24, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bản mẫu cũng cần thêm các tham số như tác giả, chọn lọc gần đây, lưu trữ...Quangbao (thảo luận) 09:37, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Về bố cục trên trang chính, việc làm trước những bản mẫu sẽ gặp các trường hợp mất cân đối, do đó cần tính đến việc chọn hình trong một tuần có kích thước tương tự nhau. Ví dụ như trong 1 tuần đó chỉ chọn khổ hình đứng (dài x ngắn) hoặc nằm (ngắn x dài) để tránh các khoảng trống. --Cheers! (thảo luận) 09:47, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tại vì chúng ta vẫn chưa có "Ngày này năm xưa", nên việc treo hình theo hai cột như thế sẽ khiến mất cân đối (và hiện tại còn viết thêm cả nội dung của hình nữa), nhất là đối với máy màn hình phân giải thấp. Theo tôi, các bạn nên hoàn chỉnh "Ngày này năm xưa" trước (xem Wikipedia:Ngày này năm xưa), sau đó chúng ta sẽ mở thảo luận thay đổi bố cục trang chính luôn thế (vì bố cục hiện giờ đã có rất nhiều người than phiền + nền quá đơn giản). -- ClanKeytalk-butions 11:58, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Ngày này năm xưa chắc phải mấy mấy năm nữa mới hoàn thành, chưa kể còn phải lựa chọn, tranh cãi giữa các sự kiện... Vậy thì ý tưởng này sẽ tắt luôn đến tận lúc đó (nếu điều đó xảy ra???)113.165.255.68 (thảo luận) 12:29, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Toàn bàn ra, chán như con gián!--Cheers! (thảo luận) 12:45, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Đã có người xung phong thực hiện, có lẽ nên tạo điều kiện tiến hành đơn giản trước (kẻo lại tịt ngòi châm lại rất lâu), song song đó dần hoàn chỉnh "ngày này năm xưa" cũng được mà (nếu có nhân lực). Hơn nữa hình ảnh là thứ nhìn hoài rất mau chán. Và vì người dùng wiki đa phần là máy màn hình phân giải cao nên ta có thể ưu tiên số nhiều trước một thời gian. ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 12:48, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Đồng ý là chúng ta nên mở chuyên mục ngày này năm xưa (nên mở một thảo luận khác tập trung vào vấn đề này), còn hình ảnh có thể lấy của Commons (của tháng trước chẳng hạn), nhưng vẫn giữ ý kiến là nên để 2 lần/tuần thì tốt hơn là mỗi ngày.-- tl(+) 14:38, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Trong khi chờ kết quả thảo luận này, Pq nên thử nghiệm nó ở trang cá nhân của bạn chừng 10-15 ngày thử xem. Bạn hãy bắt tay vào làm, khi có kết quả rồi trưng ra đây sẽ thuyết phục hơn.--Cheers! (thảo luận) 14:41, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người xem và đóng góp tại Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/Thử theo cấu trúc {{subst:Bản mẫu:Thử/preload|{{{1|}}}|File hình|Miêu tả|Tác giả}}.pq (thảo luận) 03:58, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nếu cập nhật được hàng ngày thì tốt tôi cũng có thể giúp tham gia cập nhật nhưng có lẽ đến cuối tháng mới nên sử dụng do: Đầu tiên là phải sửa lại bản mẫu trên trang chính, sau đó sửa lại trang Lưu trữ cho phù hợp yêu cầu mới không còn hàng tuần nữa mà là hàng ngày cũng như khả năng thể hiện trên trang Nội dung chọn lọc.Tnt1984 (thảo luận) 05:34, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Rất vui với sự giúp đỡ của Tnt1984, nếu để tháng sau bắt đầu thì bây giờ chúng ta (thành viên và BQV) chuẩn bị là vừa rồi.pq (thảo luận) 05:38, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nếu có người xung phong làm việc này thì tôi không phản đối. Nến tạo các tiêu bản cho một tuần rồi thử nghiệm trước xem sao. NHD (thảo luận) 05:51, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người xem thử nghiệm tại Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/Trang chính/Thử nghiệm.pq (thảo luận) 06:32, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi đã xem qua nhiều gallery chọn lọc của commons nhưng không ngờ lọc lại lần nữa lại ra được nhiều loạt hình đẹp như vậy. Nhưng chủ đề hình ảnh hiện chỉ xoay quanh thiên nhiên, động thực vật và kiến trúc thì chưa đa dạng lắm. Nên có thêm mảng công nghệ, nghệ thuật hay văn hóa/con người. Ý tưởng chú thích hình ảnh là rất hay và cần thiết vì người xem sẽ dừng lại xem hình ảnh nói gì và có thêm thông tin thay vì chỉ lướt qua như mọi khi. ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 06:40, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Dự án còn đang thử nghiệm, nếu được phép tiến hành mình và Tnt1984 sẽ bổ sung thêm các lĩnh vực khác.pq (thảo luận) 06:49, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Nếu làm hình ảnh chọn lọc theo ngày thì liệu chúng ta có nên làm theo chủ đề không? Ví dụ như Thứ 2 là biển, thứ 3 là Rừng, thứ 4 là thành phố/con người, thứ 5 là vũ trụ,... chẳng hạn.-- tl(+) 07:07, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Đã sửa phần cập nhật cho ngày hôm sau trong bản mẫu.--Cheers! (thảo luận) 08:18, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cần cập nhật nội dung trang Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc và lưu trũ các hình đã chọn. NHD (thảo luận) 19:52, ngày 13 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

  • Đã cập nhật, các lưu trữ tại
Cập nhật cho tháng: Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/2011/06. Nếu các bạn có ý kiến gì thì trao đổi tiếp.

--Cheers! (thảo luận) 02:23, ngày 14 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tên tác giả

Tôi thấy không cần để tên tác giả hình ảnh ngay ở Trang Chính. Nhiều thành viên Commons có thể dùng một tên tài khoản hài hước, vì vậy đôi khi không được nghiên túc lắm khi đưa tên họ lên Trang Chính. Thứ hai là nó làm dài Trang Chính một cách không cần thiết. Những ai quan tâm vẫn có thể vào tập tin để xem những thông tin về tác giả, thời gian...--Paris (thảo luận) 16:04, ngày 4 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Đồng ý.pq (thảo luận) 01:15, ngày 29 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Hình chọn lọc hay hình trong ngày

Theo tôi nên đổi tên hình ảnh chọn lọc thành hình ảnh trong ngày nếu như ta cập nhật hình ảnh hằng ngày cho Wikipedia--British Empire (thảo luận) 10:45, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Dịch từ tiếng Anh Municipality

Xin mọi người tham gia thảo luận về việc dịch từ tiếng Anh Municipality vì tôi thấy dường như mọi người khi thấy từ này đều dịch là đô thị. Theo tôi nghĩ dịch từ này thành đô thị là không hợp lý vì những lý do như sau:

  1. Municipality là một khu vực có chính quyền tự trị, có thể là đô thị (trường hợp thành phố, thị xã) và cũng có thể là nông thôn (thí dụ chính quyền xã tại Pháp, Ý)
  2. Nếu như trong bài có hai thuật từ như sau: rural municipalityurban municipality thì chẳng lẽ phải dịch thành đô thị nông thônđô thị thành phố
  3. Thuật từ tương đương bên tiếng Anh để chỉ đô thị là "urbanized area".
  4. Thụy Điển được chia thành 21 county, sau đó được chia thành 290 municipality: như vậy chẳng lẽ toàn Thụy Điển là đô thị!!!!
  5. Tương tự, Slovenia được chia thành 211 municipality. Câu tiếng Anh như sau: "Officially, Slovenia is subdivided into 211 municipalities (eleven of which have the status of urban municipalities)" có nghĩa là Slovenia chính thức được chia thành 211 khu tự quản (11 trong số đó có địa vị khu tự quản đô thị). Lê Sơn Vũ (thảo luận) 12:48, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Nếu đây là một từ đặc biệt thì cứ giữ nguyên từ này, không nhất thiết phải dịch ra.-- tl(+) 13:24, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Hồi đó tôi cũng băn khoăn từ này và có tham khảo mấy vòng nhưng không rút ra được kết luận thống nhất nào. Từng suy đi nghĩ lại vẫn không thoát được mấy cụm từ như "đô thị tự trị", "thành phố tự trị", "khu vực tự trị", "khu tự trị"... (nhưng không xài đô thị vì thấy không sát lắm và bị trùng nhiều mục từ khác trong bài nên dễ rối và truyền tải chưa đủ ý lắm). Còn nông thôn thì không rành vì chưa viết lần nào. Khu tự quản cũng là 1 cách dịch hay. Nhưng thống nhất 1 từ có vẻ khó, có thể chia thêm vài trường hợp dùng từ nào khác không? (từ điển vẫn thường dịch nhiều nghĩa). ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 13:40, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Theo thành viên nói ở trên, để nguyên mẫu từ tiếng Anh thì không có vấn đề gì đối với các quốc gia nói tiếng Anh nhưng các quốc gia khác không nói tiếng Anh như Ý, Đan Mạch, Thụy Điển, Slovenia mà chúng ta dùng từ tiếng Anh đi kèm thì tôi thấy cũng không thích hợp. Lê Sơn Vũ (thảo luận) 14:14, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Hoặc chúng ta có thể thống nhất để là khu tự quản, không biết có xung đột với khái niệm nào khác không?-- tl(+) 14:32, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi mạo muội có vài ý kiến. Tự quản thường dùng cho cấp cá nhân như học sinh, cán bộ công nhân viên và một số khu vực nhỏ (các khu vực này có người chỉ huy, tham gia quản lý), chứ ai lại dùng cho các lãnh thổ hay chính quyền địa phương? Tự quản và tự trị nghe có nghĩa gần giống nhưng thực tế sử dụng lại có phần khác biệt. Theo tôi nghĩ tự trị nghe có vẻ nghiêm ngặt và trịnh trọng hơn là tự quản.Ngọc (thảo luận) 12:39, ngày 2 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam)

Mời tham gia:

bài viết không có tiếng việt

Tôi vừa tìm đc trang thể loại này trong đó liệt kê đến 4.089 bài nhưng hầu như không bài nào có lấy 1 câu tiếng việt.Không hiểu sao mấy bài như thế này vẫn dc phép giữ lại.Jspeed1310 (thảo luận) 04:24, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Thể loại này là thể loại tạm chứa các bài Qbot chưa dịch (hay CheersBot, tôi không rõ) thì phải. — OrderOfThePhoenix 04:28, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

đáng lẽ phải có biện pháp giải quyết triệt để đống này đi chứ ai lại để đến mấy nghìn bài thế này.Jspeed1310 (thảo luận) 04:35, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Giải quyết thế nào bây giờ, chẳng lẽ dịch từng bài? — OrderOfThePhoenix 04:46, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Liên hệ chủ bot cho bot chạy dần thôi. ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 04:49, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bạn vào xem lúc Bot vừa nhập về (19/5) thì nó nhiều ấy mà.--Cheers! (thảo luận) 05:59, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Lần nhập cuối của Q-bot trong một bài nhất định: 6 tháng 3, 2011 -- ClanKeytalk-butions 09:22, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Mời xem nhật trình. Tôi ko muốn tranh luận nhiều. Tùy cộng đồng.--Cheers! (thảo luận) 09:25, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi đưa ra ví dụ về một bài được nhập đã gần hai tháng mà không có ai dịch, bạn đưa nhật trình nhập trang ra làm gì? -- ClanKeytalk-butions 09:39, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Vậy thì khi nào những bài đó mới được dịch nhỉ? Có những bài đã quá 2 tháng rồi mà không thấy động đậy gì cả, nếu vẫn cứ như vậy thì mình sẽ phải xoá chúng đấy.-- tl(+) 23:15, ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Xin mở bug để tạo quyền Rollback

Xin tạo quyền Rollback


Thảo luận về quyền Rollback

  1. Vài ý sơ khởi, mời mọi người thêm và sửa để đi đến đồng thuận: để có thể tự đề cử hay ứng cử quyền rollbacker, thành viên nên:
    (a) có ít nhất 1000 sửa đổi (không kể welcome hoặc bỏ phiếu, v.v...), 3 tháng đóng góp.
    (b) có tinh thần đóng góp xây dựng Wikipedia (trong trường hợp đáp ứng (a) nhưng lại không biết lắng nghe tiếng nói cộng đồng).
    (c) không thường xuyên can dự bút chiến hay những vụ tranh luận dễ gây nóng đầu (để đảm bảo không dùng công cụ rollback để gây bút chiến).
    (d) ... PRENN (tl) 13:09, ngày 3 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  2.   Đồng ý Tuy nhiên nên thêm một điều kiện nữa là tự khởi tạo ít nhất 20 bài viết--British Empire (thảo luận) 14:19, ngày 3 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Giống như thảo luận về quyền biểu quyết thông thường trước đây, từng có nhiều ý kiến đưa ra: khá nhiều thành viên uy tín và sửa đổi tích cực, tham gia chống phá hoại... nhưng không thường xuyên tạo bài. Do đó tôi thấy không cần thiết đưa ra tiêu chuẩn số bài tạo ra.--Trungda (thảo luận) 11:23, ngày 4 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  3. Những tiêu chuẩn b, c Hội Phượng Hoàng nêu là định tính chứ không định lượng (như a) nên dễ gây tranh luận vì đó là đánh giá một thành viên bằng ý kiến chủ quan: sẽ có người đồng ý có người không. Do đó nên tổ chức biểu quyết quy mô nhỏ (số phiếu nhỏ và thời gian rút đi dưới 1 tháng) cho những người ứng cử/được đề cử để cộng đồng đánh giá. Tôi nghĩ ngoài kỹ năng về wikipedia và uy tín thì chính tiêu chuẩn b, c mà Hội Phượng Hoàng đề ra sẽ nằm trong số những lý do chủ yếu để mọi người quyết định đồng ý hay phản đối quyền Rollback cho người ứng cử.--Trungda (thảo luận) 11:23, ngày 4 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Vâng, vậy thì điều kiện để tự ứng cử/nhận đề cử là 1000 sửa đổi và 3 tháng tham gia là đủ, sau đó khi biểu quyết sẽ cho ý kiến như b, c?? PRENN (tl) 13:12, ngày 4 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Mình nghĩ có thể nên thêm tiêu chuẩn có ít nhất một thành viên đã có quyền Rollback đồng ý cho một người mới nào đó nhận quyền này (tất nhiên quy định này không thể áp dụng cho vài người đầu tiên có quyền Rollback - vì họ là đầu tiên mà - quy định này chỉ áp dụng cho lớp thành viên Rollback thứ 2 trở đi). Mà sao chúng ta không tham khảo bên wiki khác họ có tiêu chuẩn như thế nào. Ditimchanly (thảo luận) 13:13, ngày 28 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Bên enwp họ chỉ có tiêu chuẩn kiểu định tính (xem ở đây) bao gồm có là: thành viên không liên quan đến bút chiến, nêu được lý do sử dụng công cụ này để làm gì (quá nhiều phá hoại…), có lịch sử đóng góp tốt, v.v.… PRENN (tl) 14:57, ngày 28 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Theo tôi đưa ra một tiêu chí (a) là định lượng, để người muốn có quyền rollback được tự ứng cử. Việc nhận xét về mặt định tính, hãy giao trách nhiệm cho Bảo quản viên. Tôi nhận thấy việc này không nhất thiết phải bỏ phiếu của cộng đồng. Đó là sự phiền hà không cần thiết. Bảo quản viên sẽ có trách nhiệm kiểm tra các đóng góp, và tự quyết định xem có gán quyền cho họ hay không. Bảo quản viên nào phong quyền, sẽ đảm nhận trách nhiệm giám sát và "đỡ đầu" cho thành viên đó. Các bạn thấy vậy có được không? Tân (thảo luận) 18:39, ngày 4 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  4. Do đã có trên 10 phiếu nên ngày mai tôi sẽ gửi trình đơn lên bugzilla, yêu cầu họ tạo quyền cho chúng ta. Việc thảo luận vẫn cứ tiếp tục nhé các bạn. -- ClanKeytalk-butions 14:52, ngày 22 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  5. Gần 2 tháng mà chúng ta vẫn chưa đồng thuận, tôi xin mạn phép tổng kết theo ý mình hiểu từ thảo luận trên:
    1. Thành viên có 1000 sửa đổi (trừ đi số đóng góp welcome, thảo luận, biểu quyết), 3 tháng đóng góp.
    2. Sẽ không có biểu quyết gì; các thành viên khác có thể nêu ý kiến, nhưng quyết định thuộc về HCV hoặc BQV. Một HCV hoặc BQV có toàn quyền xem xét chấp nhận hoặc từ chối đề nghị của một ứng cử viên (tất nhiên họ phải xem xét kỹ đóng góp của các ứng cử viên mới đưa quyết định).
    Nếu không ai phản đối thì tôi sẽ cập nhật Wikipedia:Rollback sau vài ngày với những tiêu chí trên. Wikipedia hiện đã có quyền này vào ngày 8/7 (xem liên kết của Mxn phía trên), và phá hoại thì không phải không còn, trong khi thảo luận về tiêu chí thì lại lâu quá. Vì đây chỉ là một công cụ thêm vào chứ không phải quyền hành gì nên chúng ta hãy làm thật đơn giản như trên, không cần như chọn BQV hay HCV; và nên tránh dùng từ "quyền", tôi đề xuất gọi những người được trao công cụ này đơn giản là "một thành viên có thể lùi sửa phá hoại nhanh hơn vài thành viên khác". PRENN (tl) 15:20, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Wikimedia Elections needs translators! Help pick our next leaders

Please translate and share with your community: Commons:Template:Promote Board elections 2011. Urgent. Time-sensitive. Election ends in 4 days. --PromoteElection2011 (thảo luận) 06:30, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

  Đang thực hiện.../Doing... -- ClanKeytalk-butions 09:44, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
 YXong/Done -- ClanKeytalk-butions 10:20, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Điện trở

Mời các thành viên xem xét thảo luận tại bài Điện trở thuần (tên này do thành viên Phuongcacanh đổi từ tên gốc Điện trở) với lý do có cái gọi là điện trở điện dung (??) và điện trở cảm (??), trong khi thực tế bất kỳ sách vở nào cũng chỉ có các khái niệm điện trở R (Electrical resistance), cảm kháng XL (Inductive reactance), dung kháng XC (Capacitive reactance) và trở kháng (= điện trở + điện kháng) hay tổng trở Z (Impedance). Meotrangden (thảo luận) 00:42, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mục này có thể dời thẳng vào trang thảo luận của bài, qui mô của nó quá nhỏ để được thảo luận ở đây -- ClanKeytalk-butions 23:11, ngày 17 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mục này xóa đi được, vì tôi đã chuyển sang thảo luận bài điện trở lâu rồi. --Duyphuong (thảo luận) 04:12, ngày 17 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nổi bật

Natasha Giggs này có đủ độ nổi bật để lên wiki không nhỉ, ngủ với Giggs 8 năm trời có lẽ là đủ nổi tiếng.--Huy Phương (thảo luận) 10:53, ngày 14 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Vợ của Pep Guardiola, vợ của Johan Cruyff, vợ của Franz Beckenbauer... đều ăn nằm với những ông này lâu hơn thế nhiều sao không thấy ai viết về họ vậy?--Always Love U (thảo luận) 07:54, ngày 16 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Vì họ ngủ với chồng của họ là chuyện bình thường, còn đây là ngủ với anh chồng mà gây Scaldal như thế này.--Huy Phương (thảo luận) 14:50, ngày 17 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Như thế vẫn chỉ có thể được nhắc đến vài dòng trong bài Ryan Giggs. Wikipedia:Tồn tại ≠ Nổi bật, tồn tại một (trong các) cô bồ của Ryan Giggs nhưng cô ta không đáng nói. Cứ đà này thì anh lái xe Rhodri Giggs chồng Natasha cũng ăn theo lên wiki, và bồ mới của anh này cũng xếp hàng sau...--Always Love U (thảo luận) 13:22, ngày 26 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Oppppppppppppppppppp!

Dường như đang có chuyện xảy ra:-?. Tôi nhờ các bạn kiểm tra hộ tôi với, tôi không hiểu lý do chuyện gì đang xảy ra, có phải mọi người đều như tôi không hay chỉ mình tôi bị. Tôi xin được trình bày thế này:

Tôi đã thử 2 lần và vẫn thấy hiện tượng này, các bạn thử giùm và giải thích hộ với nhé.--113.22.63.242 (thảo luận) 16:25, ngày 14 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tôi đã thử và không gặp trường hợp này (tuy đôi lúc cũng bị ngay khi dùng tài khoản đăng nhập). Nhưng thường là do trình duyệt hoặc máy tính. 118.68.132.116 (thảo luận) 16:49, ngày 14 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Wikipedia muốn trở thành di sản văn hóa thế giới

Liệu có thật không ? Mời các bạn vào đây thử xem.--Hurricane (thảo luận) 13:38, ngày 22 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Hơ, giờ bạn mới biết à :) Tớ đặt thông báo liên tục ở các trang như meta, outreach, trategy rồi mà :) -- ClanKeytalk-butions 14:51, ngày 22 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Template namespace initialisation script

Hello. Some years ago, developers used Template namespace initialisation script to move some pages from the MediaWiki to the Template namespace, and left some useless redirects.

Consequently, the following pages should be deleted:

  1. MediaWiki:Tháng
  2. MediaWiki:Sitesupportpage
  3. MediaWiki:OPEC
  4. MediaWiki:Lịch tháng 4
  5. MediaWiki:Lịch tháng 3
  6. MediaWiki:Hoa Kỳ
  7. MediaWiki:GFDL
  8. MediaWiki:CompactTOCwithnumbers
  9. MediaWiki:CompactTOC2
  10. MediaWiki:CompactTOC

For more informations, please see this request (meta).

Thanks -- Quentinv57 (thảo luận) 20:17, ngày 23 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

 YXong/Done -- ClanKeytalk-butions 23:37, ngày 23 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Wikipedia thật sự muốn trở thành Di sản Văn Hóa Thế giới.

Là một thành viên mới toanh của wikipedia nhưng tui cũng muốn "mảnh đất mà mình sinh sống trở lên nổi tiếng"...và những gì tui "phang" lên wi cũng...góp phần giúp wi trở thành di sản (hi hi).Tui là một cư dân mạng nhưng tui không thể gắn bó lâu với bất kì một web xã hội nào từ lúc tui biết đến internet cả. THực chất tui thấy internet thật lí thú và hữu dụng cho những người biết cách dùng.Có 3 điểm tui lưu ý cho Bảo Quản Viên tại VN và Đồng Sáng Lập WIKI. Thứ nhất: wiki có tiền đề và nền tảng rất khả quan khi hướng tới mục tiêu trở thành di sả Văn Hóa.Đây là một trang Bách Khoa Toàn thư xã hội,nó tập hợp vô vàn những ý kiến thảo luận khách quan nhất, nó là tiếng nói chung của xã hội ở một góc độ hay phạm vi nào đó. Nhưng ngần này thì chưa đủ. Thứ 2 là sự thiếu(theo con mắt của tui thôi)WIKI không có được nhiều những vấn đề lớn, nóng theo thời sự để thảo luận và để cập nhật cho hệ thống WIKI.Thứ 3 là..yếu (hihi) WIKI không có mấy Ngôi Sao hoặc Vĩ Nhân hay những nhân vật nổi tiếng để có thêm một Trụ cột vững chãi và cao lớn cho WIKI trở thành một từ điển số 1.Về cơ bản là rất nhiều ý kiến cho những vấn đề lớn chưa đến được với WIKI hay là ý tưởng để WIKI làm trung gian phát triển...Mong có sự phản hồi để tui tiếp tục,... thảo luận quên ký tên này là của Victorius crystall (thảo luận • đóng góp).

Ồ, cảm ơn những nhận xét của bạn. Nhưng những wiki thay mắt Wikipedia ở UNESCO là tiếng Anh, Đức và Pháp, cũng là các dự án hội đủ các điều kiện cao nhất của bạn. Thân ái -- ClanKeytalk-butions 01:49, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Nếu các bạn quan tâm, có thể gởi đơn đề nghị tại đây. Những kiến nghị của các bạn sẽ tăng cơ hội để Wikipedia được công nhận.--Tranletuhan (thảo luận) 03:39, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Về hướng dẫn xếp Thể Loại

Tôi đọc khá kỹ về Hướng dẫn Thể loại và băn khoăn ở mục: Đừng xếp vào thể loại lớn, viết: Khi xếp bài vào thể loại, chúng ta cố gắng đưa chúng vào các thể loại chi tiết nhất có thể. Đừng để ở thể loại chung chung quá. Điều này có ích vì nó sẽ giúp các thể loại lớn không bị đầy tràn, gây khó khăn cho tra cứu. Xin trao đổi với các thành viên nhất là các BQV mấy ý sau:

  • Trong một số trường hợp bài viết cần để ở thể loại lớn (và cả thể loại nhỏ) để tiện thông kê hay tra cứu. Không dập khuôn máy móc.
  • Lý do duy nhất nêu lên là để tránh đầy tràn và khó khăn cho tra cứu theo tôi rất khó thuyết phục và có lẽ phù hợp cho bên En.Wiki vì số lượng bài ở đó. Còn ở ta thì chưa nên áp dụng ồ ạt.

Vì vậy theo tôi nên sửa và hướng hẫn cụ thể hơn hoặc chưa nên áp dụng hướng dẫn này? tránh trường hợp lạm dụng.Handyhuy (thảo luận) 16:57, ngày 1 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Kêu gọi biểu quyết về việc tạo và sử dụng bộ lọc hình ảnh

Quỹ Wikimedia, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Quản trị, sẽ tổ chức một cuộc biểu quyết để xác định rằng các thành viên của cộng đồng có hỗ trợ hay không việc tạo và sử dụng một bộ lọc hình ảnh cá nhân, cho phép người đọc ẩn đi, không nhìn thấy một số loại hình ảnh, chỉ trong tài khoản của mình.

Thông tin chi tiết và tài liệu giáo dục về chủ đề này sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn. Cuộc trưng cầu sẽ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 27 tháng 8, 2011, và sẽ được tổ chức cũng như lưu trữ bởi một bên trung lập thứ ba. Các chi tiết của cuộc trưng cầu, yêu cầu để bỏ phiếu cũng như các tài liệu hỗ trợ sẽ được đưa lên trang Trưng cầu về bộ lọc hình ảnh trong thời gian ngắn tới.

Ban điều phối:
Philippe
Cbrown1023
Risker
Mardetanha
PeterSymonds
Robert Harris

Người chuyển thông báo ký tên - HPHTl 07:37, ngày 2 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Không thấy bên meta nói rõ thêm về vấn đề này nên cũng chẳng biết "lọc" ở đây bao gồm cái gì? :) Và nếu áp dụng thì mỗi dự án sẽ có người quản lý bộ lọc hình ảnh, tương tự như quyền "sửa bộ lọc lạm dụng" ư? Trích: "không nhìn thấy một số loại hình ảnh", tức là ví dụ người đọc dưới 18 tuổi và truy cập vào những trang có nội dung nhạy cảm, họ sẽ tự ẩn đi những hình ảnh đó trong tài khoản của mình? -- ClanKeytalk-butions 01:41, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Không rõ lắm, thực ra tại meta họ còn tranh luận về sự cần thiết của cái này nữa kia (vì Wikipedia không bị kiểm duyệt). Nếu có thắc mắc, có lẽ bạn nên sang đó hỏi. HPHTl 01:47, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Đã hỏi thành viên của ban xét duyệt và hai tiếp viên kiêm staff Wikimedia, không người nào trả lời cho rõ ràng :( Chắc mấy ngày nữa Hội đồng mới có quyết định chính thức. Nhưng nếu mục đích là bảo vệ người dưới 18 tuổi thì chắc cũng không sao, dù sao Wikipedia cũng đang chuẩn bị trở thành di sản thế giới :) -- ClanKeytalk-butions 01:51, ngày 5 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

WikiLove cho người dùng Wikipedia một cách dễ dàng

Để thể hiện tinh thần WikiLove một cách nhanh chóng và dễ dàng, các phát triển viên của Wikipedia tiếng Anh đã bổ sung một tính năng mới trên thanh top, xem mw:WikiLove. Các bạn có thể nhìn sơ qua nó tại một trang thành viên bất kỳ của họ, ví dụ vào trang tôi, bấm vào hình trái tim bên cạnh ngôi sao theo dõi. Tôi nghĩ có thêm tính năng này cho Wikipedia cũng thú vị thôi, không ảnh hưởng gì đến cách soạn thảo hay bảo vệ Wikipedia, mọi người nghĩ sao:) -- ClanKeytalk-butions 09:04, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tính năng này rất là hay, giúp người dùng thể hiện "tình cảm" của mình với người khác. Cái này nếu được nên đưa vào dùng luôn, khỏi biểu quyết gì hết vì như bạn nói, nó không ảnh hưởng gì, thích thì dùng, không thích thì thôi. Thần Sáng (Tl) 09:24, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi có thể tự tạo nó ở đây bằng cách bung không gian MediaWiki chứa giao diện người dùng (trong Common.js và Common.css), mà không cần xin bug chi cho mất thời giờ (như Rollback, đến giờ chẳng thấy ai ra giải quyết). Nhưng nên chờ cho Wikipedia tiếng Anh và một số dự án lớn khác áp dụng một thời gian đã, rà soát kĩ lỗi rồi hẳng mang về đây, kẻo làm hỏng giao diện. -- ClanKeytalk-butions 09:29, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Thống nhất những từ "Remix", "Radio Edit" và "Album Version"

Chào các bạn! Hằng ngày, trên Wikipedia, mình vẫn thấy nhiều ca khúc có tựa như "Survivor" (Calderone Drum Mix), "Survivor" (Album Version), "So Good" (Maurice's Soul Remix) hay "Bad Romance" (Radio Edit)" vẫn chưa được Việt Hóa. Mình nghĩ, cộng đồng Wiki nên thống nhất với nhau như sau:

Ví dụ
  • "Album Version" thành "Bản gốc" hoặc "Bản của album." (Ở đây mình cần các bạn chọn một trong hai)
  • "Maurice's Soul Remix" thành "Bản phối lại của Maurice's Soul."
  • "Radio Edit" thành "Bản chỉnh của Đài phát thanh" hay "Bản phát thanh."

Còn đây là một trường hợp đặc biệt, "Calderone Drum Dub Mix". Ở đây, từ "Dub" có nghĩa là nhạc không lời của bản phối lại "Calderone Club Mix" (bản gốc), còn "Mix" có phải chỉ là "phối" mà không phải "phối lại" (remix)? Vậy "Calderone Drum Dub Mix" là "Bản phối nhạc không lời của Calderone"?

Lời nhắn: Mình rất mong đợi sự đóng góp ý kiến của các bạn. Thật ra mình chỉ mới... 13 tuổi (nhưng vẫn xưng là "mình" cho phù hợp), nếu có sai sót thì mấy bạn thông cảm nhé! Cảm ơn! Beyoncetan (thảo luận) 12:23, ngày 11 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mình không rành thuật ngữ âm nhạc nhưng cũng xin góp ý 1 chút:
  • Album Version ~ Phiên bản album (tại vì còn nhiều phiên bản linh tinh khác nữa, và bản thì dễ nhầm sang bản nhạc)
  • Maurice's Soul Remix ~ Bản phối nhạc Soul của Maurice (??)

Còn lại thì không biết. ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 12:41, ngày 11 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Hai phần trên thì Violetbonmua đã nói còn "Radio Edit" thì theo mình Bản chỉnh của Đài phát thanh là hợp lý hơn cả. Bạn có thể tham khảo mix tại từ điển Wiktionary.--William the Conqueror Talk 12:45, ngày 11 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Dub là nhạc không lời hả? Bạn thật là hào hứng và nhiệt tình. ^^ Radio Edit thì thành Đài phát thanh biên tập. Được không nhỉ? Đặt Version thành phiên bản giống Violet nói đi nhỉ. Ngọc (thảo luận) 12:49, ngày 11 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Chữ Hán

mình ko hiểu sao các bài Thái Tử, Hoàng Đế, Hoàng tử... lại phải ghi thêm Hán Văn:? đây là wiki tiếng việt chớ đâu phải wiki tiếng Tàu, sao phải ghi thế, dù cho đó là từ Hán Việt nhưng đã việt hóa lâu rồi, các trang chính thống như bktt cũng đâu có ghi chú thích tiếng Hán đâu, mình nghĩ để thế chả có nghĩa gì, nếu ai muốn biết nó ghi thế nào trong tiếng hoa có thể bật sang hán văn mà --Harry Pham (thảo luận) 14:53, ngày 11 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

I know I shouldn't write English here. But you should know that Chữ Hán is also a part of tiếng việt and Vietnamese classic culture. It's not just tiếng Tàu but a treasure for the all the countries used or still using it. Also especially for the users searching history references, they may need Chữ Hán to match what they want. so I think Chữ Hán is still very necessary.--Zhxy 519 (thảo luận) 14:49, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
I also think that chữ Hán is necessary for references. Look, many articles in this Wikipedia have chữ Nhật, chữ Thái,... ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 15:18, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Lưu ý chữ Hántiếng Trung Quốc, người ta nói Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được viết bằng chữ Hán, chứ không ai nói Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được viết bằng tiếng Trung Quốc cả. Chắc bạn đã từng nghe nói về thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chứ đã từng nghe ai nói về "thơ tiếng Trung Quốc của Nguyễn Du" chưa? Các cụ đồ Nho ngày xưa biết chữ Hán nhưng chưa chắc đã đọc được văn bạch thoại của Trung Quốc bây giờ hay nghe hiểu được tiếng phổ thông Trung Quốc bây giờ đâu bạn. Tranminh360 (thảo luận) 16:26, ngày 16 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Chủ đề:Nội dung

Mình định làm chủ đề này, liệu nó có thể được đưa vào Sidebar không.pq (thảo luận) 06:26, ngày 12 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

conflict about Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076

I tried to talk in this page: my conflict with user:Vuhoangsonhn in Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076. But it seems that it cannot be seen by most of you. So I put it here and wait for an arbitration again. gam on.--Zhxy 519 (thảo luận) 15:19, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nhập bài thô

Không biết là các bqv đã lệnh cho các bot ngừng nhập bài sơ khai chưa, sao đến giờ mình nhắp vào bài viết ngẫu nhiên thì toàn thấy tên địa danh sơ khai và các chi (chi bướm đêm), họ động vật sơ khai mà không thấy các bài viết khác?--Huy Phương (thảo luận) 08:04, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tại vì các bài đó nhiều quá nên kết quả ngẫu nhiên là thế. Kiểu này chắc phải loại bỏ "bài viết ngẫu nhiên" trong danh mục trên trang chính quá? Không biết các bạn thấy sao?--Cheers! (thảo luận) 09:07, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Thảo luận về Độ nổi bật liên quan đến các trường THPT Việt Nam

Tôi thấy tiêu chí nổi bật ở đây đã đánh mất đi một số đặc điểm cơ bản của giáo dục Việt Nam. Nổi bật phải ở chất lượng chứ không phải tuổi đời và một vài cựu học sinh của trường. Với tư cách của một nhà giáo tôi không tán thành với quan điểm này. Mặc dù trường tốt phải có trò hay thảo luận quên ký tên này là của Danghoat8181 (thảo luận • đóng góp).

Mời vào Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam). Детство (Tl) 02:38, ngày 16 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Sidebar

 

Xin mọi người góp ý cách sắp xếp cái sidebar bên tay trái của WP. Như là phần "Cộng đồng" hiện nay không cần thiết. Bên cạnh đó đưa thay đổi gần đây và bài viết ngẫu nhiên xuống phần công cụ phía dưới. Cách sử dụng đổi thành "Hướng dẫn", còn Hỗ trợ thì để thành Bạn giúp đỡ luôn.-- tl(+) 12:12, ngày 21 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. Và theo ý mình thì nên thế này: 1) Trang chính (dĩ nhiên), 2) Thảo luận chung, 3) Thay đổi gần đây, 4) Nội dung chọn lọc, 5) Hướng dẫn, 6) Bàn giúp đỡ. Phần quyên góp nên đưa khỏi mục này mà cuyển xuống thành một phần khác. Ngoài ra tôi thấy hình như chúng ta phải viết hoa các mục từ như xem nhanh, tìm kiếm, gõ tiếng việt, công cụ vì những từ này đứng đầu câu và là chủ từ. Do vậy viết hoa mới đúng chứ?--Huy Phương (thảo luận) 12:19, ngày 21 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Sao chữ "tương tác" không viết hoa nhỉ, cái sidebar của tôi hiển thị như hình bên phải. -> PRENN (tl) 15:18, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
 YXong Tại mình thường dùng skin Monobook nên không để ý lắm chỗ viết hoa vì viết thường hay hoa gì skin nó cũng để là chữ thường cả.-- tl(+) 15:34, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Ổn rồi. :) Chắc Phương Huy cũng dùng skin Monobook. PRENN (tl) 15:43, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Về việc xoá hình

Cuộc cách mạng hình ảnh đang diễn ra rất triệt để. Trong số các hình ảnh được tải lên từ thời 2005-2006, dĩ nhiên là giấy phép và bản quyền không rõ như bây giờ, một số dùng lại hình từ WP khác, nhưng nhiều hình đã được miêu tả cụ thể hết mức bởi những người có ý thức về việc tải hình ảnh. Việc đặt thông báo xoá 7 ngày cho những thành viên một thời gian dài hàng năm không xuất hiện có lẽ chỉ mang tính hình thức. Chưa kể những hình được Việt hoá công phu và đang đặt trong bài chọn lọc hoặc đã nói rõ tình trạng bản quyền nhưng trình bày văn xuôi cũng bị đưa ra xem xét. Một số lớn hình ảnh khác từng được thành viên nghiên cứu ra cách tải, nhưng thất bại trong việc đưa vào bài (vì cách đưa hình vào infobox vốn cũng không thống nhất) nên hình bị liệt vào dạng "không tự do nhưng không sử dụng", trong khi bài thì lỗi hình. Tôi biết các bạn rất nhiệt tình và bỏ nhiều tâm huyết, nhưng cếu có ý định dọn dẹp và làm rõ tình trạng bản quyền cho hình ảnh, chúng ta nên có một cuộc thảo luận cho mọi việc dễ dàng hơn và không mất lòng người cố công tải lên. Nhiều hình chỉ cần đổi giấy phép, hoặc tìm ra phiên bản tương đương đã có ở commons rồi đặt xoá. Việc này mất thời gian hơn đặt thông báo nhiều. ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 17:46, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

ngoài lề chút: Wiki đang gặp vấn đề về sự chuyển giao giữa các thành viên lâu năm đày kinh nghiệm và các thành viên mới. Sự chuyển giao này quá nhanh, đa phần các lão làng đã gác bút hết hoặc hoạt động cầm chừng, theo đó lóp trẻ kế cận ko có điều kiện học hỏi nhiều. Vụ việc này là 1 ví dụ, các bạn hơi nóng vội trong cách xử trí thì phải ? 113.170.81.0 (thảo luận) 17:58, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Mình cũng rất mong được thảo luận kĩ, thực tế là nhiều hình mạo nhận "Phạm vi công cộng" nhưng lại không có nguồn gốc lẫn những hình có nguồn nhưng hình này không tự do và hầu hết các hình lấy từ trang Wiki khác đã bị xoá tại wiki đó. Mình chỉ dừng tại đây thôi.pq (thảo luận) 18:01, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
ngoài lề chút: Mình nghĩ bạn IP cũng có thể là một lão làng của Wiki, mong bạn có thể đăng nhập và hướng dẫn lớp trẻ.pq (thảo luận) 18:03, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Không biết luật hồi tố" có được áp dụng trong wiki hay không?
Theo tôi, những hình truyền lên trước đây nếu bây giờ không thỏa mãn xin cứ mạnh dạn treo biển và xóa chúng đi. Xin lưu ý người treo bảng là có thể có một số hình có sự xác nhận của bảo quản viên trong phần thảo luận hình, thí dụ Thảo luận Tập tin:Cheung Lai Chuen.JPG.Lưu Ly (thảo luận) 04:20, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ không ủng hộ việc đặt xoá 7 ngày cho tất cả những hình ảnh có liên kết đến thẻ quyền "phạm vi công cộng" (vốn bây giờ không thoả mãn), bất kể nó có khả năng xem xét thay thế bằng hình tự do để đưa vào bài hay không, hoặc khả năng chỉ cần thay đổi thẻ quyền là có thể dùng được như ở đây, trong khi nó đang liên kết đến 1 hoặc nhiều bài khá quan trọng. Và hơn hết, tôi không ủng hộ cùng 1 lúc đặt hàng loạt thông báo xoá vào trang thảo luận thành viên vì đã dùng thẻ "phạm vi công cộng" vào cái thời nó còn được chấp nhận mỗi khi tải lên. Tôi không bao giờ nghĩ có những ngày ngồi làm những gì đại loại thế này hoặc bỏ thời gian Việt hoá hình ảnh minh hoạ cho bài mà những gì nhận được chỉ toàn thông báo xoá, dù hình sau này có bị xoá hay không. ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 05:39, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Thông báo đó là phần mềm tự đặt, không phải người đánh dấu đặt vào, và nó cũng chỉ giúp người tải lên biết thông tin hiện tại về hình để bỏ giấy phép lỗi thời và cập nhật giấy phép hợp lý (nếu người dùng có email thì sẽ được thông báo qua email), khi xong việc có thể xóa đi, nếu không thì làm sao biết cụ thể vấn đề của từng hình. Chuyện có gì đâu, sao mà bạn gay gắt thế? PRENN (tl) 06:50, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tôi không rành TW, do đó thấy lạ là tài khoản rối bị cấm vĩnh viễn cũng được mời bổ sung thông tin. Tôi đã ngừng việc chạy loanh quanh sửa mấy cái thẻ quyền hay tìm nguồn cho hình rồi, vì chỉ như dã trang xe cát mà thôi. Số hình đó đã có BQV lo, chẳng nên bao đồng làm chi nữa. ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 07:21, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi phản đối một người đặt xóa 7 ngày quá gấp tức là một ngày mà đặt cả nghìn hình, không chừa đủ thời gian để giải quyết kịp; nhưng tôi cũng mang ơn người đó, vì không có anh ta thì các hình này sẽ tồn tại với các giấy phép lỗi thời cho đến chừng nào? Cái gì cũng phải có lần đầu, và việc gì cũng phải có ai đó khởi xướng. Anh ta đã làm công đoạn đầu, sau ai quan tâm thì chữa, thế thôi. Cũng như bài chất lượng kém hay vi phạm bản quyền, ai hứng thú thì giúp, không thì nó vào sọt. Sau này nếu thành viên lên mà thấy hình bị xóa, có thể đề nghị BQV phục hồi hình để giải quyết.
Mà mấy việc này bức xúc không đáng. Tôi vô cùng ưng ý câu của anh (chú) Lưu Ly: "Sống trong thế giới ảo này mà cay cú, bực tức... nhau chi cho mệt người hè." PRENN (tl) 07:31, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi không hề cay cú hay bực tức, chỉ thấy thông báo xoá hàng loạt và buồn, rất buồn. Mặc dù tôi công nhận đây là cách duy nhất dọn dẹp sạch sẽ nhanh gọn những hình đó, vì ai rảnh đâu mà đi sửa cho hết. Nhưng tôi băn khoăn chúng sẽ được xử lý thế nào. Vì nếu bị xoá, một số lượng lớn những bài mất hình. Điều này có nghĩa là chất lượng bài viết sẽ đi xuống, trong khi nhiều người đã - và đang cố làm cho nó đi lên. Thế thôi. ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 08:26, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Thực ra việc có hình cũng không quá quan trọng, xem trên [1] thấy nhiều wiki còn lớn hơn chúng ta có rất ít hình hoặc thậm chí không có hình, chủ yếu họ dùng trên Commons.pq (thảo luận) 08:54, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Quảng cáo

Không biết mình có thiết kế mấy bản mẫu "không quảng cáo" hoặc các đoạn cảnh báo quảng cáo khôg? Dạo này nghề quảng cáo ở đây làm ăn phát đạt quá.--Huy Phương (thảo luận) 06:54, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Độ nổi bật

Trên wiki, độ nổi bật của các trường cao đẳng, trung cấp, trường dự bị đại học được quy định thế nào?pq (thảo luận) 00:13, ngày 31 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tất cả đều đủ độ nổi bật. Eternal Dragon (thảo luận) 15:38, ngày 1 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bài chất lượng kém

Xin nêu ra đề tài để mọi người góp ý. Về bài chất lượng kém ngoài quy định hiện hành của WP về chất lượng của bài, thì dung lượng tối thiểu của bài như thế nào để không coi là chất lượng kém. Tôi có lang thang qua các wiki khác thì thấy rằng yêu cầu của vi mình là cao đấy. Một bài mà chỉ có 3 câu đổ xuống là bị đặt biển và xóa, trong khi các wiki khác nhiều bài chỉ có 1 câu hay 2 câu (thậm chí en cũng có tình trạng này). Vậy xin hỏi các bqv và các thành viên thì ta nên xử lý như thế nào? Tôi thấy có 2 phương án, 1) tiếp tục treo biển clk rồi xóa như hiện hành, 2 là đối với những mục từ có tính bách khoa thì nên chuyển sang wiktionary. Vấn đề này cũng khá quan trọng vì một bài mà chỉ có 1 2 câu thì khó coi, nhất là đối với tiếng Việt (việt nam ham to mà) ở đây tôi xin không đề cập đến các bài về địa danh và các loài động thực vật do IP hay bot nhập thô, cái này thì xin miễn bàn vì số lượng đã quá nhiều và không thể khắc phục được (nếu xóa hết thì có nguy cơ vi Wiki của chúng ta sẽ sụt xuống còn 100.000 bài như vậy là rớt đài rồi). Tôi cũng xin đề xuất một bài được coi là đủ khi có ít nhất 4-5 câu trở lên và tối thiểu phải đạt 3 ý (cái gì, ở đâu, bao giờ).--Huy Phương (thảo luận) 02:46, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC) tại đây có hướng dẫn là những bài chỉ có 1, 2 câu mang tính định nghĩa thì bị xếp vào clk, vậy nếu 3,4,5 câu thì sao nhỉ?--Huy Phương (thảo luận) 02:59, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Có nhiều dạng bài bị gắn biển CLK: dịch máy, trình bày lộn xộn, tối nghĩa, quá ngắn. Người dán biển cần đọc và xem xét cụ thể, không chỉ đếm câu. Nếu đếm câu thì sẽ lọt lưới nhiều bài CLK. Người nào muốn gỡ biển tốt nhất hãy cải thiện chất lượng, vì biển treo là có 7 ngày để cải thiện.--Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 03:26, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Wikimania 2011

Tôi hiện đang tham gia Wikimania 2011 tổ chức tại Haifa, Israel. Hôm nay mới khai mạc nhưng các buổi thảo luận đã được bắt đầu từ hai hôm trước, có mấy chủ đề "nóng" mọi người đang thảo luận là:

  • Mở rộng cộng đồng Wikipedia thông qua các Wikimedia Chapters, hay là "địa phương hóa" hoạt động của quỹ Wikimedia. Hiện Việt Nam chưa có Chapter.
  • Đẩy mạnh việc đưa Wikipedia vào trong trường học, đặc biệt là dùng các phần mềm để biến Wikipedia thành "offline" thông qua Offline Projects.

Có thông tin gì mới tôi sẽ xin tường thuật tiếp. GV (thảo luận) 06:03, ngày 4 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nếu được thì GV chụp vài tấm ảnh về sự kiện này thì tốt quá.-- tl(+) 14:05, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]
GV cố gắng tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc đưa wikipedia vào trường học để về phổ biến cho anh em ở Vi.wikipedia nhé! Xin cám ơn bạn trước.--Doãn Hiệu (thảo luận) 14:11, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Ảnh của Wikimania năm nay vẫn thường xuyên được cập nhật trên Flickr. Các bài nói chuyện cũng đang được cập nhật dần trên Youtube. GV (thảo luận) 18:37, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Về việc đưa Wikipedia vào trường học, có thể xem qua các trang dự thảo tại Outreach Wiki để biết thêm thông tin -- ClanKeytalk-butions 03:12, ngày 6 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Wikipedia:Dự án/Phật giáo Kể từ ngày 17-11-2011

Kính gởi Quí vị Thành viên Wikipedia,

Quí vị trong cộng đồng Bảo Quảng Viên, Và các Độc giả của Wikipedia Tiếng Việt.


Thảo luận về

Đề tài xin kiểm thảo: Wikipedia:Dự án/Phật giáo

Xin thỉnh cầu Quí vị hãy: Giúp đỡhướng dẫn hoàn thành dự án Phật giáo này...


Hiện nay, văn bản sơ khai này còn nhiều vấn đề sửa chửa, hình thức cá nhân, tôi cảm thấy không đủ năng lực làm một văn bản trên cộng đồng Wikipedia.

Vì vậy, tôi mạng phép viết vài hàng, đến Admin, Hành chính viên, Bảo quảng viên và các thành viênkinh nghiệm cho biết thêm ý kiến.

  • Lý do là từ bấy lâu, những bài viết về văn hóa Phật giáo không được nhiều theo mong muốn.
  • Lý do tôi cũng là người ngưỡng mộ các BQV và cộng đồng Wikipedia, và cũng thích làm một chút vì đó, nhưng mà mỗi lần tham gia viết bài, hầu như điều bị vi phạm luật và các điều lệWikipedia này.

Chính vì! tôi là người mới tham gia, cho nên chưa thông và hiểu qua các dự án, lại còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm ở cộng đồng Wikipedia, hy vọng bài viết này, tôi sẽ học hỏi nhiều điều hay nơi Quí vị. Hy vọng tôi sẽ là một thành viên của các bạn đây. Lienhoasac Ngày 18 nov.2011

Chào Thành viên:Lienhoasac. Lúc tôi tham gia wikipedia thì mục đích ban đầu của tôi cũng chính là cái dự án này, tuy nhiên hiện nay hình như chủ đề Phật giáo đang bị treo vì ít ai quan tâm. Nếu có bạn cùng đồng hành, tôi rất vui được chung tay với bạn. Trước hết, tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu từ những bài căn bản trong Bản mẫu:Phật giáo, chỉnh sửa bổ sung và viết những bài còn thiếu xót. Hi vọng trong tương lai gần có nhiều người cùng tham gia. Một bài trong wikipedia phải có dẫn chứng chứng minh. Ví dụ, bạn có thể rất am hiểu về Phật giáo, tuy nhiên khi viết bài bạn không thể viết theo những gì mình biết, mà khi bạn viết phải kèm theo những dẫn chứng tham khảo uy tín để chứng minh cho những gì mà bạn nêu ra. Nếu đạt được tiêu chuẩn này, thì bài của bạn sẽ hoàn toàn đạt yêu cầu. Một ví dụ như bài Tứ diệu đế, những điều phát biểu trong bài này không sai, tuy nhiên vẫn chưa dẫn rõ nguồn minh chứng, để làm việc này ta có thể tham khảo các kinh trung A hàm, kinh Trung bộ.... để đưa ra làm dẫn chứng. Một bài đầy đủ dẫn chứng mới là 1 bài có tính thuyết phục và có giá trị. Hi vọng mình có thể giúp được bạn trong vấn đề soạn thảo và trao đổi, nếu cần gì thì bạn cứ thảo luận với mình tại trang thảo luận thành viên, rất hoan nghênh và cảm ơn bạn đã đóng góp cho wikipedia. majjhimā paṭipadā Diskussion 13:08, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Bạn majjhimā paṭipadā Diskussion có nhiệt tình về dự án và các ý kiến kinh nghiệm của bạn, thú thật mình còn rất nghèo về việt ngữ, viết và soạn thảo. Nên mới tỏ ý, hy vọng được nhiều người ủng hộ, để làm một dự án đặt biệt, nghiêm túc hơn. Tỉ dụ như những thể loại phải có các thí dụ của bài văn đã soạn thảo và nội qui cụ thể, thì tốt hơn cho thành viên mới bắt đầu tham gia, bước ban đầu. Cũng là một điều hay để giảm bớt một phần trách nhiệm cho các BQV.

Nội qui cụ thể: Là phải viết trong khuôn khổ, giới hạn trong Tam tạng kinh điển

Và có những từ ngữ Phật học thì không thể trộn lẫn chung làm một văn hóa chung cho người Việt-nam!

  • Thí dụ: nhiều thuật ngữ trong Phật học không thể giải thích cho một người bình thường chưa nắm cơ bản Phật học nghe và hiểu được,
  • Thí dụ người học và viết thuật ngữ Phật giáo thì không thể đem giảng cho những tôn giáo bạn phải hiểu.Như vầy, như vầy, như vậy.v.v. Và ngược lại một Phật tử cũng không hiểu nổi kinh của Tôn giáo bạn...)

Do đó những thuật ngữ, danh từ Phật học mà để ở Wikipedia thì dể bị hiểu lầm hơn. Cũng có thể là không đúng nơi và chổ "Hoằng dương Phật pháp". Trừ khi dự án Phật giáo đã được hoàn thành do nhiều người, BQV hợp tác và khởi động giúp đỡ.

Có thể thuật ngữ trong từ ngữ Phật giáo sẽ thay thế bằng một con dấu (logo) như trong "Dự án Phật Giáo" thì còn có thể miễn cưỡng có chỗ đứng ở Wikipedia Tiếng Việt này vậy. Thiện Nhẫn 13:51, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC).

Có thể bạn hiểu nhầm mục đích của wikipedia, chúng ta không hề rao giảng hay "hoằng dương" bất cứ cái gì ở đây. Việc của chúng ta làm là tập hợp các tài liệu nghiên cứu đã được công bố (trong trường hợp chủ đề Phật giáo tức là chúng ta tập hợp các kinh điển, các bài và sách luận, các báo, tạp chí nghiên cứu có uy tín về đề tài này...), sau đó chúng ta tổ hợp lại, viết lại các ý chính với cách hành văn của mình, mỗi ý đều phải viện dẫn từ các dẫn chứng tham khảo đã thu thập để làm rõ nghĩa của bài viết trong mức độ có thể. Chúng ta chỉ làm công việc như vậy, chứ không phải là viết theo suy nghĩ của mình, cũng không thể luận theo cách của mình. Bạn nên đọc kỹ Wikipedia:Năm cột trụ để hiểu rõ hơn. majjhimā paṭipadā Diskussion 14:32, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Fundraiser 2011 translation

Hi! I am Jon Harald Søby, and I work for the Wikimedia Foundation during the 2011 fundraiser. I am looking for people who can help coordinating the translations into Vietnamese for this year's fundraiser. The coordinator task is to help find translators and quality checkers, and make sure the translations are done in time. If you want to help out with coordinating, translating or quality checking, add your name to this list or send me an e-mail at jsoby@wikimedia.org. Jsoby (thảo luận) 17:51, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Translation on Wikimedia Commons

Hello (sorry I dont speak Vietnamese)

I noticed that although Wikipedia in Vietnamese, Vietnamese users are not numerous on Wikicommons (21 users have registered as native Vietnamese speakers). Beside uploading files usable on on Wikiprojects, contributors on Commons can help to create internationalization templates so that files are described more easily in many languages. As an example I have google-translated template:occupation/vi that translates a person's occupation into Vietnamese. For example, "painter" is translated into "họa sĩ". However this is a Google translation and needs to be checked. Beside if the word is different for masculine and feminine (like actor/actress in English), it should be added by hand using (king). So could someone look into it ?

This is just one of the numerous templates that need to be translated into Vietnamese, but it is one of the few the one that could be most useful. I encourage anyone who wants to make media files more available for Vietnamese speakers to come to Commons. If you are willing to participate and have any question about what could be done there, please contact me here or on Commons.--Zolo (thảo luận) 09:44, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

lời cảm ơn Wikipedia

Tôi là người mới đăng ký Wikipedia

Và tôi cũng tìm hiểu nhiều bài viết vê phật pháp trên Wikipedia hay những trang web phật pháp khác v.v.. Trên trang Wikipedia,trong đó có bài Lục BaLaMatDa. NÓi cho ta biết tất cả vi phật tương lai đã hiểu và đóng góp những gì mình biết cho tất cả người nghe trên trang wet Wikipedia,sau đó sẽ được bang quảng tri kiểm duyệt lai. Rồi đăng bài viết

Cũng như tôi có lẩn viết bài nói hiện tai tôi đang sống ở thế kỷ 21 đã trãi qua 20 thế kỷ. Những thế kỷ đã trãi qua có rất nhiều kinh luật hay nói về bối cảnh của từng vị phật, làm sao một người có thể biết hết. Hay thuột hết tất cả kinh văn đã được ghi chép lại, chỉ có mỗi con người chúng ta chia nhau ra mà tiềm hiểu đễ đi đến chín sát những thế kỷ trãi qua đã viết gì, hay đễ lại những gì cho chúng ta hoc hỏi

Phật tính nằm sẵn trong mọi chúng sinh, thông qua những phép tu học nhất định.

Chân thành cảm ơn Wikipedia

Cấm

1 thành viên với 4 đóng góp quảng cáo có thể bị cấm vĩnh viễn không cần bất kì thông báo nào? Đây là theo quy định gì? 183.80.159.147 (thảo luận) 07:42, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cách up ảnh lên Wiki

- Cho mình hỏi là tại sao mình không up ảnh được lên wiki vậy:( Mình xem ở bên thanh công cụ chẳng có chỗ nào là tải tập tin lên cả. Bạn nào giúp mình với! Thanks

Bạn dùng chức năng Wikipedia:Tải tập tin lên Linhhp (thảo luận) 16:45, ngày 22 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Quản lý Bộ lọc Sai phạm (AbuseFilter)

Wikimedia Foundation đã kích hoạt phần mở rộng AbuseFilter (được gọi là bộ lọc lạm dụng hay sai phạm) nhằm ngăn chặn các phá hoại một cách hiệu quả. Quyền sửa đổi và quản lý bộ lọc này chỉ có các bảo quản viên và thành viên sửa bộ lọc mới thực hiện được tác vụ. Xem chi tiết tại: http://blog.wikimedia.org/2011/08/24/filter-preventing-abusive-edits-all-wikis/ -- ClanKeytalk-butions 03:18, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Góp ý

Tôi thấy các vấn đề về bản quyền trong Wikipedia thực sự là quá rắc rối. Và nó cũng phần nào làm cho lượng kiến thức truyền đạt qua Wikipedia cũng có phần nào khó khăn. Tôi nghĩ nên giảm nhẹ phần bản quyền. Gdownload (thảo luận) 17:25, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bản quyền thường xuyên gây tranh cãi nhất là vấn đề hình ảnh, tôi nghĩ nó không ảnh hưởng lớn đến lượng kiến thức truyền tải. Chỉ cần làm đúng theo các yêu cầu giấy phép và nguồn gốc thôi. Còn vấn đề bài viết vi phạm bản quyền thì tôi nghĩ bất cứ trang web thông thường nào cũng không cảm thấy dễ chịu khi ta copy toàn bộ nội dung của họ rồi dán sang Wikipedia mà chưa có sự đồng ý của họ mà nhỉ :) -- ClanKeytalk-butions 02:06, ngày 26 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Fundraising 2011

Chiến dịch gây quỹ thường niên của Wikimedia Foundation đang đến gần. Đây là lúc họ cần sự hỗ trợ của các biên dịch viên đến từ tất cả các dự án ngôn ngữ để phổ biến với công chúng về mục tiêu của tổ chức, nhằm giúp số tiền quyên góp tăng cao theo năm. Các biên dịch viên ở Wikipedia tiếng Việt nếu quan tâm xin hãy giúp kiểm tra chất lượng bản dịch và dịch các văn bản tuyên truyền, trước tiên là meta:Fundraising 2011/FAQ/vi. Xin cảm ơn.

Chuyển thư mời của Ủy ban Ngôn ngữ và Gây quỹ cộng đồng. -- ClanKeytalk-butions 03:37, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Ngoài ra, để tổ chức dễ liên hệ, xin điền tên bạn vào meta:Fundraising 2011/Translation. Nếu bạn là điều phối viên của dự án bản địa, xin thêm (coordinator) vào sau tên bạn. -- ClanKeytalk-butions 03:41, ngày 28 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tình trạng nguy cấp

Hiện tượng cộng đồng wiki càng ngày càng khó khăn hơn đối với những người mới tham gia làm cho số lượng thành viên mới giảm liên tục từ 2007 đây. Mình đem ra đây để tụi mình cùng nhau tham khảo tìm cách giúp. Vì muốn một wiki phát triển mạnh thì cảng phải có nhân lực mạnh chứ lẻ tẻ vài chục người viết bài mỗi ngày thế này thì 1000 năm sau vẫn chưa đi đến đâu. Thành viên mới là cơ hội duy nhất để chúng ta tiến đến một tương lai phát triển cường mạnh của wiki ta. Thế thì mình nghĩ nên dùng lời nhẹ nhàng đối với những thành viên mới và hạn chế xóa bài của họ, vì khi xóa đi họ sẽ rất sẽ bị nản chí và bỏ cuộc. Wiki hóa dùm họ nếu có thể, giống như làm mẫu vậy đó, kiên nhẫn giải thích tí xíu. Không nên dùng những lời nặng nề dù họ đã bị nhắc nhở nhiều lần. Vì để một thành viên mới trở thành một thành viên đóng góp tích cực một cách hiệu quả cần phải có nhiều thời gian như 1 hoặc 2 năm để họ làm quen với wiki. Mình đây cũng phải hơn 2 năm. Cuối lời chỉ hy vọng đối xử bình đẳng, bình tĩnh, không nổi nóng với những thành viên mới. Vì họ là chìa khóa tiến đến tương lai của wiki và của người Việt Nam có thể tiếp thu đến nguồn kiến thức vô tận của con người. WIKI MUÔN NĂM.Trongphu (thảo luận) 00:12, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Đừng hoảng hốt, đừng quá lo lắng. Tôi đã nói về điều này tại trang thành viên của mình khi đọc ý kiến của Sue Gardner, nhà điều hành Wikimedia Foundation vào tháng 3.2011. Sue Gardner lo lắng rất nhiều cho wiki tiếng Anh, nhưng tôi không thấy cần phải lo như vậy cho wiki tiếng Việt, dù về góc độ "người mới" mà bạn Trongphu nói wiki tiếng Việt có điểm đồng dạng với tiếng Anh. Tôi xin trao đổi lại với mấy ý chính.
  1. Số người đăng kí ngày càng nhiều với tốc độ ngày càng cao (cao chóng mặt), vì thế "số người mới" chiếm tỉ lệ ngày càng lớn và tỉ lệ "biên tập viên mới" ở lại ngày càng thấp là dễ thấy; có thể con số tuyệt đối những "biên tập viên mới" của vi lại tăng lên đó.
  2. Một người mới đến cần phải có thời gian tìm hiểu. Chỉ có người quan sát từ lâu mới đăng kí thì mới có khả năng sửa đổi ngay, nhưng dù như thế người đó vẫn dè dặt. Người "không hòa nhập được" tại vi.wiki, tôi đánh giá ở nguyên nhân từ chính người đó nhiều hơn: có vẻ anh/chị đó thiếu tìm hiểu kĩ càng, thay vì dành thời gian im lặng quan sát thăm dò thì lại nóng lòng tham gia sửa đổi, khi bị bác bỏ đã nhanh chóng chán nản thất vọng.
  3. Điều số 2 cũng dẫn đến điều số 3. Thành viên chán nản thất vọng sẽ ra đi. Chỉ số ít thành viên đủ kiên trì và đủ bình tĩnh tìm hiểu, nhận ra sai sót, có nhiệt huyết cống hiến mới ở lại. Mặt khác cần nhận thấy rằng từ hơn 1 năm trở lại đây, số thành viên mới đóng vai trò "nhân viên marketing" và "người mẫu không chuyên" (tự sướng về bản thân) có xu hướng tăng ở vi.wiki, vì thế còn một nguyên cớ nữa khiến thành viên đó thất vọng đơn giản vì không thể tiếp tục hành nghề quảng cáo. Nhìn bề ngoài mà nói thì vi.wiki "tổn thất số lớn thành viên mới" nhưng nhìn kĩ thì những nhân viên quảng cáo này đến chỉ làm bận những người đóng góp thực sự, tạo ra số đăng kí giả chứ không tác dụng gì. Còn một bộ phận "thành viên mới" nữa là các tài khoản phụ. Không ít thành viên đã dùng tài khoản phụ và sau một thời gian không dùng nữa lại có tài khoản khác. Những "Thành viên mới" này thực sự phải để trong ngoặc kép và việc họ không ở lại đã được biết trước.
  4. Wiki mỗi năm một khác đi. Có một cái "khác đi" đáng mừng, là chất lượng. Gạt bỏ các bài được bot và IP tạo hàng loạt để có số lượng thì những bài viết chuyên đề, có độ dài vừa đã có chất lượng nhìn chung tốt hơn. Khi mặt bằng chất lượng bài viết tốt hơn sẽ đòi hỏi chất lượng sửa đổi cao hơn. Vì thế, người mới vào của năm 2011 sẽ gặp phải yêu cầu cao hơn người mới của năm 2007, thì cũng hoàn toàn là hợp lý. Thời điểm số bài và chất lượng bài còn nghèo, một sửa đổi không quá cẩn thận của bạn cũng được ghi nhận, nhưng bây giờ sửa đổi của bạn phải hành văn tốt hơn, phải có nguồn và nguồn phải tin cậy hơn vv... (loại trừ những “hạch sách” nhau về nguồn do “bút chiến” tại các bài viết chủ đề nhạy cảm đi).

Khái quát lại, wiki dù là vi hay en đều đã trưởng thành, trưởng thành rồi thì yêu cầu cao hơn và người mới đến sẽ bị đòi hỏi cao hơn và nhiều hơn, bị cộng đồng soi hơn, do đó khó hòa nhập hơn. Nhiều người hay vội nghĩ đấy là “cắn người mới đến” song thực chất không phải, chỉ vì yêu cầu của wiki ngày nay không giống mấy năm trước, để sửa đổi của bạn được chấp nhận thì khó hơn trước, nên người mới năm nay dễ nản hơn người mới những năm trước (nhưng số lượng tuyệt đối của họ vẫn tăng lên chứ không giảm đi, nên chớ bi quan!). Vào một tập thể có tổ chức chặt chẽ, quy củ hơn và làm việc chất lượng hơn thì bạn phải mất nhiều thời gian tìm hiểu nhiều hơn và bỏ nhiều công sức hơn để thích nghi và có thể “sống cùng”, đấy là lẽ thường tình. Sự biến đổi này cũng là tất yếu không làm hại đến wiki.--Vietuy (thảo luận) 03:37, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Thất bại chính là ngay từ khâu giữ chân thành viên cũ chứ không phải tìm cách kêu gọi thêm người mới. Lịch sử Wikipedia TV thiếu trầm trọng (hoặc đã mất) những nhà ngoại giao, thừa những biên tập viên cố chấp và nóng tính, rải rác người về hưu/hoạt động cầm chừng. 118.68.152.172 (thảo luận) 08:27, ngày 6 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Mình không đồng ý với bạn IP. Đã nói rồi nếu chỉ dựa vào những thành viên cũ không và nếu như tất cả những thành viên cũ bỗng nhiên trở thành đóng góp tích cựu cũng sẽ không hiệu quả. Nếu muốn sánh vai bằng các cường quốc wiki khác thì phải có một nhân lực KHỔNG LỒ. Chứ mấy chục người hiện này = em bé so với các cường quốc. Thành viên mới là chìa khóa đến tương lai.Trongphu (thảo luận) 02:06, ngày 10 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mình có lo lắng, hoảng hốt gì đâu. Chỉ nói ra để mọi người đề cao cảnh giác thôi. Cộng với gần đây mình thấy rất nhiều thành viên mới tham gia viết nhiều bài mới và thêm nhiều thông tin nhưng họ do kinh nghiệm con kém nên viết tùm lum hết. Còn nhiều người thì tạo bài viết để quảng bá cá nhân. Nói chung cần phải có một nhân lực lớn để huấn luyện các thành viên mới trở thành người đóng góp, viết bài tốt cho wiki và phải kiên trì với họ nữa. Chứ không thì sẽ mất hết những thành viên mới.Trongphu (thảo luận) 02:03, ngày 10 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Đề nghị các thành viên cũ nên báo cho các thành viên mới biết về những lỗi như cần được wiki hóa hoặc thiếu nguồn của bài mà các thành viên mới đó tạo ra. Nếu rảnh thì nên bỏ ra chút thời gian wiki hóa dùm người ta để họ học làm mẫu. Có vấn đề gì với các bài viết của các thành viên mới thì nên báo họ trước một câu.Trongphu (thảo luận) 22:35, ngày 11 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Có lẽ mình là một trong những người bỏ wiki mà đi... Hihi... Lý do chính xác ư? Có lẽ chỉ đơn giản là mình làm biếng viết bài, mà nếu có viết thì cũng lại sợ không biết có vi phạm cái gọi là "độ nổi bật" hay không? Mình thiết nghĩ, nếu có một bài viết thống kê lại tất cả các loại bài viết được chấp nhận (hoặc được khuyến khích viết) và đóng một cái link to tổ chảng ở trang chủ, sẽ giúp ích cho mọi người hơn đó. Tại thỉnh thoảng mình đọc được một bài hay, muốn viết lại (mục đích của mình tham gia wiki đơn giản chỉ là note lại những kiến thức mình đã học được thôi mà), nhưng lại không biết luật wiki có thay đổi nhiều tới đâu... Nghĩ vậy thôi, còn mọi người cứ thảo luận về chuyện này đi và biểu quyết sau. Chúc vui! --Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 12:54, ngày 17 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

bài viết về GS Hoàng Xuân Việt

Cho hỏi bài viết về GS Hoàng Xuân Việt có được chấp nhận ở wiki tiếng Việt không nhỉ?--Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 12:58, ngày 17 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Chức danh Giáo sư được Nhà nước phong tặng vì những cống hiến cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học,... cấp quốc gia. Vì vậy mình nghĩ không có lý do gì để không chấp nhận cả. Quan trọng là nội dung bài viết của bạn thế nào thôi --Linhhp (thảo luận) 17:05, ngày 22 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

A possible visit to Viet Nam in November

Dear Vietnamese Wikipedians:

I apologize for not being able to write to you in your own language.

My name is Asaf Bartov, and I work for the Wikimedia Foundation. I am in charge of the Wikimedia Grants program and of growing the movement throughout the developing world.

I would like to explore the possibility of visiting Viet Nam for a few days, either in early or late November of this year, to see if I can help your community in your efforts outside the online projects. Ideally, my visit would include:

  1. public outreach talks, especially in university campuses if possible. I would be delivering a general "How Wikipedia Works and How You Can Help" talk (in English, alas, but we can discuss having an interpreter on stage), hoping to attract new potential editors for the Vietnamese Wikipedia and new volunteers for doing more outreach and "chapter-like" activities.
  2. meetings with other organizations that could "open doors" for your group -- e.g. local or national government officials, like-minded organizations (e.g. Mozilla), etc.
  3. closed workshop for local Wikipedians with me, on creating Wikimedia programs, applying for grants from the Wikimedia Foundation, doing outreach, project management, and general Q&A (questions and answers) session.
  4. general relaxed socializing with local Wikipedians.

Do you think this could be useful? To be a meaningful visit, it seems to me we need to ensure:

  1. that there is a reasonably large group of Wikipedians (at least ten) in either Hanoi or Ho Chi Minh City that we can meet and engage with.
  2. that those local Wikipedians have enough English to benefit from conversation and experience-sharing in English (although, again, we could have an interpreter)
  3. that among the local Wikipedians, there are at least one or two who are willing to put in some time in preparation for this visit -- i.e. reach out to universities, local government, other partners, and coordinate a realistic schedule. I will provide all the help I can, of course, including a formal letter from the WMF requesting the meetings and offering the talks.

So, do you think there's an opportunity here? I welcome discussion about this. I am reachable at asaf AT wikimedia DOT org, but will also be monitoring this page.

Thanks!

- Asaf (Ijon (thảo luận) 17:36, ngày 16 tháng 9 năm 2011 (UTC))[trả lời]

Well i can see many problems with this idea of here. First of all, November is not a good time to visit Vietnam if you expect a lot of wikipedian to show up. I would say majority of vi contributors are still in school. Summer would be a better time, and even for those who are not in school anymore, they still have more free time in the summer than other seasons. I strongly recommend if you're planning to come to Vietnam then summer should be a best time.

It's a good idea that you guys, the foundation, trying to spread the idea of this free encyclopedia, which is specially important in Vietnam. Unlike America and other rich countries, they have like tons amount of websites you can go to look for information about stuffs... But in Vietnam Wikipedia is the only source in most of the stuffs. So wikipedia may not seem so important in America or some other countries but it is very important here. Even though it is so much important in Vietnam but it didn't and doesn't attract that many contributors compare to about 85 million population. Why? There are many reasons.

The biggest reason i think is Vietnam is consider as a developing country so basically it's a poor country. The living standard still suck, to some people trying to survive through daily lives is already tough problem. Not many people own a computer. Computer store is common. Most people would go there and pay money to use the computer according to how many hour they used the computers. So using a computer is a big deal in Vietnam. Most kids would rather spend their money playing game instead of writing wiki, consider by many is boring things. Adults are trying to make money and take care of their kids. They are no health care, hospitals have no obligation to save the poor. Basically Vietnam still has a lot of problems to think about, so as the result not so much about knowledge. It's just like America when it was early 20th century.

Second biggest reason, limited resource. Unlike America and other countries, they are huge public library and book available to people but not in Vietnam. There are no public library, even if you are rich to buy books but you still can't buy a lot of books since there aren't that many translators to translate books in other language to Vietnamese compare to Americans. So yea it's sometime you, the foundation should know. By the way, the majority of the contributors either live in foreign countries (not Vietnam) or know more than 1 language. Like probably half or more are students in high school mostly. Unlike English, which require professional skill to write well. Vietnamese is an easy language so many students would have "enough" skill to have a decent writing. Plus most adults are belong to a generation of turmoil where there were war, much tougher condition than it is right now. So they are probably not a good target for future contributor. I would aim for those who born around 1990's if i was you. I'm not saying it's not possible for the older generation to be contributor but it's easier for those who born in 1990's to be one than older. It's just my opinion.

English is where most of the information of our articles come from. We mainly translated them from English version. As the economy declined, i can see many contributors quit (like they are not here anymore) by whatever reasons i don't know. Probably because since economy is crappy right now they need to do extra work to earn extra money to take care for their family. Everyone has their own life. Plus school in Vietnam is tough, very competition unlike America. Pressure to do well in school in Vietnam is way higher than America, harsh punishment is applied when you get bad grades. The discipline is harsh too, they hit students with big sticks when they talk in class as an example unlike America you got detention or call home. It's a much different world here. Everything i wrote in here is what my life was like in Vietnam before i moved to America, which is not that long ago, 3 years ago. It might change now, i can see some dramatically changes when i talk to people from Vietnam through phone. Kids either busy with school or don't really have big thinking like the way in America train American students to have critical thinking. Well after all i can say is it's hard to spread wikipedia ideas to people but you never know until you try. I prefer you should do it in the summer, as my plan, i will probably come back to visit Ho Chi Minh city (where i used to live) in Vietnam next summer. I will be an interpreter for free of charge of course and help what i can to spread the ideas of this awesome wiki.Trongphu (thảo luận) 22:24, ngày 16 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

According to this page, most Vietnamese Wikipedians living in Vietnam are no more at school. So the matter is not about the time. ~ Violet (talk) ~ 06:06, ngày 19 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]
That page doesn't reflect that most Wikipedians are no longer in school. It just simply shows that many mid 20 and 30 years old wikipedians show up at the "real meeting" place. There is no real statistic about wikipedian ages. However, students (including whose in college or higher institution) still made up of half at least according to ratio of people i know in this wikipedia. And as i mentioned above, even if i was wrong. Let say adults made up most of the amount of wikipedian here, but as i said summer still the better time for everyone no matter if whether you are at school or working. I would assume that most people would have "more" free time than any other season of the year. As a conclusion time is "absolutely" matters if you expect "free time" from wikipedians.Trongphu (thảo luận) 02:51, ngày 20 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]
You should not keep talking about the fixed time. Directly go into the question: just tell if there is any opportunity anybody could help in reaching out to universities, local government, other partners, and coordinate a realistic schedule this November. ~ Violet (talk) ~ 16:28, ngày 20 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

The answer so that should be "no". If you just pop up in Vietnam in November and expect many Wikipedians to help reach out for universities, local government, other partners, and coordinate... then it's a terrible time to aim at. As i said before "November is not a good time to visit Vietnam". I didn't exactly say no but i explained things that you can use common sense to link it to the "no" answer. And i did explain in detail what is going on in Vietnam, not just saying things without explanation.Trongphu (thảo luận) 23:29, ngày 20 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Indeed, the immediate question is whether a visit in November can help the community. "No" is a valid answer, of course! Should I take that to be the answer, as no one else has expressed a different opinion so far? I hope I'll be able to visit in the summer, but there's an opportunity in November, as I'll be visiting Korea and possibly the Philippines then. Ijon (thảo luận) 22:59, ngày 20 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Thank you for the detailed response! I found it insightful. Ijon (thảo luận) 22:59, ngày 20 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Hey enjoy your visit in Asia then i guess. I hope you have opportunity to visit Vietnam in the summer (perfect time). I'm not guarantee nor can i predict the future but all i can tell you is summer has better chance than any other seasons. And thank you for give me a compliment, i'm glad you found my lectures useful, often of time people got bored of my conversation because i say too much, things not even related or little bit related to the conversation (it means a lot to me, now i have to thank you HAAA). And again i'm not guarantee anything i said is truth, i could be wrong. Everything i said is from what i know, my perspective, my experience and my understanding of what is best for us... Other people may have different opinions and i'm totally respect that and maybe sometimes their opinions are more right than mines.Trongphu (thảo luận) 23:37, ngày 20 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Plus one thing i haven't told you i guess. It's always good to know as much about our community as possible before you go to this important mission, isn't it? Many "active" wikipedians are currently living outside of Vietnam. You can tell by just looking at one of many "first" sysop, bureaucrat, checkusers are living outside of Vietnam. I know if many of the first sysop... are living outside of the US doesn't mean there are a lot of them but well it's just an example or a way that you can look at. It's simply because it's not easy for those who are living in Vietnam write about things that not about Vietnam (limited resource as i said above). Most contributors i would say know more than 1 language rather than their born language. By many i mean maybe 1/2 or 1/3 of total "active" or "semi-active" wikipedians are from outside of the country (it's my guess). Alright it's something else for you to know. Just a small reminder, if you plan to go to the summer, make sure to inform us ahead just like you did at least 1 or 2 months ahead so the people who plan to participate can plan their things ahead. Good luck!Trongphu (thảo luận) 02:28, ngày 21 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Very well, it does look like this is not a good time for this visit. That's fine! I'll try to come in the summer.
I won't be monitoring this page any more, so if you want another comment to reach me, please e-mail me directly, at asaf AT wikimedia DOT org. Thanks! Ijon (thảo luận) 23:51, ngày 23 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]
A minor quibble: Wikipedia was much more americentric/eurocentric back when the Vietnamese edition started. After all, for the longest time, www.wikipedia.org led directly to en.wikipedia.org. So the fact that many original contributors (and thus some of the sysops etc. today) come from outside Vietnam shouldn't come as much of a surprise. I think it's more an accident of history than something you can really read into. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:57, ngày 21 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Đại tá = nổi bật ?


Có nghiêm trọng không?

Wikipedia tiếng Ý bị tạm dẹp một thời gian. Chúng ta rút ra được điều gì nhỉ? 134.139.71.109 (thảo luận) 22:39, ngày 5 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Chưa rõ lý do vì sao?--Vietuy (thảo luận) 08:07, ngày 6 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bị dẹp đâu mà dẹp. Họ vừa mới bỏ lên cái thông báo trên toàn thể Wikipedia của họ về cái "bill" (tạm dịch là luật đang được thảo luận bởi chính phủ). Cái bill này sẽ gây ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận chính trị của Wikipedia Ý. đọc ở đây nếu có hứng thú Nói chung cái bill này mà thành công thì Wikipedia Ý có thể bị sụp đổ. Và chỉ có người sống ngoài nước Ý tham gia được thôi chứ sống trong Ý là sẽ bị cấm giống Trung Quốc thôi. Bài học đơn giản là bọn bạo chúa đang hoàng hành, đang mưu đồ thôn tính thế giới và cướp đi quyền tự do ngôn luận cái quyền quý giá nhất của loài người. Bên tiếng Anh họ cũng đang đi theo truyền hướng này đấy.Trongphu (thảo luận) 23:34, ngày 6 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bill là "dự luật". – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:44, ngày 27 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Trung học phổ thông = nổi bật ?

Ở bên tiếng Anh hầu như các trường trung học phổ thông (trường cấp ba) đều có bài dù trường có giỏi hay không. Theo mình thì bên tiếng Anh đã quyết định trung học phổ thông là đủ nổi bật thì tại sao bên mình lại không? Mời mọi người cho ý kiến.

Đồng ý
  •   Đồng ý Như trên.Trongphu (thảo luận) 19:22, ngày 7 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  •   Đồng ý Tôi ủng hộ những bài viết về trường học, dĩ nhiên bài viết đó phải đạt được 1 mức độ sơ khai nào đó. Quy định về dnb dùng cho trường học tôi nghĩ không cần thiết, vì trường học nào cũng nổi bật cả, không nhất thiết là nó phải đạt được 1 thành tích nào, hay đào tạo ra được những ai, vì chúng ta hoàn toàn không có nguồn tin cậy đầy đủ nào về những thống kê kiểu như thế. Cho nên, theo tôi nghĩ, nếu 1 trường nào đó mà có người có khả năng viết về nó khá đầy đủ thông tin, thì trường đó nghiễm nhiên được giữ mà không cần phải đem ra xét về dnb nữa, dĩ nhiên nếu như thế thì chẳng ai có thể gào lên rằng như vậy thì wiki thành cái lẩu trường được. Chúng ta đang là 1 cái rổ bướm đêm và những địa danh với vài chữ giới thiệu sơ sài mà thậm chí dân số ở đó còn ít hơn số người được đào tạo ra từ 1 cái trường con con ở thôn. Tôi thấy trong Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam) cũng có nhiều người đồng ý bỏ tiêu chuẩn dnb cho trường học, xin mời các bạn tiếp tục bq ở đây. majjhimā paṭipadā Diskussion 22:07, ngày 10 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Không ý của mình là bất cứ trường cấp ba nào cũng được viết bài lên đây không cần biết có nổi tiếng hay không, miễn sao có nguồn là được(có thể xài website của trường). Bên tiếng Anh họ cũng vậy thôi, bất cứ trường cấp ba nào được viết đều được giữ. Đây là cuộc biểu quyết cho tất cả những trường cấp ba. Còn trường cấp một với hai thì phải nổi tiếng mới mong có bài được.Trongphu (thảo luận) 21:51, ngày 11 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Phản đối
  •   Phản đối Theo tôi, hiện nay vấn đề giáo dục Việt Nam chưa hoàn thiện, cải cách tùm lum. Việc trường cũ trường mới đang rất xáo trộn. Vì thế mới có việc là các trường phổ thông khi được viết bài trên wiki thì phải đem tiêu chí ra xét. Không thể đặt 1 bài về trường mới thành lập 1 tháng đang cần quảng cáo vì thiếu học sinh bên cạnh một trường có lịch sử từ thời trước 1975 hay trước 1955 được.-- Trịnh Xuân 01:51, ngày 17 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Nói chung thì những trường mới được ra lò trong vòng vài năm đổ lại thì phải cần xem xét lại. Cộng với theo mình trường mới, trường cũ gì chả giống nhau. Đã là trường cấp ba là đạt tiêu chuẩn hết, tuy nhiên nói có văn phong quảng bá thì phải xóa.Trongphu (thảo luận) 00:13, ngày 18 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Chẳng lẽ một trường từ xưa đến nay vẫn ở cấp làng (miền cao phía Bắc nhiều lắm) cũng đưa vô sao???-- Trịnh Xuân 05:21, ngày 18 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Đúng, cấp làng thì sao nào? Ở bên Mỹ bất cứ trường nào cũng được viết hết miễn có nguồn là được, mình nên bắt chước các nước khác, không nên bảo thủ. Trường hợp đặt biệt: chỉ có các trường mới mọc lên và có ý đồ quảng bá thì còn để xem xét lại.Trongphu (thảo luận) 20:43, ngày 18 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bắt chước phải có mức độ, và phải xem là điều kiện để so sánh có tương đương không. Làm kiểu "bên nọ làm như thế thì bên ta làm như thế cũng được" là không thể chấp nhận được với điều kiện hiện nay.-- Trịnh Xuân 11:32, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Trường nào ở đâu cũng vậy thôi? Khác nhau ở chỗ nào? Chẳng lẽ ở Hoa Kỳ trường cấp ba ở đó nổi tiếng hơn sao? Nói chung VN mình còn có nhiều bảo thủ và hạn chế nên không hòa nhập với thế giới được.Trongphu (thảo luận) 20:56, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
  • Tôi thấy có nhiều bạn quan niệm wiki phải gồm nhiều bài chất lượng và có ích cho người đọc, và họ chống đối quyết liệt những bài viết mà họ cho rằng tên gọi không nổi bật.
  1. Một Bách khoa toàn thư tức là 1 từ điển gồm nhiều mục từ, khi ta cần tra cứu cái gì thì tra từ đấy (đừng nhầm lẫn với từ điển ngôn ngữ nhé). Cho nên, số mục từ càng nhiều thì cuốn từ điển đó càng có giá trị. Không nên cho rằng những bài ngắn gọn đơn giản thì không có ích gì, nó ngắn gọn là vì nội dung của nó chỉ có thế mà thôi, mà nội dung không thể đại diện hoàn toàn cho giá trị của mục từ đó được. Giống như cô giáo ra đề bài tả cảnh con gà trống, thì học sinh còn tả lông, móng, mào, tiếng gáy, dáng điệu...., nhưng nếu ra đề bài là tả một cây kim may, thì học sinh chỉ có thể viết là kim bằng kim loại, nhỏ có lỗ để xâu chỉ và dùng để may mà thôi, bởi vì nó chỉ có thể được miêu tả đến như thế. Nhưng không thể nói là cây kim không có ích lợi gì được. Có nhiều người cho rằng có quá nhiều bài về địa danh. Những bài này ngắn gọn vài dòng đơn giản, vì địa danh đó chỉ có bấy nhiêu điều để nói, nhưng những địa danh này hoàn toàn hữu ích. Ví dụ viết 1 bài về ông A, thông tin về ông đó sinh ở làng B, mà làng B ở tận đâu đâu chả ai quan tâm, nhưng trong mục từ của wiki lại có làng B, và nếu người tra cứu có thắc mắc làng đó ở đâu, thì chỉ việc click vào liên kết nội để đến làng B đọc thêm. Bài về làng B trở thành 1 yếu tố cung cấp thông tin bổ ích đến bài viết khác.
  2. Nhiều người e ngại nếu những bài ngắn ngắn như thế quá nhiều, sẽ làm loãng và làm mất giá trị của wiki vì đọc ở đâu cũng thấy những bài dạng như thế. Wiki không phải 1 cuốn tiểu thuyết để chúng ta phải ngồi đọc từ trang 1 đến trang 1 triệu mới hiểu hết nội dung, mà nó là nơi khi ta cần tra cứu 1 cái gì đó thì chúng ta moi cái đó ra để mà đọc. Vì vậy không có lý do gì để nói những bài ngắn làm mất giá trị của wiki. Nhưng cũng không phải là cái gì cũng đem lên đây được, bởi vì dung lượng lưu trữ có hạn, cho nên buộc chúng ta phải chọn lọc để mà đưa lên. Chọn lọc là 1 điều bắt buộc phải làm, nhưng đừng vì vậy mà suy diễn rằng chỉ những bài chất lượng mới đáng được chọn. Một cái nhà lớn thì cũng nhờ những hạt cát nhỏ bé, một bài viết hoành tráng thì cũng nhờ vô số liên kết nội nhỏ nhỏ bên trong mới có thể làm rõ nghĩa của bài được. Cho nên không nên dùng luật một cách cứng nhắc để buộc phải xóa một bài nào đó và điều này cũng là 1 trong năm cột trụ của wiki. Nếu một bài viết có giá trị tham khảo, mặc dù tôi cũng không biết là người dùng tra cứu trường hợp nào, thì theo tôi đều nên giữ lại. Quan điểm của tôi, độ nổi bật là một tầm nhìn hẹp. majjhimā paṭipadā Diskussion 23:00, ngày 10 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  • Hiện nay wiki tiếng Anh có khoảng 5-10% các trường mẫu giáo và cấp 1, tôi không thấy có ai hỏi về tiêu chuẩn đưa lên của các trường này cả, chắc vài năm nữa thì toàn bộ các trường này sẽ được đưa lên thôi. Riêng nước Việt nam ta vẫn còn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên không thể so sánh (sánh vai) với các nước khác trên thế giới được. Hy vọng khoảng 30 năm nữa. ThanhNienThoiDaiNguyenTanDung2 (thảo luận) 00:48, ngày 11 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bạn đừng bịa đặt lên những thông tin ảo. Mời bạn đưa ra tên của một số trường mẫu giáo và cấp 1 có bài bên Tiếng Anh.Trongphu (thảo luận) 21:48, ngày 11 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi cho con số 5-10% là vẫn còn bảo thủ đấy. Ở Vương quốc Anh hiện nay là hơn 60% đây, từ mẫu giáo-cấp 1 ở mỗi nước hơi khác nhau: kindergarten, elementary, preparatory, public school, preschool, nursery school, foundation school... Vài thí dụ ở các nơi khác: Ở Canada Ontario, bạn có thể tra thêm các trường khác ở Canada trong link trên. Ở Úc NSW, ở Hoa kỳ: San Diego. ThanhNienThoiDaiNguyenTanDung2 (thảo luận) 00:47, ngày 12 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Cái list đó đâu phải tất cả các trường ở Vương Quốc Anh đâu? Bảo đảm mấy trường đó cũng phải có chút tiếng tăm nhìn sơ qua thì thấy bài nãy cũng có nguồn hẳn hoi. Cái list đó chắc cỡ 1% là cao vì mấy cái trường mẫu giáo và cấp 1, cấp 2 mỗi quốc gia có cả trăm ngàn hay cả triệu đấy chứ.Trongphu (thảo luận) 03:12, ngày 13 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Trongphu tính lại đi, số trẻ em độ tuổi 5-11 ở Vương quốc Anh là 4,7 triệu (theo số liệu thống kê Liên hợp quốc 2008 http://unstats.un.org/unsd/demographic/products/dyb/2000_round.htm ) nếu có hai trăm ngàn trường thì mỗi trường chỉ có tổng cộng 24 em từ lớp mẫu giáo tới lớp 6, vừa đủ để xếp vô một lớp. Còn nếu có một triệu trường thì mỗi trường chỉ có 5 em. ??? ThanhNienThoiDaiNguyenTanDung2 (thảo luận) 01:42, ngày 14 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Nói như vậy chỉ chứng minh được đa số các trường cấp 1 và 2 ở duy nhất bên Anh là có bài thôi. Xin nhắc ở đây là không chỉ có người Anh nói tiếng Anh. Còn có Hoa Kỳ và Canada và Úc nữa. 1% là cao rồi. Bên Hoa Kỳ đây các trường cấp 1 và 2 nhiều như cỏ đấy mà ít thấy trường nào có bài lắm. Chỉ có trường nổi tiếng thì mới có thôi chứ mấy trường con nít bỏ vô bách khoa này để làm gì? Ai đọc?Trongphu (thảo luận) 04:32, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bên Úc, bang NSW có 1612 trường tiểu học và 398 trường trung học (theo số liệu thống kê của bộ giáo dục nsw năm 2010 https://www.det.nsw.edu.au/about-us/statistics-and-research/key-statistics-and-reports) tổng cộng là 2010 trường, tôi đếm số trường có trên wiki ở cái link NSW trên A-K,G-P,Q-Z thấy có 230 trường. Vậy tỉ lệ các trường có mặt trên wiki của bang nsw Úc chính xác là 11.4% .
Ai đọc ? Các bậc phu huynh quan tâm tới con em mình muốn tham khảo trường tốt thầy cô giỏi học phí rẻ để gửi gấm, "dạy con từ thủa còn thơ", hy vọng một ngày nào đó chúng nó giỏi giang hơn cha mẹ, "con hơn cha là nhà có phước". ThanhNienThoiDaiNguyenTanDung2 (thảo luận) 03:37, ngày 17 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Không hiểu nổi mấy người nữa, hệ thống giáo dục hiện nay của ta với của Anh cách nhau bao nhiêu năm vậy trời. Thế thì đương nhiên là các trường dù cấp mấy thì cũng trở nên uy tín sau hàng thế kỷ rồi còn gì nữa.-- Trịnh Xuân 05:19, ngày 18 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Theo tôi thì nên đưa thêm tiêu chí đạt chuẩn Quốc gia là được. Như xem chương trình Đường lên đỉnh Olympia, khi nêu tên trường, người ta có thể biết nó thuộc địa phương, tỉnh nào. Đó chính là "độ nổi bật" đó thôi --Linhhp (thảo luận) 17:24, ngày 22 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cậu Trịnh Xuân nói chí lý. Trường bên Anh đã có từ lâu đời so với VN mình, so sánh thì so làm sao? Mà mục đích chủ yếu của cuộc biểu quyết này là quyết định tất cả trường cấp ba có đủ nổi bật hay không. Còn cấp 1 và 2 thì tùy theo nguồn rồi tính sau.Trongphu (thảo luận) 05:24, ngày 26 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Phiên âm Hán Việt trong infobox


Tàu chiến Việt Nam

Hiện nay, đa số các bài viết về tàu chiến trên wiki đều sử dụng công thức:

  • Tên viết tắt tiếng Anh + Tên tàu + (Số hiệu tàu).

Theo tôi thấy hiện nay, Việt Nam và một số nước khác cũng có những chiếc tàu có độ nổi bật để viết trên Wikipedia tiếng Việt. Nhưng một vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ để tên bài viết như thế nào. Có nên dùng tên viết tắt tiếng Anh nói về Hải quân Việt Nam không. VD: Tàu VPNS Đại Kỳ (HQ-03). Xin mọi người cho ý kiến. -- Trịnh Xuân 08:29, ngày 29 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cách nào dễ hiểu và sử dụng rộng rãi nhất dành cho người đọc thì xài. Mà đa số các wiki đã sử dụng rồi thì chứng tỏ cách đó thông dụng trên toàn thế giới nên cứ vậy mà theo.Trongphu (thảo luận) 20:31, ngày 2 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi chưa thể đồng ý với Trongphu. Cách viết phải căn cứ vào tên thực tế của nước sở hữu tàu chiến. Tôi nêu ví dụ:
  • Hoa Kỳ, Anh, Đức... có truyền thống đặt trước tên tàu chiến một nhóm ký tự nào đó theo truyền thống. Ví dụ tàu chiến Hoa Kỳ bắt đầu bằng USS, Anh là HMS, Đức là SMS...
  • Từ đầu thế kỷ 20 bắt đầu có số hiệu lườn tàu. Những chiếc nào có số hiệu như vậy sẽ được đặt phía sau trong dấu ngoặc đơn
  • Nhiều nước chỉ đặt tên hoặc tên và số hiệu lườn; ví dụ như Nhật Bản trước 1945. Trước đây người ta gán ghép cho nó ký tự IJN (Imperial Japanese Navy) nhưng trong thực tế người Nhật không đặt tên như vậy. Cách đặt tên được áp dụng bên wiki tiếng Anh là "Tên tàu (loại tàu/của nước nào)"; ví dụ Yamato (thiết giáp hạm Nhật). Chỉ sau này Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản mới đặt thêm ký tự đầu và số hiệu lườn mà thôi.
  • Vấn đề bạn Trịnh Xuân nêu bên trên, tôi cho là chỉ nên đặt tên: Tên tàu (số hiệu), bởi vì Việt Nam đâu có gọi dài dòng là "Tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam Đại Kỳ (HQ-03)" đâu?
Mong các thành viên khác góp ý thêm. Dieu2005 (thảo luận) 01:12, ngày 3 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Vậy hiện tại sẽ dùng là Tên tàu + Ký hiệu kiểu: Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) (?)-- Trịnh Xuân 06:18, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

2011 Wikimedia annual fundraiser - Soft Launch

Hi everyone -

We are quickly approaching the launch of the 2011 Wikimedia annual fundraiser. These past few months have been critical to ramp up our operation in preparation of the year-end campaign.

Here is where we are at now: Starting Monday November 7, we would like to launch the fundraiser to only logged-in users. Last year, we took down banners for logged in users about a month into the fundraiser. This year, we want to take the banners down even earlier for logged in users and starting next week will allow us to do that.

We are asking every community member who is planning to donate, to make their donation in this first week to help us test our donation forms in all different countries and languages. We have put a lot of effort into localizing our messages and forms. If you see any errors or ways we can improve the setup in your country or language, please get in touch with us on the the fundraising meta talk page in the next week so we can make these improvements before we put up banners for all users on Monday, November 14.

We will be sending out notices about the logged-in launch/test to mailing lists and village pumps this week. Please help us spread the word!

Thanks for helping us get off to a strong start.

From

The Fundraising Team

— Joseph Seddon
Production Coordinator

Tau thích mi

Bài này có đủ độ nổi bật để lên wiki không nhỉ? nhiều nguồn có uy tín đề cập.--Huy Phương (thảo luận) 03:37, ngày 7 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Xóa bài sai qui định

Bài "Phản động ở Việt nam" đã bị một BQV IP xóa sai qui định #3. Đề nghị các thành viên cho ý kiến. ThanhNienThoiDaiNguyenTanDung2 (thảo luận) 04:10, ngày 10 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bài bị xóa khi nào vậy anh bạn? ai xóa? Mọi người đã biểu quyết xong xuôi, anh bạn không tham gia bỏ phiếu nên bên "giữ" bị thua phiếu còn kêu ca cái gì?--117.6.64.175 (thảo luận) 04:15, ngày 10 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Giám sát viên (oversight)

Chào mọi người

Mình thấy trên các wiki khác có một quyền người dùng là oversight. Vậy quyền này là gì. Tại sao Wiki tiếng Việt lại chưa có. Cảm ơn--Morning Sunshine (thảo luận) 05:28, ngày 10 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mời xem meta:Oversight (tiếng Anh). Hiện này với nguồn nhân lực khá ít và phá hoại chưa tinh vị (liên wiki), Wikipedia tiếng Việt chưa cần đến công cụ này. --minhhuy (talk) (WMF) 11:40, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Good morning from Italy! I created this page also in Wikipedia.IT but I'm not able to charge the picture that is only in Wikipedia.VI.

Can you hel me? Thank you for all.

Sincerely

Italian User Rei Momo (thảo luận)

193.58.223.72 (thảo luận) 10:35, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

You can upload it to Italy wikipedia and use it there.Trongphu (thảo luận) 18:09, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Wikimedia Highlights

Do chưa có trang thích hợp, tạm thời các điểm nổi bật hàng tháng của Wikimedia Foundation sẽ được viết vào trang con của trang này, xem số tháng 10. --minhhuy (talk) (WMF) 11:45, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cách đây vài năm, tôi đã dịch vài số Wikipedia Signpost tại Wikipedia:Thời sự Wikipedia. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:11, ngày 12 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Rối?

Dạo thấy dạo thấy nhiều thành viên mới toanh, có cỡ 100 sửa đổi là nhao vô biểu quyết liền. Nghi nghi là có một số con rối đang hoành hành đây. Nếu Wikipedia tiếng Việt không tìm cách giải quyết các kết quả bỏ phiểu sẽ bị lệch hướng và không công bằng so phiếu con rối. Wiki ta bây giờ đang lâm vào tình trạng nguy khốn rồi, nhân lực thì ít. Cãi nhau và phá hoại thì nhiều.Trongphu (thảo luận) 18:13, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bạn phải tìm và chứng minh sơ bộ thì mới nên đưa lên đây, chứ tung hỏa mù thế này thì không nên. Ai phá, phá ở đâu, phá như thế nào,.. Trong một tập thể việc tranh luận là không tránh khỏi, êm đềm mãi cũng không ổn. 118.70.131.36 (thảo luận) 08:14, ngày 14 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Mình nói chung chung vậy đó chứ không muốn tô cáo riêng ai hết. Tranh luận là đều không phải tránh khỏi nhưng phải để ý ai là người tranh luận? Có mấy thành viên vừa được khoảng 100 sửa đổi là lao vô biểu quyết khiến cho người ta khó mà tránh khỏi nghi ngờ là rối.Trongphu (thảo luận) 23:36, ngày 18 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Các con Rối chú ý

Rối là gì? Rối là các tài khoản phụ và chuyên dùng để đi thảo luận phá rối và biểu quyết xóa, giữ, chọn,... Tôi đang theo dõi và đã nghi ngờ vài con. QuangGia (thảo luận) 16:00, ngày 21 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Hay lắm! Hy vọng cậu QuangGia rắng điều tra, chừng nào có đủ bàn chứng thì diệt hết lũ rối để wiki ta được công bằng bình luận, bầu cử công bằng. Công bằng muôn năm!!Trongphu (thảo luận) 05:20, ngày 26 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Dự án Kylie Minogue

Chào mọi người! Dự án về nghệ sĩ âm nhạc đầu tiên tại Wikipeida Việt Nam đã được lập là Dự án Kylie Minogue. Mong mọi người ủng hộ và góp phần phát triển dự án này! Tập tin:ChuKycuaBeyoncetan.png BeyoncetanWanna Tell Me Somethin'?Anyway, Beyoncé is Pregnant! 08:50, ngày 12 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tác dụng của bộ lọc sai phạm

Sau vài tháng cho kích hoạt thử nghiệm, bộ lọc sai phạm (abusefilter) tại Wikipedia tiếng Việt có một số tác dụng tích cực. Lấy ví dụ về trường hợp phá hoại sau: IP 118.69.70.184 sau khi được bộ lọc cảnh báo (xem MediaWiki:Abusefilter-warning-removal, hiển thị thông điệp cảnh báo), đã không tiếp tục thực hiện chỉnh sửa nghi ngờ (xem lịch sử bài Trận Trân Châu Cảng, sửa đổi này đã không lưu lại sau đó). Ngoài ra, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống Thẻ đánh dấu, các tuần tra viên có thể dễ dàng nhận ra sửa đổi nghi ngờ hơn.

Do đó, chúng ta cần tích cực nhập/tạo các bộ lọc nhiều hơn nữa, đồng thời tạo các trang hướng dẫn chung về bộ lọc. --minhhuy (talk) (WMF) 04:04, ngày 19 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Wiki tiếng Việt có xem được trên trình duyệt Firefox không?

Mình không mở được wiki tiếng Việt bằng trình duyệt Mozilla Firefox, nhưng wiki tiếng Anh thì mở được. Mình phải làm sao?

Có thể do phiên bản Firefox của bạn hơi thấp, từ 3. trở xuống sẽ bị như vậy. Hãy dùng phiên bản từ 4.0 trở lên là có thể mở được.--Trungda (thảo luận) 04:10, ngày 24 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tạo quyền "người dùng bot"


Terms of Use update

 

I apologize that you are receiving this message in English. Please help translate it.

Dear Wikimedians, the Wikimedia Foundation has been discussing changes to its Terms of Use, and the draft of the new version has been revised. The discussion is still ongoing at m:Talk:Terms of use and everyone is invited to join in. Because the new version is not yet in final form, we are not able to present official translations of it, but unofficial translations into several languages have been provided by volunteers (see translation request). Note that these translations are not official and may become outdated as the English version is changed.

Distributed via Global message delivery. Wrong page? Fix here.

Regards, Tbayer (WMF) 05:35, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Một vài thay đổi ở khung sửa đổi

Để dễ dàng và tiện dụng hơn khi viết, sửa bài, tôi đề nghị thay đổi một vài điểm nhỏ ở khung sửa đổi.

  • Khi chèn hình ảnh, mã mặc định sẽ là [[Tập tin:Ví dụ.jpg|nhỏ|]] thay vì [[Tập tin:Ví dụ.jpg]] như hiện nay. Lý do của thay đổi này là hầu hết các hình ảnh khi dùng ở Wiki đều ở dạng "nhỏ" và cần chú thích hình.
  • Phần Ký tự khác ở phía dưới (mã Wiki), tôi đề nghị thêm {{Commonscat|}} vì phần mã này xuất hiện trong phần lớn các bài.
  • Cuối cùng, bên cạnh nút tạo liên kết trong hiện nay (hình dây xích), tôi đề nghị vẫn để nút đơn giản dạng [[]] như trước kia. Trong nhiều trường hợp nó sẽ tiện dụng hơn.

Xin các thành viên cho ý kiến.----Paris (thảo luận) 15:16, ngày 30 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Dường như sau khi đổi thành giao diện vector, việc cập nhật nút cho thanh sửa đổi không thể thực hiện được nữa. --minhhuy (talk) (WMF) 11:55, ngày 1 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Thời gian quyền người bot

Thảo luận sau đã kết thúc: Đồng thuận: giữ nguyên quy định hiện tại.

Như các bạn đã biết, quyền tạo người bot mới được phê chuẩn chưa bao lâu trên wikipedia ta. Với quy định cũ cho cậu Huy đề cử chỉ giới hạn hai tuần để phòng chống lạm dụng để làm việc xấu. Nhưng điều đó đã nảy sinh nhiều vấn đề bất công và bất tiện. Mục đích của người bot là gì? Để thay đổi của họ không hiện trên trang thay đổi gần đây vì họ làm hàng loạt các sửa đổi nhỏ. Nếu giới hạn hai tuần thì quả thật chẳng khác nào bắt người bot phải làm xong hết tất cả trong vòng hai tuần. Cứ mỗi hai tuần lại mò vô xin đi xin lại thì bất tiện quá. Mà hiện giờ đâu phải ai cũng rảnh đâu mà làm vậy được. Rảnh giờ nào thì giúp giờ đó thôi chứ. Giới hạn 2 tuần chẵn khác nào giới hạn đóng góp của một số thành viên bận.

Và từ lâu mình đã khá bất xúc với cái việc kì thị giữa tự động (bot) và không tự động (người bot). Hai cái điều có chung một chức năng là để phòng trống làm ngập thay đổi gần đây. Tại sao bot lại được ưu tiên hơn? Cả hai điều có thể trở thành công cụ phá hoại nếu người dùng nó có chủ định xấu. Quy định cho người bot chẳng khác nào nói là người điều khiển bot tự động đáng được tin cậy hơn người bot. Vậy thì với quy định hiện nay thì tự động được ưu tiên hơn không tự động, là sao? Tại sao lại có bất công này? Nó sẽ ảnh hưởng những người không có trình độ xài bot tự động giống như mình, làm họ không thể đóng góp được theo khả năng của họ. Ví dụ: năm ngoái mình định cấm cờ bot để chào mừng hàng loạt thành viên mới, xin cấm cờ thì lại không cho rồi cấm mình vì mình sửa đổi nhiều làm tràn ngập trang thay đổi gần đây. (bằng chứng vô đây). Chuyện này quá bất công, muốn đóng góp thì bị cấm vì làm ngập trang thay đổi gần đây còn xin cờ bot thì lại không cho?

Do những điều trên mình xin đề nghị lên cộng đồng để thay đổi thời gian giới hạn của người bot đổi thành giống như thời gian giới hạn của bot. Công bằng và bình đẵng. Xem thêm thảo luận nếu muốn đây. Đây cũng là lần cuối cùng mình khiến nghị vụ này. Xong đợt này mình cũng không thèm bàn cãi gì nữa hết. Quả thật đối với mình thì có hay không điều không quan trọng nhưng chỉ là mình cảm thấy bất công. Mà đã là bất công thì phải chống. Còn thua thì chịu thôi. Cảm ơn mọi người và mời mọi người bỏ phiếu và thêm ý kiến.Trongphu (thảo luận) 22:27, ngày 9 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Ý kiến thảo luận của các thành viên
  1.   Ý kiến . Mình thấy việc giới hạn thời gian cho mỗi lần cấp quyền là hợp lý đó chứ. Quyền này ẩn đóng góp của một người khỏi trang TĐGĐ khi người đó thực hiện các tác vụ như đổi thể loại hàng loạt, đánh dấu xóa hàng loạt, chèn bản mẫu hàng loạt... vốn chỉ cần một thời gian ngắn là xong, vì thế đặt thời hạn là hợp lý. Còn nếu việc cần làm quá nhiều thì người ta dùng bot cho lẹ mà còn đỡ mất công sức. Việc hoan nghênh thành viên mới trước giờ chỉ thấy người ta dùng bot, chưa thấy làm thủ công mà cần tới quyền ẩn giấu này bao giờ. PRENN (tl) 13:19, ngày 10 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Như mình nói ở trên. Mình đồng ý là nó hợp lí nhưng sẽ tạo ra bất tiện và bất công bằng. Xin mời bạn giải thích dùm tại tao lại có sự khác biệt giữ bot và người bot? Chẵng lẽ bot được tin cậy hơn người bot hay sao? Mình thắc mắc cái vụ này từ lâu rồi mà chưa ai trả lời được. Chuyện hoan nghênh bằng cách nào là quyền của người đóng góp. Chả lẽ bắt người ta dùng bot khi người ta không biết cách xài? Vậy quyền tự do ở đâu? Mà bạn nói nghe thì dễ quá, "chỉ cần một thời gian ngắn là xong"? Nói thiệt với bạn, ngày nào Wkipedia còn phát triển thì ngày đó còn có việc để làm. Hai chục năm còn chưa đủ chứ hai tuần. Mà đâu phải ai cũng rảnh ranh đâu. Đóng góp khi nào là quyền của họ chứ. Hạn chế đóng góp là sao? Được hai tuần thì chưa chắc gì người ta có thời gian sử dụng hết hai tuần, có khi bận sử dụng được vài ngày.
    Thì đồng ý có một số công việc thì sẽ có thể làm xong nhanh nhưng có một số cần có thời gian lâu dài. Và với quy định hiện nay thì đã làm giới hạn và xúc phạm đến những thành viên không biết sử dụng bot tự động và hạn chế đóng góp của họ. "Còn nếu việc cần làm quá nhiều thì người ta dùng bot cho lẹ mà còn đỡ mất công sức." Thì đồng ý bot đỡ mất công sức. Nhanh thì chưa chắc nhanh bằng thủ công à. Còn nếu người đóng góp không biết dùng bot tự động thì sao? Chả lẽ cấm họ không cho đóng góp chắc?Trongphu (thảo luận) 15:57, ngày 10 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Và xin lưu ý vấn đề quan trọng chủ yếu ở đây là sự bất bình đẳng giữa bot (tự động) và người bot (không tự động). Nếu giới hạn lai quyền bot trong vòng hai tuần thì mình sẽ ok liến. Làm sao thì làm miễn hai cái công bằng là được. Chứ làm kiểu này chẳng khác nào nói: "người không biết xài bot tự động bị thiệt thòi gắng mà chịu." Xúc phạm những thành viên giống như mình.Trongphu (thảo luận) 16:02, ngày 10 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Vì đúng ra nó không phải là "người dùng bot" đâu Trongphu, chẳng có liên quan gì đến bot hết á. Chỉ là "cờ lũ" thôi, flood flag mà. Flood flag không được tạo ra để chào mừng thành viên là việc vốn dành cho bot và có thời hạn không xác định, mà để thực hiện công việc ngắn hạn do người thực hiện (như đã nói ở trên). PRENN (tl) 16:32, ngày 10 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ngắn hạn? Xin mời bạn qua meta mà đọc. Quyền quy định là do cộng đồng của tùy wikipedia đặt ra chứ chã có ai quy định là 2 tuần cả. Tự Wikipedia mình đặt ra thì có. Xin hỏi quy định cấm không được chào mừng thành viên mới ở đâu vậy? Quy định chỉ có bot được chào mừng ở đâu vậy? Bot hay "cờ lũ" gì không cần biết, cả hai điều có mục đích như nhau. Nói lòng vòng bạn vẫn chưa giải thích rõ là tại sao lại có sự bất bình đẵng giữa hai cái.Trongphu (thảo luận) 21:28, ngày 10 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Tôi đã đọc ở Meta từ trước và tôi sẽ chấm dứt thảo luận này ở đây vì hình như bạn vừa không hiểu vừa quy chụp này nọ. Này bạn, tôi không nói có quy định cấm chào mừng thành viên mớichỉ có bot được chào mừng. Cái khác biệt duy nhất mà tôi thấy ở quy định cờ flood của Meta với của Wp TV là ở việc tạo tài khoản mới để tách đóng góp của tài khoản chính và phụ của bạn (mà thực ra cũng không cần, như Pq). Khi 1 sysop có việc cần làm mà có thể gây ngập TĐGĐ, họ set quyền flood cho họ. Và khi xong việc, vì không có quy định tạo tài khoản mới, họ phải unset quyền flood đó. Chẳng ai tự set quyền flood không thời hạn cho mình cả, vì ngoài đóng góp đã nêu thì họ còn việc khác, ý này mời đọc tại Meta. Cái điều này tôi nói mấy lần bạn vẫn không hiểu: flood không phải là bot. Bot chỉ thực hiện 1 công việc duy nhất và theo như tôi biết, mỗi lần đổi hoặc thêm bớt công việc thì chủ bot phải báo với sysop hoặc cộng đồng.
    Còn một điều tôi chưa rõ là vì sao bạn nghĩ là việc hoan nghênh này ở Wikipedia tiếng Việt lại cần tới quyền ẩn giấu? Với tần suất cứ 5-7 phút có một người đăng ký (như ngay lúc này) thì kiểu gì mà công việc hoan nghênh lại làm ngập TĐGĐ? Bạn bị cảnh cáo vào thời điểm cách đây 1 năm 8 tháng, vì vậy mà bạn không dám tiếp tục thực hiện công việc đó nữa nếu không có quyền này? "rảnh giờ nào giúp giờ đó", nếu bạn có dư dả thời gian, sao không làm chậm một chút, khỏi tràn TĐGĐ; nếu bạn có ít thời gian, cần gì tới quyền này khi một lần online chỉ hoan nghênh vài người?; và khi đã được cấp quyền, việc xin lại có khó khăn gì khi BQV cấp quyền theo yêu cầu ngay trong ngày, trễ nhất là ngày hôm sau?
    Nói thêm nếu bạn có quan tâm: Tôi mà rảnh từ cách đây vài tháng thì tôi đã theo Cheers! học cách tạo và điều khiển bot rồi, vì robot là một trong mấy thứ tôi khoái ở Wiki mà làm thử mấy lần rồi vẫn thất bại. PRENN (tl) 03:30, ngày 11 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  2.   Ý kiến Tôi thấy hình như có mâu thuẫn trong quy định này. Theo logic, thứ 1 nếu 1 người được cấp quyền bot thì ắt hẳn người cấp quyền phải tin tưởng người này nên mới cấp. Thứ 2, đã là tin tưởng thì việc giới hạn thời gian cấp quyền sẽ tương đương với giới hạn thời gian tin tưởng? (nghĩa là sao? Tôi chỉ có thể tin anh trong 2 tuần còn muốn tôi tin anh tiếp thì anh phải xin tôi tin anh tiếp à?) Thứ 3, nếu nói là dùng bot để phá, thì 1 ngày cũng đủ để phá, việc giới hạn thời gian với lý do này hoàn toàn vô nghĩa.
    @Trongphu: bạn dùng từ xúc phạm hơi nặng đó, tôi nghĩ chẳng ai có ý xúc phạm bạn cả. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:06, ngày 10 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý với bạn! Xúc phạm là đúng rồi bạn à. Mình cảm thấy xúc phạm khi không được đối xử công bằng vì không biết cách sử dụng bot.(giống như người da đen bị người da trắng đối xử bất công vậy đó) Cái gì không công bằng = bị sỉ nhục, xúc phạm. Nó đã làm hạn chế đóng góp của mình tình từ năm ngoái.(đừng hiểu nhầm là mình tham đóng góp hay gì đó, đơn giản là nghĩ giúp được cái gì thì giúp dùng chuyện đó nhỏ hay lớn) Tùy theo mỗi người, đóng góp được cái gì thì đóng góp chứ đâu phải đóng góp lớn mới được. Quy định này nói chung làm hạn chế đóng góp và tạo ra sự bất bình đẳng không có lý do hợp lí.Trongphu (thảo luận) 16:17, ngày 10 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  3.   Ý kiến Nói chung thế này: đây là một công cụ mới xuất hiện ở Wikipedia tiếng Việt, đồng thời cũng rất ít được áp dụng ở các dự án khác. Quy định tôi đề ra chỉ là tạm thời do chưa có trang tiêu chuẩn chính thức tại đây, vậy các bạn cứ tự nhiên thảo luận để cải thiện nó và làm hợp ý mọi cá nhân. Về ý kiến của tôi: đừng nghiệm trong hóa quyền này. Lúc đề xuất, tôi chỉ hy vọng trao quyền những lúc thật sự cần thiết khi có yêu cầu chỉnh sửa tự động lớn hoặc chống phá hoại hàng loạt. Xin trả lời các câu hỏi sau của bạn Trongphu:
    1. « Mục đích của người bot là gì? Để thay đổi của họ không hiện trên trang thay đổi gần đây vì họ làm hàng loạt các sửa đổi nhỏ. Nếu giới hạn hai tuần thì quả thật chẳng khác nào bắt người bot phải làm xong hết tất cả trong vòng hai tuần. Cứ mỗi hai tuần lại mò vô xin đi xin lại thì bất tiện quá. Mà hiện giờ đâu phải ai cũng rảnh đâu mà làm vậy được. Rảnh giờ nào thì giúp giờ đó thôi chứ. Giới hạn 2 tuần chẵn khác nào giới hạn đóng góp của một số thành viên bận. »: Tôi không bắt ép ai cả. Như đã nói, quyền này chỉ dành cho công việc cần thiết. Nó có thể được rút lại khi thành viên không hoạt động lâu dài để tránh lạm dụng. Tôi nghĩ đáng lẽ công việc chính của các bạn là cải thiện dự án này chứ không phải giữ mãi một quyền mà không sử dụng. Hơn nữa, việc yêu cầu cấp quyền vô cùng tự nhiên, không gò bó về số phiếu gì cả, bạn chỉ cần yêu cầu hợp lý và sysop cấp quyền, xong. Tôi không nghĩ là sẽ có ai cảm thấy khó chịu khi phải xin quyền lặp lại, vì mục đích điều đó chỉ để xác nhận thành viên còn cần quyền này và vẫn hoạt động với quyền này, một công cụ làm ẩn đi tất cả các sửa đổi của họ mà có thể cần người khác giám định. Lý do hơn tôi sẽ trả lời bên dưới.
    2. « Và từ lâu mình đã khá bất xúc với cái việc kì thị giữa tự động (bot) và không tự động (người bot). Hai cái điều có chung một chức năng là để phòng trống làm ngập thay đổi gần đây. Tại sao bot lại được ưu tiên hơn? Cả hai điều có thể trở thành công cụ phá hoại nếu người dùng nó có chủ định xấu. Quy định cho người bot chẳng khác nào nói là người điều khiển bot tự động đáng được tin cậy hơn người bot. Vậy thì với quy định hiện nay thì tự động được ưu tiên hơn không tự động, là sao? Tại sao lại có bất công này? »: Có lẽ tôi sẽ giải thích khá dài dòng và độ tin cậy không được cao vì bản thân tôi cũng không am hiểu nhiều về chính sách bot tiêu chuẩn của WMF, hãy cứ xem những dòng sau đây chỉ là thảo luận: Sai phạm giữa bot và người bot khác nhau. Khi tài khoản bot của bạn bị rò rỉ, một thành viên nếu không có kiến thức lập trình sẽ không thể làm gì được nếu không có sự điều hành của chủ bot. Nhưng với tài khoản dùng bot bị rò rỉ, bạn có thể phá hoại mức độ cao mà không ai nhìn thấy. Đó là tôi suy nghĩ về vấn đề bảo mật tài khoản. Nếu nói về bản thân người được cấp quyền thì cả bot lẫn người bot đều có thể phạm sai lầm, nhưng lượng sửa đổi của bot do một người lập trình chỉ trong phạm vi nhỏ (như interwiki) với quy mô lớn (hàng trăm ngàn sửa đổi mỗi ngày), không gây ảnh hưởng tới tính chính xác về thông tin của Wikipedia tiếng Việt. Có thể đối với Wikipedia tiếng Việt, khi mà độ tin cậy còn chưa cao và nổi tiếng như các Wiki lớn khác, việc này không ảnh hưởng bao nhiêu, nhưng dĩ nhiên ai cũng hy vọng chúng ta có thể phát triển toàn diện hơn.
    3. Một điều khác: Việc hoan nghênh thành viên mới có lẽ không cần được ưu tiên (tôi không nói nó không cần thiết). Hầu hết các tài khoản được tạo mới đều không hoạt động (điều này mọi người đều biết), chúng ta chỉ nên hoan nghênh những tài khoản có một vài sửa đổi đầu tiên nhằm khuyến khích họ đi tiếp. Trường hợp của Pq: tôi quan sát Pq sắp xếp các thể loại qua công cụ tự động khá nhiều, gây ngập trang tuần tra, và lý do hoan nghênh thành viên mới của Pq cũng chỉ là phụ nên tôi đã cấp quyền cho Pq. Vì mục đích chính của Pq chỉ là sắp xếp thể loại, công việc này chỉ cần nửa tháng là có thể hoàn thành, trong trường hợp bận rộn, Pq hoàn toàn có thể xin gia hạn thêm nửa tháng sau, hoặc xin rút quyền nếu offline dài hạn. Những điều đó có vẻ là đã hợp lý với vai trò của người bot. Về ý kiến của AlleinStein, xin trả lời bạn như sau:
      « Theo logic, thứ 1 nếu 1 người được cấp quyền bot thì ắt hẳn người cấp quyền phải tin tưởng người này nên mới cấp. Thứ 2, đã là tin tưởng thì việc giới hạn thời gian cấp quyền sẽ tương đương với giới hạn thời gian tin tưởng? (nghĩa là sao? Tôi chỉ có thể tin anh trong 2 tuần còn muốn tôi tin anh tiếp thì anh phải xin tôi tin anh tiếp à?) Thứ 3, nếu nói là dùng bot để phá, thì 1 ngày cũng đủ để phá, việc giới hạn thời gian với lý do này hoàn toàn vô nghĩa. »: Như đã giải thích rất nhiều ở trên, quyền này hoàn toàn không quan trọng đến nổi bàn về việc tin tưởng thành viên ngắn hạn hay dài hạn. Khi yêu cầu quyền, việc trao cho một thành viên đáng tin cậy dĩ nhiên là hợp lý hơn và an tâm hơn. Giới hạn thời gian khi công việc đã hoàn tất là hợp lý, tại sao cứ nhất thiết phải giữ quyền khi bạn không còn cần tới nó nữa, và khi bạn lại cần, việc trao quyền cho bạn vô cùng dễ dàng và thoải mái. Việc dùng bot, đã giải thích ở trên.
    Còn về vấn đề xúc phạm hay không, tôi thừa nhận nó có thể gây khó chịu khi buộc một thành viên phải cam đoan sẽ không dùng nó cho các sửa đổi không liên quan đến yêu cầu. Nhưng vì đây là một quyền mới và có thể bị sai phạm cao (dù cố ý hay không cố ý), trong một vài yêu cầu đầu tiên tôi chỉ muốn các thành viên yêu cầu quyền ý thức tính quan trọng của việc dùng quyền. Về sau khi quyền đã quen thuộc, các bạn có thể yêu cầu thoải mái hơn nữa, chỉ thế thôi. Nếu mọi người không đồng ý có thể thảo luận lại. Nhưng tôi không tán thành việc trao quyền vĩnh viễn vì những lập luận bên trên, xin cảm ơn. --minhhuy (talk) (WMF) 02:54, ngày 11 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Nói như bạn thì biết thành viên nào sẽ trở thành thành viên đóng góp tích cực còn thành viên nào không? Chào mừng kiểu chọn lọc vậy liệu có khách quan chăng? OK nói chung mỗi người có một quan điểm khác nhau. Cãi vã tới già cũng vậy thôi. Tùy cộng đồng quyết định. Mà mình có nói vĩnh viễn bao giờ? Chỉ ít nhất cho đủ thời gian chứ hai tuần thì giống như bằng không. Vài tháng thì còn có lý hơn.
    Ờ mà còn vấn đề bot mình vẫn chưa hiểu ý của bạn lắm. Ví dụ như tài khoản bot bị rò rỉ rơi vào tay kẻ giấu tên A. Vậy A có thể sửa đổi bình thường giống như các thành viên khác không? Để dễ hiểu hơn: Tài khoản bot nói đi nói lại vẫn là một tài khoản bình thường mà phải không? Chỉ có khác nó được chạy tự động và giấu sửa đổi. Vậy nếu A không biết cách xài nó vậy A có thể sửa đổi bình thường như mọi thành viên khác không?Trongphu (thảo luận) 03:16, ngày 11 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Cộng với mình chỉ ví dụ một cái công việc hoan nghênh trong trường hợp của mình thôi. Chứ có nhiều công việc tùy theo khả năng tùy thành viên như mình đã nói khi nào wikipedia còn chạy thì cần phải làm, nói đại khái là gần như lúc nào cũng cần hoài hoài luôn.Trongphu (thảo luận) 03:20, ngày 11 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Tôi không hiểu ý bạn: « Nói như bạn thì biết thành viên nào sẽ trở thành thành viên đóng góp tích cực còn thành viên nào không? Chào mừng kiểu chọn lọc vậy liệu có khách quan chăng? »: khi nào thành viên đó có một vài sửa đổi thì chúng ta hoan nghênh, còn nếu không có sửa đổi gì thì xem như đó là tài khoản ảo (hoặc tài khoản chỉ đọc, không có đóng góp ---> không cần gửi bản mẫu hoan nghênh chứa hướng dẫn cách sửa đổi wiki). « Chỉ ít nhất cho đủ thời gian chứ hai tuần thì giống như bằng không. Vài tháng thì còn có lý hơn. »: bạn có thể đưa lý do tại sao nó có lý hơn không, cụ thể như những gì tôi đã giải thích rằng công việc dùng quyền này chỉ vừa phải cho sức người chứ không phải bot, thời hạn như vậy là quá đủ + yêu cầu lại hoàn toàn dễ dàng. « Chứ có nhiều công việc tùy theo khả năng tùy thành viên như mình đã nói khi nào wikipedia còn chạy thì cần phải làm »: theo bạn đó là công việc nào mà cần phải làm hoài (trừ việc của bot), ngay cả cộng đồng Wikipedia tiếng Anh là dự án lớn nhất và tiên phong nhất trong các sáng kiến cải thiện tính tiện ích vẫn không áp dụng quyền này, đủ thấy vai trò của nó hoàn toàn không quan trọng. Về vấn đề tài khoản rò rỉ, như đã nói là tôi nêu chỉ với mục đích thảo luận quan điểm thôi, tôi không hiểu nhiều về chính sách tiêu chuẩn bot nên chỉ đưa ra ý kiến tham khảo. Nói chung nếu bạn muốn thay đổi thời gian bot cũng như những hạn chế bot hay những bất bình về bot, bạn cần phải gửi ý kiến lên meta, nơi có nhiều thành viên rất am hiểu như tôi đã nói một lần với bạn. --minhhuy (talk) (WMF) 04:00, ngày 11 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  4.   Ý kiến Tôi xin mạn phép chuyển cấu trục mục này thành thảo luận. Biểu quyết lúc này không có ý nghĩa gì cả vì mục đích của chúng ta là đạt được lời giải thích và thỏa thuận hợp lý nhất chứ không quyết định thắng thua theo đầu phiếu. Biểu quyết chỉ thực hiện khi thảo luận lâu dài không đi đến kết quả, chúng ta cũng đang cần phải hạn chế biểu quyết, vì Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm tính dân chủ. --minhhuy (talk) (WMF) 04:09, ngày 11 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  5.   Ý kiến khi nào thành viên đó có một vài sửa đổi thì chúng ta hoan nghênh, còn nếu không có sửa đổi gì thì xem như đó là tài khoản ảo = hoan nghênh chọn lọc đây. Bạn lấy gì mà dám chắc là thành viên có một vài sửa đổi sẽ trở thành thành viên tích cực hơn những thành viên chưa có sửa đổi nào? Có một số thành viên sau khi đăng ký có khi một tháng hoặc một, hai năm sau mới bắt điều sửa đổi. Theo mình đây là kiểu hoan nghênh không khánh quan và không công bằng.
    Ngay cả câu của bạn của trên đã nói công việc của bot cần phải làm hoài đúng không? Vậy nếu những thành viên không biết sử dụng bot tự động mà thích làm công việc của bot thì sao. Tại sao lại không có quyền bình đẳng giữa tự động và không? Tại sao cứ phải ép người ta xài tự động mới được, vô lý! Mọi vấn đề gần như mình tạm đồng ý với bạn nhưng chỉ mỗi sự bất công bằng là không thể chấp nhận được. Mình cũng có thể lập luận như bạn mà nói. không cần nữa thì giữ làm gì? Sao không lấy lại hết những cờ bot của những bot không còn hoạt động nữa đi? Hoặc những bot một tháng làm việc một lần. Nói như bạn sao không mỗi hai tuần bắt các chủ của bot xin cờ lại đi, đâu có bất tiện đâu nhỉ?
    Còn về quy định thì tại sao cần phải gửi lên meta? Mỗi cộng động wikipedia điều có khả năng chỉnh sửa lại những quy định tùy theo ý cộng đồng. Chuyện của cộng đồng mình thì giải quyết ở đây chứ đem đi đâu? Nói chung quy định làm sao mình không cần biết, miễn bot = người bot là được, thời hạn 1 ngày cũng được không quan trọng. Chủ yếu mình đem nhiều vấn đề thảo luận ở đây tất cả chỉ bắt nguồn tự sự bất công bằng vô lý và xúc phạm đến những người không biết xài bot tự động giống như mình như đã nói nhiều lần.
    Bạn Huy à, có ai thích biểu quyết đâu? Hậu quả của các cuộc biểu quyết chúng ta thấy quả rõ, có rất nhiều thành viên đã đi nhầm đường hoặc bỏ đi mất do biểu quyết. Mình với bạn bất đồng quan điểm quan trọng nhất ở chỗ bạn không quan tâm mấy tới chuyện công bằng giữa bot và người bot còn mình thì rất quan tâm và bực bội vì không công bằng. Cũng dễ hiểu thôi, nó đâu có ảnh hưởng tới bạn đâu khi bạn đã rành cách sử dụng bot tự động còn mình thì không biết cách. Nó ảnh hưởng tới mình đã lâu rồi nhưng tới nay mới có dịp lên tiếng. Thảo luận tới già vẫn vậy thôi, mỗi người có một quan điểm khác nhau. Hỏi bạn chứ ai đúng ai sai? Dân chủ là cách công bằng và hợp lí nhất đã được sử dụng để dàn thỏa các bất đồng, chiến tranh trên thế giới. Nếu bạn còn có cách giải quyết nào khác xin mời bạn nói. Mình không hề thích làm vụ này lớn hoặc cãi vã chi cho mệt nhưng bị mất công bằng lâu quá rồi. Wikipedia ta tính ra như anh em một nhà.Trongphu (thảo luận) 18:21, ngày 11 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Tóm lại là bạn vẫn không hiểu ý tôi, xin biện giải thế này theo từng ý chất vấn của bạn:
    1. « khi nào thành viên đó có một vài sửa đổi thì chúng ta hoan nghênh, còn nếu không có sửa đổi gì thì xem như đó là tài khoản ảo = hoan nghênh chọn lọc đây. Bạn lấy gì mà dám chắc là thành viên có một vài sửa đổi sẽ trở thành thành viên tích cực hơn những thành viên chưa có sửa đổi nào? Có một số thành viên sau khi đăng ký có khi một tháng hoặc một, hai năm sau mới bắt điều sửa đổi. Theo mình đây là kiểu hoan nghênh không khánh quan và không công bằng. »: bạn cần chú ý rằng không phải hoan nghênh là nhất thiết phải hoan nghênh ngay khi thành viên mới tạo tài khoản. Có thể là thậm chí vài năm sau khi thành viên này quay trở lại đóng góp, chúng ta hoan nghênh hoàn toàn không muộn, vì anh/chị ta đã không cần những chỉ dẫn trong bản mẫu hoan nghênh suốt thời gian đó. Như vậy, ý tôi nói khi khi nào thành viên đó có một vài sửa đổi thì chúng ta hoan nghênh đã giải thích như trên (1); còn nếu không có sửa đổi gì thì xem như đó là tài khoản ảo, như vậy khi thành viên đó có sửa đổi sau vài tháng, sau vài năm như bạn nói thì sẽ trở thành (1) ---> chúng ta hoan nghênh. Như vậy chắc bạn đã hiểu, rằng chẳng phải chọn lọc gì cả mà tùy thuộc vào thời điểm đóng góp của thành viên đó, hoan nghênh liên tục khi chẳng biết thành viên có đóng góp gì cho dự án không chẳng được lợi ích gì cả.
    2. « Ngay cả câu của bạn của trên đã nói công việc của bot cần phải làm hoài đúng không? Vậy nếu những thành viên không biết sử dụng bot tự động mà thích làm công việc của bot thì sao. Tại sao lại không có quyền bình đẳng giữa tự động và không? Tại sao cứ phải ép người ta xài tự động mới được, vô lý! Mọi vấn đề gần như mình tạm đồng ý với bạn nhưng chỉ mỗi sự bất công bằng là không thể chấp nhận được. Mình cũng có thể lập luận như bạn mà nói. không cần nữa thì giữ làm gì? Sao không lấy lại hết những cờ bot của những bot không còn hoạt động nữa đi? Hoặc những bot một tháng làm việc một lần. Nói như bạn sao không mỗi hai tuần bắt các chủ của bot xin cờ lại đi, đâu có bất tiện đâu nhỉ? »: tôi nên nói là bạn cần có cái nhìn thiện cảm một chút đối với bot. Tại sao lại so sánh tài khoản người với tài khoản bot làm chi, chúng chỉ làm những tác vụ nhỏ nhoi là sắp xếp interwiki hoặc các mặt khác ít dính tới thông tin (ở Wikipedia tiếng Việt). Bạn phải chấp nhận rằng sức người không thể làm như bot được, chúng ta rất cần bot để các sửa đổi thuận tiện hơn (có thể bây giờ dự án chúng ta không đủ sức, nhưng trong tương lai thì khác). Vậy nếu những thành viên không biết sử dụng bot tự động mà thích làm công việc của bot thì sao.: xin bạn dẫn ra là thích làm việc gì, tôi nghĩ nếu là xếp bản mẫu hay phân thể loại thì quyền người dùng bot là đã đủ, như mục đích của thảo luận này. Ai lại thích đến từng wiki một để xếp interwiki bạn nhỉ? Tại sao cứ phải ép người ta xài tự động mới được: không ai ép bạn cả, vì mục đích bạn đóng góp cho Wikipedia là cải thiện chất lượng nội dung, đừng quan tâm tới các vấn đề nhỏ nhặt khác mà cần bot sửa đổi, khi nào dự án chúng ta lớn hơn, nhiều người thảo luận hơn mới cần đủ loại công việc khác nhau cần bot giải quyết. Nếu bạn thích làm việc của bot thì bạn nên học cách lập trình bot, nếu bạn lấy lý do là không có thời gian thì tôi nghĩ cũng chẳng cần quyền người bot làm gì, vì như bạn nói là chúng như nhau thôi, không làm được cái này sau làm được cái kia. Bạn Cheers! đã có ý hướng dẫn bạn sử dụng, nếu bạn thật sự muốn làm công việc của bot để chỉnh sửa các lỗi nhỏ nhặt hàng loạt, sao không xin ý kiến bạn ấy hơn là lao vào thảo luận kỳ thị giữa bot và người bot, một vấn đề mà tôi nghĩ là rất ít ai/dự án nào quan tâm và chẳng ảnh hưởng gì đến bài viết. Sao không lấy lại hết những cờ bot của những bot không còn hoạt động nữa đi? Hoặc những bot một tháng làm việc một lần. Nói như bạn sao không mỗi hai tuần bắt các chủ của bot xin cờ lại đi, đâu có bất tiện đâu nhỉ?: vì đơn giản là bot không biết suy nghĩ, bạn không cần rút quyền của chúng làm gì vì nếu không có chủ điều hành thì chúng cũng không làm gì được. Bạn cũng thấy là hầu hết bot ở đây là bot toàn cầu hoặc bot do dành thành viên các dự án khác xin tạo, gây khó dễ với họ vì lý do này, bạn nghĩ có nên không? Trong khi wiki nhà của bạn là đây, bạn quay lại yêu cầu tiếp tục công việc dang dở nếu còn có gì là khó khăn, trong khi cả những công việc của bạn hoàn toàn không phức tạp, chỉ làm nhanh thì sợ ngập trang tuần tra nên mới cần ẩn đi, không như bot tự động hàng ngày, đi xuyên qua nhiều wiki khác nhau?.
    3. « Còn về quy định thì tại sao cần phải gửi lên meta? Mỗi cộng động wikipedia điều có khả năng chỉnh sửa lại những quy định tùy theo ý cộng đồng. Chuyện của cộng đồng mình thì giải quyết ở đây chứ đem đi đâu? Nói chung quy định làm sao mình không cần biết, miễn bot = người bot là được, thời hạn 1 ngày cũng được không quan trọng. Chủ yếu mình đem nhiều vấn đề thảo luận ở đây tất cả chỉ bắt nguồn tự sự bất công bằng vô lý và xúc phạm đến những người không biết xài bot tự động giống như mình như đã nói nhiều lần. » Phân tích đoạn của bạn thành hai ý. Thứ nhất là vấn đề thảo luận meta: ý tôi ở đây là nếu bạn có bất mãn với việc tạo ra tài khoản bot để mà làm gì (theo như tôi suy đoán khi đọc thảo luận của bạn), thì hãy đệ trình lên meta, nơi phê duyệt các chính sách toàn cục mà các dự án phải tuân theo, trong đó có chính sách về bot. Về vấn đề xúc phạm, tôi thấy là không ai xúc phạm cả, có lẽ vì bạn đã quan trọng hóa vấn đề, hy vọng bạn đọc đoạn thảo luận phía trên của tôi và có suy nghĩ khác đi một chút.
    4. Còn về vấn đề biểu quyết hay không thì tôi nghĩ không cần trả lời bạn vì nó chẳng liên quan gì đến cuộc thảo luận này. Bạn nên xem lại Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia#Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ (mặc dù rằng wiki ta gần như làm trái lại, liên tục đếm đầu phiếu). --minhhuy (talk) (WMF) 03:01, ngày 12 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ok chịu thua bạn rồi đó! Tuy vẫn thấy không công bằng nhưng cãi lòng vòng vẫn như vậy thôi thà bỏ thời gian đóng góp còn có ích hơn. Hoan nghênh theo kiểu của bạn phức tạp quá. Ai rảnh đâu mà rình mò các tài khoản chừng nào nó sửa đổi vài cái rồi mới hoan nghênh? Hoan nghênh hàng loạt = nhanh hơn = chắc chắn không bỏ sót bất cứ thành viên nào có khả năng trở thành thành viên tích cực. Còn chuyện trình lên meta thì khỏi bàn, mình chán làm việc với bọn wikipedia bên tiếng Anh rồi, toàn độc tài không. Chả biết tại sao cả lũ độc tài được thành sysop. Chuyện nội bộ của wikipedia tiếng Việt mình thì meta họ chả thèm quan tâm đến gì đâu, nó chỉ ảnh hưởng một thành phần rất nhỏ nên bảo đảm họ chả thèm ngó ngàn tới, chắc cũng nói vài ba câu để từ chối thôi. Và câu này cần phải làm rõ: bot không biết suy nghĩ, bạn không cần rút quyền của chúng làm gì vì nếu không có chủ điều hành thì chúng cũng không làm gì được. mình đã cố giải thích cho bạn hiểu tài khoản bot trên thực tế chỉ giống như tài khoản bình thường thôi chỉ khác là... Cũng giống như không có người sử dụng thì bất cứ tài khoản nào cũng thành vô dụng thôi. Cuối cùng quả thật do đa số các chủ bot làm việc đa wiki nên việc giới hạn thời gian của họ là quá bất tiện nên cái này nghe hợp lí. Và như đã nói từ lâu và nhiều lần, mình không thích xài tự động gì hết, thủ công vừa nhanh vừa khỏe đỡ mất công dính vô mấy cái vụ lỗi kỹ thuật này nọ. Mà nếu muốn dạy thì phải dạy mình ngoài đời kia chứ nói qua mạng thì làm sao hiểu? Mình không rành nếu không muốn nói là ngu dốt về kỹ thuật máy tính. Mà cũng chả phải mình thích làm chuyện nhỏ nhặt đâu, tùy theo hứng và thời gian thôi, nói chung mình không muốn ràng buộc vào bất cứ cái gì hết, thích cái gì làm cái đấy. Do năm ngoái tự nhiên bị cấm làm việc đang có hứng vì không biết xài bot tự động nên ức tới bây giờ. Thôi vụ này coi như xong nhé, hai tuần cứ vậy mà làm.Trongphu (thảo luận) 05:08, ngày 12 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Không có chuyện rình, vì bạn có thể quan sát qua trang Thay Đổi Gần Đây: khi một thành viên bắt đầu sửa đổi tích cực (hoặc chỉ có một vài sửa đổi) mà chưa có trang thảo luận ----> chưa ai gửi mẫu hoan nghênh thành viên ----> bạn hoan nghênh. Thì tôi đâu có nói khác, tài khoản bot là một tài khoản thường nếu không có người vận hành, và khi vận hành thì nó không biết suy nghĩ mà vẫn tự động làm theo mã lập trình của chủ (có thể bị lỗi nữa). Còn chuyện Wikipedia tiếng Anh thì không cần bàn luận. --minhhuy (talk) (WMF) 05:33, ngày 12 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Wikimedia Highlights

Xin chào. Wikimedia Foundation đã công bố các tin nổi bật nhất vào tháng 11/2011 của Phong trào Wikimedia. Xem Wikipedia:Thảo luận/Điểm nổi bật của Wikimedia, tháng 11 năm 2011. --minhhuy (talk) (WMF) 03:04, ngày 11 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Đè bản mẫu

Do tôi mới dùng công cụ import, nên một số bản mẫu liên quan đến tiểu hành tinh và hệ mặt trời có thể bị lỗi[2]. Tôi đã và đang hồi phục nó lại. Nếu các bạn thấy có biểu hiện nào lạ liên quan đến các bản mẫu hãy thông báo cho tôi. Cảm ơn. Cheers.-Cheers! (thảo luận) 08:12, ngày 11 tháng 12 năm 2011 (UTC)

Cách nấu ăn

Thảo luận sau đã kết thúc: Đồng thuận: Sử dụng bản mẫu sang Wikibooks

Về các món ăn theo mình cách nấu ăn là một trong những thông tin quan trọng nhất. Mất phần đó sẽ làm giảm đi rất nhiều giá trị của bài viết. Thế mà bạn CNBN đã xóa đi cách nấu ăn mà nói Tôi lùi lại vì Wiki đâu phải nơi để dạy nấu ăn. Cách nấu ăn thì tại sao lại không thể viết trên wikipedia? Nó là một trong những thông tin mà người đọc quan tâm nhất khi họ đọc các món ăn trên wikipedia. Mình đã thảo luận với CNBN nhưng kết quả thì chưa đi đến đâu. Thôi thì biểu quyết đi. Đề nghị của mình là cách nấu ăn có đủ độ nổi bật để viết vào bài trên wikipedia.(không phải thành bài riêng mà ví dụ như bài bò bía, cách nấu ăn là một mục của nó). Mời mọi người tham gia bỏ phiếu hoặc ý kiến.Trongphu (thảo luận) 18:26, ngày 11 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Ý kiến thảo luận của các thành viên
  1.   Ý kiến Wikipedia không phải là sách dạy nấu ăn (xin đọc kỹ điều 1 của WP:KHONGSOTAY) mà cần các công thức nấu ăn. Một bài viết về món ăn cần có cấu trúc bách khoa giới thiệu lịch sử, nguyên liệu dùng món, đánh giá khách quan và thành tựu của món đó nếu nó nổi tiếng. Công thức nấu ăn (không biết có phải là ý bạn nói không), trình bày như 1, 2, 3, 4,... thì nên chuyển sang Wikibooks. Mỗi dự án có một đặc thù riêng, giúp người đọc phân loại tốt hơn (Wikipedia là giới thiệu món ăn, trong khi Wikibooks là chi tiết cách nấu món ăn). Tôi cũng sửa mục này lại là thảo luận vì chúng ta không cần biểu quyết, chẳng có ý nghĩa gì. --minhhuy (talk) (WMF) 03:06, ngày 12 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ok bỏ vô đâu thì bỏ miễn người đọc có mà đọc là được. Vậy thì phần cách nấu ăn trong bài bò bía đã bị thành viên CNBN lùi lại, nhờ bạn chuyển qua wikibooks. Vậy kết luận công thức hoặc còn gọi là cách nấu ăn thì bỏ vô wikibooks đúng không?Trongphu (thảo luận) 05:12, ngày 12 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Ờ mà làm sao dùng bản mẫu để liên kết phần bò bìa đến wikibooks đây? Để người đọc tìm đọc dễ.Trongphu (thảo luận) 23:40, ngày 12 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
    Dùng {{Wikibooks|tên bài}}. Hiện Wikibooks tiếng Việt chưa có không gian "Cookbooks" nên tạm thời các bài về nấu ăn nên có tiền tố Sách nấu ăn:tên bài. --minhhuy (talk) (WMF) 02:05, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tên động vật

Xin mạn phép nhờ mọi người, bất cứ thành viên nào viết bài mới về những loài thú vật, động vật. Hoặc bạn nào biết thành viên nào hay viết về các bài thú vật, nhờ chuyển tin nào đến họ. Mời qua wikispecies thêm tên tiếng Việt tương ứng trong mục Vernacular names. Dùng tên khoa học của nó để tìm nó trong wikispecies. Làm vậy để bành trướng ngôn ngữ tiếng Việt của chúng mình nói chung và làm wiki ta mạnh hơn nói riêng. Cảm ơn! Wiki tiếng Việt muôn năm!Trongphu (thảo luận) 03:04, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Ờ mà quên không phải động vật không. Thực vật luôn, nói chung tất cả những gì có sự sống.Trongphu (thảo luận) 03:13, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Thực ra ít có ai chịu khó vừa viết xong lại sang dự án khác thêm lắm. Bạn có thể tổng hợp lại viết sau cũng được. Còn nhiều dự án tiếng Việt cần quan tâm như Wikiquote, Wikibooks và Wikinews thử nghiệm (không nhắc Wikiversity, vì tôi không nghĩ ra hướng phát triển bằng tài liệu tiếng Việt của dự án này), thật hoan nghênh nếu có ai sang đó hỗ trợ. Hiện tại tôi chỉ đủ sức làm việc bên meta thôi :). --minhhuy (talk) (WMF) 04:22, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Ủa Wikiversity là wiki gì thế? Sao chưa bao giờ nghe đến vậy? Ờ mà để đính chính lại vụ wikispecies. Thật ra chả có gì khó làm rất nhanh nữa là đằng khác. Chắc mất của 1 phút là cao. Ví dụ: một thành viên nào đó tạo bài mèo. Rồi thành viên đó nên qua wikispecies đánh tên khoa học của mèo vô là "Felis catus". Rồi sau đó thêm phần tiếng Việt ở mục Vernacular names là xong, quá dễ và nhanh. Thật ra mình làm cũng được nhưng mình đâu phải lúc nào cũng có mặt ở wikipedia mà rình xem có thành viên nào viết bài mới về sinh vật rồi qua wikispecies thêm đâu. Nói chung ai viết người đó làm là dễ kiểm soát nhất. Không chừng wiki tiếng Việt ta dẫn đầu trong wikispecies :D. Ngay cả tiếng Anh còn thiếu cả đống Vernacular names. Ít nhất tiếng việt mình cũng phải oai phong trong một dự án nào đó chứ!Trongphu (thảo luận) 04:46, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Wikiversity có ngay trong Trang Chính mà bạn. Chuyện thêm thì tôi biết, nhưng mọi người dễ quên vì không nằm chung dự án. Nói về "oai phong" thì Wiktionary đã từng đứng trong top 10 phiên bản lớn nhất, nhưng giờ bị rơi khỏi rồi, hy vọng có một ngày lại trở lại vị trí cũ, hoặc cao hơn :). --minhhuy (talk) (WMF) 09:32, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Hồi tháng 6 tôi có tham gia dự án Wikinews thử nghiệm, nhưng hồi lâu không thấy Ma2nschaft (bảo quản viên tạm thời của dự án) tham gia nên lại thôi. Bây giờ không có ai tham gia Wikinews cả. Còn Wikiversity thì có thể trông mong vào anh Kimkha, anh ấy có nhiều tài liệu tự do cho phép phát hành theo Creative Commons. À mà tôi nhớ hình như Wiktionary từng đứng vị trí thứ 3 thì phải (hồi năm 2008). Wikibooks thì quá nhiều rác mà chẳng có ai dọn dẹp. Tranminh360 (thảo luận) 14:18, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
HEEE không còn top 10 nữa nhưng cũng đứng hạng 11 chứ cũng chả phải là xoàn gì. Hạng 12 thì bị bỏ xa. Đúng là nhân lực còn quá thiếu, wikipedia không là đủ mệt chết rồi còn cả đống dự án khác nữa pótay. Bởi vậy chuyện quan trọng nhất bây giờ là bành trướng thế lực bằng cách nào đó để thu hút thêm người đóng góp, chỉ có cách đó mới làm wiki tiếng Việt ta sánh vai với các dự án khổng lồ khác chư nhân lực kiểu này thì 100 năm nữa cũng chưa xong. Ủa mà sao dạo này thấy cậu Nal hết tạo hàng loạt các bài sơ khai rồi vậy? Số lượng bài phát triển chậm hẳn, mình thấy làm như vậy nhìn chung thì cũng oai khi thấy số lượng bài nhiều.Trongphu (thảo luận) 21:50, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Wikinews rất có cơ hội phát triển nhưng ít người tham gia quá. Về Wikiversity thì Kimkha hình như cũng vắng mặt từ lâu, và dự án này sẽ gây hiểu lầm với Wikibooks nên chỉ việc dọn rác thôi cũng quá tải. Wikiquote cũng có thể phát triển ngang ngửa với Wikisource nhưng cũng không thu hút người tham gia. Tình trạng chung là vậy. --minhhuy (talk) (WMF) 03:08, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Manual of Style

Xin chào tất cả. Tôi muốn thảo luận với cộng đồng về một vấn đề trong vấn đề cải tổ lại Wikipedia tiếng Việt.
Như các bạn đã thấy tình trạng hiện tại của Wikipedia tiếng Việt: chất lượng bài viết đang đi xuống (cả ở bài cũ do phá hoại và các bài mới do thành viên không am hiểu Wikipedia), thêm vào đó là các thành viên tích cực đóng góp đã giảm đi, lượng thành viên đóng góp mới không còn xuất hiện nhiều. Nguyên nhân hiện thời là do chúng ta chưa có hệ thống cấu trúc hướng dẫn nội bộ hợp lý và dễ tiếp cận, khiến các thành viên mới ít phải bắt đầu từ đâu và làm thế nào để nâng cáo chất lượng bài viết của họ. Nhiều trang hướng dẫn quan trọng của chúng ta vẫn mang màu đỏ, thật ngạc nhiên. Vì vậy để mở đầu công cuộc cải thiện hệ thống Wikipedia cho thân thiện hơn (theo phong trào Wikimedia 5 năm của WMF phát động chung cho tất cả các dự án), tôi đề xuất nên tạo một bộ sách hướng dẫn cặn kẽ và hoàn mẫu nhất về toàn bộ các vấn đề nội dung của Wikipedia. Các bạn có thể xem en:Wikipedia:Manual of Style (mà trang tiếng Việt gọi là "Cẩm nang về văn phong"), một hệ thống đồ sộ hướng dẫn cách viết bách khoa toàn thư trong mọi lĩnh vực (cột bên phải). Để viết bộ hướng dẫn này là cả một quá trình chỉnh sửa, thảo luận và cải tiến cho phù hợp với tiếng Việt (vì bản tiếng Anh có nhiều thông tin chỉ đúng trong tiếng Anh) của tất cả các thành viên. Nếu hoàn tất, từ nay nó sẽ là quy ước chung của tất cả các bài viết và chúng ta cứ thế mà làm theo, không cần tốn thời gian vào các tranh cãi làm xé lẻ cộng đồng như hiện tại. Vậy tôi mong các thành viên có thể cùng hợp sức để tạo thành công bộ hướng dẫn này vì Wikipedia của chúng ta. Dĩ nhiên bộ hướng dẫn này chỉ là bước khởi đầu mà tôi đánh giá là quan trọng trong hướng tái cấu trúc dự án, các bạn có ý kiến xin thảo luận thêm.
Việc trước tiên tôi cần ý kiến cộng đồng là tên phiên dịch của "Manual of Style" (không thể là "văn phong" nữa vì nó bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau), sao cho thân thiện với người đọc nhất, mong các bạn cho ý kiến. --minhhuy (talk) (WMF) 09:41, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

"Cẩm nang biên soạn" thì thế nào? ~ Violet (talk) ~ 13:03, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Mình đề nghị là nên dịch dần các cẩm nang, sau đó dựa trên nội dung đã dịch từ wiki en rồi sau đó mới thảo luận để chỉnh sửa cho hợp lý, chứ chưa có gì thì khó có thể nắm bắt những ý cần phải chỉnh. majjhimā paṭipadā Diskussion 13:59, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Quả thật chuyện này mình thấy không cần thiết lắm. Lý do wikipedia không có nhiều thành viên đóng góp tích cực đơn giản là VN còn lạc hậu, ít người có chí lớn. Cũng ít người rảnh để mà giúp, ai cũng bận lo kiếm tiền, đi học... Mình rủ rất nhiều bạn và anh em ở VN nhưng chả có đến một người chịu làm giúp wiki. Nói thật nếu thành viên đó đã muốn giúp wiki rồi thì họ cũng tự tìm hiểu cách viết. Chứ chả ai thích mà đọc một cái cẩm nan dài bổ bố. Mình nói thẳng ra chưa bao giờ đọc cái "cẩm nang về phong văn" từ lúc mới tham gia tới giờ, chỉ tự mò và học hỏi từ các thành viên khác. Theo mình cái cẩm nan đó không phải là lý do tại sao Wiki ta không thu hút được người đóng góp. Nếu muốn chỉ tạo một cái nào đó dễ dàng thôi chứ chả cần rắc rối và dài dòng. Những điều quan trọng như cách liên kết bên trong, viết chú thích, liên kết đến các ngôn ngữ khác, như vậy là đủ để học bắt đầu viết bài rồi. Cộng với mình nghĩ vì rắc rối quá nên người ta cũng cảm thấy lười học cách biên soạn và không có hứng thú để đóng góp cho wiki. Có câu: cái gì đơn giản nhất mà lại hiệu quả nhất. Phải tìm cách hướng dẫn dễ hiểu cho người đọc. Đọc là một chuyện nhưng họ có biết thực hành không là chuyện khác. Chứ đâu phải ai cũng hiểu.
Vụ này khó à, mình nghĩ nên đợi đến mùa hè khi rất nhiều người rảnh ran để thảo luận luôn một thể. Nói chung cứ thảo luận từ cái một, bổ xẻ nó ra.Trongphu (thảo luận) 21:55, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Nhất trí "Cẩm nang biên soạn". PRENN (tl) 04:56, ngày 15 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]
 Trongphu: bạn có thể thấy là bài tường trình trên của tôi không chỉ bao gồm việc khuyến khích thành viên mới mà cải thiện chất lượng nội dung bài viết. Theo tôi bộ cẩm nang này là rất cần thiết, với đầy đủ các hướng dẫn biên soạn chuẩn mực và tỉ mỉ nhất. Khi một thành viên viết bài cảm thấy phân vân cách hành văn hay hiệu đính bài viết, người đó có thể dựa vào cẩm nang để viết. Các thành viên khi so sánh đối chiếu cũng dễ dàng hơn, đỡ phải tranh cãi lôi thôi vì đây hoàn toàn là sự đồng thuận từ trước của cộng đồng. Wikipedia tiếng Việt cần phải có nội bộ hoàn chỉnh như vậy mới phát triển cao hơn được, bên trong thiếu sót làm sao lo bên ngoài?.
 Tất cả: cảm ơn các bạn, vậy cứ dùng "Cẩm nang biên soạn". Tuy nhiên hy vọng mọi người có thể dành thời giờ (dịp cuối năm có lẽ không quá bận rộn ở Việt Nam?) để giúp đỡ dịch các cẩm nang này, vì nội dung nó quá đồ sộ, khó lòng làm một mình được. --minhhuy (talk) (WMF) 11:55, ngày 15 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Dịch cái Manual này khó đấy. Cần phải có người am hiểu về tên gọi cấu trức tiếng Việt lẫn tiếng Anh và giỏi viết văn nữa. Chứ người bình thường thì pótay.com.Trongphu (thảo luận) 00:37, ngày 30 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Open Call for 2012 Wikimedia Fellowship Applicants

 

I apologize that you are receiving this message in English. Please help translate it.

  • Do you want to help attract new contributors to Wikimedia projects?
  • Do you want to improve retention of our existing editors?
  • Do you want to strengthen our community by diversifying its base and increasing the overall number of excellent participants around the world?

The Wikimedia Foundation is seeking Community Fellows and project ideas for the Community Fellowship Program. A Fellowship is a temporary position at the Wikimedia Foundation in order to work on a specific project or set of projects. Submissions for 2012 are encouraged to focus on the theme of improving editor retention and increasing participation in Wikimedia projects. If interested, please submit a project idea or apply to be a fellow by January 15, 2012. Please visit https://meta.wikimedia.org/wiki/Wikimedia_Fellowships for more information.

Thanks!

--Siko Bouterse, Head of Community Fellowships, Wikimedia Foundation 03:10, ngày 22 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Distributed via Global message delivery. (Wrong page? Fix here.)

Quyên góp

Tôi muốn bàn về cách làm sao để cho người Việt nam ở Việt nam quyên góp được một cách dễ dàng. Như tôi muốn quyên góp nhưng làm cách nào. Các cách trang web đưa ra không phù hợp và không tiện lợi cho người Việt nam. Tôi không có thẻ tín dụng, và tôi không có tài không có các tài khoản giống như của chương trình đưa ra. Có thể ở Việt nam chỉ có 1 số ít người sẽ quyên góp mà thôi, và như tôi cũng chỉ quyên góp 1 số tiền nhỏ, không đáng kể; nhưng hãy tạo ra 1 tài khoản nào đó dể dàng cho chúng tôi chuyển khoản vào cho các bạn, và các bạn nên mở 1 tài khoản tại Việt nam. Vì như thế thì chúng tôi sẽ không bị tốn phí chuyển khoản. Thân chào. Mong nhận được thông tin sớm thảo luận quên ký tên này là của 123.22.80.82 (thảo luận • đóng góp).

Wikipedia tiếng Việt chưa xây dựng được chi hội địa phương, xem Wikipedia:Chi hội Wikimediam:Wikimedia chapters. Phải có chi hội địa phương thì mới tiến hành gây quỹ quyên góp được, còn bây giờ thì gần như không có cách nào đâu bạn. Tranminh360 (thảo luận) 13:04, ngày 23 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

CHÚC

Chúc giáng sinh và chúc mừng năm mới cho toàn thể cộng đồng Wikipedia nha!!!!!!!! Hy vọng năm sau không phải năm cuối cùng (giỡn thôi haaa). Ở VN giáng sinh quá vui, ở bên Mỹ chán phèo, chả bằng một tí ở VN.Trongphu (thảo luận) 17:38, ngày 24 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

+1.Quangbao (thảo luận) 03:19, ngày 25 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tên Hàn Quốc

Mời mọi người vô đây giải quyết, biểu quyết vụ này. Thảo luận:Kim Chŏng'ŭn.Trongphu (thảo luận) 02:52, ngày 26 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

CHÚC TẾT DƯƠNG LỊCH 2012

Thân chúc các thành viên đón Năm mới vui vẽ, chúc cho Wikipedia Tiếng Việt thân yêu của chúng ta ngày càng lớn mạnh.--Huy Phương (thảo luận) 11:18, ngày 30 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mọi người ƠI!!!! Đóng góp lẹ đi còn một năm nữa là chúng ta toi rồi! (Đùa nữa haaa)! +1 ở trên. Mai mốt đến tết chúc tiếp. HUUU ở Mỹ không được ăn tốt khổ thiệt.Trongphu (thảo luận) 20:24, ngày 30 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]