Nội dung chọn lọc sửa

Đề nghị nên để các thành viên có chuyên môn chủ đề vào đánh giá hoặc có bảo quản viên trực tiếp đánh giá sẽ hay hơn các quy định chỉ cần trên mấy trăm sửa đổi và vài tháng. Gần đây thấy wiki đang chạy đua để tăng bài chọn lọc thì phải nhưng gì thì cũng cần có người chuyên môn đánh giá chứ kiểu như Tuanmaver2008 gặp bài nào cũng để tôi thấy cũng ok thì các bài đó có phong sao thì chẳng có ý nghĩa gì ?. DoraMoon (thảo luận) 10:49, ngày 3 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Các đề cử nội dung chọn lọc cần đồng thuận chứ không phải là biểu quyết cho nên ai cũng có thể tham gia để giúp cải thiện nội dung. Tất cả các ý kiến chính đáng về chất lượng bài cần được thỏa mãn. NHD (thảo luận) 17:36, ngày 3 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
cảm thấy bây giờ có quá ít người chuyên môn vào đánh giá chỉ một phiếu đồng ý của người biên tập bài cộng thêm hai ba cái của người không chuyên môn (có thể họ chỉ muốn viwiki có thêm nhiều sao nên bầu chọn hời hợt), còn lại hầu như các thành viên ít khi vào xem các bình chọn này. Cứ như xưa mở bình chọn là người này người kia ý kiến phản bác này kia vậy mà bài có chất lượng hơn. DoraMoon (thảo luận) 05:35, ngày 4 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cái này thì nên vận động các thành viên am hiểm vào tham gia chứ ta đâu bắt buộc tham gia được. NHD (thảo luận) 18:43, ngày 5 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bản mẫu mới sửa

Vì mục đích tiện lợi, mình đã tạo {{Bài BCB thỉnh cầu}} để không phải cập nhật từng trang liệt kê bài BCB thỉnh cầu mà chỉ cần nhúng và cập nhật bản mẫu này. Các thành viên muốn sửa danh sách bài BCB thỉnh cầu thì vào trang của bản mẫu này. E = mc2 09:41, ngày 6 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

19:01, ngày 6 tháng 4 năm 2020 (UTC)

Bài Chỉ tố chủ đề và bài Topic marker bị lỗi sai wikidata item id sửa

Hôm nay tôi lên bài Chỉ tố chủ đề thì thấy bị mất phần liên kết sang ngôn ngữ khác, tôi bấm tạo lại và link sang bài Topic marker thì thay vì được liên kết lại vào https://www.wikidata.org/wiki/Q7824868 thì lại bị tạo wikidata item mới là https://www.wikidata.org/wiki/Q89630741, khiến cho cả 2 bài Tiếng Việt và Tiếng Anh đều bị mất hết liên kết sang các ngôn ngữ còn lại, nhờ các bảo quản viên sửa chữa dùm tôi sai lầm này ạ.

@MeigyokuThmn:  Y Đã hợp nhất hai khoản mục. E = mc2 05:15, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Wikidata đang lỗi, các bạn đừng sửa gì nhé. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 05:32, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thay đổi gần đây sửa

Trang thay đổi gần đây lúc trước có thể hiển thị đến 1000 thay đổi nhưng giờ tự nhiên cập nhật như bên en chỉ hiển thị được tối đa 500 thôi. E = mc2 14:52, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Q.Khải: Vấn đề này cũng đơn giản, bạn chỉ cần vào Đặc biệt:Tùy chọn#mw-prefsection-rc, tăng số sửa đổi mình muốn theo dõi trong ô tương ứng (tối đa 1.000) là xong :^) --minhhuy (thảo luận) 14:07, ngày 14 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: Không được, trước giờ mình vẫn để tối đa 1000. Vấn đề ở đây ko phải là tùy chọn mà là bản thân trang Thay đổi gần đây chỉ hiển thị được tối đa 500 thay đổi. Cái này chắc là do Thienhau2003 sửa rồi. E = mc2 15:00, ngày 14 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Q.Khải: Thật kỳ lạ, vì tôi cũng như bạn, chỉ vừa vào Tùy chọn tăng số sửa đổi hiển thị, và bây giờ tôi đã có thể duyệt TĐGĐ với giới hạn lên đến 1000 thay vì 500 như lúc nãy (tôi đã không nhận ra cho đến khi đọc thảo luận của bạn). --minhhuy (thảo luận) 15:05, ngày 14 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Q.Khải Em không rõ mọi người nói cái gì nhưng nhưng khẳng định các thiết lập này là mặc định Mediawiki và mọi người có thể chỉnh sửa thiết lập này đến mức tối đa theo Mediawiki, em không phải lập trình viên MediaWiki nên đừng hỏi em. P/S: Một số thiết lập có thể vẫn còn sau khi lưu, để đảm bảo thay đổi. Tốt nhất nên xóa bộ nhớ đệm trang để cập nhật phiên bản mới nhất. Xem chi tiết tại Trợ giúp:Xóa bộ nhớ đệm. Thiện Hậu (thảo luận) 15:11, ngày 14 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thêm &limit=1000 vào address bar Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 15:40, ngày 14 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Khủng Long: Cảm ơn bạn. Thật kỳ lạ, lúc trước sửa bằng các bình thường (nhấn vào nút ở bên trên chữ viết tắt thì chỉ có thể chỉnh đến 500, tự nhiên bây giờ làm theo chỉ dẫn của bạn cái bảng chọn hiển thị được tới 1000. E = mc2 03:07, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Editing news 2020 #1 – Discussion tools sửa

19:27, ngày 8 tháng 4 năm 2020 (UTC)

Tên bài cho ba miền sửa

Hiện nay, WP tiếng Việt để tên ba bài một cách lộn xộn, thiếu thống nhất là Nam Bộ (Việt Nam), Miền Trung (Việt Nam), và Bắc Bộ Việt Nam. Tôi đề nghị di chuyển thành Nam Bộ, Trung Bộ, và Bắc Bộ cho nhất quán.

Nên khảo sát xem tên nào phổ biến hơn.  A l p h a m a  Talk 03:35, ngày 10 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chữ Bộ phổ biến hơn chữ miền. Tất cả các tài liệu địa lý dùng chữ Bộ nhiều hơn vì chữ miền không rõ nghĩa. Greenknight (thảo luận) 04:17, ngày 10 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vấn đề này không hẳn phải xem xét "tên nào phổ biến hơn", bởi thực chất đây đều là những khái niệm rất quen thuộc và rất phổ biến trong cộng đồng người dùng tiếng Việt, chỉ nên bàn về tính nhất quán. Tôi ủng hộ đề xuất đổi về thành "Bộ" như bạn Greenknight dv đã nêu. --minhhuy (thảo luận) 06:27, ngày 10 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đổi hết về "Bộ" cho đồng bộ   Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 01:45, ngày 12 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

"Bộ" gốc là từ tiếng Hán. Bản thân Trung Quốc và Đài Loan vẫn dùng từ Trung Bộ, Bắc Bộ, Đông Bộ,... nên cách dùng từ "Bộ" không phải là của riêng Việt Nam. Đổi tên các bài về các miền của VN về Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ là tầm nhìn hẹp. Cách đặt vấn đề không hợp lý ngay từ ban đầu. 14.187.130.111 (thảo luận) 15:23, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@14.187.130.111: Dĩ nhiên "Bộ" là từ gốc Hán và được dùng trong tiếng Trung, nhưng tiếng Việt không dùng phổ biến chữ "Bộ" như tiếng Trung. Ví dụ, Western United States tiếng Trung gọi là 美國西部 (Mỹ Quốc Tây Bộ) thì tiếng Việt không bao giờ dùng từ "Bộ" để dịch mà gọi là (miền) Tây Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao tôi nói chữ "Bộ" là đặc trưng chỉ vùng miền Việt Nam, nó có gốc Hán và được trong tiếng Trung thì không liên quan. Đây là Wikipedia tiếng Việt, không phải tiếng Trung; tiếng Việt dùng các từ gốc Hán nhưng không nhất thiết phải giống y chang từ vựng tiếng Hán. Ngoài ra vấn đề chính ở đây là sự nhất quán. Bài dùng chữ bộ, bài dùng chữ miền, bài có dấu ngoặc, bài thì không. Đổi về Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ là hợp lý, còn có Việt Nam, có ngoặc hay không thì là chuyện khác. Greenknight (thảo luận) 03:07, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ không cần biết từ "Bộ" này là gốc Hán hay thuần Việt, miễn trong tiếng Việt người ta sử dụng từ "bộ" này phổ biến để gọi "Nam bộ" hay "Bắc bộ" thì Wikipedia sẽ sử dụng các từ giống như với đại chúng, không có gì gọi là "tầm nhìn hẹp" ở đây cả. --minhhuy (thảo luận) 03:18, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Help with translation sửa

I apologize for posting in English

Dear colleagues,

We are organizing a project called WPWP that focus on the use of images collected as part of various contest and photowalks on Wikipedia articles across all languages and our team needs your help with translations into the language of this community.

Here is the translation link: https://meta.wikimedia.org/w/index.php?title=Special:Translate&group=page-Wikipedia+Pages+Wanting+Photos&language=en&action=page&filter=

I am sorry if I post in the won't venue. Thanks in anticipation. T Cells (thảo luận) 23:07, ngày 12 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

15:30, ngày 13 tháng 4 năm 2020 (UTC)

Files on vi.wikipedia sửa

Hi!

Per wmf:Resolution:Licensing_policy all files must either be under a free license or meet the requirements of fair-use (Exemption Doctrine Policy - EDP). If the files do not live up to that they must be deleted.

It is a hard work to check but as a start I would like to suggest a few things:

  1. First upload all free files directly to Commons. So make sure that Commons is the first choise and that uploading to vi.wikipedia is something you have to actively choose instead of Commons.
  2. Update the licenses on MediaWiki:Licenses and other relevant pages to use Creative Commons version 4.0 instead of 3.0.
  3. Update the licenses to suggest Cc-zero instead of PD-self. Cc-zero is an official license and PD-self is "a home made license".
  4. Update the licenses so that GFDL is removed as a suggested license. GFDL is really really bad to use on photos, video and audio. So there is no reason to suggest it. If it for some reason is needed for a specific file then it can always be added manually.
  5. If you are not ready to remove GFDL at least don't suggest it as the first option but put it down the list so uploaders will hopefully pick one of the first options.
  6. Check for uncategorized files (often they do not have a license): Special:UncategorizedFiles
  7. Check for unused files (often unused files should just be deleted): Special:UnusedFiles

It is much easier and fun to check if you are not alone. So I hope a few of you will help check files. The free files can be transferred to Commons easily with FileImporter. --MGA73 (thảo luận) 09:00, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Actually, we're lacking people even for normal tasks such as copyright issue in articles. Anyway, thanks a lot for your notice, of course we're always trying to do image maintenance tasks to make sure it compatible with EDP policy (we have page about WMF EDP policy too: WP:EDP). Personally I often transfer PD (and other free)-files to Commons via #commonhelper :) --minhhuy (thảo luận) 09:12, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hi User:Trần Nguyễn Minh Huy! Then it is like on many other wikis too much work and too little time :-(
Perhaps you could add Thể loại:Hình tự do to Bản mẫu:Free media so that all free files are put in 1 category just like with Bản mẫu:Non-free media? It would make it easyer to find files without a valid license.
Have you tried FileImporter? I used to use Commonshelper but I like FileImporter much better. It is 2 clicks and the file and all the file history is copied to Commons. --MGA73 (thảo luận) 09:41, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@MGA73: Thank you, I added the category tag into that template as your suggestion. I also just cleared Special:UncategorizedFiles a couple minutes ago (the images still available due late cache, or already tagged with warning for deletion). And I didn't try FileImporter yet, but gonna look into it soon, thanks a lot for your recommend :) --minhhuy (thảo luận) 09:52, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: Thank you! Yes we need to wait for an update. But we have time to wait. Its not like someone fix it all if we do not hurry :-D
I think it is a good idea to delete as many as the unneded files as possible (low res etc.) and move as many usable files to Commons as possible. If some files lack a source or author or a license we can ask the uploader to fix if he or she is still active. If they only added GFDL we could ask them if they are willing to add cc-by-sa-4.0 for example. --MGA73 (thảo luận) 10:08, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@MGA73: Yeah, but that's a tons of works, because we're having hundreds or thousands file tagged as "Free image", but almost no one reviewed yet. If I get more free time, I can help in categorizing those files, but still it just my "wish". We also have tons of non-free images in question about validity of licenses, still lacking people for reviewing. --minhhuy (thảo luận) 13:59, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: yes it is a big work especially if no one have done it in a long time. I usually work on Commons but i found out that sometimes bad files are copied from Wikipedia so I decided to go visit all Wikipedias. I started ike 12 years ago and I have still not visited them all :-o Well to be honest I took a break for a few years. I can try to help but I do not speak the language and I'm not an admin so I will need help from local users and admins.
The best is if we can get a little group of users to help work on the files. I also have a bot and that is sometimes useful when working on files. A few days ago I moved 550 files from de.wikipedia to Commons :-) Perhaps you could create a page or project where cleaning up files can be discussed (like Wikipedia:Chuyển tập tin vào Commons or Thảo luận Wikipedia:Chuyển tập tin vào Commons). I think it will be easier to find if it is centralized and not on this page (Wikipedia:Thảo luận). --MGA73 (thảo luận) 14:12, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: I made a suggestion at Thảo luận Bản mẫu:Hiện có tại Commons and I fixed the FileImporter script. The code was reversed. Also Tập tin:Bánh ram ngọt (Vietnamese Doughnut) (1).jpg should be good to move if you want to try the script. --MGA73 (thảo luận) 15:31, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Here is a list of 902 files that is non-free and is not used in an article: Thành viên:MGA73/Sandbox

The files should be checked and either added to an article or be deleted.

I could add a template to all the files with my bot if it is any help. I just need to know what to add. Or if it is easier you could also just have a look at the files via the list. --MGA73 (thảo luận) 17:33, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hi, nice to see your help in our Wikipedia. A little bit thing I want notice that some files free license are in the list, because of the user copy the fair-use template and put that template in to the file's page. Some examples: [11], [12]. Thanks for your help, I was found some file about my topic and.. 80% are mine - in the first year :"), I had deleted it all. Have a nice day! (Bad writting skill, I know =.=')  ✠ Tân-Vương  20:14, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@ThiênĐế98: yes you are right about mixing free licenses with non-free templates. Files like that should not be on the list. The best is to check all the files manually and fix problems like that and change Bản mẫu:Mô tả sử dụng hợp lý to Bản mẫu:Information (Bản mẫu:Thông tin).
I do not know what the easiest way to fix it is. I could put the files on the list in a category and I think that would make it easier to sort the files per uploader. --MGA73 (thảo luận) 07:20, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Because of dont know template and bot, I dont think auto-way to change the template is a good way. Each of them had some different arguments and work with file require a carefully change(s). Thanks for your bot, had found a lot of files was lurking somewhere on vi.wiki. Is Trần Nguyễn Minh Huy have some (technology) idea about this case? ✠ Tân-Vương  15:43, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
I will add a temporary category first to make it easier to find the files and find the combinations that is not good. Then we will know how many files that is and it should be much easier to sort by uploader. --MGA73 (thảo luận) 15:54, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
I think that a good way and nice to try. Waiting for your result. I hope that you have a tool to do this work because I think hand-work shouldn't nice with a giant list of files above, It'll need a lot of effort and time, of course. ✠ Tân-Vương  16:04, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
The files are being added to Thể loại:Non-free media not in use in articles. It is a temporary category so the name is not that important. You are welcome to add text in the Vietnameese so that local users can help too. --MGA73 (thảo luận) 16:25, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
I don't think we need to translate the page, almost the sysop in vi.wikipedia have good English knowledge than me :D. I want to notice that some files I had put into the article but it's still on the list, It seems to be not upgraded since yesterday. Thanks a lot for your help, I think the next step is wait for the "photo-sysop" decided keep/change permission or deleted it. ✠ Tân-Vương  16:42, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Yes it is the same list as yesterday. I have some tool to use and one of them is https://petscan.wmflabs.org/ but it is down right now. It sometimes happen but perhaps it will work again in a few hours. I also added a link on the category page so you can see who uploaded the files. --MGA73 (thảo luận) 16:51, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thanks for your notice and reference the uploader to help check the file. Just like you, I'm still waiting the help of the photo-admin. Oh, I forget that in Vietnam (UTC+7), its almost midnight, so I think we had to wait for a few hours. ✠ Tân-Vương  17:00, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
I added 237 files more to check: Thể loại:Có sẵn cùng tên ở Wikimedia Commons. I know it will take some time to check. But it will help us later to get files deleted :-) --MGA73 (thảo luận) 17:25, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

I am adding this huge backlog to to-do list and will pay focus into it when free time come. Ofc waiting for more help from other members. --minhhuy (thảo luận) 04:58, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Trần Nguyễn Minh Huy: That sounds good! I hope other members will help.
@ThiênĐế98: I made this list of files marked as both free and non-free at the same time. I fixed 168 allready but I think it would be easier to fix for users that speak Vietnamese :-) In some cases it will probably not be easy to decide if the file is free or non-free. But if we fix all the easy ones it will be a good start. --MGA73 (thảo luận) 10:42, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

What is the copyright status of these files? Bản mẫu:PVCC-CPVN Free or non-free? --MGA73 (thảo luận) 23:03, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@MGA73: That is the old license tag has been replaced with {{PVCC-Việt Nam}}, so all images under {{PVCC-CPVN}} should be detele (or under reviewing about feasibility of license migrate (switch from PVCC-CPVN to PVCC-Việt Nam)). --minhhuy (thảo luận) 03:03, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thank you! I created a new category today Thể loại:All invalid copyright media. Those are the files that is not in either the category for free files or the category for non-free files. Either they need a license tag or the license tag need a marker to show if the file is free or non-free. There are 650 files to check. --MGA73 (thảo luận) 14:25, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Perhaps you could also change Wikipedia:Tải tập tin lên and the relevant sub pages so it is harder to upload free files locally. For example make the text for uploading to Commons bigger and the text to upload locally smaller. It is much easier to keep the file categories clean if files are uploaded to Commons. --MGA73 (thảo luận) 14:35, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
I'm really appreciated all your hard work (especially this work should be our local tasks). For the Uploading page, I am considering update all the uploading pages, since almost of them outdated for a long time. I (or another user who willing to do this) will try to make upload banner to Commons become highlight. Actually long time ago, we had an unconsensus discussion about limiting people upload free-file to Vietnamese Wikipedia, but to Commons instead. Even now, I still think allow wide-upload free-files to local Wikipedia versions is a big mistake, but it can't help because Commons isn't really familiar with newbie in minor language like Vietnamese. --minhhuy (thảo luận) 16:01, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: I'm happy to help :-) Yes MediaWiki:Licenses and sub pages should be updated. The latest version of the Creative Commons licenses is 4.0 not 3.0. And I also think that the GFDL should be avoided. If you still think a multilicense with GFDL is needed then at least put at the bottom. Instead of "PD-self" I suggest to use "self|Cc-zero" because Cc-zero is a real license and PD-self is one Wikipedia created so it is not an official license.
You are probably right that Commons do not have many users that speak Vietnamese. I started on Commons because there were not many that could speak Danish. But most things can be set up so it is in Vietnamese. But if possible it is best if uploaders could add a description in both Vietnamese and English. That way it is easier for other users to help find the right categories etc. If you know some users that speak good English AND have some time then they could try uploading to Commons and see how it works. If there are any problems it should be easy to fix if you know where to translate the text. It took me some time to set up things on Commons but it worked and now there are almost never any local uploads on Danish Wikipedia. --MGA73 (thảo luận) 17:45, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
I created Thể loại:Own work by uploader for files that have Template:Own. The text says that the uploader created the work. So I would expect all files in the category to be free. Therefore the files in there should be easy to transfer to Commons.
But I can see there are some book covers and photos of other works in there. For example: Tập tin:Baolixichamngoanhocgioi.jpg. It is what we on Commons call a derivative work. Unless the uploader is the author of the book or creator of the work on the photo then the file should be deleted unless it qualify as fair use. If it can be fair use I think it would be good if we could find another template than "own" to use instead. And with another text. For example instead of template "own" with the text "Tôi sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm" then use template "own copy" with the text "Tôi đã tạo bản sao của toàn bộ tác phẩm" (I used google translate so I do not know if it makes sense. But instead of the text saying "I created the work" then it could be "I created the copy of the work"). --MGA73 (thảo luận) 18:48, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
I think after we're done with these huge tasks (move free file to Commons), this local community should re-start that discussion about limiting people upload free file here.
Yep, I understand that many people just feel hard to distinguish between "own work" and "derivative work". The Tập tin:Baolixichamngoanhocgioi.jpg isn't a book cover, but something like "postcard" mix with "envelope". Anyway both belongs to the real onwer who created, not the uploader who just take a photo. In transfering file to Commons process, I also revewing the licensing status to make sure nothing wrong. It really isn't common for a "derivative work" considered as "fair use" here on Vietnamese Wikipedia (book cover as example, it easily been replaced by a better photo from the official publisher than a poor quality photo from camera), so I think it unnecessary for a template like "I created the copy of the work", at least for now. But I will just create it as your suggestion anyway, just in case :) --minhhuy (thảo luận) 03:16, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: I think you are right that in most cases it is not relevant with a template for "I created the copy of the work" because it is only good for fair use and in those cases there are often official photos to copy.
On Thảo_luận_Thành_viên:Phương_Huy#How_to_move_files_to_Commons I wrote how to move files to Commons with FileImporter. I wonder if there should be a help page in Vietnamese somewhere? For example on Wikipedia:Chuyển tập tin vào Commons? Just in case someone want to help move files to Commons.
Let me know if you have any ideas on how we can make the cleaning up easier. --MGA73 (thảo luận) 13:27, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
It might be good idea to add the manual (like step-by-step transfer to Commons) in Wikipedia:Chuyển tập tin vào Commons. I'd like to help with translate your guide on Phương Huy's user talk. Currently I'm working on Thể loại:Own work by uploader, it take a much long time than I expected with the categorize step (maybe because basic categories about Vietnam missing on Commons, or I just can't find which category is most suitable). Sure, if anything good idea come out, I will tell you :^) --minhhuy (thảo luận) 14:22, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Yes it will take a long time. I hope other users will find time to help you. If there are no categories you could pick categories like Commons:Category:Cuisine of Vietnam for everything related to food.
You could also start with the files that require deletion (like unused non-free files) because only admins can delete files but all users can help add the description and move the files to Commons. Especially if you make a little guide.
I noticed files like Tập tin:Ban Quyen 3.png. If it is a pemission to use a photo then you should use the official system for permissions - OTRS instead. It would of course require that a few that speam Vietnamese join the OTRS team. --MGA73 (thảo luận) 16:26, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Yep, those files are permission appeal, and being sending to OTRS (see Thành viên:ThiênĐế98/Bản quyền chờ duyệt, as I am handling OTRS info-vi and permissions-vi queue). --minhhuy (thảo luận) 16:54, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hello again! The files in Thể loại:Cuisine of Vietnam should be ready to move to Commons. It should only take a few seconds to move them.

  1. Open a file
  2. Chek info and fix if needed
  3. Click transfer
  4. Confirm
  5. If you want add description in English on Commons and/or change the category
  6. Close browser

And repeat as many times as you like :-) --MGA73 (thảo luận) 14:05, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]


I updated Thể loại:Non-free media not in use in articles. There are almost 800 unused non-free files. They should be added to an article or be deleted. --MGA73 (thảo luận) 18:38, ngày 26 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

minhhuy and  ✠ Tân-Vương  and everyone else :-) A lot has happend since the first post. My question is if it is possible to implement the changes I suggesten in MediaWiki:Licenses and other relevant pages. --MGA73 (thảo luận) 09:56, ngày 9 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Loại khoá mới sửa

Mình xin được trình bày hai loại khoá mới mà mình nghĩ ra để cộng đồng xem xét và cho ý kiến:

  • Bán khoá hẳn (cấm mọi thành viên trừ điều phối viên và bảo quản viên): Hiện tại chỉ có loại khoá chỉ cho phép BQV sửa đổi chứ chưa có loại khoá tương tự cho ĐPV. Hậu quả là nhiều trang bản mẫu, mô đun và MediaWiki bị lỗi thời, khiến ĐPV Thienhau2003 phải nhiều lần nhờ HCV Tuanminh01 sửa hoặc mở khóa để tự tay sửa (xem trang thảo luận của Tuanminh thì biết). Ngoài ra nhiều thành viên cũng phải nhờ vả BQV cập nhật {{AdvancedSiteNotices}} mà thường việc cập nhật diễn ra rất chậm. Mình đề xuất loại khóa này không phải vì bản thân đang là UCV cho ĐPV nhưng để các ĐPV đương nhiệm tích cực có thể đóng góp nhiều hơn cho wiki mà không phải phụ thuộc vào BQV, trong bối cảnh ngày càng nhiều BQV nghỉ hưu hoặc tạm ngưng hoạt động và nhiều ĐPV năng nổ, nhiệt huyết đang chờ cơ hội để thể hiện mình.
  • Khóa tuần tra (chỉ cho phép các thành viên tự đánh dấu tuần tra): Chúng ta đã xác định người tự đáng dấu tuần tra là những thành viên đáng tin cậy, vậy tại sao không thiết lập một loại khóa mà chỉ có họ có thể sửa đổi? Loại khóa này có thể áp dụng đối với những trang bị phá hoại những thành viên được xác nhận mở rộng, tức vượt mức khóa 30/500 (hoặc thậm chí mức 90/1200 mà ThiênĐế98 đề xuất). Nó cũng sẽ giảm một khối lượng công việc lớn cho các tuần tra viên để họ đi tuần tra những trang khác.

Không biết mọi người có đồng ý không? E = mc2 12:59, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Q.Khải Dụa vào các ý kiến của bạn thì mình nghĩ đây là một ý tưởng hay. Nhưng tên khóa có vẻ không phù hợp lắm và việc thêm các loại khóa nằm ngoài các khóa của Wiki thật sự không tốt. Hiện tại so với bên en và nhiều Wiki khác thì ta còn 2 loại chưa xài là Khóa bản mẫu và Khóa chấp thuận sửa đổi. Ý nghĩa các khóa mình sẽ nêu bên dưới:
  1. Khóa bản mẫu (Tiếng Anh: template-protected) là loại chỉ có thể được chỉnh sửa bởi bảo quản viên hoặc người dùng trong nhóm Người Sửa Đổi Bản Mẫu. Mức bảo vệ này phải được sử dụng hầu như trên các bản mẫu và mô-đun có rủi ro cao. Trong trường hợp các trang trong không gian tên khác bị chuyển sang mức độ rất cao, mức bảo vệ này cũng có hiệu lực.
    Đây là cấp độ khóa thay thế khóa hoàn toàn trên các trang chỉ được khóa do tỷ lệ sử dụng cao, thay vì tranh chấp nội dung. Nó nên được sử dụng trên các bản mẫu có yếu tố rủi ro sẽ được khóa đầy đủ. Không nên sử dụng các bản mẫu ít rủi ro hơn với lý do quyền người dùng nhóm Người Sửa Đổi Bản Mẫu tồn tại, sự tồn tại của quyền không nên dẫn đến nhiều bản mẫu trở nên không thể chỉnh sửa cho cộng đồng chỉnh sửa chung.
  2. Khóa chấp thuận sửa đổi đang chờ xử lý là một công cụ được sử dụng để ngăn chặn hành vi phá hoại và một số vấn đề dai dẳng khác, đồng thời cho phép tất cả người dùng tiếp tục gửi các chỉnh sửa. Khóa chờ chấp thuận sửa đổi đang chờ xử lý có thể được sử dụng thay thế cho bảo vệ bán bảo vệ để cho phép người dùng chưa đăng ký và người dùng mới chỉnh sửa trang, trong khi vẫn giữ các chỉnh sửa ẩn khỏi chế độ xem của hầu hết người đọc cho đến khi những thay đổi đó được người đánh giá chấp nhận.
    Khi một trang dưới sự bảo vệ thay đổi đang chờ xử lý được chỉnh sửa bởi người chỉnh sửa (địa chỉ IP) chưa đăng ký hoặc người dùng mới , phần chỉnh sửa sẽ không hiển thị trực tiếp với phần lớn người đọc Wikipedia, cho đến khi nó được xem xét và chấp nhận bởi người chỉnh sửa có quyền của người đánh giá thay đổi đang chờ xử lý . Khi một trang dưới sự bảo vệ thay đổi đang chờ xử lý được chỉnh sửa bởi người dùng được xác nhận tự động , bản chỉnh sửa sẽ được hiển thị ngay lập tức cho người đọc Wikipedia. Thiện Hậu (thảo luận) 13:20, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tốt lắm, wiki chấp nhận mức lương 2.500 USD/tháng cho Q.Khải và 3.000 USD/tháng cho Thienhau2003. Tuanminh01 bị sa thải vì thiếu tính năng động và sáng tạo[ Lãnh chúa Viwiki ]thảo luận 13:25, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Các trang thuộc không gian tên MediaWiki đòi hỏi quyền sửa giao diện, trước đây tất cả bảo quản viên đều có khả năng sửa, nhưng nay vì lo ngại tính bảo mật nên chỉ trao cho những người có quyền "bảo quản viên giao diện" (xem danh sách). Đối với các bản mẫu, tôi không chắc cộng đồng có nên tạo ra một loại khóa mới chỉ để dành riêng cho việc sửa đổi một số ít bản mẫu cụ thể như vậy hay không, nhưng cá nhân tôi thấy việc có thêm cũng không vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu loại khóa "bán khóa hẳn" như bạn miêu tả ra đời thì gần như không còn lý do để dùng "khóa hẳn" nữa, vì giới hạn của nó so với giới hạn của khóa hẳn không khác gì mấy về chức năng.
Còn về loại khóa tuần tra như bạn miêu tả, tôi vẫn chưa hiểu, vì hầu như tất cả những người có quyền "tự đánh dấu tuần tra" đều vượt mức giới hạn 30/500 và bán khóa. --minhhuy (thảo luận) 13:32, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003: Loại khóa chấp nhận thay đổi vốn đã được cộng đồng chúng ta thông qua từ lâu, nhưng các phát triển viên kỳ kèo không chịu triển khai mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 13:52, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Q.KhảiTrần Nguyễn Minh Huy Ý đầu của bạn ấy là muốn tạo Khóa Bản Mẫu giống bên en để ĐPV có thể sửa được Bản mẫu:AdvancedSiteNotices, ý sau bạn muốn khóa chấp thuận sửa đổi (Pending) có trên Wiki (Khóa này nghe nói mấy năm trước bàn lên thử xong nhưng Wikimedia không chấp thuận cài phải không? Sao anh không đôn đốc lập trình viên cài? Để biểu quyết xong rồi xây dựng khởi công theo kiểu chậm tiến độ mà còn dấu hiệu bỏ của chạy lấy người?). Em nghĩ đã đến lúc chúng ta nên áp dụng Khóa Bản Mẫu. Vì phần nhiều các bản mẫu tại Wikipedia Tiếng Việt đặc biệt là nhiều bản mẫu đã lỗi thời nhưng thường xuyên khóa hoàn toàn khiến việc cập nhật khó khăn trong khi số lượng BQV làm việc thường xuyên ở đây lại không bằng các ĐPV. Một số bản mẫu như Bản mẫu:AdvancedSiteNotices cần cập nhật thường xuyên nhưng lại không được cập nhật đều đặn. Về thiết lập ta sẽ thiết lập như sau cho Wikipedia (các quyền mở rộng của ĐPV cũng được giới thiệu dưới đây):
  • Thêm khóa bản mẫu vào hệ thống, sau đó:
    • Nếu gắn quyền khóa bản mẫu này vào ĐPV. Theo Wikipedia Tiếng Anh, nhóm này có thể sửa được trang khóa bản mẫu, MediaWiki:Titleblacklist và các thông báo sửa đổi (ví dụ như Bản mẫu:Các thông báo sửa đổi/Trang/Trợ giúp:Chỗ thử) vốn trước đây chỉ cho phép BQV.
    • Nếu không gắn quyền này cho ĐPV mà lập nhóm "người sửa đổi bản mẫu", cần xây dựng quy trình bầu chọn các thành viên giữ quyền này với yêu cầu phải có kinh nghiệm sửa bản mẫu. Vì mục đính của khóa này là tránh phá hoại, giảm thiểu tác động việc cập nhật bản mẫu khiếu bản mẫu lỗi đối với các thành viên không có kinh nghiệm sửa bản mẫu. Nhưng người được chọn có quyền này sẽ sửa được các trang như trên.
  • Rà soát tất cả các bản mẫu có lượng trang dùng nhiều, nguy cơ cao, kiểm tra có cần thiết phải khóa hoàn toàn không, nếu không thì giảm khóa.

Còn về trang Mediawiki, cái này đã là mặc định hệ thống Mediawiki chỉ cho phép BQV sửa thôi. Nhưng bản mẫu thì có thể nếu dùng khóa trên Mọi người ý kiến sao, vui lòng đóng góp bên dưới nhé. Thiện Hậu (thảo luận) 13:58, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]


Trần Nguyễn Minh Huy Em nghe nói Wikimedia áp dụng chính sách bản quyền mới, bắt ta phải rà soát lại hết ảnh, tập tin trên Wikipedia phải không? Thiện Hậu (thảo luận) 13:58, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003: Theo tôi quyền sửa bản mẫu nên dành cho một nhóm người dùng mới, như tại Wikipedia tiếng Anh là "người sửa bản mẫu". Việc này sẽ tránh gây ra trở ngại cho những người dùng thạo kỹ năng sửa bản mẫu nhưng không tích cực đủ trong công tác chống phá hoại và do đó không thể / chưa đủ điều kiện trở thành eliminator. Như vậy việc sửa bản mẫu sẽ trở nên linh hoạt hơn, tuy nhiên cần thảo luận kỹ về các tiêu chí trao quyền, vì chắc chắn người có thể sửa cả những bản mẫu trọng yếu ảnh hưởng toàn hệ thống như vậy cần có một sự đáng tin cậy nhất định, chứ không chỉ riêng về kinh nghiệm.
Còn về khóa pending changes, như bạn có thể thấy hiện trạng tại m:Requests for comment/Flagged revisions deployment, cuộc thảo luận đang bế tắc và tôi cũng không thể làm gì hơn.
Về vấn đề tập tin, chính sách EDP vẫn như vậy không có gì thay đổi, chỉ là một tình nguyện viên ở Commons muốn giúp đỡ thanh lọc kho hình ảnh vốn đang bê bối và bừa bộn của chúng ta mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 14:15, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
P/s: như bạn có thể thấy tại phab:T204354, tôi vừa gửi tin hỏi thăm và họ hồi đáp một cách không thể chán hơn. --minhhuy (thảo luận) 15:03, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy Em cũng nghĩ nên lập nhóm người sửa đổi bản mẫu mới này cho an toàn, cho phép người có kinh nghiệm thật sự sửa bản mẫu sẽ tốt hơn. Còn về tập tin, chúng ta đang có 32000 tập tin các loại, bao gồm 18000-20000 KTD và 7000-10000 tự do (nhiều cái tự do chép từ bên en trước khi Commons ra đời) và số lượng này là quá lớn. Khó trong một sớm một chiều. Hơn nữa tình trạng vi phạm bản quyền tại Wikipedia Tiếng Việt cũng đáng bàn khi nhiều tập tin KTD lại để tự do, số KTD lại đặt sai bản mẫu, không sử dụng. Thiện Hậu (thảo luận) 14:25, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý lập nhóm sửa đổi bản mẫu. Phản đối thêm quyền người dùng này vào ĐPV do không phải ĐPV nào cũng biết sửa bản mẫu. Phản đối loại "khóa tuần tra" do khóa 30/500 đang phát huy hiệu quả, không cần phải thêm một mức khóa mới trên mức này. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 15:39, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Thienhau2003Trần Nguyễn Minh Huy: Ý mình là tạo một loại khóa mà chỉ có người tự đánh dấu tuần tra mới sửa được do ngày càng nhiều tài khoản phá hoại được cấp quyền xác nhận mở rộng. Cái này khác khóa chấp thuận sửa đổi. E = mc2 04:25, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Q.Khải Đã hiểu ý bạn. Mình sẽ nói rõ quan điểm và ý kiến liên quan đến các loại khóa bạn đề xuất:
  • Khóa chỉ có BQV và ĐPV sửa đổi trang là một loại khóa theo mình có vẻ nên có tại Wikipedia Tiếng Việt, nhưng tên lại có vẻ như không hợp lắm, hơn nữa không biết bạn lấy ý tưởng này từ đâu có vẻ như bạn đang nói đến loại khóa bản mẫu chỉ cho phép Người sửa bản mẫu và BQV được phép sửa đổi được áp dụng tại Wikipedia Tiếng Anh, Trung, Wikimedia Commons. Đây là một trang những loại khóa rất có tác dụng chống phá hoại bản mẫu và mô đun tại Wikipedia. Nếu ĐPV có quyền "Người sửa bản mẫu" này việc sửa {{AdvancedSiteNotices}} như bạn nói rất tốt, trong tương lai có thể bảo trì tốt hơn các bản mẫu hoặc mô đun cho dự án này thường xuyên lỗi thời nhưng BQV lại không cập nhật thường xuyên. (Mình đã đề xuất khóa này và quy trình thêm, cũng như các vấn đề tại phần thảo luận bên trên, trong thời gian tới sẽ xây dựng quy trình cấp quyền này cho phù hợp nếu bạn đồng ý áp dụng loại khóa Bán khoá hẳn mà thật ra là khóa bản mẫu tại Wikipedia Tiếng Việt)
  • Còn về tạo một loại khóa mà chỉ có người tự đánh dấu tuần tra mới sửa được, đây là loại khóa nằm ngoài khóa thường sử dụng trên các wiki, nên mình đã kiểm tra có Wikipedia tiếng Bồ Đào Nha có dùng loại khóa này (tên là autoreviewer protected) (gốc là apenas autorrevisores). Quyền thì giống bạn nêu. Tuy nhiên việc áp dụng khóa này cần kiểm tra tác động đến người dùng và không rõ các trường hợp "càng nhiều tài khoản phá hoại được cấp quyền xác nhận mở rộng" có xảy ra thật không vì hầu hết theo như mình thấy các đám phá hoại thông thường vô đăng ký là phá hoại ngay chứ đâu có chuyện đợi 30 ngày sau trở mặt ra phá hoại. Các loại tài khoản này thường bị cấm sau một vài ngày ban mặt. Em cũng nhận thấy khóa tự xác nhận và 30/500 vẫn phát huy tốt vai trò trên nhiều Wiki nên có vể khóa này không thật sự cần thiết. Và khóa này cũng như không vì lỡ như chưa đến 1 tuần khoảng vài trăm sửa đổi mà ai đó đã cấp quyền tự đánh dấu tuần tra với lý do "thành viên tạo nhiều bài viết" thì khóa cái này có ích gì, khóa 30/500 sẽ lợi hơn. Đó là chưa kể thiết lập phải xin Wikimedia, sửa quyền, cập nhật lại hệ thống bản mẫu khóa trang nằm ngoài hệ thống thông thường trên Wikipedia có thể không tốt trong vấn đề quản lý hệ thống báo khóa trang vốn dựa theo Wikipedia Tiếng Anh là chủ yếu.

Trên đây là ý kiến của mình. Có gì xin ý kiến bên dưới nhé. Thiện Hậu (thảo luận) 05:11, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thienhau2003 Có nhiều người phá hoại "thâm niên", không phá ngay sau khi mới mở tk, chèn những sửa đổi phá hoại xen kẽ với sửa đổi có ích, một mặt thể hiện mình là người có thiện ý, mặt khác lại liên tục vi phạm thái độ văn minh. Thành viên vừa phá hoại, vừa giúp ích, khiến BQV không dám cấm vô thời hạn. Còn chưa nói đến các tk rối, bạn vào trang danh sách thành viên được xác nhận mở rộng rồi nhấn tìm từ "bị cấm" thì tìm thấy tới 14 kết quả, đến lúc phát hiện ra là rối, cấm vô thời hạn thì đã được cấp quyền xác nhận mở rộng từ lâu và phá hoại biết bao nhiêu bài viết, trong đó có Bùi Công Chức, Duongqua56, Hamloi23,... Duongqua56 với Hamloi23 thậm chí có đến hàng nghìn sửa đổi, đủ để vượt mức khóa mà Thiên Đế đề xuất. Có loại khóa mới này chúng ta có thể ngăn chặn được những trường hợp tương tự. E = mc2 05:35, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Suy nghĩ của tôi vốn đơn giản, nếu ngăn ngừa phá hoại dạng rối, tôi đề nghị thiết lập Siêu-khóa, với các hạn mức đã từng đề xuất với BQV Alphama tại trang tin nhắn BQV. Tôi cho rằng tăng mức sửa đổi lên cao và thời gian tài khoản lên cao sẽ là rào cản lớn với rối, khi chúng ta đang xem xét thông qua một số khoản, điều lệ "chấp-nhận-được" để chống dạng phá hoại này. Mức biểu quyết mới theo quy chế đối với thành viên có tư cách bỏ phiếu tôi cho rằng khá hiệu quả tính đến thời điểm này. Không biết ý các bạn thế nào? ✠ Tân-Vương  05:43, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 Em khó xử vụ này quá AAAAA!, không ngờ Wiki ngày càng khó lường trước được những rối đang âm mưu biến nơi đây thành diễn dàn, tuyên truyên thiếu trung lâp. Em cho rằng vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bằng cách cần nhiều người trực chống phá hoại để thường xuyên kiểm tra dự đoán các hành vi mờ ám của rối, bên cạnh đó tuyên truyền tự giác khai báo các thành viên có dấu hiệu rối xấu (tùy vào sức người và thành viên) ngoài các quy định hiện có. Em cho rằng tạo mức khóa mới không phải là giải pháp tốt, lâu dài và nó chỉ mang tính đối phó tạm thời. Thiện Hậu (thảo luận) 06:08, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tình hình diễn biến ngày càng phức tạp khi tôi nhúng tay vào dẹp đàn rối. Thời gian truy bắt các rối rất dài, tốn nhiều công sức, lại cần chút "quen hơi" đàn rối. Việc nâng khóa đối với các bài viết, vốn dĩ chỉ là một chắp vá đáng buồn khi chúng ta không đủ nhân sự. Mong rằng thế hệ các bảo trì viên tiếp theo như các bạn, giỏi kỹ thuật và ngoại ngữ có thể có các phương pháp mạnh hơn các phương pháp vừa cứng nhắc lại chưa hoàn thiện theo thiển ý của tôi. Khóa có cao chừng nào đi nữa, nhưng kể từ sau khi BQV Minh Huy (rất mạnh tay dọn dẹp đàn rối và các bài của chúng) tạm vắng, rối mọc như nấm sau mưa, nhởn nhơ đi lại nhưng chỗ vắng người, sửa đổi lên đến vài nghìn, quyền tự đánh dấu cũng có, các khóa e rằng vô dụng và thành trò cười. Cá nhân tôi bày tỏ thiển ý cần "đào tạo" các quản trị viên tương lai biết cách săn bắt rối, vì nếu không biết cách săn, các bạn cũng sẽ bị dẫn đi lòng vòng như thời đầu tôi nhận công cụ BQV. Việc tuyên truyền và khai báo sẽ khiến nơi đây sặc mùi nghi kỵ và "đấu tố", gây mất đoàn kết và cũng thiếu các cơ sở, lý luận vững chắc để kiểm định, tôi e rằng thiếu tính khả thi và không phù hợp. ✠ Tân-Vương  06:20, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Về việc sử dụng chữ cái Tiếng Việt cho trích dẫn được sử dụng nhiều lần sửa

Hiện nay tôi thấy mấy bài mà một nguồn trích dẫn được dùng nhiều lần trong bài ấy, thì các ký tự hyperlink bảng chữ cái để nhảy vào nơi dùng trích dẫn đấy thì lại được dùng kiểu như "a ă â b c d đ e ê g h i". Đây có lẽ chẳng mấy độc giả nào quan tâm, mà một khi đã quan tâm rồi thì ai cũng sẽ thấy: "tận dụng" luôn cả những chữ có dấu, mũ, móc trong Tiếng Việt thế này ngỡ là hay, nhưng lại cực kỳ khó phân biệt các chữ cái mà chỉ khác nhau mỗi cái dấu mũ, móc (readable but not legible). Cái này tôi nghĩ nên cho nó theo bảng chữ cái Tiếng Anh là đỡ hại mắt nhất. MeigyokuThmn (thảo luận) 16:34, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý chuyển về bảng chữ cái tiếng Anh. a, ă, â,... đọc rất nhức mắt. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 02:14, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  Ý kiến @Thienhau2003: Bạn có nghĩ việc đáp ứng yêu cầu này là khả thi? Dường như không có nội dung nào tại Mô đun:Citation/CS1 ứng với việc hiển thị các ký tự dành cho chú cước chú lặp lại, giống như là một tính năng phần mềm MediaWiki tiếng Việt thì đúng hơn. --minhhuy (thảo luận) 03:15, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh HuyMeigyokuThmn Đã xác định được định dạng chú thích có dấu ă,â là do do hệ thống lập trình Mediawiki định sẵn. Không phải do Mô đun:Citation/CS1 gây ra. Không sửa được yêu cầu này. Mình sẽ tìm sâu hơn hệ thống để xem có thay đổi được khônh. Cho tới lúc đó thì cái này vui lòng hỏi lập trình viên Mediawiki. Cảm ơn. Thiện Hậu (thảo luận) 03:39, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@MeigyokuThmn, Khủng Long, Trần Nguyễn Minh Huy, và Thienhau2003: Giờ mới thấy thảo luận này. Cái này tôi đã sửa trong các thông điệp "MediaWiki:Cite xxx" như MediaWiki:Cite references link many format backlink labels. P.T.Đ (thảo luận) 10:09, ngày 27 tháng 10 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Dấu gạch ngang và cách viết liên quan sửa

Xin chào, mình là Auhg8. Vấn đề này đã được tranh luận riêng giữa mình và bạn DangTungDuong vào tháng 10-2019 nhưng chưa có tiếng nói chung. Lần thứ 2, 23-3-2020 việc này được đưa ra TNCBQV (Sửa đổi phá hoại Auhg8) nhưng bạn Alphama đã đưa về Thảo luận:Dấu gạch ngang phần "Thảo luận về dấu gạch ngang". Nội dung là:

  • Sử dụng dấu gạch ngang giữa các liên số có dấu cách ở 2 bên của dấu (ví dụ: 2 − 3) <cách 1> hay ngược lại (ví dụ 2−3)<cách 2>

Mình sử dụng và yêu cầu sử dụng <cách 1>, đã tìm rất nhiều nhưng không hề có một nguồn thông tin chính thông nào, chỉ có báo Đà Nẵng nhưng bị cho là không đủ sức thuyết phục. Việc này phải được quan tâm đúng mức vì ảnh hưởng đến rất nhiều bài. Cảm ơn mọi người đã quan tâm, tuy nhiên theo ý mình đã nói trong "Thảo luận:dấu gạch ngang": nếu có một cuộc biểu quyết hay thăm dò ý kiến mà kết quả nghiêng về một trong hai cách thì cũng chỉ nên tôn trọng chứ không coi trọng quá mức vì số đông không đồng nghĩa với đúng. Công dụng dấu gạch ngang (−) và dấu gạch nối (-) (thuộc phần II bài "Dấu gạch ngang" trang 130, SGK N.Văn lớp 7, tập 2 hoặc dò tìm ở đây).

  • Dấu gạch ngang là dấu câu, để: đánh dâu phần chú thích; liệt kê hoặc đánh dấu lời trực tiếp của nhân vật; nối các từ trong liên danh (và liên số)
  • Dấu gạch nối không phải là dấu câu, có tác dụng nối các tiếng trong từ mượn có nhiều tiếng (và còn nối ví dụ như 1-1-2020)

Hai dấu này và dấu emdash "—" (mình không biết tên tiếng Việt; dấu này ở Việt Nam không sử dụng) rất dễ nhầm lần do chiều dài vè hình thức. Hoan nghênh và cảm ơn các bạn, nhưng hãy cho ý kiến theo góc nhìn khách quan, đúng vào việc và nếu có nguồn chứng minh thì càng tốt chứ đừng thuận theo cách này vì lí do "mười mấy năm rồi cũng không ai ý kiến nên chắc chắn đúng" hay về kinh nghiệm của thành viên chon cách nào. Nhân tiện mời các bạn Đông Minh, Tuanminh01, ThiênĐế98, Mintu Martin,... Cảm ơn và chúc tất cả các bạn vui khỏe.--Auhg8 (thảo luận) 00:38, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Auhg8 Chào bạn, hiện nay các sách giáo khoa các môn học cũng không thống nhất dùng gạch ngang hay gạch nối. Bạn có thể cùng các thành viên khác chờ bộ sách mới để xem tình hình như thế nào. — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 03:02, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Wikipedia không nên chờ đợi các diễn tiến từ bên ngoài và lấy nó làm trở ngại cho thiện ý đóng góp của người dùng. Nếu vấn đề này ở thế giới bên ngoài chưa có sự thống nhất, thì không có lý do gì chúng ta ngăn cản người dùng đóng góp theo cách mà họ nghĩ là giúp ích cho Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 05:01, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xin chào bạn, SGK mỗi môn lại mỗi khác, chỗ gạch nối chỗ thì gạch ngang (mình đã nói về vấn đề này nhiều lần). Nếu đợi thì không biết bao giờ bạn nhỉ? Cảm ơn bạn đã quan tâm.--Auhg8 (thảo luận) 12:42, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Auhg8Năm học tới bắt đầu lớp 1 học chương trình mới, năm sau nữa sẽ là lớp 2 và lớp 6, năm 2022 là lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Cũng khá lâu đấy nhưng cũng có thể ngay năm đầu tiên Bộ GDĐT công bố bộ sách giáo khoa mới ở các lớp. Đến lúc đấy tha hồ mà biểu quyết gạch ngang, gạch nối và danh pháp sử dụng trên wiki. — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 12:48, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn, mình cũng đã đọc thông tin này trên báo mạng lâu rồi mà không nhớ tên (Thanh niên hay Vnexpress thì phải) vì vậy nên mới nói là không biết bao giờ đó ạ. Giờ chưa có nên mình đành sử dụng "đỡ" báo Đà Nẵng chứ không biết bao nhiêu lần mình đã nói "thật sự không tìm được nguồn,...".--Auhg8 (thảo luận) 13:09, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mọi chuyện đang yên ổn theo typo chung toàn dự án của Wikimedia, tự dưng có thành viên này sửa đổi theo sở thích cá nhân. Thành viên cứ viết đề đạt nguyện vọng lên Wikimedia mong muốn sửa đổi typo theo SGK ngữ văn lớp 7 của VN, NXB Giáo dục gì đó đi đã, nếu được chấp thuận thì ok, tôi theo 10 chân 10 tay. Hết. DangTungDuong (thảo luận) 05:50, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xin chào bạn, mọi chuyện đang yên ổn nên mới cần coi lại là sự yên ổn đó có đúng không. Từ trước đến giờ người ta không có ý kiến, thấy đúng, không biết về cách sử dụng hay một nguyên nhân đau lòng là họ không quan tâm. Vậy nên sự "yên ổn" này vẫn kéo dài mười mấy năm đó ạ. Và nếu mình trình bày ở đây hay bất cứ nơi nào khác mà vẫn không được chú ý thì nó sẽ tiếp tục yên mấy chục năm nữa. Chúc bạn thật nhiều cống hiến.--Auhg8 (thảo luận) 12:42, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ở các bài viết thuộc lĩnh vực Bóng đá hay Khí tượng tôi vẫn hay viết, chúng tôi vẫn thống nhất là dùng dấu gạch nối khi viết/đặt tên bài về các mùa/khoảng thời gian khác nhau ví dụ (Giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2019-20, Mùa bão Nam Thái Bình Dương 2019-20,...). Vì thực tế có một vài lý do: thuận với bàn phím máy tính/cách gõ, nhập dữ liệu của phần đông bộ phận thành viên, nối giữa các khoảng thời gian với nhau. Còn đã là ngày tháng thì tôi ghi rõ chứ tôi không viết kiểu “17-4-2020” hay “17 – 4 – 2020”, rất dễ có sự “nhầm lẫn” và để tránh một số vấn đề liên quan đến cách dùng dấu. Nhiều thành viên lúc viết bài, tiện ở bàn phím họ sẽ gõ dấu gạch nối, coi đó là dấu gạch ngang luôn (và ít khi để ý đến phần các ký tự thông dụng nơi chứa dấu gạch ngang). Các bài có sử dụng dấu gạch ngang có lẽ thường gặp trong các bài dịch hơn. Mỗi ngôn ngữ sẽ có đôi chút sự khác nhau trong các cách dùng dấu, cho nên vấn đề này tôi nghĩ cũng chẳng đáng ngại lắm. — MessiM10 08:00, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Bạn có thể chia sẻ rõ hơn về việc thống nhất này giữa những ai, lúc nào không ạ? Đúng là trên bàn phím không có dấu gạch ngang (chỉ có dấu gạch ngang "giữa") và chỉ có dấu gạch nối nên nhiều người lầm tưởng và cứ sử dụng dấu này trong tất cả mọi trường hợp. Mỗi ngôn ngữ mỗi khác, vì vậy mình mới đề nghị viết đúng theo quy tắc của tiếng Việt đó bạn (vì đây là phiên bản tiếng Việt mà). Nếu mỗi người dùng một cách, nước này sử dụng quy tắc của nước kia,... thì rất đáng lo ngại.--Auhg8 (thảo luận) 13:09, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cuộc thảo luận này diễn ra đã dai dẳng và tại nhiều nơi, nhưng thú thật tôi vẫn chưa thực sự nắm chắc các bạn đang nói đến những cái dấu nào, ví chúng quá giống nhau. Theo tôi hai dấu - (U+002D, tiếng Anh là hyphen) và (U+2013, tiếng Anh là en dash) nên được dùng thay phiên cho nhau (tức là cái nào cũng được) bởi cách gõ của từng phương tiện là khác nhau (máy tôi gõ hyphen sẽ tự chuyển thành en dash nếu thêm dấu cách), còn dấu gạch ngang là (U+2014, tiếng Anh là em dash) thì dùng trong tình huống khác biệt. --minhhuy (thảo luận) 08:19, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chào bạn Trần Nguyễn Minh Huy, chúng ta đang nói về dấu gạch ngang trong tiếng Anh là en dash đó ạ (dấu −). Nhìn vào bề ngoài thì chúng không giống nhau đâu ạ: dấu gạch nối (-) theo ước lượng bằng mắt thường chỉ dài bằng khoảng nửa dấu gạch ngang (−) thôi. Máy bạn nếu viết thêm dấu cách kế dấu gạch nối (hyphen) sẽ chuyển thành dấu gạch ngang (en dash) vì dấu gạch nối khi viết liền vào các tiếng chứ không có dấu cách 2 bên; dấu gạch ngang thì khi viết phải có dấu cách 2 bên. Điều này trùng đề nghị và mục đích viết thảo luận ở đây và những nơi khác (cách 1 mà mình đã trình bày ở phần trên cùng). Cảm ơn bạn nhiều. --Auhg8 (thảo luận) 13:00, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  Ghi chú: Tôi ẩn đi một số thảo luận không có tính xây dựng để đảm bảo cuộc thảo luận đi đúng vấn đề và dễ theo dõi. --minhhuy (thảo luận) 16:34, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Auhg8: Việc thống nhất thực hiện bởi nội bộ các thành viên của hai dự án đó từ lâu. Tôi nhớ không nhầm trong một ứng cử BVT/BVCL của năm ngoái thì Mongrangvebet cũng đã đề cập đến vấn đề sử dụng các dấu gạch dài (em dash), gạch ngang (en dash≥), gạch nối (hyphen) trong bài viết. Tôi cho rằng vấn đề này không đáng ngại cho lắm. Thật sự với phần đông người viết bài ít ai để ý đến mục “Ký tự thông dụng” để tìm dấu gạch ngang họ gõ từ bàn phím (tất nhiên chỉ có dấu gạch nối và dấu gạch ngang “cách”) và cũng tùy loại/hệ điều hành. Có thể gõ ở word ta gõ xong dấu gạch nối, cách ra thì nó trở thành gạch ngang, nhưng khi nhập code trên đây thì không như vậy, gạch nối vẫn là gạch nối.
Nói một cách thẳng thắn thì dùng dấu gạch ngang, khi trình bày bài viết thì bố cục và thẩm mỹ bài viết nhìn sẽ đẹp mắt hơn rất nhiều so với dùng dấu gạch nối, mà hành văn nhìn nó cũng trôi chảy hơn (vì nó được sử dụng đúng công dụng, đúng chức năng); gạch nối chỉ dùng cho phiên âm mà thôi. Tuy nhiên khi chấm BVT/BVCL, tôi vẫn thường bỏ qua vấn đề sử dụng dấu gạch ngang, gạch nối (mà nếu bắt lỗi thì sẽ rất nhiều bài bị đánh trượt). Phần đông người dùng chấp nhận dùng gạch nối, vì nó tiện lợi trong việc gõ, nhập thông tin vào bài viết. Do vậy tôi nghĩ việc dùng dấu gạch nối, trong nhiều trường hợp, là không thực sự đáng ngại. — MessiM10 14:28, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn CVQT vì chia sẻ của bạn. Hình như bạn đã nhầm, vì ở bàn phím chỉ có dấu gạch nối (-) và dấu gạch ngang dưới "_". Các loại máy/hệ điều hành,... cũng không thống nhất vì thực tế ở ngoài đời cũng như vậy. "Tiêu chuẩn" chấm các bài tốt, chọn lọc,... mỗi người khác nhau: bạn không quan trọng về dấu nhưng đối với mình chỉ cần dư một dấu phẩy, sai gạch ngang gạch nối là một vấn đề lớn rồi đó. Phần đông người chấp nhận đó là 99,9%, mình là 0,1% còn lại. Tuy nhiên, nếu người ta chấp nhận nó vì nó đúng thì được nhưng như bạn cũng đã nêu, họ chấp nhận vì tiện lợi hay thẳng ra là họ... thích vậy. Để nói một câu cuối cùng thì vẫn là câu cũ: đáng lo ngại lắm! Chúc bạn vui.--Auhg8 (thảo luận) 00:50, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Auhg8: Cái vấn đề về việc dùng dấu nào cho đúng, thực ra nó đã âm ỉ từ rất lâu rồi bạn, không phải đến lúc này bạn đưa ra đây thì mọi người mới biết. Tôi thì đã kết thúc 12 năm phổ thông vào nửa đầu thập niên 2000 nên tôi cũng không biết sách giáo khoa mà bạn đang học nó viết như thế nào (vì tôi không làm trong ngành giáo dục). Tuy nhiên, Wikipedia là dự án mở của toàn cầu, không phải của bất kỳ quốc gia nào, càng không phải của nhà nước Việt Nam, lại càng không phải của nhóm biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn. Do vậy, tôi cho rằng, việc dùng gạch ngang, gạch nối trên Wikipedia, nó không phải điều đáng ngại. Không nên quá bắt bẻ dù chỉ đến một dấu gạch ngang hay một dấu gạch nối, bởi lẽ nhiều người dùng ở đây không phải chỉ ở chính quốc mà còn là người Việt ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt, người nước ngoài biết tiếng Việt. Do đó ta cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để tất cả mọi người, ở bất kỳ nơi nào, cũng đều được đóng góp, không nên bắt bẻ dù chỉ một dấu gạch ngang hay gạch nối (ở đây tôi không đề cập đến dấu chấm hay dấu phẩy vì đó là những bộ phận ngắt câu cơ bản ai cũng phải biết, cũng như không muốn đưa vấn đề đi quá xa). Tuy nhiên, cảm ơn bạn vì đã đưa một vấn đề để xây dựng Wikipedia, có lẽ đã lâu lắm rồi mới có cuộc thảo luận về việc sử dụng các dấu gạch ngang hay gạch nối. Nếu cần thiết, bạn có thể đề xuất lên Quỹ Wikimedia, chúng tôi cũng sẽ theo. — MessiM10 03:12, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Quỹ Wikimedia sẽ không bao giờ giải quyết một vấn đề mang tính cục bộ và chỉ liên quan đến việc biên tập theo quy cách của duy nhất trong một ngôn ngữ. --minhhuy (thảo luận) 03:28, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ví dụ như tên bài của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, thì dấu hyphen ở đây theo tôi nghĩ là sai phải không? Chúng ta cần dùng en dash thay thế? --minhhuy (thảo luận) 03:42, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Dạ đúng ạ, phải dùng dấu gạch ngang vì đây là trường hợp dấu gạch ngang giữa các liên danh nhưng tạm thời còn tranh luận nên mình chưa sửa được.--Auhg8 (thảo luận) 04:35, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nói một cách khách quan thì ước tính phải khoảng 70% các bài viết ở Wikipedia tiếng Việt có sử dụng đến gạch nối – hyphen nhưng bị dùng sai mục đích, sai nguyên tắc vì nó phải kiêm nhiệm thêm cả chức năng của dấu gạch ngang – en dash. Nếu chúng ta thống nhất dùng gạch ngang, một lượng rất lớn các bài viết sẽ bị ảnh hưởng kéo theo. Liệu vậy có ổn? Vì nhiều người dùng họ có để ý mục Ký tự thông dụng đâu, hoặc có để ý nhưng nghĩ là nó có hết trên bàn phím mà không rõ chức năng thực tế. — MessiM10 04:57, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chào bạn Messi. Chắc phải 80% các bài viết trên đây có liên quan đến dấu này đấy bạn, từ triết, tiểu sử, khoa học, nhất là mấy bài về giai đoạn lịch sử. Dấu gạch nối là dấu "-" nha bạn. Những bài viết bị kéo theo nếu viết lộn xộn thì chắc chắn là không ổn còn nếu đã được thống nhất thì sửa cũng không mệt đâu (cứ cho bot làm, mình không rõ lắm nên lâu nay vẫn sửa thủ công). Họ không để ý thì cũng chẳng ai làm gì được họ nhưng nếu họ muốn tham gia viết, sửa bài thì bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn (văn phong, 5 cột trụ, dấu,.., không nói đến những tiêu chuẩn lỗi thời) vì trang bách khoa này là để mọi người tham khảo, lấy thông tin mà chứ đâu giống mấy trang mạng khác. Cảm ơn bạn.--Auhg8 (thảo luận) 10:08, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Auhg8: Hôm trước tôi có phát hiện vấn đề vi phạm bản quyền ở bài Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, thấy bài copy y nguyên từ Sách giáo khoa Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam. Tôi biết bạn đang học lớp 7, và cũng có học môn Lịch sử. Nếu chiếu theo đúng công dụng của dấu thì SGK Lịch sử bạn đang học cũng đang dùng sai đấy, nhiều dấu gạch ngang thành gạch nối. Dẫn chứng trên để cho thấy, SGK của các bạn còn đang dùng sai, vậy nên việc mà “gạch nối thành gạch ngang” cũng chẳng có gì đáng ngại. — MessiM10 13:24, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đúng đó bạn, mình đã khẳng định nhiều lần là SGK cũng không thống nhất mấy lần ở trên rồi. Ý mình là trong SGK N.Văn có công dụng của dấu gạch ngang thôi chứ không phải SGK nào cũng đúng. Rất nhiều nơi sử dụng sai, tuy nhiên vẫn còn sách Văn, tức là vẫn còn hi vọng (và cũng là vấn đề đáng lo ngại cho các SGK vì không thống nhất). Cảm ơn bạn.--Auhg8 (thảo luận) 13:34, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
giờ mới thấy cái sai đó, mau đi xin lỗi mọi người đi, phải có người thông n ~ thì mới thấy sai[ Lãnh chúa Viwiki ]thảo luận 13:47, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đề nghị chuyển lại mức 85% sửa

Số phiếu ủng hộ phải chiếm ít nhất 70% trong tổng số phiếu, mà Meta gợi ý, chỉ là mức tối thiểu. Trước đó các bạn đã đồng ý với mức 85%, đã thỏa rồi, sao lại phải chỉnh xuống. Đề nghị chỉnh lại. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 03:20, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thảo luận này đang diễn ra tại Thảo luận Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#Đề nghị chuyển lại mức 85%. Xin hãy thảo luận tại đó.

Thảo luận về vấn đề này đang diễn ra tại Thảo luận Thành viên:ThiênĐế98#Tiềm năng BQV. Quy chế thông qua con số là 80% (điều 20 khoản 1), còn con số 85% thì chịu, tôi không rõ tại sao nó xuất hiện trong quy chế, và cũng chưa kiểm tra ai đã nâng con số lên thành 85%. Tôi quyết định hồi sửa lại con số 70%, là do ghi chú: Khoản quy chế này bị sửa lại so với biểu quyết ban đầu theo yêu cầu của Ủy ban Thanh tra. Các con số chồng chéo, tôi đã dự định đưa ra thảo luận và sau đó biểu quyết công khai (như trạng trang TLTV), có lẽ bạn Khủng Long cần hỗ trợ kiểm tra con số 85% từ đâu ra, con số 70% theo quy định có cần buộc không. Nhìn chung cần thảo luận thêm, không phải lấy "nửa về meta, nửa vế cộng đồng" ghép đôi lại để "nặn" thành quy định được. Như trong cuộc thảo luận với CVQTDHN, tôi cho rằng cần biểu quyết mới, và các việc trên đây chỉ mới dừng lại ở thảo luận nội bộ. Cá nhân tôi, với tư cách đồng biên soạn quy chế, thiên về mốc 80%, tuy vậy, để đúng với lý do "sửa theo yêu cầu Meta" tại trang Bảo quản viên, tôi đã đính chính lại con số do 1 thành viên nào đó chỉnh nhầm thành 85% (không rõ dựa từ đâu) và đã chú thích trong thanh tóm lược. Dựa vào tình hình hiện nay, tôi thiết nghĩ nên mở thảo luận với các dang ủng hộ một đề xuất chỉnh sửa nào đó, đến kết thúc biểu quyết KĐV (có thể đóng sớm BQ này nếu tính hình đã ngã ngũ) thì đưa ra BQ chỉnh trang luôn một thể. ✠ Tân-Vương  04:06, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC) Thảo luận này được đính kèm ở trang thảo luận và trang thảo luận quy chế, nhằm rộng đường dư luận.[trả lời]

Dear All.

Nói khí không phải, suốt ngày thấy biểu quyết, không phải 1, mà hàng trăm, ngày này qua ngày khác..., xem lại có phải 1 dạng gì đó thuộc về tâm lý/bệnh lý hay không ?

Thú thật với các bạn, là tôi sinh hoạt ở đây, thấy nhiều thứ không ổn lắm. Có người thì suốt ngày đi sửa mỗi dấu chấm, dấu phẩy, có người thì suốt ngày thấy biểu quyết, người thì suốt ngày cứ rối/chống rối,...

Tôi bắt đầu thấy cái gì đó không ổn.

Thanks

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 17:08, ngày 26 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thấy không ổn thì nghỉ khỏe đi thanh niên, thiên hạ này đâu phải dùng để phục vụ hay làm hài lòng mình bạn :)) 2402:800:6344:1A2D:4043:FCA:D405:A614 (thảo luận) 17:17, ngày 26 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn nào có thời gian, xin hãy sửa giúp lỗi <maplink>: Nội dung JSON không phải là GeoJSON+simplestyle hợp lệ cứ mỗi khi biến mark-title có giá trị khác rỗng, ví dụ như ở bài Acrocanthosaurus#Lịch sử khai quậtTrận San Marino#Bối cảnh Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 13:50, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Khủng Long Đã sửa lại cho bạn rồi nhé, mời bạn kiểm tra dùm mình xem các bài có lỗi không nhé.--Thiện Hậu (thảo luận) 10:08, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cám ơn Thienhau2003 rất nhiều! Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 14:35, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bài viết Chọn lọc mục Tôn giáo sửa

 Thảo luận này được Trần Nguyễn Minh Huy chuyển từ Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên.

Tôn giáo Anphong Nguyễn Hữu LongGiuse Maria Trịnh Như KhuêGiuse Maria Trịnh Văn CănGiuse Nguyễn Chí LinhHiện tượng 2012Kitô giáoPhaolô Nguyễn Văn BìnhPhilípphê Nguyễn Kim ĐiềnThánh Giuse

Hiện tại những bài viết chọn lọc subject Tôn giáo có những nhân vật trên, những bài viết được biên tập rất tốt. Nhưng tôi hi vọng các BQV và các bạn lưu ý chọn lọc và ủng hộ thêm những bài viết về Nhân vật Phật giáo để thêm vào cho cân bằng về mặt thực tế với thực trạng xã hội của Việt Nam. @ những bạn yêu thích chủ đề Kito giáo: Thực tế những nhân vật trên tôi không biết ai cả, những nhân vật như Tađêô Lê Hữu Từ, or Ngô Đình Khả,...rất quen thuộc, tôi rất thích đọc về họ lại không có Bài viết chọn lọc. Hi vọng các bạn sẽ bổ sung cho độc giả. Thân Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 09:00, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xoviet nghetinh123 Cái này nói thì dễ nhưng thực tế không hề đơn giản chút nào đâu. Phải có một thành viên có hiểu biết chuyên môn rất sâu sắc thì mới có thể xây dựng được những bài đó, chưa kể họ cũng phải có trình độ dịch thuật giỏi cũng như kinh nghiệm viết các BVT/CL. Mà theo tôi thấy thì nhiều năm trở lại đây, ngoài bạn Thiên Đế vẫn đang tích cực xây dựng mấy bài nhân vật công giáo, thì các bài viết công giáo khác đã vắng bóng trên các trang bài chất lượng từ lâu rồi, và nhiều khả năng tình trạng này sẽ kéo dài thêm nhiều năm nữa.  L.Lawliet  09:13, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vâng, cảm ơn bạn đã phản hồi. Thanks. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 09:15, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn Xoviet nghetinh123 đã có lời nhắc và đánh giá. Tôi mong đợi một ngày nào đó không xa sẽ tiếp cận đủ tư liệu và tư liệu phong phú để viết bài viết Ngô Đình Thục, nhân vật gây tranh cãi bậc nhất thời chiến. Ngoài nhân vật TGM Thục, các nhân vật khác là Giáo sĩ Công giáo như GM Lê Hữu Từ (bạn đã trích dẫn) và GM Phạm Ngọc Chi (một trong những nhân vật tranh cãi nhất nhì thời loạn). Hai nhân vật tranh cãi không quá gay gắt là Nguyễn Văn Bình (trong và sau thời chiến), Nguyễn Kim Điền (những căng thẳng xung quanh tôn giáo - 1977-1988). Hiện tôi đang trên đường bổ sung cũng như viết lại thật kỹ bài HY Nguyễn Văn Thuận, nhân vật tranh cãi trung tâm thời 1975-1994. Vì mỗi BVCL về các nhân vật "lớn" trong lịch sử Công giáo hiện đại, nhiều tranh cãi cần nhiều thời gian và truy vấn rất nhiều website uy tín từ các bên để sưu tập tài liệu (hiện bài này tôi đã truy vấn hoàn tất 10-12 website), để có các cái nhìn bao quát, tôi hy vọng tiến trình bài HY Thuận sẽ kết thúc vào giữa tháng 9 năm 2020. Vài năm trở lại đây, tôi cũng hy vọng thấy một thành viên giới thiệu Phật Giáo cho mọi người, nhất là giới thiệu về hoạt động của các vị hoạt động thời chiến và tác động sâu sắc đến thời chiến. Vài tháng trước, tôi thấy ĐPV Hakutora có điều chỉnh khung info cho các chức sắc Phật Giáo, tôi cũng "mừng hụt" là WIkipedia đã có thành viên viết về Phật Giáo. Một vài dòng gửi đến các bạn đang quan tâm. ✠ Tân-Vương  15:15, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vâng, cảm ơn bạn đã phản hồi. Xoviet nghetinh123 (thảo luận)

18:44, ngày 20 tháng 4 năm 2020 (UTC)

Cảm nhận về Trang Chính mới sửa

Các thảo luận trước khi có đề xuất thay Trang Chính mới

Tôi vừa có sáng tạo phiên bản mới cho {{Bản mẫu:Trang Chính/Đầu trang}} của Wikipedia tiếng Việt chúng ta nhằm sao cho thiết kế được bo tròn góc cho sang trọng, tôi cũng có bổ sung thêm một số liên kết dẫn đến các trang mạng xã hội của Wikipedia tiếng Việt. Tôi cũng có ý định đề xuất thay đổi, nhờ các bqv xem xét và hồi âm; xem qua bản đề xuất của tôi tại đây [17]. Cảm ơn, -- JohnsonLee01 (thảo luận với tôi) 14:32, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@DHN: tôi đã thay nó bằng thời gian, bạn thấy sao? thảo luận quên ký tên này là của JohnsonLee01 (thảo luận • đóng góp).
@Khủng Long: tôi đã thay nó bằng thời gian, bạn thấy sao? thảo luận quên ký tên này là của JohnsonLee01 (thảo luận • đóng góp).
  •   Đồng ý Mình tán thành điều này của bạn JohnsonLee01. Cơ mà về phần thêm mạng xã hội thì thật sự không cần thiết lắm vì theo mình, chúng ta đã có khu thảo luận ở trên Wikipedia này và những nền tảng từ Wikimedia. Nếu thêm vào thì có vẻ sẽ mất uy tín, người khác nếu như công kích có thể vào nhóm, trang của Wiki trên mạng xã hội và sau đó là lấy đem lên bắt bẻ chúng ta phiến diện trong những vấn đề phát sinh từ Wiki như thảo luận hoặc sửa bài. Vì thế mình ủng hộ chuyện thay giao diện mới cho Wiki, nhưng không ủng hộ chuyện thêm mạng xã hội. TheletterofRhea (thảo luận) 13:50, ngày 23 tháng 04 năm 2020 (UTC +07)
  •   Chưa đồng ýCơ bản giao diện hiện tại trông vẫn ổn. Cái biểu tượng quả cầu wiki nếu mà in thêm chữ trên miếng ghép nom rất rối mắt. Tuy nhiên nếu bo tròn góc và thêm phần BVT thì tôi ok. — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 07:22, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Chưa đồng ý Việc bo tròn góc sẽ phá hỏng bố cục của các khung nội dung bên dưới, vốn vẫn đang là góc vuông. Nếu bạn muốn bo tròn góc khung giới thiệu đầu, hãy làm điều tương tự với các khung nội dung bên dưới. Ngoài ra, việc nâng quả bóng ghép chữ lên khiến nền là các mảnh ghép chữ trở nên nổi bật, gây khó đọc cho nội dung được viết đè lên trên. --minhhuy (thảo luận) 08:52, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Tôi muốn giao diện mới thêm 3 bài viết BVT ngay dưới BVCL, thêm một số bài cần cải thiện tiếp nối bên dưới (tham khảo từ giao diện wiki tiếng Nhật), giao diện hiện tại còn quá ít thông tin. Wiki tiếng Việt lên hướng đến mục giới thiệu BVT như wiki tiếng Nhật, đồng thời giới thiệu người đọc/người quan tâm biên tập lại/soát lại/nâng cấp/phát triển những bài cần cải thiện cú pháp/chú thích/dấu cấu,... (thúc đẩy nần cấp bài viết).Nacdanh (thảo luận) 09:25, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nacdanh Cách đây mấy năm KL có làm một Trang Chính với mục bài viết tốt và danh sách chọn lọc, đặt dưới mục Hình chọn lọc. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 10:07, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi muốn nhiều hơn thế nữa bạn ạ, bạn xem qua giao diện bên wiki tiếng Nhật thì sẽ hiểu phần dẫn giải của tôi (có thể do tôi diễn giải chưa tốt lắm khiến bạn chưa rõ, nếu vậy mong bạn thông cảm). Nếu ai đó cải tiến thêm thì cá nhân tôi nhiệt liệt đồng ý.Nacdanh (thảo luận) 10:13, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi lại thích Trang Chính Wikipedia tiếng Trung hơn là tiếng Nhật. Theo tôi trang tiếng Nhật trình bày khá lộn xộn và dễ gây hoang mang cho người mới. Nhưng ý tưởng về 3 bài viết tốt và 3 bài viết chọn lọc có thể áp dụng nếu chúng ta có đủ bài như vậy (điều mà tôi thấy là... chưa đủ). minhhuy (thảo luận) 11:00, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Mình thấy giao diện Wikivoyage tiếng Tây Ban Nha rất hiện đại, nhìn đơn giản nhưng rất bắt mắt, liệu có thể chỉnh sửa trang chính Wiki tiếng Việt theo hướng này? BQV @Trần Nguyễn Minh Huy: cho mình hỏi là có cách nào cho dòng tin tức nó chạy chạy như trong trang chính của es.wikivoyage không?--  thảo luận 12:44, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: tôi thử làm bản tiếng Trung nhé, rồi mời qua xem :)) -- JohnsonLee01 (thảo luận với tôi) 13:27, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ nên thay đổi theo phiên bản tiếng Pháp sẽ đẹp hơn bên tiếng Trung đấy -- JohnsonLee01 (thảo luận với tôi) 13:35, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @A: Các trang web du lịch (dù là miễn phí) đương nhiên sẽ được làm cho bắt mắt với nhiều hình ảnh để thu hút người xem hơn là một bách khoa toàn thư "nghiêm túc" :^) Dòng chữ chạy đó chỉ cần thêm vài dòng vào js và css, không phức tạp lắm, và nó vốn bắt nguồn từ Wikinews (chắc bạn đã hình dung ra tại sao).
    @JohnsonLee01: Tôi chỉ nêu ý kiến rằng mình thích Trang Chính như Wikipedia tiếng Trung, chứ không hẳn tôi muốn chúng ta cũng dùng một giao diện y hệt họ (tôi vẫn thích cộng đồng sáng tạo ra một cái gì đó độc đáo của riêng chúng ta hơn). Nhưng tất nhiên, tôi vẫn sẽ ủng hộ nếu bạn thực sự định đưa một giao diện Trang Chính như vậy vào Wikipedia tiếng Việt. Và dù sao quyết định có dùng nó hay không vẫn do cộng đồng làm chủ mà. --minhhuy (thảo luận) 13:38, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Quan điểm của tôi thì giao diện là thứ vừa dễ vừa khó, không chỉ là chuyện xấu đẹp (rất cảm tính theo con mắt và trải nghiệm mỗi người), mà còn cả về triết lý thiết kế của giao diện đó, công năng có hợp lý hay thừa thãi, mã có ngữ nghĩa, có dễ đọc, chức năng dùng có tiện, dễ sử dụng đối với người dùng cuối không am hiểu, vân vân. Tôi có thử làm một mẫu giao diện theo phong cách khá "phóng khoáng, hiện đại" khoảng năm 2017, nhưng mà có vẻ hiện giờ cũng đã khá lỗi thời, tuy có thể đẹp về hình thức, nhưng lại sử dụng mã table thì khá tệ. Nếu làm mới thì theo hướng của Wikipedia tiếng Nga hay Tây Ban Nha, họ đã cải cách giao diện lại, theo chuẩn Style Guide của Wikimedia, sử dụng công nghệ web hiện đại như flexbox, responsive để giao diện tối ưu hơn. Tất nhiên đem về Wiki tiếng Việt chắc chắn phải chỉnh lại cho có nét khu biệt và truyền thống hơn chút. Cá nhân tôi thấy giao diện hiện tại của Prenn tuy hơi lỗi thời, nhưng về công năng vẫn ổn định, tính ổn định của một giao diện nên được đánh giá cao hơn. P.T.Đ (thảo luận) 14:03, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
 
Giao diện mod 2017
@P.T.Đ: Tôi nghĩ Trang Chính như trên khá bắt mắt, dễ đọc dễ nhìn (tôi đặc biệt thích thiết kế phần Hình ảnh chọn lọc), rất thích hợp sử dụng. Về mã nguồn, việc nâng cấp từ các thẻ table lên thẻ đánh dấu chuẩn wiki không khó, nên theo tôi không phải là trở ngại gì quá lớn. --minhhuy (thảo luận) 16:28, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Như đã từng tuyên bố tại trang cá nhân, tôi nhận định cần thêm mục BVT lên trang chính, xóa bỏ hoặc đưa xuống cuối trang mục "ngôn ngữ khác", phần các lĩnh vực cần đánh giá lại lợi ích, vì tôi nhiều lần vào Wikipedia và "đi thử" thì có vẻ chẳng đi đến đâu, mọi người vào thông qua công cụ tìm kiếm. Tôi chỉ đồng tình cho liên kết với page và nhóm Wikipedia tiếng Việt, vì đây là xu hướng chung của các ngôn ngữ; bỏ phần bài thỉnh cầu, thư viện... và những đề mục đã "chết". Cá nhân tôi cũng tán đồng với bản giao diện 2017 của P.T.Đ phía trên, tôi cho rằng có đủ "thanh thoát" để tiếp cận với người đọc mới, giao diện đủ đẹp để cuốn hút người đọc, ✠ Tân-Vương  15:19, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng thích "dẹp" hai mục "Wikipedia ngôn ngữ khác" và "Các lĩnh vực", vì công năng khá thấp, "Wikipedia ngôn ngữ khác" thì vi phạm lỗi thiết kế lặp nội dung, do đã có link các Wikipedia khác ở thanh điều hướng bên trái, "không chuẩn SEO"; còn "Các lĩnh vực" lại chọn nội dung chung chung, các link dẫn đến các trang thể loại toàn chữ với link, rất thiếu sức hút, thay bằng các link chủ đề, chủ điểm, dự án còn ok hơn.
    Theo tôi thì nên bổ sung các mục có nội dung chất lượng, có sức hút và đậm chất wiki hơn. Như Bài viết tốt, Danh sách chọn lọc, hay một số link đến các Chủ đề, Chủ điểm chọn lọc, Dự án hay, mới, một số thảo luận, biểu quyết nổi bật.
    Các mục mà có nội dung liên tục thay mới thì hấp dẫn hơn rất nhiều các mục có nội dung cố định. P.T.Đ (thảo luận) 15:42, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ ý kiến của bạn P.T.Đ về đưa danh sách chọn lọc, chủ đề và chủ điểm là một ý tưởng lạ và khá hay. Các bạn mong muốn thay giao diện có thể xem xét thêm. ✠ Tân-Vương  15:52, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến KL đã thử tạo thẻ động cho mục Tin tức. Thay vì chỉ có một khung 4, 5 tin như hiện tại thì khung này sẽ có 3 thẻ tự động lật đi lật lại, giúp chuyển tải ít nhất 12 tin hoặc hơn, và do đó có chỗ để chèn các tin về VN). Tạm thời nó ở Wikivoyage do KL không có quyền chỉnh giao diện wikipedia, và cũng đang bị lệch về một bên. Nếu các bạn thấy hay, xin chỉnh giúp code vì từ mai KL bận trở lại rồi, không lên wiki được nữa Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 00:37, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy trước kia các bài đưa lên mục tin tức toàn là những bài được tạo bằng cách tôi gọi là drive-by edits, sở dĩ nó do một cá nhân nào đó nhất thời tạo ra, rồi sau đó bỏ luôn. Nhiều bài chỉ có viết được vài câu rồi hết. Đưa những bài này lên trang chính không làm hãnh diện Wikipedia chút nào. Dạo gần đây nhờ có nỗ lực của một số thành viên, các bài thời sự được đưa lên trang chính có chất lượng hơn trước, nhưng vẫn chưa đủ để cập nhật thường xuyên. Theo tôi là nên giảm bớt sự nổi bật của mục này trên trang chính, nếu không nói là dẹp luôn. Đợi khi nào mục này được cập nhật đều đặn, có tiêu chuẩn thẩm định hẳn hoi thì mới nên nghĩ đến việc đưa nó ra trên trang chính. NHD (thảo luận) 00:47, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
 
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Xoviet nghetinh123 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào một thời điểm nào đó. Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.

Cảm nhận về một Trang Chính mới sửa

Tôi có tạo một giao diện Trang Chính mới ở đây theo wiki tiếng Nga và Tây Ban Nha. Nếu mọi người thấy ổn thì tôi sẽ hoàn tất một số bước cuối và viết tóm tắt về các thay đổi, xa hơn là biểu quyết để đổi giao diện. Thanks! P.T.Đ (thảo luận) 14:48, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  • Có lẽ tôi suy nghĩ hơi khác người, nhưng tôi thật sự thích một Trang Chính có chút gì đó màu sắc, không màu mè như trang hiện tại, nhưng tinh tế như Trang Chính trong ảnh chụp màn hình trên của bạn, và được đồng bộ với một số icon như ngôi sao. Tôi vẫn thích Trang Chính cũ của bạn hơn vì có vẻ nó làm các khung nổi hơn (tôi thừa nhận mình chưa bao giờ là tín đồ của material design, hay flat design). Ngoài ra, việc bỏ "Các lĩnh vực" cần được thảo luận thêm (tôi không có ý kiến với việc bỏ danh sách ngôn ngữ). --minhhuy (thảo luận) 15:32, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn ý kiến của minhhuy, tôi cũng công nhận là thiết kế cũ của tôi có phần nổi bật với 1 số màu sắc, nhưng cũng vì vậy mà làm 1 số phần lại quá nổi so với các phần khác (do tôi tránh lạm dụng nhiều màu khác nhau) nên cũng không ổn lắm. Thiết kế mới này theo Style Guide của Wikimedia nên cũng cân bằng hơn. Còn việc bỏ, thêm một số box thì tôi sẽ nói rõ hơn khi viết thuyết minh tóm tắt về các thay đổi. P.T.Đ (thảo luận) 16:55, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  • Mình xin góp ý về trang chính mới, cần một số icon biểu tượng sao BVCL, BVT, DSCL, vv... giống như ảnh chụp màn hình của bạn P.T.Đ. Về việc bỏ phần danh sách phiên bản ngôn ngữ, mình cho rằng nó không nên bỏ vì sẽ để một khoảng trống dưới phần hình ảnh CL, mà công dụng thực sự của nó là thể hiện số bài viết của các phiên bản. Keo010122Talk to me 02:03, ngày 27 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Okie, cảm ơn bạn. Icon có thể thêm, nhưng mà để tông-xuyệt-tông với giao diện này thì chắc chỉ nên để đơn sắc đen hay đen xám. Còn phần Danh sách ngôn ngữ do đã có mục Bài viết tốt thay thế nên cũng không làm xuất hiện khoảng trống lớn được, và phần này thì các Trang Chính của các Wikipedia lớn khác thấy họ rất ít để, có lẽ do công năng thấp, thanh điều hướng bên trái đã có link sẵn, và thông tin số bài viết có lẽ cũng không có gì đặc biệt. P.T.Đ (thảo luận) 06:57, ngày 27 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Không "triển " nhanh thì vấn đề lại nguội mất, đúng như Nguyentrongphu từng viết, thảo luận xong bỏ đó không làm được gì, chỉ có biểu quyết mới đem kết quả dài lâu. ✠ Tân-Vương  15:12, ngày 28 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @ThiênĐế98 Chắc để năm sau, hay vài năm nữa cũng được!? Dù sao thì mọi người cũng không hứng thú lắm, tập trung vào xây dựng nội dung cũng tốt. :D P.T.Đ (thảo luận) 15:43, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Thật buồn vì các việc đưa ra cứ dở dang và không đạt được ích lợi, đó là lý do chính nhiều lần tôi đưa ra biểu quyết luôn và chấp nhận gia hạn biểu quyết để tránh tình trạng thảo luận mà chẳng đạt được mục đích, có vẻ tốn thời gian và công sức... ✠ Tân-Vương  15:45, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    ThiênĐế98 hay là bạn đôn đốc các bạn làm vài mẫu rồi mở biểu quyết luôn, mấy cái nhỏ nhỏ như dấu gạch còn mở được, giao diện Trang Chính là ý tưởng lớn chần chừ gì nữa, có thể cuốn hút nhiều người xem wiki hơn. 2001:EE0:5692:5F70:58AB:AB0F:A0E4:1EF7 (thảo luận) 16:05, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Chịu bạn ơi, tôi sắp khai mở biểu quyết điều 20 chỉnh lý Quy chế với biểu quyết điều lệ chọn KĐV. So với hai biểu quyết dạng "khủng" này thì trang chính xếp sau.... Hy vọng một bạn nào đó khác mở biểu quyết trang chính này để có sự chuẩn bị tốt nhất cho biểu quyết. ✠ Tân-Vương  16:11, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    À ra vậy, thế thì ưu tiên cái gì quan trọng làm trước. 2001:EE0:5692:5F70:58AB:AB0F:A0E4:1EF7 (thảo luận) 16:13, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn bạn đã nêu vấn đề, hy vọng gây được chú ý đến các thành viên khác. ✠ Tân-Vương  16:16, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  • Mạn phép tag các bạn từng cho ý kiến về đề xuất thay đổi giao diện Trang Chính là @MeigyokuThmn, A, Nguyễn M. Đức, DHN, Greenknight dv, Khủng Long, TheletterofRhea, Mongrangvebet, Nacdanh, và JohnsonLee01: quay lại đưa ra ý kiến góp ý hoàn thiện mẫu Trang Chính mới của P.T.Đ.
    Cá nhân tôi vẫn muốn Trang Chính mới mang hơi hướm của thiết kế tại Tập tin:Giaodien2017.png (nghĩa là có chút màu sắc). --minhhuy (thảo luận) 07:28, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  • tôi thấy chênh lệch và không cân xứng cho lắm, phía dưới hàng bên phải bạn có thể thêm khung chứa tips hay cũng được. Thân mến – Le Duc Anh (💬|📝) 07:50, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  • Tôi muốn Trang chính có thêm màu sắc và mấy ngôi sao, có thể bỏ đi ô "Các lĩnh vực" và "phiên bản ngôn ngữ khác" vì hai ô này khá vô dụng — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 08:25, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  • Okie tiếp thu ý kiến của các bạn, có lẽ tôi sẽ thử cho thêm chút màu sắc. Nhưng mà cảm nhận sơ bộ thì cũng hơi khó phối cho hài hòa, và Thành viên A cho rằng để đen trắng nhìn cảm giác bách khoa toàn thư hơn. Tôi cũng không biết nhiều mấy cái này lắm, không biết đáp ứng được không đây. @@ P.T.Đ (thảo luận) 11:51, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ: Nếu phân vân không thể dung hòa, bạn có thể tạo hai phiên bản, 1 màu và 1 đơn sắc, để mọi người bỏ phiếu sau khi đã kết thúc vòng góp ý. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 12:02, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Cảm ơn Minh Huy đã gợi ý. Tôi sẽ thử nghiệm xem. P/S: Tôi đã điều chỉnh lại chút nhìn cho cân xứng, do là nội dung của tuần này khiến cột trái bị nhiều hơn so với cột phải, ngay cả trang chính hiện tại cũng không được cân xứng do việc này. Tôi sẽ cố gắng thiết kế và giữ mã sạch và dễ đọc nhất trong khả năng, còn lại thì có lẽ phải nhờ đến các BQV giao diện có kinh nghiệm để test và soát được hết những trường hợp lỗi có thể xảy ra. P.T.Đ (thảo luận) 12:18, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi góp ý thêm là phần Danh sách chọn lọc nên được trình bày theo kiểu BVCL, tức là chừa khoảng trống để viết nội dung tóm lược vào, thay vì dành để liệt kê các danh sách vừa chọn, vì không có mấy giá trị tra cứu (và số lượng danh sách chúng ta đang có cũng rất ít). --minhhuy (thảo luận) 13:18, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn Minh Huy đã góp ý. Tôi xin ghi nhận. Tôi từng viết kha khá các giao diện front-end, nhưng mà cũng chưa có cái nào hoàn chỉnh. Hi vọng là mọi người cho thêm thời gian nữa để tôi có thể nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, đảm bảo thiết kế được hài hòa, chỉn chu nếu như có bổ sung màu sắc và thêm một số thay đổi theo góp ý. Xin cảm ơn. P.T.Đ (thảo luận) 13:27, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  • Trang chính mới cần có các biểu trưng (BVCL, BVT, DSCL, BCB,...) để đặc trưng từng mục. Ngoài ra, điều rất đáng hoan nghênh là bạn đã có thêm một số mục như BVT, DSCL,... là điều tôi mong mỏi. Việc các lĩnh vực bị biến mất, tôi cho rằng không hay lắm, không hợp lý chút nào, nên xem xét để hai mục "Các lĩnh vực" và "Wikipedia ngôn ngữ khác" (giao diện hiện tại) xuống dưới + mục "cần biên tập" để cân bằng giao diện về hai bên. Tại sao tôi cho rằng cần thêm mục "Cần biên tập" (những bài cần nâng cấp chính tả/văn phong/trung lập/sơ khai/...) để những người quan tâm khi xem trang chính có thể "bứt rứt"/thôi thúc/nổi hứng sửa đổi. Hoặc lý do đơn giản, nếu chỉ "tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại" thì tôi sợ rằng những bài đó sẽ khó được cải thiện/rất lâu mới được biên tập (hàng chục năm chăng) vì những bài đó hiện tại chỉ được gắn nhãn thể loại "cần biên tập" (hoặc đại loại gì đó dưới chân bài viết) rất lọt thỏm và ít được cú ý. Thiết nghĩ, trang chính là bộ mặt của cộng đồng thì nên phản ánh đa dạng/toàn diện đa mặt, việc phô ra mục "cần biên tập" là khả dĩ và "đột phá" thúc đẩy wiki phát triển trong tương lai, thu hút thành viên sửa đổi "bài chưa đạt", tương đồng với chính sách wiki về trung lập/văn phong đặt ra. Cá nhân tôi cho rằng mục "cần biên tập/Cần cải thiện" là cách mạng wiki, trưng ra cái cần sửa chứ không nên gắn nhãn dưới cùng "giấu trong góc tối" mong thành viên "may mắn" đáo qua quan tâm. Đây là một số cảm nghĩ, trân trọng việc gắn tên tôi vào thảo luận này. Cảm ơn.Nacdanh (thảo luận) 18:51, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nacdanh: Rất cảm ơn ý kiến chân thành và đầy gợi mở của Nacdanh. Tôi xin ghi nhận. Về hai mục "Các lĩnh vực" và "Wikipedia ngôn ngữ khác" thì có lẽ tôi sẽ tạo hai phiên bản có và không có hai mục này, vì cũng có một số thành viên cho rằng chúng không hữu dụng. Về mục "Cần biên tập" là một ý tưởng rất hay, nhưng mà có lẽ còn tùy thuộc vào nhu cầu của cộng đồng, xin được hỏi bạn là không biết có Trang Chính wiki ngôn ngữ khác nào có mục này hay chưa, để tôi có thể hình dung sơ bộ hình thù của nó. À mà nếu không có thì cũng không sao, nghe bạn nói thì tôi cũng đã nghĩ ngợi được sơ sơ rồi. Cảm ơn bạn. P.T.Đ (thảo luận) 20:20, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ:, xin lỗi vì sự chậm trễ của cá nhân tôi, xin cảm ơn về hồi đáp của bạn cũng như nhiệt thành mà bạn dành cho wiki tiếng Việt. Việc hứng khởi gợi nhắc về giao diện trang chính đã giúp tôi bày tỏ một số nguyện vọng từ lâu mà cá nhân tôi chưa có dịp nói. Tất cả mọi ý tôi đều đã nêu, việc bạn phát triển hãy cân nhắc kỹ, giao diện mới này có thể khá lâu nữa (nếu không muốn nói thập kỷ tiếp nối sau này mới tiếp tục được đề cập). Như nhiều lần tôi đã đề cập, cũng như thảo luận trước đây, mọi ý tưởng/tham khảo tôi đều bộc phát từ giao diện wiki tiếng Nhật. Bạn có thể truy cập và theo dõi wiki tiếng Nhật, tôi đã nói sơ qua như ý kiến ở phần bạn hồi đáp bên trên, thêm nữa giao diện tiếng Nhật còn có mục "BÀI VIẾT MỚI" để thúc đẩy thành viên quan tâm vào sửa hoặc bổ sung thông tin (ý nghĩa giống hệt mới mục "Cần cải thiện/Cần biên tập" như tôi đã nêu). Giao diện mới tôi muốn có chút tò mò và thúc giục thành viên hơn là "giấu trong bóng tối". Hy vọng bạn cũng như cộng đồng cân nhắc.Nacdanh (thảo luận) 13:32, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  • Tôi cũng đồng ý với việc nên thêm một chút ít màu sắc cho các mục, có thể đặt màu ở khung, ở tên mục hoặc màu nền ở tên chỉ cần nhạt thôi. Với cụm từ "Mọi người đều có thể biên tập bài ngay lập tức, chỉ cần nhớ vài quy tắc" nay không còn nữa thì tôi nghĩ nên để màu xanh cho các cụm từ "tạo bài. sửa bài. tải ảnh. quy tắc đặt câu hỏi" để độc giả hiểu là có link để nhấn vào. Mời gọi thành viên mới nhưng đồng thời khuyến khích họ đọc các quy tắc và tìm trợ giúp cũng rất quan trọng. Greenknight (thảo luận) 22:00, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  • Hi all. Tôi mới đi ngang qua đây nên mới biết tới việc thiết kế trang chính mới. Tôi [từng là graphic designer nên cũng] mạo muội xin nhận xét chút là phiên bản Trang chính mới thiết kế hiện đang kém hơn Trang chính hiện tại về mặt thẩm mỹ (xin phép so sánh chút vì so sánh là cần thiết). Việc sử dụng lẫn lộn font chữ có chân (serif) và không chân (san-serif) gây rối mắt người nhìn. Các đề mục như "Bài viết chọn lọc", "Bạn có biết" dù được để kích thước to hơn nhưng có thể do đang không để in bold nên không hút mắt người đọc. Các ý kiến bên trên cũng có đề cập đến màu sắc hay hình biểu tượng sao chọn lọc minh họa, bản chất việc này ngoài thêm màu sắc hình ảnh cho bài viết còn giúp cho người đọc khi nhìn vào trang chính có thể tự phân được bố cục trang mục nào ra mục nấy. Phần heading Wikipedia tiếng Việt cảm giác trống trải, một phần vì size chữ nhỏ, một phần vì background ảnh quá chìm và họa tiết chìm mang tính dàn trải. Đề xuất của tôi là, không cần nhất thiết phải tạo một trang chính mới hoàn hoàn, hãy phát triển từ phiên bản hiện tại. Chưa nói đến các tính năng nhưng tôi đánh giá thiết kế hiện tại của Wiki tiếng Việt cao hơn nhiều các wiki tiếng khác, trong đó có Anh hay Nhật (vì phiên bản hiện tại theo tôi là đủ chuyên nghiệp, đủ mang cảm giác của một trang bách khoa mà vẫn có tính thẩm mỹ với màu sắc và bố cục các phần hiển thị rõ ràng). Tôi thấy ý tưởng thêm DSCL lên đó khá hay tuy nhiên cần cân nhắc lại về việc cho BVT vốn không mang tính chọn lọc cao bằng các BVCL. Thân, NXL (thảo luận) 16:19, ngày 19 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn ý kiến của NXL1997 và các bạn, giao diện này do là copy từ Wikipedia tiếng Nga/Tây Ban Nha, họ thiết kế theo style guide của Wikimedia nên mới có vụ font serif cho tiêu đề và font sans-serif cho nội dung. Cá nhân tôi công nhận giao diện hiện tại khá ổn và chỉn chu hơn nhiều các wiki ngôn ngữ khác, nhưng mà cảm giác hơi "tù" và cổ điển, nên cũng muốn thử cách tân một chút. Tôi dự định hòa trộn các yếu tố của giao diện hiện tại với giao diện mới để cân bằng hơn, tạo cảm giác quen thuộc hơn. P.T.Đ (thảo luận) 16:46, ngày 19 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Technical maintenance planned / Kế hoạch bảo trì kỹ thuật sửa

Trizek (WMF), 18:01, ngày 27 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bản dịch tiếng Việt / Vietnamese translation
Một hoạt động bảo trì sẽ được tiến hành vào thứ Năm ngày 30 tháng 4 lúc 05:00 sáng (UTC).
Nó ảnh hưởng đến toàn bộ các dự án wiki và dự kiến sẽ diễn ra trong vài phút.
Trong suốt thời gian này, các bản dịch mới có thể sẽ không thực hiện được, và các thông báo tin nhắn mới có thể sẽ không hiển thị. Để biết thêm chi tiết về hoạt động này và tất cả các dịch vụ bị tác động, xin xem trên Phabricator.
Một biểu ngữ thông báo sẽ chạy trước hoạt động bảo trì 30 phút.
--minhhuy (thảo luận) 03:52, ngày 28 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bản mẫu này có vấn đề là khi có một chức vụ mới thêm vào thì phải đánh số lại toàn bộ chức vụ cũ, rất mất thời gian. Tôi nghĩ nên thiết kế lại bản mẫu sao cho khi thêm chức vụ mới nhất theo thứ tự vào sau cùng danh sách và chức vụ mới nhất đó sẽ được hiển thị lên đầu tiên ở trang, tức là danh sách hiển thị ngược lại với danh sách thêm vào. Các bạn có ý tưởng nào không?Future ahead (thảo luận) 14:27, ngày 28 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thienhau2003 bạn xem có thể giúp gì cho vấn đề này hay không. Cá nhân tôi cũng bị bản mẫu thông tin giám mục, khi thêm chức vụ cũng...đánh số lại toàn tập nên rất đồng cảm với Future ahead. ✠ Tân-Vương  15:11, ngày 28 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ thay cách hiển thị có thể tác động đến số bài viết quá lớn, khó hình dung hệ quả. Có thể dùng giải pháp viết một chương trình nhỏ, nhập toàn bộ mã của bản mẫu bài viết vào, rồi khi thêm một chức vụ mới, chương trình sẽ giúp đánh số tự động, bằng cách dùng các hàm dò tìm string phù hợp rồi thay bằng string mới (đánh số lại). Ý tưởng là vậy, cái này chắc phải nhờ đến các bạn có kỹ năng lập trình. P.T.Đ (thảo luận) 15:12, ngày 4 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hợp nhất sửa

Tôi đề nghị hợp nhất bài con Solo cùng Bolero (mùa 2) vào bài chính Solo cùng Bolero. Dù vấn đề này đã được đặt ra từ lâu nhưng chưa thấy ai thực hiện. L.Lawliet  06:13, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Mintu Martin: Nếu vấn đề không có gì đáng gây bàn cãi và đã được đặt ra từ lâu, bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện việc hợp nhất. Một bảo quản viên sau đó có thể giúp đỡ bạn trộn lịch sử trang để bảo toàn lịch sử ở cả hai bài cần hợp nhất. --minhhuy (thảo luận) 10:01, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Reminder: Technical maintenance planed sửa

Trizek (WMF) 15:13, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cách viết tên các giải thưởng sửa

Hiện nay có rất nhiều cách viết tên các giải thưởng sai (tôi đã đổi lại một vài bài). Ví dụ Mâm xôi vàng. Viết đúng phải là Mâm xôi Vàng vì hai cụm danh từ riêng biệt (bạn nào từng học sơ qua về ngữ pháp chắc cũng rõ điều này). Cụm từ tiếng Anh của giải cũng viết rõ là Golden Raspberry Awards nên khi dịch sang tiếng Việt chính xác phải là Giải Mâm xôi Vàng. Tôi cũng bắt gặp cách viết tương tự ở nhiều bài (chẳng hạn Chiếc giày vàng châu Âu, Quả bóng vàng FIFA). Tôi không có ý định thay đổi cách viết đã áp dụng từ cổ chí kim trên Wikipedia tiếng Việt này, chỉ là trên nguyên tắc tôi cảm thấy nó sai và muốn đưa ra đây để mọi người cùng bàn thảo. Nếu cách viết này đúng thì không sao cả, nhưng giả sử nó sai, vậy có nên giữ lại? 14 04:25, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn dùng từ "sai" thì không hẳn, cái chuyện viết hoa viết thường không thực sự liên quan đến ngữ nghĩa và ngữ pháp lắm, nó chỉ là một cái chuẩn/phương pháp để gợi ý cho người đọc luận đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp mà thôi. Tóm lại nó là quy tắc gần gũi với chính tả thì đúng hơn. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:08, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi cho rằng bạn Nguyenhai314 mới là người sai lầm đấy. Văn phong của tiếng Việt và tiếng Anh là khác nhau. Tiếng Anh từ "Golden" là tính từ đặt ở câu nên mới phải viết hoa; khi chuyển ngữ sang tiếng Việt, cụm từ "Mâm xôi vàng" được viết bên trên là quá đúng rồi, thử hỏi "sai" ở chỗ nào?  L.Lawliet  05:26, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có nên biểu quyết về vấn đề viết hoa cụm danh từ chăng :), tham khảo: https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/viet-hoa-trong-van-ban-hanh-chinh-570-20224-article.html Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:33, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

MeigyokuThmn Dù tiếng Việt là một dạng ngôn ngữ đơn lập, nhưng những quy tắc viết hoa của nó vẫn tuân theo nguyên tắc viết hoa trong tiếng Anh khi viết hoa ở đầu mỗi danh từ ghép trong cụm danh từ mà có lẽ nhiều bạn đều cảm thấy sự tương đồng này. Tôi cảm thấy không cần thiết phải có biểu quyết vì cách viết của mỗi người là khác nhau, không thể tùy tiện áp cho người này, người kia cách viết của bản thân mình được. Còn như bạn Mintu Martin, có một vài trường hợp như European Golden Shoe hay Barclay Golden Glove, từ Golden không đứng đầu câu nhưng vẫn viết hoa đấy thôi. Bạn nói Quả cầu vàng là một typo của Wikipedia tiếng Việt, vậy typo này ở đâu mà ra, dựa vào nguyên tắc viết hoa nào? Nếu không chứng minh đươc có phải tôi có thể viết hoa theo ý thích (ví dụ giải Thưởng hoa Mai Vàng) mà không bị bắt bẻ hay không?

Vậy thì tôi nhất trí với lối viết hoa các khối từ ngữ như vậy. Bản thân cũng thường xuyên dùng. :) Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:21, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314 Bạn đừng có máy móc mà viết hoa theo lối văn phong tiếng Anh. Từ Golden ở trên chỉ là một ví dụ thôi, đa số tên giải thưởng của wiki tiếng Anh đều viết in hoa hết (Grammy Award, Nobel Prize,...) nhưng chuyển ngữ tiếng Việt in hoa hết nhìn vô cùng nhức mắt. Lấy VD đơn cử như Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Academy Award for Best Actor), chẳng lẽ viết hoa hệt bên en thành Giải Oscar cho Nam Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất à? Đọc qua tôi đã thấy không thuận mắt rồi. Từ "Quả cầu vàng" bên trên là tên riêng của giải thưởng (Golden Globe), nên chỉ cần viết hoa chữ cái đầu là đủ. Theo tôi bạn đang chú ý theo mấy cái tiểu tiết ngớ ngẩn như dấu gạch ngang mà cái bạn Auhg8 kia bày ra đấy. Đừng có mà học theo cái lối tư tưởng bạn đó không tốt tí nào đâu!  L.Lawliet  23:39, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]


Các ông không phải cãi nhau, nói thật lòng và các bạn cũng như tôi, kiến thức về NGÔN NGỮ HỌC là số 0, chả biết cái gì cả... chứ biết gì về NGÔN NGỮ NGỌC mà viết dài thế. Cứ viết theo nguồn hàn lâm, uy tín. Đó cũng là qui định của wiki @Thnm bạn thử nói tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập là cái gì vậy ? tiếng Việt là từ rất chung chung, trừu tượng về 1 cộng đồng định cư lâu dài, xâm lược gấp 3 diện tích cũ, dân số 100 triệu, định nghĩa về nó còn khó, đằng này tay nào mà dám bảo nó đơn lập với chả phân lập. Đã không biết gì thì thôi đừng nói ra mà người ta cười cho.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 13:11, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phát hiện công kích cá nhân, lạc đề, giễu cợt! Kiến thức ngôn ngữ học số 0 hả 🤨, ông đi đến đâu chê bai đến đó. Đừng tưởng ai cũng ngu dốt như ông cả nhé. Đề nghị các bqv cấm ông này cả năm cho về nhà suy nghĩ. Meigyoku Thmn (💬🧩) 13:49, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cấm thì cấm, nhưng tôi nói chả sai, kiến thức tôi thấy chả có gì cả, với tôi thì là số 0, vì có nội dung gì đâu, ông cứ bảo tiếng V là ngôn ngữ đơn lập, tôi chỉ thấy buồn cười thôi, trong khi ông cũng ko thể hiểu từ "tiếng Việt" nghĩa là cái gì, "đơn lập" là gì. Nên làm theo qui định, là tuân theo nguồn uy tín, hàn lâm, vậy thôi.


Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 14:10, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Tuanminh01: chắc anh quen ông này lâu rồi. Meigyoku Thmn (💬🧩) 14:16, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

thì thử nói xem đơn lập là gì nào ???thảo luận cho mọi người mở tầm mắt ra. Mục thảo luận chứ có gì đâu mà căng thẳng thế, mình đúng, mình ok thì sợ gì ai công kích.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 14:19, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi không hề viết thế, đi mà hỏi trực tiếp người viết ra câu đấy! Và đừng ngụy biện nữa. Meigyoku Thmn (💬🧩) 14:22, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi đã cấm Xoviet nghetinh123 vì thái độ lồi lõm, coi thường thiện ý thảo luận của người khác và có ý troll khi tham gia thảo luận. Đây không phải lần đầu bạn được nhắc nhở về thái độ thảo luận, cũng không phải lần đầu bạn chịu án cấm. Wikipedia xây dựng một cộng đồng biên tập lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau, những hành vi của bạn làm suy yếu tính cộng tác của dự án này và không được hoan nghênh. Mong bạn dành 3 tháng suy nghĩ lại về những việc nên hay không nên khi tham gia thảo luận ở Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 14:31, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nếu không có ai ý kiến gì, mình sẽ thêm liên kết Dự trữ vào bản mẫu này ngay kế bên "Cập nhật" để nhiều người biết về trang này hơn. VE + F = 2 12:00, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Những bài viết trong trang này chưa biết có được kiểm tra chưa, cho nên tôi nghĩ không nên đưa trên trang chính. Hay hơn là đưa vào template khi tạo các đề cử cho mỗi tuần. NHD (thảo luận) 16:50, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Uploading files to Commons - translations sửa

Hi! On Commons:Commons:Village_pump#Commons:Wikimedia_OTRS_release_generator_needs_more_translations there is a request for help to translate a text in to other languages. Translating the most central pages makes it easier for users to work on Commons in their local language. So if anyone have 1 hr. to spare there is a chance to make it easier for those who want to ask or give permission to use photos under a free license.

If you have more time to spare you could also check out Commons:Commons:OTRS/vi. --MGA73 (thảo luận) 15:23, ngày 4 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@MGA73: I left a message on Commons's Village pump, thank you for informing us! --minhhuy (thảo luận) 14:53, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

16:59, ngày 4 tháng 5 năm 2020 (UTC)

20:40, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)

Thông tin về Chiến tranh Trung - Nhật bên enwiki sửa

Chào mọi người. Tôi có đọc bài viết Chiến tranh Trung - Nhật bên enwiki thì có đoạn này trong phần Kết quả của infobox:

Tôi thì không am hiểu lịch sử nên không rõ là trong Chiến tranh Trung - Nhật, Spratly Islands và Paracel Islands có liên quan gì không. Trong khi nội dung bài viết bên đó cũng không đề cập gì đến chỗ này nên cảm thấy ngờ ngợ. Hi vọng mọi người giải thích thêm. Cảm ơn. P.T.Đ (thảo luận) 21:16, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tài liệu gốc không nhắc gì đến hai quần đảo. Tôi đã xóa ra khỏi bài. NHD (thảo luận) 22:14, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mời thảo luận bài Nam Phương Hoàng hậu sửa

Thảo luận này đã bắt đầu lâu rồi nhưng chưa được giải quyết xong nên mời mọi người vào cho ý kiến về nhan đề bài viết: Thảo luận:Nam Phương (hoàng hậu)#Tên bài. Thân gửi. Greenknight (thảo luận) 04:12, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Về hình poster Việt hóa của các phim điện ảnh (có thể xem xét áp dụng rộng cho tất cả loại hình truyền thông liên quan) sửa

Tôi đã đặt một vấn đề cần thảo luận thống nhất ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Điện ảnh#Về hình poster Việt hóa của các phim điện ảnh (có thể xem xét áp dụng rộng cho tất cả loại hình truyền thông liên quan), liên quan đến việc thay đổi cách dự án này chọn áp phích hay hình đại diện của một sản phẩm truyền thông không có xuất xứ từ Việt Nam. Các bạn có quan tâm được mời gọi cùng tham gia cho ý kiến, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 04:33, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Một thảo luận cùng mục tiêu đang được tiến hành ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Anime và Manga#Về hình ảnh bìa manga và áp phích anime ở infobox, mời các bạn có quan tâm cho ý kiến. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 11:04, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thu thập ý kiến cộng đồng về dự án "Nhiệm vụ có cấu trúc" của nhóm Tăng trưởng sửa

Xin chào, nhóm Tăng trưởng của WMF đang lên kế hoạch cho bước tiếp theo mang tên "Nhiệm vụ có cấu trúc" (một tiểu dự án thuộc Dự án Nhiệm vụ người mới - thứ hiện tại đang được chạy tại Wikipedia Tiếng Việt). Wikipedia tiếng Việt là 1 trong 4 wiki mục tiêu của nhóm, vậy nên nay khi nhóm chuẩn bị ra mắt bước tiếp theo, nhóm muốn xin ý kiến của cộng đồng chúng ta về ý tưởng "Nhiệm vụ có cấu trúc" này. Trước hết mời các bạn đọc trang mediawiki tóm tắt về cái gọi là Nhiệm vụ có cấu trúc, sau đó trả lời 6 câu hỏi thảo luận tại trang thảo luận này theo ý kiến và trải nghiệm của chính bạn. Nếu bạn không thạo tiếng Anh thì có thể trả lời trong thảo luận này, tôi sẽ giúp chuyển đến nhóm. Tôi xin phép được dịch 6 câu thảo luận xuống phía dưới. Lưu ý là không cần thiết phải trả lời tất cả các câu hỏi nhé.

  1. Suy nghĩ chung - phản ứng chính của bạn về nhiệm vụ có cấu trúc là gì? Bạn có nghĩ nó sẽ có ích cho người mới đến và cộng đồng của bạn hay không?
  2. Mối lo ngại chính - Mối lo ngại chính về ý tưởng này của bạn là gì? Chúng tôi có thể tưởng tượng ra rằng những ý tưởng kiểu này có thể dẫn tới phá hoại hoặc là sửa đổi tệ cường độ lớn. Chúng tôi muốn suy nghĩ thấu đáo về những thách thức này.
  3. Các dự án Wikimedia khác? - Bạn có biết công cụ hay dự án nào trong Wikimedia mà thêm cấu trúc vào luồng công việc đóng góp mà chúng tôi có thể học hỏi không? Ví dụ như, Hotcat cấu trúc hóa quy trình thêm thể loại vào một bài viết chẳng hạn.
  4. Sản phẩm khác? - Bạn có biết sản phẩm nào khác bên ngoài thế giới Wikimedia mà cung cấp các nhiệm vụ cho người dùng mà chúng tôi có thể học hỏi được không?
  5. Hướng dẫn vs. số lượng - Bạn nghĩ thiết kế nên thiên về hướng hướng dẫn cho người mới đến cách sử dụng trình sửa đổi đang có sẵn, hay là nên thiên về hướng người dùng mới có thể dễ dàng thực hiện các sửa đổi dễ theo số lượng lớn hơn?
  6. Loại nhiệm vụ - Chúng tôi có thể nghĩ ra được một vài luồng công việc sửa đổi khác nhau mà có thể cấu trúc hóa được, cùng với sự trợ giúp của thuật toán. Sau đây là một số ví dụ. Luồng công việc nào dưới đây bạn nghĩ có tiềm năng để cấu trúc hóa nhất? Bạn nghĩ cái nào sẽ không có ích? Bạn còn nghĩ ra cái nào khác nữa không?
    • Thêm liên kết: thuật toán sẽ gợi ý các từ hoặc cụm từ có thể trở thành liên kết xanh, hoặc các bài viết không có nhiều liên kết xanh. Người dùng mới có thể quyết định liệu liên kết đó có thực sự nên được thêm vào không và rồi thêm nó.
    • Thêm hình ảnh: thuật toán sẽ gợi ý các hình ảnh từ Commons mà có thể đặt vào bài viết. Người mới đến sẽ quyết định xem nó có phù hợp với bài viết không và rồi thêm nó.
    • Thêm nguồn tham khảo: thuật toán sẽ gợi ý các câu hoặc đoạn cần nguồn tham khảo. Người mới đến đi tìm nguồn tham khảo và rồi bổ sung nó vào.
    • Thêm đoạn: thuật toán sẽ gợi ý các đề mục đoạn mà có thể được sử dụng để mở rộng bài viết sơ khai. Người mới đến tìm nguồn và thêm nội dung vào.

Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc về dự án của nhóm, xin hãy đăng ở dưới đây, tôi sẽ gắng hết sức trả lời. Xin cảm ơn ^^

p.s: Nhờ Tuanminh01 tag một số bạn quan tâm đến dự án từ hồi trước vào giúp tôi được không? Bluetpp (WMF) (thảo luận) 14:58, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tranh chấp ở bài Hồ Chí Minh sửa

Tôi thấy 2 bạn Tuấn Minh và Hongkytran đang tranh chấp, về kích thước lăng của Hồ Chí Minh, tôi thấy wiki tiếng Anh họ viết là đồ sộ, wiki tiếng Việt họ cũng dịch ra như vậy, nhưng tôi góp ý với Hongkytran.

  • là phải làm việc có CĂN CỨ, đây là NGUỒN BÀI VIẾT, nếu nó là đồ sộ, thì cứ viết vào, còn không thì thôi, sao lại đi so sánh bằng cảm tính, là lăng anh A to hơn, thì anh B cũng to nhưng ko to bằng. Phải đọc cái nguồn gốc, xem nó có phải như vậy không ?
  • đề nghị các bqv phải hướng dẫn những thành viên có thừa nhiệt tình, nhưng lại không biết cách wiki vận hành như thế nào thế này, dẫn tới, là bộp chộp đi sửa khắp nơi, mà không ra cái kết quả gì cả. Tôi thấy thành viên này sửa đổi hoàn toàn theo ý thích cá nhân, từ bài này qua bài khác, trên trang cá nhân cũng có thành viên nhắc nhở nhưng ko ăn thua.
  • kém hay dốt quá thì nhắc 5, 6 lần, không được thì cấm 10 ngày, 1 tháng...thế mới giúp thành viên tiến bộ được. Không cứ để thế này thì hỏng bét cả.

Nên nhớ làm việc dựa trên cơ sở của 5 cột trụ của wikipedia. Từ đó mà triển khai. Góp ý.


13:04, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC) Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 13:05, ngày 16 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Growth team newsletter #13 sửa

14:30, ngày 18 tháng 5 năm 2020 (UTC)

17:18, ngày 18 tháng 5 năm 2020 (UTC)

Thông báo các thành viên @Quenhitran @ThiênĐế98 @Baoothersks @Nacdanh @Mintu Martin @DHN @Magicknight94 @DoraMoon @Thienhau2003 @Mongrangvebet @Raboot101 @Bdanh @ThanhPeters @Trần Nguyễn Minh Huy @Tuanminh01 về việc thay đổi Bản mẫu:AdvancedSiteNotices: Kể từ 20 tháng 5 năm 2020, không cần phải xin các BQV sửa đổi AdvancedSiteNotices nữa. Để đảm bảo thống nhất hệ thống thông báo, tránh sửa đổi trang thông báo nhiều lần trực tiếp vào trang có thể gây lỗi. Nội dung thông báo và việc sửa đổi thông báo sẽ được chuyển sang các trang con của Bản mẫu:Thông báo đầu Wikipedia, mỗi trang con sẽ chứa các nội dung thông báo riêng cho từng chủ đề cụ thể như Bài Viết Chọn lọc, xóa bài, biểu quyết,..... rất dễ cập nhật. Tất cả đều được khóa 30/500 và Mọi thành viên có quyền xác nhận mở rộng (30 ngày và hơn 500 sửa đổi) đều có thể sửa được các trang con này. Và cũng có thể thêm nhiều loại thông báo khác thông qua các trang có sẫn chưa có nội dung được cài sẵn. Mọi thông tin chi tiết về các trang con và nội dung cụ thể của trang con được liệt kê chi tiết tại Bản mẫu:Thông báo đầu Wikipedia, có thể liên hệ người phát triển nếu có câu hỏi hoặc cần sự trợ giúp. Xin thông báo đến mọi người. Thiện Hậu (thảo luận) 04:38, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cần cẩn trọng, vì có khả năng rối có quyền 30/500 sau thời gian dài nằm vùng hoạt động và các thành viên nghiện đếm số lần sửa đổi phá phách. Tôi không đánh giá cao biện pháp này, nhưng tùy các bạn tham vấn và quản lý. ✠ Tân-Vương  04:43, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 Em cũng đã lường trước được việc này, tuy nhiên qua các vụ rối gần đây, các rối và những kẻ phá hoại thường rất ít khi nào đi phá bản mẫu, đa số là bài viết nên nguy cơ phá hoại cũng không quá nghiêm trọng. Hơn nữa, nội dung banner trên xuất hiện rất nhiều nơi, nếu có phá hoại thật thì sẽ bị phát hiện ngay vẫn có thể lùi sửa và khóa hẳn một thời gian rồi mở lại. Thiện Hậu (thảo luận) 05:01, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Rất ít nhưng không phải không có Thienhau2003 ơi, rối xuất hiện nửa đêm thì e rằng rất khó để kịp phát hiện. Chỉ cần 1 người sửa đổi "bậy bạ" (ví dụ tuyên truyền chính trị; văng tục; công kích cá nhân nhân vật đời thực) trong một khoảnh khắc rồi chụp ảnh lại là dự án có thể bị công kích vô cùng nặng nề. Nếu được nói lại việc này, tôi bày tỏ sự phản đối mạnh đến thay đổi trên. ✠ Tân-Vương  05:08, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 Em cũng không biết làm thế nào cho vừa ý anh nữa. Bản thân em làm cái này cũng chỉ muốn giúp việc chỉnh sửa thông báo dễ hơn. Nếu anh muốn chống phá hoại thì chỉ có cách dùng Khóa Bản Mẫu mà em đề xuất có ở Bên Tiếng Anh, chỉ là sợ khó khăn, ít khả thi do ít người có kinh nghiệm khả năng nắm quyền này như anh đã nói. Nên đây là giải pháp tốt nhất hiện tại. Không biết có ai ý kiến gì không về giải pháp cho vấn đề này? Thiện Hậu (thảo luận) 06:28, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy việc phá hoại chưa từng xảy ra, cứ thử nghiệm như Thienhau2003 rồi nếu có phá hoại thì ta quay về cách tiến hành như xưa cũng chưa muộn. Tôi chỉ mong kẻ phá hoại một khi lách được khóa 30/500 sẽ không sử dụng các từ ngữ thô tục trong một thông báo giao diện, vì ảnh hưởng của nó là rất ghê gớm khi ai ai truy cập Wikipedia cũng thấy được chứ không đơn thuần là phá trong bài viết nữa, chính vì vậy mà các phát triển viên mới tạo ra nhóm "bảo quản viên giao diện" và thậm chí không trao quyền này cho các bảo quản viên. Tuy nhiên mục đích khi tôi tạo ra bản mẫu AdvancedSiteNotices chẳng qua cũng chỉ để cộng đồng linh hoạt hơn trong việc cập nhất các thông báo hết sức quan trọng, bản thân tôi lúc bấy giờ cũng chưa mường tượng ra cảnh cộng đồng đang dùng nó như một bảng tin cập nhật liên tục :^) --minhhuy (thảo luận) 06:48, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thienhau2003 Vụ này em không rành cho lắm nhưng em có ý kiến. Lúc chúng ta không đăng nhập thì bản mẫu này sẽ không xuất hiện, vì theo em thấy trên enwiki và cả 1 số thì không thấy người ta chạy nó, với lại người ngoài, nhất là nhà báo, nhìn vào thì lại không được. Còn lúc đăng nhập sẽ xuất hiện. Đấy là ý kiến của em. Anh thấy được thì anh đem ra bàn bạc chứ em không chuyên môn về giao diện nên không tham gia.. Cinderace Galar (talk2me) 12:30, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Raboot101 Ở Wikipedia Tiếng Việt, bản mẫu này xuất hiện mặc định, nhưng nội dung sẽ không đầy đủ (trừ khi đăng nhập). Một số Wiki khác như Wiki trung, Wiki mã lai và Indonexia có áp dụng. Các Wiki khác không áp dụng là vì không cần thiết. Xin lỗi em là vì anh chép phần tag tên này từ một trang khác, nên nó có tên em ấy mà. Thiện Hậu (thảo luận) 12:58, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Trong thời gian gần đây, số lượng sửa đổi phá hoại tại trang này ngày càng gia tăng, từ quảng cáo đến vi phạm bản quyền, nhưng nổi bật nhất là công kích cá nhân. Mặc dù việc này không còn lạ gì tại những trang có thể sửa đổi thoải mái như thế này, nhưng điều khiến mình bất ngờ là hầu hết các IP tấn công một thành viên cụ thể nào đó có vẻ là của cùng một người mà cho dù biết bao IP BQV có cấm đi nữa thì lại lập tức xuất hiện một IP khác chưa từng thực hiện sửa đổi bỗng dưng lại vào chỗ thử để chửi bới người dùng nào đó. Không hiểu tại sao địa chỉ IP lại có thể thay đổi với tốc độ chóng mặt như thế này được? Xin nhờ những thành viên có chuyên môn điều tra vụ này để có biện pháp nào đó ngăn vĩnh viễn một người sửa đổi tại Wikipedia cho dù địa chỉ IP của họ là gì. VE + F = 2 02:31, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Có thể người ta sử dụng Proxy/VPN, hoặc chỉ đơn giản là tắt/mở modem để được cấp IP mới, cho nên giờ mà chặn IP thì không khác gì bế quan tỏa cảng. Cái này ở Wikipedia Tiếng Anh thì họ để link dẫn vào Sandbox ở Trang thành viên luôn chứ không dẫn vào Sandbox công cộng. Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:38, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Q.KhảiMeigyokuThmn: Xem Wikipedia:Thảo luận/Thêm Viết nháp vào trình đơn menu. Khi tôi lần đầu cài đặt tính năng này cho Wikipedia tiếng Việt, mọi người đã phản đối việc chuyển hướng nào vào trang nháp thành viên với lý do nó "tạo thêm nhiều bãi rác tại gia cho bảo quản viên dọn". Xem ra bây giờ cộng đồng lại "không dọn nổi rác" trong "bãi rác tập trung"? Tôi sẽ thiết lập lại nếu cộng đồng đã đổi ý, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 03:46, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mình đã đọc qua thảo luận trên và đồng ý. Thực ra mình thấy phá hoại trong Sandbox đều được các bqv giải quyết nhanh chóng sau vài chục phút đến 1 tiếng đồng hồ, cho nên là cũng chẳng cần chuyển người ta vào trang thành viên làm gì vì sẽ gây ra lượng rác khổng lồ vượt quá sức của các bác rồi. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:01, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Q.Khải: Không có cách nào để ngăn một người cụ thể sửa đổi mà không thông qua cấm địa chỉ IP (tôi nghĩ điều này giống nhau ở mọi trang web chứ không riêng gì Wikipedia). Tôi chỉ có thể giải thích trên cơ sở phỏng đoán là người này truy cập Wikipedia tại một địa chỉ internet công cộng có thể đổi thiết bị thường xuyên, hoặc đã vô tình dùng những open proxy chưa bị cấm (việc này lại khá hy hữu, bởi open proxy luôn là đối tượng bị cấm toàn cục). Để giải quyết thì bảo quản viên chỉ có thể cấm theo dãy IP (không khuyến khích trừ phi xác định được phạm vi IP có thể bị cấm), nhưng cũng không thể làm gì nếu người đó giấu kín địa chỉ IP bằng một tài khoản người dùng. Nếu người đó giấu IP bằng tài khoản người dùng thì mọi sự chỉ phụ thuộc vào kiểm định viên địa phương. Ở các wiki nhỏ, các tiếp viên sẽ trực tiếp truy vết IP của một người dùng có dấu hiệu phá hoại mang tính hệ thống và "lock" các tài khoản như vậy toàn cục, nhưng tại vì dự án này có kiểm định viên địa phương nên tiếp viên không có thẩm quyền làm việc đó (dù cũng đã từng có lúc họ trực tiếp làm luôn). --minhhuy (thảo luận) 04:08, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vậy không biết MxnDHN có giải quyết vụ này được không? VE + F = 2 04:10, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Sự phá hoại chỗ này tôi nghĩ một phần nguyên nhân: "là do cho troll ăn", khi mà các thành viên hào hứng khoe nhau trên nhóm FB về nội dung phá hoại chỗ này, tuy nhiên nhóm này không thuộc quyền quản lý của Wikipedia. Theo nghĩa đó, người phá hoại càng thích, càng phá để ngắm nghía các thành viên Wikipedia trẻ tuổi đáng yêu của chúng ta bàn luận và họ lại càng phá để thỏa mãn cuộc vui. =))  A l p h a m a  Talk 06:16, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Trường đại học sử dụng Wikipedia sửa

Dạo gần đây tôi đã liên tục tiếp xúc với một số bài viết có tính chất là "bài tập" của sinh viên đại học, chủ yếu trong mảng tiếp thị và công nghệ tvhông tin, ví dụ như Cộng đồng trực tuyến hay Hành vi đa màn hình. Một số bài có chất lượng khá cao do dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác, một số bài gần như là WP:NCCCB và có tính học thuật như tài liệu giảng dạy chứ không phải bài bách khoa. Không biết có phải đang có một hội thảo ngoại tuyến Wikipedia nào đó đang diễn ra ở Việt Nam không? Nếu các trường đại học yêu cầu sinh viên dịch bài từ Wikipedia tiếng Anh sang tiếng Việt dù là với mục đích lấy điểm, thì đây quả là một chuyện tốt, mong các bạn không quá khắt khe khi duyệt bài và "cứu" những bài có thể cứu. Tất nhiên nếu bài viết hoàn toàn là original research theo kiểu bài tập tự luận thì chúng ta không thể giúp đỡ được rồi. --minhhuy (thảo luận) 16:10, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Anh Minh Huy có thể cho biết thêm vài bài nữa mang tính "bài tập" như vậy được không? Mình khá tò mò đấy. Meigyoku Thmn (💬🧩) 17:09, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Rải rác quá nên tôi chỉ có thể liệt kê một vài "bài tập" khác, như Tiếp thị truyền miệng, Tiếp thị tự động hoá, Thành viên:DoanPhamHung/Động cơ đốt trong xe máy... và có thể còn nhiều trường hợp khác mà tôi chưa có dịp thấy. --minhhuy (thảo luận) 17:15, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Và có thể là cả Quảng cáo nhắm đối tượng. --minhhuy (thảo luận) 17:15, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
OK cảm ơn anh, vậy là Wikipedia sắp nhộn nhịp hơn nữa rồi đấy :D. Meigyoku Thmn (💬🧩) 17:29, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Dịch bài lên Wikipedia mà một hình thức làm bài tập rất tốt, tuy nhiên người viết phải có dẫn chứng, tức là biết thêm nguồn. Điều này khá hạn chế vì sinh viên phần lớn là làm bt để có điểm, không có thời gian để đọc hướng dẫn thao tác thêm nguồn. Nên đổi hướng những bài đó sang Wikiversity. Dù sao cũng rất trân quý đóng góp của các thế hệ mới — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 17:32, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Những bài viết dịch từ ngôn ngữ khác như Showrooming thì cứu được bằng cách chứ mấy bài tự viết như Thành viên:Nguyenuyen2599/Webrooming thì khó. (Cái này mình hơi thắc mắc vì trong bài Showrooming, người viết nói cái này là trái ngược với Webrooming nhưng bài Showrooming thì có đầy liên kết ngôn ngữ trong khi bài Webrooming thậm chí còn ko có khoản mục trên Wikidata; chẳng biết thông tin đúng hay sai nữa.) VE + F = 2 02:37, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Q.Khải: Webrooming có lẽ là thuật ngữ trong marketing. Xem tài liệu này. Trên enwiki, webrooming được chuyển hướng đến Research online, purchase offline (đồng nghĩa). P.T.Đ (thảo luận) 16:41, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phi trung gian hóa, Xuất bản điện tử. Tuanminh01 (thảo luận) 09:40, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Có bản mẫu nào để nhắc nhở và hướng dẫn thành viên mới biết cách thêm nguồn không nhỉ?— ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 10:06, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi dùng các bản mẫu Welcome8 và Welcome8IP, trong đó có mục Tạo bài mới nhắc nhở. Bạn có thể xem ở Thành viên:Tuanminh01. Nếu bạn thích thì cũng có thể tạo bản mẫu nhắc nhở của riêng bạn. Tuanminh01 (thảo luận) 10:09, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phải chi Kimkha hoạt động lúc này, hẳn sẽ rất mừng vì bỗng nhiên có quá nhiều nguồn liệu phù hợp cho Wikiversity tiếng Việt, là dự án mà bạn ấy đặt nền móng xây dựng. --minhhuy (thảo luận) 16:14, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nếu liên được với giáo viên thì may ra mọi chuyện sẽ giải quyết ổn thỏa hơn. Tôi cũng dịch Quảng cáo nhắm đối tượng và bị bạn ấy xóa luôn đoạn dịch và cả thể loại dưới bài.  A l p h a m a  Talk 16:57, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Alphama Mấy bạn này làm bài để giáo viên xem nên muốn tự viết, chúng ta có giúp gì thì sửa đổi nhỏ thôi. VE + F = 2 01:30, ngày 27 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Wikipedia hoạt động theo nguyên tắc cộng tác, bài nào không bách khoa, đủ nổi bật,... thì phải sửa thôi. Mặc dù tôi thông cảm các bạn sinh viên viết bài kiếm điểm, nhưng Wikipedia cũng không phải trường đại học, không thể các bạn viết theo cách viết của các bạn được.  A l p h a m a  Talk 04:19, ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Alphama Khổ là chỗ đó. Những nội dung như thế này đáng lẽ phải đưa lên Wikiversity nhưng mà giáo viên họ lại bắt viết bài trên Wikipedia. VE + F = 2 05:20, ngày 30 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

14:17, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)

Loạt bài đại dịch COVID-19 tại VN sửa

Mình để ý rằng trong một tháng trở lại đây, đã có hàng loạt bài viết COVID-19 được khởi tạo, nhưng chỉ đề cập đến tình hình tại Việt Nam. Có hẳn cả một bản mẫu {{Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam}} không có một liên kết ngôn ngữ nào! Điều này thể hiện sự thiên vị, mất cân bằng trong việc biên tập bài tại Wikipedia tiếng Việt. Rất nhiều lần các thành viên kỳ cựu đã nhắc nhở rằng đây không phải là Wikipedia Việt Nam, không có lý do gì để chúng ta tạo lại y chang nguyên cái loạt bài COVID-19 dàng riêng cho Việt Nam cả. Mình đề nghị hợp nhất tất cả những bài viết như thế này vào những bài tương ứng có phạm vi toàn cầu và sau đó chạy bot gỡ cái bản mẫu trên ra khỏi mọi bài viết và xóa nó luôn. VE + F = 2 03:18, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Các bài này nếu đã ghi rõ "tại Việt Nam" trong tựa đề thì nó không bị tầm nhìn hẹp hay systemic bias, do đó tôi thấy không có vấn đề gì. Trường hợp một bài chung, như Đại dịch COVID-19 mà viết quá nhiều về Việt Nam, áp đảo các thông tin về những nơi khác hoặc chỉ viết theo quan điểm của phía Việt Nam thì mới là tầm nhìn hẹp hoặc thiếu trung lập. --minhhuy (thảo luận) 03:35, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy Ý của mình là việc tạo nguyên một loạt bài cho riêng Việt Nam (một nước thậm chí còn không nằm trong top 100 về số ca nhiễm hay tử vong) chứ không tạo cho bất kì quốc gia khác là không hợp lý. Đại dịch đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, không lẽ tạo 200 cái hộp điều hướng về COVID-19? VE + F = 2 03:56, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Miễn có nhiều thông tin và có thể dẫn nguồn (như đã thấy trong các bài như vậy) thì ta cứ viết thôi, tôi thật sự không cảm thấy vấn đề. Như tôi nói, trừ phi cả một bài Đại dịch COVID-19 chỉ viết về Việt Nam, một nước chẳng chịu mấy tổn thất về nhân mạng trong đại dịch, thì tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất cắt giảm thông tin của bạn, còn ở đây là viết trong bài riêng, có khoanh vùng địa lý nên tôi không có gì phàn nàn cả. Và không chỉ Việt Nam, nếu ai đó, ví dụ như tôi, đang sống ở Nhật và viết về tình hình đại dịch ở Nhật chẳng hạn, hay ai khác có đủ thông tin để viết về tình hình đại dịch ở một quốc gia ngẫu nhiên thì cứ viết (dài và nhiều bài con hơn bài Việt Nam càng tốt, cho đỡ cái cảm giác "Wikipedia Việt Nam" :^)). Với một cuộc khủng hoảng toàn cầu như lần này thì tôi thấy dù là về khía cạnh nào của nó cũng nổi bật cả.
Tuy nhiên có những thứ rõ ràng "không bách khoa" và nên loại bỏ đi, ví dụ như {{Bảng thông tin COVID-19 tại Việt Nam}} chẳng hạn, trong đó tôi và một số thành viên khác đã lên tiếng yêu cầu xóa trong trang thảo luận kèm lý do cụ thể, nhưng chưa thấy "động tĩnh" gì. --minhhuy (thảo luận) 04:05, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ là không sao miễn là tên bài có ghi rõ là "tại Việt Nam". Bên Wikipedia tiếng Anh còn có bài cho mỗi tiểu bang ở Mỹ và một số thành phố nữa kìa. NHD (thảo luận) 05:45, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hoa Kỳ hiện là tâm dịch của thế giới, còn Việt Nam thì gần như đã hết dịch. Thậm chí đa số các bài trong cái bản mẫu nêu trên còn không phải là về COVID-19 (hai mục Tổ chức và Viên chức). Tất cả các bang ở Hoa Kỳ đều có ca nhiễm trong khi chỉ có khoảng một nửa số tỉnh thành ở VN là có ca nhiễm thôi, mà những tỉnh có ca nhiễm thì rất ít và cũng không chịu ảnh hưởng nhiều, không thể tạo thành bài riêng được. Wikipedia tiếng Anh cũng chỉ có 6 bản mẫu như thế này và tất cả đều là những quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao. VE + F = 2 12:21, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nội dung trong bản mẫu không nhất thiết nói về chủ đề bản mẫu, nó chỉ cần liên được rồi. Tôi nghĩ mấy bài này chỉ tách từ bài chính do quá dài, không đến nỗi là không nổi bật. Một chủ đề nổi bật là một chủ đề khi nhiều người quan tâm (bên cạnh cách tiêu chí theo quy định) chứ không phải là chủ đề chỉ ít bị ảnh hưởng như bạn dùng cho việc số ca nhiễm ở Việt Nam.  A l p h a m a  Talk 17:01, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ví dụ bài Ảnh hưởng kinh tế xã hội của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam quá nổi bật rồi còn gì nữa, việc ảnh hưởng kinh tế đến 96 triệu con người mà không nổi bật thì cái gì nổi bật? Bạn chỉ 1 bài không nổi bật xem? Thậm chí nếu có bài Chính sách đối phó (hoặc Các biện pháp phòng chống) COVID-19 của Việt Nam cũng sẽ rất nổi bật không riêng gì Việt Nam và cả thế giới nhìn vào để học hỏi, các nhà khoa học chính trị nhìn vào để phân tích?  A l p h a m a  Talk 17:04, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Alphama Xin hỏi Bộ Y tế với cả mấy cả mấy cái bệnh viện kia thì có liên quan mật thiết gì đến COVID-19? Mấy tổ chức này đã tồn tại mấy chục năm, đã đối phó với biết bao nhiêu dịch bệnh chứ có phải đại dịch này thôi đâu? Tương tự với các viên chức: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giữ biết bao nhiêu chức vụ trước đó rồi, ngay trước khi có cái dịch này, ông đã quá nổi tiếng; Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại càng không; ông Nguyễn Đức Chung còn không được nhắc nhiều trên báo đài bằng hai nhân vật trên; cả ba bài trên thậm chí còn không nhắc đến mục từ COVID-19! Nói chung trong nguyên cái bản mẫu này, chỉ có bài về ảnh hưởng kinh tế xã hội là đủ nổi bật thôi. Còn các bài về dòng thời gian nên gộp lại thành một, hai bài về tháng 4 và tháng 5 ngắn ngủn hà. VE + F = 2 14:21, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bài nào không liên quan gỡ trong bản mẫu ra, các bài thời gian thì nhập về làm một. Tôi thấy bản mẫu vẫn cần thiết.  A l p h a m a  Talk 04:15, ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Alphama Mình nghĩ nên gỡ luôn hai mục từ SARS-CoV-2bệnh virus corona 2019 vì đã có ở trong bản mẫu chính, nếu mà tạo bản mẫu cho nhiều quốc gia thì hai bài này rất là thừa. VE + F = 2 04:27, ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tăng suất mục Bạn có biết sửa

Trong mấy tháng qua, tôi rất vui mừng khi thấy có thêm nhiều thành viên tham gia đề cử các mục "Bạn có biết", làm công việc chọn các bài ra ít buồn tẻ hơn. Hiện nay mục BCB có hai suất mỗi tuần (T2-T4, T4-CN), mỗi suất dao động từ 4-5 mục. Trong vài tuần qua con số đề cử đã đạt cao hơn số mục tối đa và tôi đã mang một số bài đề cử từ tuần trước đem qua tuần sau. Đây là một vấn đề tốt cho Wikipedia nhưng có thể không tốt cho người viết bài. Để đáp ứng số lượng đề cử, tôi có hai đề xuất sau:

  1. Tăng số suất hàng tuần thành 3 lần (T2-T3, T4-T5, T6-CN). Con số mục mỗi suất vẫn giữ nguyên là 4-5. Như vậy ta sẽ có thể chứa từ 12-15 mục mỗi tuần. Nếu không có đủ thì có thể lặp lại một số thông tin từ các suất trước. Tôi chọn giải pháp này vì nó không thay đổi sự cân bằng các mục ở trang chính.
  2. Giữ nguyên số suất nhưng tăng số mục tối đa mỗi suất lên đến 6. Như vậy ta có thể chọn dao động 8-12 mục mỗi tuần. Nếu không có đủ thì có thể lặp lại một số thông tin từ suất trước.

Thêm vào đó, tôi nghĩ ta cũng có thể nới rộng thời gian cập nhật bài thành 2 tuần trước (thay vì 1 tuần trước như hiện nay) để có thể sử dụng những bài viết tốn công phu hơn. Xin các thành viên quan tâm nêu ý kiến. NHD (thảo luận) 22:53, ngày 31 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi không có ý kiến gì về việc tăng hay giảm tần suất viết bài. Dạo này chẳng qua nhiều bài là do dịch coronavirus tự dưng làm mọi người phải ở nhà nên có thời gian nhiều hơn.  A l p h a m a  Talk 23:59, ngày 31 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ góp ý là nên đợi thêm một hay hai tháng nữa để theo dõi tần suất của BCB, xem có phải vì các yếu tố ngoại cảnh khiến cho trang này trở nên tích cực bất ngờ không, kẻo khi các yếu tố này kết thúc thì chúng ta lại rơi vào cảnh... thiếu bài. --minhhuy (thảo luận) 03:11, ngày 1 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với DHN. Hiện tại số bài viết BCB đang tăng lên đều đặn. Khi nào bài viết ít đi thì lại rút đi như cũ, hoặc copy nội dung BCB thành 3 bản giống nhau. Tuanminh01 (thảo luận) 03:17, ngày 1 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ tình hình này còn kéo dài, huống hồ viết bài trên WP thực sự là một việc rất dễ "nghiện". Nên tăng tần suất như một việc làm thức thời với tình huống trước mắt để khuyến khích người viết bài và làm phong phú nội dung cho người đọc Trang chính hơn. P/S (bổ sung): Ngại quá, hình như tôi đến hơi muộn và ý kiến hơi thừa, hiện tại mục đó đã được updgrade lên 4 suất lâu rồi. :)) ~ Violet (talk) ~ 16:17, ngày 24 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Violetbonmua: Mọi người đã thống nhất tăng số tần suất lên 7 lần trong tuần tại đây Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2020/Tuần 25#Số tần suất vì vậy mà mục Bạn có biết sẽ thay đổi theo từng ngày 1. Hiện tại số lượng đề cử đang tăng rất cao, một phần cũng nhờ tinh thần thi đua giải Wikipedia:Best Leader of DYK 2020 nên mọi người rất hứng thú tham gia viết bài để đóng góp cho đề mục này. Btw: Welcome back! ^^--Phương Anh𠴍信朱碎 16:46, ngày 24 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thật là một thay đổi hết sức đáng mừng! Nhớ một thời 1 tuần 2 suất đảo đi đảo lại vì không có bài để lấp đầy được. :)) ~ Violet (talk) ~ 17:07, ngày 24 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

22:30, ngày 1 tháng 6 năm 2020 (UTC)

Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi điều 20 Quy chế Biểu quyết sửa

Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi điều 20 Quy chế Biểu quyết hiện đang khá neo người tham gia, nếu các bạn quyết định không tham gia biểu quyết này, xin bỏ ý kiến đồng thuận ở đề mục này để đóng lại biểu quyết (mọi vấn đề liên quan đến biểu quyết này sau này là do quyết định của các bạn). Nếu các bạn không muốn hủy bỏ biểu quyết này, cũng xin tham gia để biểu quyết thu hút đông đảo thành viên và trở thành một biểu quyết có chất lượng hơn, xin cảm tạ. ✠ Tân-Vương  03:50, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nếu Wikipeidia nên thành lập một "Quốc hội". sửa

Nếu Wiki đã có những thành viên thường xuyên hoạt động và tràn đầy tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết thì chúng ta nên lập ra một hội đồng tập hợp tất những điều phối viên và kiểm định viên để đưa ra những chủ đề biểu quyết như vậy có vẻ sẽ khoa học hơn. (Chú ý: đây chỉ là những suy nghĩ của tôi, nếu wiki đã có một hình thức phù hợp thì thôi) (thảo luận) 8:38, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)

Baivietngaunhien (thảo luận) 13:30, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi đề cử WTL làm Trưởng ban tuyên giáo :-) Tuanminh01 (thảo luận) 13:34, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Người đầy tiền án tiền sự thậm chí bị cấm vô hạn thì không biết có phù hợp không nhỉ? a2 + b2 = c2 13:39, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy bên Hài hước Wikipedia còn có hẳn cái biểu quyết bầu chọn BQV Kayani gì đó cơ, chắc nên mở một cái dành cho WTL.  ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿  ☬ To Talk or To Be Killed ☬ 13:47, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến vớ vẩn nhất từng đọc trên wiki tiếng Việt này, nếu điều đó xảy ra (tương tự như chính thể đâu đó) thì tốt nhất nên dẹp tất cả mọi mục biểu quyết hiện tại và tất cả hướng dẫn, khóa tất cả công cụ sửa chữa, "một số cá nhân tự bầu bán" và hướng đến mục tiêu đưa wiki tiếng Việt về kỷ nguyên từ điển chết.--Nacdanh (thảo luận) 16:59, ngày 4 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hay là lập "Cộng hòa Wikipedia tiếng Việt" theo chính thể dân chủ nghị viện, Thượng viện giành cho Bảo quản viên, Hạ viên giành cho Điều phối viên, chức chủ tịch nhiệm kỳ 1 năm cam kết này nọ lúc bầu cử làm không xong thì ép từ chức. Trước tiên mình xin phép lập Bộ Ăn nhậu trước cái đã, ai tham gia?  M  17:31, ngày 4 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đông Minh: Nếu cái này chỉ lập ra cho vui thì OK; chứ mà nghiêm túc quá thì có thể làm một số người không hài lòng và bỏ wiki luôn vì ở trong cộng đồng này, không phải ai cũng có tư tưởng chính trị như nhau. a2 + b2 = c2 01:39, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Định kỳ cỡ 1 năm lại có ý kiến như thế này, đề nghị đóng wikipedia lại để giảm phá hoại, chỉ cho vài chục người đóng góp mà thôi. Nhưng đóng góp luôn song hành với phá hoại. Phá hoại càng nhiều, đóng góp có ích càng lớn. Thực tế thì chỉ có hệ thống mở thì mới có các đóng góp có giá trị. Web 4.0 nhấn mạnh vào đóng góp tập thể của đông đảo cộng đồng, chứ không phải một nhóm nhỏ các chuyên gia. Trên wikipedia này nhiều em cấp 1-2 còn có đóng góp tốt (dịch bài, sửa chính tả v.v...), nếu có vài triệu em như vậy thì wikipedia sẽ trở nên từ điển bách khoa đầy đủ sau vài năm. Tuanminh01 (thảo luận) 03:40, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Về mặt kỹ thuật thì Wikipedia chỉ là Web 2.0. =)) P.T.Đ (thảo luận) 04:53, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Để có vài triệu em thì chắc phải khá kiên nhẫn với đóng góp của các em. Đôi lúc tôi cũng chẳng hiểu 4.0 là gì nữa, có những cái thấy chả ra gì lại cho cái tên 4.0, còn cái được được thì lại bị gán 2.0?  A l p h a m a  Talk 06:58, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Các anh ơi chú ý cái "Quốc hội" là để đưa rả những chủ đề biểu quyết chứ mọi người vẫn có quyênd bình thương mà. Baivietngaunhien Baivietngaunhien (thảo luận) 13:13, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Keyword nhạy cảm và có thể động chạm nhiều người bạn ạ, đặc biệt nếu là từ ngữ Tiếng Việt. Có thể bạn muốn dùng keyword này để gây sự chú ý và mang tính vui vẻ, ý định thật của bạn là cái hội đồng gì đó, nhưng không phải ai cũng thấy thế. Meigyoku Thmn (💬🧩) 15:36, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ các trường học (cấp 2 trở lên) nên tổ chức cho học sinh học "mã nguồn mở" của Wikipedia còn hơn là học mã nguồn mở của Pascal đấy. Hơn nữa lại thu hút được nhiều các em học sinh qua đóng góp. Thân mến – Le Duc Anh (💬|📝) 15:43, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nhưng mình không biết triển khai việc mà bạn JohnsonLee01 nói tới ở trên thì liệu có được không, vì ở lớp mình và nhiều lớp khác toàn theo "xã hội phong kiến" trừ một số đứa có thể tạm chấp nhận được. Mà mình nghĩ chắng ai rảnh đi làm việc này, vì nó quá nhàm chán đối với phần lớn mọi người. Ccv2020 (thảo luận) 13:52, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Sự thống nhất giữa nơi sinh trong các bài tiểu sử sửa

Chà... vấn đề này không biết cộng đồng đã từng thảo luận chưa. Tôi thấy việc ghi địa danh không thống nhất tại hộp thông tin nơi sinh trong các bài viết tiểu sử đang diễn ra tương đối nhiều. Trước kia tôi cũng định đưa ra thảo luận mà quên béng mất. Lấy ví dụ, ông Lê Văn A sinh ở xã M, huyện N, tỉnh O, trực thuộc nước K (địa danh hiện tại), mà lúc bấy giờ địa danh đó có tên là X, thuộc nước Y đi chẳng hạn, sao có thể tự tiện, mà theo tôi, là "râu ông này cắm cằm bà kia" được. Đã là địa danh X thì phải là nước Y, chứ không có chuyện X đi với K được, đúng không. Nói thế để biết tầm quan trọng của vấn đề này để cộng đồng ta đi đến thống nhất, mà cá nhân tôi thấy chuyện này quan trọng không kém gì những thứ khác: một là cố định địa danh hiện tại, hai là truy ra địa danh trong quá khứ, không thể có chuyện địa danh này lại ráp nối với địa danh kia, quá khứ với hiện tại lẫn lộn được. Các bạn thấy thế nào? ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿  ☬ To Talk or To Be Killed ☬ 12:27, ngày 8 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi vẫn thường hay "chỉnh lý" mỗi khi bắt gặp những trường hợp như vậy. Rõ ràng cần phải quy về địa danh cũ, đơn vì hành chính cũ tương ứng với quốc gia cũ. Đơn cử tôi lấy ví dụ người sinh năm 1964 ở tỉnh Mỹ Tho không thể nào lại đi liền với Việt Nam được bởi quốc gia này chưa từng tồn tại vào năm 1964. Quy về địa danh hiện tại cũng rất sai nếu điền vào trường "nơi sinh" trong bản mẫu, vì lúc bấy giờ thực sự chưa có nước Việt Nam thì làm sao nói người đó sinh ra ở Việt Nam được? Tôi muốn quy các nơi sinh hay nơi mất về các địa phương và quốc gia chính xác tại thời điểm đó, và tất nhiên là các đơn vị hành chính cơ sở cũng phải thống nhất là đơn vị cũ. --minhhuy (thảo luận) 13:57, ngày 8 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xin chào các bạn, gần đây tôi có tham gia vào khu vực này và có dọn dẹp một số biểu quyết lâu ngày. Thành viên Q.Khải không đồng ý với tôi về việc đóng một số biểu quyết sau 30 ngày mà phải gia hạn thêm 10 ngày nữa theo quy định theo cách diễn giải của thành viên này. Cuộc tranh luận có vẻ không đi đến đâu, vì vậy tôi mời các bạn tham gia để chúng ta hiểu rõ thêm cái quy định này. Xin trích dẫn điều số 7 (phần đầu bài Wikipedia:Biểu quyết xoá bài):

Tôi có đóng 1 bài viết sau 34 ngày (hình như vậy do bài để mốc meo có ai ý kiến gì đâu?) vì không đủ số phiếu bầu và thành viên Q.Khải cho rằng tôi đóng không đúng quy định. Đáng lẽ phải thêm 10 ngày gia hạn như quy định. Tuy nhiên theo quy định ghi rõ thì nếu không đủ số phiếu có thể gia hạn thêm 10 ngày thì chỉ là gợi ý có thể, tôi cũng không hiểu tại sao thành viên này lại cứ khăng khăng đòi phải gia hạn 10 ngày mới chịu. Theo nguyên tắc thì Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia#Wikipedia không quan liêu. Không lẽ bất cứ biểu quyết nào thì phải gia hạn mới được hay sao? Mời các bạn cho ý kiến để chúng ta có thể chỉnh sửa và phát triển quy định phù hợp hơn. Cảm ơn các bạn!  A l p h a m a  Talk 20:46, ngày 8 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy nếu biểu quyết thực sự đang trong thời gian gia hạn rồi (34 ngày) thì cứ việc tiếp tục gia hạn cho đúng với các quy tắc mới, đâu nhất thiết phải đóng ngang để rồi tranh cãi cho to chuyện? Đúng là câu chữ của quy định mới ghi là "có thể", nghĩa là các thành viên không nhất thiết phải rặp khuôn làm theo cho mọi loại biểu quyết, nhưng nếu thực sự việc gia hạn đang diễn ra thì đóng ngang nó theo tôi cũng là điều không nên. --minhhuy (thảo luận) 12:24, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: Lúc tôi đóng biểu quyết thì không có bất cứ yêu cầu nào gia hạn hết, theo bạn gia hạn là tự động?  A l p h a m a  Talk 01:23, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đúng, tôi đang nói việc biểu quyết đang được tự động gia hạn thêm 10 ngày theo đúng tinh thần của các điều lệ mới, thì cứ nên để nó tiếp tục gia hạn khi đang đi được gần nửa chặng đường, sao phải đóng ngang để gây tranh cãi? Bạn có thể đóng một biểu quyết xóa bài bất kỳ khi hết thời gian biểu quyết chính (như nghĩa đen của chữ "có thể"), nhưng khi biểu quyết thực sự đang bước vào vòng gia hạn rồi thì đóng làm gì nữa? --minhhuy (thảo luận) 04:10, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nhưng trong quy định không ghi chữ nào bắt buộc gia hạn hết? Bạn không thể giải nghĩa như thế được.  A l p h a m a  Talk 05:40, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ở đây không phải chuyện chạy theo vặn vẹo từng chữ một của quy định (gọi là Wikilawyering phải không nhỉ?), mà là việc bạn làm có "nhất thiết" không, có tác động tốt gì không hay chỉ làm phức tạp thêm một vấn đề vốn đã phức tạp? Bạn cứ nhấn mạnh chuyện "không bắt buộc", thì khác nào nói tôi cũng có thể dùng chính cái cớ đó để nói "không bắt buộc phải đóng biểu quyết đúng hạn"? Rồi rốt cuộc có đi đến đâu không hay cãi nhau mãi rồi cũng quay về chỗ cũ ở hai chứ "có thể"? Vấn đề ở đây là bạn phải làm cho người khác tâm phục rằng bạn có lý do chính đáng để đóng ngang một biểu quyết đang được gia hạn trên thực tế, chứ dùng chính câu chữ luật mập mờ để phản ứng lại một điều luật mập mờ thì không thuyết phục. Ngoài ra, tôi đang nhấn mạnh vào thực tế biểu quyết vốn đang được gia hạn, chứ không phải lăn tăn chuyện biểu quyết từ đầu có nên gia hạn hay không. Nếu bạn đóng biểu quyết vào thời điểm đúng 30 ngày, thì tôi có thể đã ủng hộ bạn. --minhhuy (thảo luận) 05:57, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Lúc tôi đóng thì tôi thấy đã từ tháng 4 thôi thì nghĩ là lâu quá rồi chứ ai tính từng ngày đi đóng. Tôi có phải người đi đếm từng ngày đóng thế đâu, tôi cũng không phải kiểu người đi đếm để đóng?. Bạn bảo tôi vặn vẹo thì không đúng, tôi chỉ hỏi bạn nếu quy định như vậy mà tôi lỡ đóng rồi thì sao? Tôi chỉ hỏi ý kiến của bạn để có thể thay đổi quy định này thôi. Như vậy rõ ràng không nên có thời gian gia hạn và cũng không ghi kiểu lập lờ như thế. Tôi sẽ biểu quyết phủ quyết điều này sắp tới. Cảm ơn bạn.  A l p h a m a  Talk 06:01, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Lúc đầu nếu bạn nghĩ rằng "biểu quyết lâu quá chưa ai đóng, chắc là đang được gia hạn?", thì mọi việc có lẽ đã khác đi chăng? Nhưng tôi thông cảm điều này vì chính tôi cũng chỉ mới biết đến việc "gia hạn" trong vòng 2 tuần đổ lại, trước đó tôi vẫn nghĩ mọi biểu quyết đều được đóng theo đúng quy định xưa nay. Tôi đồng ý rằng nên tránh việc ghi lập lờ ở các quy định (không phải hướng dẫn), cũng như P.T.Đ đã góp ý bên dưới. --minhhuy (thảo luận) 06:08, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi mà biết được cái gia hạn thì đã không như vậy, quy định mới thông qua chỉ vẻn vẹn chưa đầy 7-8 người, còn ghi kiểu như vậy nữa, vụ việc này tôi không biết mà quy định ghi vậy nên tôi thấy đóng cũng không có vấn đề.  A l p h a m a  Talk 06:10, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Quan điểm của tôi là khi "viết luật" thì buộc phải rất hạn chế những từ ngữ, cụm từ không rõ ràng (như "có thể", "có khả năng"). Nếu có dùng thì phải ghi rõ hành động sử dụng trong từng trường hợp cụ thể để tránh những việc không đáng có thế này. Tôi nghĩ nếu như áp dụng quy định như trên trong thực tế đối với khu vực BQXB, thì trong trường hợp biểu quyết đã quá hạn nhưng không đủ phiếu thì việc gia hạn hay không một là liên hệ người tạo biểu quyết, trong 1-2 ngày họ phải phản hồi có hoặc không (dù sao thì người tạo BQ cũng phải có trách nhiệm với BQ của mình), hoặc là kiểm tra sửa đổi cuối cùng của biểu quyết đó đã quá 10-15 ngày hay không chẳng hạn (thể hiện BQ ít người quan tâm) thì mới kết luận có thực hiện gia hạn hay không. Định lượng một cách rõ ràng thì sẽ bớt xích mích không cần thiết. Dù sao thì bản thân tôi cũng mong wiki bớt những quy định nhiêu khê, cứ quy định rồi đẻ ra thêm quy định thì chẳng chốc mà ngập tràn quy định. P.T.Đ (thảo luận) 19:31, ngày 9 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng đang băn khoăn sao vào wikipedia giờ toàn quy định rối rắm quá :-) Wikipedia được quảng cáo là dễ viết, trẻ em cấp 1 cũng vào sửa được cơ mà. Tuanminh01 (thảo luận) 01:29, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi đang đợi ThiênĐế98 hoàn thành xong cái Quy chế ở bắt đầu biểu quyết chỉnh sửa lớn, hi vọng các bạn tham gia cho ý kiến nhiệt tình để chúng ta giảm quy định xung đột, giành nhiều hơn thời gian hơn viết bài.  A l p h a m a  Talk 01:37, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Tuanminh01: Wikipedia chưa bao giờ "dễ viết" với cả trẻ em cấp 1 (tôi cũng chưa thấy quảng cáo đó bao giờ), chỉ riêng việc phải hiểu thế nào là "sự trung lập" cũng là cả một quá trình thách thức những người mới chân ướt chân ráo bước vào không gian này ở mọi lứa tuổi. Người mới có thể gây ra sai sót và chúng ta sẵn sàng giúp họ hiểu được cách dự án này vận hành, đó mới là quy trình bao nhiêu năm qua của dự án. Wikipedia "dễ sửa đổi" chứ không "dễ biên tập" hay "dễ viết", tôi thấy không nên tạo ra một nhận thức sai để che đậy cái bản chất của dự án mà ai tham gia lâu rồi cũng thấy. --minhhuy (thảo luận) 04:15, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

21:11, ngày 8 tháng 6 năm 2020 (UTC)

Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt sửa

Xin ý kiến tên bài Thảo luận:Vùng nước sửa

Mời các bạn cho ý kiến về tên bài này.  A l p h a m a  Talk 01:44, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

 Y Đã tìm được đồng thuận.  A l p h a m a  Talk 21:37, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cuộc thi yêu Ba Lan sửa

Các thành viên quan tâm thì có thể tham dự ở: [47], thông tin thêm [48]. Chúc được đi Ba Lan, có dịp sang thăm DanGong ở nước kế bên. =))  A l p h a m a  Talk 12:54, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Có vẻ như Đại sứ quán Ba Lan đã tự mình đề xướng cuộc thi này mà không cần sự trợ giúp của Nhóm người dùng Wikimedia Việt Nam (vốn được xây dựng cho những mục đích như vậy)? Chúng ta có thể làm gì thêm để quảng bá giúp họ không, như treo biểu ngữ chẳng hạn (giống hồi WP:WIKIGAP)? --minhhuy (thảo luận) 14:06, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy Để lên banner là ý kiến hay: vừa mở mang nội dung cho wikipedia, vừa nâng cao hiểu biết cho các thành viên cũ + mới. Hè này săn chuyến đi Ba Lan thôi, nếu không phải đi học thực địa :)) — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 15:26, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không rõ là dịch Covid bên Ba Lan đã ổn chưa nữa. =)) P.T.Đ (thảo luận) 15:28, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Mình thấy báo viết ngày 13 này Ba Lan mở cửa biên giới với Đức chắc phải giảm xuống nhiều thì hai bên mới nới lỏng vậy. --·𠴍信朱碎 15:37, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ, Alphama, Mongrangvebet, và A: Các bạn nghĩ thông điệp dưới đây có phù hợp để treo lên sitenotice không? Xin góp ý thêm. --minhhuy (thảo luận) 16:16, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy thêm phần Wikipedia không chịu trách nhiệm pháp lý, và nhắc nhở không lạm dụng dịch máy chất lượng kém để tăng số lượng. Không biết có thành viên nào trong Wikipedia Tiếng Việt là nhà tổ chức cuộc thi thì mong lưu tâm đến việc này. — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 16:57, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng đang băn khoăn, phải chi có thông báo chính từ phía Wikimedians Vietnam User Group thì cơ sở để tôi dùng cái logo bên trái cũng rõ ràng hơn, và cũng "chính danh" hơn. Việc phủ nhận pháp lý đã luôn được liên kết ở Wikipedia:Phủ nhận chung, tôi thấy không cần thiết lắm, và nhắc nhở về dịch máy thì có vẻ đang đe dọa "đánh phủ đầu" quá chăng? Tôi tham khảo biểu ngữ này từ các cuộc edit a thon ở các dự án khác (diễn ra rất thường xuyên), cũng không thấy họ ghi răn đe như vậy :^) --minhhuy (thảo luận) 17:03, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: Tôi nghĩ không nên quảng bá nếu ban tổ chức chưa chính thức liên lạc Wikipedia. Có thể phía tổ chức có lý do riêng tại sao họ không muốn phối hợp với Wikipedia trong việc này. Coi chừng "làm ơn mắc oán" và làm liên lụy pháp lý đến Wikipedia khi chưa có sự phối hợp chính thức. Tôi đọc phần "giải thưởng" cũng không thấy giải nào cho chuyến du lịch Ba Lan cả - giải nhất là tiền trị giá 2000 USD. NHD (thảo luận) 17:18, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@DHN: Bạn nói đúng, trước mắt có lẽ tôi sẽ thử liên lạc với ban tổ chức cuộc thi xem họ có định phối hợp cùng cộng đồng chúng ta không đã. Vụ du lịch Ba Lan đúng ra là giải thưởng của "cuộc thi lần trước", cũng khiến tôi bất ngờ vì xem ra chưa từng có ai ở đây đề cập? --minhhuy (thảo luận) 17:24, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tổ chức nhỏ rồi .... bạn hiểu mà.  A l p h a m a  Talk 02:12, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@All: Tôi chỉ giới thiệu cuộc thi thôi chứ chắc không cần quảng bá rộng rãi thay họ vì họ không phải là đối tác của chúng ta. À đúng là tôi đọc loáng thoáng thật, thật ra k có chuyến đi nào Ba Lan cả. =))  A l p h a m a  Talk 21:14, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Năm nay không còn giải thưởng chuyến đi Ba Lan, chắc là do COVID-19. — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆‍♂️trao yêu thương🙆‍♀️ 01:55, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chán quá, mấy anh chị thảo luận sôi nổi thế này còn mình phải chờ vài năm nữa mới được tham gia ;( a2 + b2 = c2 02:03, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]


Ồ, thì ra đây là lý do vì sao dạo gần đây có nhiều bài viết mới về Ba Lan trên Wikipedia. Chắc tôi cũng quá độ tuổi rảnh rỗi để tham gia những cuộc thi này rồi nên sẽ đành ngồi sau sửa lại bài cho các bạn vậy... nhưng không biết quy định 1000 kí tự có tính các đề mục và các chữ trong các mục liên kết ngoài, đọc thêm... không nhỉ? Tiểu Phương Bluetpp 04:14, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy mấy bài được viết dùng tên tiếng Anh cho địa danh Ba La (vd. Warsaw thay vì Warszawa). Wikipedia tiếng Việt đã thống nhất dùng tên bản ngữ - ta nên nghĩ cách để các thành viên tham gia lưu ý. NHD (thảo luận) 04:26, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thôi chết rồi, mới có vài ngày mà mình thấy đã có hiện tượng dịch máy. Thành viên Dangkhanhquynhnhu từ lúc mới mở tài khoản đã tạo hàng loạt các trang về Ba Lan, mình chỉ mới đọc qua vài bài thôi mà đã thấy dịch thô cỡ nào rồi, chắc cũng không hi vọng gì đối với mấy bài khác đâu. Đừng nói là cuộc thi này sẽ trở thành phiên bản Ba Lan của các tháng viết bài chứ! Hội đồng Hỗ trợ kiểm tra dịch thuật lại phải bận rộn rồi. a2 + b2 = c2 02:43, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hàng loạt bài viết về các nhân vật Naruto được viết theo kiểu Fandom sửa

Thường thì em đang thi cử nhưng khi nhìn vào các bài viết về nhân vật trong Naruto thì không thể ngồi yên được, công với việc mới thi Hóa trên trung bình xong, có nghị lực nên phải nói. Hiện nay, các bài viết về nhân vật Naruto tại Wikipedia tiếng Việt có thể nói là rất bê bối khi nội dung thì viết theo kiểu Fandom đúng nghĩa, không nguồn dẫn chứng. Hầu hết các bài toàn tập trung nói cốt truyện và hành trình nhân vật (chủ yếu trong anime) thay vì nói các nội dung khác như Sáng tạo hay tiếp nhận vốn bách khoa hơn. Thậm chí một số bài như bài Haruno Sakura ngay từ đoạn đầu tiên đã rất có vấn đề về trung lập khi nói nhân vật này "vợ của Tân Tam nhẫn Uchiha Sasuke." và "một trong những y nhẫn giả mạnh nhất thế giới ninja." Không chỉ vậy mà nhiều bài nội dung được viết rất lan man, nhiều phần rất không bách khoa, tăng bốc nhân vật quá mức (đặc biệt là sức mạnh), bàn chuyện bên lề, thậm chí được viết theo thể nghị luận phân tích nhân vật phản ánh quan điểm cá nhân của người viết sai quy định Wikipedia. Đặc biệt một số bài còn có phần câu thoại không biết chép từ đâu ra, vi phạm bản quyền. Kết luận lại là nội dung của các bài này rất không bách khoa và vô cùng bê bối. Cần có giải pháp để xử lý, không thể để những bài này thành nỗi ô nhục trên Wiki được. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 10:00, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Wikipedia không đi sâu vào chi tiết, cái nào dài dòng, thừa thì xóa đi, chỉ tập trung nội dung chính.  A l p h a m a  Talk 11:36, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn thấy thông tin nào viết lan man kiểu fandom như mô tả thì cứ xóa đi, đây không phải là việc gì lạ với nhóm bài về các tác phẩm hư cấu như anime và manga, trái lại còn là lỗi rất thường xuyên gặp phải. --minhhuy (thảo luận) 05:40, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn cứ tiện tay mà chỉnh lại các bài dạng này, cảm ơn bạn đã báo tin trước cho cộng đồng lưu tâm. ✠ Tân-Vương  03:07, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tên bài về phim nước ngoài chưa phát hành chính thức trong tiếng Việt sửa

Ngoại trừ bài về Nhật nếu các bộ phim chưa phát hành chính thức trong tiếng Việt phải sử dụng tên gốc (romaji) thì các phim nước khác (chẳng hạn như phim bộ Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,...) thì sử dụng ngôn ngữ hoặc hệ phiên âm, biên dịch nào để làm chuẩn đặt tên bài gốc. Dạo một vòng phim Hàn trên wikipedia TV thấy kha khá bài không rõ tình trạng tên đó đã được cấp phép phát hành chính thức trong tiếng Việt hay chưa, lại mang đặt tên bài khi gần như quốc gia gốc vẫn còn đang chiếu ???! DoraMoon (thảo luận) 02:25, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ở TQ (zhwiki) hình như có quy ước dịch phiên âm, ở VN thì thấy đa số tự dịch thì phải, đây là vấn nạn phải chịu chung cho tất cả ngôn ngữ chứ k riêng gì tiếng Việt.  A l p h a m a  Talk 04:17, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có lẽ nên dùng... Pinyin, Jyutping, và Romaja quốc ngữ? Hình như mình chưa thấy ai dùng cách này cả mà toàn là tự dịch hoặc dùng phiên âm Hán Việt. Meigyoku Thmn (💬🧩) 13:20, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mời các bạn tham gia cho ý kiến về cách gọi tên 2 thuật ngữ này.  A l p h a m a  Talk 04:17, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bài viết này thiếu nguồn uy tín, chủ yếu báo mạng, cần xác minh lại, không thì tiến hành xóa bỏ, hoặc đổi là Thành Tuyên Quang. 171.227.115.199 (thảo luận) 04:27, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cả 1 quốc gia, người ta đã xây thành để lập các tiền đồn phòng thủ trước Trung Quốc, làm gì có chuyện 1 đội quân chạy loạn mà đi xây được thành. Hi vọng bạn nào đó sẽ sửa lại cho đúng thực tế lịch sử.
Wiki không phải là nơi một nhóm người pro ai/họ hàng nào mà có thể bỡn cợt, lợi dụng lên tất cả mọi người ở đây. 118.69.62.11 (thảo luận) 04:29, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Báo mạng, nhưng vẫn là báo xuất bản thì vẫn được xem là nguồn độc lập uy tín. Hơn nữa, đây là một thành cổ, có nhiều nguồn nghiên cứu độc lập, kể cả sách giấy, đủ điều kiện tồn tại và độ nổi bật để giữ bài. Thái Nhi (thảo luận) 04:48, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi vẫn chưa thấy tài liệu, nghiên cứu độc lập, sách giấy nào như bạn nói đề cập trong bài viết.
Tiện đây hỏi luôn là 1 số bạn biên soạn cả 2 mảng Lịch sử TQ và Ls VN,ko rõ các bạn là người Việt như chúng tôi hay là người Tfung Quốc vậy ? có đồng văn, đồng chủng ko @ vuhoangsonhn, trungda, thainhi ? — thảo luận quên ký tên này là của 2001:ee0:5206:b580:a199:febd:9e25:59d5 (thảo luận)

Mình sẽ không tham gia vào bài viết này mà chỉ bình luận chút thôi, quê quán gốc gác của người ta không phải là "vùng cấm" trên Wikipedia Tiếng Việt, ở đây ai sử dụng được Tiếng Việt đều có thể viết bài. Meigyoku Thmn (💬🧩) 13:15, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tàu liệu nào mà " nghien cuu doc lap" nói là thành ở phía Bắc VN là do nhà Mạc xây ?
Cả quốc gia góp sức mới xây còn lèo tèo, huống gì 1 nhóm chạy loạn. Tuyên Q thời ấy do Vũ V Mật chiếm, nhà Mạc có biết Tuyên Q là gì mà bảo nhà Mạc xây.
Cái gì ko biết thì nên tìm hiểu kĩ nhé. — thảo luận quên ký tên này là của 2001:ee0:5206:b580:a199:febd:9e25:59d5 (thảo luận)

Thiếu gì tài liệu ở đây [49]?  A l p h a m a  Talk 22:53, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nếu vậy tôi sẽ xây dựng bài Thành Tuyên Quang. Các ông đừng thắc mắc gì nhé. — thảo luận quên ký tên này là của 2001:ee0:520d:9a20:1922:4c13:723b:ff90 (thảo luận)

Wikipedia hoạt động theo nguồn, nếu có 2-3 tên thì thảo luận xem tên nào phù hợp, các tên còn lại là trang đổi hướng. Một bài có 2-3 tên là chuyện hết sức bình thường.  A l p h a m a  Talk 02:14, ngày 14 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Dù gì thì bác cũng nên tạo một tài khoản đi cho tiện trao đổi thảo luận nhé, với nhớ ký tên bằng 4 dấu ngã để phân biệt bình luận của ai với ai. Meigyoku Thmn (💬🧩) 01:11, ngày 14 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ở đây, các bài do bot dịch còn 1 số cụm từ chưa dịch hẳn. Mỗi người giúp 1 tay, xong rồi xóa luôn cái thể loại [[Thể loại:Bài đang dịch bởi bot]] với nhé. Cảm ơn các bạn. PS: Chỉ tầm 50 trang, dịch lẹ lắm.  A l p h a m a  Talk 22:51, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

 Y Đã xong.  A l p h a m a  Talk 00:23, ngày 20 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Độ depth ở Wikipedia sửa

Ở Meta, Wikipedia tiếng Việt đã mất depth do Tuanminh01 sử dụng bot để dùng bản mẫu Cảm ơn IP và các bản mẫu khác, ví dụ [50], những IP chưa xuất hiện ở Wikipedia lần nào cũng nhận được bản mẫu này. Tôi cũng ủng hộ điều này vì nó giúp các IP hiểu rõ Wikipedia hoạt động. Nhưng dần sau thời gian, việc IP vẫn tiếp tục phá hoại ở đây chứng tỏ việc làm đó không có kết quả, việc phá hoại là tùy theo văn hóa thành viên mỗi dự án chứ không phải do việc nhắc nhở. Có lẽ chúng ta nên bàn lại, có khi nào xóa các bản mẫu đó đi để depth Wikipedia quay trở lại? Theo tôi thì việc xóa cũng không khó ngang với việc chạy bot tạo trang hơn nữa nó để lại lịch sử chứ không xóa hẳn. Nhờ các bạn có ý kiến, làm sao có lại depth trong bảng thống kê [51].  A l p h a m a  Talk 06:56, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý. Dường như số liệu depth của Wikipedia tiếng Việt giờ còn không tính được nữa luôn (nên phải để hai dấu -- trên Meta). —Trần Quế Nhi (thảo luận) 09:14, ngày 28 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

21:37, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)

Editing news 2020 #2 sửa

20:33, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)

Cái này có thể do người tạo bài này vô tình thôi, bạn cứ sửa lại được có gì đâu. Meigyoku Thmn (💬🧩) 11:16, ngày 20 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã sửa.  A l p h a m a  Talk 11:18, ngày 20 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

18:48, ngày 22 tháng 6 năm 2020 (UTC)

Đổi tên Wikimedia sửa

Chào các bạn, hiện nay bên Meta đang có kế hoạch đổi tên mới và kế hoạch vấp phải sự phản đối nhiều thành viên. Lý do đổi tên là vì tên Wikimedia nhận ít sự quan tâm từ công chúng hơn Wikipedia, Wikidata, Commons,... Các thành viên trong nhóm [60] có thể đưa ra ý kiến để chúng ta có thể đại diện bỏ phiếu nếu cần. Cụ thể, Wikimedia muốn đổi thành:

Cả 3 thuật ngữ đều vấp phải sự phản đối của cộng đồng, đây cũng là chủ đề nóng ở Meta. Hiện nay đang có cuộc bỏ phiếu phản đối, các bạn trong nhóm hoặc bất kỳ ai cũng có thể nêu ý kiến ở [64].  A l p h a m a  Talk 02:18, ngày 25 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hủy kết quả BQXB sửa

Chưa thấy thay đổi nào đáng kể, cần hủy kết quả bqxb của Đừng để tiền rơi [65]

Mời các bạn cho ý kiến là Đồng ý hay không (ko chia mục)?


Cloud 9 x V.A.V.I boy x Yes, I'm color full (J.Smile) 10:47, ngày 29 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hủy toàn bộ nội dung của rối? sửa

Thấy có nhiều bài viết có lịch sử chứa phiên bản bị gạch xóa đi với lý do "Hủy toàn bộ nội dung của rối" (ví dụ [66]) Mình nghĩ là việc giữ lại hay xóa bỏ nội dung trong bài bách khoa thì nên được xem xét chỉ dựa trên duy nhất nội dung (ý nghĩa ở từng câu từ, nguồn tham khảo kiểm chứng cho câu chữ , ý nghĩa đó), chứ không nên dựa trên thông tin tài khoản nào viết ra (ở đây là "rối"). Nếu mà "nội dung của rối" là thông tin bách khoa kiểm chứng được, nổi bật, trung lập, thì liệu có nguy cơ chúng ta giết nhầm ? (chỉ vì "tội" của nội dung đó là do một tài khoản nào đó được quy là "rối" viết ra? ) -Trần Thế Trungthảo luận 09:17, ngày 29 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Sau một thời gian dài đằng đẵng nhóm tài khoản rối của MiG29VN mạo nguồn và thêm các nội dung tuyên truyền chính trị vào Wikipedia, nhiều bảo quản viên (gồm tôi) đã quyết định hủy tất cả sửa đổi của những tài khoản của người này do không đủ khả năng cũng như thời gian kiểm tra lần lượt từng sửa đổi gây hại. MiG29VN là một tài khoản đã bị cấm chỉ, nghĩa là người này không được phép thực hiện thêm bất kỳ sửa đổi nào nữa tại Wikipedia tiếng Việt, chứ không đơn thuần là một lệch cấm tài khoản thông thường, bởi MiG29VN đã lạm dụng các quy định ở Wikipedia này quá nhiều lần và hiện đã tạo đến hàng trăm tài khoản rối để qua mặt cộng đồng (cả ở đây lẫn Wikipedia tiếng Anh).
Do vậy, tôi không đồng tình việc tạo cho MiG29VN thêm cơ hội và điều kiện để thao túng nhiều hơn Wikipedia tiếng Việt, và ủng hộ việc hủy toàn bộ sửa đổi từ các con rối của người này. --minhhuy (thảo luận) 09:27, ngày 29 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nghe rất sai :) Để chủ nhật mình kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện. -Trần Thế Trungthảo luận 07:37, ngày 3 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Định kể chuyện, nhưng đã có Thảo luận Wikipedia:Quy định chống rối rồi. -Trần Thế Trungthảo luận 06:49, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]
 
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của ‎2001:ee0:520e:5b60:651c:11:ab8f:8712 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 12:27, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.

16:30, ngày 29 tháng 6 năm 2020 (UTC)