Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)

Bình luận mới nhất: 9 tháng trước bởi Nguyentrongphu trong đề tài Nhà giáo Nhân dân và Thầy thuốc Nhân dân

Tiêu đề

sửa

Sao không lấy tên như Wikipedia:[Mức] Độ nổi bật của nhân vật, Wikipedia:Độ nổi bật của tổ chức... Tên hiện nay hơi kỳ cục!--Paris (thảo luận) 20:26, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tại tôi dịch như một cái máy. :) Tmct (thảo luận)
Nói là thảo luận nhưng không thấy đưa ra một tiêu chí nào để quyết định kết thúc vấn đề thảo luận? --Hoàng Linh (thảo luận) 12:26, ngày 25 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Diễn viên khiêu dâm

sửa

Sao diễn viên khiêu dâm lại có một tiêu chuẩn riêng? có thiên vị quá ko?Tran Quoc123 (thảo luận) 12:42, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Người Việt Nam

sửa
Xem thêm ý kiến cũ

Trước tình hình gần đây một số ca sĩ, diễn viên, hot girl/boy được đưa lên Wikipedia, hãy thử xem rằng việc đưa họ vào có thỏa đáng không.

Wikipedia hiện nay (30-1-2009) có 72.600 bài, chắc rằng có khoảng 800 bài nói về người Việt Nam đương thời. Tỉ lệ khoảng 1% số bài cũng phải thôi, vì còn bao nhiêu địa danh, di tích, danh nhân thế giới, các thành tựu khoa học kĩ thuật... cần được viết. 800 người Việt Nam trong số 85 triệu người dân Việt, tỉ lệ là 1/100.000. Điều đó cho thấy một lựa chọn rất khắt khe được đặt ra khi một người muốn được giới thiệu trên Wikipedia. Vậy mà hiện nay dường như xu hướng viết bài về người Việt hơi ào ạt và đã có ít nhiều tranh cãi về tiêu chuẩn.

Thiết nghĩ rằng người đưa vào phải xứng đáng và có năng lực (điều rất khó ước lượng khách quan). Nếu có thứ hạng trong xã hội cần nhớ rằng những người cùng thứ hạng có thể năng lực khác nhau rất xa, và do đó, chỉ có một số người trong thứ hạng đó được lên Wikipedia, đó là điều đương nhiên.

Ví dụ, trong một đội bóng, có một số cầu thủ trụ cột và các cầu thủ "thường thường" (chuyên dự bị). Như thế thật không ngạc nhiên khi trong danh sách đội tuyển gồm một số ít cầu thủ có link và phần lớn các cầu thủ để chữ thường (không đặt link, chứ không phải link đỏ). Cần xét tiêu chuẩn ngay từ khi viết bài để đặt link một cách thỏa đáng.

Chien (thảo luận) 03:36, ngày 30 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiêu chí

sửa
Xem thêm ý kiến cũ

Nhân tiện có cuộc thảo luận về tiêu chí cho sự kiện nổi bật, tôi thấy cả tiêu chí cho người nổi bật cũng nên được làm rõ hơn nữa. Hiện tại, tiêu chí cơ bản là "Một người được cho là nổi bật nếu người này đã là chủ đề của tác phẩm đã xuất bản của nguồn thứ cấp đáng tin cậy, và độc lập về tri thức, và độc lập với chủ thể." Sau đó có một số tiêu chí bổ sung, nhưng chỉ cho 1 vài loại người trong loài người. Với nhân vật trong bài này ta dựa vào tiêu chí cơ bản để cân nhắc thôi? --113.22.10.106 (thảo luận) 02:20, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về việc hoạt động công giáo

sửa
Xem thêm ý kiến cũ

Thế trong việc hoạt động công giáo chức nào được xem là nổi bật chứ cứ viết rồi sau đó đem ra biểu quyết các cha sứ đúng là mất thời gian của cả người biểu quyết và người viết bài thống nhất luôn đi rồi dựa vào đó mà thi hành (theo tôi chức giám mục chưa đủ nổi bật ngoại trừ có các hoạt động gây chú ý nhiều).Tnt1984 (thảo luận) 23:07, ngày 20 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trên thế giới hiện nay có khoảng 3000 giáo phận, với khoảng 1 tỷ tín đồ Công giáo, trung bình là hơn 300.000 người mỗi giáo phận. Riêng Việt Nam có 23 giáo phận (+3 tổng giáo phận) với khoảng 6 triệu tín đồ, trung bình là 260.000 người mỗi giáo phận. Giám mục là người đứng đầu giáo phận, là người lãnh đạo tinh thần cho một số lượng người lớn như vậy mà không đủ nổi bật à? Toàn bộ Việt Nam hiện nay chỉ có 23 người giữ chức giám mục + 3 tổng giám mục. Con số này thấp hơn số Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch HĐND tỉnh nhiều. NHD (thảo luận) 04:33, ngày 21 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Rồi đồng ý cứ cho là nổi bật đi nhưng hầu hết các bài viết về giám mục cứ y như cái lý lịch không nêu ra bất kỳ điểm gì nổi bật ngoại trừ là giám mục chả lẽ cứ đến nhà thờ thuyết giảng xong về là nổi bật sao? chính điều này mà hầu hết các bài về giám mục bị lôi ra biểu quyết xóa với lý do "không nêu bật được độ nổi bật của nhân vật" với lại chỉ có 260.000 người đâu phải là con số lớn ở Việt Nam với dân số 83.000.000 người với lại chưa chắc trong giáo phận mọi người đều theo tôn giáo này họ có thể theo tôn giáo khác nữa, số tín đồ chưa bằng 1/10 dân số (nếu con số bạn nói là chính xác) nên việc để đạt được độ nổi bật các giám mục này phải làm được gì đó để mọi người nhắc đến thì mới coi là nổi bật.Tnt1984 (thảo luận) 04:53, ngày 21 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nếu nói như bạn thì bí thư Đảng CSVN Tỉnh hay Chủ tịch UBND Thành phố cũng chẳng nổi bật vì chẳng mấy khi mình thấy báo chí tường thuật họ làm gì, ngay cả thông tin về mấy kỳ gọp cũng không nhắc đến sự có mặt của họ. Vậy có nổi bật không ? Còn về CLK thì bạn xem một số bài về các cơ quan nhà nước ở đây, chỉ chép nghị định thành lập, Chức năng, nhiệm vụ, tên lãnh đạo, ngoài ra không có thêm thông tin gì về hoạt động, tầm ảnh hưởng... Như bài : Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. --92.230.53.97 (thảo luận) 01:08, ngày 16 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chẳng phải thế sao Chủ tịch UBND Thành phố phải quản lý hơn 3.000.000 người rồi còn gì mọi việc trong thành phố bị/được báo chí nhắc tưng bừng (cả chê lẫn khen) đều phải qua họ sao? Các bí thư Đảng CSVN Tỉnh có bao giờ thấy trên wiki đâu? Còn các bài Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là một tổ chức được khá nhiều người công nhận nên độ nổi bật đã được xác lập nên sẽ ít ai có ý kiến vì có ai biết tầm ảnh hưởng của nó đến đâu đâu mà ghi vào về hoạt động thì cả đống hàng năm ghi vào để đầy trang à trong khi chỉ cần tra cứu? Còn về bài người sống nếu không nêu độ nổi bật thì ngay lập tức bị phán CLK lúc nào chả thế ngoại trừ khi việc họ đang làm được cho là nổi bật vì một người cho dù có giỏi đến cách mấy cũng không thể có nhiều hoạt động bằng một tổ chức được họ đâu phải cái máy, các ông vua cũng thế họ hoặc nhảy ra chiến trường (để cho nhà ngoại giao đi đàm phán) hay ngược lại để cho tướng lĩnh đi đánh nhau (còn họ đi đàm phán) chứ đâu thể vừa đánh nhau vừa la hòa bình được, tổ chức lúc nào cũng quan trọng mà không có tổ chức chỉ một người duy nhất đâu làm nên cái gì nếu không ai nghe theo hoặc giúp trám đầy chỗ còn trống?Tnt1984 (thảo luận) 05:59, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mồm DHN nói nhé, à quên, tay DHN viết chứ, 260.000 người hả, còn ít hơn ông Bí thư phường mình, mai sang phương xin lý lịch post lên nào :)) Kenshin top (thảo luận) 05:14, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Kenshin top hoặc là xạo hoặc là thiếu hiểu biết nhưng hay nói ? 92.228.59.143 (thảo luận) 17:46, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ơ đố Top tìm được phường nào đông dân cỡ đó. 260k là dân số của một quận, hoặc một huyện khá lớn rồi. Và dĩ nhiên bí thư huyện, chủ tịch huyện cũng như giám mục không nên có bài trên vi.wiki, trừ những trường hợp đặc biệt. Hungda (thảo luận) 16:43, ngày 22 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật về người trong các tôn giáo chính

sửa
Xem thêm ý kiến cũ

Có lẽ nên có một cuộc thảo luận mới về "độ nổi bật người" trong việc hoạt động tôn giáo chứ thấy một số người viết về những người hoạt động tôn giáo sau đó bị lôi ra biểu quyết và xóa đúng là mất thời gian thống nhất luôn rồi theo đó mà thi hành như thế tốt hơn, tốt nhất làm ngay bây giờ chứ để lâu trang biểu quyết xóa sẽ đầy nhóc.Tnt1984 (thảo luận) 23:23, ngày 20 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị nên xem xét theo chức sắc của tôn giáo. Ví dụ một số tôn giáo sau ở Việt Nam:

  • Phật giáo: có các bậc từ cao xuống thấp: Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, từ Sư trụ trì trở xuống phải có yếu tố đặc biệt nổi bật.
  • Thiên Chúa giáo: Giáo hoàng, Hồng y giáo chủ, Tổng giám mục, Giám mục, từ Linh mục trở xuống phải có yếu tố đặc biệt nổi bật.
  • Tin Lành: Mục sư, riêng Chấp sự phải có yếu tố đặc biệt nổi bật.
  • Cao Đài: Giáo tông, Trưởng pháp, Đầu sư, Giáo sư phụ trách Khâm Trấn, từ Phối sưGiáo Hữu phụ trách Châu Đạo trở xuống phải có yếu tố đặc biệt nổi bật. --Двина-C75MT 02:02, ngày 21 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Báo trước luôn là bên Ki-tô giáo thì Giáo hoàng nào cũng phải có bài hết!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 02:10, ngày 21 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Theo tôi có lẽ bên "Thiên Chúa giáo" từ Giám mục trở xuống phải có yếu tố đặc biệt nổi bật vì theo tôi thấy các bài nói về giám mục cứ y như lích lịch và thường xuyên bị mang ra biểu quyết xóa vì họ thường không làm gì để mọi người nhắc tới nhiều và một số lý do khác nêu trong đây, còn các tôn giáo khác tôi chưa thấy ai bị đem ra biểu quyết xóa nên có lẽ đề nghị của Minh Tâm là tạm ổn.Tnt1984 (thảo luận) 05:11, ngày 21 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
 Y Tôi ủng hộ danh sách này của Minh Tâm. Tân (thảo luận) 11:32, ngày 31 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
  Chưa đồng ý Đồng ý với Tnt1984. Hungda (thảo luận) 16:26, ngày 22 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ủng hộ danh sách này. Tuy vậy đối với các chức danh đứng đầu như giáo hoàng hay hồng y giáo chủ hay giáo tông (không biết có phải không) và người được coi là đứng đầu phật giáo ở Việt Nam (Mình không rõ là chức danh gì) thì không cần phải có yếu tố nổi bật vì những người đứng đầu này là lãnh tụ tinh thần của giáo phái đó đương nhiên nổi bật. Nhưng giám mục thì không thật sự nổi bật vì cũng là chức sắc bình thường thôi cũng giống như công chức sống lâu lên lão làng.--Phương Huy (thảo luận) 10:50, ngày 9 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
Người đứng đầu Phật giáo Việt Nam thì chắc chắn phải là Hòa thượng rồi. Có điều là Phật giáo không có hệ thống tổ chức toàn cầu chặt chẽ như một nhà nước (Vatican), do đó không đặt chức vụ đứng đầu bằng hình thức bổ nhiệm như Hồng y giáo chủ như Thiên chúa giáo (do Giáo hoàng quyết định bổ nhiệm) mà thông qua bầu chọn tại một hội đồng bao gồm các vị cao tăng theo nhiệm kỳ. --Двина-C75MT 12:40, ngày 22 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời
 Y Đồng ý với danh sách trên, chỉ lưu ý với Minh Tâm là trường hợp ở Công giáo: Giám mục giáo phận thì được nhưng với các Giám mục phụ tá thì bỏ ra, chỉ Giám mục phụ tá nào thực sự nổi bật thì mới đưa vô. Ngoài ra với bên Phật giáo: Thượng tọa phải từ Trưởng ban Phật giáo cấp tỉnh trở lên. ASM (thảo luận) 07:24, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
 Y Tôi ủng hộ danh sách trên của Minh Tâm, nhưng có thêm một ý về Công giáo cho ASM: giám mục chính tòa và giám mục phụ tá đều có chức vụ ngang nhau. Chữ "chính tòa" hay "phụ tá" không ám chỉ cấp độ quyền lực mà chỉ thể hiện tình trạng mà họ cai quản thôi. Giám mục phụ tá là người phụ việc cho giám mục chính tòa khi giáo hoàng chỉ định ông làm điều đó. Tuy nhiên, trên thực tế, giám mục phụ tá (hầu hết là giám mục hiệu tòa) vẫn có một nhà thờ hiệu tòa bên Rôma với mấy chục ngàn giáo dân, dù rằng sự cai quản của họ là không trực tiếp. Vì vậy, tôi nghĩ, những bài về giám mục đều chấp nhận được, không phân biệt họ là giám mục chính tòa, phó, phụ tá, hiệu tòa, hay danh dự...-- Trình Thế Vânthảo luận 06:13, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đồng ý với ASM chỉ lấy "Giám mục giáo phận" --Двина-C75MT 04:03, ngày 24 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

  Chưa đồng ýTheo tôi nếu chỉ dựa vào duy nhất tiêu chuẩn Giám mục để đưa vào thì quá dễ dãi, từ Giám mục trở xuống muốn đưa vào phải có thêm yếu tố nổi bật khác. Với đạo Phật cũng vậy, từ Thượng tọa trở xuống phải có yếu tố nổi bật đặc biệt. Kenshin top (thảo luận) 14:45, ngày 22 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

 Y Tôi cho rằng Giám mục trở lên là đủ tiêu chuẩn. Trên thế giới chưa đầy 3000 giáo phận, riêng Việt Nam chưa đủ 25, trung bình 1 giáo phận cho 300.000 giáo dân. Tôi nghĩ như thế đã đủ cho thấy độ hiếm có của chức vụ này. NHD (thảo luận) 16:59, ngày 22 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thứ nhất (nhắc lại) 300.000 hay 260.000 là dân số của một quận, hoặc một huyện khá lớn rồi. Và dĩ nhiên bí thư/huyện, chủ tịch quận/huyện cũng như giám mục không nên có bài trên vi.wiki, trừ những trường hợp đặc biệt. Thứ hai, hiếm (trong trường hợp này chưa khẳng định đc có hiếm thật không) chưa chắc đã là quý. Hungda (thảo luận) 17:04, ngày 22 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hiếm chưa chắc đã nổi (nổi bật) thì chính xác hơn.--Tám ngờ (thảo luận) 17:13, ngày 22 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thêm ý kiến với Hungda, ko nên so sánh như vậy về số dân vì một bên lãnh đạo thần quyền và một bên là thế quyền, và đồng thời vai trò của lãnh đạo thần quyền với số lượng giáo dân trong giáo phận của mình khác hẳn hoàn toàn so với vai trò của lãnh đạo thế quyền với số lượng dân cư trong cấp hành chính của mình. Mỗi một thể loại nhân vật có những tiêu chí khác nhau. ASM (thảo luận) 07:29, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thực ra tôi so sánh bởi vì muốn trao đổi với NHD thôi. Rõ ràng thần quyền khác với thế quyền rồi, và vi.wiki không phải của riêng một tôn giáo nào cả. Hungda (thảo luận) 12:24, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đồng ý với Hungda và Kenshin top. Hiếm và nổi bật (được nhiều người biết đến) là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và không liên quan mật thiết lắm với nhau. Hiếm chưa chắc đã nổi bật và ngược lại nổi bật thì cũng chưa chắc đã là hiếm (trừ trường hợp trùng hợp ngẩu nhiên). Chính vì vậy việc đưa ra tiêu chí hiếm để đánh giá sự nổi bật là hoàn toàn không hợp logic chút nào cả. (Nhan Luong (thảo luận) 07:49, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC))Trả lời
Có lẽ không nên so sánh những người hoạt động trong nền giải trí với những người hoạt động tôn giáo. Vì những người hoạt động trong nền giải trí có thể không cần có học vấn cao chỉ cần diễn xuất tốt là được còn những người hoạt động tôn giáo thường phải có học vấn cao và khả năng thuyết trình tốt cũng như am hiểu về thần học thì mới có thể được bổ nhiệm.Tnt1984 (thảo luận) 07:24, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin các bác quay lại chủ đề đi cho, có thể so sánh nhưng không thể so đọ lĩnh vực này với lĩnh vực khác được đâu. Mà tiêu chuẩn thì là so đọ chứ khong phải so sánh chung chung. Bác nào muốn mở thảo luận về: Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Chính trị - Hành chính, Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Khoa học - Công nghệ, Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Độ nổi bật (người) trong lực lượng vũ trang, Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Giáo dục, Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Giải trí, Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Thể thao... thì mời xuống dưới này: --Двина-C75MT 04:03, ngày 24 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Công giáo: Từ chức giám mục trở lên là đủ độ nổi bật?

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Xét về mặt học thức hay đóng góp cho cộng đồng (cho giáo hội công giáo ) tôi nghĩ các vị này có đủ nổi bật. Nha4ky2 (thảo luận) 03:30, ngày 26 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý Thực tế là hầu như tất cả giáo dân của 1 giáo phận đều biết tới Giám mục của giáo phận mình. Không chỉ biết tới tên tuổi mà còn gặp trực tiếp vài lần trong một vài dịp lễ nữa. Tất nhiên không chỉ vài trăm ngàn giáo dân của giáo phận đó biết tới, mà còn thêm lượng giáo dân của giáo phận khác và nhiều người không Công giáo có thể biết tới nữa. So sánh với các chức vụ dân sự, chính trị ở VN hiện nay thì nhiều người thậm chí chẳng cần biết tên hay quan tâm tới ai là Chủ tịch tỉnh hay Bí thư tỉnh ủy của mình. --greenknight (thảo luận) 16:47, ngày 10 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời
  3.   Đồng ý Giám mục là người đứng đầu một giáo phận. Xét về mặt địa lý có giáo phận còn lớn hơn nhiếu thành phố và với số giáo dân rất lớn. Vì tầm ảnh hưởng đó tôi cho là Giám mục đủ điều kiện nổi bật.Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 04:26, ngày 4 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
  4.   Đồng ý Chức thánh Giám mục là chức Thánh cao nhất trong Công giáo Rôma (dù là Giám mục phụ tá, giám mục phó, giám mục chính tòa, tổng giám mục, hồng y, giáo hoàng), có thời gian đóng góp lâu dài trong một lĩnh vực (ở đây là tôn giáo, và là một tôn giáo lớn) theo tôi là đủ nổi bật để công nhận. Tuy nhiên cần lưu ý là nổi bật khác với chất lượng kém. Nhiều bài về giám mục có chất lượng cần được cải thiện để tránh tình trạng bị xóa vì chất lượng kém. Thái Nhi (thảo luận) 12:33, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
  5.   Đồng ý Giám mục là một chức danh cao nhất trong Công giáo Rôma. Trên thực tế ở Việt Nam nhiều ông giám mục cai quản cả mấy tỉnh (theo đơn vị hành chính), có quyền tấn phong linh mục, thành lập dòng tu...Hoangvantoanajc (thảo luận) 05:37, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
  6.   Đồng ý Tôi đã thảo luận rất nhiều về vấn đề này trước đây. Chức giám mục mang thẩm quyền quản trị nên tôi nghĩ từ chức này trở lên là OK. Còn linh mục thì phải đủ nổi bật mới được viết.-- Trình Thế Vânthảo luận 08:24, ngày 6 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
  7.   Đồng ý Giám mục đại diện cho bao nhiêu người dân theo đạo, như vậy là đủ độ nộ bật rồi. DanGong (thảo luận) 10:13, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

#  Đồng ý (Nhan Luong (thảo luận) 07:22, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)) Đồng ý đổi phiếu.--Phương Huy (thảo luận) 10:39, ngày 9 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

  1. Nhi cũng đã gạch phiếu của Tempora ở dưới vì không nói lý do. Đừng bảo tớ tự tiện làm. Nếu nói rõ lý do thì gỡ dấu gạch của tớ.--Chồng BàLaSát (thảo luận) 12:54, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Theo tôi, Thái Nhi gạch phiếu của Tempora vì thành viên này mở tài khoàn chưa đủ 1 tháng, nên chưa đủ điều kiện bỏ phiếu.Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 13:05, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Điều này thì rất tiếc là tôi phải thừa nhận là Chồng BàLaSát đúng. Quan điểm của tôi là dù thế nào thì ta cũng phải diễn giải lý do. Mong các bạn Nhan Luong, TemplateExpert, Trongphu chịu khó thêm vài phút để nêu nhận định của mình. Chẳng lẽ chỉ vài chữ có thể tránh gây tranh cãi, chúng ta lại không làm? Thái Nhi (thảo luận) 15:50, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

#  Đồng ý Đồng ý 100%. TemplateExpert (thảo luận) 15:32, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

  1.   Đồng ý Đồng ý 101%, nếu muốn gạch mời đưa luật, quy định ở đâu, khi nào, ai phát ngôn, thảo luận hay tiền lệ? PS: Viết vài dòng thêm kẻo thành cuộc chiến không đáng có =)) - Chức giám mục trở lên là có cộng đồng giáo dân vì họ quản lý giáo dân. Thỏa mãn chưa các bạn ! TemplateExpert (thảo luận) 13:06, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Nhi cũng đã gạch phiếu của Tempora ở dưới vì không nói lý do. Đừng bảo tớ tự tiện làm. Nếu nói rõ lý do thì gỡ dấu gạch của tớ--Chồng BàLaSát (thảo luận) 12:54, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Chắc ý của Trâu là : Phải đồng ý 101% mới được Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 13:11, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Hãy xem phiếu của tớ bên dưới. Không nên đoán mò về tớ như vậy. Tớ chưa bao giờ có ý như bạn. Với cách nghĩ của Dung005 thì như vậy là bạn bẻ lời tớ, tội rất nặng, biết không Dinhhoangdat?--Chồng BàLaSát (thảo luận) 10:33, ngày 8 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Vấn đề là đồng ý về cái gì, đồng ý với ai. Nói "đồng ý" trống không chả khác nào bỏ phiếu "Giữ" mà không nêu lý do. Còn tệ hơn cả "tôi thấy không nổi bật nữa". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:23, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Khov nên nắm luật, quy định, không có thì tôi làm cái gì mà chả được đúng không nào? TemplateExpert (thảo luận) 13:27, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Ai muốn chiến tranh ? Nếu có thì trong số đó không có tôi. Tôi chỉ lăn tăn về lý do bỏ phiếu, ai muốn ghét hay thích công giáo tôi không quan tâm. Thêm cái nữa là biểu quyết này nhanh chóng kết thúc để có quy định rõ ràng về độ nổi bật các giám mục, có gì trỏ vào dnb mà phán, khỏi phải cãi nhau quanh co này nọ mất đoàn kết. Các thành viên công giáo cũng yên tâm viết bài vì có luật pháp bảo vệ và có quy định hướng dẫn. Có thế thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:27, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

#  Đồng ýĐồng ý 2 tay 2 chân luôn!Trongphu (thảo luận) 21:58, ngày 6 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

  1. Nhi cũng đã gạch phiếu của Tempora ở dưới vì không nói lý do. Đừng bảo tớ tự tiện làm. Nếu nói rõ lý do thì gỡ dấu gạch của tớ.--Chồng BàLaSát (thảo luận) 12:54, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Trâu muốn người ta phải thêm... cái gì nữa ngoài 2 chân và hai tay vậy? Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 13:14, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Xem lá phiếu của tớ bên dưới nói gì, không nên đoán mò về tớ như vậy. Với cách nghĩ của Dung005 thì như vậy là bẻ lời tớ, tội rất nặng. 2 lần rồi đấy.--Chồng BàLaSát (thảo luận) 10:33, ngày 8 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Vấn đề là đồng ý về cái gì, đồng ý với ai. Nói "đồng ý" trống không chả khác nào bỏ phiếu "Giữ" mà không nêu lý do. Còn tệ hơn cả "tôi thấy không nổi bật nữa". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:23, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

  Đồng ýTempora (thảo luận) 09:21, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC) Không lý do. Thái Nhi (thảo luận) 12:33, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

  1. Các thành viên chú ý, thành viên:tempora không đủ điều kiệu nỏ phiếu.--Cheers! (thảo luận) 02:24, ngày 8 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý Có ông GM kiêm nhiệm nhiểu tỉnh --> chức vụ cai qaủn diện rộng -- Thánh - Đế  02:30, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)-Trả lời
Phản đối
  1.   Chưa đồng ý Phải từ Tổng giám mục trở lên (nếu chỉ dựa vào tiêu chuẩn chức vụ), Giám mục chỉ ngang với ông Bí thư Huyện ủy, sao gọi là nổi bật được. Kenshin top (thảo luận) 03:43, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Tổng giám mục và giám mục vẫn ngang quyền nhau (chữ tổng là một danh hiệu thêm). Thực tế, tổng giám mục Hà Nội không có thẩm quyền trên giám mục Nha Trang (dù rằng ông đáng được kính trọng hơn).-- Trình Thế Vânthảo luận 06:18, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
  2.   Chưa đồng ý Người hoạt động tôn giáo phải có đóng góp gì khác để chứng minh nổi bật chứ lãnh trách nhiệm một giáo phận chưa đủ, nên những bản lí lịch cá nhân "suông" chưa nói lên điều gì. Theo Dinhhoangdat nói thì xét về địa lý giáo phận có lớn hơn nhiều thành phố, nhưng chỉ có ít thành phố có đông người công giáo để có thể giáo phận nào cũng đông hơn dân thành phố.--Chồng BàLaSát (thảo luận) 13:00, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Thật ra tôi cũng thấy hơi lăn tăn ở khúc "tỉ lệ dân số theo công giáo". Thật ra tôi cũng cho rằng việc giám mục trở lên là đủ nổi bật, tuy nhiên nghĩ đến cái yếu tố "địa phương có dân số theo tôn giáo X không chiếm tỉ lệ lớn" nên chưa mạnh tay bỏ phiếu đồng ý. Quy mô giáo phận dĩ nhiên là quan trọng nhưng số dân trong đó cũng quan trọng không kém. Bạn nào rành về vấn để này xin cho ý kiến để tại hạ sáng mắt sáng lòng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:53, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
  3.   Chưa đồng ý Giám mục chả có gì là to tát, Phó giám mục thì cũng xin miễn đương nhiên--Phương Huy (thảo luận) 10:41, ngày 9 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
  4.   Chưa đồng ý Như ý kiến của Chồng BàLaSát --Eightcirclestheorem (thảo luận) 02:34, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ý kiến
  1. . Giám mục là người đứng đầu giáo phận. Có giáo phận bao gồm nhiều tỉnh hay cả 1 đất nước. Tôi băn khoăn, chúng ta từ lâu đã " mặc nhiên " đối vi những người đứng đầu tỉnh hay thành phố là " đương nhiên đủ nổi bật " tại WIKI. Sao những người đứng đầu tôn giáo với phạm vi quản lý lớn như vậy lại quá khó khi ở lại WIKI. Điều này nói chung cho tất cả các tôn giáo. Có chăng chúng ta cần biểu quyết vấn đế này để tạo cái chung cho tất cả và lần sau gặp phải khỏi cần tranh cãi nhiều nữa. Vì đối với những người đứng đầu tôn giáo này nên nhìn nhận họ với cách khác những chính khách xã hội khác. Học vấn họ có, rất cao là đàng khác có vị giám mục nào mà không là tiến sĩ đâu. Không thể yêu cầu họ phải có huân chương hay bằng khen như những chính khách. Vài suy nghĩ để mọi người tham khảo. Diep kim ngan (thảo luận) 03:22, ngày 26 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời
  2. Tớ còn chưa hiểu tại sao trong bài giáo phận nói "Nhiều giáo phận hợp lại thành một tổng giáo phận (archdiocese) hay giáo tỉnh" mà bấm tổng giáo phận thì lại được đổi hướng luôn tới giáo phận? Nhiều huyện thành tỉnh mà sao tỉnh lại bằng huyện? --Chồng BàLaSát (thảo luận) 12:46, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Có lẽ tác giả diễn giải sai. Theo chỗ tôi biết thì giáo phận và tổng giáo phận là ngang nhau. Tổng giáo phận được dùng để chỉ giáo phận đặc biệt quan trọng, chứ không hàm ý là cai quản nhiều giáo phận. Chính vì vậy, trong Công giáo Rôma, Tổng giám mục cũng thực hiện hiện quyền ngang với giám mục giáo phận, chỉ là do cai quản một giáo phận đặc biệt quan trọng (Tổng giáo phận) nên được kính trọng hơn. Nếu tôi có diễn giải sai, mong các bạn Công giáo sửa giúp. Thái Nhi (thảo luận) 15:55, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    (bàn nhảm 1 tí) Nếu Thái Nhi diễn giải đúng thì tôi thấy gọi "đại giám mục", "đại giáo phận" ít gây nhầm lẫn hơn là "tổng". Vì "tổng" dễ khiến người ta tưởng nhầm là nhiều giáo phận ghép lại thành một cấp "hành chính" cao hơn chứ không phải một "đơn vị hành chính" ngang cấp nhưng có vai trò và vị trí đặc biệt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:46, ngày 7 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
    Thái Nhi nói chính xác đó, em xin nhắc lại là thường thì 1 giáo tỉnh (ecclesiastical province) bao gồm 1 tổng giáo phận (archdiocese) và một hay nhiều giáo phận (diocese) quy tụ xung quanh. Về tên gọi "Tổng giáo phận" và "Tổng giám mục" thì xưa nay vốn gọi thế rồi, không thấy ai gọi là "đại" thay vì "tổng" cả. Bác Sholokhov cứ liên tưởng tới cái tên "tổng quản" hay "tổng thống" ấy thì thấy dễ chấp nhận thôi mà. --Greenknight (thảo luận) 12:13, ngày 9 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tiếp tục bàn về độ nổi bật của người công giáo

Bạn Trần Vĩnh Tân và bạn Trần Thế Vinh vừa có cuộc trao đổi trên trang thảo luận, cũng nói về vấn đề này. Nội dung như sau:

TVT: Tôi không biết gì về các chức sắc tôn giáo nên ngoài ý kiến Chưa đồng ý mà nay có vẻ đã lạc hậu vì có sự thay đổi về phạm vi đánh giá (mà cũng không biết có hay không, vì Trongphu mới "đề xuất"). Tôi chỉ mong lời biện luận đơn giản, nhưng có vẻ hàng chức sắc tôn giáo không đơn giản người viết cũng khó. Tôi chỉ muốn biết hiện giờ có bao nhiêu ông Giám mục tại vị ở Việt Nam, và Giám mục có nhiều loại hay không (Giám mục miền, giám mục vùng, giám mục tỉnh)? Tôi không thể bỏ phiếu nếu tôi không hiểu mình đang làm gì. Mong giúp đỡ. Và nữa, Trongphu mở biểu quyết thật là lung tung, chúng ta có trang Wikipedia:Biểu quyết lại không xài. Tân (thảo luận) 15:46, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
TTV: @Anh Tân: Ở Việt Nam hiện có 26 giáo phận, mỗi giáo phận có 1 giám mục lãnh đạo. Như vậy ít nhất là có 26 giám mục, chưa kể có nơi còn có giám mục phó hoặc phụ tá, giám mục nghỉ hưu còn sống, nên tôi nghĩ con số giám mục khoảng vài chục. Tôi đã giải thích ở trên, những ai được tấn phong chức giám mục thì bình quyền, gọi là giám mục (về bản chất). Nhưng nếu theo sự phân chia công việc thì họ sẽ có danh xưng:
  • Giám mục chính tòa: ông này có giáo phận để lãnh đạo.
  • Giám mục hiệu tòa: ông này không có giáo phận để lãnh đạo (có thể là vì ông đang đảm nhận các công việc khác ở Tòa Thánh) nên Tòa Thánh cấp cho một "tòa" gọi là giáo phận tượng trưng.
  • Giám mục phó: ông này sẽ lên lãnh đạo giáo phận khi giám mục chính tòa chết hoặc nghỉ hưu. Tức là ông đã có sẵn giáo phận tương lai cho mình rồi.
  • Giám mục phụ tá: ông này được bố trí để giúp việc cho giám mục chính tòa. Ông vẫn chưa có sẵn giáo phận trong tương lai như giám mục phó nên ông được xếp vào nhóm giám mục hiệu tòa.
  • Tổng giám mục: vẫn là giám mục. Chữ tổng là danh hiệu thêm vì ông lãnh đạo tổng giáo phận (là giáo phận rộng lớn và có vị thế về lịch sử).
Tóm lại, xin hãy hiểu đơn giản giám mục là một cấp độ. Còn danh xưng thế nào chỉ là do sự bố trí công việc mà thôi.-- Trình Thế Vânthảo luận 08:43, ngày 3 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Căn cứ thông tin từ Trần Thế Vinh, người hiểu biết khá sâu về Công giáo trên vi.wiki, có thể thấy:

1- Giám mục chánh tòa ở Việt Nam có 26 người. Tổng giám mục khoảng một nửa số đó. Nếu chỉ bấy nhiêu thì không có vấn đề gì. Mặt khác, ảnh hưởng của giám mục chính là do danh xưng (cái này phải hiểu là chức trách được giao). Tổng giám mục và giám mục chánh tòa thì có thể nổi bật được rồi.
2- Còn lại giám mục phó tòa thì chờ lên chánh toàn rồi hãy viết bài vì có phải bất cứ người nào là giám mục phó tòa là sẽ lên chánh tòa đâu ? Phó thì nhiều nhưng chánh thì chỉ có một.
3- Giám mục hiệu tòa (như bạn Vinh cho biết) chỉ quản một tòa tượng trưng nên cũng không đủ nổi bật.
4- Giám mục phụ tá cũng không có giáo phận để cai quản như giám mục hiệu tòa. Vì thế khó mà có ảnh hưởng xã hội đến mức nổi bật.
Nói tóm lại, tôi đề nghị đưa quy định mà Thành viên:Xuanloc đã dịch từ en.wiki vào thành quy định chính thức (vừa bị CNBH gạt ra). Theo đó, chỉ có giám mục chánh tòa và tổng giám mục trở lên là đủ độ nổi bật số còn lại phải có công tích để chứng tỏ sự nổi bật. Những vị còn lại phải có công tích nổi bật. Cụ thể đọa này có thể viết như sau:

Các người thuộc Công giáo
Những người thuộc đạo Công giáo đủ độ nổi bật có những yếu tố như sau:

  • Đang là (hoặc sinh thời họ là) một thành viên trong giám mục đoàn Công giáo (chẳng hạn như giáo hoàng, thượng phụ, hồng y, tổng giám mục, giám mục chánh tòa giáo phận, hoặc
  • Giữ chức vụ tương đương các chức vụ trên của Giáo hội Công giáo; hoặc
  • Đã được tuyên bố là một vị thánh của Giáo hội Công giáo (phong thánh); hoặc
  • Đã được công nhận danh hiệu là "Đấng đáng kính" và/hoặc "Chân phước"; hoặc
  • Có đóng góp không thể chối cãi cho nền thần học Công giáo La Mã.

Tôi đã lược bớt một số tiêu chuẩn được gọi là tiềm năng vì độ nổi bật cần phải hiện hữu chứ không phải là tiềm năng. Kính mời mọi người cho ý kiến. --Двина-C75MT 11:37, ngày 3 tháng 4 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Phật giáo: Từ chức Thượng tọa trở lên là đủ độ nổi bật?

sửa

Theo quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chức Thượng tọa và Hòa thượng phải được Hội đồng chứng minh Trung ương phê chuẩn và Pháp chủ ký quyết định công nhận. Chức Thượng tọa cũng phải có ít nhất 25 tuổi đạo, 45 tuổi đời trở lên và phải được Ban Trị Sự Tỉnh hội, Thành hội Phật giáo đề cử. Vì vậy theo tôi, từ chức Thượng tọa trở lên mới có thể được xem là nổi bật. Thái Nhi (thảo luận) 12:54, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ai phê chuẩn hay không không quan trọng kể cả do ông chủ tịch nước hay tổng thống Mỹ phê chuẩn cũng vậy vì điều này chỉ đơn giản là nội quy của giáo hội. Cái quan trọng là họ đóng góp như thế nào, và tài liệu về độ nổi bật của họ có uy tín không? Vì chức Thượng Tọa chỉ tương đương với Thạc Sĩ, nếu như chức Thượng Tọa mà coi là nổi bật khác chi ai học xong thạc sĩ phật học và đủ 45 tuổi đời, 25 năm tuổi đạo đều nổi bật. Nếu không có thành tựu gì nổi bật thì ít nhất cũng phải là chức Hòa Thượng, còn nếu như nổi bật thì kể cả là cư sĩ tại gia --Eightcirclestheorem (thảo luận) 02:02, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cao Đài: Các chức vụ đủ độ nổi bật?

sửa

Ở đây do Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là lớn nhất, nên lấy làm chuẩn.

  • Hiệp Thiên Đài: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, Thập Nhị Thời Quân. Tuy nhiên các chức vụ này giờ cũng không còn ai giữ nữa, vì vậy chức sắc đứng đầu Hiệp Thiên Đài là có thể xét đủ độ nổi bật.
  • Cửu Trùng Đài: Giáo tông, Chưởng pháp, Đầu sư. Riêng Nữ phái đến Phối sư.

Thái Nhi (thảo luận) 12:54, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Chính trị - Hành chính

sửa

Những người sau có bài trên viwiki:

1. Bộ trưởng các Bộ và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:23, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý và thêm chức vụ "Thứ trưởng thường trực" hoặc "Thứ trưởng thứ nhất"--Двина-C75MT 04:58, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  3.   Đồng ý Mấy xếp này lên WP được (Nhan Luong (thảo luận) 05:14, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
  4.   Đồng ý Chức bộ trưởng là đã rất to --Eightcirclestheorem (thảo luận) 08:50, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Phản đối
Ý kiến
  1. Cần thêm chức vụ "Thứ trưởng thường trực" hoặc "Thứ trưởng thứ nhất". --Двина-C75MT 04:58, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

2. Bí thư tỉnh ủy

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:23, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý và thêm chức vụ Phó bí thư thường trực. --Двина-C75MT 05:05, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  3.   Đồng ý Nhan Luong phản đối thế này là mâu thuẫn quá :)), Bí thư tỉnh ủy chức vụ cao hơn Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND, bạn gật 2 ông Chủ tịch mà lại phản đối ông Bí thư là sao :)) Kenshin top (thảo luận) 09:41, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Xem thêm ý kiến cũ
Top tìm dùm mình quy định của pháp luật hoặc nguồn nói rằng ông bí thư cao hơn hai Chủ tịch thì mình tâm phục và rút phiếu chống liền (Nhan Luong (thảo luận) 11:00, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)). Lưu ý là ko xài các quy định trong đảng nhé.Trả lời
Quy định trong đảng ít ra cũng là 1 tài liệu tham khảo, sao lại ko dùng?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:54, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thì cứ cho là xài được đi nhưng cũng chẵng có quy định nào khẵng định bí thư to hơn chủ tịch đâu. Điều này ko đọc cũng biêt. Bí thư bên đảng trong khi chủ tịch bên chính quyền vì vậy không thể có chuyện đảng chỉ đạo hay ra lệnh cho chính quyền được. Đảng chỉ lãnh đạo thông qua việc hoạch định chính sách và công tác cán bộ, kiểm tra cán bộ thôi (khi đó với tư cách là đảng viên đang giữ trọng trách chủ tịch chứ ko phải là tư cách chủ tịch) (Nhan Luong (thảo luận) 14:32, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Ậy, ngay điều 4 Hiến pháp bạn dở ra sẽ thấy ngay: "ĐCS Việt Nam,..., là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Hồi xưa mình học Hiến pháp, giảng viên có cho về thảo luận, ba ông TBT, Chủ tịch nước, Thủ tướng, ông nào to nhất. Cái này thi trẻ con cũng biết ông Tổng là to nhất rồi, khỏi bàn nhiều, có cái là điều nào khoản nào trong Hiến pháp quy định thì mới là chuyện để cãi nhau. Đa phần bảo ông CTN là nhất vì là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh, được giới thiệu Thủ tướng và còn n quyền nữa. Nhưng giảng viên nói, xem điều 4, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước. CTN đứng đầu Nhà nước, TBT đứng đầu Đảng, đương nhiên TBT phải lãnh đạo CTN rồi. Kenshin top (thảo luận) 17:20, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lãnh đạo này là sự lãnh đạo của một tổ chức đó đối với nhà nước và xã hội chứ ko phải sự lãnh đạo của ông tổng bí thư đâu. nguồn này đúng là uy tín và tối cao thật nhưng ko đủ để chứng minh rõ ràng rằng bí thư là to nhất (mặc dù ai cũng biết với nhau rằng bí thư là người có quyền lực) (Nhan Luong (thảo luận) 01:25, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Nói thêm một chút là ông tổng bí thư dù to thật nhưng cũng ko có quyền đập nhà của dân trong khi ông chủ tịch huyện thì làm được đó (Nhan Luong (thảo luận) 01:28, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Cứ theo cái mạch tư duy của Nhan Luong thì những ông có quyền "đập nhà dân" là đủ nổi bật. Quá khôi hài. --Двина-C75MT 04:21, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Tư duy của tôi là quyền lực phải chính danh và theo quy định của pháp luật (đập nhà dân là một ví dụ. Ông chủ tịch được trao quyền quyết định, ai cũng biết, có văn bản đàng hoàng. có thể việc đập nhà đó do ông bí thư chỉ đạo nhưng làm sao chứng minh) những người được trao chức trách đó bằng một văn bản rõ ràng và có hiệu lực trên toàn xã hội thì mọi người mới biết và nổi bật. Còn quyền lực theo kiểu "ngầm" hay chỉ đạo chung chung thì ai biết như thế nào mà xác định thì ai dám khẳng định là có thật và nổi bật. Chưa kể là ko có nguồn để xác thực điều này. Đây là vấn đề hình thức, bề mặt. Hiểu theo kiểu trên mới là khôi hài (Nhan Luong (thảo luận) 04:53, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Chưa kể là Việt Nam chỉ có một đảng thì dễ dàng rồi, trường hợp đối với các nước theo chế độ đa đảng, có hàng trăm thậm chí hàng nghìn (ví dụ Nga sau khi LX sụp thi có đến hơn 2.000 đảng phái (nghe nói)) như vậy thì người đứng đầu tổ chức của mỗi một đảng ở cấp tỉnh cũng lên WP ah. (Nhan Luong (thảo luận) 04:53, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Nhan Luong hoàn toàn không hiểu cơ chế vận hành của bộ máy hành chính rồi, tất cả các vấn đề đều phải đem ra cấp ủy Đảng thông qua trước, rồi bên Nhà nước mới thực thi. Còn bạn nói Chủ tịch huyện có quyền đập nhà dân là hoàn toàn sai lầm và ấu trĩ, chẳng Chủ tịch huyện nào có cái quyền ấy cả, ông ta chỉ có cái quyền ấy khi căn nhà kia được xây dựng trái phép hay thuộc diện cưỡng chế, và dù có xây dựng trái phép hay thuộc diện cưỡng chế, thì trước khi ra lệnh giải tỏa, ông ta cũng phải thông qua cấp ủy mà quyền lực cao nhất thuộc về Bí thư. Trong cuộc biểu quyết này, Bí thư tỉnh ủy được hiểu là Bí thư BCH Đảng Cộng sản Việt Nam tại một tỉnh, bạn không nên dẫn những ví dụ như Liên Xô có bao nhiêu nghìn đảng phái ra đây, vì kể cả TBT hay bản thân cái Đảng đó quyền lực chưa chắc đã lớn bằng một ông Phó Bí thư tỉnh ủy đâu. Kenshin top (thảo luận) 08:41, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Top mâu thuẫn nhé! khẳng định là chủ tịch huyện ko có quyền đập nhà dân mà vế sau lại dẫn chứng là có quyền ấy khi nhà xây dựng trái phép (như vậy là có thẩm quyền rồi) và đương nhiên là chỉ có quyền đập nhà trái phép thôi chứ nhà cửa đàng hoàng mà dám đập thì dân họ sẽ khiếu nại ngay lập tức (phải hiểu là đập nhà trái phép chứ). Nếu nói bí thư ở đây là bí thư BCH ở Việt Nam thì mình OK, không bàn đến nữa. Vấn đề còn lại là cơ chế vận hành (mình cũng đồng ý về cơ chế này vì sự thật là như vậy) nhưng có nguồn nào nói về vấn đề này ko? Có văn bản nào quy định trình tự này ko? Và giả sử Top xây nhà trái phép bị đập thì cậu sẽ khiếu nại hay phản ứng với ông bí thư hay là ông chủ tịch nào? Chỉ cần làm rõ vấn đề này thì sẽ biết được ông bí thư có vai trò hay ko? hay vai trò của ông ta ở dạng ngầm chỉ có người trong cuộc mới hiểu thôi và như vậy thì trong vụ việc đó ông ta có "nổi bât" hay Ko? (Nhan Luong (thảo luận) 10:05, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Cần phải nói thêm là vai trò của ông bí thư tôi công nhận có, cơ chế làm việc tôi cũng rành. Nhưng điều quan trọng ở đây là phải chứng minh cho được (dẫn nguồn) về vai trò của ông bí thư và cơ chế làm việc hiện hành (Điều 4 HP vẫn chưa đủ đâu). Có như vậy mới khẳng định được vai trò của ông bí thư (hiển nhiên kèm theo là sự nổi bật của ông này). Còn nếu ko chứng minh được thì cho dù bạn có phê bình tôi cỡ nào thì tôi vẫn ngoan cố và lì lợm như vậy thôi. Phải có nguồn thì mới thuyết phục được cộng đồng còn nếu lập luận trên cơ sở lý luận chỉ thuyết phục cá nhân thôi. (tôi nghĩ là nếu tôi rút phiếu chống mà vấn đề ko được giải quyết thấu đáo thì cũng có người khác bỏ phiếu chống thôi) (Nhan Luong (thảo luận) 10:16, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Nói thêm là để giải quyết vấn đề này bản thân tôi cũng đang truy tìm nguồn về vấn đề này (Nhan Luong (thảo luận) 10:16, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Tôi chỉ cần câu "nếu nói bí thư ở đây là bí thư BCH ở Việt Nam thì mình OK, không bàn đến nữa?" của bạn, thế là đủ, vì tôi đang nói đến cái ông bí thư này :). Về chuyện ông chủ tịch huyện, bạn phải đọc rõ các điều kiện kèm theo đi đã. Về chuyện bỏ phiếu, tôi e nếu vận dụng các quy định của wiki tiếng Anh là đủ để người đứng đầu địa phương có tên trên wiki, nếu chờ đợi kết quả bỏ phiếu, bạn không nghĩ người quyền lực lớn nhất lại bị loại ra chứ? Kenshin top (thảo luận) 13:05, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nếu vận dụng quy định của en.Wiki thì mình ko còn gì để bàn vì mình ko biết nó quy định như thế nào. Nhưng nếu dựa vào hướng dẫn của Vi WK về độ nổi bật của chính khách thì bí thư bị loại là cái chắc vì trong đó nó nêu là thị trưởng hoặc các thành viên của chính quyền thành phố vì vậy bí thư bị loại ngay từ vòng giữ xe ròi, vì ông ta ko phải là thành viên của chính quyền thành phố theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương ở VN cũng như cách hiểu thông dụng trên thế giới. Nếu cuộc bỏ phiếu này kết thúc với kết quả là bí thư đương nhiên nổi bật thì mình ko còn gì để nói ngoài việc thừa nhận thắng lợi của CS thôi. (hình như top vẫn chưa tìm ra nguồn hoặc văn bản quy định ông bí thư to hơn chủ tịch phải ko, nếu ko thì đâu cần phải dùng dằng như vậy) (Nhan Luong (thảo luận) 14:50, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
  1.   Đồng ý Trong nhiều năm Bí thư Tỉnh ủy đứng trên Chủ tịch tỉnh: Các Chủ tịch tỉnh đa số là Phó Bí thư tỉnh ủy, tức là dưới quyền của Bí thư tỉnh ủy. Gần đây thì một số tỉnh thành có Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh, nhưng chữ Bí thư vẫn được nhấn mạnh và đặt trước.--Hiếu 10:21, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Phản đối
  1.   Chưa đồng ý Phản đối kịch liệt. Mấy ông này có vai trò gì đối với nhân dân?, có quyền hành gì? (theo quy định của pháp luật thì mấy ổng này chẵng là cái đinh gì cả, chỉ có lãnh đạo chỉ đạo đối với đảng viên của tỉnh đó thôi). Đừng biến WP trở thành công cụ tuyên truyền, là cơ quan ngôn luận của Đảng. (Nhan Luong (thảo luận) 05:14, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
    Làm gì mà "găng" thế. Đúng là về pháp lý, họ không giữ chức vụ hành chính. Nhưng trên thực tế, có quyền lực. Bạn nên lưu ý rằng không có một hệ thống chính trị của bất cứ quốc gia nào không liên quan đến hệ thống hành chính; và ngược lại, cũng không có một nền hành chính của bất kỳ một quốc gia nào đứng ngoài chính trị hoặc đứng trên chính trị. Tất cả các nền hành chính của các quốc gia đều bị chi phối bởi hệ thống chính trị của quốc gia đó. Cho dù là cộng sản hay không cộng sản thì vẫn theo quy luật này. --Двина-C75MT 05:51, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
    Cám ơn vì đã có bài "dạy đời". Một vị vua dù có bị đám loạn thần, thái giám chuyên quyền thì ông ta vẫn là người đứng đầu một nước chứ ko phải những người kia. Mặt khác ở đây đang bàn đến tiêu chuẩn độ nổi bật, tức là phải xem xét đến yếu tố bề mặt, hình thức chứ. Đồng ý là bí thư thì có quyền đó. nhưng quyền như thế nào và đến đâu thậm chí có thực quyền hay ko thì làm sao biết được vì vậy ai dám khẵng định là nổi bật. Còn nếu theo lập luận kiểu chính trị như vậy thì ở Việt Nam cái gì chẵng có vai trò của Đảng Cộng sản?. Từ một vụ chữa cháy thành công cho đến một ca đỡ đẻ thuận lợi thì nguyên nhân thắng lợi trước hết và chủ yếu là nhờ sự chỉ đạo sáng suốt và tài tình của các cấp ủy đảng. nếu lập luận như thế thì cả bí thư chi bộ (thậm chí cả cấp ủy) chắc đều lên được WP cả. Cần phải nhấn mạnh là WP không phải là một cơ quan tuyên truyền của ĐCS (Nhan Luong (thảo luận) 11:58, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
  2.   Chưa đồng ý Tôi chẳng mấy khi nghe đề cập đến các ông này, có lẽ các ông này có quyền lực thật, nhưng "quyền lực ngầm"?! Nếu có tiếng thì thế nào sách báo cũng có đề cập đến, còn không thì lấy nguồn nào để đưa vào bài một cách "chính danh"? RobertJordan (thảo luận) 06:36, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  3.   Chưa đồng ý Nếu không đóng góp được gì cho sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh thì chưa đủ độ nổi bật --Eightcirclestheorem (thảo luận) 08:51, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ý kiến
  1. Cần thêm chức vụ "Phó bí thư thường trực". --Двина-C75MT 04:58, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  2. Cái này có lẽ phải làm theo kiểu "tuỳ". Ông Bí thư nào scandal lớn hay có chiến công lớn thì tất yếu phải có nguồn ghi nhận để chúng ta đưa Đồng chí ấy lên WP, còn nếu Đồng chí ấy ko có cả hai yếu tố trên thì... đồng ý với RobertJordan!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 12:39, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  3. Theo tôi cần phải mở rộng ra cả Phó bí thư của Hà Nội và Tp.HCM nữa, nhưng Phó Bí thư có ông nọ ông kia rất khó minh định bác nào to hơn bác nào. Vậy thì theo tôi nên thêm cả tiêu chuẩn Ủy viên TW nữa. Tôi sẽ mở thêm một biểu quyết nữa về vấn đề này Kenshin top (thảo luận) 09:43, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:23, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý và thêm chức vụ Phó chủ tịch thường trực. --Двина-C75MT 05:05, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  3.   Đồng ý Nhất trí. Mấy ông này ký giấy chủ quyền nhà cho người ta (sổ đỏ) nắm quyền sinh sát của cả tỉnh. Lên WP được đó.(Nhan Luong (thảo luận) 05:14, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)) Trong tiêu chuẩn của WP về độ nổi bật người có gợi ý về trường hợp là thành viên của chính quyền (xem phần chính khách) (Nhan Luong (thảo luận) 09:51, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Phản đối
  1.   Chưa đồng ý Tôi chắc tại thiếu thông tin, nhưng thú thực là chẳng hiểu các ông này quyền hạn đến đâu, nghĩa vụ gồm những gì? Nhiệm kỳ bao nhiêu lâu, tiêu chuẩn bầu ra (hay chỉ định ra) như thế nào, nhưng cảm tưởng là chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh thì nhiều lắm, đóng góp không bao nhiêu, và chìm vào quên lãng rất nhanh. Hỏi một người dân bình thường ai là chủ tịch UBND tỉnh không biết có bao nhiêu người biết? RobertJordan (thảo luận) 06:42, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn đi làm giấy chủ quyền nhà thì sẽ biết mấy vị đó là ai thôi mà (Nhan Luong (thảo luận) 06:59, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Chính là vậy bạn ạ, họ chỉ là công chức nhà nước, dù là công chức nhà nước bậc trên trung bình, thực hiện công việc được giao phó thôi. Họ giống như một con ốc trong bộ máy hành chính, thiếu đi cũng chẳng sao, có đấy thì cũng thế, không có thì bổ nhiệm người khác. Và như bạn nói ở trên, "hành" chính người dân là chính. Trong một xã hội lý tưởng hơn, cái quyền "sinh sát" ấy sẽ không tồn tại được, và do đó tầm quan trọng của họ nằm ở đâu? Họ không phải là người hoạch định chính sách, không có tầm ảnh hưởng vĩ mô, không có quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của đông đảo tầng lớp người dân bình thường.thảo luận quên ký tên này là của RobertJordan (thảo luận • đóng góp). --Двина-C75MT 12:29, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Nhưng khổ một cái là mấy ông này là do nhân dân trong tỉnh bầu lên (khác với Bí thư) cho nên về nguyên tắc thì nhân dân phải biết đến mấy ông này và như vậy là đủ độ nổi bật rồh (cũng giống như giám mục vậy) nếu giám mục thì OK mà mấy ông này không OK thì e là có chút gì đó ko công bằng (Nhan Luong (thảo luận) 07:26, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Nói thêm một chút là mấy ông này phải là đại biểu HĐND và khi được bầu, chỉ định thì liên tục được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh đó, cho nên thì theo kiểu nào cũng nổi bật cả (Nhan Luong (thảo luận) 07:28, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
  1.   Chưa đồng ý Nếu không có đóng góp gì cho sự phát triển của tỉnh thì chưa nổi bật. Chỉ là người làm hưởng lương, hết nhiệm kỳ thì nghỉ thì không nổi bật. --Eightcirclestheorem (thảo luận) 05:09, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ý kiến
  1. Cần thêm chức vụ "Phó chủ tịch thường trực". --Двина-C75MT 04:58, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

4. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:23, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý --Двина-C75MT 05:05, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  3.   Đồng ý.Là người đứng đầu đại biểu cho nhân dân của cả một tỉnh đó thì đương nhiên là nổi bật.(Nhan Luong (thảo luận) 05:14, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Phản đối
  1.   Chưa đồng ý Giống như bên trên. RobertJordan (thảo luận) 06:42, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Chưa đồng ý Có người dân bình thường nào (trừ anh em họ hàng làng xóm, cùng xã....) biết đến ông này, cho dù có biết đi chăng nữa thì khi ông này phạm tội chẳng hạn, hoặc có thành tích nổi bật khác, nếu đơn giản chỉ là chủ tịch hội đồng nhân dân thì chưa đủ độ nổi bật. --Eightcirclestheorem (thảo luận) 02:28, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ý kiến

Các bác có trên trong danh sách này to hơn ông Chủ tịch tỉnh, ông Chủ tịch HĐND, ông Chánh án. Tôi nghĩ chỉ cần tiêu chuẩn này là đủ đưa vào WP Kenshin top (thảo luận) 10:28, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đồng ý
  1.   Đồng ý Như trên Kenshin top (thảo luận) 10:31, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý Cả nước chỉ có 170 người, quá đủ nổi bật rồi.--Prof MK (thảo luận) 17:08, ngày 19 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Phản đối
  1.   Chưa đồng ý Thực chất trừ khi các vị này có điều gì vi phạm pháp luật thì mới được báo chí đề cập và nhân dân mới biết đến, hoặc các vị muốn nổi bật thì các vị phải có chức vụ cao hơn hoặc chức vụ khác kiêm nghiệm hoặc làm nhiều khóa. Ngoài ra mỗi khóa có 170 người thì cả một trăm khóa thì có bao nhiêu người??? Tôi xem nếu đơn giản là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thì chưa đủ độ nổi bật--Eightcirclestheorem (thảo luận) 10:42, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ý kiến

6. Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính năm 2017

sửa
  • Kết quảThống nhất sửa quy định theo Phương án 2 với mức đồng thuận cao có nội dung như sauː Những người đã từng giữ và đang giữ chức vụ chính trị ở mức quốc tế, quốc gia. Những người đã từng giữ và đang giữ chức vụ chính trị ở mức đầu tiên dưới mức Quốc gia (cấp Tỉnh/Bang/Bộ và tương đương). Chỉ tính các chức vụ cấp Trưởng theo các nhánh đó là Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, Mặt trận đoàn thể. (Xem danh sách chức vụ cụ thể tại đây). Việc một người được bầu là quan chức địa phương, hay một ứng cử viên cho một chức vụ chính trị, không đảm bảo là người này đủ độ nổi bật. Dù vậy, những người như vậy vẫn có thể đủ nổi bật nếu họ thỏa mãn tiêu chí chính về độ nổi bật rằng họ "được nói đến nhiều tại các nguồn độc lập đáng tin cậy".
  • Xem chi tiết bài Biểu quyết tại đây.  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 08:12, ngày 24 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Khoa học - Công nghệ

sửa

Những người sau có bài trên viwiki:

Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:23, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý Thêm các tiến sĩ (thường) nếu có công trình đặc biệt nổi bật hoặc có thêm học hàm phó giáo sư. --Двина-C75MT 04:52, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Phản đối
  1.   Chưa đồng ý Phản đối. Tiến sĩ lấy bằng của nước ngoài thì được. còn ở Việt Nam thì.... (Nhan Luong (thảo luận) 05:20, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
  2.   Chưa đồng ý Tiến sỹ khoa học thì nhiều lắm, có người có thể có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực chuyên môn sâu của họ, nhưng ảnh hưởng đến xã hội nói chung thì đa phần cũng chỉ là một hạt muối trong bể nước thôi. Người nhà tôi cũng có nhiều tiến sỹ, nhưng tôi cho rằng tiến sỹ khoa học thôi thì chưa đủ độ nổi bật để đưa vào. RobertJordan (thảo luận) 06:45, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  3.   Chưa đồng ý Chẳng biết nói sao với các bác Tiến sỹ, những gì cần nói thì hai người ở trên đã nói hết rồi Kenshin top (thảo luận) 03:44, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  1.   Chưa đồng ýChất lượng tiến sĩ VN không cao Tempora (thảo luận) 09:22, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ý kiến
Xem thêm ý kiến cũ
  1. RobertJordan nhầm phát nữa. Tiến sỹ khoa học là tiến sỹ được Hội đồng khoa học nước ngoài phong. Tiến sĩ (thường) do HĐKH trong nước phong. --Двина-C75MT 12:27, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
    Vậy có phải là tiến sỹ tốt nghiệp trường đại học nước ngoài? Nếu chỉ có vậy thì không đủ được. RobertJordan (thảo luận) 21:40, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Người đạt được học vị Tiến sĩ Khoa học là người mở ra một hướng nghiên cứu mới trong khoa học. Xin hãy phân biệt sự khác nhau giữa Tiến sĩ và Tiến sĩ Khoa học, xem thêm ở bài Tiến sĩ Khoa học. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 22:26, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Tôi vừa hỏi lại một người quen, là tiến sỹ Viện khoa học VN, và được biết là tại Viện có một số người có bằng TSKH từ Nga, nhưng cụm "mở ra một hướng nghiên cứu mới" là không chính xác. TSKH cũng không khác gì TS (mà xưa ta gọi là PTS), chỉ khác là công trình nghiên cứu của họ sâu hơn, chất lượng cao hơn thôi. Tôi sẽ đặt biển {fact} tại bài TSKH để yêu cầu nguồn kiểm chứng. Xin nhắc lại tôi không muốn cẩu thả trong việc xác lập tiêu chuẩn người đưa vào wikipedia. RobertJordan (thảo luận) 16:36, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Đầu đuôi của TSKH và TS là thế này. Năm 1995, có đề nghị thống nhất học vị cho tương ứng với thế giới (vốn chỉ có ba học vị cơ bản: Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ). Trong khi đó, các vị đi học Liên Xô và khối Đông Âu về đựoc phong Phó tiến sĩ không biết xếp thế nào. Thế là có một nghị định đưa các vị PTS này lên TS. Tuy nhiên, các vị đã đỗ học vị Tiến sĩ ở Liên Xô, Đông Âu và một số nước khác không chịu. Có vị còn nói thẳng thừng: đứng nhét tôi vào cùng một rọ với mấy tay "phun thuốc sâu" ấy. Thế là người ta phải bổ sung nghị định thêm vào đó học vị TSKH để phân biệt người đỗ Tiến sĩ ở nước ngoài với những anh đỗ TS trong nước và các PTS "vừa mới ngủ một đêm mà hôm sau đã thành TS". --Двина-C75MT 11:30, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
    Để đạt được học vị tiến sĩ khoa học, thì ở Nga (gọi là doctor nauk) phải mất ít nhất 13 năm (sau khi nghiên cứu sinh 3 năm nhận bằng tiến sĩ (ở Mỹ là 4-5 năm), thường các nghiên cứu sinh tiến sĩ khoa học phải nghiên cứu thêm 10 năm nữa). Công trình phải có tầm vóc quốc tế, mở mang ra một hướng nghiên cứu mới (mà trên thế giới chưa có) và phải có ứng dụng khoa học công nghệ nổi bật (và đóng góp cho trí thức nhân loại). Sau đó từ hướng này chia nhỏ ra thành các hướng con, các nghiên cứu sinh nghiên cứu theo các hướng con (do tiến sĩ khoa học này mở) dưới sự hướng dẫn của vị TSKH sẽ phát triển thành đề tài tiến sĩ. Như vậy đủ thấy tầm của TSKH. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 12:29, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Nói đi nói lại, thì xin nói thực là các tiêu chuẩn trên vẫn chẳng có gì gọi là nổi bật với tôi cả. TSKH có nhiều lắm (không hiểu là nhiều hàng trăm người đâu nhé). Có lẽ vì tôi quen biết nhiều người trong ngành khoa học nên bụt chùa nhà không thiêng, nhưng với tôi, họ xứng đáng cho vào danh sách, ghi nhận đóng góp của họ, nhưng cho vào từ điển và có một mục từ riêng thì không. Điều thứ hai là các bạn vẫn ngầm nói về TSKH Nga (hay LX). Vậy sao Nga không có hàng chục, hay hàng trăm bài về TSKH của họ? WP Việt Nam không nên đặt ra nhiều lệ làng quá. Và các điều kiện công trình quốc tế... chắc chắn TS Mỹ không thừa nhận công trình của họ kém hàm lượng quốc tế hơn công trình của TS Nga, mà TS Âu Mỹ thì các bạn biết đấy, nhiều lắm, hàng ngàn, hàng chục ngànRobertJordan (thảo luận) 17:07, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tempora chẳng chịu đọc xem cộng đồng đang thảo luận về cái gì cả. Ở đây, người ta đang thảo luận về Tiến sĩ khoa học tức là Tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài và được các trường đại học nước ngoài: Kể cả Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đức, Nga, Trung Quốc... cấp bằng chứ không phải là tiến sĩ được đào tạo ở trong nước. --Двина-C75MT 02:46, ngày 6 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

2. Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:23, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý Riêng Viện sĩ thông tấn phải có công trình đặc biệt nổi bật hoặc có học hàm phó giáo sư trở lên. --Двина-C75MT 04:53, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  3.   Đồng ý Viện sĩ thì ko còn gì để bàn. (Nhan Luong (thảo luận) 05:20, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
Phản đối
Ý kiến

2. Giáo sư (do Nhà nước phong), Phó giáo sư có công trình đặc biệt nổi bật hoặc có thêm học vị tiến sĩ (thường).

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý --Двина-C75MT 04:48, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  2.   Đồng ý. Nhất trí (Nhan Luong (thảo luận) 05:20, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
    Cần lưu ý loại trừ đối với các vị giáo sư giảng giạy môn lịch sử đảng hoặc chính trị về đảng ta (chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh.v.v.)... (Nhan Luong (thảo luận) 08:50, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
    Ý bạn muốn hạ thấp vai trò của các giáo sư thuộc các ngành khoa học xã hội như lịch sử, chính trị, văn học,...phải không? Nếu vậy là không công bằng, môn khoa học nào cũng là khoa học cả, cả tự nhiên, kĩ thuật, xã hội, kinh tế,...Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 22:37, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Mình ko hề có ý như vậy. Bản thân mình luôn kính trọng hết mực đối với các giáo sư, nhà giáo trong các lĩnh vực lịch sử, văn học... Tuy nhiên ý của mình ở đây là cần phân biệt rõ những lĩnh vực khoa học hữu ích với con người, còn những vị giáo sư như lịch sử đảng, tư tưởng HCM, CNXHKH thì có giúp được gì cho xh hay ko?, bản thân những môn học như vậy có được coi là khoa học và ích nước lợi nhà hay ko?. Những vị đó chỉ là công cụ tuyên truyền mà thôi, thế giới có ai công nhận ko?, có tiêu chí nào đánh giá được họ ko?, kiến thức của họ có giúp ích gì cho nhân dân hay ko? Vì vấn đề này mình còn băn khoăn nhiều lắm. (Nhan Luong (thảo luận) 04:10, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
    Wiki không có chuyện đánh giá xem môn này hay môn kia có ích gì không vì nếu nó không có ích cho Nhan Luong thì có thể có ích cho người khác. Hay Nhan Luong là cái rốn của thế giới hoặc một con đường trên thế giới đều dẫn đến Nhan Luong :D --Двина-C75MT 11:35, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
    Câu này vế đầu thì rõ rồi (xin tiếp thu), vế sau chưa được rõ lắm nhưng có cảm tưởng là công kích cá nhân. Xin giữa thái độ lịch sự (Nhan Luong (thảo luận) 16:35, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
    Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Marx-Lenin những môn khoa học làm kim chỉ nam, thế giới quan cho hoạt động của xã hội Việt Nam mà bảo sao không giúp ích gì cho xã hội ? Nhan Lương phát biểu vậy có ý cực đoan quá.--Prof MK (thảo luận) 17:13, ngày 19 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác hoàn toàn có thể xem là nghiên cứu Triết học (mặc dù lĩnh vực của nó rộng hơn nhiều). Và Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể xem là một biến thể của Chủ nghĩa Mác. Hoàn toàn không có vấn đề gì ở đây cả. Phủ nhận đóng góp của mấy lĩnh vực đó thì khác gì phủ nhận các nhà Triết học?--Hiếu 10:27, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
  3.   Đồng ý--Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 05:25, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Phản đối
  1.   Chưa đồng ý Cũng cần xem xét thêm, các bạn có liệt kê hết được những người mang học hàm giáo sư không, ảnh hưởng của họ đến đâu? Bằng cấp giáo sư là sự ghi nhận thành tựu nghiên cứu/giảng dậy của họ trong lĩnh vực chuyên môn, nhưng không có nghĩa là những thành tựu ấy có ảnh hưởng gì đến xã hội, đến mỗi cá nhân thông thường. Về mặt nào đó, nói điều này tôi cũng hơi áy náy, nhưng tôi cho rằng cho một anh ca sỹ được ưa chuộng lên wikipedia không có vấn đề gì, vì thực ra điều này vô hại. Nhưng cân nhắc đưa một người lên wikipedia vì thành tựu nghiên cứu của họ, tức là xác nhận giá trị học vấn của các công trình của họ, là điều phải thận trọng, và cần đánh giá từ những người có chuyên môn. RobertJordan (thảo luận) 06:51, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Có thể thêm học hàm giáo sư + 1 công trình nghiên cứu có giá trị chăng ?. --Двина-C75MT 11:35, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
    Theo tôi là không cần thiết, vì theo tiêu chuẩn, để được phong giáo sư thì phải đào tạo được ít nhất một tiến sĩ, phải có sách chuyên khảo (kết quả nghiên cứu sâu và tương đối toàn diện về một vấn đề), giáo trình cho sinh viên đại học, phải có bài báo khoa học và phải có kết quả ứng dụng khoa học công nghệ được cấp bằng phát minh, sáng chế. Xem thêm chi tiết tại đây Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 11:56, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

#  Chưa đồng ý. Giáo sư nước ngoài thì được, còn ở Việt Nam thì lắm tiêu cực quá vả lại tiêu chuẩn, quy trình chưa được rõ ràng, ảnh hưởng đến cộng đồng còn chưa được xác định (Nhan Luong (thảo luận) 07:19, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)) Xin lỗi, bức xúc quá đâm ra nhầm sang bên mấy ông tiến sĩ. Thành thật xin lỗi mọi người (Nhan Luong (thảo luận) 07:42, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời

  1.   Chưa đồng ý Chưa đồng ý, đây là kinh nghiệm trực tiếp, thời tôi học văn bằng 2, có một vị giáo sư dậy chúng tôi môn học có 9 buổi thì ông này cho 4 buổi nghỉ vì trời mưa, 3 buổi dạy, 2 buổi kiểm tra. Sách giáo trình của ông giáo sư này thì nội dung trùng lặp nhau, vì để đủ số công trình để chạy làm giáo sư, chất lượng thấp. Ông thứ 2 là khi tôi học Thạc Sĩ, ông này dậy môn Triết Học, khi chúng tôi đến chơi nhà ông ta hỏi có bao nhiêu tiền. Hai giáo sư tôi học như vậy suy rộng ra nếu chỉ đơn giản là Giáo sư thì không đủ độ nổi bật trừ khi có thành tích hoặc những vấn đề nổi bật khác.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 02:14, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ý kiến
  1. Đồng ý một phần: giáo sư xuất sắc, phó giáo sư tiến sĩ xuất sắc, tức có những cống hiến học thuật xuất sắc. Nếu chỉ giáo sư chung chung thì những trường hợp giáo sư KHÔNG TIẾN SĨ ngày xưa còn oách hơn bây giờ nhiều vì đa số là các chuyên gia đầu ngành. Bây giờ thì giáo sư/phó giáo sư tiếng là học hàm nhưng gần như là học vị (vì có tiêu chuẩn tiến sĩ bắt buộc sau đó một thời gian, đủ lượng công trình nhất định thì lên phó giáo sư; sau một thời gian ông phó đủ công trình thì lên giáo sư). Từ hàng chục năm nay cứ lên phó giáo sư thì đương nhiên phải là tiến sĩ (trước là phó tiến sĩ), do vậy nó như kiểu đến hẹn lại lên. Nếu cứ phó giáo sư tiến sĩ là đủ nổi bật để lên Wikipedia thì tôi e hơi lãng phí tài nguyên của Wikipedia :D. Việt Hà (thảo luận) 11:46, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2. Nói gì thì nói, tôi rất áy náy trong việc biểu quyết này, và có lẽ tại thời điểm này tôi sẽ vẫn giữ nguyên ý kiến không đồng ý việc GS/TS được đưa vào WP. Có lẽ một thời gian sau, khi thông tin nhiều hơn, việc kiểm định chặt chẽ, qui củ hơn, đánh giá nhiều hơn thì đưa họ vào WP vẫn chưa muộn. Vẫn theo qui định WP, khi không chắc chắn về một vấn đề gì đó thì không đưa vào. RobertJordan (thảo luận) 17:12, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  3. GS nước ngoài do trường ĐH tự chọn lựa thì được. Còn danh hiệu GS do nhà nước phong tặng hay mua bằng cấp, thì nên đọc cái này : 1/3 giáo sư, phó giáo sư "xứng đáng" bị miễn nhiệm chức danh. Tôi nghĩ, nên có sự chọn lọc với các danh hiệu do nhà nước phong (kể cả các loại anh hùng, Nghệ sĩ nhân dân...), vì những sự tiêu cực đằng sau. Cần phân biệt GS là học vị, chức vụ hay là học hàm phong thưởng. PGS thì không đủ tiêu chuẩn, nếu không có gì khác nổi bật. 92.228.58.233 (thảo luận) 11:10, ngày 12 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

3. Người có nhiều công trình khoa học và khái niệm mang tên

sửa

Nếu chỉ dựa vào chức danh giáo sư, hay tiến sĩ khoa học.....để xét độ nổi bật của một người làm trong lĩnh vực khoa học công nghệ thì rất chung chung và chưa sát với đóng góp khoa học thật sự, nhất là trong khi có nhiều vị vẫn dùng bằng cấp giả, chạy tiền để phong học hàm học vị việc đánh giá độ nổi bật của những người này rất khó, nhất là một ngành đòi trung thực một cách nghiêm ngặt. Tôi bổ sung thêm 3 tiêu chí cụ thể dưới đây để xét về độ nổi bật của một người có đóng góp trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Những người đạt được 1 trong 3 tiêu chí như sau đủ độ nổi bật trên wiki:

1- Những người có từ hai khái niệm khoa học trở lên đặt theo tên người đó công bố trên tạp chí quốc tế.
2- Những người có từ 10 bài báo khoa học trở lên và đồng thời có trên 10 bài báo của các những người khác nói về các công trình của người này đều đăng trên tạp chí quốc tế.
3- Những người có từ 50 bài báo khoa học trở lên các bài này đăng trên tạp chí quốc tế.

Những người đạt được 1 trong 3 tiêu chí trên thì kể cả là tiến sĩ, hay giáo viên, hay nông dân, mặc định nổi bật mời các bạn biểu quyết và cho ý kiến. --Eightcirclestheorem (thảo luận) 10:01, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đồng ý
  1.   Đồng ý Theo tôi những người đạt được một trong ba tiêu chí trên đương nhiên đủ độ nổi bật--Eightcirclestheorem (thảo luận) 09:54, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Phản đối
Ý kiến
  1.   Ý kiến Những khái niệm được đặt theo tên một người nào đó không phải là rất hiếm, thậm chí cũng chả hiếm nữa chứ đừng nói là "rất." Những nhà khoa học nổi tiếng như Newton hay Euler đã có hàng trăm khái niệm có tên những người này. Đã có rất nhiều người có một vài khái niệm đặt theo tên họ, họ còn chưa có bài trên Wikipedia nữa huống chi. Phải có ít nhất vài chục khái niệm đặt theo tên người nào đó thì may ra người đó còn nổi bật. Còn tiêu chí 2, 10 bài báo khoa học chả là cái gì cả. Đa số các giáo sư trong trường đại học Hoa Kỳ có cả mấy chục bài, họ còn chưa có cửa có bài trên Wikipedia nữa là. Tiêu chí 3 thì may ra ok. Nguyentrongphu (thảo luận) 07:37, ngày 24 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
  1.   Ý kiến
Tiêu chí 1, Những người có từ hai khái niệm khoa học trở lên đặt theo tên người đó công bố trên tạp chí quốc tế. Những khái niệm khoa học đặt theo tên người trên tạp chí Quốc Tế là rất hiếm, rất khó khăn để đạt tiêu chí này.

Tôi nghĩ có lẽ bạn Nguyentrongphu đã đem tiêu chí chỉ có các nhà bác học như Newton hay Euler mới đủ độ nổi bật thì phải. Bạn nên hiểu Newton hay Euler là những nhà khoa học kiệt xuất của mọi thời đại thậm chí rất nhiều các nhà toán học vật lý đạt giải Field hay Nobel không thể so sánh được 1/10 của hai vị trên, nên việc họ có cả trăm khái niệm mang tên là điều rất bình thường với một con người vĩ đại và kiệt xuất như vậy. Nhưng đa phần không phải ai cũng có khái niệm mang tên đâu bạn ạ, Việt Nam mình có 90 triệu dân tồn tại từ 4 nghìn năm nay như vậy có rất nhiều triệu người đã từng sống tại Việt Nam. Bạn thử đưa ra 15 khái niệm mang tên 15 người Việt Nam được đặt tên trên các tạp chí khoa học quốc tế. Nếu bạn không kể ra được thì chứng tỏ tiêu chí 1 là đủ độ nổi bật. Tôi sẽ chỉ cho bạn vài trường trong diện này mà đủ độ nổi bật trên wiki Anh.

Người thứ nhất: Victor Thébault ông này trở lên nổi tiếng với bốn vấn đề hình học cổ điển.

[Victor Thébault]

[Thébault's theorem]

Người thứ 2: Ông Goormaghtigh, ông này chỉ nổi tiếng với một vấn đề số học

[René Goormaghtigh]

[Goormaghtigh conjecture]

Nếu như vậy bạn Nguyentrongphu đòi hỏi phải có tiêu chí nào hơn thế nữa nhỉ?

Nói chung tôi thấy tiêu chí này không thể nào mặc nhiên là đủ nổi bật. Những ví dụ bạn nêu là đối với những người sống cách đây mấy trăm năm rồi. Thời nay tiêu chuẩn cao hơn nhiều. Và bạn cũng không thể lấy nó ra so sánh vì nó rất là khập khiễng. Nói thẳng ra không có 1 con số nào nhất định là một người "mặc nhiên" là đủ nổi bật. Phải xét từng trường hợp một và dựa trên tầm ảnh hưởng và đóng góp khoa học của người đó và có sách gì viết về người đó thì mới biết người đó có nổi bật hay không. Nguyentrongphu (thảo luận) 21:36, ngày 26 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Như vậy về tiêu chí khái niệm mang tên người bạn không dẫn chứng được đến 15 khái niệm mang tên người Việt Nam đặt trên tạp chí quốc tế. Tỉ lệ người có khái niệm mang tên < 15/90000000, Chứng tỏ người có khái niệm mang tên người là đủ độ hiếm hoi (ít nhất trong nước). Trong khi Việt Nam mình có hàng vạn giáo sư + tiến sĩ mà chẳng có mấy người có khái niệm mang tên vậy họ phải hiếm hơn Giáo Sư+Tiến Sĩ trong nước. Nếu có 2 khái niệm mang tên một người và công bố dưới các bài báo độc lập khác nhau là đủ độ hiếm hoi rồi như vậy ở khía cạnh nào đó tôi cho rằng họ đã đủ độ nổi bật. Việc bạn cho rằng hai ông kia sống cách đây vài trăm năm là sai René Goormaghtigh (13 October 1893, Ostende – 10 February 1960, Ixelles) ; Victor Thébault (1882–1960) cả hai ông đều chết cách đây 55 năm.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 04:13, ngày 27 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời


Tiêu chí 2, tiêu chí 10 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế, và 10 bài báo của người khác nghiên cứu về công trình của người này trên tạp chí quốc tế.

Bạn hãy xem lại đề xuất độ nổi bật của Giáo Sư phía trên. Nếu các bạn xem rằng Giáo Sư mặc nhiên nổi bật thì tôi cho rằng chưa hẳn, chính vì lý do đó mà tôi đề xuất thêm các tiêu chí cụ thể ở đây. Bạn có biết chỉ cần có 6 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước đã đủ tiêu chí về mặt khoa học để phong 1 người lên làm phó giáo sư, cộng thêm hướng dẫn được hai nghiên cứu sinh bảo vệ thành công tiến sĩ, và viết được vài quyển sách là có thể đủ hồ sơ lý lịch thành giáo sư. Như vậy nếu giáo sư mà nổi bật thì người đạt được thành tựu khoa học có 10 bài đăng trên tạp chí quốc tế trở lên, và 10 bài trở lên do các người khác đăng các công trình của người này trên tạp chí quốc tế còn nổi bật hơn cả giáo sư trong nước ấy chứ??? Bạn có biết có rất nhiều giáo sư đình đám của Việt Nam mà chẳng có nổi 10 bài báo trên tạp chí quốc tế?--Eightcirclestheorem (thảo luận) 09:44, ngày 26 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia VN nên chuyện nhiều giáo sư VN không đủ nổi bật không liên quan gì ở đây. Tôi biết nhiều giáo sư trong trường tôi có vài chục bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế nhưng họ làm gì có bài trên Wikipedia. Có lẽ chuyện đó ở VN là chuyện to tát nhưng so với mặt bằng quốc tế thì nhiêu đó cũng chả là gì. Nguyentrongphu (thảo luận) 21:36, ngày 26 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Câu bạn nói Đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia VN tôi nghe nhàm lắm rồi bới vì nếu giáo sư mặc nhiên đủ độ nổi bật, thì tôi nghĩ những người đạt tiêu chuẩn trên mặc nhiên về khoa học họ phải tương đương một giáo sư nên mặc nhiên phải nổi bật. Có hàng vạn giáo sư tiến sĩ của Việt Nam mà chẳng có đống góp khoa học gì ấy chứ. Vì giáo sư còn có thể nhập nhèm bởi các công trình khoa học trong nước , bởi các mối quan hệ, với các công trình chẳng được ai biết đến. Trong khi những người đạt tiêu chí này là người thực việc thực, ai cũng có thể kiểm chứng, về mặt khoa học lại tương đương giáo sư như vậy họ ắt phải nổi bật nếu giáo sư mà mặc nhiên nổi bật. Sau khi bạn bỏ phiếu chưa đồng ý rằng Giáo Sư chưa mặc nhiên nổi bật thì tôi đồng ý với ý kiến ở đây của bạn. --Eightcirclestheorem (thảo luận) 03:58, ngày 27 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nói chung, tôi không đồng ý với việc giáo sự là mặc nhiên đủ nổi bật. Tôi cũng chả đồng ý với bất cứ con số nào ấn định nào là mặc nhiên nổi bật cả. Mỗi trường hợp có nổi bật hay không sẽ được xem xét theo từng trường hợp. Nguyentrongphu (thảo luận) 21:34, ngày 27 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tôi tán thành với ý kiến của bạn, do trước tôi nghĩ Giáo Sư mặc nhiên nổi bật thì những người đạt tiêu chí ở đây phải mặc nhiên nổi bật. Dù sao những người đạt tiêu chí ở đây cũng chẳng kém gì Giáo Sư đâu.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 03:21, ngày 28 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật (người) trong lực lượng vũ trang

sửa

Những người sau có bài trên viwiki:

1. Sĩ quan mang quân hàm cấp tướng

sửa
Đã biểu quyết thành công
Đã biểu quyết thành công

3. Tư lệnh Quân đoàn, Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Chủ nhiệm tổng cục (đối với VN)

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý --Двина-C75MT 05:01, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  1.   Đồng ý --Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 05:58, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Phản đối
  1.   Chưa đồng ý Cũng giống như giám đốc mấy công ty, doanh nghiệp thôi. Đưa mấy ông này vào thì bị phang là quảng cáo. Vì vậy để công bằng thì tôi phản đối luôn mấy đồng chí nêu trên (Nhan Luong (thảo luận) 06:48, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
  2.   Chưa đồng ý Chức vụ này còn dưới cả Thứ trưởng, nếu chỉ dựa vào tiêu chí này không đảm bảo độ nổi bật. Kenshin top (thảo luận) 03:46, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ý kiến
  1. Xin hỏi Chủ nhiệm tổng cục có vai trò gì? Và "tổng cục" thực ra cơ cấu tổ chức, tầm vóc, vai trò của nó là gì? Từ này tôi ít được nghe, không biết có phải vì nó có tầm ảnh hưởng hạn chế? RobertJordan (thảo luận) 07:25, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn cứ xem chức năng của một tổng cục của LLVT (không phải của các ngành dân sự) như Tổng cục An ninh thì biết ngay thôi. --Двина-C75MT 12:21, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật

sửa
Xem thêm ý kiến cũ

Theo tôi người muốn tham gia phát biểu hoặc biểu quyết ít ra cũng phải có 1 chút kiến thức nền tảng trên lĩnh vực đó. Bạn là một người chuyên tâm nghiên cứu khoa học thì liệu bạn có thời gian tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật không, cho dù bậc học bạn cao chăng nữa?MrBoVip (thảo luận) 07:12, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng thế, nên trước khi biểu quyết mới mời các bạn thảo luận tại đây. Từ đó mới tạm có lý do thuyết phục để xóa hay giữ. Chứ cãi nhau cảm tính trên trang biểu quyết thì rốt cuộc chỉ đem lại sự căng thẳng không cần thiết và làm giảm bớt đi sự sáng suốt cần thiết cho biểu quyết. --Двина-C75MT 07:17, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Tôi đồng ý với quan điểm của bạn, đừng biến Wiki trở thành một mớ tạp nham của những suy nghĩ cảm tính!MrBoVip (thảo luận) 07:34, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo tôi thấy hầu hết những người làm về lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, hầu hết là về văn học bị lôi ra biểu quyết thường khá trẻ, có thể vì thế nên cộng đồng mới đặt câu hỏi là họ có thực sự nổi bật không hay chỉ xuất hiện như một làn sóng rồi lặn mất, lên wiki chỉ như để quảng cáo? Vậy nên chúng ta có thể đặt một mốc là những người này phải hoạt động trong ngành văn học trong thời gian bao lâu và ít nhất có một tác phẩm nổi bật để có thể được xem là tương đối nổi bật không? Nếu đã có một tác phẩm quá nổi tiếng (biết đến trong thời gian dài (theo tôi cứ cho là ít nhất từ 1 năm rưỡi - 3 năm)) hay có số lượng ấn bản bán được khá cao (theo tôi từ 25.000 - 50.000 bản trở lên)) thì coi như nổi bật rồi khỏi bàn cãi chi cho mệt, giống như tác giả của Harry Potter.Tnt1984 (thảo luận) 14:33, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời


Những người sau có bài trên viwiki:

Đã biểu quyết thành công

3. Người đoạt Giải Nhất Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc (Giải Sao Mai), Sao Mai điểm hẹn

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:23, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Phản đối
  1.   Đồng ý Nếu chưa có đóng góp khác hoặc những thành tựu khác thì chưa nổi bật --Eightcirclestheorem (thảo luận) 08:54, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ý kiến
  1.   Ý kiến Chỉ đoạt giải ở một cuộc thi thì có ổn không? Tốt nhất là sau khi thi xong thì còn phải xem nhân vật có tiếng tăm gì không (ví dụ như đoạt giải ở các cuộc thi khác) chứ cũng có nhiều người đi thi cho vui, rồi khi đoạt giải xong thì lặn luôn đâu thấy gì nổi bật.Tnt1984 (thảo luận) 05:46, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Có nhiều hoa hậu đăng quang rồi cũng lặn mất mà, ví dụ hoa hậu Việt Nam 2008 Trần Thị Thùy Dung, nhưng họ vẫn có bài trên viwiki. Theo mình thì cuộc thi tiếng hát truyền hình là một cuộc thi lớn và uy tín ở cấp quốc gia, tổ chức 2 năm một lần, thu hút sự chú ý theo dõi của khán giả khắp cả nước. Có vòng loại ở các tỉnh, huyện kéo dài khá lâu, và vòng chung kết sau cùng được truyền hình trực tếp trên truyền hình. Thí sinh đạt giải có giọng hát tốt và thường trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp có đẳng cấp (ví dụ Trọng Tấn). Vì thế mình bỏ phiếu Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 05:56, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Bởi thế mới nói chờ xem nhân vật có tiếng tăm gì sau khi đoạt giải xong giống như Trần Thị Thùy Dung cho dù lặn mất nhưng vẫn được báo chí nhắc đến trong một khoảng thời gian còn Trọng Tấn trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Còn nếu như đoạt giải xong mà biến mất như một "hố đen" thì rõ là có vấn đề.Tnt1984 (thảo luận) 06:04, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Vậy là cần bổ sung và biểu quyết thêm về tiêu chí thời gian nổi bật.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 06:11, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Gần như thế.Tnt1984 (thảo luận) 06:13, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Còn nhiều cuộc thi khác, nhưng chỉ nên lấy người đoạt các giải thưởng cấp quốc gia trở lên. --Двина-C75MT 06:20, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

4. Người đoạt Giải nhất cấp quốc gia trở lên về lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý --Двина-C75MT 06:20, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  2.   Đồng ý--Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 06:32, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  3.   Đồng ý ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 00:07, ngày 15 tháng 11 năm 2013 (UTC)Trả lời
Phản đối
Ý kiến

5. Các tác giả trong văn học - nghệ thuật

sửa

Đây là nơi biểu quyết về các tác giả những người tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, cốt truyện của các phim, soạn nhạc cũng như vẽ truyện tranh. Thỏa mãn một số trong các tiêu chí dưới đây có thể xem là nổi bật. Không biết các mục hiện nay có ổn không mọi người cho biết ý kiến nên thêm hay bớt mục nào hoặc các mục nên mang ý nghĩa thế nào.

Mốc thời gian hoạt động kể từ khi tác phẩm đầu tiên ra đời

sửa

Đây là tiêu chí xét các tác giả trẻ lên đây lại bị cho là quảng cáo đáp ứng yêu cầu dưới đây thì không còn xem là quảng cáo do quá trẻ nữa. Chú ý: cho dù tác giả có hoạt động lâu năm nhưng không có các tiêu chí phía dưới vẫn không xem là nổi bật.

  1.   Chưa đồng ý Phản đối tiêu chí này, độ nổi bật của một nhà văn chẳng liên quan gì tới việc họ viết văn được bao nhiêu năm. Kenshin top (thảo luận) 03:50, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Hình như bạn chưa đọc kỹ là tiêu chí này chỉ để "không bị xem là quảng cáo" thôi chứ đâu có nói nổi bật.Tnt1984 (thảo luận) 04:44, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  • 3 năm
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • 5 năm
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • 10 năm
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • 15 năm
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • 20 năm
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến

Số lượng ấn bản các tác phẩm bán (tổng tất cả các tác phẩm trong mọi lĩnh vực)

sửa

Đây là tiêu chí để xét các tác giả dựa trên sự đồng tình của khán giả khi họ mua các tác phẩm. Sẽ được kiểm tra bằng các nguồn có nói đến các tác phẩm của tác giả. Chú ý: cho dù là tác giả trẻ nhưng đáp ứng tiêu chí này vẫn xem là nổi bật.

  • Từ 10.000 bản trở lên
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • Từ 15.000 bản trở lên
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • Từ 25.000 bản trở lên
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • Từ 50.000 bản trở lên
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • Từ 100.000 bản trở lên
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • Từ 200.000 bản trở lên
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến

Độ nổi bật của các tác phẩm

sửa

Tiêu chí này dành cho các tác giả ít viết bài nhưng lại có các tác phẩm rất hay được biết đến trong một thời gian. Sẽ được chứng thực qua các phương tiện thông tin. Chú ý: cho dù là tác giả trẻ nhưng đáp ứng tiêu chí này vẫn xem là nổi bật.

  1.   Chưa đồng ý Tên tiêu chí chưa làm rõ thế nào là độ nổi bật, phản đối tiêu chí này. Kenshin top (thảo luận) 03:51, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  • Từ 6 tháng trở lên
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • Từ 12 tháng trở lên
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • Từ 18 tháng trở lên
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  • Từ 24 tháng trở lên
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến

Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Giáo dục

sửa

Cả nước Việt Nam có khoảng hơn 6 triệu học sinh trung học phổ thông chọn ra được 6 người xuất sắc nhất đại diện cho Tổ quốc đi thi Olympic quốc tế vậy có đủ hiếm, đủ nổi bật không? :) Future ahead (thảo luận) 17:02, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có lẽ phải đoạt được giải gì đó mới cho là nổi bật, vì mang vinh quang về cho đất nước của mình vượt hàng trăm triệu người khác trên thế giới là nổi bật rồi, còn chỉ được chọn để đi thi đã cho là nổi bật thì không ổn vì nó chỉ mang tính nội bộ trong nước.Tnt1984 (thảo luận) 06:04, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Những người sau có bài trên viwiki:

2. Người đạt Huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối tại một trong các kì thi Olympic Khoa học Quốc tế

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:19, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý --Двина-C75MT 06:10, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  3.   Đồng ý Đồng ý vì rất khó để đạt được thành tích này --Eightcirclestheorem (thảo luận) 08:56, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Phản đối
Ý kiến

3. Người đạt 2 Huy chương Vàng 2 năm liên tiếp tại một trong các kì thi Olympic Khoa học Quốc tế (Học sinh THPT Việt Nam chỉ có thể thi tối đa 2 lần Olympic Quốc tế) vào lớp 11 và lớp 12)

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:19, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  1.   Đồng ý Đồng ý vì rất khó để đạt được thành tích này --Eightcirclestheorem (thảo luận) 08:56, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Phản đối
Ý kiến
  1.   Ý kiến Có lẽ chỉ cần đạt hai huy chương bất kỳ thôi là đủ rồi không cần phải vàng vì để đạt một huy chương bất kỳ thì cũng đủ "xìu" rồi.Tnt1984 (thảo luận) 06:50, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Giải trí

sửa

Tôi đảm bảo số lượng hotgirl ở Việt Nam còn ít hơn con số 23. Chẳng nhẽ chúng ta đưa cả hotgirl vào tiêu chuẩn Độ nổi bật (người) sao? Còn cả người mẫu nữa, hiện đang đưa ra biểu quyết xóa bài Vũ Thu Phương, đây là một ba vedette trong làng mẫu Việt Nam. 3 chắc chắn < 23, vậy thì rõ ràng quá nổi bật rồi. Mở rộng vấn đề ra một chút, liệu có phải hiếm là tiêu chuẩn Độ nổi bật (người) của wiki hay không. Và như thế nào được gọi là hiếm, một cá thể trên bao nhiêu dân hay chỉ cần số lượng cá thể giảm xuống dưới một con số nào đó sẽ được công nhận là hiếm. Tôi đề nghị mở thêm một biểu quyết nữa cho tiêu chuẩn này để làm pháp điển hóa chữ hiếm Kenshin top (thảo luận) 03:35, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin hỏi "hotgirl" là gì, có được tổ chức nào định nghĩa rõ ràng không? NHD (thảo luận) 07:16, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Danh hiệu hotgirl, hay ngay cả diva, cũng chẳng có tổ chức uy tín nào ở VN phong tặng hay bình bầu chính thức, nhưng cứ chiếu theo độ nổi bật, nếu 1 nhân vật là chủ thể của những bài báo chính thống, hay dược các bào đài nhắc đền nhiều, là đã thỏa mãn độ nổi bật. 92.228.58.233 (thảo luận) 11:23, ngày 12 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Thể thao

sửa

Những người sau có bài trên viwiki:

1. Người đoạt Huy chương vàng cá nhân tại SEA Games

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:23, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý Ngoài ra, nên tính đội đoạt Huy chương vàng, không tính cho cá nhân nếu cá nhân đó không đạt Huy chưong vàng. --Двина-C75MT 06:07, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  3.   Đồng ý Đóng góp thiết thực cho đất nước. xứng đáng (Nhan Luong (thảo luận) 07:34, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
  4.   Đồng ý ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 00:08, ngày 15 tháng 11 năm 2013 (UTC)Trả lời
Phản đối
  1.   Chưa đồng ý Tương tự phần Nờ gờ nờ dờ, HCV Sea Games là thứ các Trưởng đoàn có thể deal được với nhau ở hậu trường, HCV điền kinh còn cân nhắc chứ HCV Vovinam, Vật tự do, Lặn thì có mà đầy. Kenshin top (thảo luận) 03:53, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Chưa đồng ý Như Kenshin --عبقور*=talk-butions 11:00, ngày 12 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  3.   Chưa đồng ý Như Kenshin--Eightcirclestheorem (thảo luận) 08:58, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ý kiến
Xem thêm ý kiến cũ
  1. Đóng góp thiết thực cho đất nước không phải là tiêu chí chọn lựa hay nổi bật của wikipedia. Sau nữa Seagames thật ra chỉ là một giải khu vực nhỏ. 92.228.58.233 (thảo luận) 10:56, ngày 12 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  1. Giải SEAgame thật ra chỉ là 1 giải khu vực nhỏ, chỉ có 11 nước tham gia. Không đáng kể so với nhiều loại giải thưởng khu vực khác có quy mô lớn hơn, như giải Phi châu, Bắc Mỹ...). Và quá nhiều huy chương vàng, ngày xưa ít chứ bây giờ, riêng Seagaems 2007 đã có tới gần 500 huy chương vàng. Theo tôi, thời nay chỉ nên ghi, nếu cá nhân đạt HCV từ giải ASIAD châu Á trở lên. 92.228.59.143 (thảo luận) 18:00, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2. Huy chương vàng bắn súng cũng khó ngang với điền kinh. Cậu Tường phải "bắn đến chảy máu mắt" ba kỳ Seagame liền mới kiếm được một bộ đầu tiên. --Двина-C75MT 10:07, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
    Bắn súng với điền kinh là môn Olympic mà bác, các môn đấy thì cao rồi, nhưng ở biểu quyết này chúng ta đang nói rằng: "Nếu một anh X nào đó đạt một HCV cá nhân ở Sea Games, anh X đủ tiêu chuẩn để có trên trên WP mà không cần xét đến bất kỳ một tiêu chuẩn nào khác. Bạn có đồng ý hay không". Cháu dẫn ra phản ví dụ về Vovinam, Vật tự do hay Lặn (17 HCV Sea Games 22 trên 19 bộ huy chương, cái này ta cho vào để vượt anh Thái, huy chương dạng này là công của ông Hoàng Vĩnh Giang là chính chứ công tích gì anh VĐV)[cần dẫn nguồn], từ đó cháu kết luận rằng, chỉ riêng tiêu chuẩn này là chưa đủ, phải đi kèm với một tiêu chuẩn khác nữa. Vì thế nên cháu mới phản đối. Kenshin top (thảo luận) 10:16, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Thế thì nên sửa đổi lại tiêu chí là "Huy chuwogn vàng của các môn thi Olimpic tại SEAGAMES được không ? --Двина-C75MT 09:41, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
    Phản đối: Tôi là một người yêu thích võ thuật, tôi thấy để giành được một huy chương vàng cá nhân Karatedo, Taewondo, Wushu, Pencak Silat,...là một chuyện không hề đơn giản chút nào. Vì thế không nên vì một số nguồn thông tin bâng quơ nào đó nói về các tiêu cực ở một số bộ môn mà làm giảm vai trò các môn võ. Dù sao đây cũng là đại hội thể thao của cả khu vực Đông Nam Á mà. Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 09:56, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Đồng ý với bác Minh Tâm là nên sửa thành "các môn thi Olympic tại SeaGames". Trong các môn Olympic cũng có các môn võ, đó là Judo và Taekwondo. Bạn Future ahead cũng nên lưu ý rằng chúng ta đang bàn tới tiêu chuẩn "Nếu một anh X nào đó đạt một HCV cá nhân ở Sea Games, anh X đủ tiêu chuẩn để có tên trên WP mà không cần xét tới bất kỳ một tiêu chuẩn nào khác. Bạn có đồng ý không." Một VĐV Võ thuật chỉ đạt được HCV Sea Games nhưng có "yếu tố nổi bật" khác, hoàn toàn có thể có tên trên WP. Kenshin top (thảo luận) 09:41, ngày 12 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
    HCV là HCV, chẳng thà không chọn, chứ không nên phân biệt HCV cùng kỳ thi với nhau. 92.228.58.233 (thảo luận) 10:56, ngày 12 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  3. Tôi đề nghị cũng nên xét đến số lần đạt huy chương. Nếu chỉ 1,2 lần thì không nên đưa vào. Những môn thể thao kiểu như lặn, đá cầu thì thỉnh thoảng mới có 1 lần, rất khó để 1 vận động viên có nhiều huy chương môn này, do đó có thể loại ra mà không gây phân biệt môn này, môn nọ.--Prof MK (thảo luận) 17:19, ngày 19 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

2. Người đoạt Huy chương vàng cá nhân tại ASIAD

sửa
Đồng ý
  1.   Đồng ý Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 17:23, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
  2.   Đồng ý Đối với ASIAD thì nên tính tất cả các huy chương (vàng, bạc, đồng). Đấu trường ấy có trình độ chuyên môn cao (chỉ dưới Olimpic và các giải chuyên môn thế giới). Khó "nhằn" được huy chương lắm:D. Ngoài ra, nếu đồng đội được Huy chương thì nên tính bài về đội, không tính cá nhân (nếu cá nhân không đạt Huy chương.--Двина-C75MT 06:07, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  3.   Đồng ý Đồng ý với ý kiến của Minh Tâm (Nhan Luong (thảo luận) 07:36, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
  4.   Đồng ý ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 00:09, ngày 15 tháng 11 năm 2013 (UTC)Trả lời
Phản đối
Ý kiến
  1.   Ý kiến Đồng ý với bác Minh Tâm, 1 HCB ASIAD nan giải hơn 1 HCV Sea Games nhiều, với ASIAD nên chấp nhận cả HCB, tuy vậy, không nên lấy cả HCĐ, vì cái này cũng khá nhiều, và nên cân nhắc khả năng nền thể thao nước nhà sẽ tiếp tục phát triển và việc lấy Đồng sẽ không còn quá khó khăn trong các kỳ ASIAD sắp tới. Kenshin top (thảo luận) 03:55, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật (người) về lĩnh vực Kinh tế

sửa

Phản đối cuộc biểu quyết này

sửa
Xem thêm ý kiến cũ

Các quy định đã có trong trang dự án, hai thành viên : Двина (Minh Tâm) và Future ahead tự nhiên đưa ra các kiểu nhân vật tự biên tự diễn biểu quyết với nhau là có ý gì. Thế các bạn coi trang dự án về tiêu chuẩn độ nổi bật (người) này vốn đã có lâu nay của Wikipedia vất đi à. Toàn là các thành viên mới nhưng cứ thích tự thay đổi các quy định đã có sẵn lâu nay của Wikipedia 113.22.110.127 (thảo luận) 07:23, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không vất đi đâu mà thêm vào những chỗ còn thiếu (nếu không thì cãi nhau dài dài) nếu chỗ nào bạn thấy có rồi hãy kê ra để mọi người cùng xem.Tnt1984 (thảo luận) 07:26, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vụ này cũng giống như ra Nghị định để hướng dẫn chi tiết thi hành Luật vậy, cần thiết lắm chứ. Sau này nếu còn khúc mắc thì lại có Thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định. (Nhan Luong (thảo luận) 07:39, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời
NẾU CÔNG VIỆC NÀY ĐƯỢC HOÀN TẤT VÀ ĐƯỢC MỌI NGƯỜI ĐỒNG Ý, HÌNH NHƯ LÀ CHÚNG TA TRỞ LẠI VỚI "TIÊU CHUẨN ĐƯA VÀO" TRƯỚC ĐÂY VÀ TỪ BỎ "ĐỘ NỔI BẬT" VỪA ÁP DỤNG 2 NĂM NAY. Độ Nổi Bật đang cho thấy có quá nhiều vấn đề gây tranh cãi (mà khi cãi nhau người ta vẫn dùng mấy từ "tôi thấy ông này đủ tiêu chuẩn" mới chết chứ!). Chúng ta cân nhắc có nên quay lại "tiêu chuẩn đưa vào" với một phiên bản hoàn thiện hơn?222.254.25.149 (thảo luận) 12:42, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Những quy định trên hình như quên rằng đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia Việt Nam, và biểu quyết thì mở ở không gian biểu quyết chứ không mở ở trang Thảo luận thế này và phải có thông báo với toàn thể cộng đồng, biểu quyết thế này thì đằng nào nó cũng không có hiệu lực. Nghệ sĩ Nhân dân, NSUT, NGND, NGUT, HCV SEA Games, TSKH, Giải Nhất Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc (Giải Sao Mai), Sao Mai điểm hẹn vân vân là những cái rất đặc trưng của Việt Nam. Quy định về độ nổi bật đưa vào thì nên làm sao khiến nó đồng nhất với toàn bộ các wiki khác. Sau đó vẫn xét được từng trường hợp cụ thể nếu có thành tích nổi bật. Suy nghĩ tiêu chuẩn làm sao khiến bài viết có thể tồn tại ở cả WPTV và các wiki khác nữa. Chứ đừng khiến ngày mai có hàng loạt nhân vật đổ bộ vào Wikipedia TV mà nó chỉ có thể tồn tại ở WPTV chúng ta thôi chứ sang các chỗ khác họ mắt chữ A mồm chữ O hỏi nhân vật này là ai mà được cho vào. Hoặc ngày mai chúng ta phải chấp nhận Nghệ sĩ ưu tú Lào (hy vọng không có các bạn Lào nào tham gia WPTV) họ đủ độ nổi bậtDung005 (thảo luận) 14:17, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cùng ý kiến với bqv Dung005, các thành viên đưa ra các tiêu chí này đang làm công việc Việt Nam hóa mà cụ thể là Việt Nam (CHXHCN) hóa các quy định của Wikipedia toàn cầu. Nên nhớ các quy định từ trước đến nay ở trang này phần lớn đều dịch từ phiên bản (en). Nhắc lại với các thành viên một lần nữa, đây là Wikipedia (phiên bản tiếng Việt) chứ không phải là Wikipedia (của Việt Nam). S&O (thảo luận) 15:39, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Các bạn lo quá đấy nó vốn không có hiệu lực nhưng có thể xem suy nghĩ của mọi người trước khi biểu quyết thực tế (tất nhiên khi đó sẽ bỏ bớt một mớ) vì đây là trang thảo luận nên xem như đây là thu ý kiến của mọi người đi, nếu bạn thấy có gì không đúng cứ việc cho biết ý kiến với lại wiki tiếng Việt cũng có các đặc trưng riêng của nó là gì thậm chí bài bên en được khi qua bên đây thì không được lại bị xóa. Mà bạn phản đối vì nó quá đặc trưng của Việt Nam vậy bạn thử đề nghị một vấn đề mà bạn nghĩ sẽ hợp với các wiki khác xem, vì tại trang này mọi người đều đang theo dõi ý kiến của nhau trước khi thống nhất ở một cuộc biểu quyết lớn mà, các BQV người hiểu wiki nhất có thể nói mọi người thêm bớt phần nào chọn ra trong khu vực này cho phù hợp qui định vì đây là nơi bàn thảo về độ nổi bật của những người mà từ trước đến nay vẫn gây cãi nhau về độ nổi bật, tất nhiên trông có vẻ nó đi hơi quá một chút nhưng cứ thu thập ý kiến trước cái đã rồi lọc ra sau.Tnt1984 (thảo luận) 15:47, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mỗi tháng chúng ta vỏn vẹn chưa đầy 20 cái biểu quyết, mỗi ngày bên tiếng Anh họ có 100 cái BQ. Chỉ là các thành viên trước khi cãi nhau nên đọc kỹ các quy định hiện hành đi đã trước khi đòi thêm tiêu chuẩn mới. Quy định hiện hành ta vẫn chưa nắm vững để áp dụng hết sao đã thích mở rộng. Cãi nhau thường do cảm tính vì không đọc quy định nên thường có đoạn, "theo tôi" rồi hai bên không phục nhau dẫn đến cãi nhau. Ví dụ Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Chính khách, chánh án tòa án nhân dân tỉnh còn mặc định là đủ tiêu chuẩn mắc mớ gì đem ra hỏi bí thư tỉnh ủy hay chủ tịch tỉnh có đủ tiêu chuẩn hay không??? Dung005 (thảo luận) 16:46, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đúng là nhiều người chưa đọc kỹ qui định nên mới thế nhưng cái chính hiện giờ là chưa có qui định về người hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo bên en cho phép giám mục lên wiki mà không cần điều kiện nổi bật nhưng bên vi thì khác do có rất nhiều người theo nhiều tôn giáo khác nhau nên họ không phục lẫn nhau bây giờ tốt nhất là xem ý kiến mọi người rồi đưa ra một chuẩn để khỏi cãi nhau về nổi bật hay không nữa. Cái thảo luận này lúc đầu mở để làm việc đó nhưng có lẽ nó mở sang các đề tài khác hơi bị xa.Tnt1984 (thảo luận) 02:53, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vấn đề tôn giáo rất nhạy cảm, tránh phân biệt điều kiện giữa tôn giáo này với tôn giáo khác trên giấy trắng mực đen. Tôn giáo thì có nhiều tôn giáo en:Religion chứ không chỉ có những tôn giáo đã nêu ở thảo luận ở trên (một lần nữa thảo luận trên chỉ áp dụng được ở điều kiện VN). Toàn bộ phải đưa về Wikipedia:Độ nổi bật#Chỉ dẫn chung. Ở các nước Thiên chúa giáo, giám mục nghiễm nhiên lên wiki mà không cần điều kiện vì giám mục là một nhân vật quan trọng đại diện trong cộng đồng, thường xuyên xuất hiện trên báo chí, tìm nguồn thứ cấp nói về những nhân vật này rất dễ dàng, họ nghiễm nhiên được vào Wikipedia vì gần như mặc định đủ Wikipedia:Độ nổi bật#Chỉ dẫn chung. Nhưng nếu tình hình ở ta không phải vậy thì là không phải vậy. Những gì không có nguồn độc lập kiểm chứng được thì không nên có mặt ở Wikipedia. Thà không có chứ không nên tuyên truyền cái sai phải không nào. Cũng như ta từng có tranh cãi về nhân vật thuộc hoàng gia, người trong hoàng tộc sinh ra ở các Wiki khác nghiễm nhiên đủ điều kiện vì họ sinh ra đã đảm bảo sẽ có sử gia chính thống theo dõi và viết về cuộc đời họ, mỗi một sự kiện liên quan đến họ đều được cập nhật trên báo chí chính thống, họ được vào Wikipedia vì đủ Wikipedia:Độ nổi bật#Chỉ dẫn chung chứ không phải đã hoàn thành điều kiện gì nổi bật cả. Dung005 (thảo luận) 09:40, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chú ý

sửa
Xem thêm ý kiến cũ

Xin các thành viên lưu ý là biểu quyết ở trên mang tính chất thử nghiệm để lấy ý kiến trước khi mở một cuộc biểu quyết lớn thực sự theo đúng qui định wiki nên các bạn cứ cho biết ý kiến về thêm cái gì thì và bớt cái gì trong cuộc biểu quyết thử nghiệm này.Tnt1984 (thảo luận) 09:48, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Một số góp ý với các thành viên đang bỏ phiếu ở trên:

Rõ ràng là hầu hết các nhân vật các thành viên đang đua nhau bỏ phiếu trên đã có sẵn quy định từ lâu nay trong Wikipedia, các bạn không đọc kỹ quy định nên cứ làm những việc thừa. Tuy nhiên qua một số ý kiến trên thì chúng ta có thể nhận thấy là chưa có quy định một số loại hình nhân vật mà chúng ta đang tranh cãi lâu nay đó là các Giám mục Công giáo, mà rộng hơn là các chức sắc trong các tôn giáo. Vì thế nếu cần mở một cuộc biểu quyết phù hợp với quy định thì chỉ cần biểu quyết về Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Chức sắc tôn giáo là được. S&O (thảo luận) 10:25, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Còn nữa. Một số quy định được dẫn ra trên đây lâu nay đã được áp dụng nhưng tiêu chí chưa thật cụ thể. Vì thế nên mới gây tranh cãi. Nếu cụ thể hóa những cái đó thì việc biểu quyết này sẽ không phải là thừa. Vì nếu được chuyển thành quy định chính thức, nó sẽ làm cho cộng đồng bớt những cuộc tranh cãi vô bổ đang rất thừa thãi trong trang Biểu quyết xóa bài. --Двина-C75MT 10:50, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Nếu mỗi người chịu đọc kỹ quy định hiện tại trước khi bỏ phiểu thì chẳng có BQ nào là thừa thãi cả. Xin nhắc lại đây là Wikipedia tiếng Việt (phiên bản tiếng Việt) chứ không phải Wikipedia Việt Nam. Ví dụ nếu muốn cụ thể xét tiêu chuẩn huy chương SEA Games thì sao không xét luôn tiêu chuẩn tất cả các đại hội thể thao này http://en.wikipedia.org/wiki/Category:Multi-sport_events. Một tiêu chuẩn phải có thể áp dụng với mọi trường hợp chứ không phải chỉ với một trường hợp rồi sau đó tắc tịt. Mà chắc không ai trong số chúng ta có khả năng ngồi suy đoán được tất cả mọi trường hợp có thể xảy ra. Tất cả các cãi nhau bây giờ nếu không muốn vô nghĩa thì có thể tổng hợp thành một cái góp ý để mọi thành viên về sau tham khảo. Ví dụ như Biểu quyết xóa bài nói cần có lý do ngắn gọn rõ ràng thì bên en.wiki họ có viết được cái này Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài chứ họ không mất công đi quy định từng trường hợp cụ thể câu chữ thế nào là lý do rõ ràng chính đáng cả. Dung005 (thảo luận) 11:04, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có rắc rối là Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài chưa được dịch xong đọc thì thấy vui đấy có thể khi đóng cái này vào trang biểu quyết sẽ có nhiều người đọc trước khi biểu quyết nhưng cũng dám chắc là cũng có nhiều người không đủ kiên nhẫn để mà cố đoán xem cái chữ tiếng Anh kia đang nói gì nên chạy đi cãi nhau lẹ hơn vấn đề chỉ nằm ở chỗ đó thôi.Tnt1984 (thảo luận) 11:19, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cái chính là ở chỗ người ta phải so đọ. Nếu đứng về thành tích thì Seagame kém xa các đại hội thể thao ở nhiều khu vực khác, nhất là Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng xét trong nội bộ khu vực và chỉ ở Châu Á thì tầm vóc lại không nhỏ. Do vậy, không thể nhất nhất tiéng Anh thế nào thì tiếng Việt y như thế. Nếu tính một cách thô thiển nhất thì cũng có đến 80% người trên thế giới biết tiếng Việt hiện sống ở lãnh thổ Việt Nam. Số người nước ngoài biết tiếng Việt còn nhỏ hơn nhiều so với số người Việt định cư ngoài lãnh thổ Việt Nam. Và vì vậy, người Việt sử dụng vi.wiki vẫn là chủ yếu. Những vấn đề mà họ quan tâm đến trong các thảo luận (dạng biểu quyết) trên đây phản ánh đúng thực tế đó. Và đó là tính hướng tới thực tiễn của vi.wiki tiếng Việt chứ không phải hướng đến một thứ tiếng Việt chung chung và kinh viện. Tôi cho rằng, nếu chỉ là wiki tiếng Việt chỉ thuần túy là Tiếng Việt thôi thì cứ dịch béng các bài ở wiki khác sang tiếng Việt là xong, khỏi phải mất công tìm tư liệu, soạn bài và biên tập. Thế nhưng nếu cứ làm như thế thì wiki tiếng Việt sẽ trở thành wiki tiếng Việt (dịch thuật) chứ không còn là wiki tiếng Việt tuwong xứng với các en, ru, uk, fr, de, es và nhiều wiki khác nữa. Hơn nữa, ở đây đang thảo luận đối với đối tượng là người Việt chứ không phải thảo luận chung chung. Còn đối với các nước khác thì các wiki khác cũng quy định độ nổi bật theo thực tế mà họ có chứ chắc chắn không thể theo thực tế ở wiki tiếng Việt được. Và ngược lại, người có đủ độ nổi bật ở wiki tiếng Việt chưa chắc đã đủ độ nổi bật trên các wiki khác. --Двина-C75MT 12:43, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Chúng ta đang không nói tiếng Anh thế nào thì tiếng Việt như thế mà nói tất cả các Wiki khác thế nào thì Wiki tiếng Việt như thế (đừng làm kiểu tiêu chuẩn ("giá vé người Việt Nam" khác "giá vé người nước ngoài"), đấy mới là cách để WPTV tương xứng với các wiki khác. Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia dịch từ các tiếng khác sang tiếng Việt, mà là Wikipedia cho phép các Wikipedian đóng góp bằng tiếng Việt. Đóng góp làm sao để ta cóp họ, nhưng cũng khiến họ phải cóp ta. Dung005 (thảo luận) 13:02, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ôi thật bất ngờ bao nhiêu cái quy định bên en.wiki vẫn chưa được dịch ra tiếng Việt nên bên này hoạt động vẫn khá "hoang dã". Mà sao bên en đẻ ra lắm quy định thế, dễ tìm hiểu xong để tham gia bằng thời gian cả 1 học kỳ mất thui! Nói như Dung005 không lẽ cả cộng đồng nghỉ ngơi xơi nước, ngồi chờ một "tổ dịch" làm xong hết mọi quy định bên en rồi nhọc nhằn tìm hiểu và sang 2011 mọi người tiếp tục công việc dở dang đang làm hiện nay? Nhiều người sẽ bị "thất nghiệp" mất.113.190.211.201 (thảo luận) 13:28, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Để xây dựng một hệ thống quy định (luật) hoàn chỉnh thì khó mà đòi hỏi có ngay được không chỉ ở vi mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy. Đề nghị mọi người không làm rối thêm bằng cách đòi hỏi một hệ thống hoàn chỉnh, chúng ta nên làm theo hình thức cuốn chiếu thì phù hợp hơn. Sai đâu sửa đó, thiếu đâu bổ sung đó thì hợp hơn. Tiện thể hỏi Dung005 tý, ở các phiên bản lớn khác họ có quy định hàm tướng đương nhiên là đủ độ nổi bật như là người đứng đầu chính quyền bang/tỉnh không, vì hiện nay chưa có quy định này cho vi (kể cả en) nên hay xảy ra tranh cãi quá, tôi đang vướng vào một vụ như vậy. ASM (thảo luận) 15:23, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

"Cải cách hành chính" trên vi.wiki

sửa
Xem thêm ý kiến cũ

Những quy định thiếu cụ thể và mập mờ do "Độ nổi bật" không được cụ thể hóa sẽ làm cho các cuộc tránh cãi về xóa/giữ bài còn dài dài. Đáng buồn là nhiều thành viên không kiên quyết hoặc bảo thủ. Thêm vào đó, các IP (có thể là thành viên giấu mặt} lại "chọc gậy bánh xe", "ăn bám" vào các quy định chưa rõ ràng để tiện bề tự tung tự tác và làm rối loạn mọi thứ. Cần phải phá bỏ những lô cốt này để có một wiki sáng, rõ, khách quan, khoa học, lịch lãm, nhân văn, không boi nhọ ai, không tâng bốc ai, không bịa đặt, không chạy theo những thông tin một chiều, không biến wiki thành báo lá cải, không bị chi phối bởi những toan tính phi wiki. Việc "cải cách thủ tục hành chính" trên vi.wiki cần tiếp tục từ việc cụ thể hóa "Độ nổi bật". Đặc bệt là từ độ nổi bật về người. --Двина-C75MT 17:14, ngày 24 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Vấn đề bác Tâm nêu ra cũng đang là suy nghĩ của tôi hiện nay, quả thật do Wikipedia:Độ nổi bật (người) chúng ta hiện đang áp dụng là bê nguyên xi từ bên en về. Nhưng có những mục ở en theo tôi là thừa với vi như Diễn viên khiêu dâm (vì các giá trị văn hóa của phương Đông khác phương Tây về những nhân vật này, dẫn tới những nhân vật người Việt này rất hiếm hoi). Nhưng lại có những mục thiếu như Chức sắc tôn giáo (tông giáo ở phương Tây tương đối thuần nhất với Công giáo/Tin Lành nên có thể họ mặc nhiên công nhận, khác với phương Đông với những xã hội đa tôn giáo với những chức sắc người Việt này khá nhiều),...
Chính vì có thừa và thiếu ngay từ hệ thống quy định này mà dẫn đến tình trạng tạm gọi là hỗn độn ở trang BQXB, khi tất cả các thành viên không có được một cơ sở tham chiếu để dựa vào đó khi biểu quyết, dẫn tới tranh cãi/công kích nhau rất nhiều. Tôi đồng ý với bác chúng ta sẽ làm một cuộc "cải cách hành chính" phù hợp với vi, nhưng có lẽ nên làm theo hình thức cuốn chiếu. Hãy giải quyết từng vấn đề/từng đề mục một. Trước mắt vì cộng đồng đang tập trung và biểu quyết vụ tập tin, đợi vụ tập tin xong tôi (hoặc bác) sẽ mở mục biểu quyết về độ nổi bật với các Chức sắc tôn giáo. Hy vọng là cộng đồng sẽ quan tâm nhiều tới vụ này. ASM (thảo luận) 10:42, ngày 25 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với anh Tâm và anh ASM là cần làm rõ thêm quy định về độ nổi bật người. Đôi khi tôi thấy bên WP tiếng Việt rất khó khăn và xóa cả những bài viết tốt về các hiệu trưởng đại học mà lại quá dễ dãi với hàng trăm ngàn bài về các xã, phường, tinh tú nhỏ, hay là các chức sắc tỉnh. Tôi đề nghị nên có quy định thoáng hơn về dnb người cho từng ngành, cụ thể là được coi là nổi bật trong chức sắc tôn giáo từ chức vụ cao nhất của mỗi tôn giáo (như giám mục trong Công giáo, hòa thượng trong Phật giáo, đầu sư và hộ pháp tại Cao Đài), giáo sư đại học chính thức (có ghế, không phải gs thỉnh giảng), và hiệu trưởng Đại học (dù là người chỉ lo về hành chính, không phải chuyên môn hay giảng dạy), quân sự từ cấp tướng (chuẩn tướng hay thiếu tướng) trở lên, đại biểu quốc hội (cấp toàn quốc, không phải nghị viện hay HĐND cấp tỉnh, bang)... Dĩ nhiên là dù bài viết có thỏa điều kiện dnb, nhưng nếu bài có chất lượng kém, không chú thích vẫn có thể xóa. Trước đây (xem phía trên trang này) đã từng có biểu quyết như thế, nhưng chưa rốt ráo. Mong là ASM hay là BQV nào khác, sẽ tiến hành biểu quyết theo đúng thể lệ tìm đồng thuận, tức là gần tương tự như Minh Huy đã làm trong vụ biểu quyết tập tin, trước hết là tạo thảo luận tìm đồng thuận trong 1 thời gian tương ứng (2 tuần đến 1 tháng), sau đó chọn lọc những đề nghị và đưa ra biểu quyết, khi biểu quyết xong nên ghi ngay chi tiết vào trang quy định dnb. --Langtucodoc (thảo luận) 19:35, ngày 25 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Trường phổ thông trung học, sự kiện nữa. Nếu các anh nói được xin làm được, vì rất nhiều vụ thế này đã được nêu ra (như ở trên đây) nhưng đã trở thành quên lãng.--115.73.40.80 (thảo luận) 01:07, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Chúng ta nói được và cùng làm được (không riêng một ai), kỳ này ráng làm cho rốt ráo, dừng cho chìm vào quên lãng nữa. Mà 115 là thành viên kỳ cựu, hiểu rõ quá khứ và hoạt động tại WP thời gian qua, hãy góp ý cụ thể xem nào. Và nếu quên pw tài khoản cũ, thì làm cái tài khoản mới đi, bỏ phiếu cho vui. --Langtucodoc (thảo luận) 03:44, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đã từng có một cuộc biểu quyết tại các mục từ (5) đến (13) tại thảo luận này. Nhưng sau đó, IP 113.22.110.127 phản đối với lý do khá bảo thủ. BQV Dung005 thì chỉ tranh luận nhưng không đưa ra tổ chức biểu quyết. Theo "Hiến pháp wiki" (nếu có thể gọi được như vậy), biểu quyết một vấn đề quan trọng như thế này phải được một KSV, một HCV hay một BQV đứng ra tổ chức. Rốt cuộc không ai làm cả nên việc này xếp xó. Quy định trên wiki cũng như pháp luật ngoài đời vậy, thiếu thì phải bổ sung, lệch thì phải chỉnh, không phù hợp thì phải loại bỏ, phát sinh cái mới thì phải có quy định mới. Nghĩa là luôn phải có các "tu chính án" chứ không thể dùng quy định của 2005 áp cho thực tế 2012 được. Wiki ưu việt hơn các forum, blog, fastbook và mạng xã hội khác chính ở chỗ này. Nếu ta không cải cách, không củng cố lại thì ta không còn là wiki nữa. Đề nghị các KSV, HCV, BQV (nôm na là các ad, các mod) đứng ra tổ chức sắp xếp lại các quy định. Đó là trách nhiệm của các bạn khi chúng tôi (các cử tri) bầu các bạn làm KSV, HCV, BQV.--Двина-C75MT 04:26, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Không có quy định cụ thể người nào mới có quyền mở biểu quyết. Bác Tâm đừng xem BQV có quyền "quản lý" thế. Nếu chiếu theo luật, tất cả biểu quyết của bác Tâm ở trên là thành công gần hết rồi do không có phiếu chống cũng như biểu quyết trong một thời gian dài rồi; nếu giờ bác ghi vào quy định cụ thể cũng là được. Quay trở lại vấn đề chính, tôi cảm thấy thành viên Wikipedia tiếng Việt hầu hết mù luật còn các thành viên biết luật cũng có vẻ không rành việc soạn luật do tôi nghĩ việc này không có dễ nên hầu hết luật của Wikipedia tiếng Việt đều nhâp từ "mẫu quốc" là điều không tránh khỏi.--115.73.40.80 (thảo luận) 05:17, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thực ra các quy định tại đây lâu nay chúng ta áp dụng tương đối ổn thỏa, tôi chỉ nêu ra có trường hợp là tiêu chí thừa (với nhân vật người Việt) như diễn viên khiêu dâm, và có tiêu chí còn thiếu (với nhân vật người Việt) như các vị chức sắc tôn giáo (cụ thể là giám mục) - vì bài viết về các nhân vật này mấy lâu nay hay bị đưa ra biểu quyết và tranh cãi mà không có quy định cụ thể cho các nhân vật này để các thành viên có cơ sở tham chiếu. ASM (thảo luận) 09:35, ngày 29 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bỏ phiếu giữ/xóa

sửa
Xem thêm ý kiến cũ

Nói thêm về việc bỏ phiếu giữ/xóa. Người đưa bài ra biểu quyết và người bỏ phiếu buộc phải công khai dẫn chiếu được quy định về độ nổi bật có liên quan để làm căn cứ. Nếu đưa bài ra biểu quyết mà không có dẫn chiếu, chỉ có phán chung chung kiểu như "không đủ độ nổi bật" thì việc đề xuất đó nên được các BQV hủy bỏ cuộc bỏ phiếu vì vô căn cứ. Nếu bài được đưa ra biểu quyết có căn cứ thì người bỏ phiếu phải dẫn chiếu căn cứ đã có hoặc dẫn chiếu căn cứ khác mà mình thấy có. Nếu bỏ phiếu chung chung như dồng ý với ai đó mà không dẫn chiếu được căn cứ thì lá phiếu đó bị coi là vô hiệu và bị BQV hay thành viên xóa phiếu. Quy định chặt chẽ việc biểu quyết như vậy sẽ buộc các thành viên phải đọc kỹ quy định về đọ nổi bật và các quy định khác trước khi viết bài, đưa bài ra biểu quyết và bỏ phiếu. Thế thì mới có trách nhiệm được. Không thể cứ "quẳng" cái đề xuất xóa hay "quăng" cái phiếu là xong. --Двина-C75MT 04:36, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)-- P/S: Để ngăn chặn những "bài rác", các BQV cần tăng cường kiểm tra, đối chiếu các quy định để trao đổi ý kiến với thành viên viết bài đó tại trang thảo luận của họ về độ nổi bật của nhân vật hay sự kiện mà họ đang đề cập đến. Đấy cũng là một cách "chặn rác" hữu hiệu trên wiki. --Двина-C75MT 04:40, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Tôi đồng ý việc hạn chế. Hiện tại, IP A/Thành viên B gắn biển dnb vào bài, IP C/Thành viên D đưa ra BQ với lý do: IP A/Thành viên B cho rằng không nổi bật. BQV Dung005 từng đưa ra một số đề xuất về hạn chế đưa ra BQXB nhưng các đề xuất đã đi vào im lặng. Nếu đã thống nhất rằng bài bị đặt biển dnb cần đưa ra BQ xóa (?) thì yêu cầu người đặt biển nêu rõ lý do vì sao không đủ dnb ở trang thảo luận bài, nếu không biển sẽ bị tháo bỏ, như đã ghi trong bản mẫu này. ~ Violet (talk) ~ 05:03, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thực sự những người đưa ra cũng ít ai để ý là ai treo biển. Họ vào thể loại nghi ngờ độ nổi bật mà đem ra biểu quyết, vừa rồi do tôi có để ý nên người treo biển nên lúc bài bị đem ra tôi thêm tên vào luôn để xem mọi người phản ứng sao mà hình như là không có phản ứng nào. Hồi trước việc đưa tên người đề cử là có làm, không hiểu sao giờ lại không làm?.---115.73.40.80 (thảo luận) 05:08, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tôi nhớ ngày xưa khi đặt biển dnb cũng phải nêu lý do tại trang thảo luận, nhưng sau này ctmt đã bỏ điều này và thay bản mẫu, không cần nêu lý do nữa. Nếu cần thì có thể đề nghị phục hồi lại bản mẫu cũ. --Langtucodoc (thảo luận) 05:13, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Xin bạn cứ tự nhiên.--115.73.40.80 (thảo luận) 05:29, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Cũng nên thêm quy định về thời gian từ lúc gắn biển cho đến lúc đem ra biểu quyết (ví dụ bây giờ bài chất lượng kém thì giữ 7 ngày mới xóa, đoạn chưa dịch thì giữ 30 ngày để thành viên bổ xung phần nội dung, tại sao về độ nổi bật lại có thể một duy nhất thành viên vừa nghi ngờ cái đã đem ra bầu bán luôn) để mọi người xem xem lý do treo biển có hợp lý hay không, nếu rõ ràng không đủ độ nổi bật thì xóa nhanh, nếu rõ ràng đủ độ nổi bật hoặc đã từng được đem ra biểu quyết thì xóa biển, nếu không thì cũng cho những người khởi tạo bài có thời gian giải đáp những thắc mắc của thành viên đặt biển, nếu giải đáp đó chưa thỏa đáng thì mới đem ra bầu bán. --Dung005 (thảo luận) 14:44, ngày 29 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bổ sung "diễn viên lồng tiếng" và các nghề giải trí khác vào WP:GT

sửa
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Kết quả của cuộc thảo luận này là đồng thuận bổ sung các tiêu chí đã đề xuất. minhhuy (thảo luận) 02:59, ngày 26 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bên cạnh việc cho ý kiến cùng một số thành viên khác tại Thảo luận Wikipedia:Dự án/Điện ảnh#Đề xuất mới về việc nên thêm diễn viên lồng tiếng và các vấn đề liên quan, tôi muốn tham khảo rõ ràng hơn ý kiến của các thành viên thuộc Dự án Điện ảnhDự án Anime và Manga là: Pinus, User:Quenhitran, Jimmy Jefferson, Namnguyenvn, User:NXL1997, DoDung2001, Mintu Martin, Daisywhite96, Dora LVL, Himekou, Japanesecomic, K1eprongbuon812, User:Key96, Kuntaku Trần, Yami-kisara, Nguyễn Hoài Phương cùng những thành viên quan tâm khác, về việc bổ sung "diễn viên lồng tiếng" và một số nghề trong ngành giải trí khác vào tiêu chuẩn Độ nổi bật về người tại WP:GT.

Nội dung bổ sung vào câu đầu tiên của WP:GT gần giống như sau: "Diễn viên, diễn viên lồng tiếng, diễn viên hài, opinion makers (??), người mẫu và những cá nhân truyền hình nổi tiếng khác." —— theo en:WP:ENT (tiêu chuẩn tương ứng tại Wikipedia tiếng Anh).

Lý do: Tiêu chuẩn đối với WP:GT hiện tại đã lỗi thời từ tận năm 2008 và theo đà phát triển của dự án, thực tế là chúng ta đã viết nhiều bài về diễn viên hài hay nhà sản xuất phim mà vẫn không biết đưa họ vào tiêu chí nào, thậm chí có khi họ còn bị xem là ít nổi bật hơn diễn viên khiêu dâm (với một đề mục nổi bật ngay bên dưới tiêu chí giải trí). Điều này quả là thiếu hợp lý, nhất là với những trường hợp mà "người ta xem phim không phải vì phim, mà vì các diễn viên này". Ban đầu tôi không quá chú ý đến đề xuất của IP 171.253.3.87, nhưng về sau nhận ra có nhiều thành viên đang xem "diễn viên lồng tiếng" là nghề ít quan trọng thậm chí không đáng có bài, vô tình lại hạ thấp cả ngành lồng tiếng phim hoạt hình Nhật Bản (seiyuu), vốn có sức thu hút và được đông đảo khán giả hâm mộ không kém gì những siêu sao nhạc nhẹ ở các nước khác. Dù tôi hiểu rằng ý của họ đang nghiên về các diễn viên lồng tiếng cho các phim nước ngoài mang về phát sóng tại Việt Nam hơn, sự hạ thấp này khiến tôi cảm thấy lo ngại một ngày nào đó sẽ có ai đem biểu quyết xóa sạch sẽ Thể loại:Diễn viên lồng tiếng Nhật Bản mà nhiều người trong đó có tôi đã dành tâm huyết xây dựng.

Diễn viên lồng tiếng có thể không phải là một ngành được nhiều người biết đến ở Việt Nam, chủ yếu do công việc phụ thuộc hoàn toàn vào nó là phim hoạt hình hoàn toàn không phát triển tại Việt Nam, và sự quan tâm dành cho các diễn viên lồng tiếng phim ảnh truyền thống rất hạn chế. Nhưng không thể vì người Việt Nam không quan tâm đến nó mà kéo theo việc diễn viên lồng tiếng ở các nước như Nhật Bản cũng bị xem là ít quan trọng được. Không hề có một tiêu chuẩn nổi bật nào cho thật rõ ràng với người đang làm công việc này, hay những nghề quan trọng khác như diễn viên hài, nhà sản xuất phim... thật khó mà chấp nhận.

Các thành viên cho ý kiến để tạo sự đồng thuận về vấn đề này, nên xin viết rõ ràng quan điểm của các bạn với sự hỗ trợ của bản mẫu {{ủng hộ}} và {{phản đối}}, ý kiến khác có thể dùng mục riêng. --minhhuy (thảo luận) 05:14, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

  •   Đồng ý mình đồng ý với ý kiến Minh Huy. Lúc trước mình bị xóa một loạt bài về diễn viên lồng tiếng và nếu xem kĩ ở phần biểu quyết thì sẽ thấy có vài thành viên không mấy cảm tình với diễn viên lồng tiếng Dora LVL (thảo luận) 05:38, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ủng hộ vì sự đóng góp của diễn viên lồng tiếng rất quan trọng trong thành công của những bộ phim, nhất là phim hoạt hình. Kieprongbuon812(thảo luận) 09:22, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ủng hộ Thực tế thì ở Việt Nam có rất ít người quan tâm tới các diễn viên lồng tiếng, chỉ có một số các fan anime thì may ra mới tìm hiểu các seiyuu, hoặc gần đây thì có đội ngũ diễn viên lồng tiếng trên HTV3. Nhưng mình thấy điều này đang dần thay đổi khi mà các bộ phim hoạt hình "bom tấn" dần được quảng bá mạnh mẽ hơn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc các hệ thống rạp chiếu phim cũng đang ngày càng mở rộng cũng góp phần vào việc đưa các tác phẩm điện ảnh đến gần hơn với khán giả khắp nơi. Nhu cầu tìm kiếm thông tin liên quan cũng theo đó mà tăng dần. Sớm muộn gì thì trang thông tin của các diễn viên lồng tiếng cũng sẽ đầy ắp các lượt xem, cũng có thể là bây giờ rồi vì mình để ý thấy nhiều diễn viên lồng tiếng cho các tác phẩm như Despicable Me hay Frozen hiện là những diễn viên phim hay nghệ sĩ nổi tiếng! Phương (thảo luận) 14:30, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ủng hộ Diễn viên lồng tiếng cũng là một nghệ sĩ nhưng khác một chỗ là họ đóng góp tiếng nói của họ vào các bộ phim một cách âm thầm và không hề được quần chúng biết rõ mặt mũi. Sự gì cũng kín nhưng thông tin về họ thì không thể nào giữ kín được nhất là cuộc đời sự nghiệp của họ. クンタック (thảo luận) 08:14, ngày 26 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ủng hộ Về diễn viên lồng tiếng thì theo mình những diễn viên lồng tiếng anime Nhật (hay còn gọi là Seiyuu) nghiễm nhiên đủ nổi bật rồi, nhiều người thậm chí còn có số lượng fan khá đông đảo không thua gì ca sĩ, diễn viên, tên tuổi họ nhiều khi còn gắn luôn với sự thành công của anime nữa. Còn những diễn viên lồng tiếng ở Việt Nam, thật sự rất ít người biết đến họ, tuy nhiên nếu tên của họ được xướng lên các phương tiện truyền thông thì có nghĩa là họ cũng có độ nổi bật rồi. Vì thế theo mình cần có tiêu chí cụ thể cho nghề này. beetalk 11:47, ngày 26 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Bạn lý luận coi bộ có vấn đề, khi cho fan của chương trình tự nhiên cũng là fan của người lồng tiếng. Nếu họ thật sự nổi tiếng thì sẽ qua được biểu quyết nổi bật. DanGong (thảo luận) 14:26, ngày 26 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Cá nhân tôi vốn không đặt mấy lòng tin vào các biểu quyết xóa bài ở Wikipedia tiếng Việt khi áp dụng với những gì xuất phát từ Việt Nam. Nhưng kể cả vậy thì đó là bởi không có tiêu chí nào cho diễn viên lồng tiếng được biết đến trước đây, và thiếu sót là mục tiêu khắc phục của cuộc đề xuất mở này. --minhhuy (thảo luận) 14:33, ngày 26 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
    Bạn DanGong mới là người hiểu sai ý mình. Ý mình là người lồng tiếng có tên tuổi (hay có fan) là nhờ sự nổi tiếng của anime (giống như 1 bộ phim nổi tiếng => m.n chú ý tới diễn viên => diễn viên có fan) beetalk 14:44, ngày 26 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ủng hộ Mình ủng hộ. Mình thấy thật ra hiện tại các diễn viên lồng tiếng của Việt Nam và đặc biệt là những diễn viên lồng tiếng đã và đang làm ở HTV3 đang dần dần có rất nhiều fan hâm mộ. Mặc dù vẫn có một số không thích giọng lồng tiếng Việt, luôn chê bai, so sánh, chỉ tôn thờ giọng gốc seiyuu Nhật nhưng xét về mặt khách quan thì họ cũng đã lồng tiếng khá tốt và đã cố gắng hết sức mình dù có thể không bằng giọng gốc. Có một số diễn viên cũng khá nổi từng được lên báo, truyền hình, được phỏng vấn như Võ Huyền Chi, Lê Trường Tân,... Wikipedia là một từ điển bách khoa toàn thư nên mình thấy thông tin về các diễn viên lồng tiếng của Việt Nam, những người đang dần có lượng fan hâm mộ lớn, cũng nên được viết trên Wiki chứ nhỉ? Mèo Cận (thảo luận) 13:44, ngày 26 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ủng hộ Với những trường hợp mà thành viên Minh Huy đã nêu ra thì chắc chắn các diễn viên lồng tiếng Nhật Bản đủ độ nổi bật để có bài riêng ở đây, và việc biểu quyết này chỉ là một cách hợp thức hoá vào quy định mà thôi. Còn đối với các diễn viên lồng tiếng trong các trường hợp khác, vẫn cần căn cứ vào các yếu tố khác (như số nguồn độc lập, v.v...) để xác lập độ nổi bật. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 16:39, ngày 1 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời
  •   Ủng hộ Dung2001Trò chuyện 15:39, ngày 6 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Bổ sung thông tin

sửa
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Sau gần 3 tuần thảo luận, cộng đồng quyết định bổ sung thông tin được đề xuất vào trang. --minhhuy (thảo luận) 04:14, ngày 8 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đề xuất bổ sung thông tin People who meet the basic criteria may be considered notable without meeting the additional criteria below. Articles may still not be created for such people if they fall under exclusionary criteria, such as being notable only for a single event, or such as those listed in Wikipedia:What Wikipedia is not. vào mục Tiêu chí cơ bản của bài để làm rõ hơn nội dung đề mục. Trong vòng 7 ngày nếu không có ý kiến phản đối xin phép được bổ sung nội dung trên. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:04, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Trang này rất quan trọng và dễ gây tranh cãi nên có đồng thuận hãy đưa vào. Trước mắt, tôi phản đối bổ sung "tiêu chí cơ bản" theo hình thức thông báo nhanh kiểu này. ~ Violet (talk) ~ 14:47, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)