Wikipedia:Bảo quản viên
Chú ý: Đây không phải là trang để gửi tin nhắn cho bảo quản viên, cũng không phải trang để yêu cầu cấp quyền bảo quản viên. Thay vào đó hãy dùng trang Tin nhắn cho bảo quản viên và Biểu quyết chọn bảo quản viên. |
Trang này giải thích một quy định chính thức của Wikipedia tiếng Việt. Nó được đa số các thành viên chấp nhận và được xem là chuẩn mực mà tất cả các thành viên nên tuân thủ. Xin đừng sửa đổi trang này trừ khi sửa đổi của bạn đã được sự đồng thuận. Nếu bạn muốn đề nghị những sửa đổi hoặc hoài nghi về quy định nào đó, xin hãy sử dụng trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Bảo quản viên là những người dùng đáng tin cậy với quyền truy cập được trao thêm một số công cụ để ngăn chặn phá hoại trên Wikipedia tiếng Việt. Họ dự kiến sẽ tuân thủ một tiêu chuẩn ứng xử cao, sử dụng các công cụ một cách công bằng và không bao giờ sử dụng chúng để đạt được lợi thế trong tranh chấp. |
Bảo quản viên (tiếng Anh: administrator, viết tắt admin hoặc sysop, viết tắt của system operator – người điều hành hệ thống), thường ghi tắt là BQV, có giai đoạn trước đây mang tên là người quản lý,[1] là những biên tập viên Wikipedia đã được cấp khả năng kỹ thuật để thực hiện một số tác vụ đặc biệt trên Wikipedia tiếng Việt. Những khả năng này bao gồm khả năng cấm/bỏ cấm tài khoản thành viên, địa chỉ IP và các dãy IP không cho sửa đổi, sửa đổi các trang được khóa hẳn, khóa và mở khóa trang nhằm hạn chế người khác sửa đổi, xóa và phục hồi trang, di chuyển trang mà không bị hạn chế cùng một số công cụ khác.
Các bảo quản viên đảm nhận những trách nhiệm này với tư cách là tình nguyện viên sau khi trải qua quá trình xem xét của cộng đồng. Họ không bao giờ hoạt động với tư cách là một nhân viên của Wikimedia Foundation, không phải là "ban đại diện" cho Wikipedia và cũng không bao giờ trở thành một nhóm đặc biệt, đặc nhiệm trên Wikipedia. Vì thế, không nên xem những bảo quản viên là một thành viên khác biệt trong quá trình đóng góp và xây dựng Wikipedia. Họ không bao giờ được yêu cầu sử dụng các công cụ của mình và không bao giờ được sử dụng chúng để giành lợi thế trong một cuộc tranh chấp mà họ có tham gia. Không nên nhầm lẫn bảo quản viên với quản trị viên hệ thống của Wikimedia ("sysadmins").
Wikipedia tiếng Việt hiện có 15 bảo quản viên (xem danh sách đầy đủ các tài khoản hiện là bảo quản viên, danh sách bảo quản viên theo thời gian hoạt động và biểu đồ thời gian).
Khả năng kỹ thuật
Bảo quản viên có khả năng kỹ thuật để thực thi các tác vụ sau:
- Cấm thành viên và bỏ cấm thành viên hoặc IP trong việc biên tập nội dung.
- Áp dụng, thay đổi và bỏ khóa trang ở một trang cụ thể để hạn chế hay cho phép việc sửa đổi, di chuyển hoặc tạo mới.
- Xóa các trang có 5.000 bản sửa đổi trở xuống.[2]
- Cấp và thu hồi các quyền thành viên ở Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền.[3]
- Xem và phục hồi các trang đã bị xóa
- Hạn chế và khôi phục thông tin hiển thị công khai trong các nhật ký cá nhân và các bản sửa đổi trang.
- Sửa đổi các trang bị khóa hẳn.
- Sửa đổi các trang trong không gian tên MediaWiki, ngoại trừ các trang JavaScript và CSS.[4]
- Ghi đè danh sách đen về tiêu đề.
- Di chuyển một trang đến bất kỳ tên nào phù hợp.
- Thực thi các quyền đặc biệt được liệt kê ở Wikipedia:Bảo quản viên/Công cụ.
Theo quy ước, thông thường bảo quản viên chịu trách nhiệm đánh giá kết quả của các cuộc thảo luận hay biểu quyết có tính chất quan trọng trong dự án, chẳng hạn như các biểu quyết liên quan đến quy định chính thức, nhưng cũng có thể tham gia đánh giá và kết luận những loại biểu quyết khác như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Nói chung, ngoại trừ những biểu quyết hay thảo luận quan trọng yêu cầu bảo quản viên thì những biên tập viên khác đều có thể tự đóng (kết luận) những biểu quyết hay thảo luận khác (xem Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt).
Trở thành một bảo quản viên
Mỗi dự án của Wikimedia (bao gồm các Wikipedia khác) có thể có quy định hoặc yêu cầu riêng để được cấp công cụ bảo quản viên. |
Để trở thành bảo quản viên tại Wikipedia tiếng Việt, trước hết bạn cần tham khảo điều lệ chọn bảo quản viên để có thể biết các tiêu chí để trở thành bảo quản viên và có thể tự ra ứng cử tại Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên. Ngoài những tiêu chí trong điều lệ trên, những người tự ứng cử cần phải có khả năng đảm nhận công việc và kinh nghiệm đáng kể để nhận sự tin tưởng và tín nhiệm của cộng đồng, những thành viên chưa có kinh nghiệm đáng kể thường sẽ không có được sự đồng ý cần thiết để ứng cử thành công quyền bảo quản viên. Bất kỳ biên tập viên nào cũng có thể đưa ra nhận xét với thành viên ứng cử và đánh giá thành viên ứng cử theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, chỉ những biên tập viên đã đăng ký và đạt được những tiêu chí cụ thể trong điều lệ mới có thể "bỏ phiếu".
Trước khi tự ứng cử hoặc chấp nhận một đề cử từ một biên tập viên khác, người ứng cử nói chung phải là người đóng góp tích cực, thường xuyên và lâu dài cho Wikipedia, quen thuộc với các thủ tục và thông lệ của Wikipedia, tôn trọng và am hiểu các quy định của Wikipedia, cũng như đã đạt được sự tin tưởng chung của cộng đồng. Thành viên ứng cử phải tiết lộ bản thân mình đã từng nhận tiền khi tham gia biên tập hay chưa. Bất kỳ biên tập viên nào trong cộng đồng cũng có thể đặt những câu hỏi liên quan đến vấn đề này đối với mọi thành viên ứng cử, trong suốt quá trình biểu quyết.
Một biểu quyết sẽ diễn ra trong 30 ngày để cộng đồng bỏ phiếu và thảo luận nhằm xác định thành viên ứng cử có trở thành bảo quản viên hay không. Theo sự đồng thuận của cộng đồng, các biểu quyết này sẽ được đăng tải ở Wikipedia:Thời báo Wikipedia và Bản mẫu:AdvancedSiteNotices. Cộng đồng thiết lập một giới hạn câu hỏi để tránh mất thời gian: không có bất cứ biên tập viên nào có thể hỏi ứng viên nhiều hơn hai câu hỏi. Các câu hỏi bao gồm nhiều phần dưới dạng một câu hỏi cũng không được phép, nhưng trong thực tế thì có thể có nhiều câu hỏi và vượt quá giới hạn này. Các hành chính viên có thể "quản lý" các biểu quyết này, xử lý các nhận xét và/hoặc phiếu bầu mà họ cho là không phù hợp.
Quá trình biểu quyết cho phép các biên tập viên khác biết về ứng viên (thành viên ứng cử) và tìm hiểu lịch sử tham gia và lý lịch của ứng viên, tiến hành thảo luận và tìm hiểu về vai trò mà ứng viên đang ứng cử, và nêu rõ ủng hộ hay phản đối việc ứng cử và ấn tượng về ứng viên. Sau đó, một bảo quản viên hoặc hành chính viên sẽ xác định xem có sự đồng thuận để biểu quyết thành công hay không. Việc xác định này dựa trên kết quả biểu quyết và quy định biểu quyết chọn bảo quản viên. Theo đó, các biểu quyết sẽ thành công nếu có tỉ lệ chiếm ít nhất 2/3 số người đồng ý và có ít nhất 10 phiếu tham gia.
Biểu quyết là một quá trình đánh giá kỹ lưỡng, do đó các biên tập có kinh nghiệm ở dự án thường có yêu cầu rất cao về chất lượng phản hồi, sự sẵn sàng và phong thái của ứng viên. Những ứng viên ứng cử không thành công nhưng thực hiện các động thái để giải quyết các khuyết điểm cá nhân, tích lũy kinh nghiệm, và tạo được uy tín với cộng đồng thường sẽ ứng cử thành công trong một biểu quyết tiếp theo vài tháng sau đó. Khi bạn đã sẵn sàng tự ứng cử, bạn có thể tạo và thêm đề cử của chính mình vào trang Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên, theo hướng dẫn ở đó.
Công cụ bảo quản viên chỉ có thể trao cho một tài khoản của một người nhất định. Ngoại lệ duy nhất là khi bảo quản viên sở hữu bot có quyền bảo quản. Xem Wikipedia:Tài khoản con rối#Tài khoản con rối với quyền quản lý.
Công cụ bảo quản viên được cấp vô thời hạn và chỉ bị gỡ khi có yêu cầu bất tín nhiệm, và các vấn đề nghiêm trọng liên quan xảy ra (xem thêm bên dưới), hoặc do bảo quản viên không hoạt động trong một thời gian dài.
Những nơi mà bảo quản viên nói riêng có thể hỗ trợ
Công cụ bảo quản viên có thể đặc biệt hữu ích trong các khu vực nhất định sau trong Wikipedia:
- Xử lý công việc cần giải quyết trong Thể loại:Việc cần Bảo quản viên giải quyết
- Wikipedia:Báo cáo lạm dụng
- Chống phá hoại và tuần tra nội dung hàng giờ hoặc hàng ngày
- Xử lý những vấn đề liên quan đến bản quyền (cũng bao gồm Thể loại:Bài chất lượng kém, Thể loại:Văn phong không thích hợp,...)
- Xử lý các yêu cầu cần BQV giải quyết trong Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên
- Cập nhật nội dung Trang Chính, chẳng hạn như Bản mẫu:Tin tức hay Wikipedia:Bạn có biết
- Kiểm tra các trang mới được tạo gần đây
- Yêu cầu chờ xóa nhanh
- Xử lý các tranh chấp sửa đổi (bút chiến) và thành viên vi phạm quy tắc "3 lần hồi sửa"
- Giải quyết các yêu cầu của thành viên trong Wikipedia:Báo cáo lạm dụng, Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền và Wikipedia:Yêu cầu gỡ quyền
- Thi hành kết luận dựa trên kết quả thảo luận khi thời hạn biểu quyết kết thúc và giải quyết các biểu quyết như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài, Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc, Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt, Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc
Xem thêm Wikipedia:Bảo quản viên sẵn lòng thực hiện các lệnh cấm khó và kênh bảo quản viên trên IRC cho thành viên IRC.
"Các bảo quản viên không liên quan" (đến vụ việc đang xử lý) có thể giúp đỡ Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn ở các khu vực và tình huống tranh cãi/gây rối. Các bảo quản viên thực hiện vai trò này là trung lập; họ không có bất kỳ liên quan trực tiếp đến các vấn đề khi đang giúp đỡ mọi người.
Tin nhắn cho bảo quản viên
Bất kỳ thành viên nào cũng có thể đăng các công việc cần bảo quản viên xử lý hay giúp đỡ hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận với bảo quản viên tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên (WP:AN hoặc WP:TNCBQV), được sử dụng cho những thông tin mà bảo quản viên có thể muốn (hoặc cần) biết, chẳng hạn như thông báo và thông tin chung.
Những kỳ vọng dành cho bảo quản viên
Quan tâm và suy xét
Nếu được cấp công cụ, bảo quản viên phải cẩn thận khi sử dụng các chức năng mới này, đặc biệt là khả năng xóa trang và chặn (khóa) thành viên và địa chỉ IP (xem hướng dẫn dành cho bảo quản viên để học cách thực hiện những khả năng này). Bảo quản viên mới cũng nên xem lại các quy định và hướng dẫn của Wikipedia trước khi sử dụng và thao tác bảo quản. Việc sai sót đôi khi có thể chấp nhận được nhưng các sai sót nghiêm trọng hay các sai sót lặp lại nhiều lần, hay các sai sót liên quan đến các vi phạm "có liên quan" (WP:INVOLVED) thì có thể không luôn như vậy.
Việc sử dụng những công cụ dành cho bảo quản viên cũng phải cần có sự suy xét cẩn thận; các bảo quản viên mới có thể cần một thời gian để tìm hiểu khi nào tốt nhất nên sử dụng công cụ và có thể mất vài tháng để hiểu rõ thời gian phù hợp cần sử dụng các công cụ như chặn và khóa trang khi có các tranh chấp khó xảy ra. Các bảo quản viên mới được khuyến khích bắt đầu từ từ tích lũy kinh nghiệm trong các lĩnh vực họ đã quen thuộc, cũng như hỏi những người khác nếu không hiểu rõ hoặc chắc chắn.
Hành vi của bảo quản viên
Các bảo quản viên nên làm gương, và giống như tất cả các biên tập viên, nên cư xử một cách tôn trọng, lịch sự khi tương tác với mọi người. Bảo quản viên nên tuân theo các quy định của Wikipedia và thực hiện các nhiệm vụ với khả năng tốt nhất của mình. Những sai lầm đôi khi hoàn toàn có thể xảy ra khi thực hiện tác vụ bảo quản viên vì bảo quản viên không phải lúc nào cũng hoàn hảo để xử lý được mọi tình huống xảy ra. Tuy nhiên, việc Wikipedia bị gián đoạn liên tục hoặc nghiêm trọng thông qua các hành vi sửa đổi vô dụng hoặc không thiện chí là không phù hợp với nhiệm vụ và trách nhiệm của bảo quản viên, đồng thời việc có những đánh giá không tốt hoặc nghiêm trọng có thể dẫn đến việc rút cờ bảo quản viên. Các bảo quản viên nên cố gắng tạo ra các tiêu chuẩn phù hợp về phép lịch sự và sự công bằng dành cho các biên tập viên khác.[5]
Các bảo quản viên nên nhớ rằng họ có nhiều đồng nghiệp khác. Do đó, nếu một bảo quản viên nhận thấy rằng không thể tuân thủ các quy định của trang web và gặp bế tắc (ngay cả đối với các thành viên có vấn đề về hành vi) khi giải quyết một vấn đề nhất định, hãy đưa vấn đề lên trang tin nhắn dành cho bảo quản viên hoặc chuyển sang cho một bảo quản viên khác (người có kinh nghiệm) để giải quyết, thay vì tự xử lý vấn đề mà có khả năng gây ra bất bình hoặc làm nghiêm trọng thêm tình hình.
Trách nhiệm giải trình
Bảo quản viên phải chịu trách nhiệm về các hành động liên quan đến các công cụ dành cho bảo quản viên, vì nếu không giải thích được những hành động này, bảo quản viên có thể làm mất tinh thần và lòng tin của những biên tập viên khác. Các biên tập viên có quyền tự do chất vấn hoặc chỉ trích hành động của bảo quản viên trong các khuôn khổ về thái độ văn minh, tránh tấn công cá nhân và phải giữ thiện chí tốt. Các bảo quản viên phải trả lời kịp thời và hợp lý các câu hỏi về hành vi và hành động bảo quản của mình liên quan đến Wikipedia, đặc biệt là trong các cuộc thảo luận của cộng đồng trên trang tin nhắn dành cho bảo quản viên hoặc trong quá trình bất tín nhiệm. Bảo quản viên được quyền biện minh về hành động của mình khi có yêu cầu.
Bảo quản viên với những hành vi có vấn đề với tính chất lặp lại hoặc nghiêm trọng, hoặc làm mất lòng tin của cộng đồng, có thể bị xử lý hoặc bị đưa ra bất tín nhiệm để rút cờ bảo quản viên. Trong quá khứ, điều này đã xảy ra hoặc được đề xuất cho các hành động sau:
- Bảo quản viên "không thiện chí" (dùng rối, rõ ràng vi phạm lòng tin,[6] v.v.).
- Vi phạm các quy định cơ bản (tấn công, cắn/thiếu thiện chí, gây chiến tranh sửa đổi, quyền riêng tư,...).
- Hành xử ở những nơi khác không phù hợp với quyền bảo quản viên (tấn công ngoài trang web,...).
- Không giao tiếp được[7] – điều này có thể đối với các biên tập viên (ví dụ như không cảnh báo trước theo quy định hoặc giải thích hành động phù hợp) hoặc giải quyết các mối quan tâm của cộng đồng (đặc biệt là khi tìm kiếm lời giải thích hoặc các nhận xét nghiêm túc khác).
- Mặc dù kích hoạt email là phương pháp tốt nhất dành cho bảo quản viên nhưng họ không bắt buộc phải kích hoạt hoặc trả lời email.[8]
- Lạm dụng nhiều lần, nhất quán hoặc lạm dụng nghiêm trọng một công cụ đi kèm trong bộ công cụ dành cho bảo quản viên (chẳng hạn như cấm hoặc lùi sửa) - Bảo quản viên có thể bị tước bỏ hoàn toàn quyền bảo quản viên để xóa quyền truy cập vào các công cụ đó.
- Có những thẩm định (đánh giá) kém lặp đi lặp lại hoặc nhất quán (có tính chất lâu dài).
Bảo mật
Quy định Wikipedia về việc yêu cầu độ mạnh của mật khẩu yêu cầu các bảo quản viên phải có mật khẩu mạnh và tuân theo các thực hành bảo mật cá nhân thích hợp. Bởi vì khả năng gây ra thiệt hại trên toàn trang web chỉ với một lần sửa đổi, tài khoản bảo quản viên bị xâm phạm sẽ bị khóa và bị gỡ quyền vì lý do bảo mật trang web. Trong một số trường hợp nhất định, việc thu hồi quyền có thể là vĩnh viễn. Bất kỳ bảo quản viên nào bị phát hiện có mật khẩu có độ dài nhỏ hơn 8 byte hoặc nằm trong số 10.000 mật khẩu phổ biến nhất cũng có thể bị gỡ quyền.
Hành chính viên sẽ quyết định cấp lại quyền bảo quản viên, xem xét liệu chủ sở hữu hợp pháp của tài khoản đã nhận diện chính xác chưa, liệu tài khoản đã được cải thiện khả năng bảo mật chưa và khả năng quản lý của chủ sỡ hữu trong tương lai để tránh nguy cơ lặp lại sự cố lần nữa, và cũng như quan điểm của chủ sỡ hữu về sự cố và quản lý bảo mật tài khoản.
Xác thực dùng hai yếu tố có sẵn cho tất cả thành viên để bảo mật tài khoản khỏi việc sử dụng tài khoản trái phép.
Bảo quản viên không bao giờ được phép chia sẻ mật khẩu hoặc tài khoản của họ với bất kỳ người nào khác, vì bất kỳ lý do gì. Nếu bảo quản viên phát hiện ra mật khẩu của mình đã bị xâm phạm hoặc tài khoản đã bị xâm phạm (ngay cả bởi một biên tập viên hoặc cá nhân mà họ biết và tin tưởng), hãy cố gắng thay đổi mật khẩu ngay lập tức, hoặc báo cáo cho cơ quan quản lý để tạm thời khóa tài khoản đó. Thành viên không báo cáo việc sử dụng trái phép tài khoản của mình sẽ bị gỡ quyền ngay lập tức. Việc sử dụng trái phép được coi là "tình huống gây tranh cãi" và quyền truy cập sẽ không được khôi phục tự động trở lại.[9]
Sự dính líu của bảo quản viên
Nhìn chung, các biên tập viên không nên đóng vai trò là bảo quản viên trong các tranh chấp mà họ có dính líu đến. Lý do là vì các bảo quản viên có thể có, hoặc có thể bị coi là có một xung đột lợi ích trong các tranh chấp mà họ là một bên tham gia hoặc về vấn đề mà họ có những cảm xúc mạnh (có thể dẫn đến sự thiếu trung lập). Thông thường, cách hiểu của cộng đồng về sự dính líu theo nghĩa rất rộng bao gồm các xung đột hiện thời hoặc trong quá khứ với một biên tập viên khác (hoặc các biên tập viên khác) và các tranh chấp về các chủ đề, bất kể tính chất, tuổi tác hoặc kết quả tranh chấp.
Một lưu ý trước quan trọng đó là một bảo quản viên đã tương tác với một biên tập viên hoặc khu vực chủ đề hoàn toàn ở vai trò quản trị, hoặc các liên quan trước đó của bảo quản viên này là các sửa đổi nhỏ hoặc rõ ràng không thể hiện sự thiên vị, thì không có dính líu và không bị cản trở hoạt động với tư cách quản trị liên quan đến biên tập viên hoặc khu vực chủ đề đó. Các cảnh báo, thảo luận có lý và mang tính điềm tĩnh, giải thích hợp lý của những cảnh báo đó, lời khuyên về các chuẩn mực cộng đồng, và đề xuất về các từ ngữ và cách các tiếp cận không được tính là có sự dính líu của bảo quản viên.
Trong các trường hợp đơn giản (ví dụ: phá hoại rõ ràng), theo lịch sử, cộng đồng đã xác nhận hành động minh bạch của bất kỳ bảo quản viên nào - ngay cả khi có dính líu - trên cơ sở rằng bất kỳ bảo quản viên có lý nào có thể dẫn đến cùng một kết luận. Mặc dù có những ngoại lệ đối với việc cấm các biên tập viên dính líu đến việc thực thi hành động quản lý, nhưng đó vẫn là phương pháp tốt nhất, trong trường hợp một bảo quản viên viên có thể bị coi là có dính líu thì hãy chuyển vấn đề cho một bảo quản viên khác qua Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên.
Phàn nàn của thành viên ("sự lạm dụng của bảo quản viên")
Nếu thành viên tin rằng bảo quản viên có những hành động không đúng, họ nên bày tỏ mối lo ngại của mình trực tiếp với bảo quản viên chịu trách nhiệm và cố gắng đưa ra giải pháp một cách có trật tự và công bằng. Nếu vấn đề giữa hai bên không được giải quyết, thành viên có thể tiến hành giải quyết tranh chấp (xem phần này bên dưới để biết thêm thông tin). Một phương pháp khả thi là sử dụng Tin nhắn cho bảo quản viên để yêu cầu lấy ý kiến và quan điểm từ cộng đồng. Tuy nhiên, những người khiếu nại nên lưu ý rằng hành vi của người yêu cầu cũng thường được xem xét kỹ lưỡng. Nếu thành viên tin rằng họ đã bị cấm không đúng cách, họ có thể khiếu nại việc cấm.
Sử dụng sai công cụ bảo quản viên
Việc sử dụng sai các công cụ bảo quản viên được coi là một vấn đề nghiêm trọng. Các công cụ bảo quản viên cung cấp cho những thành viên đáng tin cậy dùng để bảo trì và thực hiện các nhiệm vụ khác phải luôn được sử dụng một cách thận trọng. Việc lạm dụng nghiêm trọng có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt hoặc thậm chí là rút cờ bảo quản viên.
Các tình huống phổ biến thường phải tránh khi sử dụng công cụ:
- Xung đột lợi ích hoặc không trung lập - Bảo quản viên không nên sử dụng công cụ của họ trong các vấn đề mà họ có liên quan trực tiếp (ví dụ: trong một cuộc tranh chấp nội dung mà họ trực tiếp tham gia).
- Chuẩn mực hoặc quy định của cộng đồng - Khi một quy định hoặc chuẩn mực chung liên quan quy định rõ ràng không nên sử dụng công cụ trong một trường hợp nào đó, thì không nên sử dụng công cụ mà không đưa lời giải thích cho thấy vấn đề đã được xem xét và tại sao việc sử dụng công cụ nằm ngoài quy định (hiếm) trong trường hợp đó được thực sự coi là hợp lý.
- Hành động của bảo quản viên kết hợp với sửa đổi có trả phí - Không được sử dụng công cụ của Bảo quản viên để thực hiện bất kỳ hoạt động sửa đổi có trả phí nào, ngoại trừ với tư cách là Wikipedian-in-Residence hoặc khi Wikimedia Foundation hoặc một chi nhánh của WMF thực hiện thanh toán.
- Đảo ngược hành động của bảo quản viên khác - Chỉ thực hiện điều này khi đã tham khảo ý kiến hoặc nhận thấy hành động của bảo quản viên đó có sai sót, sai quy định,...
- Khôi phục hành động của bảo quản viên đã bị đảo ngược (đôi khi được gọi là "bẻ lái") - Chỉ thực hiện điều này khi đã thao khảo ý kiến hoặc nhận thấy hành động của bảo quản viện đó có sai sót, sai quy định,...
Xem bên dưới để biết những điều này và một số rất ít ngoại lệ. Ngay cả khi việc sử dụng các công cụ có vẻ hợp lý, nếu có nghi ngờ, tốt hơn là nên yêu cầu một bảo quản viên độc lập khác xem xét và thực hiện hành động (nếu có lý do chính đáng).
Đảo ngược hành động của bảo quản viên khác
Bảo quản viên thường được kỳ vọng là người có khả năng phán đoán tốt và được cho là đã xem xét cẩn thận bất kỳ hành động hoặc quyết định nào mà họ thực hiện với tư cách là bảo quản viên. Bảo quản viên có thể không đồng ý, nhưng không nên hủy bỏ các hành động của bảo quản viên khác mà không có lý do chính đáng, suy nghĩ cẩn thận và (có thể có khả năng bị phản đối). Khi xảy ra những trường hợp như thế, bảo quản viên có hành động bị đảo ngược hãy thảo luận ngắn với bảo quản viên đảo ngược hành động để giải quyết vấn đề.
Khôi phục hành động đã bị lùi lại ("xa luân chiến")
Khi một bảo quản viên khác đã đảo ngược một hành động của một bảo quản viên khác rất hiếm khi có bất kỳ lý do hợp lệ nào để bảo quản viên ban đầu hoặc một bảo quản viên khác khôi phục lại hành động tương tự mà không có sự thảo luận rõ ràng dẫn đến quyết định đồng thuận. Xa luân chiến là khi hành động của bảo quản viên bị bảo quản viên khác đảo ngược, nhưng thay vì thảo luận về sự bất đồng, một hoặc cả hai bảo quản viên sẽ sử dụng công cụ của bảo quản viên để hoàn tác hoặc làm lại hành động. Với rất ít trường hợp ngoại lệ, một khi đã lùi lại hành động của một bảo quản viên, thao tác này sẽ không được khôi phục nếu không có sự đồng thuận.
- Không được hủy bỏ việc lùi lại hành động của bảo quản viên khi biết rằng bảo quản viên khác phản đối hành động đó. Đừng tiếp tục một chuỗi lùi lại các hành động mà không thảo luận. Hãy giải quyết tranh chấp bằng cách thảo luận tìm giải pháp.
Xa luân chiến thường dẫn đến yêu cầu phân xử ngay lập tức. Các biện pháp trừng phạt đối với những trường hợp như thế này rất đa dạng, từ khiển trách và cảnh cáo, cho đến cấm tạm thời hoặc gỡ công cụ những người liên quan, ngay cả đối với các sự cố lần đầu.[10] Cụm từ này đôi khi cũng được sử dụng trong lịch sử một bảo quản viên có quá trình đảo ngược một cách không thích hợp cho một số hành động chính thức.[11]
Các dấu hiệu sau có thể nhận biết xa luân chiến mới có thể sắp xảy ra:
- Một bảo quản viên đang trong một tâm lý bất ổn (mệt mỏi, buồn bã, tức giận, đau khổ,...) mà không thể thảo luận một cách bình tĩnh.
- Cố ý bỏ qua một cuộc thảo luận hiện có để ủng hộ một hành động được ưu tiên một cách đơn phương.
- Hoàn tác đột ngột các hành động của bảo quản viên mà không cần tham khảo ý kiến của bất cứ ai.
- Đảo ngược hành động từ văn phòng Wikimedia Foundation.
Wikipedia hoạt động trên tinh thần đồng thuận; các tranh chấp nên được giải quyết thông qua thảo luận tìm giải pháp hơn là tranh giành quyền lực. Không nên lẫn nhau đấu đá trong những vấn đề quan trọng mà tốt hơn hết là thảo luận, vì làm những việc như thế sẽ không tốt gì và đôi khi có thể đánh mất vị thế của chính bảo quản viên trong mắt cộng đồng. Nếu bảo quản viên cảm thấy không thể ngăn chặn xung đột, hãy thử các lựa chọn thay thế sau:
- Mở (tìm kiếm) một cuộc thảo luận mang tính xây dựng, nhằm mục đích làm dịu và đưa tình hình trở lại quy trình bình thường nếu có thể. Áp dụng cách tiếp cận hợp lý và bình tĩnh với chủ ý nhằm giải quyết vấn đề. Trong một số trường hợp, email có thể cho phép đưa ra lời khuyên cá nhân chân thành mà không thể dễ dàng đăng trên wiki.
- Nếu có liên quan đến hành vi không đúng, hãy tuân thủ các quy trình giải quyết tranh chấp như với bất kỳ vấn đề ứng xử nào khác. Ví dụ: di chuyển vấn đề sang Wikipedia:Thảo luận và chờ các thành viên khác thảo luận và đưa ra lời khuyên. Đối với việc sử dụng sai công cụ nghiêm trọng, hãy xem xét biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên.
- Hãy nhớ rằng bảo quản viên có nhiều đồng nghiệp: bảo quản viên không đơn độc và đa số các vấn đề đều có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bảo quản viên có khả năng phán đoán kém. Nếu một bảo quản viên có hành động thiện chí thì thông thường vấn đề sẽ sớm kết thúc, tuy nhiên có thể sẽ không đi đúng ý của bảo quản viên đó. Đôi khi cách tốt nhất là bảo quản viên nên nghỉ ngơi để có thể bình tĩnh lại.
Trường hợp đặc biệt
Có một vài trường hợp ngoại lệ đối với nguyên tắc chung này. (Lưu ý: đây là những trường hợp ngoại lệ một chiều.)
- Tiểu sử người đang sống (TSNĐS) (– Tài liệu bị xóa vì vi phạm TSNĐS có thể bị xóa lần tới nếu được khôi phục hoặc tiếp tục không tuân thủ quy định TSNĐS.
- Riêng tư – Thông tin cá nhân bị xóa theo quy định bảo mật của Wikimedia có thể bị xóa lần sau lại nếu được khôi phục.
- Khẩn cấp – Trong một số tình huống nhất định có thể nảy sinh tình huống khẩn cấp mà không thể thảo luận. Bảo quản viên không nên đưa ra yêu cầu khẩn cấp trừ khi có niềm tin hợp lý về một tình huống khẩn cấp hiện tại và rất nghiêm trọng có thể xảy đến (nghĩa là, khả năng hợp lý về thiệt hại thực tế, sắp xảy ra, nghiêm trọng đối với dự án hoặc một người nếu không được xử lý bằng các công cụ bảo quản), và nên ngay lập tức giải quyết vấn đề, nhưng trong trường hợp như vậy, hành động thường không nên được hoàn nguyên (và có thể được khôi phục) cho đến khi cuộc thảo luận thích hợp diễn ra.
- Khóa trang trong một cuộc bút chiến – Hành động hợp lý được thực hiện bởi các bảo quản viên không có liên quan để dập tắt bút chiến bằng cách khóa trang cần được tất cả thành viên tôn trọng và việc khóa có thể được khôi phục nếu cần, cho đến khi rõ ràng việc bút chiến sẽ không tiếp tục hoặc được sự đồng thuận đồng ý để bỏ khóa.
Xem xét và rút cờ bảo quản viên
Tại Wikipedia tiếng Việt, một bảo quản viên có thể bị rút (tước) cờ bảo quản viên theo những cách hoặc lý do sau đây:
Bất tín nhiệm
Một bảo quản viên có vấn đề nghiêm trọng (ví dụ như lạm dụng công cụ bảo quản) có thể bị yêu cầu bất tín nhiệm và sẽ bị rút cờ nếu biểu quyết bất tín nhiệm thành công. Tất cả tài khoản người dùng đủ tiêu chuẩn đều có thể mở hoặc tham gia đề cử và bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên.
Gỡ công cụ do bảo quản viên không hoạt động
Theo biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên thì tất cả các bảo quản viên đều có thể bị xem xét rút cờ bảo quản viên với lý do vắng mặt lâu ngày, không có tác vụ nào (sửa đổi cũng như nhật trình) trong 1 năm. Việc rút cờ bảo quản viên là tự động, không qua bỏ phiếu. Quy trình như sau:
- Bảo quản viên phải được thông báo trước 1 tháng, qua trang thảo luận, email (nếu có), và Facebook (nếu có) về việc rút cờ bảo quản viên. Việc thông báo có thể được thực hiện bởi bất kỳ thành viên nào.
- Tiếp theo, việc gỡ công cụ bảo quản viên được báo lên Meta để một tiếp viên thực hiện.
- Hành chính viên phải ghi nhận lại việc gỡ bỏ này cùng lý do trong trang Wikipedia:Nhật trình gỡ quyền bảo quản viên vắng mặt.
- Sau đó, phải gửi thông báo đến cho cựu bảo quản viên, qua trang thảo luận, email (nếu có), và Facebook (nếu có). Việc thông báo có thể được thực hiện bởi bất kỳ thành viên nào.
- Sau khi đã gỡ công cụ, trong 24 giờ, nếu cựu bảo quản viên muốn lấy lại công cụ của mình thì chỉ cần liên hệ (nói) với hành chính viên tại trang Wikipedia:Nhật trình gỡ quyền bảo quản viên vắng mặt mà không cần mở biểu quyết mới.
- Sau 24 giờ, nếu cựu bảo quản viên muốn lấy lại công cụ, phải mở biểu quyết mới.
Tự nguyện gỡ công cụ
Các bảo quản viên có thể tự nguyện yêu cầu gỡ công cụ vì lý do cá nhân tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên và/hoặc m:SRP.
Tranh chấp hoặc khiếu nại
Trong đa số các trường hợp, tranh chấp với bảo quản viên nên được giải quyết theo quy trình giải quyết tranh chấp thông thường. Nếu tranh chấp phản ánh các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến năng lực bảo quản của thành viên (lạm dụng trắng trợn các công cụ bảo quản, các vấn đề về hành vi hoặc đánh giá sai lầm nghiêm trọng hoặc dai dẳng) hoặc đối thoại không thành công, thì có thể đưa ra bất tín nhiệm bảo quản viên đó hoặc tự bảo quản viên đó từ chức theo các cam kết từ chức tự nguyện cụ thể (những tiêu chí cụ thể này do mỗi bảo quản viên đặt cho họ và thường được nêu chi tiết trong không gian thành viên của họ. Quá trình này hoàn toàn tự nguyện và bảo quản viên có thể thay đổi tiêu chí của họ bất kỳ lúc nào hoặc từ chối tuân thủ/thu hồi các cam kết đã đưa ra trước đó).
Thông tin thêm
Bản mẫu thông báo tài khoản có công cụ BQV
| ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Các bảo quản viên có thể thêm bản mẫu sau vào trang thành viên của mình:
|
Biểu đồ thời gian giữ quyền
|
---|
|
Xem thêm
Ghi chú
- ^ Chuyển đổi từ tên "người quản lý" sang "bảo quản viên" được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Đổi tên gọi Sysop.
- ^ Trang có hơn 5000 bản sửa đổi chỉ có thể bị xóa bởi tiếp viên.
- ^ Bảo quản viên có thể cấp và thu hồi các quyền của thành viên sau: Người lùi sửa, Bot giả, Tuần tra viên, Người tự đánh dấu tuần tra, Thành viên được xác nhận mở rộng và Người được miễn cấm IP.
- ^ Bảo quản viên giao diện có thể sửa đổi các trang JavaScript và CSS trong không gian tên MediaWiki.
- ^ Xem một số nguyên tắc trong một số trường hợp của Ủy ban Trọng tài tại Wikipedia tiếng Anh: Decorum and civility, expectations and role of administrators, responsibility of administrators, và administrators
- ^ example
- ^ Communication principle
- ^ 2018 RfC on Admin Email requirements
- ^ Xem Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/A
- ^ Đã có một số trường hợp Trọng tài có liên quan về xa luân chiến: Tony Sidaway; UBX war; Pedophilia userbox wheel war; Freestylefrappe; Daniel Brandt deletion wheel war; Sarah Palin protection wheel war.
- ^ e.g., "Wheel warring against Jimbo Wales" và "Wheel warring against BLP special enforcement"
Liên kết ngoài
:en:How to be a Wikimedia sysop