Giải vô địch bóng đá thế giới 2018

giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 21 được tổ chức tại Nga

Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 (hay Cúp bóng đá thế giới 2018, tiếng Anh: 2018 FIFA World Cup, tiếng Nga: Чемпионат мира по футболу FIFA 2018) là lần thứ 21 của giải vô địch bóng đá thế giới, diễn ra tại Nga từ ngày 14 tháng 6 đến ngày 15 tháng 7 năm 2018.[2] Đây là kỳ World Cup đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu[3] và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia thuộc Liên Xô cũ.[4] Với chi phí ước tính hơn 14,2 tỷ đô la, đây là kỳ World Cup đắt đỏ nhất trước khi giải đấu năm 2022 tổ chức tại Qatar.[5] Giải cũng chứng kiến sự xuất hiện lần đầu tiên của trợ lý trọng tài video (VAR).[6][7]

Giải vô địch bóng đá thế giới 2018
2018 FIFA World Cup - Russia
Чемпионат мира по футболу FIFA 2018
Chempionat mira po futbolu FIFA 2018
Play with an open heart
Играй с открытым сердцем
Igray s otkrytym serdtsem
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàNga
Thời gian14 tháng 6 – 15 tháng 7
Số đội32 (từ 5 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu12 (tại 11 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Pháp (lần thứ 2)
Á quân Croatia
Hạng ba Bỉ
Hạng tư Anh
Thống kê giải đấu
Số trận đấu64
Số bàn thắng169 (2,64 bàn/trận)
Số khán giả3.031.768 (47.371 khán giả/trận)
Vua phá lướiAnh Harry Kane (6 bàn thắng)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Croatia Luka Modrić
Cầu thủ trẻ
xuất sắc nhất
Pháp Kylian Mbappé
Thủ môn
xuất sắc nhất
Bỉ Thibaut Courtois
Đội đoạt giải
phong cách
 Tây Ban Nha[1]
2014
2022

32 đội tuyển quốc gia tham dự giải đấu, bao gồm nước chủ nhà Nga và 31 đội tuyển vượt qua vòng loại của giải. Trong đó có 20 đội đã góp mặt từ giải năm 2014, còn IcelandPanama có lần tham dự đầu tiên. 64 trận đấu của giải được diễn ra trên 12 sân vận động thuộc 11 thành phố khác nhau của Nga.

Đương kim vô địch Đức bị loại ngay từ vòng bảng lần đầu tiên kể từ năm 1938, sau khi lần đầu tiên để thua hai trận vòng bảng mà đáng chú ý là trận thua sốc 0-2 trước đội bóng châu Á Hàn Quốc, qua đó trở thành đội đương kim vô địch thứ 5 trong lịch sử không vượt qua vòng bảng World Cup (sau Brasil năm 1966, Pháp năm 2002, Ý năm 19502010, và Tây Ban Nha năm 2014). Đội chủ nhà Nga đã lọt vào đến tứ kết của giải, thành tích tốt nhất của đội kể từ khi tách ra khỏi Liên bang Xô viết (trước đó Liên Xô lọt vào top 4 năm 1966). Croatia đã có lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào một trận chung kết World Cup, vượt qua thành tích giành hạng 3 mà đội làm được vào năm 1998. Bỉ cũng có lần đầu tiên giành hạng 3 trong khi Anh lọt vào nhóm 4 đội mạnh nhất lần thứ 3 (trong đó có kỳ World Cup mà họ vô địch năm 1966) và cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1990. Uruguay và Brazil đều bị loại tại tứ kết khiến cho Nam Mỹ ngày càng bị lép vế so với châu Âu.

Pháp giành chức vô địch World Cup lần thứ hai trong lịch sử (lần đầu vào năm 1998) khi đánh bại Croatia với tỷ số 4–2 trong trận chung kết tại sân vận động LuzhnikiMoskva.[8] Đây cũng là lần thứ tư liên tiếp mà chức vô địch thế giới thuộc về các đội bóng đến từ châu Âu, kể từ Ý năm 2006.

Lựa chọn chủ nhà

sửa
 
Andrey Arshavin cùng đại diện đấu thầu Nga kỷ niệm việc trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga, tháng 12 năm 2010.
 
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cầm chiếc Cúp FIFA World Cup tại lễ trao giải trước ở Moskva, tháng 9 năm 2017
 
Tiền 100 rúp của ngân hàng Nga kỷ niệm giấy polymer năm 2018. Tiền giấy bạc kỷ niệm Giải vô địch bóng đá thế giới 2018.

Những thủ tục đấu thầu để đăng cai các giải vô địch bóng đá thế giới 2018 và 2022 đã bắt đầu vào tháng 1 năm 2009, và hạn chót để các liên đoàn bóng đá quốc gia làm thủ tục đăng ký là ngày 2 tháng 2 năm 2009.[9] Ban đầu có chín quốc gia nộp hồ sơ xin đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, nhưng sau đó México rút lui,[10] còn hồ sơ của Indonesia đã bị FIFA từ chối vào tháng 2 năm 2010 sau khi chính phủ nước này không đệ trình đơn hỗ trợ đấu thầu.[11] Ba quốc gia không thuộc UEFA còn lại (Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ) cũng dần rút khỏi quá trình vận động xin đăng cai World Cup năm 2018, và hồ sơ xin đăng cai World Cup 2022 của các quốc gia thuộc UEFA cũng bị loại bỏ. Như vậy, cuối cùng chỉ còn lại bốn ứng viên xin đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, trong đó có 2 hồ sơ xin đồng đăng cai gồm có: Anh, Nga, Hà Lan/Bỉ và Bồ Đào Nha/Tây Ban Nha.

Ủy ban điều hành FIFA gồm 22 thành viên đã triệu tập tại Zürich vào ngày 2 tháng 12 năm 2010 để bỏ phiếu lựa chọn các quốc gia chủ nhà của cả hai giải đấu World Cup 2018 và World Cup 2022.[12] Nga giành quyền được làm chủ nhà của giải đấu năm 2018 trong lượt bỏ phiếu vòng thứ hai khi đạt số phiếu bầu cao nhất ̣(13 phiếu). Bồ Đào Nha/Tây Ban Nha đứng thứ hai, và Bỉ/Hà Lan xếp thứ ba. Hồ sơ của Anh xin tổ chức giải đấu lần thứ hai của họ (lần đầu vào năm 1966) bị loại từ vòng bỏ phiếu đầu tiên.[13]

Kết quả bỏ phiếu như sau:[14]

Đấu thầu FIFA 2018 (chiến thắng nếu đạt đủ 12 phiếu bầu)
Các ứng cử viên Bỏ phiếu
Vòng 1 Vòng 2
Nga 9 13
Bồ Đào Nha / Tây Ban Nha 7 7
Bỉ / Hà Lan 4 2
Anh 2 Bị loại

Chỉ trích

sửa

Hiệp hội bóng đá Anh (FA) và một số liên đoàn thành viên khác đã gia tăng mối lo ngại về sự hối lộ từ Nga và tham nhũng từ các thành viên FIFA. Họ tuyên bố rằng bốn thành viên trong ủy ban điều hành đã yêu cầu tiền hối lộ để bỏ phiếu cho Anh, còn Sepp Blatter cho biết cuộc bỏ phiếu đã được dàn xếp trước để Nga giành chiến thắng.[15] Một cuộc điều tra nội bộ do Michael J. Garcia dẫn đầu, mang tên Garcia Report 2014 đã bị Hans-Joachim Eckert, trưởng ban điều hành vấn đề đạo đức của FIFA từ chối phát hành trước công chúng. Thay vào đó Eckert đưa ra một bản tóm tắt sửa đổi ngắn hơn, và việc ông (và FIFA) miễn cưỡng công bố báo cáo đầy đủ đã khiến Garcia từ chức để phản đối.[16] Chính vì những tranh cãi trên, FA đã từ chối chấp nhận sự tha tội của Eckert cho Nga, khi Greg Dyke kêu gọi tái kiểm tra vụ việc và David Bernstein kêu gọi tẩy chay World Cup.[17][18]

Các đội tuyển

sửa

Vòng loại

sửa

Ngoại trừ đội tuyển Nga được vào thẳng do là chủ nhà, tất cả 209 quốc gia là thành viên của FIFA đều phải tham gia vòng loại để xác định ra 32 đội tuyển lọt vào vòng chung kết của giải đấu được tổ chức trên đất Nga.[19] ZimbabweIndonesia đã bị cấm thi đấu và sau đó bị trục xuất khi chưa thi đấu một trận đấu nào ở vòng loại,[20][21] với GibraltarKosovo, gia nhập FIFA vào 13 tháng 5 năm 2016 (sau thời gian sắp xếp sơ đồ thi đấu nhưng trước khi bắt đầu vòng loại châu Âu), nên được tham dự vòng loại.[22] Số đội tham dự cho mỗi châu lục (không tính chủ nhà) vẫn tương tự như năm 2014.[23][24] Trận đấu đầu tiên của vòng loại World Cup 2018 là trận đấu vào ngày 12 tháng 3 năm 2015 giữa Đông TimorMông Cổ, thuộc hệ thống vòng loại khu vực châu Á (AFC).[25] Lễ bốc thăm vòng loại diễn ra vào lúc 18:00 giờ địa phương (UTC+3) ngày 25 tháng 7 năm 2015 tại Cung điện Konstantinovsky ở Strelna, Sankt-Peterburg.[2][26][27][28]

Trong số 32 quốc gia đủ điều kiện tham dự FIFA World Cup 2018, có 20 nước đã tham dự giải đấu trước đó vào năm 2014, trong khi hai đội tuyển IcelandPanama có lần đầu tiên trong lịch sử tham dự một kì World Cup, Iceland cũng đi vào lịch sử khi là quốc gia ít dân nhất có đội tuyển bóng đá tham dự World Cup [29]. Một số đội tuyển khác cũng đã có sự trở lại sau khi đã vắng mặt trong ít nhất ba kì World Cup bao gồm: Ai Cập, lần đầu tham dự sau 28 năm vắng mặt từ lần xuất hiện cuối cùng vào năm 1990; Maroc, có lần gần nhất tham dự World Cup vào năm 1998; Peru, trở lại giải đấu lớn nhất hành tinh sau 36 năm vắng mặt (từ năm 1982); và Senegal, đã có lần thứ 2 tham dự World Cup sau khi lọt vào tứ kết năm 2002. Đây là lần đầu tiên có ba quốc gia Bắc Âu (Đan Mạch, Iceland và Thụy Điển) và bốn quốc gia thuộc thế giới Ả Rập (Ai Cập, Maroc, Ả Rập Xê Út và Tunisia) cùng giành quyền tham dự vòng chung kết[30].

Các quốc gia đáng chú ý không vượt qua vòng loại World Cup lần này bao gồm đội tuyển từng 4 lần vô địch Ý (lần đầu tiên vắng mặt kể từ năm 1958) và đội tuyển từng ba lần về nhì Hà Lan (lần đầu tiên kể từ năm 2002), cùng với bốn nhà vô địch châu lục: nhà vô địch Cúp bóng đá châu Phi 2017 Cameroon, nhà vô địch 2 lần liên tiếp Copa América và á quân của Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 Chile, nhà vô địch Cúp bóng đá châu Đại Dương 2016 New Zealand, và nhà vô địch Cúp Vàng CONCACAF 2017 Hoa Kỳ (lần đầu tiên kể từ năm 1986). Các đội bóng đáng chú ý khác cũng không thể giành vé tham dự là GhanaBờ Biển Ngà, dù cả hai đều đã tham dự ba giải đấu trước đó.[31]

Ghi chú: Xếp hạng tương đương với Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA lúc vòng chung kết bắt đầu.[32]

Bốc thăm

sửa

Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 1 tháng 12 năm 2017, lúc 18:00 giờ Moskva, tại Điện KremlinMoskva.[33][34] 32 đội tuyển được rút thăm chia thành 8 bảng 4 đội.

Đối với lễ bốc thăm, các đội tuyển được phân bổ vào bốn nhóm được dựa trên bảng xếp hạng thế giới FIFA vào tháng 10 năm 2017. Nhóm 1 gồm chủ nhà Nga (được tự động gán vào vị trí A1) và 7 đội tuyển có thứ hạng cao nhất trên BXH FIFA, nhóm 2 chứa 8 đội tuyển tiếp theo, và cứ như vậy cho các nhóm 3 và 4.[35] Điều này có khác biệt so với các lễ bốc thăm trước đó (chỉ nhóm 1 được dựa trên bảng xếp hạng FIFA khi các nhóm còn lại đã được dựa trên cân nhắc về địa lý). Tương tự như các kỳ World Cup trước, các đội tuyển từ cùng liên đoàn không được cùng bảng đấu với nhau, ngoại trừ châu Âu nơi mỗi bảng có thể chứa lên đến hai đội tuyển tới từ châu lục này.

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

  Nga (65) (chủ nhà)
  Đức (1) (đương kim vô địch)
  Brasil (2)
  Bồ Đào Nha (3)
  Argentina (4)
  Bỉ (5)
  Ba Lan (6)
  Pháp (7)

  Tây Ban Nha (8)
  Peru (10)
  Thụy Sĩ (11)
  Anh (12)
  Colombia (13)
  México (16)
  Uruguay (17)
  Croatia (18)

  Đan Mạch (19)
  Iceland (21)
  Costa Rica (22)
  Thụy Điển (25)
  Tunisia (28)
  Ai Cập (30)
  Sénégal (32)
  Iran (34)

  Serbia (38)
  Nigeria (41)
  Úc (43)
  Nhật Bản (44)
  Maroc (48)
  Panama (49)
  Hàn Quốc (62)
  Ả Rập Xê Út (63)

Đội hình

sửa

Mỗi đội tuyển phải đăng ký một danh sách sơ bộ gồm 30 cầu thủ. Từ đội hình sơ bộ, đội tuyển phải đăng ký một đội hình cuối cùng gồm 23 cầu thủ (ba cầu thủ trong đội tuyển đó phải là thủ môn) theo thời hạn FIFA. Các cầu thủ trong đội hình cuối cùng có thể được thay thế do chấn thương nghiêm trọng trong vòng 24 giờ trước khi bắt đầu trận đấu đầu tiên của đội tuyển, nơi các cầu thủ thay thế không cần phải vào đội hình vòng sơ bộ.[36]

Đối với các cầu thủ có tên trong đội hình vòng sơ bộ gồm 30 cầu thủ, thời gian nghỉ ngơi bắt buộc đối với họ là từ giữa ngày 21 và ngày 27 tháng 5 năm 2018, ngoại trừ những cầu thủ thi đấu trong trận chung kết UEFA Champions League 2018 được diễn ra vào ngày 26 tháng 5.[37]

Trong tháng 2 năm 2018, FIFA công bố rằng số lượng cầu thủ được trong danh sách sơ bộ sẽ được tăng từ 30 lên 35.[38]

Trọng tài

sửa

Vào ngày 29 tháng 3 năm 2018, FIFA đã phát hành danh sách 36 trọng tài và 63 trợ lý trọng tài được lựa chọn để điều khiển các trận đấu.[39] Vào ngày 30 tháng 4 năm 2018, FIFA đã phát hành danh sách 13 trọng tài điều khiển công nghệ VAR, những người chỉ hoạt động như thiết bị VAR trong giải đấu.[40]

Trợ lý trọng tài video

sửa

Vào ngày 16 tháng 3 năm 2018, hội đồng FIFA đã phê chuẩn việc sử dụng trợ lý trọng tài video (VAR) lần đầu tiên trong một giải đấu World Cup.[41].

Các hoạt động VAR cho tất cả các trận đấu được vận hành từ một trụ sở chính tại Moskva, nơi nhận được video trực tiếp về các trận đấu và có liên hệ vô tuyến với các trọng tài trên sân [42]. Các hệ thống được thiết lập để truyền thông tin liên quan đến VAR tới các đài truyền hình và hình ảnh trên màn hình lớn của sân vận động được sử dụng để phục vụ cho người hâm mộ [42].

VAR có tác động đáng kể trong một số trận đấu. Vào ngày 15 tháng 6 năm 2018, bàn thắng của cầu thủ Diego Costa trong trận đấu Bồ Đào Nha với Tây Ban Nha tại vòng bảng trở thành bàn thắng đầu tiên của World Cup dựa trên quyết định của VAR[43], hình phạt đầu tiên do quyết định VAR được trao cho Pháp trong trận đấu Pháp gặp Úc tại vòng bảng vào ngày 16 tháng 6 và dẫn đến một bàn thắng từ chấm penalty của Antoine Griezmann[44]. Một con số kỷ lục các hình phạt đã được trao trong giải đấu, hiện tượng một phần do VAR [45]. Nhìn chung, công nghệ mới đã được cả những bình luận khen ngợi và chỉ trích [46]. FIFA tuyên bố triển khai VAR thành công sau tuần đầu tiên của giải [47].

Địa điểm

sửa

Nga đã đề xuất các thành phố chủ nhà sau đây: Kaliningrad, Kazan, Krasnodar, Moskva, Nizhny Novgorod, Rostov trên sông Đông, Sankt-Peterburg, Samara, Saransk, Sochi, Volgograd, Yaroslavl, và Yekaterinburg để tổ chức World Cup 2018.[48] Hầu hết các thành phố ở Nga thuộc châu Âu, trong khi Sochi[49]Yekaterinburg[50] nằm khá gần với biên giới Á-Âu, để giảm bới thời gian di chuyển cho các đội tuyển trong một đất nước rộng lớn. Báo cáo đánh giá đấu thầu đã nói: "Đấu thầu của Nga đề xuất 13 thành phố chủ nhà và 16 sân vận động, do đó vượt quá yêu cầu tối thiểu của FIFA. Ba trong số 16 sân vận động đã được cải tạo và 13 sân vận động đã được xây mới"[51]

Vào tháng 10 năm 2011, Nga được giảm số lượng các sân vận động từ 16 xuống 14. Việc xây dựng sân vận động Podolsk được đề xuất ở vùng Moskva đã bị chính quyền vùng hủy bỏ và cũng ở thủ đô, Otkrytiye Arena đang cạnh tranh với sân vận động Dynamo, trên đó sẽ được xây dựng đầu tiên.[52]

Sự lựa chọn cuối cùng của các thành phố chủ nhà đã được công bố vào ngày 29 tháng 9 năm 2012. Số lượng thành phố đã giảm xuống còn 11 và số sân vận động lên đến 12 vì Krasnodar và Yaroslavl đã bị loại khỏi danh sách cuối cùng. Trong số 12 sân vận động được sử dụng cho giải đấu, 3 sân vận động (Luzhniki, Yekaterinburg và Sochi) đã được cải tạo rộng rãi và 9 sân vận động khác được sử dụng là thương hiệu mới; 11,8 tỷ đô la đã được chi cho việc tổ chức giải đấu.[53]

Sepp Blatter tuyên bố trong tháng 7 năm 2014 rằng do lo ngại về tiến độ hoàn thành các địa điểm ở Nga, số lượng các địa điểm cho giải đấu có thể giảm từ 12 xuống 10. Ông cũng nói rằng "Chúng ta sẽ không phải rơi vào tình huống, như trường hợp của một, hai hoặc thậm chí ba sân vận động ở Nam Phi, nơi nó là một vấn đề của những gì bạn làm với các sân vận động này".[54]

 
Tái thiết sân vận động Trung tâm Yekaterinburg vào tháng 1 năm 2017

Vào tháng 10 năm 2014, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của họ tới Nga, Ủy ban kiểm tra của FIFA và trưởng đoàn Chris Unger đã đến thăm Sankt-Peterburg, Sochi, Kazan và cả hai địa điểm ở Moskva. Họ đã tỏ ra hài lòng với tiến độ.[55]

Vào ngày 8 tháng 10 năm 2015, FIFA và Ban tổ chức địa phương đã đồng ý về tên chính thức của các sân vận động được sử dụng trong giải đấu.[56]

Trong số 12 địa điểm được sử dụng, sân vận động Luzhniki ở Moskva và sân vận động Sankt-Peterburg – hai sân vận động lớn nhất ở Nga – được sử dụng nhiều nhất, cả hai đều tổ chức 7 trận đấu. Sochi, Kazan, Nizhny Novgorod và Samara đều tổ chức 6 trận đấu, trong đó có mỗi sân tổ chức một trận tứ kết, trong khi sân vận động Otkrytiye ở Moskva và Rostov trên sông Đông đã tổ chức 5 trận đấu, trong đó có mỗi sân tổ chức một trận đấu vòng 16 đội. Volgograd, Kaliningrad, Yekaterinburg và Saransk đều tổ chức 4 trận đấu, nhưng không tổ chức bất kỳ trận đấu vòng đấu loại trực tiếp nào.

Các sân vận động

sửa
 
Ngoại thất của đấu trường Otkrytiye ở Moskva

Tổng cộng có 12 sân vận động ở 11 thành phố của Nga đã được xây dựng và cải tạo cho Giải vô địch bóng đá thế giới.[57]

  • Kaliningrad: Sân vận động Kaliningrad. Các cọc đầu tiên được đưa vào mặt đất vào tháng 9 năm 2015. Vào ngày 11 tháng 4 năm 2018 sân vận động mới tổ chức trận đấu đầu tiên.
  • Kazan: Sân vận động Kazan. Sân vận động này đã được xây dựng cho Đại hội thể thao sinh viên mùa hè thế giới 2013. Kể từ đó, nơi đây đã tổ chức Giải vô địch thể thao dưới nước thế giới 2015 và Cúp Liên đoàn các châu lục 2017. Sân vận động này đóng vai trò như sân nhà của FC Rubin Kazan.
  • Moskva: Sân vận động Luzhniki. Sân vận động lớn nhất trong nước đã được đóng cửa để cải tạo vào năm 2013. Sân vận động này đã được đưa vào hoạt động vào tháng 11 năm 2017.
  • Moskva: Sân vận động Spartak. Sân vận động này là sân nhà của FC Spartak Moscow. Theo yêu cầu của FIFA, trong Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, nó được gọi là sân vận động Spartak thay vì tên thông thường là Otkrytiye Arena. Sân vận động này đã được tổ chức trận đấu đầu tiên vào ngày 5 tháng 9 năm 2014.
  • Nizhny Novgorod: Sân vận động Nizhny Novgorod. Việc xây dựng sân vận động Nizhny Novgorod được bắt đầu vào năm 2015. Dự án này đã được hoàn thành vào tháng 12 năm 2017.[58]
  • Rostov trên sông Đông: Sân vận động Rostov nằm bên bờ trái sông Đông. Việc xây dựng sân vận động này đã được hoàn thành vào ngày 22 tháng 12 năm 2017.
  • Sankt-Peterburg: Sân vận động Sankt-Peterburg. Việc xây dựng sân vận động này được bắt đầu vào năm 2007. Dự án này đã được hoàn thành chính thức vào ngày 29 tháng 12 năm 2016.[59] Sân vận động này đã được tổ chức các trận của Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 và sẽ là địa điểm tổ chức Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020.
  • Samara: Sân vận động Samara. Việc xây dựng chính thức được bắt đầu vào ngày 21 tháng 7 năm 2014. Dự án này đã được hoàn thành vào ngày 21 tháng 4 năm 2018.
  • Saransk: Sân vận động Mordovia. Sân vận động này ở Saransk được dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2012 trong thời gian cho việc khai trương Spartakiad toàn Nga, nhưng kế hoạch đã được sửa đổi. Sân vận động được khánh thành vào năm 2017. Nơi này được tổ chức trận đấu đầu tiên vào ngày 21 tháng 4 năm 2018.
  • Sochi: Sân vận động Fisht. Sân vận động này được tổ chức các lễ khai mạc và bế mạc của Thế vận hội Mùa đông 2014. Sau đó, nó đã được cải tạo để chuẩn bị cho Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 và Giải vô địch bóng đá thế giới 2018.
  • Volgograd: Sân vận động Volgograd được xây dựng trên địa bàn sân vận động Trung tâm đã bị phá hủy, tại dưới chân khu liên hợp đài tưởng niệm Mamayev Kurgan. Sân vận động này đã được đưa vào hoạt động vào ngày 3 tháng 4 năm 2018.[60]
  • Yekaterinburg: Sân vận động Ekaterinburg. Sân vận động Trung tâm của Yekaterinburg đã được cải tạo cho Giải vô địch bóng đá thế giới. Các khán đài của đấu trường có sức chứa 35.000 khán giả. Dự án cải tạo đã được hoàn thành vào tháng 12 năm 2017.
Moskva Sankt-Peterburg Sochi
Sân vận động Luzhniki Otkrytiye Arena
(Sân vận động Spartak)
Sân vận động Krestovsky
(Sân vận động Sankt-Peterburg)
Sân vận động Olympic Fisht
(Sân vận động Fisht)
Sức chứa: 78.011[61] Sức chứa: 44.190[62] Sức chứa: 64.468[63] Sức chứa: 44.287[64]
       
Volgograd Rostov trên sông Đông
Volgograd Arena Rostov Arena
Sức chứa: 43.713[65] Sức chứa: 43.472[66]
   
Nizhny Novgorod Kazan
Sân vận động Nizhny Novgorod Kazan Arena
Sức chứa: 43.319[67] Sức chứa: 42.873[68]
   
Samara Saransk Kaliningrad Yekaterinburg
Cosmos Arena
(Samara Arena)
Mordovia Arena Sân vận động Kaliningrad Sân vận động Trung tâm
(Ekaterinburg Arena)
Sức chứa: 41.970[69] Sức chứa: 41.685[70] Sức chứa: 33.973[71] Sức chứa: 33.061[72]
       

Đại bản doanh của đội tuyển

sửa

Các đại bản doanh đã được sử dụng bởi 32 đội tuyển quốc gia làm nơi ở và tập luyện trước và trong suốt giải đấu Cúp Thế giới lần này. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2018, FIFA đã công bố các đại bản doanh cho mỗi đội tuyển tham gia.[73]

Cơ sở hạ tầng

sửa
 
Mô hình của sân vận động Volgograd bắt đầu xây dựng vào năm 2015.

Là một phần của chương trình chuẩn bị cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, một chương trình phụ liên bang "Xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông" đã được thực hiện với tổng ngân sách 352,5 tỷ rúp, với 170,3 tỷ đến từ ngân sách liên bang, 35,1 tỷ từ ngân sách khu vực và 147,1 tỷ từ các nhà đầu tư.[77] Khoản chi tiêu lớn nhất của liên bang là cơ sở hạ tầng hàng không (117,8 tỷ rúp).[78] Việc xây dựng các khách sạn mới là một lĩnh vực quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở các thành phố chủ nhà World Cup.[79]

Sân bay quốc tế PlatovRostov trên sông Đông đã được nâng cấp với hệ thống kiểm soát không lưu tự động, hệ thống giám sát hiện đại, điều hướng, giao tiếp, kiểm soát và hệ thống hỗ trợ khí tượng.[80] Sân bay Koltsovo đã được nâng cấp với các công cụ kỹ thuật vô tuyến cho hoạt động bay và nhận được dải đường băng thứ hai. Sân bay Saransk đã nhận được một hệ thống định vị mới. Sân bay Khrabrovo đã được nâng cấp với điều hướng vô tuyến và thiết bị thời tiết.[81] Việc cải tạo và nâng cấp các công cụ kỹ thuật vô tuyến cho hoạt động bay đã được hoàn thành tại các sân bay Moskva, Sankt-Peterburg, Volgograd, Samara, Ekaterinburg, KazanSochi.[80] Vào ngày 27 tháng 3, Bộ Công nghiệp Xây dựng, Nhà ở và Tiện ích của Nga đã báo cáo rằng tất cả các thông tin liên lạc trong phạm vi trách nhiệm của nó đã được đưa vào hoạt động. Cơ sở cuối cùng đã được ủy nhiệm là một trạm xử lý chất thải ở Volgograd.

Tình nguyện viên

sửa
 
Những người cầm cờ tình nguyện trên sân trước trận đấu vòng bảng (có hình lá cờ) của Bỉ với Tunisia

Các ứng viên tình nguyện cho Ban tổ chức địa phương 2018 Nga đã khai trương vào ngày 1 tháng 6 năm 2016. Chương trình tình nguyện viên Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 Nga đã lập kỷ lục mới: vào ngày 30 tháng 12 khi thời gian đăng ký kết thúc, ban tổ chức đã nhận được khoảng 177.000 đơn đăng ký.[82] Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 sẽ thu hút tổng cộng 17.040 tình nguyện viên và hơn 18.000 tình nguyện viên thành phố trong 11 thành phố chủ nhà.[83] Họ đã được đào tạo tại 15 trung tâm tình nguyện viên của Ban tổ chức địa phương có trụ sở tại 15 trường đại học và trong các trung tâm tình nguyện viên tại các thành phố chủ nhà. Ưu tiên, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính, được trao cho những người có kiến thức về ngoại ngữ và kinh nghiệm tình nguyện viên. Tình nguyện viên có thể là công dân Nga hoặc bất kỳ quốc gia nào khác.[84]

Phương tiện

sửa

Các dịch vụ giao thông công cộng miễn phí được cung cấp cho những người có vé xem các trận đấu trong thời gian diễn ra World Cup, bao gồm các chuyến tàu bổ sung liên kết giữa các thành phố chủ nhà, cũng như các dịch vụ như dịch vụ xe buýt bên trong nội ô.[85][86][87]

Lễ khai mạc

sửa
 
Ca sĩ người Nga Aida Garifullina và ca sĩ người Anh Robbie Williams đang hát ca khúc "Angels" trong lễ khai mạc

Lễ khai mạc World Cup 2018 diễn ra vào thứ năm ngày 14 tháng 6 năm 2018 tại sân vận động Luzhniki ở Moskva, Nga [88] lúc 3:30 (BST), khoảng nửa tiếng trước trận đấu mở màn giữa NgaẢ Rập Xê Út.[89][90]

Buổi lễ khai mạc có sự góp mặt của ca sĩ nhạc pop người Anh Robbie Williams, người đã trình diễn ca khúc "Let Me Entertain You" trước khi ca sĩ Nga Aida Garifullina xuất hiện và cùng song ca bài hát "Angels" với Williams. Ngoài ra, buổi lễ cũng có sự góp mặt của cựu ngôi sao đội tuyển Brasil Ronaldo.

Lịch thi đấu

sửa
 
Đếm ngược 1000 ngày trước lễ khai mạc tại Moscow

Toàn bộ lịch thi đấu được FIFA công bố vào ngày 24 tháng 7 năm 2015 (chưa có giờ thi đấu chính thức mà sẽ được thông báo sau).[91][92] Vào 1 tháng 12, đã có quyết định về thời gian của FIFA.[93]

Nga sẽ được đặt ở vị trí A1 ở vòng bảng và chơi trong trận đấu mở màn với đội tuyển yếu nhất bảng A Saudi Arabia tại sân vận động LuzhnikiMoskva vào ngày 14 tháng 6.[94] Sân vận động này cũng sẽ là sân vận động sẽ tổ chức trận đấu bán kết 2 vào ngày 11 tháng 7 và trận chung kết vào ngày 15 tháng 7. Zenit ArenaSankt-Peterburg sẽ tổ chức trận đấu bán kết 1 vào ngày 10 tháng 7 và trận đấu tranh hạng ba diễn ra vào ngày 14 tháng 7.[95][96]

Vòng bảng

sửa

Các tiêu chí vòng bảng

sửa

Cách xếp hạng, luật chọn đội đi tiếp tại vòng bảng ở World Cup 2018 được FIFA giải thích cụ thể ở điều 32.5 trang 43.[36]

  • Áp dụng cho tất cả các trận đấu ở vòng bảng, thứ tự xếp hạng của các đội trong một bảng được quyết định lần lượt dựa trên các yếu tố:
  1. Số điểm đạt được;
  2. Hiệu số bàn thắng bại;
  3. Số bàn thắng ghi được;
  • Ngoài ra, trong trường hợp có ít nhất 2 đội ngang bằng nhau trong tất cả các tiêu chí trên, thứ tự sẽ được quyết định như sau:
  1. Giành được nhiều điểm nhất trong các trận đối đầu trực tiếp với các đội còn lại được xét cùng ở vòng bảng. (Các đội cùng điểm cùng hiệu số cùng bàn thắng);
  2. Hiệu số bàn thắng thua tính trong các trận đối đầu trực tiếp với các đội còn lại được xét cùng ở vòng bảng;
  3. Ghi được nhiều bàn thắng nhất trong các trận đối đầu trực tiếp với các đội còn lại được xét cùng ở vòng bảng;
  4. Điểm fair-play cao nhất dựa trên số thẻ vàng và thẻ đỏ ở vòng bảng:
    • Thẻ vàng: –1 điểm;
    • Thẻ đỏ gián tiếp (2 thẻ vàng): –3 điểm;
    • Thẻ đỏ trực tiếp: –4 điểm;
    • Thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp: –5 điểm (Mỗi cầu thủ chỉ bị trừ 1 lần điểm với 1 trong các trường hợp kể trên, trong 1 trận đấu).
  5. Bốc thăm.

Bảng A

sửa
 
Lễ chào sân trước trận khai mạc giữa Nga và Ả Rập Xê Út.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Uruguay 3 3 0 0 5 0 +5 9 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Nga (H) 3 2 0 1 8 4 +4 6
3   Ả Rập Xê Út 3 1 0 2 2 7 −5 3
4   Ai Cập 3 0 0 3 2 6 −4 0
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
(H) Chủ nhà
Nga  5 - 0  Ả Rập Xê Út
Chi tiết


Ai Cập  0 - 1  Uruguay
Chi tiết



Nga  3 - 1  Ai Cập
Chi tiết


Uruguay  1 - 0  Ả Rập Xê Út
Chi tiết



Uruguay  3 - 0  Nga
Chi tiết


Ả Rập Xê Út  2 - 1  Ai Cập
Chi tiết


Bảng B

sửa
 
Trận đấu đầu tiên của bảng B, Iran chạm trán Maroc ở Sankt-Peterburg.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Tây Ban Nha 3 1 2 0 6 5 +1 5 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Bồ Đào Nha 3 1 2 0 5 4 +1 5
3   Iran 3 1 1 1 2 2 0 4
4   Maroc 3 0 1 2 2 4 −2 1
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
 
Ronaldo vượt qua một hậu vệ IranBảng B tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018
Maroc  0 - 1  Iran
Chi tiết


Bồ Đào Nha  3 - 3  Tây Ban Nha
Chi tiết



Bồ Đào Nha  1 - 0  Maroc
Chi tiết
Khán giả: 78.011[105]
Trọng tài: Mark Geiger (Hoa Kỳ)


Iran  0 - 1  Tây Ban Nha
Chi tiết
Khán giả: 42.718[106]
Trọng tài: Andrés Cunha (Uruguay)



Iran  1 - 1  Bồ Đào Nha
Chi tiết


Tây Ban Nha  2 - 2  Maroc
Chi tiết


Bảng C

sửa
 
Australia v Peru.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Pháp 3 2 1 0 3 1 +2 7 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Đan Mạch 3 1 2 0 2 1 +1 5
3   Peru 3 1 0 2 2 2 0 3
4   Úc 3 0 1 2 2 5 −3 1
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Pháp  2 - 1  Úc
Chi tiết
Khán giả: 41.279[109]
Trọng tài: Andrés Cunha (Uruguay)


Peru  0 - 1  Đan Mạch
Chi tiết
Khán giả: 40.502[110]
Trọng tài: Bakary Gassama (Gambia)



Đan Mạch  1 - 1  Úc
Chi tiết


Pháp  1 - 0  Peru
Chi tiết



Đan Mạch  0 - 0  Pháp
Chi tiết
Khán giả: 78.011[113]
Trọng tài: Sandro Ricci (Brasil)


Úc  0 - 2  Peru
Chi tiết


Bảng D

sửa
 
Iceland v Croatia.
 
Cầu thủ của Croatia, Josip Pivarić trong trận đấu.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Croatia 3 3 0 0 7 1 +6 9 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Argentina 3 1 1 1 3 5 −2 4
3   Nigeria 3 1 0 2 3 4 −1 3
4   Iceland 3 0 1 2 2 5 −3 1
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Argentina  1 - 1  Iceland
Chi tiết


Croatia  2 - 0  Nigeria
Chi tiết



Argentina  0 - 3  Croatia
Chi tiết


Nigeria  2 - 0  Iceland
Chi tiết



Nigeria  1 - 2  Argentina
Chi tiết


Iceland  1 - 2  Croatia
Chi tiết


Bảng E

sửa
 
Brasil v Costa Rica.
 
Cầu thủ Brasil Miranda.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Brasil 3 2 1 0 5 1 +4 7 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Thụy Sĩ 3 1 2 0 5 4 +1 5
3   Serbia 3 1 0 2 2 4 −2 3
4   Costa Rica 3 0 1 2 2 5 −3 1
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Costa Rica  0 - 1  Serbia
Chi tiết


Brasil  1 - 1  Thụy Sĩ
Chi tiết



Brasil  2 - 0  Costa Rica
Chi tiết


Serbia  1 - 2  Thụy Sĩ
Chi tiết



Serbia  0 - 2  Brasil
Chi tiết
Khán giả: 44.190[125]
Trọng tài: Alireza Faghani (Iran)


Thụy Sĩ  2 - 2  Costa Rica
Chi tiết


Bảng F

sửa
 
Đức v México.
 
Các cầu thủ México chụp ảnh trước trận đấu.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Thụy Điển 3 2 0 1 5 2 +3 6 Giành quyền vòng đấu loại trực tiếp
2   México 3 2 0 1 3 4 −1 6
3   Hàn Quốc 3 1 0 2 3 3 0 3
4   Đức 3 1 0 2 2 4 −2 3
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Đức  0 - 1  México
Chi tiết
Khán giả: 78.011[127]
Trọng tài: Alireza Faghani (Iran)


Thụy Điển  1 - 0  Hàn Quốc
Chi tiết



Hàn Quốc  1 - 2  México
Chi tiết


Đức  2 - 1  Thụy Điển
Chi tiết




Bảng G

sửa
 
Bỉ v Tunisia.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Bỉ 3 3 0 0 9 2 +7 9 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Anh 3 2 0 1 8 3 +5 6
3   Tunisia 3 1 0 2 5 8 −3 3
4   Panama 3 0 0 3 2 11 −9 0
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Bỉ  3 - 0  Panama
Chi tiết


Tunisia  1 - 2  Anh
Chi tiết
  • Kane   11'90+1'



Bỉ  5 - 2  Tunisia
Chi tiết
Khán giả: 44.190[133]
Trọng tài: Jair Marrufo (Hoa Kỳ)


Anh  6 - 1  Panama
Chi tiết



Anh  0 - 1  Bỉ
Chi tiết


Panama  1 - 2  Tunisia
Chi tiết


Bảng H

sửa
 
Nhật Bản v Ba Lan.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Colombia 3 2 0 1 5 2 +3 6 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Nhật Bản 3 1 1 1 4 4 0 4[a]
3   Sénégal 3 1 1 1 4 4 0 4[a]
4   Ba Lan 3 1 0 2 2 5 −3 3
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Ghi chú:
  1. ^ a b Điểm giải phong cách: Nhật Bản −4, Sénégal −6.
Colombia  1 - 2  Nhật Bản
Chi tiết


Ba Lan  1 - 2  Sénégal
Chi tiết



Nhật Bản  2 - 2  Sénégal
Chi tiết


Ba Lan  0 - 3  Colombia
Chi tiết



Nhật Bản  0 - 1  Ba Lan
Chi tiết


Sénégal  0 - 1  Colombia
Chi tiết
Khán giả: 41.970[142]
Trọng tài: Milorad Mažić (Serbia)


Vòng đấu loại trực tiếp

sửa
 
Chủ nhà Nga gặp Tây Ban Nha ở vòng 16 đội.

Ở vòng đấu loại trực tiếp, nếu trận đấu kết thúc với tỉ số hòa sau thời gian thi đấu chính thức, hiệp phụ sẽ được diễn ra (gồm hai hiệp trong đó mỗi hiệp 15 phút) và tiếp theo, nếu tỉ số hòa vẫn được duy trì, hai đội sẽ bước vào loạt sút luân lưu để xác định đội thắng cuộc.[36]

Nếu một trận đấu có hiệp phụ, sẽ có quyền thay thế cầu thủ thứ tư.[41]

Sơ đồ

sửa
 
Vòng 16 độiTứ kếtBán kếtChung kết
 
              
 
30 tháng 6 – Sochi
 
 
  Uruguay2
 
6 tháng 7 – Nizhny Novgorod
 
  Bồ Đào Nha1
 
  Uruguay0
 
30 tháng 6 – Kazan
 
  Pháp2
 
  Pháp4
 
10 tháng 7 – Sankt-Peterburg
 
  Argentina3
 
  Pháp1
 
2 tháng 7 – Samara
 
  Bỉ0
 
  Brasil2
 
6 tháng 7 – Kazan
 
  México0
 
  Brasil1
 
2 tháng 7 – Rostov trên sông Đông
 
  Bỉ2
 
  Bỉ3
 
15 tháng 7 – Moskva (Luzhniki)
 
  Nhật Bản2
 
  Pháp4
 
1 tháng 7 – Moskva (Luzhniki)
 
  Croatia2
 
  Tây Ban Nha1 (3)
 
7 tháng 7 – Sochi
 
  Nga (p)1 (4)
 
  Nga2 (3)
 
1 tháng 7 – Nizhny Novgorod
 
  Croatia (p)2 (4)
 
  Croatia (p)1 (3)
 
11 tháng 7 – Moskva (Luzhniki)
 
  Đan Mạch1 (2)
 
  Croatia (s.h.p.)2
 
3 tháng 7 – Sankt-Peterburg
 
  Anh1 Play-off tranh hạng ba
 
  Thụy Điển1
 
7 tháng 7 – Samara14 tháng 7 – Sankt-Peterburg
 
  Thụy Sĩ0
 
  Thụy Điển0  Bỉ2
 
3 tháng 7 – Moskva (Otkrytiye)
 
  Anh2   Anh0
 
  Colombia1 (3)
 
 
  Anh (p)1 (4)
 

Vòng 16 đội

sửa
Pháp  4–3  Argentina
Chi tiết
Khán giả: 42.873[143]
Trọng tài: Alireza Faghani (Iran)

Uruguay  2–1  Bồ Đào Nha
Chi tiết

Tây Ban Nha  1–1 (s.h.p.)  Nga
Chi tiết
Loạt sút luân lưu
3–4


Brasil  2–0  México
Chi tiết
Khán giả: 41.970[147]
Trọng tài: Gianluca Rocchi (Ý)

Bỉ  3–2  Nhật Bản
Chi tiết

Thụy Điển  1–0  Thụy Sĩ
Chi tiết

Colombia  1–1 (s.h.p.)  Anh
Chi tiết
Loạt sút luân lưu
3–4
Khán giả: 44.190[150]
Trọng tài: Mark Geiger (Hoa Kỳ)

Tứ kết

sửa
Uruguay  0–2  Pháp
Chi tiết

Brasil  1–2  Bỉ
Chi tiết
Khán giả: 42.873[152]
Trọng tài: Milorad Mažić (Serbia)

Thụy Điển  0–2  Anh
Chi tiết
Khán giả: 39.991[153]
Trọng tài: Björn Kuipers (Hà Lan)

Nga  2–2 (s.h.p.)  Croatia
Chi tiết
Loạt sút luân lưu
3–4

Bán kết

sửa
Pháp  1–0  Bỉ
Chi tiết

Croatia  2–1 (s.h.p.)  Anh
Chi tiết

Play-off tranh hạng ba

sửa
Bỉ  2–0  Anh
Meunier   4'
E. Hazard   82'
Chi tiết

Chung kết

sửa
Pháp  4–2  Croatia
Khán giả: 78.000
Trọng tài: Néstor Pitana (Argentina)

Đây là lần đầu tiên, Đội tuyển Croatia làm nên một kỳ tích vào Trận Chung kết một kỳ World Cup vào ngày 15 tháng 7 năm 2018.

Thống kê

sửa

Cầu thủ ghi bàn

sửa

Đã có 169 bàn thắng ghi được trong 64 trận đấu, trung bình 2.64 bàn thắng mỗi trận đấu.

12 bàn phản lưới nhà đã được ghi bàn trong giải đấu này, tăng gấp đôi phá kỷ lục 6 lần thiết lập vào năm 1998.[156]

6 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà